Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 08:12:34 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngày 17/02/1979  (Đọc 227481 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #380 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2014, 07:54:17 am »

Thêm một câu hỏi, để cùng các bác nhớ về ngày 17/02/1979:

Có bác nào biết sự việc ở trong tấm hình này không Huh



Và Baoleo xin trả lời luôn, để các bác còn có thời giờ làm các việc quan trọng khác.

Đây là  chiếc Mig 19 (J6) của Trung Quốc.
Lúc đầu giờ chiều ngày 15-4-1979, phi công Trung Quốc Diêm Ổn Xương đã lái chiếc Mig 19 (J6) này, bay từ đảo Hải Nam – Trung Quốc sang Việt Nam.
Trong một nỗ lực tìm cách hạ cánh bắt buộc,  bằng cách trượt bụng trên cánh đồng lúa ven biển của đất  Hà Nam Ninh, Diêm Ổn Xương đã không thành công.
Chiếc Mig 19 (J6) này, không bị bất kỳ một loại hỏa lực phòng không nào của quân ta khai hỏa, bắn chặn tại thời điểm đó.
Chiếc Mig 19 (J6) do Diêm Ổn Xương lái, không trang bị bom, đạn trong thân máy bay. Phi công không đội mũ công tác như thông lệ. Không có bản đồ bay. Trong túi áo của phi công Diêm Ổn Xương, chỉ có 1 tấm ảnh 1 người con gái Trung Quốc.
Thi hài của Phi công Trung Quốc Diêm Ổn Xương, sau khi được lưu ở nhà lạnh Văn Điển, đã được trao trả ngay cho đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam (hix).
Còn xác chiếc máy bay, được đưa về, trưng bày ngoài trời, ở Bảo tàng Quân đội (đối diện tượng cụ Lê-Nin), trong một chủ đề ‘Triển lãm chiến thắng quân xâm lược bành trướng Bắc Kinh’.
Sau Hội nghị Thành Đô tháng 9/1990, đột nhiên, xác chiếc Mig 19 (J6) này biến mất. Lý do vì sao, đến giờ, vẫn còn là một bí mật quân sự.

Còn lý do chiếc máy bay, vì sao lại tự rơi trên đất ta, đến bây giờ, tất cả mọi giải thích, đều chỉ là giả thiết.

Thêm tý mầu cho nó sinh động :



Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #381 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2014, 09:58:41 am »

Ta có bị bất ngờ trong trận 17/02/1979 hay không?

Hiện nay, có một số bác, đang chứng minh rằng: ngày 17/02/1979, quân ta không bị bất ngờ, khi Trung Quốc tấn công.

Vậy, có một câu hỏi, mà baoleo tôi, sau 35 năm, và là người trong cuộc, rất mong được các vị ấy khai sáng. Đó là:
-Vậy, thì ta đã làm gì, khi biết trước được thông tin ấy.

Xin tham chiếu lại một số sự kiện lịch sử, khi ta biết trước quân thù tấn công.

1/ Chiến dịch đánh B 52, tháng 12/1972:
Ở tầm dài hạn, ta có dự đoán Mỹ sẽ dùng B52 đánh Hà Nội, càng gần thời điểm 18/12, khả năng này càng lớn, và nhân dân Hà Nội đã được thông báo và yêu cầu đi sơ tán, từ trước ngày 18/12.
Nhưng ở tầm ngắn hạn, ta đã dự đoán được chính xác luôn.
Ấy là vào chính ngày 18/12/1972, đạị đội 45, thuộc trung đoàn Ra đa 291 đã phát hiện và quả đoán báo lên cấp trên: ‘B52 bay vào Hà Nội’.
Cấp trên đã tin tưởng vào tin tức báo cáo, và đã phát lệnh báo động chiến đấu cho các đơn vị phòng không. Thậm trí, còi báo động phòng không ở Hà Nội, còn rúc lên 30 phút trước khi trận đánh bắt đầu.

Như vậy do biết trước, và thậm trí biết chính xác, Từ trên xuống dưới, đã có sự báo động chiến đấu sớm, bộ đội đã ra chiến hào 1, trước khi quân thù nổ súng, và nhân dân đã được đi sơ tán hoặc báo động xuống hầm trú ẩn.

2/ Chiến dịch Lam Sơn 719 tháng 3/1971:
Bằng nhiều nguồn tin, ta đã biết trước, địch sẽ đánh ra Nam Lào, củ tỷ luôn là trục đường 9.
Chính vậy, Bộ đã có sự chuẩn bị hàng tháng trời, như thành lập binh đoàn tác chiến, đưa thêm các sư đoàn thiện chiến, kể cả sư cúng cụ 308 vào. Một số đơn vị đang trên đường hành quân vào B2-B3, đã được ra lệnh lật cánh về đường 9. Thậm trí, tại một số điểm đổ quân dự kiến của địch, ta đã bố trí trước để đón lõng.

Như vậy do biết trước, và thậm trí biết chính xác, kết quả chiến dịch ‘Đường 9 Nam Lào’ dư lào, các bác đều đã biết.

Thế còn trận 17/02/1979, nếu biết trước, thì chúng ta đã làm gì?

Tạm bỏ qua tôi, là lính quèn. Tạm bỏ qua luôn, chị Hà là con Lưỡng quốc tướng quân Nguyễn Sơn, lúc đó là sỹ quan trong Bộ Tư lệnh TTLL. Tạm bỏ qua luôn, đại tá xe tăng Nguyệt, lúc đó là học viên trường Sỹ quan Tăng Thiết giáp. Cũng bỏ qua luôn Lê Kiên Thành là con trai cụ Lê Duẩn, khi đó là trung úy bên PK-KQ.
Tất cả những người này, đều nói là ta bị bất ngờ trong cuộc chiến 17/02/1979.

Cũng bỏ qua luôn, nguyên bí thư tỉnh Cao Bằng thời đó, cũng như phó chủ tịch tỉnh Cao Bằng hiện nay, đều nói là ta bị bất ngờ trong cuộc chiến 17/02/1979. Đến mức ỏ Cao Bằng, di tản vội đến mức quên cả con dấu của Uỷ ban Tỉnh, và những ngày đầu ở nơi sơ tán, khi ký cái gì, Tỉnh phải lấy dấu của Uỷ ban xã để chứng thực chữ ký.

Cũng bỏ qua luôn, tất cả các bài ký, khi viết về những ngày đó, kiểu như : - chợt thấy xe tăng Trung Quốc chạy qua sân tiểu đoàn bộ ; - nghe tiếng súng, chị Chiêm chạy lao lên đồn Pò Hèn ; -chiến sỹ gác báo cáo : quân địch đã tràn vào cổng đồn. V.v...

Thế thì, thưa các vị khai sáng, chính sử nào, nói rằng : đơn vị x, đơn vị y, đã được báo động ra chiến hào 1, trước khi quân địch tấn công, cho dù chỉ là 5 phút.

Nếu biết trước quân địch tấn công, tại sao không có kế hoạch sơ tán cho dân, tại sao không có kế hoạch sơ tán cho các cơ quan dân –chính-đảng, tại sao không có lệnh báo động chiến đấu cho các đơn vị ở tuyến 1, tại sao không có sự bố trí lại lực lượng để đón chờ tấn công.

Nếu biết trước, mà vẫn không làm các việc trên, người chỉ huy bị khép tội gì.

Hỡi các nhà khai sáng, xin chỉ giáo dùm.

Logged
kc135
Thành viên
*
Bài viết: 287


« Trả lời #382 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2014, 10:26:06 am »

về tấm hình của bạn Baoleo có 1 tài liệu khác nói là J6 này rơi vào khoản năm 1985,tôi ko rõ nữa,nên nhờ các bác xác nhận hộ.
ngoài ra có ngưới còn nói tay phi công này bỏ trốn sang Đài Loan(?),nhưng ko biết vì sao lại rơi ở VN.nói chung là mỗi người 1 ý,nghe loạn cả lên
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #383 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2014, 10:47:15 am »

về tấm hình của bạn Baoleo có 1 tài liệu khác nói là J6 này rơi vào khoản năm 1985,tôi ko rõ nữa,nên nhờ các bác xác nhận hộ.
.......

Tài liệu nào thế, xin bạn cho cái nguồn  Huh
Logged
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #384 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2014, 11:19:20 am »

Tấm hình này ấn tượng quá ,đáng lý không phải nằm ở đây nhưng dù gì ai đó lở post lên đây rồi -Thành ra bàn luôn về tấm hình này :



Theo tôi biết tấm này có từ thời lính Mỹ CÒN XÂM LƯỢC NƯỚC TA. (còn nguồn thì không nhớ báo nào đã đăng những năm ấy ) Cô này là gái mại dâm chuyên nghiệp vẩn thường bán dâm cho lính Mỹ tại các căn cứ đóng quân . Đã vậy lại nghiện xì ke ,trước khi hành lạc cùng tập thể lính Mỹ ,tất cả nhóm đều hít hê-rô-in với liều lượng lớn để tăng cảm giắc .

Ngày ấy trong quân đội xâm lược ,lính Mỹ vì sợ chết nên nghiện hút khá nhiều , liều dùng của lính Mỹ khác lứa trẻ bây giờ hút mỗi lần bằng tép nhỏ nhỏ . còn lính Mỹ dùng một lần một " coóng " (một lượng ) = 37 gram . y thị SẼ đổ cóng thuốc này lên mu bàn tay kéo dài lên đến khuỷu tay sau đó dùng mũi để hít lượng bột này . tạo cảm giác phê mạnh cho quên đời .

Cô này cũng bị phải thế , nhưng thể lực kém hơn gây sốc thuốc và chết ngay khi đang hành lạc .

ĐÁM LÍNH MỸ kia sợ trách nhiệm cho lên xe chở ra đồng vắng bỏ xác lại .

Vậy có mấy hàng còm với mấy bác cho vui .
Logged

bapchuoi
Thành viên
*
Bài viết: 121



« Trả lời #385 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2014, 12:03:49 pm »

Tấm hình kia thường được cắt xén để nhằm mục đích đánh lận, gian trá, đổi trắng thay đen ...

Tác giả: Steve Curtis là nhiếp ảnh gia dân sự, từ tháng giêng 1968 đến tháng 6 năm 1970 ông ở trong Thủy quân lục chiến Mỹ và chụp được rất nhiều tấm hình bi thảm của chiến tranh... nhiều tấm lưu lạc khắp nơi mà người sở hữu cũng ngần ngại công bố ra.

Tấm hình trên được mô tả, kể lại bối cảnh như sau:

After a while, senseless brutality became little more than a mere spectator sport.  We found this young woman--in her  early 20s at most-- lying on the road as we swept it for mines.  It was the first thing in the morning, barely after sunup, but a group of South Vietnamese soldiers and a few civilians had already gathered around.  She had been shot at point blank range sometime during the night.  It was alleged that she was a Viet Cong sympathizer and had been stripped of her clothing as a further embarrassment to her family.  Someone else had covered her over in plastic but as we arrived, the soldiers had removed part of it and were having a good laugh.  It was hard to believe someone as young and innocent looking as she could be the enemy but we soon learned that we could never be sure who to trust.
...

Tóm tắt:
Quân Mỹ đi rà mìn đường lộ vào buổi sáng thấy nhóm lính VNCH và những người dân xúm xung quanh 1 cô gái bị bắn chết nằm trên đường. Cô bị bắn trong đêm . Cô bị cáo buộc là một cảm tình viên của Việt Cộng và đã bị tước bỏ quần áo như là một sự xấu hổ hơn nữa cho gia đình cô ta. Người cô được bọc trong tấm nhựa nhưng khi lính mỹ tới, những người lính VNCH đã lột bỏ một phần, để hở phần trên trần trụi của cô gái và cười hả hê với nhau.
Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #386 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2014, 02:01:39 pm »

đến ngày 18-3 thì hết buồn thôi bác,Nhân Dân và QDND không hề đã động 1 dòng nào về sự kiện này

    Hôm nay thấy xuất hiện thủ tướng chính phủ VN nói.

   'Không bao giờ quên cuộc chiến biên giới 1979'

     “Đảng, Nhà nước không bao giờ quên công lao của đồng bào chiến đấu, hy sinh để giành thắng lợi trong cuộc chiến chống xâm lược ngày 17/2/1979”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định.
‘Cần tôn vinh thế hệ đã hy sinh trong chiến tranh biên giới 1979’
35 năm cuộc chiến biên giới phía Bắc
Ngày 19/2, tại hội nghị bàn về quy chế phối hợp giữa Mặt trận tổ quốc và Chính phủ, một số đại biểu đã đề cập tới cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc cách đây 35 năm.
Theo quyền chủ nhiệm Ủy ban Tư vấn Khoa học và Giáo dục (Ủy ban trung ương MTTQ) Phạm Thị Trân Châu, những ngày vừa qua, báo chí đã khơi lại sự kiện này. Bà Châu đề nghị xem xét tổ chức kỷ niệm, làm tượng đài và đưa thông tin về cuộc chiến vào sách giáo khoa.
Dẫn lời một nhà thơ, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Văn hóa xã hội Nguyễn Túc cho rằng, đồng bào, chiến sĩ hy sinh trong cuộc chiến cách đây 35 năm chưa được nhìn nhận, đối xử xứng đáng.
 
     Trao đổi về vấn đề này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: "Đảng, Nhà nước không bao giờ quên cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, cũng không bao giờ quên công lao của những đồng chí, đồng bào mình chiến đấu hy sinh để giành thắng lợi trong cuộc chiến chống xâm lược ngày 17/2/1979".
Ông cho biết, tất cả chiến sĩ hy sinh đều nằm ở nghĩa trang, được nhang khói. Chia sẻ thêm với các vị lão thành của Ủy ban trung ương MTTQ Việt Nam, người đứng đầu Chính phủ cho biết, Bộ Chính trị vừa qua đã tổ chức hai phiên làm việc để nghe về đề án liên quan tới sự kiện năm 1979 và vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa. Thủ tướng đề nghị Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Nguyễn Thiện Nhân với cương vị Ủy viên Bộ Chính trị báo cáo với Mặt trận thông tin cụ thể. “Chúng ta làm gì cũng phải tính lợi ích cao nhất của đất nước”,      Thủ tướng nhấn mạnh.


     Rạng sáng 17/2/1979, Trung Quốc bất ngờ đưa quân tràn qua biên giới, đồng loạt tấn công 6 tỉnh biên giới lãnh thổ Việt Nam từ Lai Châu đến Quảng Ninh với chiều dài 1.200 km. Trung Quốc rút quân vào ngày 18/3 cùng năm. Suốt 10  năm sau đó, tuyến biên giới phía Bắc luôn được đặt trong tình trạng chiến tranh.
Chia sẻ với VnExpress, nhà sử học Dương Trung Quốc khẳng định, thế hệ đã hy sinh trong cuộc chiến cần có sự tôn vinh xứng đáng. “Đề cập cuộc chiến năm 1979 không phải để kích động hận thù mà là rút ra những bài học trách nhiệm với hòa bình. Một cuộc chiến chống xâm lược phải là niềm tự hào cần tôn vinh”, ông nói.
     Theo thiếu tướng Lê Văn Cương (Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an), nếu tính cả người dân và chiến sĩ quân đội, công an thì có hàng chục nghìn người đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc này. Tuy nhiên, điều đáng buồn là một cuộc chiến oai hùng như vậy lại không có trong sách lịch sử.
Một việc cần phải làm ngay theo ông Cương là có chính sách cho gia đình những người Việt đã hy sinh trong cuộc chiến, vinh danh những người đã ngã xuống bảo vệ đất nước tương tự các liệt sĩ trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ… Nhà nước cũng cần khôi phục các địa danh lịch sử của cuộc kháng chiến.
                                                                                                      Nguyễn Hưng

      Nguồn:  http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/thu-tuong-khong-bao-gio-quen-cuoc-chien-bien-gioi-1979-2953739.html


Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #387 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2014, 08:44:05 pm »

... tất cả chiến sĩ hy sinh đều nằm ở nghĩa trang, được nhang khói ...

Hề...  hề ... hề ... Thật là cay đắng! Đúng là ... lãnh đạo thật!
Logged

tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #388 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2014, 09:47:59 pm »

Ta có bị bất ngờ trong trận 17/02/1979 hay không?

Hiện nay, có một số bác, đang chứng minh rằng: ngày 17/02/1979, quân ta không bị bất ngờ, khi Trung Quốc tấn công.

Tạm bỏ qua tôi, là lính quèn...

Chào bác baoleo!

Câu hỏi của bác, nhẽ phải đưa sang Học viện mạn phố Hoàng Quốc Việt mới phải Grin. Ở đây, tôi chỉ xin nói lên 1 vài suy nghĩ cá nhân, tầm chiến sĩ của lính quèn. Bởi vấn đề quá rộng, tôi xin tạm khái quát như vầy, mong bác điều chỉnh giúp cho tôi rõ hơn.

Ý đồ Trung Quốc phát động chiến tranh với Việt Nam, thì Tổng hành dinh không bất ngờ, tôi tin là vậy.
Về mặt chính trị, khi ta giải phóng K chắc hẳn có tính đến phản ứng của Trung Quốc rồi (Phnom Pênh lúc ấy còn ấm chỗ ngồi của Đặng Dĩnh Siêu). Chuyến đi thăm Mỹ và 1 số nước Châu Á của Đặng Tiểu Bình, với những lời lẽ đậm chất chợ búa, và đòi dạy cho Việt Nam 1 bài học. Làm sao các nhà chính trị của ta không cảnh giác.

Về Quân sự, sự chuẩn bị của Trung Quốc cho cuộc chiến gồm nhiều Quân khu, Quân đoàn tham gia (ước chừng 600 000 quân) ngay giáp Biên giới nước ta. Rồi phải làm đường xá… Lẽ nào Tùy viên Quân sự Sứ quán ta ở Bắc Kinh lại không hay biết, rồi tin tức của tổng cục 2 nữa…
Chưa kể đến thông tin từ phía Liên Xô, 1 Đồng minh thân thiết vào thời điểm đó. Ngành Tình báo (Truyền thống & Kỹ thuật) của họ hiệu quả ra sao, ta không phải bàn rồi, phải không ạ.
Nhiều trận đánh thăm dò của quân Trung Quốc với sự yểm trợ cối, pháo ở Hoàng Liên Sơn. Các Quân chủng của ta vào cấp báo động, việc trang cấp vũ khí cho nhiều đơn vị địa phương…vv. Tất cả những điều trên đây tổng hợp lại, ta có thể thấy ở tầm chiến lược phía Việt Nam không bị bất ngờ.

Vẫn theo ý kiến cá nhân chiến sĩ của lính quèn thì, ta bị bất ngờ ở thởi điểm xảy ra chiến tranhtầm mức chiến tranh.

Thời điểm nào chiến tranh sẽ nổ ra? Câu hỏi cực khó cho bất kể bộ óc Tham mưu xuất sắc nào (Trừ khi có nguồn tin cậy 100%, nhưng kể cả trường hợp này, cáp cấp bên dưới cũng khó lòng xoay trở kịp bởi thời gian gấp). Ngay trong Thế chiến 2, các nhà Quân sự lỗi lạc của Hồng quân Liên Xô, trong đó có Nguyên soái Giu Cốp, cũng không sao xác định được ngày nào Phát xít Đức tấn công Liên Xô. Và họ cũng gặp rất nhiều khó khăn trong thời điểm ngày bắt đầu chiến tranh, hệt như quân, dân ta gặp phải bất ngờ khi Trung Quốc nổ súng vào sáng 17-2-1979.

Về tầm mức, việc đồng loạt đánh lớn cả 6 tỉnh Biên giới phía Bắc nước ta, khiến hầu hết mọi người bất ngờ. Dẫu sự căng thẳng trong quan hệ 2 nước đã âm ỉ từ vài năm trước. Nhưng 1 nước XHCN dạng “đàn anh”, cùng ý thức hệ, gắn bó nhiều năm, vừa là Đồng chí, vừa là anh em … đột ngột huy động 600 000 quân tràn khắp biên giới đánh ta. Quả là khó tin. (Cá nhân tôi cho đây là hành động sai lầm xấu hổ, dấu trừ to đùng của Đặng Tiểu Bình, trong quãng đời hoạt động chính trị xuất sắc của ông ta)

Ở các cơ quan cấp Tỉnh trở xuống, các đơn vị Quân đội & Dân quân du kích, và nhân dân vùng biên sáng ngày 17-2-1979, thì sự bất ngờ là điều không tránh khỏi (trừ một số ông Thánh nào đó được Đấng tối cao rỉ tai từ... tối hôm trước), bác baoleo ạ. Grin

Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #389 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2014, 02:05:28 am »

Trích dẫn
@trevn
nghe thông tin từ các bác nói .các bác xác định ngày 22-2 chúng sẽ đánh cấp sư đoàn.chứ không ngờ chúng đánh ngày 17.
ngày đó đại tướng Văn Tiến Dũng đang công tác ở CPC với thủ tướng Phạm Văn Đồng

Bạn kc135 đề nghị bạn : chăm nghe( hoặc đọc nhiều), hỏi ít và nếu nói phải dẫn nguồn có uy tín, chứ không có kiểu " nghe nói", tôi thấy bạn dường như hỏi để mà hỏi....viết ra những điều mà tự nó làm bạn mất uy tín( bạn đã viết ở rất nhiều box, topic không đâu vào đâu cả). Bạn đã lập ra nick " kc135" dù thế nào nó cũng là 1 phần con người bạn, không nên bôi bẩn lên nó.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM