Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 11:39:49 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngày 17/02/1979  (Đọc 227465 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ThangLong69
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 162


« Trả lời #70 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2009, 11:29:12 am »

     Tới năm 1979 trình độ dân trí Việt Nam đã tiến hơn nhiều so với thời kháng chiến chống Mỹ nhưng cách làm của các cơ quan thuộc ngành văn hóa tư tưởng, thông tin tuyên truyền tiến theo không kịp. Khi xảy ra chiến tranh biên giới phía Bắc 1979, bên thông tin tuyên truyền áp dụng một số bài đã cũ của cuộc chiến tranh trước nên có khi là phản tác dụng. Câu chuyện về em bé người dân tộc tên Đàm Văn Đức, 14 tuổi,  trên đường chạy nạn đã sử dụng súng B40  ( của anh bộ đội bị thương  ) bắn cháy xe tăng Trung Quốc là một ví dụ của cách xây dựng điển hình tiến tiến không có trong thực tế.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Hai, 2009, 11:31:07 am gửi bởi ThangLong69 » Logged
ThangLong69
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 162


« Trả lời #71 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2009, 11:37:24 am »

    Phim Đất mẹ thì có điểm tiến bộ hơn các phim được sản xuất thời chống Mỹ ở chỗ có cảnh lính ta thấy quân Trung Quốc tràn lên đông nghịt cùng xe tăng đã vứt súng bỏ chạy về phía sau.
Logged
anhkhoi
Thành viên
*
Bài viết: 311


« Trả lời #72 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2009, 11:59:12 am »

bộ phim "Thị xã trong tầm pháo" (hình như về thị xã Lạng Sơn). Chắc các bác nhà ta làm phim có phóng đại nhiều nên em thấy có cảnh 1 thằng lính TQ bị chỉ huy bắt chạy 1 đoạn rất dài dùng lưỡi lê đâm chết 2 em nhỏ VN chứ không được bắn để tiết kiệm 1 viên đạn cho "4 hiện đại hóa".

Em xin thắc mắc 1 chút : phim có 2 em bé Việt Nam bị lính TQ đâm chết bằng lưỡi lê hình như là phim “Đất mẹ”. Em nhớ mang máng như vậy vì em đã xem phim “Đất mẹ” ở rạp chiếu phim rồi. Phim này chiếu cảnh quân ta đánh nhau với quân TQ hấp dẫn lắm, có cảnh đồng bào phía bắc sơ tán vào 1 hẻm núi và bị quân TQ phun lửa vào nữa


Cảnh này trong phim Tuổi Thơ, phim này có cảnh tấn công biển người và em bé xách B40 bắn xe tăng.

Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #73 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2009, 02:13:58 pm »

Ngày 17/02/1979

Ngày 17/02/1979, bạn đang làm gì, ở đâu và bạn nhớ gì hoặc được nghe kể gì về ngày đó và những ngày tiếp theo ?
Để nhớ về một sự kiện lịch sử cách đây tròn 30 năm, xin các bác cùng có đôi dòng hồi tưởng về ngày đó.


(tiếp dòng hồi ức)

Ngày thứ hai của cuộc chiến tranh BG PB lần thứ nhất, ngày 18/02/1979.
Như có tiếng kèn hội quân thúc giục trong lòng, baoleo và 2 thằng nữa cùng hẹn gập nhau ở Ga Hàng Cỏ để đi tầu chuyến sớm nhất về đơn vị.
Sáng ngày thứ hai của cuộc chiến, không khí khác hẳn ngày thứ bẩy máu chảy về tim ngày hôm qua.
Mới ngay chiều ngày hôm qua, cũng tại ga Hàng Cỏ này, tuyệt đại dân chúng, trong đó có mình, còn đang hào hứng, nhàn tản trong một ngày an bình.
Cũng khác hẳn với vẻ vắng lặng tối hôm qua. Hôm nay hàng vạn cái đài phát thanh tranh nhau mở máy, đài nào cũng cho rằng mình có nhiều tin hơn đài kia.
Cũng hôm nay, ngay từ 6h30 sáng ngày 18/02, nhà ga Hàng Cỏ đã có bộ mặt khác hẳn. Tất cả dân chúng như đều hối hả, vội vã với vẻ mặt không thể nghiêm trọng hơn.
Vô vàn các đám người tụ tập lại thành các nhóm khác nhau, tuỳ theo nội dung tin đồn mà nhóm người đó thích. Kính thưa các loại tin. Chỗ này một tay ăn mặc không ra lính, cũng chẳng ra dân, đang ra tay chém gió: úi giời, cứ gọi là bình địa, tên lửa tầm xa của ta san phẳng Côn Minh rồi. Chỗ khác, một ông trung niên áo bông nhưng quần cộc: mất hết cả rồi, đến đêm hôm qua mới bám thùng được cái xe tải từ Lạng về đây, nay đang ra đây tìm xem có người nhà nào chạy kịp không.
Gạt ra ngoài tai các loại thông tin, tốp lính baoleo hối hả tìm xem có con tầu nào lên hướng Lao Cai để về Vĩnh Phú, về lại trường, về lại đơn vị cơ sở không.
Đến tận 10 giờ sáng, cả tốp tuyệt vọng khi phải thừa nhận rằng: ngày hôm nay, ngày thứ hai của cuộc chiến, sẽ không có bất cứ con tầu nào lên phía bắc, kể cả tầu hàng.
Khó khăn nào cũng phải vượt qua. Tốp lính baoleo quyết định: bắt xe buýt lên phà Chèm, từ đó đi bộ từ phà Chèm lên Vĩnh Yên, theo đường qua Thanh Tước. Đây là con đường có quãng đường đi bộ ngắn nhất từ Hà Nội đi Vĩnh Yên. May mắn thì có thể đi nhờ được xe tải.
Trong suốt cuộc đời lính, đó là cuộc hành quân bộ dài nhất mà baoleo đã trải qua. Có một điều cảm động là, từ phà Chèm lên, tụi mình đi bộ là lên hướng bắc, hướng biên giới. Chính vì thế, các em nhỏ, các mẹ già đều nhìn theo, thậm trí đi theo 1 đoạn, vì đấy là các chú bộ đội đang hành quân lên biên giới. Mặc giù đích của bọn mình chưa phải  là biên giới, nhưng bọn mình xin gửi những vinh dự mà bọn mình được ngộ nhận, cho các đồng đội đang ghì nòng AK nóng bỏng trên biên thuỳ.
Lính kiểng, cho giù nhiều đoạn được đi nhờ xe đạp, nhưng mãi đến hơn 9 giờ đêm, bọn mình mới về được đến đơn vị. Đây rồi, đơn vị của ta, vị trí của ta, ta đang trông chờ mệnh lệnh mà mọi người lính lúc này đều nghĩ đến.
Đã qua 2 ngày chiến tranh, chiến sự đã lan đến đâu rồi.

(còn tiếp)
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Hai, 2009, 10:17:13 am gửi bởi baoleo » Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #74 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2009, 08:06:21 pm »

Trích từ hồi ký của thiếu tướng Trần CHí Cường, nguyên Phó CHủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, thời điểm tháng 2/1979 là Phó giám đốc học viện Hậu cần, đưa đoàn học viên thực tập tại tuyến biên giới phía Bắc, huyện Mường Khương, tỉnh Hoàng Liên Sơn.
--------------

Sáng muộn. Mây mù và sương giăng đặc quánh, tưởng chừng có thể dùng dao xắn ra được. Tôi và đồng chí Huỳnh lái xe nghỉ trong phòng khách của huyện đội. Hồi chiều (ngày 16/2/1979 - chú thích của RX) cấp trên có lệnh xuống cấp báo động, vì cuộc đàm phán giữa ta và lực lượng cách mạng Campuchia vừa kết thúc bằng một hiệp ước hòa bình, hợp tác và hữu nghị. Tuy vậy tối đến người dân vẫn kéo nhau đi xem phim. Mọi sinh hoạt của vùng biên ải xem ra vẫn chưa có gì xáo động.

Ngày 17/2/1979

Trời đầy sương lạnh. Tôi dậy sớm. Kim đồng hồ chỉ 5h sáng.
Nhận được tin báo gấp có rất đông người từ phía bên kia biên giới đang tràn sang phía đất ta. Tôi hỏi đồng chí Khánh huỵên đội phó, đồng chí Xanh chính trị viên có vấn đề gì? Các đồng chí ấy cho biết vì xuống cấp báo động nên lực lượng cơ động của bộ đội biên phòng đang di chuyển. Tuy nhiên, với linh cảm và sự nhạy bén vốn có từ những năm tháng ở chiến trường, tôi cho anh em trong đoàn thu xếp gọn gàng mọi thứ. Sẵn sàng đợi lệnh. Tôi để đèn tiếp tục đọc sách, nhưng lạ, đọc không vào. Chữ nghĩa cứ chuội đi đâu mất.

Kim đồng hồ chỉ 6h. Trời vẫn chưa sáng hẳn. Lác đác có tiếng súng nổ ở nhiều nơi. Gần nhất là phía nông trường Thanh Bình và lâm trường Pha Long. Quãng một giờ sau có nhiều loạt súng rộ lên. Nghe rõ cả tiêng xe tăng và súng lớn bắn từng loạt. Thế là đối phương đã bất chấp tất cả,ngang nhiên nổ súng tân công vào đất nước ta trên toàn tuyến biên giới. Một lần nữa lịch sử các đạo quân phương Bắc nhiều lần xâm lược nước ta được tái hiện trước mắt tôi.
Quân đối phương đã vào được một số đường của phố huyện Mường Khương. Không còn đường lùi. Tôi lệnh cho đồng chí Triều lái xe phá máy chiếc xe Bắc Kinh và nhanh chóng nhập vào đơn vị chiến đáu. Hai đồng chí cán bộ cùng đi cho ba lô tài liệu đồ dùng lên vai.
Tiếng súng nổ như bắp rang, mỗi lúc một gần. Đồng bào và nhân viên các cơ quan của huyện Mường Khương hối hả chạy goặc. Một quang cảnh nhốn nháo, hoảng loạn.

Nhờ có trinh sát địa hình từ chiều hôm trước, bộ phận của chúng tôi  cũng đến được sở chỉ huy của tiểu đoàn Trấn Yên. Các đồng chí khác theo cơ quan chuyển về sau. Đứng trên 1 mỏm cao, tôi quan sát và đếm được 8 chiếc xe tăng đang chia làm 2 mũi lổm ngổm bò qua biên giới. Một tốp hùng hổ chọc thẳng vào phái Tây nông trường Thanh Bình. Tốpc còn lại vừa chỵa vừa bắn xối xả vào thị trấn Mường Khương. Cuộc chiến đấu tự vệ diễn ra có phần bất ngờ và bị động. Các lực lượng tại chỗ đánh trả thưa thớt . Không phải tốn nhiều thời gian , đối phương đã chiếm được tuyến các xã cũng như các cụm chiến đấu của lâm trường và nông trường của ta.
Logged
hp10/76
Thành viên
*
Bài viết: 135

Bị treo nick vì thô tục!


« Trả lời #75 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2009, 08:27:59 pm »

Ký ức của em về ngày 17/02 thì chẳng có gì, chỉ nhớ là được bố mẹ cho 2 anh em về quê chơi dài ngày (ở Ninh Bình). Sau đó, mới dần biết là đang có đánh nhau to ở biên giới. Mãi đến những năm 83-84 mới có khái niệm rõ nét về nó qua việc bố em phải đi công tác biên giới, rồi ông chú phải giữ chốt trên HG và bộ phim "Thị xã trong tầm pháo" (hình như về thị xã Lạng Sơn). Chắc các bác nhà ta làm phim có phóng đại nhiều nên em thấy có cảnh 1 thằng lính TQ bị chỉ huy bắt chạy 1 đoạn rất dài dùng lưỡi lê đâm chết 2 em nhỏ VN chứ không được bắn để tiết kiệm 1 viên đạn cho "4 hiện đại hóa".
- cobra về Ninh Bình đúng vào thời điểm đơn vị của bọn mình phải rút khỏi phố Rịa Nho Quan ra chốt ngay thị xã Ninh Bình . bọn mình đóng quân sát dọc theo bờ con sông chạy song song với đường 1 ở thị xã đó . sau 3 tháng thì lại rút về Rịa như cũ . bọn lính mình chẳng hiểu vì sao . chỉ biết có lệnh là đi , có địch là đánh . đã đánh là phải thắng . nhiệm vụ của người lính đơn giản mà hào hùng thế nhỉ
Logged
concuabaoto
Thành viên
*
Bài viết: 39


« Trả lời #76 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2009, 09:13:37 pm »

Năm 79 cháu chưa ra đời, nên không có kí ức gì về trận chiến đó. Đối với thế hệ chúng cháu, phần lớn đều không quan tâm đến chiến tranh, như thể nó chưa bao giờ càn quét qua đất nước này.

Đọc kí ức của chú Ba Leo cháu rất thích. Tuy rằng không có tiếng súng, không thấy chú hô xung phong xông lên ném lựu đạn, nhưng không khí của bài viết, diễn biến tâm lý của chú vẫn toát lên được tinh thần chiến đấu dũng cảm của người lính. Chú viết tiếp đi.
Logged

TA LÀ ĐỨA CON CỦA BÃO TỐ
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #77 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2009, 09:59:14 pm »

Bác baoleo viết hồi ức hay quá! Hồi năm 79 em còn nhỏ nên cũng không nhớ gì về ngày này nhưng em vẫn mong được đọc tiếp những dòng hồi ức của bác baoleo. Đọc và cảm nhận được không khí của ngày ấy Wink
Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #78 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2009, 10:59:45 pm »

Em không nhớ đó là buổi tin thời sự 6 giờ tối ngày 17 hay 18/2 năm 79. Chỉ nhớ là đang đi máy với đại đội 1 ở bên kia sông thị xã KP Ch'năng. Chỉ huy sở đại đội đóng trong cái lều vịt. bọn em lấy ván gác lên các gióng gang thấp làm giường nằm. Lúc đó sẩm tối, đang hội ý gồm bch C và các B trưởng thì đài phát tin này. Anh em lân la kéo nhau đến nghe ké thì ông Síu (CTV) nổi nóng đuổi tất về trung đội vì địch nó sắp đánh. Đêm nào cũng như đêm nào, cứ khoảng 7h đến 8h tối trở đi là bọn nó tập kích, khoan nhặt suốt cả đêm.
Hôm đó có vẻ như chúng nó (Pốt) cũng biết tin này nên đánh rát lắm! Bọn em chán chúng nó rồi, thường ít bắn trả nhưng đêm ấy thằng Thoan, lính Hà Nội b2 thế nào lại điên lên phụt quả B.40 chạm cành cây, nổ trước b có khoảng hơn chục mét. Lão Síu thấy hoả lực nổ gần chạy xuống trung đội. Lúc về thấy em, anh Ky, thằng Đồng, thằng Căn vẫn cứ nằm trong màn (trắng tinh) trên sạp, không đứa nào chịu dậy. Mọi hôm lão ấy cũng phớt nhưng hôm đó hắn bị tâm lý thế nào đó, giật tung hết màn của bọn em vo viên vứt xuống đất.
Mịe bọn dở hơi TQ nó làm mình mất giấc ngủ sướng. Hồi đó em đang tuổi lớn, thèm ăn thèm ngủ kinh khủng...
Logged
vovanha
Thành viên
*
Bài viết: 1575

Một thời để nhớ !


« Trả lời #79 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2009, 11:39:57 pm »

17 tháng hai năm 1979
  "Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới,
   gọi toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới,
   quân xâm lược bành trướng dã man đã giày xéo mảnh đất tiền phương,
   lửa đã cháy và máu dã đổ trên khắp dải biên cương.
   Đất nước của ngàn chiến công, đang sục sôi khí thế hào hùng.
   Những Chi Lăng Bạch Đằng Đống Đa đang gọi tiếp thêm những bản hùng ca.
   Việt Nam ôi đất Việt yêu thương,
   lịch sử đã trao cho người một sứ mệnh thiêng liêng,
   mang trên mình còn lắm vết thương người vẫn hiên ngang ra chiến trường,
   vì một lẽ sống cao đẹp vì mọi người, độc lập tự do!"

Tôi đang hồi tưởng lại bài hát để góp thêm một câu chuyện về BGPB, nhưng không thể nhớ toàn bài, chỉ nhớ được vài câu .. thì may quá bạn Thanhbinh@ đã post lên và ký ức trong tôi lại hiện về ...
Sáng hôm ấy...17/2/1979 tôi là người gác ca cuối cùng, trời đã hừng đông...tôi đi kêu anh em trong đơn vị thức dậy, bên K đang là mùa khô ve sầu kêu khủng khiếp và rất hay kêu rất đúng giờ..
Đi ngang qua BCH C tôi kêu Chính trị viên Nguyễn Tiến Chăn  ( nay nghỉ hưu ở Lập Thạch - Vĩnh Phú cũ ) và cả BCH thức dậy ngay, bất chợt tôi nghe giọng đọc của chị Kim Cúc trên đài tiếng nói Việt Nam " Mời đồng bào và các bạn nghe thông báo đặc biệt của BCHTW Đảng, HĐNN...." giọng đọc rất đanh thép và hào hùng,tôi nghĩ chắc có vị lãnh đạo nào của Đảng và Nhà Nước ta qua đời, nhưng lạ thay sao mà giọng đọc hùng hồn thế.
Thì ra Trung Quốc đã tấn công trên toàn tuyến 6 tỉnh BGPB nước ta ..Chính trị viên mở volumn to hơn và lát sau cả anh em đều ngưng làm vệ sinh sáng và tập trung về hầm BCH để nghe tin này . Cả một không khí nặng nề bao trùm lên toàn đơn vị ... suốt mấy ngày sau các anh em quê  ở BGPB đều có những lo âu hiện rõ trên khuôn mặt.
Thế nhưng vì hoàn cảnh lúc đó chúng ta mới giải phóng xong K và còn quá nhiều điều để làm, cả đơn vị phải tập trung tuần tra quanh khu vực dưới chân núi 606 có đền Preah Vihear, nên cũng không có nhiều quan tâm đến điều này, buổi chiều tranh thủ nghe bản tin lúc 6 giờ và ban sáng lúc 5 giờ, nhưng khi có bài hát này phát trên sóng tự nhiên tôi cảm thấy có một không khí khác ngay trong đơn vị và chiến tranh BGPB là một chủ đề " hot " nhất trong thời gian đó ..
Về SCH Trung đoàn, tôi thấy e trưởng Ma Thanh Toàn ( Trung tướng Tư lệnh Quân khu 2 mới nghỉ hưu 2008 ) lúc nào cũng đăm chiêu (ông quê ở Trấn Yên - Hoàng Liên Sơn ) và nhìn ông tôi hình dung ra cảnh " ngựa chiến bị chôn chân " thời đó chúng ta có bài Xã luận đọc trên đài TNVN có câu " Đừng có đùa giỡn với chiến tranh " nghe sao mà hay và khí thế quá .Sau đó một số anh em được chuyển vùng về ngoài đó trong đó có e trưởng Toàn và TMT e Đại úy Trần In.
Phía bắc chiến tranh.. Mặt trận Tây nam dầu sôi lửa bỏng trong đợt truy quét mùa mưa 1979, chẳng hiểu sao đất nước mình có thể vượt qua được trong thời kỳ đó. sau này khi coi bộ phim " Thị xã trong tầm tay " của Đạo diễn Đặng Nhật Minh cùng thư từ của anh em chuyển về bắc gởi vào, chúng tôi mới biết được và hình dung sự khốc liệt và những điều khó nói ra của chiến tranh...
Xin nghiêng mình trước các đồng đội " mùa xuân xưa đã ngã xuống nơi này .." và bái phục những người con đất Việt trên địa đầu chiến tuyến BGPB, đã anh dũng chiến đấu với sự khốc liệt của chiến tranh và khắc nghiệt của thời tiết cũng như những khắc khoải của cuộc đời ..
Xin chúc cho các anh em trên diễn đàn là các CCB của BGPB vẫn mãi là những người lính anh hùng của một thời khói lửa, là hậu duệ xứng đáng của Tướng quân Lý Thường Kiệt, cùng sẻ chia với anh em những khó khăn ngày xưa mà chúng tôi ở BGTN chưa làm được. Cầu chúc đất nước luôn thanh bình và phát triển như những người con đã nằm lại trong lòng đất Mẹ mong mỏi năm xưa .
Logged

Quy Nhơn ! Thành phố nhỏ hơn những gì nó có.Thơ bốn câu không quá hai mươi chữ. Rung chân trời một cánh yến mảnh mai. Con đường nghiêng em hát bên tôi. Gió và tóc...nắng và nước mía .
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM