Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 11:35:21 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bối cảnh định đô Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn  (Đọc 99613 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #70 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2009, 01:28:24 am »


Trong 25 năm làm vua, Lê Hoàn tập trung vào việc xây dựng và củng cố đất nước, đặc biệt trong lĩnh vực quân sự.  Thống kê các sự kiện trong cuộc đời của ông thì có đến 40% các sự kiện liên quan đến vấn đề quân sự. Bản thân Lê Hoàn trước khi lên ngôi cũng đã là một người chỉ huy trong quân đội, đã lừng lập nhiều chiến công hiển hách.

Trong các hoạt động về quân sự của mình, bên cạnh việc xây dựng và củng cố quốc phòng (như tuyển lính, định luật lệnh. . . ) thì Lê Hoàn cũng phải dẹp trừ những cuộc nổi dậy từ bên trong và những cuộc xâm lăng từ bên ngoài. Trong đó, ngay từ ban đầu, ông đã phải dẹp cuộc dấy binh của các đại thần là Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Phạm Hạp.

Ngay sau khi lên ngôi, Lê Đại Hành đã lãnh đạo toàn dân đánh thắng cuộc xâm lược của quan quân nhà Tống ở sông Bạch Đằng và sông Chi Lăng, giữ yên bờ cõi của quốc gia Đại Cồ Việt. Sau việc hai sứ thần người Việt bị bắt giữ, ông đã thân chinh xông pha trận mạc, đánh thắng quân của Chiêm Thành, một lần nữa nâng cao vị thế của quốc gia với các nước lân bang. ông cũng thân chinh đi dẹp yên các cuộc nổi dậy của các châu quận như Đỗ Động Giang, Hà Động. . . giữ được thế yên bình, ổn định trong đất nước. 

Trong lĩnh vực ngoại giao, nhà Tiền Lê rất quan tâm đến hoạt động bang giao với nhà Tống. Thái độ của ông trong quan hệ ngoại giao với nhà Tống thường là khôn khéo, mềm dẻo.  Sau khi đẩy lui được cuộc xâm lăng của quân Tống, vua Lê Hoàn đã chủ động sai sứ sang thông hiếu với nhà Tống Các lễ vật dâng cống là những đồ báu, như khí mãnh bằng vàng, bằng bạc, sừng tê, ngà voi (1) để tỏ rõ thái độ hiếu hoà của quốc gia Đại Cồ Việt.

Các số liệu cũng cho thấy mối quan hệ bang giao khá mật thiết giữa nhà Tiền Lê với nhà Tống (khoảng 2 năm lại thăm viếng, phong danh hiệu một lần). Nếu như các triều đại trước (Ngô, Đinh), hoạt động bang giao với đế chế phương Bắc chỉ mang tính chất đặt cơ sở, nền tảng thì đến giai đoạn này, mối quan hệ ấy đã phát triển hơn lên một bậc.

Một phần không nhỏ trong các hoạt động, chính sách của Lê Hoàn dành cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống Nhà nước (như lập hoàng hậu, phong tước cho hoàng thái tử, hoàng tử, đổi mười đạo trong nước ra làm lộ, phủ, châu. . . ), quan târn phát triển kinh tế (đào mới và vét kênh, đúc tiền. . . ).

Tuy những thay đổi về diện mạo vật chất cũng như văn hoá, xã hội chưa thực nổi bật, vĩ đại song những đóng góp của Lê Hoàn thực là không nhỏ. Trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ, Lê Hoàn vẫn xứng đáng là một vị vua sáng, người đã giữ vững được nền độc lập tự chủ của quốc gia cũng như đã ổn định và phát triển đất nước trong hơn hai thập kỷ.

Nhìn nhận về Lê Hoàn nói riêng cũng như về nhà Tiền Lê nói chung đến nay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau.  Tuy vậy, nếu gạt bỏ những chi tiết về các mối quan hệ mang tính chất riêng tư, hướng một cái nhìn công tâm vào lịch sử thì những đóng góp của vị vua khai nghiệp nhà Tiền Lê trên các lĩnh vực quân sự, kinh tế, xã hội cũng như vị thế của nhà Tiền Lê trong lịch sử dân tộc là không thể phủ nhận.


_________________________
(1) An Nam chí lược, tr. 228.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #71 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2009, 01:50:42 am »

Phần hai

SỰ NGHIỆP CHỐNG NGOẠI XÂM, BẢO VỆ NỀN ĐỘC LẬP DÂN TỘC




BÀN THÊM VỀ SỰ NGHIỆP CỨU NƯỚC VÀ HẬU DUỆ CỦA LÊ HOÀN

PGS. TS. Trần Bá Chí
PGS.TS Sử học. Khoa Lịch sử, Trường Đại học KHXH&NV. Đại học quốc gia Hà Nội

1. Về sự nghiệp cứu nước của Lê Hoàn

Theo Ngọc phả ba Vị thành hoàng triều Tiền Lê thì Lê Hoàn, nguồn gốc ở xã Trường Yên thuộc động Hoa Lư nước Đại Cồ Việt Đời. Ông nội Lê Hoàn là cụ Lê Lộc cưới vợ người cùng xã là bà Cao Thị Thương, sinh được một con trai, đặt tên là Lê Hiền. Rồi cả nhà gặp vào những năm túng thiếu, thường xuyên mất mùa, sống rất kham khổ, nạn trộm cướp xảy ra luôn. Ông Lê Lộc tự than phiền: “Nghèo đến thế này, lại gặp buổi loạn ly, biết lấy gì tồn tại được nơi đây? Chẳng bằng đi tìm đất khác lương thiện yên ổn mà giữ lấy thân còn hơn”.

Thế rồi ông đem vợ con, gom góp gia tài, tìm đến xã Bảo Thái huyện Thanh Liêm (phủ Lý Nhân, đạo Sơn Nam). Đến đây thấy địa thế là nơi sơn thuỷ hữu tình, cuộc sống dân làng cũng tạm no đủ, sinh hoạt thuần phác, có thể an cư được. Thế rồi ông tìm vào làng, có lời thưa với các cụ phụ lão xin được cư trú,  được các già làng vui vẻ cho ở. Ông bèn dựng một ngôi nhà nhỏ bên sườn đồi. Làm nơi đánh cá để kiếm sống (1).
 
Một hôm mưa to gió lớn, ông Lộc đang đặt đó ở nơi dòng nước xiết, bị một con hổ “sơn trưởng” cắn chết. Con ông Lộc là Lê Hiền vô cùng thương xót bố, sụt sùi than khóc, tìm cách tống táng bố cho trọn đạo hiếu. Sau ba năm mãn tang, Lê Hiền xin trở về quê cũ là xã Trường Yên, rồi lấy vợ người trong làng là bà Đặng Thị Khiết.
Vợ chồng chăm lo làm ăn, gắn bó với cảnh làng quê, một nắng hai sương, chịu đựng vất vả. Nhân dân trong làng ai cũng mến mộ, đã có lời ca ngợi rằng: “Nhà này ăn ở có nhân có đức, ắt sẽ gặp được phúc lành”.  Đến ngày Đinh Tỵ, tháng 7 năm Tân Sửu ( 10/8/941 ) bà Đặng Thị sinh được một trai, đặt tên là Lê Hoàn.

Khi Lê Hoàn lên 7 tuổi thì gia đình gặp phiên bất hạnh: ông Lê Hiền mất, rồi bà Đặng Thị cũng mất. Nhờ anh em xóm giềng giúp đỡ, Lê Hoàn mới lo lắng xong việc tang ma, gia đường hương hoả.  Nhưng cũng từ đó gia đình khánh kiệt, Hoàn phải làm con nuôi cho ông quan sát người cùng họ Lê, ông làm quan ở tận huyện Thọ Xuân (Thanh Hoá).

Đến năm Lê Hoàn 10 tuổi, được quan sát họ Lê mời thầy dạy văn dạy võ, Lê Hoàn thông minh sáng dạ, học môn gì cũng giỏi, được bạn bè khâm phục kính nhường. Một đêm đông trời rét, Hoàn tập võ đến khuya, chân tay mỏi mệt, rồi nằm xuống ngủ say. Cha nuôi hé cửa nhìn, thấy Hoàn đang ngủ, mà ánh sáng như con rồng vàng nằm phủ trên lưng, mừng thầm có được đứa con sức khoẻ phi thường, ông càng yêu quý.  Rồi ông mua cho con đủ thứ dụng cụ đánh võ như côn, quyền, khiên, mộc, dao, roi... (2)

Năm Hoàn 1 6 tuổi (957), Hoàn xin cha nuôi (quan sát họ Lê) cho phép về thăm mộ ông nội ở xã Bảo Thái huyện Thanh Liêm. Đến đây lại được dân xã yêu nết trọng tài, mời Hoàn ở lại dạy võ cho lớp trai trẻ. Đến đây được nghe tin Đinh Bộ Lĩnh đem quân dẹp loạn 12 sứ quân, Lê Hoàn về Hoa Lư xin theo.  Lê Hoàn liền được nhập quân ngũ nhà Đinh.


_______________________
(1) Tạp chí Hán Nôm, số 5/2004, trg. 74-76.
(2) Ngô Sĩ Liên các sử thần triều Lê : Đại việt sử ký toàn thư, Nxb. KHXH, T.1, trg. 220.   
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Hai, 2009, 01:53:04 am gửi bởi UyenNhi05 » Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #72 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2009, 02:03:49 am »

Từ ngày tham gia nghĩa quân họ Đinh, Lê Hoàn góp phần huấn luyện, giảng dạy binh pháp, tổ chức sĩ tốt, xây dựng lực lượng hùng hậu để dẹp loạn. Đến ngày ra quân, Đinh Bộ Lĩnh giao Lê Hoàn chỉ huy 2.000 quân thiện chiến, cùng Đinh Bộ Lĩnh đánh đâu thắng đó... Đến năm 967 thì cục diện cát cứ của các sứ quân đều bị tiêu tan.

Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, tổ chức triều đình, Lê Hoàn được phong đến Thập đạo tướng quân, chức cao nhất ngành võ thời bấy giờ. Ngót 10 năm củng cố hoà bình, Lê Hoàn đã tổ chức xây dựng cho quốc gia độc lập Đại Cồ Việt một đội quân hùng mạnh để về sau đủ sức phá Tống bảo vệ Tổ quốc.

Triều đại nhà Đinh đến những năm cuối (979-980) suy yếu rõ rệt. Các triều thần sinh tệ bè phái, nội bộ hoàng gia lục đục mâu thuẫn, Nam Việt vương Đinh Liễn nhẫn tâm giết chết em, Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn lại bị tên Đỗ Thích làm phản đầu độc... Bên ngoài thì quân Tống lăm le xâm phạm, vận mệnh đất nước lúc này chẳng khác “ngàn cân treo sợi tóc”...

Trong cơn chao đảo nguy nan của đất nước, mọi người thấy rõ chỉ có Lê Hoàn là người kiệt hiệt yêu nước, là người đủ tài năng để xoay chuyển tình thế. Nên khoảng tháng 7 năm Canh Thìn (8/980), Đại tướng Phạm Cự Lượng cùng ba quân suy tôn Lê Hoàn lên ngôi hoàng đế, Thái hậu Dương Vân Nga thấy văn võ ba quân đã thuận tình, liền dâng áo hoàng bào khuyến khích Lê Hoàn đảm đương đại sự, thay thế cho con mình còn nhỏ dại.

Lê Hoàn lên ngôi, ngoài cử sứ đoàn sang Tống hoãn binh; mặt trong huy động quân dân khẩn cấp bố phòng, lập đồn luỹ, chứa lương thảo, rèn vũ khí, tuyển thêm quân, quyết tâm kháng chiến giữ nước.

Toàn thư chép: Tân Tỵ, Thiên Phúc năm thứ hai (981 ): mùa xuân tháng 3, Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng đến Lạng Sơn, Trần Khâm Tộ đến Tây Kết, Lưu Trừng đến sông Bạch Đằng (1).

Khi chiến sự nổ ra, Lê Hoàn là hoàng đế thân chinh, tự làm tướng chỉ huy xông pha trận mạc. Với tài thao lược hơn 20 năm cầm quân, Lê Hoàn đã đánh thắng quân Tống ở các trận lớn: trận Đồ Lỗ (sông Lục Đầu) vào cuối năm Canh Thìn (7/2/981 ), trận Lục Giang giữa mùa xuân Tân Tỵ, trận quyết chiến chiến lược giết chết chủ tướng Hầu Nhân Bảo giữa sông Bạch Đằng ngày 28/4/981 để kết thúc chiến tranh.

Trong kế hoạch ngăn chặn quân Tống tiến công vào Hoa Lư thì công trình đắp thành Bình Lỗ đã có hiệu quả lớn, về sau được nhà quân sự Trần Quốc Tuấn ngợi khen. đánh giá cao (2). 


______________________
(1) Đại Việt sử ký Toàn thư. Sđd, trg. 220
Sách Toàn thư đoạn này chép sai lầm nhiều. Có lẽ đến thời này sách cũ đã nát hỏng quá: nên đoạn chép về Lê Hoàn chống Tống không đúng về tình hình địa lý?. Căn cứ các sách địa lý Trung Hoa đời Hán. Đường. Tống thì chỉ từ năm 1020 về sau. người Trung Hoa mới qua lại nước Đại Việt bằng con đường Quảng Châu qua ải Nam Quan. qua ải núi Kháo tỉnh Lạng Sơn. rồi qua ải Chi Lăng, qua Ái Cần Trạm để đến Gia Quất vào làng Thăng Long. Đường sứ bộ này do Lý Công Uẩn mới mở vào năm Canh Thân 1020 để thông sứ với Trung Hoa gần hơn, dễ đi hơn so với đường cũ. Đường sứ bộ cũ trước năm 1020 phải đi qua các huyện Đông Triều, Tiên Yên. vượt Quỷ tôn Quan thuộc huyện Bặc Lưu nước Trung Hoa. Đường này đã xa hơn lài nhiều nguy hiểm.  Các sứ đoàn Trung Hoa đã kêu lên với triều đình họ: “quỷ Môn Quan, thập nhân khứ, cửu bất hoàn”. Mã Viện thời Hán, Lưu Phương đời Tuỳ và Đinh, Lê nước Đại Cồ Việt đều phải thông sứ bằng tuyến đường vất vả nguy hiểm này”
Xem Hán thư. Địa lý chí, Đường thư, Địa lý chí: Tống thư. Địa lý chí.
Xem Trần Bá Chí: Cuộc kháng chiến nông Tống lần thứ nhât. trg. 108.109. 117. 118.
Văn Tân: Tạp chí NCLS. số 93 (12/1996)

(2) Đại việt sử ký toàn thư. sđd. T.2. trg. 79-85.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Hai, 2009, 02:05:32 am gửi bởi UyenNhi05 » Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #73 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2009, 09:08:58 am »

Lê Văn Hưu (1230- 1322) viết: “Lê Đại Hành giết Đinh Điền, bắt Nguyễn Bặc, bắt bọn Quách Quân Biện, Triệu Phụng Huân dễ như lùa trẻ con, như sai nô lệ, chưa đầy vài năm mà bờ cõi đã yên. So với công lao đánh dẹp đó, người thời Hán thời Đường cũng không hơn được. . .”

Sở dĩ cuộc kháng chiến năm 980-981 thắng lợi trọn vẹn vì Lê Hoàn đã tận dụng được lợi thế địa hình hiểm trở của nước ta, bố phòng hợp lý khiến cho quân Tống không dùng được kế đánh nhanh thắng nhanh như tiếng sấm. Lê Hoàn lại thực thi có hiệu quả thuật công tâm và kế trá hàng, mà các tướng Tống không lường trước được.

Sau chiến thắng quân Tống thắng lợi, sử thần Ngô Sĩ Liên ca ngợi rằng: “Vua đánh đâu được đấy... đánh lui quân Tống để đập tan mưu đồ xâm lược của họ, có thể gọi là anh hùng nhất thời ấy vậy”.

Sau bao năm trị vì, Lê Đai Hành mất ngày Giáp Dần, tức ngày mồng 8 tháng 3 năm Ấyt Tỵ ( 17/4/905 ) hưởng thọ 63 tuổi an táng tại sơn lăng Trường Yên. Kế vị vua là các con Lê Trung Tông, Lê Long Đĩnh, cùng anh em chia trì đất nước.

2. Về hậu duệ Lê Hoàn

Lê Hoàn sinh được 11 người con trai: 1 . Lê Thâu, 2. Lê Ngân Tích, 3. Lê Việt, 4. Lê Đinh, 5. Lê Ngận, 6. Lê Đĩnh, 7.  Lê Tung, 8. Lê Tương, 9. Lê Kính, 10. Lê Mang, 11 . Lê Đề.

Mỗi người con đều được vua cha phong đất trấn trị.  Đến thời cuối Lý đầu Trần, ta mới bắt gặp nhân vật Lê Khâm. Còn suốt chặng đường từ Lý Thái Tông (Lý Phật Mã) đến Lý Chiêu Hoàng chưa rõ cảnh sinh hoạt của các con của Lê Đại Hành sinh sống như thế nào?.

Theo Lê triều miêu duệ và Cổ Mai bi ký thì Khâm là ông nội Trần Bình Trọng. Lê Khâm đã có công giúp Trần Thừa và Trần Thủ Độ đánh dẹp Nguyễn Nộn đem lại ngôi báu cho họ Trần, được Trần Thái Tông phong tước Khuông quốc thượng tướng quân, thượng vị hầu. Sau đó ông ông cáo quan về già. Hai tài liệu trên không nói rõ Lê Khâm là cháu mấy đời của Lê Đại Hành.

Con trai Lê Khâm là Lê Tần (tên tự là Lê Kính). Lê Tần có tài thao lược, có công giúp vua Trần chống giặc Nguyên Mông lần thứ nhất. Mùa đông năm Đinh Tỵ (1257) Lê Tần cùng Trần Thái Tông đến đất Bình Lệ đánh giặc Nguyên. Giặc tràn vào nhiều, uy hiếp mạnh; quân sĩ ta nao núng, bị đẩy lùi dần, chỉ một tay Lê Tần không ngừng xông pha tên đạn, sắc mặt luôn tỏ ra can đảm. Lê Tần đã phát hiện ra âm mưu bao vây của địch, đề ra chủ trương rút lui để bảo toàn lực lượng. 

Sau trận Bình Lệ, vua Trần kéo đại quân về mạn sông Lô, giặc đuổi bám theo bắn tới tấp. Lê Tần có công bảo vệ được vua và đốc suất quân về đóng ở sông Thiên Mạc. Vua Trần thường cùng Lê Tần bàn những điều cơ mật để chống giặc. Đến ngày giặc Nguyên thua, Lê Tần cùng Hà Bổng được vua thưởng công. Lê Tần được vua phong tước hầu, cho quốc tính họ Trần và gả công cho công chúa Chiêu Thánh họ Lý, lại tăng chức cho Lê Tần từ Ngự sử trung tướng tam ty viện sự lên chức Ngự sử đại phu.

Sách An Nam chí lược, quyển XV, phần Nhân vật lại ghi rõ thêm: “Lê Tần người Ái Châu, được phong tước Bảo Văn hầu, giữ chức Nhập nội phán thử’ (1).


________________________
(1) Lê Tắc: An Nam chí lược. bản chữ Hán.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #74 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2009, 09:11:44 am »

Đến triều Trần Thánh Tông, Lê Tần nhận chức Thuỷ quân đại tướng quân. Đến lúc tuổi già, vua Trần mời Lê Tần vào cung giữ chức “Sư cung giáo thụ” dạy cho hoàng tử. Sau khi Lê Tần mất, được truy phong chức Thiếu sư (1). 

Người xưa tôn xưng Lê Tần cái tên Lê Phụ Trần nhằm biểu dương ông có công lớn giúp vua Trần trong những trận nguy khốn chống giặc Nguyên Mông.

Ca ngợi chiến công quả cảm này của ông, sách Cuộc kháng chiến chống  qnân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII của Hà Văn Tấn, Phạm Thị Tâm đã viết như sau: “...Vua Trần đến bến Lãnh Mỹ thì xuống thuyền. Quân Mông Cổ đuổi đến nơi, đứng trên bờ bắn loạn xạ. Lê Tần đã lấy ván thuyền che cho vua khỏi trúng tên giặc. Thuyền quân ta xuôi về Phù Lỗ.  Như vậy là âm mưu cướp thuyền, bắt sống vua tôi nhà Trần của Uryangkhađai đã hoàn toàn thất bại” (2).

Sự nghiệp đánh giặc cứu nước của Lê Phụ Trần đã lớn lao hiển hách, xứng đáng là hậu duệ của Đại Hành hoàng đế. Về Chiêu Thánh họ Lý, tức Lý Chiêu Hoàng thì đã mất vào tháng 3 năm Mậu Dần ( 1278 ) đời Trần Thái Tông, thọ 61 tuổi. Toàn thư chép: “Chiêu Thánh Lý thị lấy Lê Phụ Trần hơn 20 năm, sinh con trai là Thượng vị hầu Tông, con gái là Ứng Thuỵ công chúa Khuê” (3).

Rất có thể Tông cũng là Trần Bình Trọng vì Cổ Mai bi ký và ngọc phả chép: “Trần Bình Trọng là con Lê Kính, tức Lê Tần”, không ghi thêm con trai nào khác. Nếu quả vậy, thì Trần Bình Trọng là kết tinh tình cảm của gái họ Lý trai họ Lê hun đúc nên. Cuộc tình duyên giữa Lý Chiêu Hoàng và Lê Phụ Trần có ý nghĩa sum họp, vì đã bù đắp cho những ngày có sự chia lìa giữa hai họ.
 
Toàn thư, quyển V, kỷ Nhân Tông hoàng đế chép: “Bình Trọng dòng dõi Lê Đại Hành, chồng sau của công chúa Thuỵ Bảo, do ông cha làm quan đời Trần Thái Tông, nên đã được cho quốc tính là họ Trần”.

Suy đoán theo tài liệu hiện có, thì Trần Bình Trọng là con Lê Tần, tức Lê Phụ Trần, Bình Trọng ra đời năm Kỷ Mùi (1259), năm mà Lý Chiêu Hoàng đã 42 tuổi, mới được vua gả lại cho Lê Phụ Trần được một năm. Sở dĩ nêu lại vấn đề này, là vì đã có người nhầm lẫn sử liệu, tưởng Lê Phụ Trần là Trần Bình Trọng, hoặc nhầm Chiêu Thánh công chúa và Thuỵ Bảo công chúa là một. (Xem Thiên Nam ngữ lục và Tạp chí Tri tân số 107 và 108).

Về Chiêu Thánh công chúa tức Lý Chiêu Hoàng thì mọi tài liệu đã chép rõ. Còn Thuỵ Bảo là ai thì nên xem lại các đoạn sử đã chép về Chiêu Văn vương Trần Nhật Quật, vì Nhật Quật là anh ruột công chúa Thuỵ Bảo.

Toàn thư chép: “Vua cho Lê Phụ Trần chức Ngự sử đại phu, đem công chúa Chiêu Thánh gả cho và vua nói rằng:

Trẫm không có khanh thì làm gì có được ngày nay...”. Đó là việc xảy ra năm Nhâm Ngọ (1258).

Nếu Lê Phụ Trần chỉ lấy Lý Chiêu Thánh thôi như sử chép và chỉ có một con trai thôi, thì Trần Bình Trọng là con Lý Chiêu Hoàng (sau đổi Chiêu Thánh). Chiêu Hoàng lấy Phụ Trần một năm thì sinh Trần Bình Trọng, Bình Trọng có mấy con trai không rõ. Cổ Mai bi ký, Lê Trần miêu duệ chỉ chép: Trần Bình Trọng sinh Trần Bình Nguyên”.


_______________________________
(1) Đại  Việt sử ký toàn như. sđd. T. 1 trg. 28-29
(2) Hà Văn Tấn. Phạm Thị Tâm: Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII. Nxb. KHXH, H.1970. trg. 261-262
(3) Đại việt sử ký toàn thư. sđd, T.2. trg. 29. 54.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #75 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2009, 09:18:39 am »


Con gái Bình Trọng có mấy người, do mấy bà vợ sinh ra chưa khảo cứu được: chỉ biết có một con gái Bình Trọng lấy vua Anh Tông sinh ra hoàng tử Mạnh. Khi hoàng tử Mạnh lên ngôi và có miếu hiệu là Trần Minh Tông, con gái Trần Bình Trọng được tôn làm Chiêu Hiến hoàng thái hậu. Như vậy cháu chắt Lê Đại Hành, đến Trần Bình Trọng đã có một vị trí lớn trong triều đình nhà Trần.

Chính sử chép: “Minh Tông hoàng đế huý là Mạnh, con thứ tư của vua Trần Anh Tông, mẹ đích là Thuận Thánh Bảo từ hoàng thái hậu Trần thị, con gái của Hưng Nhượng đại vương Quốc Tảng: mẹ sinh là Chiêu Hiền hoàng thái hậu Trần thị, con gái của Bảo Nghĩa đại vương Bình Trọng” (1).

Chiêu Hiến hoàng thái hậu là con của Thuỵ Bảo công chúa, cho nên khi thái hậu sinh ra Mạnh, thì vua đưa Mạnh cho Thuỵ Bảo nuôi. Thuỵ Bảo lại nhờ anh là Trần Nhật Quật nuôi hộ. Nếu theo quan hệ gia thuộc, thì Trần Bình Trọng là em rể Trần Nhật Quật và là nhạc phụ (bố vợ) của vua Anh Tông nhà Trần, dù rằng Bình Trọng đã hy sinh vì nước; khi con gái của ông chưa đến tuổi lấy vua.

Dòng dõi Lê Đại Hành, từ Lê Khâm. Lê Tần đến Trần Bình Trọng đều có vai trò lớn, giữ chức tước lớn trong triều đình nhà Trần.

Đến nay, Trần Bình Trọng được thờ ở từ đường họ Trần thuộc xã Nhuế Dương, huyện Kim Động (Hưng Yên). Bài vị ở nhà thờ tại Nhuế Dương ghi rõ như sau: “Suy trung trí lực, đình thắng uy vũ, Bảo nghĩa đại vương, huý Bình Trọng tôn thần vị tiền”.

Xét về sự nghiệp giữ nước, Trần Bình Trọng đã có những chiến công vang dội, tiêu biểu nhất là trận Đà Mạc. Trong cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần thứ hai khi quân ta rút khỏi Thăng Long, bố trí nhiều trận dọc đường để ngăn cản bước tiến của giặc. Trận xảy ra đầu tiên là trận Đà Mạc (hay Thiên Mạc). Bảo Nghĩa vương Trần Bình Trọng án ngữ ở đây đã chiến đấu dũng cảm, để bảo vệ đường rút quân của nhà vua.

Vào trận đánh, thế giặc mạnh, quân ta ít, rút cục Trần Bình Trọng sa vào tay giặc. Kẻ thù tìm mọi cách dụ dỗ ông, khai thác tình hình, nhưng ông không hề khuất phục. Đã mấy ngày ông nhịn ăn, giữ vẻ mặt rắn rỏi, nêu cao khí liệt. Giặc cố dụ dỗ mua chuộc ông, chúng hỏi ông: “có muốn làm vương đất Bắc không?”, ông hiên ngang trả lời thẳng vào mặt kẻ thù: ta thà làm ma ở nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc”.

Ông coi thường mọi phú quý, công danh, chỉ cần biết hy sinh vì nước. Bảo Nghĩa vương Trần Bình Trọng đã quyết tử, làm rạng rỡ tên tuổi cháu con của Lê Đại Hành, tiêu biểu cho khí phách anh hùng của dân tộc ta lúc đó.  Giặc giết ông ngày 12 tháng Giêng năm Ât Dậu, tức ngày 20/2/1285 dương lịch.

Đại Nam quốc sử diễn ca viết:

Trần Bình Trọng thật là trung
Thà làm Nam quỷ, không là Bắc vương. . .
(2)

Qua sử sách, chúng ta khâm phục công lao cứu nướcl Lê Đại Hành, tự hào vì có những con cháu của Lê Đại Hành như Lê Tần, Trần Bình Trọng đã tiếp bước cha anh, góp vào nhiều trang chiến sử chói lọi của dân tộc.


_________________________
(1) Đại Việt sử ký toàn thư, sđd, t.2, trg. 100
(2) Đại Nam quốc sử diễn ca, bản chữ Nôm.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #76 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2009, 09:43:08 am »

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 981 TRÊN SÔNG BẠCH ĐẰNG CỦA QUÂN DÂN ĐẠI CỒ VIỆT QUA MỘT SỐ THƯ TỊCH CỦA TRUNG QUỐC

Th.S. Nguyễn Hữu Tâm
Viện Sử học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam.

Thắng lợi to lớn của trận quyết chiến chiến lược Bạch Đằng chống quân Tống xâm lược vào cuối mùa xuân năm 981 do Lê Hoàn trực tiếp chỉ huy tính đến nay đã được 1.024 năm.  Hơn 10 thế kỷ trôi qua, song dư âm chiến thắng vẫn còn vang vọng mãi và đã trở thành một trong những bản hùng ca vĩ đại trong truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam. 

Có rất nhiều công trình khoa học lớn, nhiều hội thảo và những bài nghiên cứu công phu nhằm tìm ra các nhân tố tạo nên sức mạnh chiến thắng giặc Tống xâm lược của quân dân Đại Việt hồi thế kỷ X. Trong bài viết này, chúng tôi muốn đưa ra một số sử liệu còn được ghi lại trong các bộ sử của Trung Quốc để cung cấp cho các nhà nghiên cứu, các độc giả xa gần có thể kết hợp với sử sách của Việt Nam nhằm đánh giá một cách khách quan: chăn thực về chiến thắng này.

Từ khi nhà Tống (thường gọi là Bắc Tống (960- 1127) do Triệu Khuông Dận (Tống Thái Tổ) lập ra năm 960, thì ngay ông vua đầu tiên đã thực hiện chính sách “tiền Nam hậu Bắc” (tức là trước hết tiến công phía nam, sau đó sẽ đánh lên phía bắc) nhằm thi hành việc mở rộng lãnh thổ. Sau khi Tống Thái Tổ mất năm 976, em trai là Triệu Khuông Nghĩa (Tống Thái Tông) kế vị, lại tiếp tục thực hiện mưu đồ của anh mình.
 
Trong 20 năm đầu của Bắc Tống (960-979), Tống Thái Tổ và Thái Tông đã tiến hành đánh chiếm các nước phía nam và bước đầu đã thu được thành quả nhất định. Để tiếp tục thực hiện mộng bành trướng, Tống Thái Tông nhăm nhe nhòm ngó xuống Đại Cồ Việt.

Vào giữa năm 980, Thái Tông đã cử người đi dò la tình hình Đại Cồ Việt. Sách Tục tư trị thông giám trường biên do Lý Đào (1) sử gia đời Nam Tống đã chép: “Mùa hạ tháng 4 ngày Đinh Sửu năm Canh Thìn niên hiệu Thái Bình hưng quốc thứ 5 đời vua Tống Thái Tông (tức ngày 21 -5-980), Thái Tông sai Cung phụng quan là Lư Tập đi sứ Giao Châu. Khi ấy Đinh Liễn và cha là Bộ Lĩnh đều chết. Em Liễn là Toàn còn nhỏ tuổi xưng Tiết độ hành quân tư mã quyền lĩnh việc quân phủ. Đại tướng Lê Hoàn chuyên quyền nhân thế gây đảng rất thịnh, dần dần không thể khống chế được. (Lê Hoàn) cướp ngôi rồi giáng ra phủ riêng cho tộc thuộc cầm thu tóm lấy quân chúng (Bản truyện nói: Vua nghe Hoàn cướp ngôi và phế giáng chúa (Toàn) mới có ý điếu phạt (2). Xét quân Giao Châu Hầu Nhân Bảo làm đầu mối, sợ cũng là lời bày vẽ nay không lấy” (3). 

Như vậy ngay trong sử liệu của đời Tống đã chỉ rõ việc Lư Tập đi sứ Giao Châu không ngoài mục đích thăm dò tình hình quốc gia Đại Việt. Tống Thái Tông sau khi nắm được nội tình đang vô cùng khó khăn của Đại Cồ Việt, thực tâm muốn nhân cơ hội dấy quân xâm chiếm, song bên ngoài lại dùng danh nghĩa nhân đạo giả vờ là xót thương dân mà đánh dẹp kẻ có tội. Nhưng Thái Tông lúc này còn chần chừ do dự vì sợ rằng đó có thể là lời bày đặt của Hầu Nhân Bảo viên tướng cai giữ Ung Châu thích muốn lập công mà thôi. Mặt khác triều đình nhà Tống còn muốn chờ thêm tin tức bổ sung của các viên quan cai trị ở phương Nam (4).


________________________
(1) Lý Đào (1125 - 1184) người đời Nam Tống , soạn bộ sách Sách Tục tư trị thông giám trường biên trong vòng gần 40 năm. tổng cộng có 520 quyển bắt đầu từ Tống Thái Tổ niên hiệu Kiến Lang 1 (960) đến Tống Khâm Tông niên hiệu Tỉnh Khang 2 (1127). Đánh giá bộ sử này của Lý Đào. các sử gia đều cho rằng: Đây là bộ sử quan trọng để nghiên cứu đời Bắc Tống, tài liệu phong phú, khảo cứu kỹ càn, có thể dùng để đính chính những sai lầm trong Tống sử, Liệt sử và các tác phẩm sử học hiện còn khác. (Theo Trung Quốc lịch sử sử đại từ điển. Lịch sử sử học, Tống sử, . . . ).
(2) Điếu phạt. rút gọn của từ “điếu dân phạt tội” nghĩa là xót thương người dân khổ cực, dấy quân đánh dẹp những kẻ có tội.  
(3) Tống sử Tất Nguyên: Tục tư trị thông giám, q.X. tờ 12 dẫn theo Trần Bá Chí: Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (980-981). Nxb Quân đội nhân dân, H.1992, tr. 64-65.
(4) Như trên.  
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #77 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2009, 11:53:46 am »

Ngày Kỷ Hợi tháng 6 năm Canh Thìn, Thái Bình hưng quốc thứ 5 (tức ngày 11-8-980): “Thái thường bác sĩ, Tri Ung Châu là Hầu Nhân Bảo nhân cha là Hầu Ích ở Lạc Dương có nhà to, ruộng tốt thích du ngoạn, không muốn gần gũi việc quan. Vợ (Bảo) là em gái Tể tướng Triệu Phổ, Nhân Bảo được chia coi Tây Kinh. Lư Đa Tốn và Phổ có hiềm khích nhân thế tâu vua lấy Nhân Bảo Tri Ung Châu, tất cả 9 năm không được đổi Nhân Bảo sợ cứ thế rồi chết ở bên ngoài, mới dâng sớ nói chủ soái Giao Châu bị hại mà nước đã loạn, đem ít quân có thể lấy được (nước). (Bảo) muốn được lệnh truyền về kinh để trực tiếp tâu bày tường tận . . .” (1).

Cùng viết về sự kiện này Tông sử (2) chép như sau: Ngày Kỷ Hợi tháng 6 năm Canh Thìn (11 - 8-980), Tri Ung Châu là Hầu Nhân Bảo dâng sớ về Biện Kinh tâu rằng: “ở Giao Châu, An Nam quận vương và con là Đinh Liễn đều bị giết, nước loạn to gần mất có thể đem quân chiếm lấy được Thần xin được về cửa khuyết để bày tỏ trước vua về việc đó” (3).

Tống Thái Tông nhận được bức mật thư này của Nhân Bảo rất vui mừng định triệu Bảo về ngay. Sớ đến nơi, vua cả mừng hạ lệnh chạy trạm triệu Bảo về. Nhưng Lư Đa Tốn vội tâu rằng: Giao Chỉ nội loạn là lúc trời hại đấy! Trong khi xuất kỳ bất ý, triều đình nên đem quân tập kích theo kiểu “Tiếng sét đánh nhanh, không kịp bịt tai” (Tật lôi bất cập yểm nhĩ). Nay nếu triệu Nhân Bảo về nước sẽ lộ mưu, phía Giao Chỉ biết được tin sẽ phòng bị đất nước e rằng chưa dễ lấy được. Chi bằng giao cho Nhân Bảo trách nhiệm trọng thần để tính toán việc (tiến quân) (4).

Chỉ hơn một tuần sau khi được tin của Nhân Bảo, kết hợp với báo cáo của Lư Tập trước đó và đặc biệt với ý kiến tư vấn của Tiến sĩ Nho học Lư Đa Tốn: “Chọn tướng bắt sĩ tốt Kinh, Hồ một, hai vạn người ruổi dài mà tràn sang, tạo ra thế tất vạn toàn dễ như chẻ củi bổ gỗ mục vậy. . .” (5).

Tống Thái Tông vào ngày Đinh Mùi tháng 7 năm Canh Thìn (tức l9-8-980) xuống chiếu quyết định thành lập đội quân xâm lược Giao Châu. Lấy Hầu Nhân Bảo làm Giao Châu Lộ thủy lục chuyển vận sứ, Lan Châu Đoàn luyện sứ, Tôn Toàn Hưng, Bát tác sứ Hác Thủ Tuấn, Yên Bí Khố sứ Trần Khâm Tộ, Tả giám môn vệ tướng quân Thôi Lượng làm Ung Châu Lộ binh mã đô bộ thự. Ninh Châu Thứ sử Lưu Trừng, Quân khí khố phó sứ Giả Thực, Cung phụng quân Cáp Môn kỳ hầu Vương Soạn làm Liêm Châu Lộ binh mã đô hộ thự (6), theo hai đường thủy bộ đều tiến đánh. 

_______________________
(1) Lý đào: Tư trị thông giám trường biên, Sđd. q.XXI, tờ 10. 
(2) Tống sử do Thoát Thoát người đời Nguyên soạn, gồm 496 quyển ghi chép lịch sử từ niên hiệu Kiền Long (Tống Thái Tổ) năm thứ nhất (960) đến niên hiệu Tường Lưng (Tống Đế Bính) năm thứ hai (1279) tổng cộng 219 năm. Trong các bộ sử của Nhị thập tứ sử (Trung Quốc ) thì Tống sử có số trang viết nhiều nhất, riêng phần Liệt truyện 255 quyển viết về hơn hai nghìn nhân vật lịch sử. Phần viết về lịch sử Bắc Tống (960- 1127) rất kỹ càng. 
(3) Tống sử, q.254. tờ 13.
(4), (5) Tư trị thông giám trường biên, Sđd. q. XXI. tờ 11.    
(6) Lý đào: Tư trị thông giám trường biên, Sđd, q. XXI. tờ 12.
Về chức tước của các tướng sĩ triều Tống trong sách sử Trung Quốc có chép khác nhau, theo Tất Nguyên: Tục tư trị thông giám: chọn Hầu Nhân Bảo giữ chức Giao Châu Lộ thủy lục kế độ chuyển vận sứ. Lan Châu Đoàn luyện sứ, Tôn Toàn Hưng làm Ung Châu Lộ binh mã đô bộ thự, Ninh Giang Thứ sử là Lưu Trừng giữ chức Liêm Châu Lộ binh mã đô bộ thự. . .” (Dẫn theo Trần Bá Chí. Sđd. tr. 76-77).   
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #78 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2009, 12:02:45 pm »


Trong thư của Lư Đa Tốn có đoạn viết: “. . . Nay chín châu bốn biển đã khỏe mạnh và yên ổn, duy có Giao Châu của ngươi ở xa cuối trời, thực là ngoài năm cõi mà là chỗ thừa của bốn chân tay, ví như một ngón chân tay của thân thể người tuy rằng một ngón đau, thánh nhân lại không nghĩ thế sao? . . . Ngươi có theo về không? chớ rước lấy tội lỗi. Ta đương chỉnh bị xe ngựa quân lính, sắp sửa các thứ chiêng trống, nếu quy phục thì ta tha cho, nếu trái mệnh thì ta quyết đánh. Theo hay không, lành hay dữ, tự ngươi nghĩ lấy” (1).

Lê Hoàn nhận được thư của triều Tống, hiểu rằng tình thế nguy cấp “ngàn cân treo sợi tóc”, một mặt nhanh chóng chuẩn bị lực lượng chống Tống, một mặt cử sứ thần sang xin phong vương cho Đinh Toàn và tìm kế hoãn binh. Việc này sử nhà Tống chép rõ ràng như sau: “Ngày mồng một Canh Tý tháng 11 năm Canh Thìn ( 10- 12-980) Lê Hoàn sai Giang Cự Hoàng, Vương Thiệu Tộ đem phương vật đến cống dâng biểu cầu phong của Đinh Toàn xin cho chân mệnh” (2).

Mặc dù vua Tống Thái Tông đã nhận được cống vật cùng biểu xin cầu phong của Lê Hoàn, song đội quân xâm lược của triều Tống đang trên đường tiến sang Giao Châu không thể hoãn lại được, cho nên vua Tống đành lờ đi, không hồi âm: “. . . Khi ấy, bọn Toàn Hưng xuất quân đã lâu, vua Tống xét ý ấy (chỉ việc dâng biểu của Đinh Toàn - NHT) chỉ muốn hoãn binh, vua Tống yên đi không trả lời (3).

Tháng 1 năm 981 sau 5 tháng hành quân, quan quân nhà Tống đã vào được đất Đại Việt, trong trận đầu giao chiến với quân Tống, quân ta thất lợi. Các sách sử phía Trung Quốc đều ghi chép về trận chiến này: “Ngày Tân Mão tháng Chạp nạm Thái Bình hưng quốc thứ 6 (30- 1 -981 ), Giao Châu hành doanh nói phá quân giặc trên vạn, chém được 2.345 đầu giặc” (4).

Phần Giao Chỉ truyện trong sách Tống sử lại chép: “Mùa đông năm Thái Bình hưng quốc thứ 5, quan quân phá được hơn vạn quân giặc, chérn được hơn 2.000 thủ cấp. . .” (5).
 
Sách Văn hiến thông khảo chép: “Mùa đông năm Thái Bình hưng quốc thứ 5, quân Tôn Toàn Hưng và Hầu Nhân Bảo sang đánh Giao Chỉ, phá được giặc, chém hàng vạn thủ cấp.  Mùa xuân năm sau lại phá được giặc ở sông Bạch Đằng . . . “ (6).


_____________________
(1) Ngô Sỹ Liên và các sử thần: Đại Việt sử ký toàn thư. tập I. Nxb Khoa học xã hội. H. 1972. tr. 160-163.
(2) Về việc này các sách sử Trung Quốc cũng chép không thống nhất.  Ngày Giáp Thìn tháng 9 năm Canh Thìn (15-10-980). Sứ quán dâng 50 quyển Thái Tổ thực lục (Thực lục tháng này (tháng 9) ngày Quý Mão ( 14- 10-980) viết Giao Châu sai sứ Giang Cự Hoàng đem phương vật đến cống. ngày Canh Tý tháng 11 ( 10- 12-980) lại viết Đinh Toàn dâng biểu . . . ngờ rằng Thực lục nhầm. . . Nay lấy biểu và các Hội yếu làm chứng cứ tháng ấy dưới ngày Quý mão ( 14- 10-980) viết Giang Cự Hoàng lại cống”. Sách Đại Việt sử ký toàn thư. Bản kỷ tập I. Nxb Khoa học xã hội. in lần thứ hai. 1972. Sđd chép tên là Giang Cự Vọng . . . : mùa đông tháng 10 năm Canh Thìn vua sắp phái binh,  trước sai nha hiệu là Giang Cự Vọng. Vương Thiệu Tộ đưa thư sang nước Tống giả làm thư của (Vệ vương) Toàn thỉnh cầu nối ngôi cha, xin ban cho mệnh lệnh chính thức, ý muốn hoãn binh nhà Tống”.
(3), (4) Lý Đào: Tục tư trị thông giám trường biên. q. XXI. Sđd: sách Tống Lý bang giao tập cũng chép như Tục tư trị thông giám trường biên. 
(5) Tống sử. Sđd, quyển 488.
(6) Văn hiến thông khảo. q. 330.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #79 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2009, 02:41:20 am »

Vào mùa xuân, tháng Giêng năm Thái Bình hưng quốc thứ 6 (2-981 ), quân Tống tiếp tục tiến sâu vào lãnh thổ Đại Việt theo đường sông. Sách Tục tư trị thông giám trường biên cho biết: “Tháng ấy (tục tháng 2 năm 981) sai Bát tác sứ là Hác Thủ Tuấn chia nhau theo lối đường sông đến tận chỗ đất giặc đều khơi (đào) rộng ra”. (1)

Đây là sử liệu đầu tiên của sử Tống cho chúng ta biết việc tiến quân vào Đại Cồ Việt theo đường sông mùa xuân năm 981. Sau đó khoảng hơn 2 tháng thì sử nhà Tống lại chép: “Ngày Kỷ Mùi tháng ba niên hiệu Thái Bình hưng quốc thứ 6 (28-4-981 ) (2), hành doanh Giao Châu tâu rằng: Phá được quân giặc 15.000 người ở cửa sông Bạch Đằng, chém được hơn 1.000 thủ cấp, thu được 200 chiến hạm và hàng vạn áo giáp, binh khí. Cho nên Hầu Nhân Bảo đem quân tiến trước. . . Bọn Tôn Toàn Hưng đóng quân ở Hoa Bộ 70 ngày để đợi Lưu Trừng. Nhân Bảo giục mãi Hưng không chịu đi. Về sau Trừng đến cùng họp lại đem quân theo đường thủy đến thôn Đa La, không gặp giặc lại tự tiện trở về Hoa Bộ.  Giặc (chỉ quân dân Đại Cồ Việt) trá hàng để dụ Nhân Bảo, Bảo tin lời bị hại , . .” (3).

Tống sử phần Giao Chỉ truyện cũng chép tương tự: “. . .  Lê Hoàn giả vờ xin hàng để đánh lừa Nhân Bảo, Nhân Bảo bèn bị giết” (4).

Tống sử liệt truyện viết về cái chết của Hầu Nhân Bảo được bổ sung cụ thể hơn: Nhân Bảo bị giặc vây đánh rất hăng, quân viện đến cứu không kịp, nên Nhân Bảo bị giết chết ở giữa sông.

Sách An Nam chí của Cao Hùng Trưng (5) cung cấp thêm tư liệu: “Nhân Bảo đem vạn quân xông vào trước bị thế giặc rất mạnh, viện quân phía sau đến cứu không kịp, trận thế bị vây hãm, nên Nhân Bảo bị loạn quân giết chết quẳng xác xuống sông”.

Như vậy ở đây sử liệu Trung Quốc chỉ rõ Nhân Bảo bị giết chết trong đám loạn quân của mình, thây bị nén xuống sông.

Sách Độc sử phương dư kỷ yếu (6) của Cố Tổ Vũ đã chép: “ Cửa sông Bạch Đằng là cửa thông đường biển. Ngày xưa từ đây tiến vào Hoa Bộ rồi mới đi vào Phong Châu. Năm Thái Bình hưng quốc thứ 6 (981 ), Hầu Nhân Bảo sang đánh Lê Hoàn. . . Nhân Bảo đặt xong hành doanh đánh được Giao Châu ở sông Bạch Đằng. . . (trận sau) Nhân Bảo tung quân vào trước, bị quân Giao Châu giết chết. . .” (7).


________________________
(1) Lý Đào: Tục tư trị thông giám trường biên. q. XXII. Sđd
(2) Về trận chiến nìy, sách sử Trung Quốc chép cũng không thống nhất. Tống sử, Bản kỷ chép: “Ngày Nhâm Tuất tháng 3 mùa xuân năm Thái Bình hưng quốc thứ 6 (1 -5-981 ), Giao Châu hành doanh lại phá được giặc Giao Chỉ ở sông Bạch Đằng cướp được 200 chiến hạm. . . Tri Ung Châu Hầu Nhân Bảo bị giết ở trận này” (Dẫn theo Trần Bá Chí, Sđd. tr. 188). 
(3) Lý Đào: Tục tư trị thông giám trường biên. q. XXII. Sđd , tờ 2b.
(4) Tống sử liệt truyện, Giao Chỉ truyện. Sđđ. q. 488. 
(5) Xin xem thêm Đỗ Văn Ninh: phát hiện sách Giao Chỉ tổng chí thời Vinh Lạc, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 269, tr. 93-96. 
(6) Độc sử phương dư kỷ yếu: Cố Tổ Vũ sống cuối đời Minh đầu đời Thanh soạn. gồm 130 quyển. phụ thêm 4 quyển Dư đồ yếu lãm là một bộ địa lý lịch sử quan trọng.
(7)Dẫn theo Trần Bá Chí: Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất.  Sđd. tr. 190.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Hai, 2009, 02:45:16 am gửi bởi UyenNhi05 » Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM