Bối cảnh định đô Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn

<< < (39/39)

UyenNhi05:
Như vậy là, cho đến thế kỷ thứ X, giữa các quốc gia Đông Bắc á, do những điều kiện kinh tế - xã hội và chính trị riêng biệt mà sự tiếp nhận và ứng đối trước những ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa của từng nước không hoàn toàn đồng nhất. Nhưng điều có thể thấy được là, nhân sự suy vi của Trung Quốc, các quốc gia trong khu vực đã mau chóng khẳng định ý thức độc lập của mình đồng thời tự chọn lựa và chủ động tiếp nhận những giá trị văn hoá chóng để cải biến những giá trị đó thành một bộ phận của di sản văn hoá dân tộc.

Điều đáng chú ý là, trong quá trình đi đến thiết lập một chính quyền trung ương tập quyền mạnh, những người đứng đầu nhà nước độc lập còn đồng thời phải giải trừ nạn cát cứ của các thế lực địa phương. ở một phương diện nào đó, có thể thấy, sự chiêu quân, dấy binh của các thế lực địa phương mà tiêu biểu là “Loạn 12 sứ quân” trong lịch sử Việt Nam thế kỷ X không chỉ là sự trỗi dậy của các thổ hào, hùng trưởng nhằm khẳng định sức mạnh của mình mà qua đó họ còn muốn tranh giành ảnh hưởng với thế lực chính trị trung tâm đang được kiến lập nhưng hãy còn chưa đủ mạnh, chưa có nhiều kinh nghiệm tổ chức và trở thành một thể chế Nhà nước thuần thục. 

Tuy nhiên. trước những áp lực chính trị mạnh mẽ từ phương Bắc, khuynh hướng phân tán, cát cứ đã bị triệt tiêu để thay vào đó là một thiết chế chính trị tập quyền. Thiết chế đó là sự lựa chọn duy nhất đúng bởi nó có khả năng tập trung sức mạnh của toàn thể cộng đồng nhằm hướng tới mục tiêu chính trị cao nhất là bảo vệ độc lập dân tộc. Sự tồn tại của thiết chế chính trị tập quyền tự thân nó cũng sản sinh ra những nhu cầu quản lý và chính sách kinh tế - xã hội tương thích với tầm vóc của một thiết chế lớn.

Là một xã hội nông nghiệp, thiết chế chính trị dựa trên nền tảng kinh tế tiểu nông, việc điều hành xã hội vẫn còn “dựa theo tục dân” nên việc chăm lo phát triển kinh tế nông nghiệp, quản lý xã hội nông thôn luôn là mối quan tâm, ưu tiên hàng đầu của các chính quyền Ngô, Đinh, Tiền Lê. Từ những đặc tính lịch sử đó, có thế thấy Nhà nước Đại Cồ Việt thế kỷ X trước hết và chủ yếu không phải là sản phẩm của quá trình phân hoá xã hội và tăng trưởng kinh tế, là kết quả của quá trình đấu tranh giai cấp.

Nhà nước đó ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt nhằm hợp tụ dân tộc chống ngoại xâm và gánh vác những trách nhiệm quản lý xã hội trước những yêu cầu cấp bách của lịch sử. Đó là mô hình Nhà nước chức nhăng, một đặc thù của thể chế chính trị phương Đông, có nhiều khác biệt so với con đường hình thành dân tộc và sự phát triển của Nhà nước thống trị đã xuất hiện ở phương Tây từ thời cổ trung đại.

Trong khi đó, do không phải đối chọi trực tiếp với nguy cơ xâm lược, thôn tính của đế chế trung Hoa, ở Nhật Bản cùng với quá trình vận động dân tộc, các thủ lĩnh, hào tộc địa phương ngày càng ý thức mạnh mẽ hơn về quyền lực chính trì, quân sự của mình. Cơ chế chính trị theo mẫu hình Trung Hoa mà Nhật Bản áp dụng từ giữa thế kỷ VII không bảo đảm những điều kiện cần thiết để có thể xây dựng nên một thiết chế tập quyền và giúp cho cơ chế tập quyền đó vận hành có hiệu quả. 

Hệ quả là, các thế lực địa phương (kuni- no-miyatsuko) đã không ngừng lớn mạnh, lấn át thế lực chính trị trung ương và rồi đến năm 1185 dòng họ Minamoto đông thời là một Võ sĩ đoàn (Bushidan) mạnh nhất đã chính thức bước lên vũ đài chính trị ở Nhật Bản. Cũng từ đó, một cơ chế quyền lực ba cực gồm Thiên hoàng (Kyoto), dựa vào sức mạnh truyền thống và tôn giáo, đã tồn tại đồng thời với thiết chế Mạc phủ (Kamakura, Muromachi và Edo), dựa vào việc thâu tóm được quyền lực quân sự và chính trị.

Nhìn chung, Mạc phủ luôn ở thế đối trọng nhưng cũng luôn tìm sự liên kết, ủng hộ của các thủ lĩnh, hào tộc địa phương và từ cuối thế kỷ XV là các shomyo và daimyo. Dạng thức phát triển đó vừa mang những đặc tính của xã hội phương Đông vừa gần gũi với mô hình của chế độ phong kiến phân quyền phương Tây.

Trong lịch sử Triều Tiên, do cũng luôn bị sự can thiệp và áp chế trực tiếp của các triều đại phong kiến Trung Hoa nên vào cuối thế kỷ XII đầu thế kỷ XIII, mặc dù đã xuất hiện một khuynh hướng phân quyền, cát cứ nhưng cuối cùng đã không thể tồn tại và mau chóng bị thay thế bằng một thiết chế chính trị có mức độ tập quyền cao.

UyenNhi05:
3. Đại Việt trong thế giới Đông Nam á.

Bàn về tính đa dạng của các nền văn minh và văn hoá, nhà nghiên cứu văn hoá Christopher Dawson cho rằng: “Đằng sau mọi nền văn minh đều có một cách nhìn” (1).

Thực ra, với mỗi nền văn minh, từ một cái nhìn đồng đại cũng như lịch đại, thường có nhiều cách đánh giá khác nhau. Với ý nghĩa đó, khi nói đến những khái niệm như “Bành trướng”, “Cưỡng chiếm hay “Nô dịch văn hoá” v.v... với tâm thế của một dân tộc đã trải qua hơn mười thế kỷ sống dưới ách nô dịch của ngoại bang và luôn là mục tiêu xâm lược của nhiều triều đại phong kiến Trung Hoa, chúng ta thường có khuynh hướng luận suy về những hiểm họa từ phương Bắc.

Điều đó đúng nhưng thực tế lịch sử cũng cho thấy, những nền văn minh lớn, hình thành sớm và đạt trình độ phát triển cao bao giờ cũng có xu thế muốn khuếch trương tầm ảnh hưởng của mình. Điều có thể thấy được là, trong lịch sử châu âu, La Mã không chỉ là một thời đại văn minh huy hoàng mà còn là một đế chế lớn. Vào những thế kỷ trước sau Công nguyên, phạm vi ảnh hưởng của đế chế này đã vượt ra khỏi khu vực Địa Trung Hải rộng lớn.

Bên cạnh đó, Văn minh Ấn Độ ở tây - nam á, văn minh Ai Cập ở đông - Bắc châu Phi... cũng không phải là những trường hợp ngoại lệ mặc dù nhiều học giả vẫn cho rằng quá trình truyền bá văn hoá của các nền văn minh này đã diễn ra bằng những phương thức hoà bình (2). Tuy xuất hiện muộn và chậm hơn, hình thành trên một bán đảo sa mạc vùng Tây á, nhưng chỉ trong vòng một thế kỷ, vương quốc Trập cũng đã mau chóng trở thành một đế chế cường thịnh. Đồng hành với các đoàn chiến binh và thương nhân Hồi giáo, văn minh Trập đã lan toả đến nhiều vùng đất xa xôi (3).

Đối với Đông Nam á, sau một quá trình thâm nhập, trong cộng đồng khu vực đã thấy xuất hiện một số quốc gia Hồi giáo. Sự hiện diện của các quốc gia này vừa là sự thay thế vừa là sự kế thừa, đan cài lên những tiểu quốc Phật giáo, Hindu giáo đã sớm được thiết lập ở Đông Nam á từ những thế kỷ đầu sau Công nguyên.

Nhưng, xu thế hướng loại đó không chỉ là đặc tính nổi bật của những đế chế và trung tâm văn minh lớn. Từ rất sớm. cùng với những tiếp xúc văn hoá và giao lưu kinh tế tự nhiên. ở nhiều khu vực cũng đã dần hình thành một số trung tâm văn minh trung bình và nhỏ mà học giả người Anh Arnold Toybee gọi đó là “văn minh vệ tinh”. (4)
 
Do muốn khẳng định uy lực của một tộc người, do khát vọng mở rộng tầm ảnh hưởng văn hoá và đặc biệt là vì muốn chiếm đoạt những con đường giao thương giàu có, những châu thổ rộng lớn để mở rộng không gian sinh tồn . . . mà chủ nhân của các nền văn minh này cũng không ngừng thực hiện chủ trương mở rộng lãnh thổ và áp dụng các biện pháp chinh phục vũ trang.



_________________________
(1) Dẫn theo Arnold Toybee: Nghiên cứu về lịch sử - Một cách thức diễn giải. Nxb Thế Giới. 2002. tr.31
(2) Karashima Noburu : Hoạt động thương mại của Ấn Độ ở Đông Nam á thời cổ và trung đại. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử. số 3, 1995
(3) Yơ Lacôxtơ: Những vấn đề địa - chính trị Hồi giáo, biển và châu Phi. Nxb Khoa học xã hội, HN. 1991
(4) Nhà nghiên cứu văn hoá nổi tiếng Amold Toybee cho rằng: Có một mối liên hệ gần gũi hơn nhiều giữa một bên là văn minh Trung Quốc với một bên là văn minh Triều Tiên. Nhật Bản và Việt Nam. Ba nền văn minh này mô phỏng vãn minh Trung Quốc, nhưng đã vay mượn văn minh Trung Quốc theo những con đường riêng biệt khá đặc trưng, khiến cho người ta có quyền coi chúng là những nền văn minh riêng biệt - thuộc vào một phân loại mà chúng ta có thể gọi là những “Văn minh vệ tinh” .Xem: Arnold Toybee: Nghiên cứu về lịch sử - Một cách thức diễn giải. Sđd. tr.61

UyenNhi05:

Trên vùng đất Tây Nam Bộ Việt Nam, dựa trên tảng nền của văn hoá Óc Eo, từ thế kỷ III, vương quốc Phù Nam (TK I-VII) đã vươn lên trở thành một vương quốc biển, giữ vị thế của một Trung tâm liên thế giới (1). Vào thời thịnh trị, lãnh thổ và khu vực ảnh hưởng của vương quốc này về phía Bắc đến vùng trung lưu sông Mekong, phía nam giáp vịnh Thái Lan, phía đông giáp biển Đông còn phía tây giáp vịnh Bengan kéo dài xuống phía nam bán đảo Mã Lai (2).

Nằm ở phía Bắc lãnh thổ của Phù Nam, trên dải đất ngày nay là miền Trung và Nam Trung bộ Việt Nam, được thành lập khoảng năm 192 SCN (3), đến thế kỷ thứ V, Chăm pa cũng nổi lên thành một vương quốc biển, có mối giao lưu rộng rãi với nhiều quốc gia trong khu vực thông qua các hoạt động hải thương và khả năng khai thác môi trường kinh tế biển.

Điều chắc chắn là khi con đường tơ lụa hình thành, nối kết thị trường Trung Hoa với Ấn Độ. con đường này đã chảy qua các cảng biển và cảng đảo của vương quốc Chăm pa trong đó Cù Lao Chàm chiếm giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Nhưng Chăm pa còn là một quốc gia nông nghiệp vùng khô. Do chỉ có những đồng bằng nhỏ hẹp, vương quốc này cũng luôn nuôi khát vọng chiếm đoạt những châu thổ rộng lớn (4).

Sau khi nền thống trì của nhà Đường ở “An Nam” sụp đổ, nhận thấy sự xuất hiện của một “khoảng trống quyền lực” hiếm có, Chiêm Thành liền tổ chức nhiều cuộc tiến công “quấy nhiễu biên ải”.  Nhưng, mưu toan đó bất thành (5) . Liên tiếp trong hai năm 981 và 982, Lê Hoàn không chỉ kháng Tống mà còn bình Chiêm thắng lợi, bảo vệ trọn vẹn bờ cõi phía nam của Tổ quốc (6).

Và cũng từ đây, trong tầm nhìn của nhà Tiền Lê và các triều đại Lý, Trần... cùng với khu vực châu thổ sông Hồng, vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh với những địa danh cổ Ái Châu, Hoan Châu đã nổi lên thành một khu vực địa chiến lược hết sức quan trọng. (7)

 
______________________
(1) Sakurai Yumio: Thử phác họa cấu trúc lịch sử - địa khu vực Đông Nam á (Thông qua mối liên hệ giữa biển và lục địa). Tạp chí Nghiên cứu Đỏng Nam á. số 4. 1996.
(2) Jan M. Pluvier: Historical of South-East Asia. E.J. Brin. Leiden. 1995. p.4
(3) Georges Maspéro: Le Roannle de Champa (Vương quốc Chăm pa). Tư liệu Khoa Lịch sử. Trường ĐH KHXH & NV. ĐHQG HN, số LS-TL 0118. tr.15 

(4) Trong tác phẩm Lịch sử Đông Nam á, nhà sử học người Anh D.G.E. Han viết: sau khi nhà Tấn sụp đổ vào thế kỷ V. người Chăm đã tiến hành một loạt các cuộc tiến công vào Bắc Kỳ khiến cho viên thủ hiến Trung Hoa buộc phải cầu cứu triều đình Trung Quốc. Năm 431, quân Trung Quốc tấn công nước Chăm pa bằng đường biển nhưng bị đẩy lùi”. Lịch sử Đông Nam  . Nxb Chính trị Quốc gia. HN. 1997. tr.65. Đến năm 446. viên thứ sử Giao Châu thuộc nhà Tiền Tống là Đàn Hoà Chi đã đem quân đánh Lâm Ấp. thắng, cướp đoạt nhiều của cải, cướp phá kinh đô rồi rút về”. Xem Lương Ninh: Lịch sử Vương quốc Chămpa. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 2004. tr. 18. Theo D.G.E.Han thì trong trận này quân Trung Quốc đã cướp được một khối lượng vật chất trị giá 100.000 pao vàng nguyên chất.
(5) Theo G. Coedes thì năm 972 vua Chăm pa Paramesvaravannan lên ngôi. ông là người có quan hệ rất mật thiết với Trung Quốc. Chỉ trong các năm 972-979 Chăm pa đã cử ít nhất 7 sứ đoàn sang nhà Tống. “ông cũng là vị vua Chăm pa đầu tiên gặp những phiền toái trong quan hệ với Đại Cồ Việt - một vương quốc mới giành được độc lập”. Điều chắc chắn là Chăm pa hiểu rất rõ tình hình chính trị của nước ta lúc đó. Xem G. Coedes: The hidiamzed S’a’es ofsontheast Asia, University of Hawaii Press. Honolulu, 1968, p. 124. 
(6) Về sự kiện này Toàn thư viết: “Vua thân đi đánh Chiêm Thành, thắng được. Trước đó vua sai Từ Mục, Ngô Tử Canh sang sứ Chiêm Thành, bị người Chiêm bắt giữ. Vua giận, sai đóng chiến thuyền, sửa binh khí, tự làm tướng đi đánh. chém Bê Mi Thuế tại trận. Chiêm Thành thua to. Bắt sống được quân sĩ của chúng nhiều vô kể, cùng là kỹ nữ trong cung trăm người và một nhà sư người Thiên Trúc, lấy các đồ quý đem về, thu được vàng bạc của báu kể hàng vạn; san phẳng thành trì. phá huỷ tông miếu, vừa một năm thì trở về kinh sư”. Toàn thư Sđd. Tập 1. tr.222. Theo việt sử lược thì: vua giận dữ, tự làm tướng đi dẹp Chiêm Thành chém được vua nó là Phi Mê Thuế. Toàn thư chép là Bê Mi Thuế. Xem: Trần Quốc Vượng (dịch): Việt sử lược. Nxb Văn Sử Địa. HN. 1960. tr.56.
(7) Năm 983, Lê Hoàn sai đào kênh từ núi Đồng Cổ (thuộc xã Đan Nê huyện Yên Đỉnh tỉnh Thanh Hoá) đến sông Bà Hoà (xã Đồng Hoà. huyện Tĩnh Gia, Thanh Hoá). Việt sử lược viết: xưa Vua đi đánh Chiêm Thành, qua núi Đồng Cổ đến Bà Hoà, thấy đường biển hiểm trở khó đi lại, sai người đào cừ.  Do đó thuyền bè đi lại dễ dàng”. Việt sử lược. Sđd, tr.56. Đến năm 1003, Lê Hoàn lại sai vét kênh Đa Cái hay còn gọi là kênh Hương Cái nối kênh Sắt với sông Lam. Nghệ An. Năm 1009. ông tiếp tục cho đào sông ở Châu Ái. Thanh Hoá. Những con kênh và hệ thống sông đào này vừa là để phát triển kinh tế vừa nhằm tạo nên những tuyến giao thông huyết mạch, an toàn cho các hoạt động quân sự. quản lý hành chính. 

UyenNhi05:
Về sau, đây không chỉ là một hậu phương lớn của nhiều triều đại, địa bàn đứng chân của nhiều cuộc khởi nghĩa yêu nước mà đồng thời còn giữ vị thế phên giậu phía nam của quốc gia Đại Việt.

Ở phía tây của Phù Nam, từ thế kỷ VI-VII cũng đã nổi lên một quốc gia của người Khmer lấy việc khai thác lâm nghiệp và khai phá đồng bằng miền trung sông Mekong làm căn bản.

Từ thế kỷ VII, Chân Lạp đã mở rộng ảnh hưởng của mình ra một vùng rộng lớn ở tây - nam Đông Nam á lục địa.  Dựa vào nền tảng kinh tế nông nghiệp, được dẫn dắt bởi hệ tư tưởng Phật giáo hoà trộn với những yếu tố Bà La Môn giáo và cả Hindu giáo... từ thế kỷ IX, văn minh Angkor đã toả sáng rực rỡ với hai viên ngọc quý là Angkor Vát và Angkor Thom, khắc hoạ sâu đậm sắc thái của văn hoá bản địa hoà trộn với những giá trị đặc thù của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Ấn. 

Ở vùng biển phương Nam, trên đảo Java và Sumatra, từ những thế kỷ đầu Công nguyên cũng đã dần hình thành một số tiểu quốc mà chủ nhân là người Mã Lai - đa đảo (Malayu - Polinesians). Vào thế kỷ VI, quá trình thống nhất các tiểu quốc đồng thời là các nhà nước sơ khai trên các đảo phương Nam diễn ra hết sức mạnh mẽ.

Hệ quả lớn nhất có thể thấy được là vào thế kỷ VIL-VIII, ở Java và Sumatra đã xuất hiện các vương quốc có nhiều ảnh hương với khu vực như Srivijaya, Sailendra. Cư dân Java nổi tiếng là những người đi biển giỏi, có kỹ thuật đóng thuyền đạt trình độ cao đồng thời cũng sớm thiết lập mối quan hệ với các quốc gia Đông Nam á lục địa. (1) 

Họ cũng chính là những kiến trúc sư và nghệ nhân tài hoa xây dựng nên công trình kiến trúc tôn giáo Borobudur kỳ vĩ ở đồng bằng Ke du vào giữa thế kỷ VIII (2).

Phác dựng như vậy để thấy rõ, cho đến thế kỷ thứ X, do những hoàn cảnh và điều kiện lịch sử, xã hội khác biệt, ở Đông Nam á cũng đã sớm hình thành những nền văn hoá và một số vương quốc có tầm ảnh hưởng tương đối rộng lớn.

Mặc dù hệ thống kinh tế đối ngoại Trung Quốc và văn minh Trung Hoa cũng đã lan toả đến khu vực nhưng cho đến khoảng thế kỷ XIII, các nền văn hoá này vẫn chủ yếu tiếp nhận nhiều giá trị sâu đậm của văn minh khu vực Tây Nam á trong đó đặc biệt là tư tưởng, tôn giáo Ấn mà dòng chủ lưu là Phật giáo.

Các vương quốc đó đều có mối liên hệ mật thiết với khu vực kinh tế Tây Nam á trong đó đặc biệt là trung tâm Nam Ấn nơi có những thương cảng quốc tế nổi tiếng như Ankamedu.  Trong khi đó. cho đến thế kỷ X. xét trên nhiều góc độ, do sự trấn áp liên tục của phương bắc, lịch sử Việt Nam đã diễn ra trong một bối cảnh hết sức đặc thù.

Những nhân tố kinh tế - xã hội như hoạt động kinh tế, thiết chế chính trị, văn hoá... đã không thể phát triển một cách tự nhiên. Do vậy, cho đến thế kỷ X. ảnh hưởng, của quốc gia Đại Cồ Việt đối với khu vực còn nhiều hạn chế. Dân tộc ta cũng chưa thể đóng góp cho văn hoá khu vực một hệ thống thuỷ nông quy mô lớn hay những công trình kiến trúc tôn giáo kỳ vĩ.

Điều mà cha ông ta để lại cho cháu con hậu thế là tinh thần và ý chí bất diệt về chủ quyền của một dân tộc. Trải qua hơn một thiên niên kỷ chịu ách nô lệ của ngoại xâm nhưng ý thức về nền độc lập dân tộc vẫn không ngừng được hun đúc, tôi rèn.

Sức sống văn hoá, bản sắc văn hoá được bảo tồn trong các làng quê, công xã nông thôn và sự huyền nhiệm” (3) về một thời đại lập quốc với các Vua Hùng và Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc... đã đem lái sự trường sinh cho dân tộc.

Sức sống đó cùng với những chiến công vang dội của thế kỷ X đã mở ra cho đất nước ta một vận hội phát triển mới, tạo nên những động lực mạnh mẽ trong việc phục hưng văn hoá dân tộc. thúc đẩy những phát triển trội vượt hết sức mãnh liệt của các triều đại Lý, Trần, Lê đồng thời là nhân tố thiết yếu đưa dân lộc ta lên vị thế của một quốc gia cường thịnh ở Đông Nam á chỉ trong khoảng một thời gian tương đối ngắn sau đó.


___________________
(1) Nguồn tư liệu sớm nhất của nước ta viết về quan hệ với các quốc gia long khu  vực là Đại Việt sử ký toàn thư. Năm 1149, thời vua Lý Anh Tông (11 36- 1175 ): “Mùa xuân. tháng 2. thuyền buôn ba nước Trào Oa, Lộ Lạc.  Xiêm La vào Hải Đông, xin cư trú buôn bán, bèn cho lập trang ở nơi hải đảo, gọi là Vân Đồng để mua bán hàng hoá quý, dâng hiến sản vật địa phương”.  Toàn như. Sđd. Tập 1. tr.317. Từ góc độ nghiên cứu lịch sử thương mại châu á, chúng tôi cho rằng nam 1149 không thể là lần đầu tiên thuyền buôn từ Đông Nam á trong đó có Java mới đến giao thương với Đại Việt. 
(2) Kenneth R. Han: Marimte trade and State Development ín Early Southeast Asia. Uniersity of Hawaii press: 1985. p. 109
(3) Trần Quốc Vượng. Nhớ về Đất Tổ trong : Theo dòng lịch sử - Những vùng đất, Thần và Tâm thức người Việl. Sđd. tr.5.



- HẾT -

Navigation

[0] Message Index

[*] Previous page