Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:53:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vụ ám sát Ngô Đình Diệm và J.F.Kennedy  (Đọc 49225 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Russian Weapons
Thành viên
*
Bài viết: 636


« Trả lời #30 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2009, 01:30:46 pm »

  Tháng 4.1961, OAS bắt đầu hành động. Salan và đội quân ngầm tiến hành đảo chính và nắm quyền kiểm soát thủ đô Algeria là Algiers. Nhưng điều Salan kỳ vọng nhất – sự ủng hộ trọn vẹn của quân đội Pháp – đã không hề xảy ra. Lực lượng DeGaulle phản công và chiếm lại được Algiers. Salan và đồng sự phải bỏ trốn.

  Nhưng cuộc xung đột không hề chấm dứt.

  Cuộc đảo chính thất bại nhưng Salan, một bậc thầy chiến thuật từng trải qua ba cuộc chiến, vẫn kiên trì tiếp tục những nổ lực chống lại vị tổng thống ngày xưa ông ta từng ủng hộ mà nay lại rất căm thù. Năm kế tiếp, OAS tiến hành một cuộc chiến tranh khủng bố nhắm vào các lực lượng trung thành với DeGaulle, quân khởi nghĩa Algeria và những phe cộng tác với người Algeria nói chung. Chiến dịch khủng bố tỏ ra rất hiệu quả, và khảo sát vấn đề này là điều rất quan trọng. Quân của Salan là những kẻ cực kỳ bảo thủ, những người sống sót trong cuộc chiến Algeria, nhiều người trong bọn họ đã chiến đấu trên mảnh đất này trong nhiều năm. Họ là những người được huấn luyện tốt nhất, những người dày dạn chiến trận nhất, những người quen thuộc nhất với lãnh thổ và văn hoá Algeria và là những người gắn bó nhất với quyền lợi của Pháp tại đây. Rất nhiều những người lính trẻ ban đầu tới Algeria để chiến đấu vì tổng thống đã mau chóng rời doanh trại để về nước trong những túi nhựa đựng xác. Họ là miếng mồi ngon dễ bị thu hút vì kỹ năng tiêu diệt đối phương rất tinh xảo của OAS. Cảnh hỗn mang xảy ra sau đó cũng nhanh chóng; OAS hình như có khả năng huỷ diệt và tàn sát một cách hoàn hảo. Họ đánh bom các toà nhà, đánh cắp vũ khí và quân dụng, cướp ngân hàng để gây quỹ hoạt động, và với những tay bắn tỉa thiện xạ, họ có thể ám sát các quan chức bất cứ lúc nào. Thậm chí họ còn có những chuyên gia chống khởi loạn, một đơn vị chiến tranh tâm lý, và một mạng lưới tình báo riêng rất hữu hiệu với nhiều cảm tình viên trên đất Pháp. Chẳng bao lâu sau họ đã có thể tiến hành chiến dịch khủng bố ngay tại Paris.

  Với OAS, DeGaulle rơi vào vị trí yếu thế nhất trong sự nghiệp chính trị của mình. Chuyện đảo chính quân sự trên qui mô toàn quốc có vẻ như sẽ xảy ra trong nay mai. Trong khi đó, dân Pháp cảm thấy hoang mang và lo sợ. Làm sao mà vị tổng thống cựu anh hùng thời chiến này lại trở nên yếu thế như vậy trước một nhóm người mà báo chí gọi là bọn ngoài vòng pháp luật? Tồi tệ hơn, OAS còn bắt đầu thành công trong việc xâm nhập vào quân đội tại chính quốc với lời hô hào lật đổ ông tổng thống phản bội đã nói dối với dân chúng và làm nhục nước Pháp.

  Và rồi, Salan cùng những tay khủng bố của mình bắt đầu theo đuổi những hành động liều lĩnh nhất.

  Họ bắt đầu với những kế hoạch ám sát DeGaulle(106) [(Tóm lược về cuộc xung đột Algeria và sự hình thành và sự hoạt động của OAS, xem Encylcopaedia Britannia, Salan, Raoul (Albin-Louis); Porch)].
Logged
Russian Weapons
Thành viên
*
Bài viết: 636


« Trả lời #31 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2009, 01:32:45 pm »

SDECE


“SDECE đã từng ngày làm cho FBI của Hoover
trông giống như một nhân viên trường mẫu giáo
chuyên giúp trẻ băng qua đường”
NHÂN VIÊN TÌNH BÁO VÔ DANH(107) [(Becket, Henry S.A.,The Dictionary of Espionage (Stein and Day, 1986))]



  Thực sự, OAS đã nhiều lần mưu sát DeGaulle, và một số vụ được coi như suýt thành công. Một số vụ thì báo chí Pháp biết được, một số khác thì không – DeGaulle, dĩ nhiên là không thích báo chí đưa tin vì ông ta rất quan tâm chuyện cho dân chúng thấy ông ta là người bình thản; ý nghĩ về việc những cựu thành viên trong quân đội của ông đang tìm cách giết ông không phải là dấu hiệu của một tổng thống đang kiểm soát được tình hình. Nhưng cuộc khủng hoảng đã ngày càng nghiêm trọng, và DeGaulle biết rằng ông ta phải tìm ra một giải pháp mau lẹ và hữu hiệu nếu ông ta muốn giữ được mạng sống và chính phủ của mình. Ông ta từ lâu đã coi thường các hoạt động của các cơ quan tình báo, của chính ông ta cũng như của các nước khác trên thế giới(108) [(Porch)]. Nhưng với việc OAS đe doạ phá tan nền Đệ ngũ Cộng hoà, ngay cả sau những vụ phản công dồn dập – mà tất cả đều thất bại ố vị tổng thống cao lớn âý đành phải nhờ đến cái tổ chức giống CIA của mình.

  SDECE, Mật vụ Pháp

  SDECE, được phát âm như chữ “steck”, có trách nhiệm trong lãnh vực an ninh và tình báo quốc nội, tình báo hải ngoại, và phản gián.
Trong số các cơ quan tình báo, SDECE bị tai tiếng là tàn bạo và những cách tiến hành công việc rất phi nhân (Trong những ngày đầu của vấn đề Algeria, SDECE giả vờ ủng hộ thủ lĩnh phong trào quốc gia Algeria là Muhammad Ben Bella và hứa đưa ông này an toàn trở về Algeria. Khi máy bay lên độ cao khoảng 6.000 mét, họ đã tống ông ta ra khỏi máy bay)(109) [(Becket)]. SDECE cũng nổi tiếng là bậc thầy trong nghề tra tấn, và một số những tay tiền nhiệm ở đây cũng là những kẻ đã huấn luyện lực lượng cảnh sát chìm của Ngô Đình Nhu về nghệ thuật dã man này. Nên khi chính phủ DeGaulle đứng bên bờ sụp đổ, SDECE được trao toàn quyền hành động để ngăn chặn OAS. Có hai người đi đầu trong nổ lực này: Jacques Foccart, Bộ trưởng Phi châu vụ của Pháp; và Roger Fret, Bộ trưởng nội vụ (trong khi CIA nằm dưới sự chỉ đạo của Hội đồng an ninh quốc gia, thì SDECE là một bộ phận của Bộ Nội vụ Pháp). Degaulle chỉ đạo cho Frey và Foccart giải quyết nhanh gọn vấn đề OAS. Ông không định cho họ những khuôn khổ giới hạn, cũng không bảo họ phải làm như thế nào. Ông chỉ ra lệnh hãy làm việc đó cho xong. Bằng bất cứ giá nào(110). [(Newsday, Staff and Editors, The Heroin Trail (Holt, Rinehart and Winston, 1973,1974))]

  Frey và Foccart tự vạch ra công việc cho mình rồi cho những người khác, vì công việc không giống bất cứ công việc nào họ đã làm trước đây. Đây là một đạo quân ngầm gồm những người lính Pháp được huấn luyện cực tốt mà họ phải đánh bại, và công việc lại càng khó khăn hơn vì OAS đã am tường các chiến thuật khủng bố và kỹ thuật chiến tranh du kích. Nói cách khác, đây không phải một lực lượng mà quân đội chính qui Pháp có thể đối mặt trên trận địa. Đến mùa thu 1961, các đơn vị lực lượng đặc biệt của OAS đã giành thắng lợi lớn trước các đơn vị cảnh sát ở Algeria, và danh sách lính tử trận cứ dài ra. Thêm vào đó là những thành công của những tay OAS bắn tỉa, họ không chỉ thanh toán các quan chức chính quyền ở Algeria bất cứ lúc nào họ muốn, mà còn ám sát cả thị trưởng Evian ngay tại Pháp, nơi hai bên đang tiến hành hoà đàm(111) [(Porch)]. Chính trong giai đoạn naỳ mà OAS bành trướng mạnh nhất, và với những thắng lợi trên trận địa, họ bắt đầu thu hút thêm nhiều cảm tình viên đối với mụch đích đấu tranh của họ: các thành viên trong chính phủ Pháp, quân nhân và ngay cả nhân viên SDECE, điều này khiến công việc của Frey và Foccart trở nên khó khăn gấp ba. Tuy về khách quan thì OAS có thể được coi như một tổ chức gồm những quân nhân bất tuân thượng lệnh, nhưng vẫn có nhiều quân nhân và viên chức xem họ như những anh hùng và vẫn ủng hộ sự nghiệp của họ, và hơn nữa, thật dễ hiểu khi một số quân nhân và nhân viên tình báo không muốn làm gì chống lại những đồng bào của mình.

  Bây giờ đến lượt Frey và Foccart bị kẹt giữa hai làn đạn cùng với ông tổng thống của họ. Không thể tin tưởng những nhân viên tình báo của chính mình, họ bắt đầu tuyển mộ những người mà họ có thể tin tưởng được, những con người mà SDECE đã có những quan hệ rất kín đáo và đáng tin cậy từ hồi kết thúc Thế chiến 2.

  Đó là dân giang hồ.

  Giới giang hồ Marseilles và đảo Corse là một kiểu Mafia ở Pháp, và cần ghi nhận rằng nhiều cơ quan tình báo phương Tây đã có quan hệ cộng tác với thế giới ngầm của bọn tội phạm khi Thế chiến 2 đi vào giai đoạn kết thúc. Thực vậy, Mỹ đã có những quan hệ không thể chối cãi được với Mafia ngay từ trước giai đoạn đó; năm 1942-43, Tình báo Hải quân Mỹ đã có những thoả thuận với trùm ma tuý Meyer Lansky và đồng sự rất thế lực của y là Lucky Luciano. Theo các thoả thuận, bọn mafia đã quét sạch những mật viên và chuyên viên phá hoại của địch quân ra khỏi cảng New York nơi mà nạn phá hoại đã trở thành vấn đề nhức nhối. Một năm sau, theo lệnh của Luciano, dân giang hồ Sicily đã thu thập những tin tức tình báo quan trọng – và thậm chí còn làm công việc giao liên chiến dịch – điều đó giúp cho cuộc xâm nhập Sicily của Đồng minh được mau chóng hơn. Để đáp lễ cho sự trợ giúp quý giá này, quân đội Mỹ sau đó đã chấm dứt hạn tù cho Luciano và cho phép y trở về quê nhà. Việc phóng thích này cho phép Luciano cùng các đồng bọn như Lansky xây dựng được nền tảng cho hoạt động buôn bán ma tuý quốc tế (112) [(McCoy)].
Logged
Russian Weapons
Thành viên
*
Bài viết: 636


« Trả lời #32 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2009, 01:33:50 pm »

  Việc thoả thuận ngầm tương tự giữa các giới chức chính quyền và dân giang hồ đã diễn ra tại Marseilles. Nằm bên bờ Địa Trung Hải ở miền nam nước Pháp, Marseilles là hải cảng quan trọng nhất của Pháp, và điều này khiến nó sau cùng trở thành trung tâm sản xuất bạch phiến mạnh nhất. Ngay sau Thế chiến 2, những mối nguy về cuộc khởi nghĩa cộng sản bắt đầu xuất hiện ở Marseilles, SDECE xem điều này như ưu tư hàng đầu. Nhưng không như đảng Quốc xã Đức, kẻ thù mới này không có thứ đồng phục nào khác hơn thứ y phục bình thường của người lao động. Nên SDECE học theo cách của Tình báo Hải quân Mỹ và bắt đầu tìm cách thương lượng với giới giang hồ trong thế giới ngầm. Dân anh chị giang hồ tỏ ra là những mật báo viên hữu hiệu và đáp ứng nhanh, SDECE đã có thể trấn áp được những phần tử cộng sản chuyên gây rối.

  Vấn đề đã được giải quyết… nhưng chẳng ai làm việc mà không đòi thù lao.

  Để đổi lấy thông tin quí giá về các hoạt động cộng sản, SDECE đồng ý “làm ngơ” trước những âm mưu tội phạm của giới giang hồ. Điều này lý giải tại sao những lò chế biến bạch phiến quy mô của Marseilles vẫn hoạt động bình thường trong suốt 20 năm mà không có sự can thiệp nào của cơ quan công quyền(113). [(McCoy, (ở trang 60-61, McCoy dẫn rằng vài năm sau đó, 1947, không chỉ SDECE dính líu với phần tử tội phạm có tổ chức của Marseille. Mà CIA “đã trực tiếp giao thiệp với các thủ lĩnh tập đoàn Corse thông qua anh em Guerini. Các đặc viên CIA cung cấp vũ khí và tiền bạc cho dân giang hồ Corse để tấn công hàng rào bãi công của đảng viên cộng sản…” McCoy có lẽ là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này; các độc giả có quan tâm nhất thiết phải đọc tác phẩm của ông))]

  Và nếu như SDECE không gặp đủ thứ rắc rối trong thập niên sau đó với Việt Nam, Tunisia, Morocco và Congo thuộc Pháp, thì chắc mệnh lệnh tiêu diệt OAS do DeGaulle đưa ra hẳn đã là nhiệm vụ gay go nhất của họ. Giải pháp khả thi nhất cho Frey và Foccart là cho phép SDECE tiếp tục tìm tới sự giúp đỡ của thế giới ngầm. Có lẽ điều này là khó hiểu đối với người Mỹ ngày nay, nhưng nếu bạn đặt mình vào vị trí nước Pháp thì sẽ thấy dễ hiểu hơn. Cuộc xung đột vũ trang đáng kể cuối cùng tại Mỹ là cuộc nội chiến cách nay cũng hơn 130 năm, nhưng nước Pháp là một câu chuyện khác. Người Pháp đã nếm mùi khởi loạn vũ trang suốt trong lịch sử của họ, và với chuyện OAS gây rối trong đầu thập niên 1960, nước Pháp thâý có một cuộc nội chiến khác đang gần kề. Những thời điểm tuyệt vọng dẫn tới những hành động tuyệt vọng, và đó là lý do tại sao Frey, Foccart và SDECE đi tìm sự giúp đỡ của tập đoàn tội phạm Marseilles: tiếp tay cứu nguy đất nước(114). [(The Heroin Trail)]

  Như đã đề cập trước, nhiều thành viên SDECE đã có cảm tình với sự nghiệp của OAS. Frey và Foccart không thể tin cậy những nhân viên hành động của mình, và việc tách bạch những cảm tình viên OAS ra khỏi những nhân viên SDECE trung thành có lẽ gần như không thể được trong khuôn khổ thời hạn DeGaulle cho phép. Không có con đường nào khác, Frey và Foccart đã tuyển mộ lực lượng thanh trừng của họ từ hàng ngũ anh chị giang hồ Marseilles.

  Những tay giang hồ này được đưa vào một đơn vị bán quân sự được gọi là SAC (Service d’Action Civique – Vụ hành động công dân – một loại đơn vị chiến thuật trá hình); nhưng dân trong nghề thì gọi đó là bọn barbouze (lính kín, mật thám)(115). [(Porch)]
Frey và Foccart là những người tinh khôn; họ biết rằng sức mạnh đơn thuần không thể đánh bại OAS. Chính bộ óc, chứ không phải cơ bắp mới là nhân tố chính của thành công. Do đó, Frey và Foccart, sử dụng một ít nhân viên SDECE có thể tin cậy, phái những lính kín này sang Algeria để xâm nhập vào hàng ngũ OAS và thu thập tin tức tình báo mà SDECE cần. Đó là những tay giang hồ – tội phạm, ma cô, con buôn ma tuý – nhưng chúng cũng là những tay chuyên nghiệp trong lĩnh vực của mình.

  Và họ đã làm được những gì mà SDECE muốn khi chiêu mộ họ. Nhưng một con virus xâm nhập một tế bào và công phá từ bên trong, bọn lính kín khiến OAS trở nên vô dụng và cứu nước Pháp khỏi một cuộc bạo loạn đang cận kề.

  Và một trong những lính kín này – một tay đâm chém, tội phạm và buôn bán ma tuý đã trực tiếp cứu mạng Tổng thống DeGaulle(116) [(The Heroin Trail)].
Logged
Russian Weapons
Thành viên
*
Bài viết: 636


« Trả lời #33 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2009, 07:03:00 pm »

JEAN RENE SOUETRE


“Sau DeGaulle… OAS ghét Kennedy nhất”(117)
[(The Heroin Trail)]



  Jean Rene Souetre. Một quân nhân Pháp đào ngũ. Một thành viên OAS và là kẻ phản bội đối với đất nước mà trước đây hắn đã cống hiến cả đời mình. Một con người tự nguyện trở thành kẻ khởi loạn và khủng bố. Và – một sát thủ đã có mặt tại Dallas đúng trong ngày Kennedy tới Dallas?

  Đó là những gì hồ sơ 632-796 cho chúng ta biết về người này. Nhưng chúng ta còn biết gì nữa về Jean Rene Souetre?

  Nhiều lắm.

  Việc 632-796 xác định rằng Souetre là một cựu đại uý trong quân đội Pháp, người sau đó gia nhập OAS, đã được chứng thực trong hồ sơ CSCI – 3/776.742 của CIA, với một phụ chú đầy cảnh báo. Hồ sơ này (xem Phụ lục B) nói rằng vào tháng 5.1963 tại Lisbon, Bồ Đào Nha, OAS đã có một cố gắng để thuyết phục CIA giúp đỡ cho âm mưu ám sát tổng thống DeGaulle của họ. Nên nhớ rằng, vào năm 1963, OAS đang suy tàn; cơ sở hạ tầng của nó đã bị triệt hạ do chiến dịch sử dụng barbouze của SDECE – và hầu hết những kẻ giỏi nhất của OAS, kể cả các thủ lĩnh, đều đã ngồi tù vào thời điểm đó. Những kẻ còn sót lại của Đạo quân ngầm bây giờ đầy tuyệt vọng, và như hồ sơ này cho thấy, họ thậm chí còn yêu cầu CIA hậu thuẫn. Và các bạn đoán ra thành viên OAS nào đã làm việc này không? Chúng ta hãy trích dẫn hồ sơ:

  “Người cố gắng thuyết phục ấy là đại uý Jean Rene Souetre…”

  Souetre tới gặp một đại diện CIA với danh nghĩa “người điều phối ngoại vụ của OAS”, sau đó vị đại uý bí ẩn của chúng ta đã đề nghị rằng CIA và OAS có thể có cùng một lợi ích trong việc loại bỏ DeGaulle khỏi chính quyền và sau đó cũng đủ mạnh dạn để yêu cầu CIA “hỗ trợ vật chất và tiền bạc”. Oà, những người kiên trì không phải lúc nào cũng kiên trì. Souetre đã chơi bài liều, thử thăm dò một chuyến, nhưng CIA chẳng có lý do gì để dính líu với OAS và những hoạt động của nó, và đại diện CIA trong cuộc gặp gỡ đó đã nói rõ ràng với Souetre rằng, “…Mỹ tuyệt đối không có ý định hợp tác với bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào nhằm chống lại chính quyền hợp hiến của Pháp”. Không có gì ngạc nhiên ở đây. Lời thỉnh cầu của Souetre bị bác bỏ lạnh lùng, nhưng trước khi kết thúc buổi gặp gỡ, Souetre đã lộ ra một số thông tin lạ lùng và quan trọng”. Souetre giải thích rằng hắn ta du hành bằng nhiều hộ chiếu khác nhau, trong đó có cả một hộ chiếu Mỹ”(118). [(Tài liệu CIA: CSCI – 3/776.742 (Phụ lục B))]

  Những tay tội phạm có tên tuổi, những kẻ trốn tránh pháp luật, và nhất là những tay khủng bố đã có hồ sơ thì không thể xin được hộ chiếu, tức là, xin một cách hợp pháp. Vậy mà tay tội phạm kiêm khủng bố Jean Rene Souetre này lại có “nhiều” hộ chiếu khác nhau, trong đó có cả hộ chiếu Mỹ. Sao có chuyện như thế được? Souetre tìm ở đâu ra thứ giấy tờ rõ ràng là giả đó?

  Lúc thịnh thời, OAS đã thu nạp được một số những chuyên viên được huấn luyện tốt nhất trong quân đội. Không chỉ có các binh sĩ chiến đấu mới gia nhập OAS, mà còn có sĩ quan tình báo, nhân viên hậu cần, bảo trì và tình báo, và xin hãy nhớ, còn có cả nhân viên SDECE trong OAS. Lý do duy nhất giải thích chuyện các sát thủ OAS thoải mái đi lại giữa Algeria và Pháp chính là điều chúng ta đang bàn tới đây. Bất kỳ một tổ chức quân sự hữu hiệu nào cũng có những phương tiện phản gián để chế tạo những giấy tờ giả nhưhg rất đáng tin cậy. Cũng như OSS, CIA, KGB, GRU, MI6, và các cơ quan tương tự, từ lâu đã chế những giấy tờ giả cho nhân viên của mình, OAS cũng đã làm như vậy; nếu không các đơn vị khủng bố của họ hẳn đã phải bơi qua Địa Trung Hải để vào đất Pháp. Hoàn toàn cũng có thể rằng Souetre đã có được mọi giấy tờ giả cần thiết từ OAS để hắn có thể làm công việc của mình. Cũng cần nói thêm rằng các giấy tờ giả có khả năng nhất trong việc lọt qua mọi biện pháp kiểm tra là những giấy tờ mang tên một người khác có thật. Như chúng ta biết qua 632-796 (và những hồ sơ khác sau đó) rằng Souetre có thể đã dùng tên giả. Xem lại dòng đầu của 632-796, bạn sẽ thấy nó đề cập đến những tên khác của Souetre: Michel Roux và Michel Mertz. Cả Roux và Mertz rõ ràng là những con người có thật (như chúng tôi sẽ chứng minh sau), và vì chúng ta đã biết rằng Souetre có “nhiều hộ chiếu khác nhau”, nên có thể cho rằng hắn ta đã dùng những giấy tờ chứng minh hắn ta là một người khác “có thật”. Đây là một lý lẽ rất quan trọng khi chúng ta nhớ lại rằng Souetre được ghi nhận là đã ở Dallas trong ngày Kennedy bị bắn chết. Phương cách để hắn ta nhập cảnh vào Mỹ cũng rất đáng quan tâm, vì lẽ Souetre có nhiều hộ chiếu, kể cả hộ chiếu Mỹ.

  Nhưng đó cũng chưa phải tất cả thông tin về Souetre mà hồ sơ thứ nhì này đem lại cho chúng ta. Chúng ta biết được rằng Souetre đã phục vụ dưới quyền chỉ huy của “Thiếu tá Pierre Sergent”, điều này càng chứng thực lai lịch của hắn, vì Sergent là một trong những tay OAS cuồng tín từng tiếp tục đánh phá kể cả lúc lãnh tụ của họ, Tướng Salan, đã bị bắt giữ. Chúng ta biết rằng Souetre sinh ra ở “tỉnh Girondin của Pháp” ngày 15.10.1930 (như thế hắn 33 tuổi vào năm 1963). Chúng ta biết rằng hắn đã trốn khỏi trại giam nhốt đầy thành viên OAS năm 1961 (cùng lúc đó các barbouze của SDECE đã xâm nhập vào một trại giam OAS và đã thu lượm được tin tức về một âm mưu ám sát DeGaulle). Sau cùng, chúng ta biết được rằng “hắn ta bị coi là có dính líu trong một âm mưu ám sát DeGaulle”(119). [(Tài liệu CIA: CSCI – 3/776.742)]

Logged
Russian Weapons
Thành viên
*
Bài viết: 636


« Trả lời #34 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2009, 07:04:28 pm »

  Nếu điều đó chưa đủ lạ lùng, mời bạn trở lại với 632-796, tài liệu đầu mối cho mọi sự. “Tháng 1 hắn ta đã nhận được thư của một nha sĩ tên là Alderson sống tại 5803 Birmingham, Houston, Texas”. Bạn có thể tin chắc tay nha sĩ này đã bị điều tra và phỏng vấn, không những bởi nhân viên Bộ tư pháp mà còn cả những cá nhân nữa. Sau khi chuyên gia văn khố Mary Ferrell nối ráp xong những mẫu rời của hồ sơ này trước khi nó được giải mật, bà đã nói chuyện này với nhiều ngườ trong cộng đồng nghiên cứu Kennedy, trong đó có J .Gary Shaw, đồng giám đốc của Trung tâm thông tin về vụ ám sát JFK tại Dallas và là tác giả của nhiều cuốn sách thú vị về đề tài này(120) [(Benson)]. Biết được thông tin trên, Shaw đã tìm ra và phỏng vấn ông nha sĩ ấy qua điện thoại vào ngày 5.10.1977. Tên đầy đủ của ông nha sĩ là Larry M. Alderson đã cư ngụ ở Houston, Texas như 632-796 đã đề cập. Bạn có thể thấy toàn văn bản ghi lại buổi phỏng vấn cũng như bản ghi nhớ phỏng vấn ở Phụ lục D, nhưng chúng tôi muốn trích ở đây vài đoạn để phân tích.

  Nhìn chung, cuộc phỏng vấn của Shaw đã xác nhận một điều gì đó bao hàm trong 632-796, hồ sơ này nói rằng Alderson nhận thư của Souetre; vậy là đã có mối liên hệ gì đó giữa Souetre và Alderson. Họ là bạn bè chăng? Nếu vậy, họ trở thành bạn trong hoàn cảnh nào? Họ có phải bạn làm ăn không? Có thể họ đã có liên hệ xa xôi hay gián tiếp nào đó chăng? Có thể có mối quan hệ gì giữa Souetre, một tay khủng bố người Pháp và có thể là kẻ ám sát, với Alderson, một nha sĩ ở Texas?

  Cuộc phỏng vấn của Shaw trả lời vấn đề quan trọng này ngay lập tức. Hoá ra Souetre và Alderson đã là bạn của nhau – Alderson biết Souetre “rất rõ”, ông ta khẳng định như thế và theo dõi cuộc phỏng vấn chúng ta biết được họ trở thành bạn bè như thế nào. Họ là “dân lính tráng” theo cách nói nào đó. “Khi tôi biết anh ta”, Alderson nói, “thì tôi đang là sĩ quan an ninh làm việc chung với anh ta tại Pháp và tôi đã sống với anh ta”. Nói cách khác, Alderson và Souetre đóng quân trong cùng một trại tại Pháp, tại một cứ điểm phối hợp nơi quân nhân Mỹ làm việc chung với quân nhân Pháp. Sau đó, Alderson quay về đời sống dân sự ở Texas, nhưng vẫn còn liên lạc với Souetre trong nhiều năm, gửi thiệp Giáng sinh cho nhau và chắc có cả thư từ nữa. Nhưng không có bất kỳ thư từ nào với Souetre cho Alderson biết rằng Souetre đã đào ngũ và gia nhập OAS; mà ông ta biết điều đó qua bà vợ Souetre, người mà Alderson cũng có trao đổi thư từ. “Nhưng anh ấy {Souetre}, tôi độ rằng, cũng đã bỏ vợ luôn”, Alderson nói với Shaw. Vợ Souetre là một phụ nữ đẹp xuất thân từ một gia đình làm rượu vang giàu có ở miền nam nước Pháp. “Tôi đã không nghe tin tức gì của bà suốt nhiều năm”’ Alderson nói, nhưng “…bà ta chính là người cho tôi hay rằng anh ta đã bỏ quân đội Pháp và đã đi vào hoạt động ngầm để cứu lấy Algiers”.

  Alderson cũng cho chúng ta mô tả nhân dạng Souetre: “Anh ta dễ coi, cao, mặt hơi có góc cạnh, theo như lần cuối tôi được gặp. Anh ta có tóc hơi quăn, màu nâu sẫm, một tay dễ coi, đẹp trai đấy”(121). [(Từ “Telephone Interview with Dr.L.M.Alderson and J.Gary Shaw – October 5, 1997; 4:30 pm” (Phỏng vấn bác sĩ L.M.Alderson và J.Gary Shaw qua điện thoại – 5.10.1977; 4:30 chiều) (Phụ lục D))]
Nhưng ngày hôm sau, 6 tháng 10, Alderson lại được phỏng vấn nữa, và qua bản ghi nhớ về cuộc phỏng vấn, ta thấy Alderson cho biết thêm:

  Souetre vào khoảng 25 tuổi ở đầu thập niên 1950.

  Souetre là nhà ngữ học có thể nói lưu loát tiếng Anh mà không nặng giọng Pháp; hắn ta còn nói được tiếng Tây Ban Nha và Đức.

  Hắn ta ăn mặc sắc sảo và thu hút phụ nữ.

  Hắn ta quen biết với “mọi chính khách Pháp”

  Hắn cao khoảng 1,9 mét, nặng hơn 85kg.

  Như thế ta có bức tranh rõ hơn về nhân vật này, về thể chất và có tính chủ quan. Người sĩ quan tận tụy nhưng là một ông chồng không tận tụy đến thế. Một người được mô tả là cao ráo, da ngăm, đẹp trai, hấp dẫn phụ nữ và là người ưa giao tế, quen biết “mọi chính khách Pháp”(122). [(“Memorandum of Interview by J.Gary Shaw with Dr.Lawrence M.Alderson, D.D.S.,” 6.10.1997 – 4:00 chiều.)]

  Tuy nhiên, quan trọng hơn hết là chuyện khi Shaw nói rằng hồ sơ 632-796 đã xác định Souetre có mặt ở Dallas trong ngày JFK bị bắn và Souetre đã bị trục xuất ít lâu sau đó thì Alderson biết ngay về chuyện đó.

  Làm sao ông ta biết?
Logged
Russian Weapons
Thành viên
*
Bài viết: 636


« Trả lời #35 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2009, 07:06:15 pm »

  Nhân viên FBI bắt đầu “bám đuôi” Alderson ít lâu sau khi Kennedy bị ám sát, và sau cùng đành thôi trò này và trực tiếp thẩm vấn ông nha sĩ. Xin nhớ rằng, cuộc phỏng vấn của Shaw xảy ra năm 1977, nhưng lần thẩm vấn của FBI thì xảy ra “ngay sau vụ ám sát” và họ tuyên bố rằng họ đã tiếp xúc với Alderson vào lúc đó “bởi vì có một tấm thiệp giáng sinh cũ đã bốn hay năm năm mà ông này đã gửi cho Souetre”(123). [(Sđd)]

  Điều này có nghĩa rằng FBI đã biết chuyện Souetre có mặt ở Dallas ngày 22.11.1963, và vụ trục xuất hắn ít lâu sau đó – vài tháng trước khi hồ sơ 632-796 của CIA tiết lộ sự kiện rằng người Pháp (vào tháng 3 năm 1964) có hỏi thăm FBI về việc trục xuất và nơi đến của Souetre.

  Đây là một tiết lộ quan trọng đến mức chấn động, và chúng tôi sẽ bổ sung bằng một điều còn quan trọng chấn động hơn trong chốc lát nữa đây.

  Hiển nhiên, điều mà FBI muốn biết nhất là liệu Alderson có biết chi tiết vụ trục xuất Souetre ở Dallas hay không, lý do là FBI, ngay sau vụ sát hại JFK, đã coi Souetre là thủ phạm tình nghi! Chúng ta biết điều này vì Alderson đã nói với Shaw: “Họ cảm thấy rằng Jean biết ai, hoặc chính anh ta không chừng, đã ám sát Kennedy”(124) [(“Telephone Interview with Dr.L.M.Alderson and J.Gary Shaw – October 5, 1997; 4:30 pm”)].

  A, thật là lạ. FBI coi Souetre là thủ phạm tình nghi nhưng họ đã không đề cập điều này với Uỷ ban Warren?

  Hơn nữa, Alderson cũng nói với chúng ta rằng chính ông ta đã báo cáo những điều mình biết về Souetre cho “Tiểu ban”. Ông ta không nói đích xác đó là Tiểu ban nào nhưng chúng ta có thể cho rằng ông ta không nói tới một công ty xe lửa. “Tôi chưa từng nghe tin gì từ cuộc điều tra”, Alderson nói với Shaw, “tôi đoán có lẽ tôi đã tiếp xúc với một Tiểu ban đã bị giải thể không còn hoạt động nữa hoặc, cho dù họ có tồn tại hay không thì tôi cũng không biết, họ đã trải qua bao rắc rối khó khăn trong năm rồi hay đại khái như thế”(125). [(Sđd)]
Cái tiểu ban duy nhất từng trải qua khó khăn rắc rối trong thời kỳ này là Tiểu ban Hạ viện về Những vụ ám sát. Thực ra, họ không bị giải thể năm 1977 nhưng bất kỳ ai cẩn thận theo dõi hoạt động của tiểu ban này qua báo chí chắc chắn đã e rằng nó bị giải thể khi thấy rằng liên tục có người phản đối sự tồn tại của nó vì lý do ngân sách và những rối loạn đấu đá nội bộ không ngừng giữa các thành viên. Điều bác sĩ Alderson nói ở đây là ông ta đã báo cáo thông tin về Souetre cho Tiểu ban Hạ viện về Những vụ ám sát. Ông ta cũng nói với tiểu ban đó rằng FBI đang điều tra về Souetre – và đã xem tay này là thủ phạm tình nghi – ngay sau cái chết của JFK.

  Và tiểu ban không hề trở lại với ông ta.

  Thay vì thế, Tiểu ban đã quyết định bỏ qua thông tin quan trọng này. Giống như Tiểu ban đã bỏ qua khám phá của Robert Groden, chuyên gia về ám sát, vốn cho rằng các ảnh chụp khám nghiệm tử thi JFK là ngụy tạo(126). [(Groden, The Killing of a President)]
Giống như Uỷ ban Warren đã bỏ qua hàng lô hàng lốc bằng chứng hoàn toàn khác với báo cáo cuối cùng của Uỷ ban.

  Cái kiểu mánh lới tránh né và che giấu này thì chẳng có gì mới trong cung cách của chính quyền khi giải thích cho công chúng hiểu điều gì đã thực sự xảy ra tại Dallas ngày 22.11.1963 đó. Nhưng bây giờ, nó đúng là điều ai cũng dự đoán được.

  Trở lại với Souetre, chúng ta đã nghe những điều Alderson đã nói năm 1977, và chúng ta hiểu những hàm ý khủng khiếp sau đó, rằng FBI đã Souetre như một kẻ có tham dự vào vụ ám sát JFKmà không nói một lời nào về chuyện này cho các giới chức thẩm quyền. Bây giờ ta hãy trở lại với đoạn đầu của 632-796, hồ sơ chính thức đầu tiên cho chúng ta biết Souetre là một tay khủng bố tại Dallas vào buổi chiều ngày xảy ra vụ ám sát và sau đó bị trục xuất khỏi Mỹ. Hồ sơ 632-796 tiết lộ rằng vào ngày 5.3.1964, người Pháp đã dò hỏi ở văn phòng tuỳ viên pháp lý ở Paris, và nó cũng cho ta biết rằng tình báo Pháp (SDECE) cũng đã dò hỏi FBI tại New York – về Souetre. FBI đã tiến hành điều tra ngay.alderson nói rõ ràng với FBI chuyện ông ta quen với Souetre lúc nào (1953), và ở đâu (Patette Malioun gần Rheim, Pháp)(127) [(Tài liệu FBI 105-128-529, ngày 6.3.1964)]. Hồ sơ này đề ngày 6.3.1964 – ngày hôm sau đó – và từ đó ra đời một loạt hồ sơ FBI khác: điều tra Alderson, điều tra các tên giả của Souetre, điều tra các chuyến bay dân dụng có thể đã chở trục xuất Souetre. Những hồ sơ đó không cho chúng ta nhiều chi tiết lắm, nhưng chúng chứng thực rằng trong khi Uỷ ban Warren còn đang làm việc, thì FBI đang điều tra về Souetre.

  Có lẽ FBI đã báo cáo những điều họ biết về Souetre và trục xuất hắn cho Uỷ ban Warren, và nếu như vậy thì chính uỷ ban đã ém nhẹm bằng chứng này. Chuyện này là lỗi của bên này hoặc bên kia thôi. Chúng ta biết có một tay khủng bố bị trục xuất ra khỏi Dallas ngay sau vụ ám sát chấn động nhất lịch sử Mỹ, và có rất nhiều phần tử trong chính quyền Mỹ biết chuyện này và không bao giờ nói ra với công chúng Mỹ. Và nếu như thế chưa đủ tệ, chúng tôi lại có bằng chứng rõ ràng rằng một cơ quan nào đó trong chính phủ Mỹ đã tiến hành vụ trục xuất đó(128) [(Hurt)]. Nói cách khác, chính chính phủ Mỹ đã bí mật đưa Souetre ra khỏi lãnh thổ Mỹ.

  Ta chỉ có thể nghĩ ra một tình huống tồi tệ hơn tình huống này, đó là FBI đã biết về Souetre trước khi Kennedy bị ám sát. Điều này không hậu thuẫn cho những qui kết nói rằng FBI đã nhận được tin báo về một âm mưu ám sát JFK trước khi Kennedy thực sự bị giết sao?(129). [(Phim JFK của Oliver Stone mô tả rõ ràng rằng một ghi chú viễn ký được chuyển tới Văn phòng tiền phương của FBI tại New Orleans ngày 17.11.1963, nói rằng FBI đã biết về mối đe doạ ám sát JFK tại Dallas. Tiểu ban Hạ viện gạt bỏ thông tin này với lý do rằng người tuyên bố ban đầu, thư ký an ninh FBI, William S.Walter, đã nói dối (Summer) cho dù nhà nghiên cứu Mark Lane tìm được bản sao văn bản viễn ký đó nhờ Luật Tự do Thông tin (Benson). Một số nhà phản bác tuyên bố rằng bản viễn ký là ngụy tạo cho dù không có bằng chứng nào cho tuyên bố đó)].

  Dĩ nhiên điều đó là rất có thể. Đó sẽ là một tiết lộ kinh hoàng vì nó sẽ chứng tỏ rằng Bộ Tư pháp không chỉ biết về một âm mưu ám sát JFK mà còn biết một kẻ ám sát có thể có dính líu đến âm mưu này – một kẻ ám sát mà tên của y không phải là Lee Harvey Oswald. Nó sẽ chứng tỏ rằng hoặc Bộ tư pháp Mỹ đã tham gia vào vụ sát hại JFK (điều này chúng tôi không tin) hoặc họ đã được cảnh báo phải ngăn chặn vụ mưu sát này và đã không làm được chuyện đó vì không đánh giá đúng tầm quan trọng của nó hoặc vì bất tài bất lực và rồi tìm cách ém nhẹm những sự kiện để tự bảo vệ cho mình, để “giữ lấy cái mạng mình”, có thể nói như thế (điều này chúng tôi tin).

  Thế là quá rõ, nhưng để chứng minh kịch bản này, chúng ta phải chứng tỏ rằng FBI đã biết về Souetre trước vụ ám sát, đúng không? Trong cuốn Reasonable Doubt của Henry Hurt, tác giả đã nói rõ rằng: “không có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy FBI đã liên lạc với Alderson trước khi họ nhận được dò hỏi thông tin từ phía người Pháp”. (ngày 5.3.1964)(130) . [(Hurt)]

  Chúng ta hãy mổ xẻ tỉ mỉ. Trừ khi họ muốn đào đến chân tơ kẽ tóc, thì lý do duy nhất khiến FBI có thể đã điều tra về Alderson là nhằm xác minh ông ta biết gì về Souetre. Do đó, việc FBI đã điều tra Alderson trước khi xảy ra vụ ám sát JFK có thể chứng minh rằng họ đã quan tâm về Souetre trước khi xảy ra sự vụ. Và cuốn sách của Henry Hurt đã nói với chúng ta rằng không có bằng chứng nào hậu thuẫn cho khả năng này.

  Được rồi…

  Hồ sơ FBI 105-120510-2 chứng tỏ rằng FBI đã thực sự điều tra Alderson… vào ngày 4.4.1963 {xem phụ lục C}.

  Tức là hơn bảy tháng trước khi xảy ra vụ ám sát(131). [(Tài liệu FBI 105-120510-2, ngày 8.4.1963. tài liệu này xác định rằng FBI đang tích cực tìm kiếm thông tin về Alderson. Nó viết: “Houston được yêu cầu xác minh gia đình Alderson, và khi thông tin này được chuyển tới, FBI được yêu cầu đưa ý kiến, nếu có, liệu thông tin này có thể được cung cấp cho nguồn nói trên không” (xem Phụ lục C))]
Logged
Russian Weapons
Thành viên
*
Bài viết: 636


« Trả lời #36 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2009, 07:08:42 pm »

VŨNG LẦY GIẤY TỜ


“Qúi vị không hiểu. FBI chỉ là một cơ quan liên ban có cả ngàn ngàn hồ sơ một lưu trữ rải rác khắp nước. Khi luật pháp buộc chúng tôi giải mật và công bố cả ngàn ngàn hồ sơ mỗi năm, các nhân viên giải mật đôi khi cũng lầm lẫn. Với một nhóm ít ỏi nhân viên thì công việc như thế là quá nhiều; thật không thể đọc từng dòng của mỗi hồ sơ sắp được giải mật và đồng thời vẫn làm công việc của mình. Đôi khi chúng tôi có lầm lẫn. Đôi khi chúng tôi cho công bố những thứ không được phép công bố.”
NHÂN VIÊN GIẢI MẬT
BỘ TƯ PHÁP(132) [(Phỏng vấn điện thoại của đồng tác giả Lee với nhân viên bảo mật hồ sơ của Bộ Tư pháp; nhân viên này yêu cầu giấu tên vì e ngại những hậu quả bất lợi)]



  Cuốn Reasonable Doubt của Henry Hurt là một trong những công trình nghiên cứu tốt nhất và thấu đáo nhất từng được viết về vụ sát hại John F.Kennedy, và nó đã đưa Hurt vĩnh viễn lên đỉnh cao của dòng nghiên cứu này. Tuy nhiên, đến nay, cuốn sách đã hơi lỗi thời (nó được xuất bản từ năm 1985) và từ đó đến nay, sách vở về tư pháp đã chịu sự chế tài của Công pháp 102-526, Đạo luật về thu thập hồ sơ quanh vụ ám sát JFK ban hành năm 1992, Đạo luật về tiết lộ tài liệu quanh vụ ám sát, và Uỷ ban điều nghiên các hồ sơ về vụ ám sát. Đó là những thoả ước pháp lý, là thành phẩm của 35 năm công chúng phản đối quanh cái chết của JFK, và là phương tiện để xoa dịu sự phản đối đó và đặt thêm nhiều hồ sơ chính phủ hơn nữa vào tay công chúng .

  Từ 1992, một dòng chảy đều đặn những hồ sơ có liên quan đến cái chết của JFK đã đột nhiên xuất hiện sẵn sàng cho công chúng tham khảo tại Văn khố Quốc gia. Cho đến gần đây, tháng 10.1998, dân chúng Mỹ đã thấy được một hành động của chính phủ trong vấn đề này. Đó là khi Uỷ ban điều nghiên các hồ sơ về vụ ám sát sau cùng cũng công bố một báo cáo 208 trang. Uỷ ban này đã được thành lập bởi Quốc hội trong “những cố gắng” giải toả mối nghi ngờ của người dân Mỹ cho rằng chính phủ đã cố tình ém nhẹm các dữ liệu liên quan đến vụ ám sát mà cho đến nay vẫn được chính thức gán tội cho Lee Harvey Oswald, cộng thêm những lỗ hổng khổng lồ trong báo cáo của Uỷ ban Warren và nhất là những khẳng định hùng hồn về một âm mưu thông đồng giữa CIA và quân đội Mỹ được mô tả trong bộ phim của Oliver Stone. Sau đây là những gì chúng ta có được nhờ hành động này của quốc hội:

  “Kinh nghiệm của Uỷ ban điều nghiên cho thấy khá rõ rằng chính quyền liên bang đã bảo mật hồ sơ một cách không cần thiết và phí phạm và do đó ngăn không cho công chúng tiếp cận vô số hồ sơ quan trọng không cần phải bảo mật như thế”, Uỷ ban nêu lên như vậy trong báo cáo 8 triệu đô la của họ. Điều này ban đầu nghe có vẻ thẳng thắn, nhưng khi chúng ta đi qua những rào đón hoa mỹ, chúng ta không nhìn thấy cách chọn lựa từ ngữ rất cẩn thận và có suy tính trước của họ hay sao?

  “Kinh nghiệm” của Uỷ ban? Sao không nói khảo sát chính thức của Uỷ ban? “…ngăn không cho công chúng tiếp cận vô số hồ sơ quan trọng” là sao? Tại sao lại nói như thế, các ngài? Tại sao không bước ra khỏi lớp vỏ tu từ cẩn thận và NÓI CHO CHÚNG TÔI NGHE SỰ THẬT? Thông tin này đến từ một bài của hãng tin AP trên tờ USA Today nói về việc công bố báo cáo chính thức của Uỷ ban, và AP đã mô tả thế này: “Chính phủ qua nhiều thập niên đã ngăn chặn một cách ‘không cần thiết’ và ‘phí phạm’ hàng triệu hồ sơ về vụ ám sát Tổng thống Kennedy, khiến dân chúng Mỹ mất niềm tin vào chính phủ”(133) [(Associated Press, “Government Faulted for JFK Secrecy”, 28.9.1998)].
Có lẽ chúng ta đã quá chú ý vào những chi tiết lặt vặt… nhưng không phải đã tới lúc chính phủ cùng các uỷ ban, tiểu ban và ban điều nghiên của nó chấm dứt trò ăn nói vòng vo và trình bày thẳng thắn mọi sự thật rồi sao?

  Rồi, đọc thêm vài dòng trong bài báo, chúng ta biết được rằng Uỷ ban điều nghiên các hồ sơ về vụ ám sát đã không có nhiều quyền hạn lắm. “Tuy nhiên, uỷ ban không được giao nhiệm vụ tiến hành lại cuộc điều tra, và khi tăng thêm hồ sơ cho hàng triệu hồ sơ có sẵn trong Văn khố Quốc gia quanh vụ ám sát này, uỷ ban đã không đụng gì tới câu hỏi ai đã giết Kennedy”

  Oà, tuyệt vời thế. Tám triệu đô la tiền thuế của chúng ta cho cái uỷ ban điều nghiên vốn không hề cố gắng khám phá ra ai đã tham gia vào vụ ám sát mà uỷ ban đã ăn lương để điều nghiên. Nó giống như trả tiền cho một anh thợ để xem xét cái xe của bạn, rồi anh thợ nói, “À, cái xe của ông có gì trục trặc đấy, nhưng tôi không cho ông hay đâu”.

  Cám ơn.

  Kế đó còn những điều ngu xuẩn khác: “Tuy ủy ban điều nghiên có ý định tìm kiếm bất kỳ hồ sơ ‘có bằng chứng tố cáo’ có thể tồn tại đâu đó, nhưng uỷ ban biết rằng đóng góp lớn nhất của nó có thể là cung cấp cho công chúng những hồ sơ lưu trữ định hình được sự cố bi thảm đó”, báo cáo tổng kết của uỷ ban noí như vậy.

  Đó là báo cáo tổng kết sao? “Có ý định tìm kiếm bất kỳ hồ sơ ‘có bằng chứng tố cáo’ nào sao?”. Điều mà đoạn văn vô lý này gợi lên là, uỷ ban có thể đã có ý định tìm kiếm các hồ sơ quan trọng nhưng đã không tìm. Bởi vì nếu họ đã tìm thì họ đã nói ra điều đó. Họ hẳn sẽ nói Uỷ ban điều nghiên đã tìm kiếm bất kỳ hồ sơ “có bằng chứng tố cáo” có thể tồn tại đâu đó. Nhưng họ không nói như thế. Nếu chúng ta phân tích lập tức toàn câu văn ngớ ngẩn đó, chúng ta có thể vạch ra nó muốn nói rằng tuy uỷ ban có thể đã có ý định tìm kiếm các hồ sơ quan trọng, nhưng họ đã quyết định không tìm, mà thay vào đó đã quyết định chuyển các hồ sơ có liên quan đến JFK vào văn khố quốc gia mà không nói gì về ý nghĩa của các hồ sơ đó.

  Oà, được rồi. Ít nhất là uỷ ban cũng đã làm được điều gì đó, đúng không? Bài báo hàm ý rằng uỷ ban đã thu nhập và công bố 60,000 hồ sơ của FBI, CIA và nhiều cơ quan liên bang khác, và những hồ sơ này sẽ được lưu tại Văn khố Quốc gia. Thế còn tốt hơn là không có gì cả. Ít ra bây giờ công chúng có thể đến Văn khố Quốc gia và đọc các hồ sơ, đúng không?

  Sai.
 
Logged
Russian Weapons
Thành viên
*
Bài viết: 636


« Trả lời #37 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2009, 07:11:24 pm »

  Sau đây là đoạn cuối của bài báo: “Các hồ sơ lưu sẽ được giữ tại Văn khố Quốc gia. Một số cần xử lý trước khi công chúng có thể nghiên cứu. Những đoạn bị bôi đen trong một số hồ sơ sẽ được đưa ra ánh sáng vào những thời điểm khác nhau từ nay đến 2017”.
Thật là một trò nhảm nhí. Chúng ta vừa đọc một trích đoạn trong báo cáo tổng kết của uỷ ban, và nó nói rằng “đóng góp lớn nhất của nó {uỷ ban} có thể là cung cấp cho công chúng những hồ sơ lưu trữ…” nhưng khi đọc hết bài báo chúng ta biết rằng công chúng không chắc sẽ được cung cấp bất kỳ thông tin mới nào trong vòng 17 năm nữa.

  Cũng lại trò đó…

  Và tất cả việc nói đi nói lại của chúng ta chỉ làm lộ ra lần nữa một điểm phản đối đã có bao lâu nay. Với tất cả những cái gọi là “bằng chứng” mà chính phủ thực sự muốn đem lại cho dân chúng đã bầu họ lên, và trả lời cho những câu hỏi mà đám dân chúng ấy yêu cầu họ trả lời, thì liệu tất cả những uỷ ban, tiểu ban và ban điều nghiên có thể điều tra trung thực các cơ quan công quyền đến mức nào? Điều này được nói rõ hơn trong tác phẩm The Assassination of John F.Kennedy của Duffy and Ricci đã nói ở mấy chương trước:

  “Những người phê phán cả Uỷ ban Warren lẫn Tiểu ban Hạ viện về Những vụ ám sát tự hỏi liệu có thể nào một cơ quan đại diện cho chính phủ liên bang lại tiến hành được một cuộc điều tra vô tư về một vụ ám sát mà những cơ quan khác của chính phủ có vẽ như có can dự vào đó”(134) [(Duffy)].

  Một chỗ hợp lý để nói ở mức thấp nhất .

  Oà, có vẻ như chúng ta hơi lạc đề một chút, phải không? Đôi khi ta không thể không lạc đề khi ta đang xem xét tất cả những chuyện rối rắm của cái đề tài cực kỳ rối rắm này.

  Trong chương này, chủ đề là chính phủ liên bang đã lưu trữ, bảo mật, giải mật và rồi công bố thông tin cho dân chúng như thế nào.
Chúng tôi không hề có ý phê phán tác phẩm đồ sộ của Henry Hurt khi nói rằng câu ông ta đã viết – “Không có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy FBI đã liên lạc với Alderson trước khi họ nhận được dò hỏi thông tin từ phía người Pháp” – là đã lỗi thời và không còn chính xác nữa. Hồ sơ FBI 105-120510-2 được ghi ngày 8.4.1963 – khá lâu trước khi JFK chết – và tuy nhiều phần của hồ sơ này đã bị xóa đen, chúng tôi sẽ in nó lại ở đây cho bạn đọc (bản sao chụp toàn văn có thể xem ở Phụ lục C):

  Chính phủ Mỹ

  Bản ghi nhớ

  GỬI: GIÁM ĐỐC FBI
( QUA:ĐƠN VỊ LIÊN LẠC HẢI NGOẠI)

  NGÀY: 8.4.63

  TỪ: SAC, NEW YORK XXXXXXXXXX Mật báo viên

  05-

  VỀ: NHÀ ALDERSON,

  5803 Burlingham, Houston, Texas

  IS – PHÁP

  Để xin thông tin của FBI và Houston vào ngày 3.4.63

  XXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX

  Houston được yêu cầu xác minh nhà ALDERSON và khi thông tin này được chuyển tới, FBI được yêu cầu cho ý kiến xem thông tin nào, nếu có, là có thể được cung cấp cho nguồn này

  2- FBI (RM)

  2- Houston, (RM)

  1- New York, XXXXXXXX

  Mật báo viên
  LHB: EG
(5)

  Những phần biên tập bôi đen cho thấy rõ ràng nhân viên bảo mật muốn giữ kín lai lịch của mật báo viên, một điều phổ biến trong vô số hồ sơ liên bang. Thuật ngữ chính thức là “công bố một phần”. Nhưng chúng ta không cần ưu tư về những phần biên tập vì những phần này không bị biên tập đã nói với chúng ta mọi điều cần biết. Hồ sơ này chứng tỏ rõ ràng rằng – bảy tháng trước khi Kennedy chết – FBI đã biết về Souetre và đang truy tìm tay này. Không có lý do khả dĩ nào khác khiến FBI phải truy ra Alderson, và cũng rõ ràng chuyện FBI ban đầu làm sao tìm biết được tay khủng bố người Pháp Souetre và Alderson: sự kiện đã nhắc tới ở trên là, họ (FBI) có nói với Alderson rằng họ đang điều tra một tấm thiệp Giáng sinh đã cũ bốn hoăc năm năm mà Alderson “đã gửi cho Souetre và nó còn nằm trong hồ sơ thơ không chuyển đi được của bưu điện”(135) [(Từ “Memorandum of Interview by J. Gary Shaw with Dr. Lawrence M. Alderson, D.D.S.,” 6.10.1977 – 4:00 chiều)].
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Giêng, 2009, 07:17:10 pm gửi bởi Russian Weapons » Logged
Russian Weapons
Thành viên
*
Bài viết: 636


« Trả lời #38 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2009, 07:13:26 pm »

  Còn một hồ sơ FBI khác (105120510-1) từ văn phòng giám đốc gửi tới Đơn vị liên lạc hải ngoại, được ghi ngày sau đó một tháng, và nó cho thấy rõ ràng một cuộc điều tra toàn diện của FBI về Alderson. Ông nha sĩ Houston này được điều tra kỹ lưỡng đến độ nhân viên FBI không những xác minh được thời kỳ phục vụ quân đội của Alderson mà cả những chổ làm trước đó, những địa chỉ trước đó của ông ta, những trường mà ông ta từng học, và cả lý lịch tư pháp của ông (cái này chứng tỏ ông ta không phạm pháp điều gì). FBI còn điều tra cả vợ và cha mẹ của Alderson nữa. Và một tờ đính kèm vào hồ sơ này, ghi ngày 21.5.1963, chứng tỏ rằng cuộc điều tra này xuất phát từ việc Alderson trước đó có quen biết với Souetre, vì nó ghi rằng: “Những hồ sơ của chúng ta không có thông tin nào cho thấy bác sĩ Alderson và vợ đã từng ra khỏi nước Mỹ hoặc từng tham gia vào bất kỳ hoạt động chống Pháp nào”(136) [(Tài liệu FBI 105-120510-1, ngày 3.5.1963; và hồ sơ đính kèm đề ngày 21.5.1963)]. Những hồ sơ ấy chứng tỏb FBI đã quan tâm sâu xa về Souetre từ lâu trước ngày 22.11.1963. Không có những mẩu hồ sơ quý giá này, chúng ta hẳn sẽ không bao giờ có thể xác định chắc chắn sự kiện này.

  Từ vị trí này, các bạn có thể thấy – đó là tất cả về hồ sơ cũng như về sự thật. Mọi thứ khác đều là nghe nói. Mọi thứ khác đều là những manh mối suy đoán, các lời chứng cấp hai hoặc cấp ba (qua nhiều người nói lại) và đủ kiểu suy diễn của các giả thiết mơ hồ và không cụ thể. Con đường duy nhất có thể đi để tìm ra điều gì thực sự đã xảy đến cho Jack Kennedy là đi tìm ra các hồ sơ chính phủ nói được điều đó. Hiển nhiên, những hồ sơ đó đã bị giữ ngoài tầm tay của chúng ta. Nhưng chính xác thì những hồ sơ ấy ở đâu?

  Chúng có thể nằm ở hàng trăm nơi. Nó không giống chuyện vào thư viện tìm một cuốn sách. Nó giống như đi tới hàng trăm thư viện vậy, và trong mỗi thư viện ấy, các sách bạn cần đều bị giấu kín. Mỗi bộ phận của chính phủ liên bang có đủ loại cơ sở và phương tiện để lưu giữ hồ sơ. FBI, CIA, NSA, Lục quân, Hải quân và Không quân, rồi DEA, DIA, BFT, và hàng lô hàng lốc những cơ quan khác mà chính phủ cần đến để định hình chính nó. Ngay cả trong thời vi tính điện tử của những món như kỹ thuật số, cơ sở dữ liệu kỹ thuật cao, và những ổ đĩa chỉ bằng đồng xu mà chứa cả triệu trang văn bản, chính phủ liên bang vẫn có hàng tỉ hàng tỉ trang hồ sơ cần được xếp loại, phân mục và lưu trữ. Chẳng hạn như FBI, có ít nhất ba nơi lưu trữ hồ sơ: một ở Washington DC, một ở Clarkburg, bang Tây Virginia, và một ở Pocatello, bang Idaho (mà chỉ có một ít nhân viên bảo mật để quản lý tất cả những hồ sơ đó). Một thí dụ khác, nghành tình báo lục quân thực sự có quan hệ với vô số tổ chức khác có liên quan đến tình báo như INSCOM (Ban chỉ huy tình báo và an ninh), ASA (Cục an ninh quân đội), AISA (Hoạt vụ hỗ trợ quân báo). Trong Hải quân cũng tương tự như thế: ONI (Phòng tình báo hải quân), NSC (Ban chỉ huy an ninh hải quân), NSOG (Tổ phụ trách các chiến dịch an ninh hải quân), và NSGA (Hoạt vụ tổ an ninh hải quân). Quá nhiều phòng ban nội bộ của các phòng ban ngoại vi, mỗi phòng ban lại có bộ phận bổ sung riêng của nó chuyên lưu trữ hồ sơ. Rồi đến vô số các cơ sở lưu trữ không thể nhận dạng rõ được, chẳng hạn như Kho tái kiểm hồ sơ, cơ sở dữ liệu tái xử lý (nghe đồn là trực thuộc CIA), và Đơn vị lưu trữ thông tin liên bang. Nếu ai đó quan tâm tới một hồ sơ nào đó của FBI mà nó không có ở Văn khố Quốc gia, thì nó có thể ở một chỗ nào khác (ấy là chưa nói chuyện nó cần được bảo mật) nhưng rồi cũng vậy, cho dù có những đơn vị "liên lạc” giữa các cơ quan liên bang, như IGA (Hoạt vụ nhóm liên nghành) vốn tồn tại như một kênh liên lạc chính thức giữa FBI và Hội đồng an ninh quốc gia. Hoặc có lẽ một tài liệu nào đó đã được lưu trữ bởi DIS (Vụ điều tra quốc phòng) vốn có quan hệ với NSC, FBI, CIA và mọi bộ phận tình báo quân đội khác.
Luận điểm cuối cùng của chúng tôi là: qua nhiều thập niên, những tài liệu quan trọng đã được phát tán đi khắp đất nước, đi vào vô số “hầm lưu trữ” khác nhau. Ai thực sự biết có bao nhiêu tài liệu ở những chỗ ấy? Và cho dù điều đó có được chính thức ghi nhận thì ai biết ở đâu?

  Và trong toàn bộ hàng tỉ tỉ hồ sơ ấy, rất nhiều hồ sơ đã được bảo mật vì lý do chính đáng. Chắc chắn công chúng có quyền được biết chính phủ của mình đang làm gì – và đã làm gì – nhưng không thể nếu thông tin ấy có thể lưu truyền tới những phần tử trong hoặc ngoài nước vốn không có quyền được biết đó – cụ thể là những kẻ thù của nước Mỹ. Đây là mục đích hợp pháp khi hạn chế một số thông tin nào đó, và cũng với tính hợp pháp tương tự nó bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia, và ít ai có thể tranh cãi điều này.

  Nhưng mặt khác, cũng chính tính hợp pháp trong việc hạn chế thông tin này cũng đã bị bẻ cong, bóp méo một cách cố ý, và bị lạm dụng nhằm mục đích tránh né sự thật, và lời tuyên bố chính thức mà chúng ta thường được nghe (“bị hạn chế vì lợi ích an ninh quốc gia”) đã trở thành một cái cớ thịnh hành để từ chối cung cấp thông tin cho dân chúng. Một câu thịnh hành khác mà gần đây có vẻ đã bị bỏ quên, đó là “một chính quyền vì dân, do dân”. Có gì đã xảy đến cho câu này? Chính quyền này không “do dân” nữa khi những viên chức dân cử cứ tiếp tục ngăn không cho người dân biết được những sự thực quan trọng. Có một từ ngữ khác cho cái cung cách đó: chủ nghĩa phát xít trá hình. Đến nay đã hơn 37 năm rồi kể từ ngày JFK bị sát hại, vậy mà chúng ta “những người dân” vẫn phải nghe cái chính quyền do ta bầu lên nói rằng việc công bố mọi hồ sơ liên quan đến vụ ám sát JFK sẽ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.

  Sau bao năm như vậy, chúng ta đã có một Uỷ ban Warren nói dối với chúng ta năm 1964, một Tiểu ban Hạ viện về Những vụ ám sát cố tình bỏ qua bằng chứng năm 1979, và một Ban điều nghiên các hồ sơ về vụ ám sát năm 1998 lại nói với chúng ta rằng các hồ sơ quan trọng về JFK sẽ còn được giữ ngoài tầm tay công chúng cho đến tận năm 2017.

  Điều này nghe không ra vẻ một chính quyền vì dân chút nào. Nó nghe giống như một chính quyền đang nói dối với dân chúng đã bầu họ lên hơn. Nước Mỹ không được cho phép sự lạm dụng quyền hạn kéo dài này và trò lừa dối sau đó được. Nước Mỹ không thể bị bắt phải chờ đến tận 2038 hay 2017 rồi mới biết được sự thật. Nước Mỹ không thể bị buộc phải chờ đến một ngày khác được.

  Nhưng chúng ta sẽ chờ. Và ai biết được sau đây còn những trò lừa dối nào nữa?
Logged
Russian Weapons
Thành viên
*
Bài viết: 636


« Trả lời #39 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2009, 07:16:47 pm »

  Nhưng một lần nữa, sau bao nhiêu đó năm, có lẽ thời gian đã vận hành có lợi cho dân chúng – do tình cờ, cũng như do khối lượng khổng lồ các hồ sơ được lên lịch để giải mật và công bố một cách hợp pháp bởi vì thông tin chứa trong các hồ sơ ấy không xâm hại đến an ninh quốc gia.

  Chính phủ có một thủ tục lên lịch trình công bố với dân chúng hàng ngàn hồ sơ mật mỗi năm khi những thông tin trong đó không còn được xem là có tính nhạy cảm (dễ gây chấn động) nữa. Có một số tiêu chuẩn cho việc này, nhất là khoảng thời gian tính từ ngày hồ sơ được đưa vào bảo mật, và tất nhiên là có tính đến bản chất của thông tin trong hồ sơ đó. Điều này có nghĩa rằng có những người – những nhân viên chính phủ nhưng cũng là con người như bạn và chúng tôi – được giao nhiệm vụ quyết định về những hồ sơ được chọn để công bố. Những quyết định này rất thường là những nhận định chủ quan. Nói cách khác, với mỗi hồ sơ muốn được giải mật và công bố đều có một người đánh giá về mối tương quan giữa hồ sơ đó và an ninh quốc gia. Một ai đó ngồi ở bàn giấy trong một kho lưu trữ mờ tối nào đó đọc hồ sơ và đưa ra quyết định chính thức là việc công bố hồ sơ đó có nguy cơ xâm hại an ninh quốc gia hay không nếu nó được công bố.

  Vì việc này cần được tiến hành không mắc sai sót, nên người phụ trách công tác đó phải là một nhà tâm lý học, tâm thần học, một sử gia tận tụy và một chuyên gia thượng thặng về chính sách ngoại giao Mỹ. Nhưng hầu hết những người làm công việc này chẳng thuộc loại nào trong số nói trên. Họ chỉ là những con người bình thường. Họ là nhân viên thư ký. Họ là những trợ lý văn phòng. Họ là những người cạo giấy mỗi ngày từ chín giờ sáng tới năm giờ chiều, và đa số bọn họ chắc chắn làm việc hết sức mình. Nhưng trong tất cả những phê phán trước đây của chúng tôi đối với đủ loại uỷ ban, tiểu ban và ban điều nghiên của chính phủ vốn kiên trì thao túng các thông tin sẽ được công bố cho chúng ta, thì có thể nói rằng khối lượng khổng lồ các hồ sơ cũng quá sức của họ. Có quá nhiều chuyện phải theo dõi, quá nhiều tài liệu ở quá nhiều nơi khiến bất kỳ cơ quan công quyền nào cũng không thể am tường hết sau một thời gian hơn 35 năm. Ta hãy đọc lại đề từ ở đầu chương này:

  “Với một nhóm ít ỏi nhân viên thì công việc như thế là quá nhiều; thật không thể đọc từng dòng của mỗi hồ sơ sắp được giải mật và đồng thời vẫn làm công việc của mình. Đôi khi chúng tôi có lầm lẫn. Đôi khi chúng tôi cho công bố những thứ không được phép công bố”.
Đây là một tuyên bố với chúng tôi qua một cuộc phỏng vấn bằng điện thoại với “một nhân viên giải mật” vô danh làm việc trong một bộ phận của Bộ Tư pháp Mỹ. Chúng tôi sẽ không nói đó là bộ phận nào, nhưng điều đó cũng không quan trọng. Tuyên bố của ông ta đã cụ thể hoá một vấn đề bao trùm. Quá nhiều tài liệu cho một số quá ít nhân viên. Do đó mới có chuyện “Đôi khi chúng tôi cho công bố những thứ không được phép công bố”. Điều này dễ hiểu, và đương nhiên chúng ta sẽ đặt câu hỏi hợp luận lý kế tiếp. Chính xác thì ai là người quyết định về cái gì “được phép” công bố và cái gì không? Câu trả lời, nếu có, thì rất mơ hồ. Có thể nói đó là một chuỗi những mệnh lệnh. Tuy nhiên, rõ ràng rằng khi một hồ sơ được công bố mà nó lại không được phép công bố, thì nhân viên công bố tài liệu đó dứt khoát sẽ nghe được phản hồi. Tức là từ cấp trên của cấp trên của cấp trên của nhân viên giải mật ấy. Một cấp thẩm quyền ở những chỗ chóp bu nào đó.

  Nhưng quả tình điều này nghe rất có lý.

  Ta có thể thấy rằng hầu hết những nhân viên hồ sơ ở năm 2000 có lẽ đều chưa ra đời vào năm 1963, hoặc nếu có thì lúc ấy họ còn rất nhỏ tuổi không thể hiểu được làm sao chuyện xảy ra vào thời điểm đó lại có thể xâm hại đến an ninh quốc gia tận bốn thập niên sau được. Mê cung hồ sơ của nhà nước giờ đã quá lớn đến độ chính nhà nước cũng không quản lý nổi. Điều này có thể giải thích tại sao nhiều hồ sơ quanh vụ ám sát JFK vẫn còn nằm ngoài tầm được biết của dân chúng Mỹ nhưng nó cũng giải thích tại sao một số hồ sơ loại đó lại lọt ra ngoài.

  Những hồ sơ như 632-796 của CIA, hay hồ sơ 105-120510-2 và 105-120510-1 của FBI, và nhiều hồ sơ khác mà chúng tôi trình bày trong sách này là thuộc loại ấy. Hãy xem trường hợp 632-796, Henry Hurt đưa ra một nhận định quan trọng: “Không có lý do gì để tin rằng vấn đề này sẽ được đưa ra ánh sáng nếu như không nhờ việc hỏi thăm thông tin bình thường của tình báo Pháp. {Việc dò hỏi thông tin về sự có mặt của Souetre tại Dallas trong ngày JFK bị ám sát}. Khó mà nghĩ được rằng nhân viên CIA giữ việc quyết định công bố các giấy tờ mật năm 1976 lại có được chút ý niệm về những điều mà hồ sơ này tiết lộ”(137) [(Hurt)]. Tương tự như thế là trường hợp hồ sơ 105-120510-2 của FBI, cùng nhiều hồ sơ khác. Đặc biệt, hồ sơ 105-120510-2 còn có ghi rõ ở cuối trang là ĐÃ ĐƯỢC NHÓM CÔNG TÁC VỀ JFK CỦA FBI XEM LẠI NGÀY 26.2.97 và chỉ thị bảo mật ghi là CÔNG BỐ MỘT PHẦN(138) [(Tài liệu FBI 105-120510-2, ngày 8.4.1963)]. Luận điểm của Henry Hurt về hồ sơ FBI mà nó chứng tỏ FBI đã điều tra về Souetre nhiều tháng trước khi JFK bị ám sát lại càng đáng kể hơn vì khó có chuyện nhân viên nghiên cứu hồ sơ FBI cho công bố 105-120510-2 vào đầu năm 1997 lại có chút hiểu biết nào về tầm quan trọng của hồ sơ này 34 năm sau khi nó được soạn thảo. Chuyện đó cũng giống như việc trông mong người thiết kế máy bay phản lực vào năm 1999 lại có khả năng nghiên cứu cải tiến một động cơ cánh quạt của năm 1963 vậy. Khó có chuyện đó lắm.

  Và nhân nói đến những sự cố lặt vặt trong việc lưu trữ và giải mật những hồ sơ nhạy cảm, có một câu chuyện thú vị chúng tôi muốn kể lại ở đây: Đôi lúc, ngay khi chính phủ nhầm lẫn và công bố những hồ sơ mà họ chưa muốn công bố, họ thường có thể mau lẹ cứu vãn sai sót đó. Sau đây là một thí dụ. Khi đồng tác giả của sách này, Brad O’Leary, chỉ đạo cho trưởng nhóm nghiên cứu tài liệu là Tim McGinnis, đi tìm những hồ sơ DEA có liên quan việc buôn bán ma tuý quốc tế vào đầu thập niên 1960, Mc Ginnis đến Văn khố Quốc gia, và cùng với trợ lý là Brent Ruhkamp, họ tìm được 36 thùng hồ sơ chưa được đánh chỉ số. Điều này khiến họ chẳng có lựa chọn nào khác ngoài việc lục từng thùng một và đọc lướt từng hồ sơ một – một công việc khá cực nhọc vì ta biết có nhiều ngàn hồ sơ tách biệt nhau. Công việc mất nhiều ngày và sau khi đi hết khoảng 20 thùng, họ bắt đầu đào trúng mỏ: họ bắt gặp những hồ sơ DEA liên quan đến Marseilles, Pháp và những lò chế biến bạch phiến ở đó. Họ có thể thu hepvà đọc lướt từng hồ sơ một – một công việc khá cực nhọc vì ta biết có nhiều ngàn hồ sơ tách biệt nhau. Công việc mất nhiều ngày và sau khi đi hết khoảng 20 thùng, họ bắt đầu đào trúng mỏ: họ bắt gặp những hồ sơ DEA liên quan đến Marseilles, Pháp và những lò chế biến bạch phiến ở đó. Họ có thể thu hẹp được những ngày tháng cần tìm vào hai thùng hồ sơ, nhưng lúc đó lại đến giờ đóng cửa Văn khố. McGinnis và Ruhkamp phải ra về, nhưng còn nhớ cất hai thùng đó vào chỗ riêng. Họ chuẩn bị sẵn sàng để trở lại vào sáng hôm sau và khởi sự sao chụp những hồ sơ đó.

  Nhưng khi Ruhkamp trở lại vào sáng hôm sau để lấy ra các thùng cất riêng đó, anh ta được thông báo rằng có vấn đề xảy ra, một vấn đề lớn. Anh ta được đưa tới gặp hai chuyên gia văn khố cao cấp chịu trách nhiệm về mớ hồ sơ đó và được thông báo rằng DEA chưa xử lý xong những hồ sơ đó để công bố. Hơn nữa, anh ta còn được thông báo rằng toàn bộ 36 thùng đó đều chưa được xử lý để công bố cho những ai cần đọc.

  DEA đã phạm một nhầm lẫn lớn, và cả Mc Ginnis lẫn Ruhkamp đều không bao giờ biết được trong hai thùng họ chọn ra ấy có chứa những gì. Chuyện đó chỉ khiến ta tự hỏi: tại sao hai thùng hồ sơ DEA cũ gần 40 năm ấy lại có vẻ nhậy cảm đến độ không thể công bố?

  Chúng ta chẳng có giải pháp nào ngoài việc chờ đợi đến năm 2017 để tìm ra câu trả lời!

  Dù sao đi nữa, gần hai thế hệ đã trôi qua kể từ vụ ám sát JFK. Hầu hết những người nắm quyền lúc đó giờ đã qua đời. Từ đó mới đẻ ra những “nhầm lẫn” trong việc giải mật và công bố hồ sơ. Nhưng những nhầm lẫn ấy hoá ra lại là kho báu cho những ai truy tìm sự thật.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM