Bối cảnh định đô Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn
UyenNhi05:
Quân sĩ nghe vậy đều hô vạn tuệ!
Thái hậu thấy mọi người vui lòng quy phục bèn sai lấy áo long cổn, khoác lên người Lê Hoàn, mời lên ngôi hoàng đế. (1)
Như vậy là sau hơn nửa năm làm Phó vương nhiếp chính, cho đến lúc này, khi lực lượng chống đối (hay hiểu nhầm?) như Nguyễn Bặc, Đinh Điền. . . đã không còn nữa, đất nước đang đứng bên bờ vực mất còn của hoạ ngoại xâm, và chỉ khi “mọi người vui lòng quy phục” , Lê Hoàn mới chính thức lên ngôi.
Cuộc chuyển giao ngôi vua từ triều Đinh sang Lê - đến thời điểm này đã diễn ra như có bàn tay của đạo diễn bậc thầy. Sau khi Lê Hoàn lên ngôi, cựu hoàng đế - cậu bé Đinh Toàn 6 tuổi được giáng phong mà thực chất là trở về vị trí cũ làm Vệ vương.
Hai mươi mốt năm sau, năm 1001, khi cùng Lê Hoàn tấn công lực lượng chống đối ở miền Cử Long (vùng Lạc Thuỷ - Thanh Hoá), Vệ vương Đinh Toàn đã hy sinh tại trận khi 28 tuổi.
Tiếp tục tinh thần từ triều Đinh, những trí thức hàng đầu của quốc gia như thiền sư Pháp Thuận, Ngô Chân Lưu (933- 1011). . . càng được Lê Hoàn trọng dụng . Thiền sư Pháp Thuận (915-990) trong buổi đầu khi nhà Tiền Lê mới sáng nghiệp, sư có công bàn hoạch định sách lược. Khi thiên hạ thái bình sư không nhận chức tước của triều đình phong thưởng, vua lại càng thêm kính trọng, thường không gọi tên, mà gọi là Đỗ Pháp sư, thường uỷ thác cho sư các công việc văn hàn. . . Vua từng hỏi sư về vận nước ngắn dài”. (2)
“Trong văn kiện bang giao lúc bấy giờ, như bức thư xin nối ngôi của Vệ vương Toàn thấy được bút pháp uyển chuyển khúc chiết, đúng thể cách. Cho đến câu thư nối vần thiên nha, khúc ca tiễn sứ giả, tình tứ sắc bén đầy đủ, dù văn nhân, từ khách ngày nay cũng không hơn được” (3)
Đại sư Khuông Việt Ngô Chân Lưu (933 - 1011) - người đã được vua Đinh Bộ Lĩnh phong chức Tăng thống, ban hiệu Khuông Việt đại sư từ năm 971 , tiếp tục được sự kính trọng đặc biệt của Lê Hoàn “phàm các việc quân quốc triều đình, sư đều được tham dự .
Thời đại Lê Hoàn ngoại giao Việt-hán không chỉ trước, trong và sau chiến tranh xâm lược của nhà Tống (981) đã được phát triển đến một tầm cao mới. Một trong những nguyên nhân quan trọng của thành công này, vì Lê Hoàn đã tin cậy, trao phó cho các đại trí thức như Khuông Việt Ngô Chân Lưu, Pháp Thuận . . .
Chính thiền sư Vạn Hạnh (?- 1018 ) - người thiết kế, tổ chức tài giỏi - trụ cột của Lý Công Uẩn, của kinh thành Thăng Long khái mở thập niên đầu tiên của thiên niên kỷ mới, cũng đã được vua Lê Hoàn “đặc biệt tôn kính” (4). . .
___________________
(1) Dẫn theo: Thiền uyển tập anh. bản dịch của Ngô Đức Thọ. Nguyễn Thuý Nga. Phân viện Phật học và Nxb Văn học. N. 1990.
(2) Ngô Thì Sỹ. Đại việt sử ký tiền biên . Q. 1 . tờ 24b. Sđd. tr. 171
(3) Thiền uyển tập anh. Sđd.
(4) Tham khảo Nguyễn Hữu Sơn: Loại hình tác phẩ’/1 Tniền n ăn tạp anh. Nxb KHXH. H.2003 và báo cáo: Lê Hoàn với Phật giáo và văn hóa - văn học Phật giáo thời Lê Hoàn tại hội thảo.
UyenNhi05:
Trong triều đình Lê Hoàn có thái sư Hồng Hiến (?-988) là người Trung Hoa, “thông hiểu kinh sử, thường theo cuộc chinh phạt, làm quân sư, cùng là khuyên vua lên ngôi, mưu bàn việc nước có công lớn? vua tin dùng như tâm phúc” (1).
Nhận xét về đội ngũ trong triều đình nhà Tiền Lê thời Lê Hoàn, Ngô Thì Sỹ viết: “anh tài nước ta đời nào cũng có, thường không thiếu người dù không thấy được cụ thể nuôi dạy thành tài, không chép việc soạn thảo của các văn thần, nhưng Hồng Hiến do học rộng mà làm đến tam sư, sư Thuận, sư Chân Lưu làm cao tăng cũng đảm đương được trách nhiệm đối đáp (2).
Trong lịch sử của triều đình Việt Nam thời độc lập tự chủ, Lê Hoàn thuộc vào hàng ít ỏi các vị vua anh minh có bản linh và mềm tin dùng người - như là một mẫu mực về phương pháp sử dụng chuyên gia như vậy.
Trong thời điểm cam go nhất của vận mệnh quốc gia dân tộc từ viên Thập dạo tướng quân quen trận mạc, Lê Hoàn đã được tín nhiệm trao đám trách chèo lái con thuyền quốc gia.
Con thuyền Đại Cồ Việt dưới sự chèo lái của Lê Hoàn đã vượt qua mọi nguy hiểm khó khăn, cập bến vinh quang, mở ra kỷ nguyên “nam thiên lý thái bình” (trời Nam mở nền thái bình). Việc chuyển giao từ Đinh sang Lê, được thực hiện một cách ít đổ bể, đứt đoạn nhất. Sức mạnh dân tộc được tổ chức, “kết tinh thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nhấn chìm lũ cướp nước”.
Lê Hoàn không phải là vị vua mở đầu cho thời kỳ độc lập tự chủ của Việt Nam, không phải là vị vua thọ nhất, hay vị vua ở ngôi lâu nhất trong lịch sử các vương triều của quốc gia, nhưng nhiều hoạt động của Lê Hoàn đã trở thành điển lễ gây dựng, khơi mở những (truyền thống quý báu của văn hoá Việt Nam.
Dưới sự lãnh đạo của Lê Hoàn, sức mạnh của triều đình Tiền Lê, của quốc gia Đại Cồ Việt được thống nhất, nhân lên và phát huy chính là thông qua con đường đại đoàn kết, tập hợp phát huy mọi lực lượng quốc gia, trí thức của thời đại. Đó chính là cội nguồn, tâm điểm, đích thực trí tuệ, tài năng, nghị lực, nhân cách, bản lĩnh của Lê Hoàn.
* Trong vòng 25 năm từ cuối 979 đến tháng ba năm 1005.
Con thuyền Đại Cồ Việt dưới sự chèo lái của Lê Hoàn đã trải qua những thử thách nghiêm trọng nhất:
Việc chuyển giao từ Đinh sang Lê không bị đứt đoạn.
Tiềm năng, sức mạnh, trí tuệ dân tộc dưới ngọn cờ Lê Hoàn được tổ chức, phát huy, kết thành một làn sóng vô cùng thạnh mẽ, lướt qua mọi nguy hiểm khó khăn nhấn chìm lũ cướp nước. “Năm 981 và sau đó được tiếp tục nhân lên. phát huy trong hướng tới kỷ nguyên Nam thiên lý thái bình (Trời Nam mở thái bình)”.
Không phải là vị mở đầu cho thời kỳ độc lập tự chủ của Việt Nam.
Không phải là vị vua ở ngôi lâu nhất trong lịch sử các vương triều của quốc gia.
Nhưng nhiều hoạt động của Lê Hoàn đã trở thành điển lễ, gây dựng những truyền thống quý báu của văn hoá Việt Nam.
* Hơn sáu mươi năm, sớm tắm mình trong trường đời, trong cuộc đấu tranh gian khổ, sôi động và không mệt mỏi vì công cuộc thống nhất đất nước, bảo vệ độc lập dân tộc, kiến thiết và hưng thịnh quốc gia dân tộc, quy tụ và phát huy mọi tiềm năng sức mạnh, trí tuệ của quốc gia, đó chính là cội nguồn tạo nên sức mạnh, trí tuệ, nhân cách, bản lĩnh đích thực của Lê Hoàn, là con đường duy nhất để từ một cậu bé sinh vào đúng rằm tháng bảy năm 941, lại sớm bị mồ côi cả mẹ lẫn cha, với buổi thơ “trăm điều cô đơn, cay cực”,... trở thành một vị vua anh hùng, anh minh, rạng rỡ non sông không chỉ riêng của thế kỷ thứ X.
______________________
(1) Toàn thư, Q.1. tờ 9a. Sđd. tr.226.
(2) Ngô Thì Sỹ: Đại Việt sử ký biên.
UyenNhi05:
LÊ ĐẠI HÀNH VÀ SÓC THIÊN VƯƠNG
Nguyễn Vinh Phúc
Hội Sử học Hà Nội.
Thế là Lê Đại Hành vị vua quê ở Ái Châu, đóng đô ở Trường Châu lại có cơ duyên với thành Đại La tức Hà Nội ngày nay.
Xin bắt đầu từ một câu chuyện được ghi trong tập Lĩnh Nam chích quái, đó là Truyện quôc sư xây đền Sóc Thiên vương. Chuyện như sau:
“Thời Lê Đại Hành, Khuông Việt thái sư Ngô Chân Lưu thường lưu lạc tới hương Bình Lỗ (còn gọi là Vệ Linh Sơn), mến thích phong cảnh thanh u đẹp đẽ ở đây, bèn dựng một ngôi am mà ở.
Đêm, vào lúc canh ba, sư mộng thấy có vị thần đeo qua vàng, cưỡi ngựa sắt, tay trái cầm cây thương vàng, tay phải cầm bảo kiếm, theo sau tới hơn mười người, diện mạo đáng sợ, tới mà nói rằng: “Ta là Tỳ sa môn đại vương, kẻ theo sau đều là thần Dạ thoa. Thiên đế có sách sai ta tới Bắc quốc để bảo hộ hạ dân ở đó. Ta vốn có duyên với người, cho nên tới báo để ngươi biết”.
Thái sư kinh hoàng tỉnh dậy, nghe thấy trong núi có tiếng thét, trong lòng vô cùng sợ hãi, bèn vào thân núi, thấy một cây lớn có mây lành vây ở trên bèn sai thợ tới đốn để tạc tượng thần như hình dạng trông thấy trong mộng, rồi lập đền thờ, hương lửa cúng vái.
Năm Thiên Phúc thứ nhất, quân Tống vào ăn cướp, bên ta sai quân tới đền cầu khẩn. Khi ấy, quân Tống đóng ở thôn Tây Kết, hai bên chưa giao chiến, quân Tống trông thấy đã kinh hãi lui về giữ Đại giang, lại gặp lúc sóng nổi cuồn cuộn, giao long nổi lên mặt nước, quân giặc tan vỡ. Vua cảm sự anh linh của thần, bèn xây thêm miếu võ, phong làm Sóc Thiên Vương để trấn phương Bắc.
Đền ở xã Vệ Linh, huyện Kim Hoa, thường xuyên phụng thờ không bao giờ ngớt. Có người cho rằng Đổng Thiên vương sau khi dẹp được giặc, cưỡi ngựa sắt tới cây đa núi Vệ Linh thì lên trời chỉ để lại một cái áo. Tới nay người đời gọi cây này là cây thay áo”.
Trong câu chuyện trên, ta thấy có nhắc tới ở hương Bình Lỗ có núi Vệ Linh. Nhiều nhà nghiên cứu như Nguyễn Vinh Phúc, Lê Văn Lan đã xác định Bình Lỗ là khu vực nằm ven quốc lộ 3 ngày nay từ Phù Lỗ lên đến núi Sóc. Nay đoạn đường này dài 15 km.
Thuở trước một hương có phạm vi rộng ngang một tổng sau này. Như hương Thổ Lỗi đời Lý Thánh Tông, quê của Ỷ Lan, có thể kéo dài từ Sủi (Phú Thị) qua Dương Xá, Thuận Quang, xuống tận Như Quỳnh, đường dài cũng tới 10 km, ven quốc lộ 5, (do vậy các làng trên này đều nhận là làng quê của Ỷ Lan). Vậy hương Bình Lỗ là tên chung của cả một vùng từ núi Sóc xuống tới sông Cà Lồ và do đó sách Lĩnh Nam chích quái mới chú thích Bình Lỗ có núi Vệ Linh. Núi Vệ Linh tức núi Sóc, còn có nhiều tên nữa như núi Mã, núi Đền...
Ngày ấy hương Bình Lỗ nằm chắn con đường nam chinh của quân Tống và con sông Cà Lồ là dãy hào thiên nhiên để ngăn giặc, che chở cho Đại La. Mà theo thực tế lịch sử thì 4 đạo quân Tống không phải nhằm vào kinh đô Hoa Lư mà nhằm vào chính Đại La thành.
UyenNhi05:
Xin nhắc lại một số sự kiện chính:
Năm Thiên Phúc thứ nhất tức năm 981 Tống triều phát binh xâm lược Đại Cồ Việt. Ở mặt đường bộ, lực lượng tiến quân của Tống triều gồm hai đạo, một do Háu Nhân Bảo chỉ huy, một do Tôn Toàn Hưng chỉ huy. Về quan hệ giữa hai đạo quân này thì những cách chỉ định của sử Trung Quốc như:
“Hầu Nhân Bảo đem tiền quân trước”, và “Tôn Toàn Hưng đóng quân lại ở Hoa Bộ”. . . khiến có thể hiểu được rằng đấy là các bộ phận trước sau của một cánh quân cùng triển khai các hoạt động trên một hướng.
Tuy nhiên, căn cứ vào “trách nhiệm trọng thần để đảm nhận công việc” đánh lấy nước Đại Cồ Việt của Hầu Nhân Bảo, và với chi tiết: “Nhân Bảo thúc giục mãi nhưng Toàn Hưng không tiến binh”, thì rõ ràng Hầu Nhân Bảo là người phụ trách cả hai đạo quân khác nhau này, cũng như cả các đạo quân thủy bộ khác nữa. Với cương vị đó, Hầu Nhân Bảo đã chủ động tách ra một lực lượng bộ binh, thực hiện phương thức tiến binh tạo thành nhiều mũi nhọn, chọn con đường từ Ung Châu xuống miền rừng núi bây giờ thuộc Cao Bằng.
Đạo bộ binh do Hầu Nhân Bảo chỉ huy đại để đã theo con đường trùng với quốc lộ số 3 ngày nay mà “tiến lên trước”- như Tống sử đã ghi. Nó đã vượt được qua miền rừng núi phía Bắc nước Đại Cồ Việt, vượt được sông Cầu ở mạn Thái Nguyên ngày nay, để tràn qua miền trung du mà xuống tới rìa phía Bắc đồng bằng Bắc Bộ ngày nay, rồi sau đó mới “lui giữ Ninh Giang” tức sông Cầu - như Việt sử lược đã chép.
Đấy là mũi tiến quân thứ nhất trên mặt bộ của binh lực viễn chinh Tống triều. Nó, rất cần được sự hỗ trợ, yểm hộ của mũi tiến quân thứ hai trên mặt bộ của binh lực viễn chinh Tống triều, do Tôn Toàn Hưng chỉ huy. Đạo quân này - như Đại Việt sử ký toàn thư đã ghi, tiến binh theo ngả Lạng Sơn, Chi Lăng, đại để theo con đường trùng với quốc lộ số 1 ngày nay mà tràn xuống đồng bằng Bắc Bộ. Nhưng các điểm tiến quân xa nhất của nó trên trục đường này chỉ là Hoa Bộ rồi Đa La-như Tống sử đã ghi.
Hoa Bộ, theo sự chỉ dẫn của sách Quế hải ngu hành chí dẫn trong Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam tập 1, thì ở phía nam trại Thái Bình tức vùng Tả Giang, giáp biên giới Lạng Sơn và ở gần Quang Lang tức vùng Ôn Châu thuộc Lạng Sơn.
Theo tự dạng ghi chép của sách Tống sử thì Hoa Bộ có nghĩa là “bến sông Hoa”. Sách Đại Nam nhất thống chí, đoạn chép về sông Nhật Đức, tức sông Thương, có nói về một trong ba nguồn của sông này, là “từ khe nhỏ châu Ôn tỉnh Lạng Sơn vào phía tây Bắc huyện Hữu Lũng, chảy 12 dặm làm thành sông Hoá” (1, 2).
Về cả tự dạng và nhất là về phát âm, trong ngôn ngữ, văn tự Trung Quốc, Hoa và Hóa rất gần nhau. Vì vậy “bến sông Hoa” cũng có thể hiểu là “bến sông Hóa”. Do đó, Hoa Bộ có thể là vùng sông Hóa, gần phía nam Chi Lăng, trên quốc lộ số 1 ngày nay.
Còn Đa La thì phải tìm ở phía nam Hoa Bộ, cũng trên trục quốc lộ số 1 bây giờ, Đa La là tên chỉ thấy ở nguồn sử liệu Trung Quốc. Chắc chắn đó là một tên phiên âm. Do đó, Đa La có thể là vùng Đa Mai (Đa Mỗi) gần Bắc Giang ngày nay, trên sông Thương. ở đó còn nhiều truyền thuyết về sự tích đánh giặc phương Bắc (3).
Đấy là những con đường và địa điểm có thể xác định được tươngđối rõ, liên quan đến hai mũi tiến quân trên mặt bộ của Tống triều. Cùng trên mặt đường bộ có thể còn có một đạo quân nữa, chưa được nghiên cứu thấu đáo. Đó là đạo quân do tướng Trần Khâm Tộ chỉ huy.
___________________
(1) Đại Nam nhất thống chí, Quyển XIX.
(2) Nguyễn Đổng Chi: Kho tàng chuyện cổ tích Việt Nam. Tập 1. Lê Thị Nhâm Tuyết : Phụ nữ 7 Việt Nam qua các thời đại. Hà Nội. 1975 , tr. 11 .
(3) Ý kiến của Lê Văn Lan trong bài: Bức tranh chiên cuộc mùa xuân 981 trong sách Lê Hoàn do Sở VH-TT Thanh Hoá xuất bản, 1985.
UyenNhi05:
Tất cả sử cũ của ta thống nhất ghi nhận Trần Khâm Tộ là tướng đứng đầu một đạo quân mà vào mùa xuân tháng ba năm Tân Tỵ (981) đã tiến đến Tây Kết. Nhưng các sử thần nước Việt thời xưa đều không nói thêm dòng nào về vị trí của địa điểm Tây Kết. Các tác giả Việt sử thông giám cương mục thậm chí còn chua: “Tây Kết, không rõ ở đâu,, Chỉ đến thời gian gần đây, một số dịch giả và người làm chú thích cho các bản dịch Việt văn của Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư, cùng một số nhà nghiên cứu khác, mới đoán định hoặc xác định vị trí của địa điểm này, là ở trên sông Hồng, phía đông nam Hà Nội, trùng với nơi đã diễn ra các trận đánh lớn chống quân Nguyên ở thời Trần”.
Như vậy, trận đánh Tây Kết là diễn ra trên mặt trận đường bộ, ở phía Bắc Hà Nội ngày nay, chứ không phải trên hướng đường thủy, ở phía nam Hà Nội bây giờ. Do đó, ở hướng đường thủy có một đạo quân Tống triều, xuất phát từ Liêm Châu (Quảng Tây) theo đường sông Bạch Đằng mà vào Đại Cồ Việt, do Lưỡng Lưu Trừng chỉ huy - như các nguồn sử liệu Trung Quốc và Việt Nam đều thống nhất ghi nhận.
Nhưng, dù là còn phải tiếp tục tìm kiếm xác minh từng đạo binh, từng vị trí tiến quân của lực lượng viễn chinh Tống triều, đến đây, đã có thể ghi nhận một tình hình chung, thật rõ ràng là: với các mũi tiến quân thủy bộ lợi hại - tiến đánh nước Việt từ nhiều hướng và bằng nhiều đạo quân khác nhau. phương thức này trước đây, kể từ cuộc hành binh của Mã Viện năm 43 đến cuộc ra quân của Hoàng Thao năm 938, đều chưa thấy ứng dụng. Nhưng từ đấy trở về sau, phương thức này đã hóa thành quen thuộc đối với các thế lực thống trị, bành trướng Trung Quốc, gần như đến mức quy luật, khi tấn công xâm lược nước Việt.
Các mũi tiến quân của Tống triều như thế sẽ kết thúc và nhân bội sự lợi hại của nó bằng cách hợp điểm, hội sư. Xét các hướng phóng tới của cả bốn đạo thì quân Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng, Trần Khâm Tộ, Lưu Trừng thì thấy rõ cái đích nhắm vào đầu tiên của tất cả các mũi tiến binh, nơi chúng phải hợp điểm, hội sư không phải là kinh đô Hoa Lư của nước Đại Cồ Việt khi ấy, mà lại là vùng Đại La, tức là vùng Hà Nội bây giờ.
Hẳn là miền đất này, tuy 30 năm sau mới được chính thức ghi nhận vào văn bản “là nơi thắng địa, muôn vật phong thịnh tốt tươi, bốn phương tụ họp”, nhưng đến lúc ấy, đã thực sự trở thành miền đất chiến lược có vị trí trung tâm đất nước như thế rồi. Và như thế, cũng hẳn là, trong chiến lược của giặc, chiếm được xong miền đất ấy thì rồi cũng sẽ dễ dàng thanh toán nốt Hoa Lư.
(Nếu như còn có thuyết cho rằng chữ Ngân Sơn ở Việt sử lược vốn là chữ Lãng Sơn bị người dịch dịch sai, do đó Hầu Nhân Bảo không phải vượt biên giới ở Cao Bằng, qua Ngân Sơn mà xuống, theo con đường trùng với quốc lộ 3 ngày nay, mà là vượt biên ở Lãng Sơn (tỉnh Quảng Ninh) và tiến theo con đường trùng với quốc lộ 18 ngày nay, thì dù có thế nữa vẫn là hắn ta trước tiên nhằm vào Đại La).
Trong tình hình này, dễ dàng nhận ra đối sách quân sự của quân dân Đại Cồ Việt và vị vua - tổng tư lệnh Lê Hoàn. Đó là không chờ đánh địch ở khu vực kinh thành Hoa Lư, mà đưa các lực lượng ra vòng ngoài, bảo vệ miền Đại La, không cho giặc hợp điểm, hội sư ở đấy, và như vậy tất phải chặn đánh chúng còn ở xa hơn nữa, tốt nhất là chẹn lại từng đạo quân của giặc ngay ở tuyến địa đầu, biến chúng thành những lực lượng cô lập để mà chọn lựa đánh tiêu diệt và quả nhiên đã lần lượt tiêu diệt cả 4 đạo quân đó.
Như vậy thành Đại La (Hà Nội nay) từng được Lê Hoàn tổ chức bảo vệ với một sự quan tâm đặc biệt. Chính sự thực lịch sử trên đã được thần linh hóa thành ra việc âm phù của vị thần mà Lê Đại Hành sau đó phong cho là Sóc Thiên vương.
Một chi tiết trong câu chuyện dẫn ở trên rất đáng chú ý là:
“Vua cảm sự anh linh của thần, bèn xây miếu sở”. Ngày nay ta đều biết không làm gì có sự anh linh thần bí nhưng Lê Đại hành cảm được sự anh linh và cho xây đền thờ là vua đã tận dụng tín ngưỡng dân gian đương thời để có thêm sức mạnh chiến đấu. Tức là thần linh cũng đã hiện lên để trợ giúp - gọi là âm phù - cho con người ta. Quan niệm đó vốn phổ biến trong dân gian xưa, thoạt nghe thì là quan niệm thần bí, nhưng nghĩ kỹ thì lại thấy có hiệu quả rất trần thế.
Vì sự thực thần linh đâu có làm thay cho con cháu. Nếu Lê Đại Hành không có binh hùng tướng dũng, nhất là không có đầu óc chiến lược tài tình sáng suốt thì làm sao mà đập tan bọn xâm lược. Cho nên tin vào việc thần linh âm phù chính là một hình thức củng cố tinh thần bằng cách gợi lại truyền thống của cha ông cũng là sức mạnh tinh thần của dân tộc ẩn tàng trong tâm thức của mọi người.
Cho nên Sóc Thiên vương chính là tượng hình lên sức mạnh dân tộc và Lê Đại Hành phong vương cho ông tức là sự ghi nhận biểu tượng anh hùng đó.
Sóc Thiên vương của núi Sóc, của Hà Nội. chính là một vị tướng vô hình của Đại Hành hoàng đế.
Navigation
[0] Message Index
[#] Next page
[*] Previous page