Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 12:34:40 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thơ Bút Tre  (Đọc 207880 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #100 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2009, 11:27:02 am »


Lối thơ Bút Tre được phân biệt theo cấu trúc và nội dung như sau:

1. Xuống dòng đột ngột, ngắt chữ:

2. Giữ luật bằng trắc trong thơ bằng cách ép chữ một cách ngô nghê:

3.Thay một chữ trong câu thơ để đọc giả tự đọc lấy chữ tục :

4. Vì kẹt vần, phải viết tắt, bỏ bớt chữ:

5. Thơ hoan hô: Bút Tre có rất nhiều câu thơ hoan hô:

6. Có vần nhưng ý, chữ sai để chọc cười:

7. Thơ ngớ ngẩn, huề vốn : Thơ Bút Tre còn một loại mà các nhà phê bình không dám nói là lối thơ huề vốn, ngớ ngẩn vì cách dùng chữ bậy bạ, ngô nghê :


Đây là một cách tổng kết ôặ Bút Tre và rất có ích cho "hậu Bút Tre". Nhưng tôi không nhất trí nhận định thứ 7, đặc biệt là những chữ mầu đỏ. Thơ Bút Tre không có tục hoặc "nghe tục nhưng nghĩa thanh" như thơ Hồ Xuân Hương. Đành rằng khi "dân gian hoá", đặc biệt là "Bút Tre thời @" thường pha yếu tố tục để tăng tính hài hước, tăng độ phổ biến. Đấy là đặc tính "hơn hẳn" của ông Đăng Văn Đăng và do chúng ta pha yếu tố này vào chứ tại sao lại quy cho thơ ông?

Tôi thấy Ngô Quang Nam (trong Bút Tre-Thơ và giai thoại-NXB VHTT-HN 2006) có lý hơn khi chia "thi pháp" Bút Tre ra làm 7 nhóm:

1. Lối vắt dòng gẫy câu:
Hoan hô đồng chí Hà Đăng,
Ấn
cho tầu chạy băng băng như rùa.

2. Lối viết tắt hay còn gọi là lối chặt từ:
Chị em du kích tài thay,
Bắn máy bay Mỹ rơi ngay cửa mình.
(ở đây phải hiểu là "cửa nhà mình")

3. Để lửng từ, dùng một từ ở câu 6 trên để người đọc phải tự gieo âânf ở câu tám dưới:
Đứng trên bãi biển bồn chồn,
Bao nhiêu co gái ngứa "chân" chạy quanh
.
Đây đâu phải là "ngây ngô, bậy bạ"!

4. Lối "Hoan hô":
Hoan hô Đại tướng Võ Nguyên
Giáp
ta thắng trận Điện Biên trở về.
(Đúng ra câu này kết hợp cả lối vắt dòng).

5. Lối thêm từ ở vị trí thứ 7 câu 8:
Đường đời mê mải quan tham,
Để cho tiếng hát cây đàn hơi chơi vơi.

6. Lối Lục bát ngẫu hứng song thất:
...Qua sông bao chuyến đò đầy,
Mỗi ngày một việc đổi thay hoàn toàn
Nhịp sống mới: ai đo cho hết
Lòng người ta hồ biết đến cùng
Một vùng trời đất soi chung...

7. Lối biến âm tạo vần:
Chú về công tác bảo tàng
Cũng là công việc cách màng giao cho.

Đúng là"Phần lớn những thơ mà mọi người vẫn đọc không phải của tác giả Bút Tre. Bút Tre từ lâu đã trở thành lối thơ dân gian". Vinh dự thay cho ông và chính ông là người "khởi xướng" cho dòng thơ này. Chắc chắn dòng thơ này sẽ tồn tại và có ích không phải chỉ để xả "trét", vui chốc lát mà có tác dụng chống tiêu cực, cổ súy cho cái mới không ít. Có điều cần rõ cái nào đích thực của cụ Đăng, cái nào của hậu duệ và thuộc thể loại nào?
Logged

lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #101 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2009, 11:34:08 am »

Hom qu em đọc câu "Chị em du kích đánh cầu / lông bay lả tả trên đầu các anh" mà bị con bé Bí thư Chi Đoàn/ Đảng viên sắp kết nạp chụp cho cái mũ "phản động" đấy các bác ạ
Logged
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #102 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2009, 11:55:44 am »


Lối thơ Bút Tre được phân biệt theo cấu trúc và nội dung như sau:

1. Xuống dòng đột ngột, ngắt chữ:

2. Giữ luật bằng trắc trong thơ bằng cách ép chữ một cách ngô nghê:

3.Thay một chữ trong câu thơ để đọc giả tự đọc lấy chữ tục :

4. Vì kẹt vần, phải viết tắt, bỏ bớt chữ:

5. Thơ hoan hô: Bút Tre có rất nhiều câu thơ hoan hô:

6. Có vần nhưng ý, chữ sai để chọc cười:

7. Thơ ngớ ngẩn, huề vốn : Thơ Bút Tre còn một loại mà các nhà phê bình không dám nói là lối thơ huề vốn, ngớ ngẩn vì cách dùng chữ bậy bạ, ngô nghê :


Đây là một cách tổng kết ôặ Bút Tre và rất có ích cho "hậu Bút Tre". Nhưng tôi không nhất trí nhận định thứ 7, đặc biệt là những chữ mầu đỏ. Thơ Bút Tre không có tục hoặc "nghe tục nhưng nghĩa thanh" như thơ Hồ Xuân Hương. Đành rằng khi "dân gian hoá", đặc biệt là "Bút Tre thời @" thường pha yếu tố tục để tăng tính hài hước, tăng độ phổ biến. Đấy là đặc tính "hơn hẳn" của ông Đăng Văn Đăng và do chúng ta pha yếu tố này vào chứ tại sao lại quy cho thơ ông?

Tôi thấy Ngô Quang Nam (trong Bút Tre-Thơ và giai thoại-NXB VHTT-HN 2006) có lý hơn khi chia "thi pháp" Bút Tre ra làm 7 nhóm:

1. Lối vắt dòng gẫy câu:
Hoan hô đồng chí Hà Đăng,
Ấn
cho tầu chạy băng băng như rùa.

2. Lối viết tắt hay còn gọi là lối chặt từ:
Chị em du kích tài thay,
Bắn máy bay Mỹ rơi ngay cửa mình.
(ở đây phải hiểu là "cửa nhà mình")

3. Để lửng từ, dùng một từ ở câu 6 trên để người đọc phải tự gieo âânf ở câu tám dưới:
Đứng trên bãi biển bồn chồn,
Bao nhiêu co gái ngứa "chân" chạy quanh
.
Đây đâu phải là "ngây ngô, bậy bạ"!

4. Lối "Hoan hô":
Hoan hô Đại tướng Võ Nguyên
Giáp
ta thắng trận Điện Biên trở về.
(Đúng ra câu này kết hợp cả lối vắt dòng).

5. Lối thêm từ ở vị trí thứ 7 câu 8:
Đường đời mê mải quan tham,
Để cho tiếng hát cây đàn hơi chơi vơi.

6. Lối Lục bát ngẫu hứng song thất:
...Qua sông bao chuyến đò đầy,
Mỗi ngày một việc đổi thay hoàn toàn
Nhịp sống mới: ai đo cho hết
Lòng người ta hồ biết đến cùng
Một vùng trời đất soi chung...

7. Lối biến âm tạo vần:
Chú về công tác bảo tàng
Cũng là công việc cách màng giao cho.

Đúng là"Phần lớn những thơ mà mọi người vẫn đọc không phải của tác giả Bút Tre. Bút Tre từ lâu đã trở thành lối thơ dân gian". Vinh dự thay cho ông và chính ông là người "khởi xướng" cho dòng thơ này. Chắc chắn dòng thơ này sẽ tồn tại và có ích không phải chỉ để xả "trét", vui chốc lát mà có tác dụng chống tiêu cực, cổ súy cho cái mới không ít. Có điều cần rõ cái nào đích thực của cụ Đăng, cái nào của hậu duệ và thuộc thể loại nào?


Rất hoan nghênh sự góp ý của bác mém thương!

Phần tổng kết không phải do tự em đẻ ra, đó là kết quả của nhiều ý kiến, tuy nhiên phần Đấy là đặc tính "hơn hẳn" của ông Đăng Văn Đăng và do chúng ta pha yếu tố này vào chứ tại sao lại quy cho thơ ông? thì bác có vẻ hơi quá rồi ạ. Bởi trước đã nói "Phần lớn những thơ mà mọi người vẫn đọc không phải của tác giả Bút Tre. Bút Tre từ lâu đã trở thành lối thơ dân gian" nên khoản 7 trong bài em mà bác bôi đỏ không chỉ vào ông Đặng Văn Đăng mà NÓI TỚi thơ Bút Tre dân gian. Bác có thể tìm xem tuyển tập thơ mà trong bài em có đề cập để thấy rằng vè sỹ Bút Tre không viết thơ tục như Bút Tre dân gian, chẳng hạn:

Trích dẫn
2. Lối viết tắt hay còn gọi là lối chặt từ:
Chị em du kích tài thay,
Bắn máy bay Mỹ rơi ngay cửa mình.
(ở đây phải hiểu là "cửa nhà mình")

Bài trước em cũng đã có dẫn nguồn nói đoạn trên không phải của vè sỹ Bút Tre rồi.

Nói riêng về bậy bạ, ngô nghê thì hẳn bác cũng thấy rất nhiều  Bút Tre dân gian như thế, mà không phải thở của  vè sỹ Bút Tre.

Con cóc chẳng phải con gà
Quả ổi chẳng phải quả na quả dừa
Cái đục chẳng giống cái cưa
Mùa xuân không thể có mưa mùa hè
Đôi mắt không phải để nghe
Đôi dép không phải để che trên đầu
Đã nghèo thì không thể giàu
Ngồi trên đỉnh núi không thể câu cá mè
Mới đẻ sao biết đi xe
Điếc tai sao có thể nghe nói thầm
Đã đúng thì không thể nhầm
Cục than đang nóng không ai cầm vào
Chín giờ chẳng phải buổi chiều
Đêm thì chẳng thể có nhiều nắng đâu
Con gái chẳng thể có râu
Con trai chẳng thể trên đầu cài nơ
Đang thức thì chẳng thể mơ
Ngồi trên xe đạp chơi cờ làm sao
Đã lùn thì cẳng chẳng cao
Đã nặng một tạ làm sao mà gầy
Mặt em trứng cá mọc đầy
Thì làm sao nói "Em đây má hồng"
Con mèo mà trèo cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà?
Chú chuột đi chợ đường xa
Em là cô chuột, vào nhà đi anh!
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #103 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2009, 02:39:00 pm »

Đúng là nếu không có công trình nghiên cứu nghiêm túc thì đố ai mà biết đâu là của Bút Tre thực, đâu là hậu duệ thêm mắm muối vào. Dù thế nào tôi vẫn rất phục cụ, bái nể là khác. Theo tôi khối nhà thơ đương đại được giải hẳn hoi mà mấy ai đã thuộc thơ, biết đến thơ họ.

Không hiểu nếu còn sống, thì NGÀY THƠ VIỆT NAM Rằm tháng Giêng sắp tới cụ sẽ gửi bài gì trình làng và liệu con cháu cụ có ai góp được bài nào cho ra hồn không ?

Chuyển qua chủ đề "Bóng đá" mà các "lều sĩ" nay theo bút pháp vụ Zangvanzang viết nên:

Hoan hô anh Raduxu,
Đầu tóc bù xù mà đá rất hay.

Hoan hô đồng chí Hagi,
Cách ba mươi mét mà ghi được bàn.

Hoan hô anh Mê Ô La,
Anh vào hợp lý, anh ra hợp tình.
(Thu Hường, Hà Nội)

Hoan hô đội bóng lang ta,
Đã nhất xã nhà, lại thắng xã bên.

Căn thẳng là trân Pa ra gay,
Vã mồ hôi Pháp thắng ngay...chót giờ.

Đức kia nổi giân một khi,
Chú Mê (mexico) dẫn 1 anh thì...ngược hai!

...(Hồ Mai)

Ác hen tuy lắm anh tài,
Chỉ được bốn điểm cúp tai về vườn.

Thế là Á đã thắng Âu,
Gia pan, Hnà Quốc tiến sâu mãi vào.

Ả rập Xê út đáng chê,
Thất bại ê chề trước đội Giéc man
Bởi vì ăn uống kiêng khem
Lại thêm lắm vợ đâu còn vững chân.
Trung Quốc tuy mạnh tinh thần,
Nhưng mà thể lực có phần giảm suy,
Lại thêm chiến thuật "cổ lai hy"
Đá liền ba trận chẳng ghi được bàn.

Việt Nam rồi sẽ có ngày,
Tham gia Word Cup đứng đầu bảng A.

Thể lực thì có khó gì!
Cứ xơi meat dog là ghi được bàn.
Kìa xem đội tuyển Nam Hàn,
Xơi nhiều thịt chó nên toàn thắng luôn.
(Meat dog: tiếng Anh nghĩa là thịt chó)

Hẹn xong tứ kết luận bàn,
Bút Tre xin tiến mấy câu luận bàn.
NQN (Báo Lao động)

Nguồn: "Bút Tre-Thơ và giai thoại"-NXB VHTT-HN 2006 của Ngô Quang Nam

Logged

fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #104 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2009, 09:23:45 pm »

Hoan hô anh Nguyễn Đình Thi
Văn thơ nhạc kịch thứ gì cũng hay

*
Nước mình còn thiếu dân quân
Tại sao lại bắn thằng Tuân lên giời?

Hoan hô đồng chí Phạm Tuân
Chân mang dép lốp bay vào vũ tru


*

Hoan hô cụ giáo Hoàng Xuân…
Nhị ta qua suối tụt quần cưỡi trâu

Hoan hô các cụ đi tù
Ngồi trong khe đá “hẫy” chân ra ngoài.

*

Hoan hô mấy chị nhà nông
Chăm lo cày cấy để chồng hăng say
Mái nhà ngói đỏ hây hây
Nhìn qua là nhận ra ngay nhà giàu

*

Hoan hô phụ nữ Vinh Phu (Vĩnh Phú)
Chị em ta rất cần cu chịu khò (cần cù chịu khó)

*

Thưa toàn thể các đồng chí! Nhận xét về phong trào TDTT trong công ty, tôi xin có vài lời như sau:

Chúng ta thế mạnh về cầu...
... Lông khoẻ và đẹp đứng đầu mấy cô ...
... Bên in ốp-xét li-pô
Thật là phấn khởi hoan hô cái nào

*

Nói về cách làm du lịch để thu tiền du khách của công viên chim Jurong và khu vui chơi giải trí Sentosa, Singapore:

Không đi không biết Jurong
Đi rồi mới biết túi không còn tiền.

Chưa đi chưa biết Sento-
sa vào trong túi tiền đô không còn

*

 Xuân vui không thể thiếu cà
Phê cùng bè bạn tà tà nhâm nhi.

*

Ve kêu, phượng đỏ gọi hè
Leo cây bẻ phượng em tè gãy chân

*
 Hôm nay qua bản Nậm Thò,
Gặp anh bộ đội cưỡi bò(*) qua sông(**).

Chú thích:
(*) Bò tức là ... ngựa !!!
(**) Sông nghĩa là ... suối.

*

Hỡi ai bị yếu sinh lỳ
Đừng lo! đã có thuốc trì rất hay
Thầy này học tận bên Tây...
Nguyên về khoản ấy là tay cực giòi

*


Bốn ông chung một đĩa lòng
Lợn ngồi chễm chệ với thùng bia to

*

Thày đây giỏi nhất đoán mồng (mộng)
Cô nào nếu thích kê mông lên bàn (kể mộng ra thày bàn cho nghe)

*

Hội trường yên ắng ngủ say
Thuyết trình vừa dứt... vỗ tay ra về.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Mười Hai, 2009, 10:07:39 pm gửi bởi daibangden » Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #105 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2009, 09:24:39 pm »

Bên Tây chuyện đấy là thường
Gặp nhau ngoài đường họ vẫn hôn nhau
Việt Nam nhìn trước ngó sau
Tìm ngay chỗ vắng làm mau rồi về.

*

Báo mới đây, bà con ơi
Toàn là vụ án động trời, mua mau!
Mẹ chồng cắt cổ nàng dâu
Có thằng còn chém bay đầu vợ con

Đánh ghen axit 1 lon
Cụ già đè ngửa trẻ con trên giường
Có bà vợ nọ ghen tuông
Chặt đứt của quý đáng thương của chồng..........
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười Hai, 2009, 06:08:15 pm gửi bởi fddinh » Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #106 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2009, 09:25:01 pm »

Lên cao mới biết núi cao,
Có bồ mới biết rất hao túi tiền

*

Anh đi em bấm ngón tay
Anh về em bấm chỗ này chỗ kia
Anh đi bát điã em chia
Anh về em dọn cả thià lẫn muôi

Anh đi trống nửa giường đôi
Anh về giường trống ở nơi anh nằm
Anh đi giường chiếu lặng câm
Anh về chúng nó reo ầm cả lên

Anh đi đồi núi chẳng quên
Anh về anh lại đến bên gò đầm
Anh đi chốt cửa hai lần
Anh về chúng nó rầm rầm mở ra

Anh đi cà chẳng ra cà
Anh về bầu bí bò ra bò vào
Anh đi cỏ mọc bờ ao
Anh về cá đớp cả phao lẫn mồi

Anh đi bao núi , bao đồi
Anh về anh nhớ những nơi gò đầm
Anh đi ngã bảy ngã năm
Anh về anh mệt, anh nằm ngã ba...

*

Ông Đồ Nghệ ghẹo cô hàng nước
---

Bản hạng nay cô đã mấy tuồi
Nược cô còn nọng hay đã nguồi
Lụng lặng trên treo dăm nặm nẹm
Đu đưa dưới móc một buồng chuồi

Bạnh ít bạnh dầy đều xọa mợ
Khoai ngựa khoai lang cũng chấm muồi
Ăn uống no rồi tiền chựa trả
Biết nhau cho chịu một vài buổi.

*

Giữ dao phải giữ đằng chuôi
Giữ chồng phải giữ cái..người của anh

*

Tin anh tràng dịch màng phòi
May có bác sĩ rất giòi cứu cho
Bây giờ màng phòi đã khô
Cảm ơn bác sĩ và cô hộ lỳ
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Mười Một, 2009, 09:31:43 pm gửi bởi fddinh » Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #107 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2009, 09:29:36 pm »

 Xóa một số câu thơ không phù hợp, bác nào muốn đọc lại liên hệ với tác giả qua PM! Grin
Logged
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #108 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2009, 09:42:58 pm »

Xóa một số câu thơ không phù hợp, bác nào muốn đọc lại liên hệ với tác giả qua PM! Grin

Không phải tác giả, mà là sưu tầm giả, hì hì.


Chăn nuôi mấy cậu gầy nhom
Làm cho lợn nái sòn sòn đẻ sai

*

Đây rồi vở kịch vừa khai ...
Trương lên mời gọi những ai thích xèm.

*

 Uống đi một chút phê cà
Vừa là giải khát, vừa là bồi dương

*

Anh đi công tác Cam Pu
Chia chiến lợi phẩm ở tù 3 năm

*


Con gái giờ chẳng mặc quần
Váy ngắn đến bẹn, cái chân rõ dài
Áo mặc cúc chẳng thèm cài
Vươn vai hít thở ...

*


Bây giờ mẹ biết Xô Liên
Cái liềm bên ấy giống liềm bên ta
Bây giờ mẹ mới hiểu ra
Tây cai là giặc, Tây Nga là...mình

*

Chiều nay lúc đón con tan học, nghe thấy trẻ con hát thế này:

Cha là con cáo già
Mẹ là con cáo cu
...
Hai con cáo thu lu
Núp trong hai góc tường...
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #109 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2009, 11:02:15 pm »

Chuyển qua chủ đề "Bóng đá" mà các "lều sĩ" nay theo bút pháp vụ Zangvanzang viết nên:

Hoan hô anh Raduxu,
Đầu tóc bù xù mà đá rất hay.

Hoan hô đồng chí Hagi,
Cách ba mươi mét mà ghi được bàn.

Hoan hô anh Mê Ô La,
Anh vào hợp lý, anh ra hợp tình.
(Thu Hường, Hà Nội)

Hoan hô đội tuyển Ca-mơ-
run ta chiến thắng ngay ơ trận đầu.

Hoan hô ông Béc-ken-bau-
Ơ chọn lối đá trận nào cũng thăng

Hoan hô đội tuyển Tiệp-khăng
Oánh đầu 3 quả băng băng ghi bàn

Hoan hô Gu-lít Hà Lan
Bị thua mà vẫn chứa chan hữu nghì

Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM