Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 07:58:40 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngày 17/02/1979  (Đọc 227507 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
binhyen1870
Thành viên
*
Bài viết: 31


« Trả lời #350 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2014, 01:21:21 am »

Bài báo chỉ cần thêm chữ "hầu như" vào thêm là bác bapchuoi hết vặn Grin
Thực tế là vài dòng đó có phản ánh được hết máu xương của nhân dân ta trong giai đoạn đó không?
Hơn nữa đây lại là phần ở cuối sgk, lại không phải là phần trọng tâm của chương trình học Undecided
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #351 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2014, 07:51:16 am »

Thêm một câu hỏi để nhớ về ngày 17/02/1979:
Các nữ chiến sỹ của ta, áp giải tù binh quân bành trướng Trung Quốc, là bộ đội hay ‘dê cu dê ca’, hay hơn nữa, bác nào biết Huh?

Và Baoleo xin trả lời luôn, để các bác còn có thời giờ làm các việc quan trọng khác, vì đã qua ngày 17/02 rồi. Chắc truyền thông lề phải, hôm nay đã ngừng đưa tin.



Nom ảnh, ta thấy, các nữ chiến sỹ, đội mũ bộ đội, mặc áo nữ chiến sỹ, nhưng nhìn súng và bao xe đựng đạn, cho ta thấy là các nữ chiến sỹ dùng súng trường K 44. Loại vũ khí này, năm 1979, không còn có trong biên chế của bộ đội ta.

Đây chính là các cựu nữ quân nhân, đã giải ngũ về quê.
Các chị, cũng giống như nữ anh hùng liệt sỹ  Hoàng Thị Hồng Chiêm.
Chị Chiêm là bộ đội xuất ngũ. Khi đã về làm ‘thứ dân’, chị Chiêm xin được một chân bán hàng mậu dịch, và hòa lẫn –chìm khuất lấp vào trong triệu triệu ‘dân đen’ nước Việt. Ngày 17/02/1979, quân Trung Quốc nổ súng tấn công. Chị Chiêm cùng 9 chị khác trong tổ bán hàng, lao lên đồn biên phòng Pò Hèn – Quảng Ninh. Ở đó, cô mậu dịch viên dân đen, đã thoắt lại trở về thời mình còn là lính. Chị Chiêm đã dùng AK của liệt sỹ, bắn quân Trung Quốc đến viên đạn cuối cùng. Chị đã dùng ngực mình, chắn thêm cho tổ quốc được một loạt đạn của quân thù.
Các chị trong tấm ảnh này cũng thế. Khi yên hàn, họ đã cởi binh phục, làm một ‘thứ dân’ nơi thôn quê.
Đất nước lâm nguy, lại khoác bộ quân phục đã sờn mòn lên mình, cầm súng, làm người ‘dân binh’, bảo vệ Tổ quốc.
Baoleo tôi, tự hào, khi được là đồng đội cùng thời của các chị.
Logged
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #352 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2014, 08:39:32 am »


1- Tôi thấy binhyen trả lời thật đúng và hay . Có trong sách đấy nhưng học sinh không vào đầu là bởi lí do BY đã nêu
2- @baoleo :
Tôi đồng xuy nghĩ với bạn , hãy nhìn những người phụ nữ VN đánh giặc và hình ảnh của họ trong chiến tranh để ta thấy sức mạnh dân tộc mình . Điều này đâu phải quốc gia nào cũng có và lại có nhiều như VN .
Logged
bapchuoi
Thành viên
*
Bài viết: 121



« Trả lời #353 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2014, 08:53:53 am »

Bài báo chỉ cần thêm chữ "hầu như" vào thêm là bác bapchuoi hết vặn Grin
Thực tế là vài dòng đó có phản ánh được hết máu xương của nhân dân ta trong giai đoạn đó không?
Hơn nữa đây lại là phần ở cuối sgk, lại không phải là phần trọng tâm của chương trình học Undecided
Đấy là giả dụ!
Còn sự thật là báo nói không có trong khi sách có in.
Như vậy là phóng viên nói sai! Hoặc là làm ăn cẩu thả,thấy người ta viết bài cũng nhào vô viết theo lấy được. Sách thì không đọc, hỏi trẻ con không hỏi thích hỏi người nổi tiếng để câu view!

Các bác có thể không thích, nhưng sự thực nó là thế. Các bài báo đang cố đưa sự thật cuộc chiến ra cho cộng đồng biết nhưng sự thật là các nhà báo và cả người được phỏng vấn đã che dấu, xuyên tạc sựu thật sờ sờ là sách giáo khoa có in cho học sinh học mà cứ nói là không in.

---------------
Dưới đây là 1 bài viết của 1 ông GS và 1 nhà báo mà theo tôi là đã nói đúng sự thực về việc đưa cuộc chiến tháng 2-1979 ở biên giới phía Bắc vào sách giáo khoa.

Bài này có 2 phần. Phần đầu có vẻ như cùng 1 luận điệu cuộc chiến không được giới trẻ, công chúng biết tới vì sách vở không nói. Phần sau phóng viên và người được phỏng vấn đã làm rõ tường tận vấn đề này (với sách GK).
Logged
bapchuoi
Thành viên
*
Bài viết: 121



« Trả lời #354 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2014, 08:55:47 am »

Cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979: Đã đủ độ chín để viết rõ trong SGK

Nhận định về tầm quan trọng của cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979 cần phải được đưa vào sách giáo khoa (SGK) mới, trao đổi với Dân trí, GS.TS Đỗ Thanh Bình (ảnh) cho biết: “Cuộc chiến bảo vệ biên giới nay đã được hơn 30 năm, đã đủ chín muồi để đưa vào SGK dạy cho học trò biết. Việc đưa vấn đề này vào sách là rất bình thường vì đó là sự thật lịch sử. Người Trung Quốc có những chuyện không thật mà họ vẫn đưa vào SGK như vấn đề biển Đông, họ đưa vào bản đồ, vào quả địa cầu cho học sinh học. Huống gì đây là sự thật mà ta lại không đưa vào SGK. Ta không dựng nên chuyện, đó là sự thật”.
 
Như GS đã nói, thời gian cuộc chiến này đã đủ độ chín để đưa vào SGK. Vậy với thời điểm hiện nay, đưa chiến tranh biên giới vào SGK thì có ý nghĩa thế nào?
 
Nếu tính đến 2015 ra SGK mới thì lúc đó sự kiện này cũng đã được gần 40 năm. Đây là việc làm cần thiết đúng lịch sử, khách quan. Ta không thể quên sự kiện này được. Người Trung Quốc họ viết nhiều cuốn sách dày công khai về chiến tranh Việt Nam. Vậy tại sao ta không đưa cụ thể sự kiện này vào SGK để mọi người hiểu rõ hơn cuộc chiến tranh đó, giống như trước đây ta đã đưa thời phong kiến phương bắc vào sách. Vậy nên việc đưa sự kiện vào sách giáo khoa là chuyện bình thường để giáo dục cho thế hệ trẻ nếu không họ sẽ quên mất chúng ta chỉ có đánh Pháp, đánh Mỹ mà vấn đề bảo vệ biên giới, bảo vệ tổ quốc nhất là thời điểm hiện nay vấn đề biển đảo đang nhạy cảm. Do vậy, cần phải đưa vào.
 
Trong cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979 đã có rất nhiều người hy sinh như liệt sĩ Lê Đình Chinh. Hàng năm, kỷ niệm Ngày Thương binh liệt sĩ, tất cả các phương tiện thông tin đại chúng đều nói nhiều đến các thương binh liệt sĩ chống Pháp, chống Mỹ nhưng các thương binh, liệt sĩ chiến tranh biên giới không nhắc tới. Chúng tôi những người dạy lịch sử rất lăn tăn. Do vậy, SGK mới cần đưa sự kiện này vào.
 
Có ý kiến e ngại rằng nếu đưa cuộc chiến này vào SGK sẽ gây mất đoàn kết giữa hai nước láng giềng?
 
Chúng ta không sợ mất đoàn kết vì đây chỉ là một bộ phận người dân Trung Quốc gây chiến tranh chứ không phải tất cả nhân dân Trung Quốc làm giống như chiến tranh chống Mỹ trước đây chỉ một bộ  phận gây ra chứ không phải cả nhân dân Mỹ. Chính nhân dân Mỹ cũng phản đối cuộc chiến tranh này.
 
Sách lịch sử hiện nay cũng đã nêu đến sự kiện cuộc chiến biên giới nhưng còn sơ sài, ngắn gọn. Theo GS nếu đưa sự kiện này vào sách thì sẽ đưa thế nào?
 
Sách giáo khoa viết cách đây gần 10 năm ta đưa vào mức độ như vậy là vừa nhưng nay cần thay đổi.
 
Đây là sự kiện lớn nên cần đưa vào một mục lớn trong SGK để kỹ càng hơn. Tôi thấy sách giáo khoa lịch sử chúng ta hiện nay viết khiêm tốn về vấn đề này như sách nâng cao viết 13 dòng, SGK đại trà chỉ đưa gần 10 dòng và chỉ nêu sự kiện chính nhưng chưa mô tả mức độ tàn phá của chiến tranh đó. Cuộc chiến tranh mà Trung Quốc huy động 32 sư đoàn sang đánh 6 tỉnh biên giới phía Bắc. Cuộc chiến đã tàn phá đất nước ta như thế nào? Hậu quả thế nào? Tại sao họ lại đưa quân sang đánh nước ta? Nhân dân ta dũng cảm chiến đấu thế nào? Chúng ta phải tìm ra nguyên nhân và trả lời tại sao để học sinh hiểu bản chất của vấn đề. Người viết phải làm thế nào để tường thuật khách quan sự kiện và hấp dẫn người học.
 
Tôi biết sau 2015 sẽ có SGK mới. Tôi đề nghị cũng khó bổ sung ngay được nhưng nếu đưa vào thì từng mức độ khác nhau ở mỗi bậc học. Lớp 9 thì nội dung cấp độ này, lớp 12 thì cấp độ cao hơn, đưa kỹ hơn, sâu sắc hơn
 
Vấn đề sách giáo khoa lịch sử người học cho rằng quá nặng và khô khan. Vậy đưa thêm vấn đề này vào nếu không khéo sẽ tiếp tục gây quá tải cho học sinh học, GS nghĩ thế nào ?
 
Đã là lịch sử phải có sự kiện, sự kiện phải có số liệu. Nếu viết lịch sử mà không có số liệu, không có sự kiện thì nó là chính trị. Lịch sử phải có ngày tháng, mô tả, tường thuật sự kiện. Để viết lịch sử hấp dẫn người học, đó là cái tài của người viết sách.
 
Xin trân trọng cảm ơn GS!
Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/cuoc-chien-bao-ve-bien-gioi-1979-da-du-do-chin-de-viet-ro-trong-sgk-698649.htm
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #355 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2014, 09:43:01 am »

Bài mà bạn bapchuoi trích đăng, để làm cơ sở cho lập luận của mình, thì chính bài viết đó, đã tái khẳng định: cuộc chiến bảo vệ biên cương phía Bắc, đến giờ phút hiện tại (2014), chỉ được phản ánh trong SGK dậy các em, có vẻn vẹn 10 dòng.

Vậy chỉ với 10 dòng, bạn bapchuoi đã cho rằng như thế là: SGK đã làm tròn trách nhiệm ư, đã nói đủ về cuộc chiến bảo vệ tổ quốc giai đoạn đó ư. Các em học sinh, học 10 dòng đó là đã đủ hiểu về cuộc chiến tranh 10 năm, từ 1979 đến 1989 trên ải bắc ư.Huh

Bạn không cần tỏ ra nguy hiểm, khi cố khai sáng các anh em ở đây, là bạn có bản lĩnh chính trị, khi mà bạn đã thỏa mãn với những điều SGK đã đề cập, đấy chứ.

Chắc bạn, trình độ chính trị cũng chưa thể bằng bác Nguyễn Thị Bình (tôi không nói tới hàm Phó chủ tịch nước của bác ấy, mà chỉ cần nói bác ấy từng là Bộ trưởng Bộ GD, mà là Bộ trưởng Bộ GD thời năm 1979 nhé), vậy nên, hãy tôn trọng những gì, mà bác Bình nói, đại ý: cần phải viết lại SGK, để đề cập đầy đủ về cuộc chiến bảo vệ tổ quốc, giai đoạn từ 1979 đến 1989.
Xin bạn một lần nữa, chớ tỏ ra nguy hiểm, khi cho rằng, cuộc chiến bảo vệ biên cương phía Bắc, có độ dài 10 năm tương đương với kháng Pháp, với sự hy sinh của nhiều vạn chiến sỹ và đồng bào, sấp xỉ kháng Pháp, chỉ cần 10 dòng là đủ, không cần đến quá nhiều trang, như SGK từ lớp 1 đến lớp 12, khi nói về cuộc chiến kháng Pháp.
Thế là đủ, bạn bapchuoi nhé.
Logged
thanhcongcb
Thành viên

Bài viết: 3


« Trả lời #356 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2014, 09:52:34 am »

... Thế hệ trẻ không biết gì về cuộc chiến này !

 
Không biết thế hệ sau này có còn biết được đến cuộc chiến này không các chú nhỉ 10 năm chiến tranh mà chưa được 10 dòng trong sách lịch sử
Logged
bapchuoi
Thành viên
*
Bài viết: 121



« Trả lời #357 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2014, 10:01:11 am »

Hì bác baoleo,
Sao bác lại nặng lời với tôi như thế, bác nói cái gì mà cái gì thế ...
Báo viết rằng sách giáo khoa không có - tôi chỉ chứng minh là có thế thôi.
Tôi vẫn đang theo dõi bài bác viết về cuộc chiến 1979 ở trên phây búc của bác đấy!  Grin
Các bác không thích nhưng sự thật là 2 bài báo phỏng vấn 2 ông Dương Cương đã không đọc sách GK mà phán rằng sách không có.

Báo nói không sách thì có, vậy mà cái gì mà trình độ chính trị, khai sáng, nguy hiểm, ... mấy cái này có cần phải khai báo khi đăng kí thành viên không các bác?  Grin

TB; Ủa, bà Nguyễn Thị Bình tôi đâu có nói gì nhỉ?   Grin
Logged
thanhcongcb
Thành viên

Bài viết: 3


« Trả lời #358 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2014, 10:07:32 am »

Cuộc chiến 10 năm đã đổ bao nhiêu xương máu của chiến sỹ, nhân dân mà sách lịch sử chỉ có vỏn vẹn chưa đầy 10 dòng Cry
Thời sự VTV không được một câu nào chán quá các bác các chú ạ
Logged
bapchuoi
Thành viên
*
Bài viết: 121



« Trả lời #359 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2014, 10:24:27 am »

Bài mà bạn bapchuoi trích đăng, để làm cơ sở cho lập luận của mình, thì chính bài viết đó, đã tái khẳng định: cuộc chiến bảo vệ biên cương phía Bắc, đến giờ phút hiện tại (2014), chỉ được phản ánh trong SGK dậy các em, có vẻn vẹn 10 dòng.
Đấy không phải là cơ sở lập luận của tôi, lập luận của tôi dựa trên bằng chứng. Báo nói không -sách thì có (đã chứng minh). Việc sách viết 10 dòng hay 100 dòng tôi không có ý kiến gì, không phải mồm tôi nói ra!  Grin

Trích dẫn
Vậy chỉ với 10 dòng, bạn bapchuoi đã cho rằng như thế là: SGK đã làm tròn trách nhiệm ư, đã nói đủ về cuộc chiến bảo vệ tổ quốc giai đoạn đó ư. Các em học sinh, học 10 dòng đó là đã đủ hiểu về cuộc chiến tranh 10 năm, từ 1979 đến 1989 trên ải bắc ư.Huh
Cái này là bác tự nhận xét thế nhé, tôi không hề có ý định nhận xét đủ hay thiếu ở đây nhé.  Grin

Trích dẫn
Bạn không cần tỏ ra nguy hiểm, khi cố khai sáng các anh em ở đây, là bạn có bản lĩnh chính trị, khi mà bạn đã thỏa mãn với những điều SGK đã đề cập, đấy chứ.

Chắc bạn, trình độ chính trị cũng chưa thể bằng bác Nguyễn Thị Bình (tôi không nói tới hàm Phó chủ tịch nước của bác ấy, mà chỉ cần nói bác ấy từng là Bộ trưởng Bộ GD, mà là Bộ trưởng Bộ GD thời năm 1979 nhé), vậy nên, hãy tôn trọng những gì, mà bác Bình nói, đại ý: cần phải viết lại SGK, để đề cập đầy đủ về cuộc chiến bảo vệ tổ quốc, giai đoạn từ 1979 đến 1989.
Xin bạn một lần nữa, chớ tỏ ra nguy hiểm, khi cho rằng, cuộc chiến bảo vệ biên cương phía Bắc, có độ dài 10 năm tương đương với kháng Pháp, với sự hy sinh của nhiều vạn chiến sỹ và đồng bào, sấp xỉ kháng Pháp, chỉ cần 10 dòng là đủ, không cần đến quá nhiều trang, như SGK từ lớp 1 đến lớp 12, khi nói về cuộc chiến kháng Pháp.

Bà Nguyễn Thị Bình tôi không đả động tới nên tôi không nguy hiểm chứ hả bác?  Grin

Trích dẫn
Thế là đủ, bạn bapchuoi nhé.
Vâng thế là đủ! Tôi chỉ chứng minh bằng bằng chứng báo có chi tiết sai và không có ý định tranh cãi mở rộng vấn đề về 10 dòng hay xxx dòng, như thế đủ hay thiếu, nguy hiểm hay trình độ chính trị đến đâu?
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM