Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 09:42:46 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đất và người Hải Dương  (Đọc 125783 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #80 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2010, 09:05:12 pm »

Ấy là trong trận đánh đầu tiên năm 1965.
Sau đó không lâu, nhà thơ Tố Hữu đi cùng đoàn của Thủ tướng Phạm Hùng về thăm xã Lai Vu.
Chắc là phải lâu chứ. Vì ông Phạm Hùng làm Thủ tướng từ 1987-1988 mà  Grin
Logged
lionking_arc
Thành viên
*
Bài viết: 21


« Trả lời #81 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2010, 09:06:37 am »

NHÌN  topic này hay quá, tớ cũng người HD xịn nè, nhà tớ ở ngay gần trường cấp 2 VÕ Thị Sáu, giờ là trường cấp 1 Bạch Đằng rồi đó các bạn.
Logged
Đại Dương f339
Thành viên
*
Bài viết: 33


« Trả lời #82 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2010, 08:58:21 pm »

Tặng các đồng đội quê Hải Dương:
Một đoạn thơ của Tố Hữu:
....Chuyện cô du kích xóm Lai Vu
Rắn quấn bên chân, vẫn bắn thù
Mỹ hại trăm nhà, lo diệt trước
Rắn, mình em chịu, có sao đâu!
...

Và tấm hình
Các dân quân nữ đang canh phòng tại cầu Lai Vu, Hải Dương trên quốc lộ số 5 (1967)

Ngày xưa còn bên K mấy Bác đàn anh đọc hai câu thơ mà tức...ói máu:
 Nhìn xa cứ tưởng Lào Thưng
 Lại gần mới biết Hải Hưng quê mình
 (thì ra là vậy-gái Lào Thưng nước da đen)
Logged
Đại Dương f339
Thành viên
*
Bài viết: 33


« Trả lời #83 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2010, 09:08:46 pm »

Xin góp tý!

HẢI DƯƠNG- VÙNG ĐẤT "NHÂN PHONG, VẬT THỊNH"

Hải Dương nằm ở trung tâm đồng bằng châu thổ sông Hồng, được coi là cái nôi của nền văn hoá Việt, là "Trấn thứ nhất trong tứ trấn" ở phía Đông của kinh thành Thăng Long xưa. Đây là vùng đất văn hiến, có bề dày truyền thống lịch sử. Từ xa xưa đã được coi là vùng đất "Nhân phong vật thịnh" nên rất giàu tiềm năng và đang đổi mới, phát triển hàng ngày. Có thể kể ra đây những tiềm năng và thành tựu phát triển kinh tế- xã hội tiêu biểu nhất của Hải Dương mà có thể bạn chưa biết:


* Tỉnh Hải Dương biệt danh là tỉnh Đông. Trải qua lịch sử, tỉnh Hải Dương đã có 13 lần đổi tên.

Từ tên gọi Thừa tuyên Nam Sách năm 1466 (trước đây cả nước được chia thành 12 Thừa tuyên), rồi Thừa tuyên Hải Dương năm 1469, Hải Dương được lần lượt đổi thành xứ năm 1490, rồi trấn từ năm 1509 đến năm 1516,...

Năm 1831 đổi thành tỉnh Hải Dương và đã trải qua 3 lần di dời tỉnh lỵ. Đầu tiên tỉnh lỵ ở Chí Linh, sau đó chuyển về Mao Điền, huyện Cẩm Giàng và lại chuyển về Chấn Hàn - nay là thành phố Hải Dương đã được trên 200 năm, do Vua Gia Long khởi nghiệp từ năm 1804.

* Về di tích lịch sử văn hoá: Hải Dương đứng hàng thứ tư trong cả nước về số lượng di tích được xếp hạng. Hiện có 1.207 di tích và 3 cụm di tích, trong đó có 143 di tích và cụm di tích được xếp hạng quốc gia.

* Hải Dương có làng, có huyện và tỉnh có nhiều tiến sĩ nhất cả nước. Thời nho học Hải Dương thống kê được trên 500 tiến sĩ trên tổng số gần 3.000 tiến sĩ của cả nước. Trong đó, riêng huyện Nam Sách có 125 tiến sĩ. Chính vì vậy mà Nam Sách còn được hiểu với cái nghĩa là Pho sách của trời Nam.

Trong 47 tiến sĩ được phong là Trạng nguyên thời đó, riêng Hải Dương có tới 12 Trạng nguyên. Và điều đặc biệt hơn là có Trạng nguyên lưỡng quốc (Mạc Đĩnh Chi), một thần toán (Vũ Hữu) và một nữ tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam (Nguyễn Thị Duệ) đều là người Hải Dương.

* Hải Dương có Văn miếu Mao Điền (ở huyện Cẩm Giàng), là một trong 5 văn miếu còn lại của đất nước. Mao Điền đó 4 lần trở thành trường thi Quốc gia. Nhà bác học Lê Quý Đôn đã từng về làm giám thị tại trường thi này.
 
Hiện nay Mao Điền được trùng tu rất to, đẹp và đang thờ 9 vị là danh nhân nổi tiếng thời nho học (Đức Khổng Tử - Trung Quốc, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phạm Sư Mạnh, Tuệ Tĩnh, Vũ Hữu, Nguyễn Thị Duệ).

* Hải Dương có quần thể di tích lịch sử và danh thắng Côn Sơn, Kiếp Bạc được xếp vào loại bậc nhất quốc gia. Nơi đây, vốn được coi là nơi "Tôn quý của trời đất", là nơi tụ khí, tụ linh, tụ phúc; là nơi giao hoà của trời đất; là nơi tụ hội của các anh hùng hào kiệt, kiệt xuất của mọi thời đại. Nên trước đây hàng năm các triều đại vua chúa đều về lập đàn vào rằm tháng Giêng để khấn trời đất trên đỉnh núi cầu cho dân an, nước thịnh. 

* Hải Dương có một trong sáu hang động đẹp nhất của cả nước, được coi là "Nam thiên đệ lục động". Đó là động Kính Chủ thuộc huyện Kinh Môn và còn được xác định là một trong những nơi cư ngụ của người tiền sử, phát hiện cách đây hơn 700 năm. Hiện còn lưu giữ bút tích và hàng trăm bài thơ của các bậc danh nhân đã khắc trên vách đá ca ngợi cảnh động nơi đây từ thế kỷ 14.

* Hải Dương hiện là trung tâm sản xuất ximăng và nhiệt điện than lớn nhất Việt Nam. Về ximăng: hiện có trên 10 doanh nghiệp sản xuất với các thương hiệu nổi tiếng như: Ximăng Hoàng Thạch, ximăng Phúc Sơn, ximăng Hải Dương.

Về nhiệt điện: Có 6 tổ máy với tổng công suất 1.040MW. Trong tương lai, sản lượng điện còn được bổ sung thông qua dự án đầu tư của Malaysia công suất 1.200MW với tổng vốn đầu tư gần 2 tỉ USD.

Nguồn: http://www.nguoichilinh.com/Default.aspx?ID=0&cid=132&nid=704
Bác Lixeta quê Hải Dương à? thấy rành quá nhưng Bac quên không nói luôn Hải Dương có Vua nữa đấy; đó là Vua Khúc Thừa Dụ; hiện tại có đền thờ Họ Khúc tại thôn Cúc Bồ,xã Kiến Quốc,huyện Ninh Giang.
Logged
Đại Dương f339
Thành viên
*
Bài viết: 33


« Trả lời #84 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2010, 09:19:06 pm »

Phà Gùa sông Thái Bình.


Tại sao cái cầu xây lâu quá vậy hả Bác ? đầu 2007 em có về đi qua cái phà này(Viếng đám ma) thấy cây cầu do Ba Thung TCty Cao su đầu tư thì phải...Nơi đây nhà nhà trồng Vải !
Logged
Đại Dương f339
Thành viên
*
Bài viết: 33


« Trả lời #85 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2010, 09:22:33 pm »

Em cũng góp một phần nhỏ cho quê hương bác MIg 21-58 và bác Lixeta: Trường Trung học Hàng Giang II cạnh cầu Phú Lương về phía Thanh Hà (nay nâng cấp lên CĐ rồi thì phải) là do nhóm bọn em làm thiết kế và TVGS thi công
Thời gian ở đó em hay vẩn vơ ra bến xem các thợ câu câu cá dói bằng mồi gián. Cái bờ đê sông Thái bình thỉnh thoảng lại gặp bụi khoai nước (khoai sọ?) to gần bằng bụi chuối con
Hehe! mấy thằng Bạn học tại cái trường này khóa 1976 đang lái tàu Cánh ngầm ở Bến Bạch Đằng TP.HCM đấy!
Logged
taxek9
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 335


« Trả lời #86 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2010, 10:08:44 pm »

Cụ Mig ơi!
Hải Dương chỉ có thế thôi à?
Ngày xưa lúc 16,17 tuổi em nhớ được mấy anh ,chị đọc câu vè huyện em và em nhớ đến bây giờ(chiêm trũng) mà :
 ...Ninh Giang quê tôi cảnh đói nghèo
 Hai vụ mất mùa nước trong veo
 Gái đảm bắt Cua (...*) đen sạm
 Trai tài đánh dậm (...*) mọc rêu.
 (*em không dám viết)kỳ lắm .
Logged
thaynhin
Thành viên
*
Bài viết: 178


« Trả lời #87 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2010, 12:55:00 pm »

Tình cờ trong đám hiếu của nhân vật trong chuyện kể,thấy câu chuyện thời xa xưa có những tình tiết là lạ chứa đựng tinh thần dũng cảm với quân thù em xin kể lại trong topic của bác Mig21-58:
     Chuyện xảy ra lâu rồi ,vào cỡ năm 1953 gì đó.Ngày ấy ông Trần Bá Phương còn là thanh niên tham gia hoạt đông cách mạng,ngay người kể chuyện cho tôi nghe cũng không biết cụ thể anh thanh niên cách mạng này làm việc gì,chỉ biết anh đi "bồi".Chắc là một kiểu làm việc tạp vụ để thu thập tình hình trong quân Pháp.
Cuối buổi chiều hôm đó,ba anh em họ ông Trần Bá Huy,Trần Bá Chính và Trần Thị Dụ đang đánh giậm bắt tôm cá mùa nước to ở ven sông Thái Bình.Đoạn sông này khá gần với cầu Phú Lương,có bốt gác mà trực tiếp lính pháp gác(theo lời kể bác Huy thì giai đoạn này ở đây rất ít lính người việt,nếu có thì nói giọng Nam Bộ?).
Thanh niên Phương chơi đồ tây,quần âu áo trắng,đầu đội mũ phớt(chắc vào loại tay chơi của ngày đó) thả bộ về làng.Do nước to,làng Gòi lúc đó đang bị ngập hết đường xá đi lại.
anh Phương nhận ra các em họ của mình là các thiếu niên đang đánh giậm nên gọi các em đưa thuyên ra đóm về làng.Vừa lên được thuyền thì thằng Tây đồn trưởng đi ra vẫy lại.Anh Phương bảo các em cứ cho thuyền đi còn mình vẫn đứng trên thuyền đối đáp với tên quan Pháp bàng tiếng tây.Bây giờ cả ba thiếu niên trên cũng không hiểu họ đối đáp gì với nhau.Lời qua tiếng lại rồi tên Pháp chạy vào trong đồn,anh Phương bảo các em khẩn trương đẩy thuyền nhanh hơn.Tên Pháp chạy từ đồn ra đem theo súng,lên đạn rồi bắn.
Lúc này thuyền đi đến đống Vàn Lậy(cách chỗ tên Pháp đứng khoảng 200m),vậy là thuyền chở nhà cách mang và ba thiếu niên dũng cảm cứ đi,còn tên Pháp cứ bắn.Chả hiểu súng gì nhưng đạn rơi lõm bóm quanh thuyền,ông Phương động viên và chỉ đạo các em đẩy thuyền đi nhanh về làng.
Mục tiêu xa dần,đoạn sông dài cỡ 1000m là đích cho tên Pháp bắn bia...may mà toàn trợt.
Vậy nên anh Phương có cơ hội trưởng thành hơn để sau này có cơ hội cướp súng tây để đánh tây.
Tôi hỏi lại bác Huy(hiên đã là bậc cao niên) là sao thằng tây không đuổi bắt,bác bảo địa hình ngập nước có mà phép khinh công trên mặt nước mới đuổi theo thuyền được.
Cả ba thiếu niên ngày ấy cũng bảo chả sợ đạn rít bên mình chút nào,chả là có đàn anh cách mạng đây rồi.
Thật là tay không đánh giặc theo đúng nghĩa đen đó,nó cho ta hiểu dân ta trong những ngày sơ khai đó.
                  (ghi theo lời kể của bác Trần Bá Huy,Phường Nhị Châu,TP Hải Dương.Trước đây Nhị Châu và Ngọc Uyên đều thộc huyện Nam Sách, Hải Dương.Địa phương này nhập về thị xã Hải Dương vào khoảng 1969.)
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Bảy, 2010, 01:11:59 pm gửi bởi thaynhin » Logged
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #88 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2010, 01:33:06 pm »

Tác phẩm một thời bị cấm đọc " Nhãn đầu mùa " cũng viết về Hải Hưng phải không bạn ? Đôi trai gái du kích làng nhãn đã sống chết bên nhau trong những trận đánh chống càn của thực dân pháp, và người con gái đã chết trong vòng tay của anh du kích với chùm nhãn đầu mùa anh vừa hái cho cô gái, một  trung đội trưởng du kích nữ...câu chuyện thật cảm động về một thời kháng chiến của quân và dân Hải Hưng.
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
ongbom_f2
Thành viên
*
Bài viết: 912


« Trả lời #89 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2010, 02:12:39 pm »

Tác phẩm một thời bị cấm đọc " Nhãn đầu mùa " cũng viết về Hải Hưng phải không bạn ? Đôi trai gái du kích làng nhãn đã sống chết bên nhau trong những trận đánh chống càn của thực dân pháp, và người con gái đã chết trong vòng tay của anh du kích với chùm nhãn đầu mùa anh vừa hái cho cô gái, một  trung đội trưởng du kích nữ...câu chuyện thật cảm động về một thời kháng chiến của quân và dân Hải Hưng.

Nhà em thấy "Nhãn đầu mùa" chưa bị cấm bao giờ . Bối cảnh xảy ra tại Hưng Yên bác à . Nhân vật chính đúng là đôi trai gái du kích tên là Tuấn và Tý
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM