Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 11:21:51 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngày 17/02/1979  (Đọc 227500 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vovanha
Thành viên
*
Bài viết: 1575

Một thời để nhớ !


« Trả lời #110 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2009, 08:37:15 am »

[quote author=dongminhkh link=topic=5143.msg75748#msg75748 date=1234056144

Thế là thế nào bác Hà....
Sao con gái quất ngựa truy phong được nhỉ?  Grin
Còn em thì bị cho làm trò khỉ leo cây!  Shocked Cheesy

[/quote]
Cô nàng bị quất ngựa truy phong ở thể bị động mà ..
Cô nàng đang ở Ninh Hòa gần chỗ ông đó
Logged

Quy Nhơn ! Thành phố nhỏ hơn những gì nó có.Thơ bốn câu không quá hai mươi chữ. Rung chân trời một cánh yến mảnh mai. Con đường nghiêng em hát bên tôi. Gió và tóc...nắng và nước mía .
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #111 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2009, 06:17:03 pm »

........... chia sẻ với bác baoleo trong tình cảnh hiện tại.. nhưng tình yêu người lính cuối cùng sẽ thắng, như nó đã từng chiến thắng tất cả.

Cảm ơn các đồng đội đã chia xẻ.
Thời trai trẻ đánh trận, đồng đội ta đã chia lửa cùng nhau.
Thằng lính Tây Nam thương thằng phía Bắc, giá rét, pháo thù.
Thằng lính nơi Bắc ải lại thương thằng Tây Nam, mưa rừng, đạn lửa.
Lính Tây Nam truy quét mạnh, những mong nơi địa đầu biên giới, lính Bắc được ngơi tay.
Lính miền Bắc ải lại mong nhận được nhiều pháo thù, đặng giặc quan thầy hết pháo đạn cho lũ Pot em.
Bây giờ, chúng mình không còn đội mũ, đeo sao. Nhưng chia xẻ khó khăn vẫn ấm tình đồng đội.
Ở tận sông Hồng, vẫn biết quê anh có Vàm Cỏ Đông.
Logged
Cao Sơn
Moderator
*
Bài viết: 539



« Trả lời #112 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2009, 06:18:13 pm »

Năm 1979 em còn bé, nhưng đón nhận tin TQ xâm lược VN một cách háo hức cực kì.

Có thể bây giờ sau mấy chục năm hoà bình, chúng ta nhắc về chiến tranh với một góc nhìn đầy kinh hãi. Nhưng thời điểm đó, tất cả mọi người đều khá bình thản đón nhận như một sự việc tất yếu. Thói quen thời chiến chưa dễ gì bỏ qua sau 4 năm giải phóng, hơn nữa hằng ngày vẫn được nghe bản tin về cuộc chiến ở K.

Đến tận bây giờ những thói quen thời chiến, ngẫm cho kỹ thì vẫn còn vương vất trong đời sống thường nhật. Thì ngày ấy, chắc chắn nó còn tươi mới đậm sâu, và là cái nền để tâm lý mọi người không bị sốc.

Đó là nguyên nhân em cho rằng mọi người bình thản. Bình thản ở đây được đặt trong bối cảnh đất nước xẩy ra chiến tranh và bất ngờ, tức là không bối rối và hoảng loạn, chứ không phải sự bình thản như thể ta ngồi vỉa vẻ nhâm nhi lê cà phê đọc báo ngẫm sự đời.

Sự háo hức trẻ thơ của em rất ngô nghê: đó là em sẽ có cơ hội được cầm súng đánh giặc. Nói cho cùng thì đấy cũng là một dạng thói quen thời chiến.
Logged

BỐ ĐI CHIẾN ĐẤU, CÁC CON Ở NHÀ GIÚP MẸ LƯỚT SÓNG
claymore
Thành viên
*
Bài viết: 182


« Trả lời #113 vào lúc: 09 Tháng Hai, 2009, 01:19:25 pm »

Sáng nay em có đọc báo Sài Gòn Tiếp Thi ( tên thì không ăn nhập gì đến thời sự chính trị ) nhưng lại có hẳn 1 bài viết trang 6 nói về chiến tranh biên giới phía Bắc tựa đề " Biên Giới Tháng Hai ( 2009-1979) "
em tìm mãi không thấy link bài viết này trên báo SGTT điện tử
nội dung bài viết cũng khá chi tiết
nếu các anh có điều kiện tìm xem, do không có máy Scan nên không thể đưa bài viết này lên được ! mong các anh thông cảm.


..............
em đã tìm ra bài viết này trên Blog Osin's ( của nhà báo Huy Đức )
link :http://360.yahoo.com/blog-_Q78P6g5br89WVUa77qC3PG4
nội dung :

Biên Giới Tháng Hai (2009-1979)

Tháng Hai, những cây đào cổ thụ trước cổng đồn biên phòng Lũng Cú, Hà Giang, vẫn chưa có đủ hơi ấm để đâm hoa; những khúc quanh trên đèo Tài Hồ Sìn, Cao Bằng, vẫn mịt mù trong sương núi. Sáng 7-2 nắng lạnh, vợ chồng ông Nguyễn Văn Quế, 82 tuổi, nhà ở khối Trần Quang Khải 1, thị xã Lạng Sơn, ngồi co ro kể lại cái chết 30 năm trước của con trai mình, anh Nguyễn Văn Đài. Năm ấy, Đài 22 tuổi. Ông Quế nói: “Để ghi nhớ ngày ấy, chúng tôi lấy Dương lịch, 17-2, làm đám giỗ cho con”. Năm 1979, vào lúc 5giờ 25 phút sáng ngày 17-2, Trung Quốc nổ súng trên toàn tuyến biên giới Việt Nam, đánh chiếm từ Phong Thổ, Lai Châu, tới địa đầu Móng Cái.


“Những đôi mắt”


Hôm ấy, ông Quế không có nhà, vợ ông, bà Dự, bị dựng dậy khi bên ngoài trời hãy còn rất tối. Bà nghe tiếng pháo chát chúa ở hướng Đồng Đăng và phía dốc Chóp Chài, Lạng Sơn. Bà Dự đánh thức các con dậy, rồi 4 mẹ con dắt díu nhau chạy về xuôi. Tới ki-lô-mét số 10, đã quá trưa, bà rụng rời khi hay tin, anh Đài đã bị quân Trung Quốc giết chết. Anh Đài là công nhân đường sắt, thời điểm ấy, các anh đương nhiên trở thành tự vệ bảo vệ đoạn đường sắt ở Hữu Nghị Quan. Anh em công nhân trong đội của Đài bị giết gần hết ngay từ sáng sớm. Đài thuộc trong số 3 người kịp chạy về phía sau, nhưng tới địa bàn xã Thanh Hòa thì lại gặp Trung Quốc, thêm 2 người bị giết. Người sống sót duy nhất đã báo tin cho bà Dự, mẹ Đài.


Cùng thời gian ấy, ở bên núi Trà Lĩnh, Cao Bằng, chị Vương Thị Mai Hoa, một giáo viên cấp II, người Tày, mới ra trường, cũng bị giật dậy lúc nửa đêm rồi theo bà con chạy vào hang Phịa Khóa. Hàng trăm dân làng trú trong hang khi pháo Trung Quốc gầm rú ở bên ngoài, rồi lại gồng gánh theo nhau vào phía Lũng Pùa, chạy giặc. Chị Hoa không bao giờ có thể quên “từng đôi mắt” của dòng người gồng gánh ấy. Giờ đây, ngồi trong một cửa hàng bán băng đĩa trên phố Kim Đồng, thị xã Cao Bằng, chị Hoa nhớ lại: “Năm ấy, tôi 20 tuổi. Tôi nghĩ, tại sao mình lại chạy!”. Chị quay lại, sau khi thay quần áo giáo viên bằng bộ đồ chàm vì được những người chạy sau cho biết, rất nhiều người dân ăn mặc như cán bộ đã bị quân Trung Quốc giết chết. Từ trên đồi, chị Hoa thấy quân Trung Quốc gọi nhau ý ới và tiến vào từng đoàn.


“Cuộc Chiến 16 Ngày”


Ngày 15-2-1979, Đại tá Hà Tám, năm ấy là trung đoàn trưởng trung đoàn 12, thuộc lực lượng Biên phòng, trấn ở Lạng Sơn, được triệu tập. Cấp trên của ông nhận định: “Ngày 22 tháng 2, địch sẽ đánh ở cấp sư đoàn”. Ngay trong ngày 15, ông ra lệnh cấm trại, “Cấp chiến thuật phải sẵn sàng từ bây giờ”, ông nói với cấp dưới. Tuy nhiên, ông vẫn chưa nghĩ là địch sẽ tấn công ngay. Đêm 16-2, chấp hành ý kiến của Tỉnh, ông sang trại an dưỡng bên cạnh nằm dưỡng sức một đêm bởi vì ông bị mất ngủ vì căng thẳng sau nhiều tháng trời chuẩn bị. Đêm ấy, Trung Quốc đánh.


Ở Cao Bằng, sáng 16 tháng 2, tất cả các đồn trưởng Biên phòng đều được triệu tập về thị xã Cao Bằng nhận lệnh, sáng hôm sau họ tìm về đơn vị triển khai chiến đấu khi Trung Quốc đã tấn công rồi. Sáng 17-2, Tỉnh Cao Bằng ra lệnh “sơ tán triệt để khỏi thị xã”; đại đội 22 của thị xã Cao Bằng được trang bị thêm 17 khẩu súng chống tăng B41. Ngày 18-2, một chiếc tăng Trung Quốc có “Việt gian” dẫn đường lọt tới Cao Bằng và bị tiêu diệt. Nhiều nơi, chỉ khi nhìn thấy chữ “Bát Nhất”, người dân mới nhận ra đấy là tăng Trung Quốc. Đại tá Hà Tám công nhận: “Về chiến lược ta đánh giá đúng nhưng về chiến thuật có bất ngờ”. Tuy nhiên, Đại tá Hoàng Cao Ngôn, Tỉnh đội trưởng Cao Bằng thời kỳ 17-2, nói rằng, cho dù không có bất ngờ thì tương quan lực lượng là một vấn đề rất lớn. Phần lớn quân chủ lực của Việt Nam đang ở chiến trường Campuchia. Sư đoàn 346 đóng tại Cao Bằng nhiều năm chủ yếu làm nhiệm vụ kinh tế, thời gian huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trở lại chưa nhiều. Lực lượng cầm chân Trung Quốc ở tuyến một, hướng Cao Bằng, chủ yếu là địa phương quân, chỉ có khoảng hơn 2 trung đoàn.


Trong khi, theo tài liệu từ Trung Quốc, chỉ riêng ở Cao Bằng trong ngày 17-2, Trung Quốc sử dụng tới 6 sư đoàn; ở Lạng Sơn 3 sư và Lào Cai 3 sư. Hôm sau, 18-2, Trung Quốc tăng cường cho hướng Cao Bằng 1 sư đoàn và 40 tăng; Lạng Sơn, một sư và 40 tăng; Lào Cai, 2 trung đoàn và 40 tăng. Lực lượng Trung Quốc áp sát Biên giới vào ngày 17-2 lên tới 9 quân đoàn chủ lực. Ngày 17-2, Trung quốc tiến vào Bát xát, Lao Cai; chiều 23-2, Trung Quốc chiếm Đồng Đăng; 24-2, Trung Quốc chiếm thị xã Cao Bằng; ngày 27-2, ở Lạng Sơn, Trung Quốc đánh vào thị xã.


Thế nhưng, bằng một lực lượng nhỏ hơn rất nhiều, các đơn vị Biên giới đã nhanh chóng tổ chức chiến đấu. Theo cuốn “10 Năm Chiến Tranh Trung Việt”, xuất bản lần đầu năm 1993 của NXB Đại học Tứ Xuyên, quân Trung Quốc đã gọi con đường tiến vào thị xã Cao Bằng của họ là những “khe núi đẫm máu”. Đặc biệt, tiểu đoàn Đặc công 45, được điều lên sau ngày 17-2, chỉ cần đánh trận đầu ở kilomet số 3, đường từ Cao Bằng đi về xuôi qua đèo Tài Hồ Sìn, cũng đã khiến cho quân Trung Quốc khiếp vía. Những người dân Biên giới cho đến hôm nay vẫn nhớ mãi hình ảnh “biển người” quân Trung Quốc bị những cánh quân của ta cơ động liên tục, đánh cho tan tác. Đầu tháng 3-1979, trong khi hai sư đoàn 346, Cao Bằng và 338, Lạng Sơn, thọc sâu đánh những đòn vu hồi. Từ Campuchia, sau khi đuổi Pol Pốt khỏi Phnompênh, hai quân đoàn tinh nhuệ của Việt Nam được điều ra phía Bắc. Ngay sau khi Quân đoàn II đặt những bước chân đầu tiên lên Đồng Mỏ, Lạng Sơn; Quân Đoàn III tới Na Rì; Chủ tịch Nước ra lệnh “Tổng Động viên”… ngày 5-3-1979, Trung Quốc tuyên bố rút quân về nước.


Lào Cai, Sapa, Đồng Đăng, Lạng Sơn… bị phá tan hoang. Tại Cao Bằng, quân Trung Quốc phá sạch sẽ từng ngôi nhà, từng công trình, ốp mìn cho nổ tung từng cột điện. Nếu như, ở Bát Xát, Lao Cai, hàng trăm phụ nữ trẻ em bị hãm hiếp, bị giết một cách dã man ngay trong ngày đầu tiên quân Trung Quốc tiến sang. Thì, tại thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng, trong ngày 9-3, trước khi rút lui, quân Trung Quốc đã giết 43 người, gồm 21 phụ nữ, 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai. Tất cả đều bị giết bằng dao như Pol Pốt. Mười người bị ném xuống giếng, hơn 30 người khác, xác bị chặt ra nhiều khúc, vứt hai bên bờ suối.


Lặng Lẽ Hoa Đào


Ngồi đợi ông Nguyễn Thanh Loan, người trông giữ nghĩa trang Vị Xuyên, Hà Giang, chúng tôi nhìn ra xa. Tháng Hai ở đây mới là mùa hoa đào nở. Nghĩa trang có 1680 ngôi mộ. Trong đó, 1600 mộ là của các liệt sỹ hy sinh trong cuộc chiến tranh từ ngày 17-2. Ở Vị Xuyên, tiếng súng chỉ thật sự yên vào đầu năm 1990. Năm 1984, khi Trung Quốc nổ súng trở lại hòng đánh chiếm hơn 20 cao điểm ở Thanh Thủy, Vị Xuyên, bộ đội đã phải đổ máu ở đây để giành giật lấy từng tấc đất. Rất nhiều chiến sỹ đã hy sinh, đặc biệt là hy sinh khi tái chiếm đỉnh cao 1509. Ông Loan nhớ lại, cứ nửa đêm về sáng, xe GAT 69 lại chở về, từng túi tử sỹ xếp chồng lên nhau. Trong số 1600 liệt sỹ ấy, chủ yếu chết trong giai đoạn 1984, 1985, có người chết 1988, còn có 200 ngôi mộ chưa xác định được là của ai. Sau khi hoàn thành việc phân giới cắm mốc, cái pháo đài trên đỉnh 1509 mà Trung Quốc dành được và xây dựng trong những năm 80, vẫn còn. Họ nói là để làm du lịch. Từ 1509, có thể nhìn thấu xuống thị xã Hà Giang. Năm 1984, từ 1509 pháo Trung Quốc đã bắn vào thị xã.


Trên đường lên Mèo Vạc, sương đặc quánh ngoài cửa xe. Từng tốp, từng tốp trai gái H’mông thong thả cất bước du xuân. Có những chàng trai đã tìm được cho mình cô gái để cầm tay. Một biên giới hữu nghị và hòa bình là vô cùng quý giá. Năm 1986, vẫn có nhiều người chết vì đạn pháo Trung Quốc nơi đoạn đường mà chúng tôi vừa đi, nơi các cô gái, hôm nay, để cho các chàng trai cầm tay kéo đi với gương mặt tràn trề hạnh phúc.


Quá khứ, rất cần khép lại để cho những hình ảnh như vậy đâm chồi. Nhưng cũng phải trân trọng những năm tháng đã thuộc về quá khứ. Tháng Hai, đứng ở bên này cửa khẩu Chi Ma, Lạng Sơn, nhìn sang bên kia, thấy lừng lững một tượng đài đỏ rực mà theo các sỹ quan Biên phòng, Trung Quốc gọi là “ đài chiến thắng”. Trở lại Lạng Sơn, những chiếc xe tăng Trung Quốc bị quân và dân ta bắn cháy hôm 17-2 vốn vẫn nằm bên bờ sông Kỳ Cùng, giờ đã được bán sắt vụn cho các khu gang thép. Ở Cao Bằng, chúng tôi đã cố nhờ mấy người dân địa phương chở ra kilomet số 3, theo hướng đèo Tài Hồ Sìn, tìm tấm bia ghi lại trận đánh diệt 18 xe Trung Quốc của tiểu đoàn đặc công 45, nhưng không thấy. Trở lại Tổng Chúp, phải nhờ đến ông Lương Đức Tấn, Bí thư Chi bộ, nguyên huyện đội phó Hòa An, đưa ra cái giếng mà hôm 9-3-1979, quân Trung Quốc giết 43 thường dân Việt Nam. Ông Tấn cũng chính là một trong những người đầu tiên trở về làng, trực tiếp đỡ từng xác phụ nữ, trẻ em, bị chặt bằng búa, bằng dao rồi quăng xuống giếng. Cái giếng ấy bây giờ nằm sâu trong vườn riêng của một gia đình, không có đường đi vào. Hôm ấy, anh Tấn phải kêu mấy thanh niên đi theo chặt bớt cành tre cho chúng tôi chụp hình bia ghi lại sự kiện mà giờ đây đã chìm trong gai tre và lau lách.

Huy Đức


Bác claymore lần sau đừng để màu chữ khó đọc thế này nhé!

xin tiếp thu ý kiến của Mod a !
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Hai, 2009, 07:36:10 pm gửi bởi claymore » Logged

Cư An Tư Nguy--------------Chọn Lựa là Hy Sinh
Cao Sơn
Moderator
*
Bài viết: 539



« Trả lời #114 vào lúc: 09 Tháng Hai, 2009, 06:41:44 pm »

Trong đó, 1600 mộ là của các liệt sỹ hy sinh trong cuộc chiến tranh từ ngày 17-2. Ở Vị Xuyên, tiếng súng chỉ thật sự yên vào đầu năm 1990.

Tác giả viết thế này dễ khiến người đọc hiểu nhầm số liệt sỹ này hi sinh vào năm 79. Tất nhiên là đoạn sau có giải thích chủ yếu hi sinh 84,85.

Mà cái cậu quản trang mãi sau này mới làm ở đó, khi nghĩa trang đã di dời và qui tập. Lấy đâu ra cái không khí nửa đêm về sáng thấy xe chở tử sỹ tập kết ở nghĩa trang nhỉ.
Logged

BỐ ĐI CHIẾN ĐẤU, CÁC CON Ở NHÀ GIÚP MẸ LƯỚT SÓNG
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #115 vào lúc: 09 Tháng Hai, 2009, 09:51:15 pm »

Xin cám ơn baoleo, bạn tôi ơi, về những dòng hồi ức. Tự nhiên tôi thấy ghen (?) với anh em ngoài đó, do điều kiện mà có thể chứng kiến từng giấy phút rồi ghi lại sự bắt đầu của chiến tranh, cái mà trước đây ta thường thấy trong ăn học Xô viết. Trong Nam nó lặng lẻ len vào cuộc sống một cách không tuyên bố. Một cái gì đó khá gióng không khí của những Rasputin, K. Simov v.v. Những dòng viết đẹp. Tôi chợt nhớ tới truyện vừa "Chưa có tên anh trong danh sách".
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #116 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2009, 10:14:51 am »

Thôi, các bác ơi.
Ta không sa vào tranh luận ngoài lề nhé.
Hãy quay lại tập chung vào mặt trận chính: 17/02/1979.
Lạc sang vấn đề khác là bị phân tán lực lượng, bị sa vào âm mưu thâm độc của kẻ thù đấy  Grin
Vì lý do tế nhị, tại topic này em sẽ không đóng vai trò mod. Việc chặt chém là để các min, mod khác, các xếp min, mod nhé.
Các bác quay lại ngày 17/02/1979 đi ạ. Đã 30 năm, những nguời nhớ lại sự kiện này, trên con đường đến Văn Điển, cũng đang ở ngã ba, chỗ rẽ qua đường tầu rồi.
Logged
pain
Thành viên
*
Bài viết: 421



« Trả lời #117 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2009, 11:00:07 am »

Xin cám ơn baoleo, bạn tôi ơi, về những dòng hồi ức. Tự nhiên tôi thấy ghen (?) với anh em ngoài đó, do điều kiện mà có thể chứng kiến từng giấy phút rồi ghi lại sự bắt đầu của chiến tranh, cái mà trước đây ta thường thấy trong ăn học Xô viết. Trong Nam nó lặng lẻ len vào cuộc sống một cách không tuyên bố. Một cái gì đó khá gióng không khí của những Rasputin, K. Simov v.v. Những dòng viết đẹp. Tôi chợt nhớ tới truyện vừa "Chưa có tên anh trong danh sách".

Truyện này đã được dựng thành phim với tên: " Tôi,người lính Nga  " bác Nam ạ. Phim rất cảm động, nhất là lúc rạng sáng khi phát xít Đức nổ súng. Một bà mẹ già ôm con vào lòng và nói: Con ơi, điều chúng ta lo nhất cuối cùng đã xảy ra. Chi tiết cuối phim cũng vậy: Khi chàng lính từ hang chui ra, mắt đã nhòa, môi khô cháy... sĩ quan Đức hỏi: Tên gì?Cấp bậc? Đơn vị?... anh ấy chỉ nói: Tôi, người lính Nga! và bị bắn ngay trong khi viên sĩ quan Đức đưa tay chào theo nghi lễ.
Logged

Tôi chỉ có một ham muốn, một ham muốn tột bậc. Đó là không...ham muốn gì nữa!!!
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #118 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2009, 11:04:39 am »

"Tôi, người lính Nga" ... từ hang chui lên ... bị bắn ... đưa tay lên chào theo nghi lễ ... Huh
Tôi không nhớ mình đã xem phim nầy chưa, nhưng hình như quen quen. Xin cám ơn bạn.
Logged
pain
Thành viên
*
Bài viết: 421



« Trả lời #119 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2009, 11:10:40 am »

"Tôi, người lính Nga" ... từ hang chui lên ... bị bắn ... đưa tay lên chào theo nghi lễ ... Huh
Tôi không nhớ mình đã xem phim nầy chưa, nhưng hình như quen quen. Xin cám ơn bạn.

Hình như tiếng Nga đọc là: I a,Rat sia Sôndat. Em xin lỗi vì không rành tiếng Nga Grin. Viên sĩ quan Đức đưa tay chào do phục anh lính đó, qua mấy tháng chỉ trong hang, chui ra đánh du kích và quyết ko đầu hàng. Đức phải lùa một ông già Do Thái vào thuyết phục, nếu ko ra thì se hành hình cả gia đình ông già.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Hai, 2009, 11:25:49 am gửi bởi pain » Logged

Tôi chỉ có một ham muốn, một ham muốn tột bậc. Đó là không...ham muốn gì nữa!!!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM