Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 03:43:34 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khép lại quá khứ đau thương  (Đọc 41257 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #70 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2009, 09:04:15 pm »


THAY LỜI KẾT LUẬN

Bóng đêm đã trùm xuống thành phố ngã ba sông. Hòa bình đem lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người. Đường phố nhộn nhịp, đông vui dưới ánh đèn điện tỏa sáng, nhà nhà phấp phới tung bay lá cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc yêu thương.

Từ chối lời mời của đồng đội đi tham dự những cuộc vui, tôi ngồi trước bàn làm việc giở cuốn sổ tay mà viên quan ba Phô-gát Ăng-đơ-rê trao lại, đọc những dòng cảm tưởng của tù binh sĩ quan Pháp Trại số 1. Là một trong những nhân chứng thực hiện chính sách khoan hồng, việc tìm hiểu, phân tích và đánh giá một cách khách quan những kết quả đã đạt được đối với tầng lớp “thượng lưu”, “trí thức” trong Quân đội viễn chinh Pháp là hết sức cần thiết đối với một chặng đường lịch sử của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Pax-can1 có nói một câu nổi tiếng: “Cái tôi là đáng ghét” (Le moi est haïssable). Nhưng trong trường hợp cụ thể này, “cái tôi” hòa lẫn với cái chung, không thể tách rời cái chung, đại diện cho cái chung, không có cái chung thì “cái tôi” không thể tồn tại và phát triển. Để làm nổi bật ánh sáng của chân lý ở bên này chiến lũy trong việc thực hiện một chính sách lớn của Đảng và Chính phủ, của Quân đội và nhân dân Việt Nam đối với tù binh trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, có thể nói là một “mặt trận thầm lặng” nhưng không kém phần gay go, quyết liệt, tôi xin phép được trích dẫn những cảm tưởng của một số tù binh sĩ quan pháp đã viết hoàn toàn tự do trong cuốn sổ tay mà viên quan ba Pháp Phô-gát Ăng-đơ-rê đã trao lại cho tôi ở Việt Trì trước lúc chia tay.

* “Tôi sắp rời nước Việt Nam tự do sau bốn năm bị giam giữ, một sự giam giữ được dịu đi rất nhiều nhờ chính sách khoan hồng của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà nhân dân, quân đội và cán bộ Việt Nam thực hiện hết sức nghiêm chỉnh.

Tôi rời đất nước này với một tinh thần mới, một tâm hồn tự do, và tôi chân thành cảm ơn tất cả nhân dân, quân đội và cán bộ Việt Nam đã luôn luôn đối xử tử tế với cá nhân tôi.

Tôi xin chào một lần cuối cùng nước Việt Nam tự do, độc lập và kính chúc nước Việt Nam một kỷ nguyên phồn vinh và hạnh phúc trong nền hòa bình đã được lập lại...”

 
Quan ba Giăng DƠ-LA-CUA (Ta-bo 11)
10 phố Tướng Me-xtơ-rơ, Pari XIV, 1-9-1954.




* “Nguyện vọng chân thành nhất của tôi là nước Việt Nam đã giành được độc lập sẽ còn lâu dài được vì Chủ tịch kính yêu của mình đứng đầu và dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Người, tiếp tục một cách thắng lợi bước tiền của mình lên chủ nghĩa xã hội. Tôi sẽ mãi mãi biết ơn nhân dân Việt Nam, biết ơn Chính phủ và Chủ tịch của họ mà nhờ lượng khoan hồng, đã đưa tôi trở lại con đường chân lý và danh dự”.

Quan ba TI-XI-Ê Giắc (F.I)
11, 13 đường Mác-nơ Sa-lông /Mác-nơ
Mác-nơ, 1-9-1954.



* “Đã gần bốn năm tôi bị bắt làm tù binh. Bốn năm của một kinh nghiệm thoạt đầu chua chát, rồi sau trở thành phấn chấn! Bốn năm khám phá trên con đường chân lý.
 
Đối với đa số tù binh cũ của Trại số 1, ông Kỳ Thu mãi mãi là người chỉ huy trại của chính sách khoan hồng. Không thể nào không thừa nhận ở ông sự trung thực tuyệt đối, sự thiện ý hoàn toàn và tấm lòng tôn trọng nhân phẩm của người tù binh...”.


Quan ba PI-CA Pi-e (BMTS 24)
10 phố Ghê-bơ-ri-ăng, Pari XX, 1-9-1954.



* “Trung thực, chân thành, tin tưởng mãnh liệt vào lý tưởng của mình, nêu gương trong tất cả các lĩnh vực, ông Kỳ Thu đã luôn luôn cố gắng trong mọi tình huống cải thiện số phận của chúng tôi về phương diện vật chất cũng như tinh thần và tri thức... Ông là người đã làm nhiều việc nhất để người Pháp và người Việt Nam xích lại gần nhau, là người đã đạt những kết quả tốt nhất đối với tù binh vì hòa bình và tình hữu nghị Pháp - Việt.”

Quan ba PHÔ-GÁT Ăng-đơ-rê (Ta-bo 3)
5 phố An-be đơ Moong, Bóc-đô,
Gi-rông, 31-8-1954.
____________________________________
1. Pascal Blaise (1623-1662), nhà toán học, nhà vật lý học và nhà triết học Pháp nổi tiếng thế kỷ 17.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #71 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2009, 09:05:47 pm »


* “Khi tôi hồi tưởng lại bốn năm qua tôi cảm thấy có rất nhiều tình cảm phức tạp, khác nhau và ngay cả trái ngược nhau. Tấm vải dệt của thời gian đó không được trơn tru, bằng phẳng. Nhiều thời kỳ đã kế tiếp nhau, có đặc điểm rõ rệt.

Tôi coi việc ông Kỳ Thu đến trại năm 1951 như là sự mở đầu trong bốn năm kinh nghiệm đó, cho chủ đề chính. Việc làm của ông rất khó khăn mặc dù bề ngoài của nó giản đơn. Làm thế nào áp dụng chính sách khoan hồng của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Làm thế nào chiến thắng sự kiêu ngạo của tôi để thừa nhận những lỗi lầm và sai trái, làm cho tôi cũng phải công nhân rằng Chính phủ Pháp không phải là toàn nước Pháp trong tấn thảm kịch xấu xa là cuộc chiến tranh ở Việt Nam?

Cho nên tôi công nhận (và tôi sung sướng nói lên điều đó) rằng những thời kỳ mà ông Kỳ Thu chỉ huy Trại tù binh số 1 đối với tôi là những thời kỳ quyết định. Tôi không cần phải viết nhiều bình luận về vấn đề đó... Bằng chứng mạnh mẽ nhất là niềm tin của ông ta, lý tưởng của ông ta, sự chính trực về tinh thần của ông ta...”


Quan ba DƠ-VÔ Pôn Phê-lích (BEP 1)
36 phố Ma-tuy-ranh, Pa-ri 8 và 28
phố Cổng Vàng Buốc-giơ Se-rơ, 31-8-1954.



* “… Ông đã làm nhiều việc để hai dân tộc Pháp và Việt Nam xích lại gần nhau. Trong một thời gian dài tôi là một trong những người nghe dở nhất của ông, tôi sẽ là, tôi hi vọng như thế, một trong những người sẽ giữ kỷ niệm bền vững nhất về ông.”

Quan ba A-LI-ÚC Hăng- ri (REI 3)
Pơ-luy-vi-duy-ê, Mô-ri-băng.



* “Tôi sẽ không quên sự chăm sóc tinh thần, sự hiểu biết và sự ân cần độ lượng mà ông Kỳ Thu đã đem lại cho tôi trong những ngày sống biệt lập gian khổ hồi đầu tôi mới bị bắt. Tôi đặc biệt biết ơn ông ta về điều đó và trước khi được phóng thích, tôi xin đem lại cho ông ta bằng chứng này.”

Quan năm LƠ-PA-GIƠ Mác-xen (GMT)
3 phố Phlô-răng-xơ, Bơ-luy-măng-tan,
Pa-ri 16, 1-9-1954



* “Mặc dù không tán thành và chấp nhận bất cứ một quan điểm chính trị nào mà người ta đã trình bày trong 22 tháng về tất cả những vấn đề, kể cả vấn đề chiến tranh ở Việt Nam, tôi sẽ không giữ mối hận nào đối với ông Kỳ Thu mà tôi luôn luôn khâm phục những đức tính chân thành, trung thực và độ lượng. Ông ta là người con xứng đáng của nhân dân Việt Nam với nhiều đức tính thường luôn luôn được tất cả các tù binh mến phục.”

Việt Trì, 2-2-1954
Quan hai ĐEN-BĂNG bị bắt ngày 22-10-1952
ở vùng Nghĩa LỘ.



* “… Sự chính trực của ông, tài năng tổ chức của ông đã được chứng minh một cách rực rỡ khi thành lập các Trại - Bệnh viện ở vùng Điện Biên Phủ - Tuần Giáo.

Tôi cũng muốn giới thiệu với ông, ở nước Pháp, chúng tôi cũng có đủ khả năng làm việc một cách có hiệu quả, chân thành và tận tâm vì lợi ích của nhân dân.

Vài dòng này quá ngắn ngủi để diễn tả đầy đủ ý nghĩ của tôi, nhưng tôi rất vui lòng để lại cho ông địa chỉ của tôi để chúng ta có thể xác định và giải thích lập trường của hai bên.

Căn nhà này sẽ mở rộng cửa với ông, khi ông muốn.”


Bác sĩ Giắc GIN-DRÂY,
nhà ông Gin-đrây, Bô-giơ - Thượng sông Xôn - Pháp.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #72 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2009, 09:07:35 pm »


Tuyên Quang, ngày 1-9-1954

* “Mặc dù bị cầm tù năm mươi nhăm tháng, hôm nay tôi xin bày tỏ mối cảm tình kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc của tôi đối với ông Kỳ Thu đã hoạt động không mệt mỏi và luôn luôn tỏ ra ân cần trong những trường hợp khó khăn thường xảy đến.

Tôi xin vui lòng để lại cho ông Kỳ Thu địa chỉ bên Pháp của tôi để giúp chúng ta trong tương lai trao đổi cảm tưởng và củng cố tinh thần của chúng ta là những Chiến sĩ Hòa Bình.”


Sác-lơ LƠ-VÁT-XƠ
Sác-lơ LƠ-VÁT-XƠ, ở nhà ông Mô-ni-ê
62 Đại lộ Ben-giơ, Li-ông.



* “Với tất cả lòng chân thành, sau hơn ba năm rưỡi bị cầm tù, tôi xin đem lại ở đây bằng chứng về lòng biết ơn đối với ông Kỳ Thu.

Nếu hôm nay tôi còn sống đến trước ngày được phóng thích, đó là nhờ ông ta đã biết áp dụng một cách trọn vẹn, với lòng khoan dung rộng mở và sự chính trực cao cả, những lời khuyên của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Mong ông ta hãy biết tôi sẽ không bao giờ quên điều đó, và nếu một ngày nào đó tôi có dịp dược gặp ông ta ở nước Pháp, ông ta sẽ có thể lúc nào cũng được đón tiếp thân tình với lòng biết ơn trong ngôi nhà của tôi.”


Rất thân ái
Quan hai BÁP-XTƠ Huy-be-8è GSAP
89 phố Máy Bơm, Pa-ri, XVI.



* “Sau hơn bốn năm cần tù ở Việt Nam tôi xin bày tỏ với tất cả sự chân thành tấm lòng cảm phục sâu sắc của tôi đối với ông Kỳ Thu là ông trưởng trại của tôi trong một năm rưỡi. Sự chân thành và sự trung thực của ông đã làm tôi rất cảm động và nhất là lòng tin không lay chuyển vào lý tưởng của ông ta. Sự chính trực đã khiến ông tôn trọng nghiêm túc những lời khuyên của Chủ tịch Hồ Chí Minh tìm cách làm dịu đời sống cầm tù của chúng tôi, nỗ lực tìm hiểu chúng tôi và cải thiện số phận của chúng tôi.

Tôi rất vui mừng được gặp lại ông Kỳ Thu ở nước Pháp và sẽ mời ông ta đến nhà tôi, nơi mà chúng ta có thể có những cuộc thảo luận dài và những sự trao đổi quan điểm mà tôi tin chắc sẽ rất xây dựng. Tất nhiên tôi sẽ vui mừng được đưa ông ta đi thăm tất cả những nơi mà ông ta muốn để giới thiệu với ông ta một cách tốt hơn bộ mặt thật của nhân dân Pháp.”


Phó quản PHOÓC-TANH Gióoc-giơ, Ta-bo 11
19 Đại lộ Phông-ten-nơ-blô, Xen và Mác-nơ.




* “Tin tưởng, Chân thành, Trung thực, Quên mình, đó là những đức tính mà chúng tôi đã có thể nhận thấy ở ông Kỳ Thu. Chính với những cán bộ như thế Chủ tịch Hồ Chí Minh có thể suy nghĩ một cách tin cậy về tương lai đất nước tươi đẹp của Người.”

Quan ba GHI-DÔNG Giô-dép
Trung đoàn bộ binh Ma Rốc thứ 8
11 phố St Ra-đơ-gông, Poa-chi-ê, Viên.



* “Sau bốn năm cầm tù với những chế độ khác nhau, tôi dành cho ông Kỳ Thu tất cả sự quý mến của tôi vì sự hiểu biết của ông ta, sự chính trực của ông ta. Ông ta tin ở lý tưởng của mình và đã cố gắng thực hiện nhiệm vụ một cách nhân đạo. Tôi biết quá rõ hoặc biết quá ít các cán bộ khác nối tiếp nhau ở trại, nên dành hoàn toàn sự quý trọng của tôi với ông Kỳ Thu. Tuy nhiên tôi cũng xin nhấn mạnh cảm tình tự phát trong tôi đối với ông Lê Vân trong thời gian ở lại ngắn ngủi với chúng tôi.”

Quan hai XCHIÊNG Lu-I,
Tiểu đoàn dù Lê dương thứ nhất.




* “Trước khi rời trại Tuyên Quang và hoàn toàn xóa bỏ cái nhãn hiệu tù binh tôi cảm thấy cần phải viết cho ông để bày tỏ một vài suy nghĩ của tôi... Bởi vì tôi xem ông là một con người trung thực và chân thành, người phụ trách trại hiểu biết nhất và nhân đạo nhất mà chúng tôi đã có, hoặc như chúng tôi đã nói với nhau ở Trại 1 “một bậc thánh nhân của thế tục”…

Có thể một ngày nào đó ông sẽ sang Pháp, tôi có thể bảo đảm với ông rằng ông sẽ nhân được một sự đón tiếp thân tình của tất cả các tù binh cũ của Trại số 1. Có thể ông không biết điều đó, nhưng chúng tôi luôn luôn có nhiều cảm phục và tấm lòng quý trọng đối với ông. Tất nhiên chúng tôi không thể nói với ông điều đó. Chúng tôi là tù binh (... và đầy kiêu ngạo), ông là trưởng trại. Ông đã dạy cho chúng tôi nhiều điều và bằng hoạt động của ông bên cạnh các cựu sĩ quan Quân đội viễn chinh Pháp ở Viễn Đông ông đã phục vụ tốt nước Việt Nam và sự nghiệp Hòa Bình...

Kết thúc bức thư này tôi chúc nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhanh chóng xây dựng lại đất nước và cuối cùng nhân dân Việt Nam được sống trong Độc lập, Tự do, Hạnh phúc và Hòa bình.”


Quan hai SÔ-VÊ Ga-bơ-ri-en,
Tiểu đoàn dù Lê dương thứ nhất.
Tuyên Quang, 27-8-1954.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #73 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2009, 09:10:21 pm »


*

Dưới đây là bản cảm tưởng của viên quan hai Giăng Giắc BƠ-CLE, Thư ký Ủy ban Hòa bình và Hồi hương Trại số 1 viết ngày 13-8-1954 ở thị xã Tuyên Quang trước khi xuống tàu trở về với tự do.

“Sau bốn năm bị cầm tù ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôi sắp sửa trở về nước với gia đình, thời gian dài đó đúng là gian khổ: gian khổ vì xa cách, gian khổ vì những điều kiện vật chất mà tôi không quen. Nhưng ngược lại, nó phong phú về những điều học hỏi được ở mọi mặt đã cho đời tới một ý nghĩa mới.

Tôi đã học được những gì?



CUỘC KHÁNG CHIẾN VIỆT NAM

Quân đội Nhân dân Việt Nam đã cho tôi một tấm gương quân đội thật sự là của dân tộc, tổ chức tốt, lãnh đạo tốt, có một lý tưởng cao. Cuộc chiến đấu tháng mười 1950 trên đường số 4 đã cho tôi thấy thế nào là người chiến sĩ Việt Nam dũng cảm đến chủ nghĩa anh hùng, tin tưởng ở sự đúng đắn của sự nghiệp, có kỷ luật đến độ tỏ ra - không phải chỉ là đúng đắn - mà còn quan tâm đến tù binh mà họ có thể căm thù coi như một tên tôi tớ của chủ nghĩa thực dân áp bức...

Nguời ta nói với tôi: “Ở vùng Việt Minh, dân chúng khuất phục vì sợ hãi.” Tôi đã nhận thấy sự đoàn kết chặt chẽ giữa dân và quân, quân chỉ là con đẻ của dân. Không thể nghi ngờ gì điều đó khi người ta thấy sự tận tâm của những dân công khuân vác và khiêng cáng ở tiền tuyến, sự bột phát mà người dân đón tiếp bộ đội, sự hăm hở của họ giúp đỡ cuộc kháng chiến. Sau một cuộc giải thích ngắn của các cán bộ phụ trách trại, dân làng vui lòng ở chật lại để cho chúng tôi ở, cho chúng tôi mượn dụng cụ bếp núc, vui vẻ chấp nhận mọi phiền hà với sự có mặt của chúng tôi.

Khi người ta sống trong lòng dân chúng đó, khi người ta ẵm trong tay những trẻ em Việt Nam, khi người ta trông thấy các bà mẹ Việt Nam chia xẻ niềm vui của chúng tôi nhận được thư nhà, khi người ta nghe những người kháng chiến Việt Nam nhắc lại với chúng tôi tình hữu nghị của họ đối với nhân dân Pháp, người ta chỉ có thể rời đất nước đó, trái tim tràn ngập lòng biết ơn và chan chứa những kỷ niệm xúc động đủ bù đắp sự cực khổ của cảnh tù đầy dài đằng đẵng của chúng tôi.



ĐỜI SỐNG TẬP THỂ

Biết bao nhiêu điều đã thu hoạch được trong lĩnh vực này! Chính sách khoan hồng do Chủ tịch Hồ Chí Minh đề xướng được quán triệt và thực hiện đầy đủ bắt đầu từ tháng 9-1951, đã giúp chúng tôi tổ chức đời sống tập thể của chúng tôi. Trong tất cả lĩnh vực, những đề nghị của chúng tôi khi tỏ ra là đúng mực bao giờ cũng được xem xét. Một người không được báo trước có lẽ sẽ kinh ngạc khi thấy những cuộc họp có sự tham gia của các cán bộ Việt Nam và những người đại diện do chính tù binh lựa chọn. Trong những cuộc họp đó người ta thảo luận thẳng thắn với mối quan tâm duy nhất là lợi ích chung của trại.

Ngay năm 1952, khi điều kiện của địa phương cho phép, chúng tôi có thể tự do quản lý quỹ ăn uống của chúng tôi.
Điều này có một không hai trong biên niên sử tù binh của mọi thời đại và mọi xứ sở1. Biết bao lần, những người quản trị Việt Nam chịu trách nhiệm mua bán đã từ chợ trở về, còng lưng dưới sức nặng của thực phẩm dành cho chúng tôi. Lúc đó, mỗi lần tôi lại nghĩ rằng “giữa chúng tôi ai là tù binh”. Chúng tôi tham gia hoạt động của trại: xây dựng những căn nhà bất thần, kiếm củi đốt và tiếp tế thực phẩm. Không bao giờ chúng tôi phải làm một công việc gì khác mà chính chúng tôi không được hưởng. Do đó, tôi đã học được khá nhiều kinh nghiệm lao động chân tay... Nhất là tôi biết yêu lao động và tôi nói không quá đáng một chút nào khi khẳng định rằng những ngày trời xấu hoặc có một công việc nào đó ngăn cản tôi đi rừng, tôi cảm thấy nhớ công việc đi kiếm củi: công việc đó hầu như đã trở thành một nhu cầu của thân thể. Từ đó tôi có thể tự hiểu rằng chỉ kẻ ăn không ngồi rồi hoặc lười biếng mới coi khinh người lao động và nhất là người lao động chân tay. Và tôi tin chắc rằng một xã hội chỉ có thể tồn tại và sống được bởi và vì quần chúng cần lao.

Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã chịu những hi sinh to lớn cho tù binh. Tất nhiên, một người dân Pa-ri không được báo trước, đột ngột đến trại chúng tôi, có thể sẽ nhận xét những điều kiện sống của chúng tôi là “không thể chịu đựng nổi”. Nhưng ta cần phải khách quan và tính đến những điều kiện thời gian và địa điểm. Tôi sẽ không bao giờ quên lúc mà tôi được cấp phát hai bộ quần áo mới một năm thì người chủ nhà dân thường Việt Nam mặc áo quần vá. Tôi sẽ không bao giờ quên rằng tôi được hưởng nhiều thuốc bệnh hơn ông ta. Tôi cũng sẽ không quên vào những tháng “giáp hạt” người nông dân ăn ngô thì hàng ngày bao giờ tôi cũng có 800 gram gạo. Trừ năm 1951 - tình hình thực phẩm bấp bênh, việc ăn uống của tôi bao giờ cũng giống những người lính Việt Nam canh gác tôi.

Phải viết hàng trang và hàng trang giấy mới kể hết những điều học hỏi về đời sống trong cộng đồng chúng tôi: những người cứng đầu cứng cổ nhất càng ngày càng hiểu rõ hơn sự cần thiết của tinh thần tương trợ lẫn nhau. Tất cả chúng tôi, theo các mức độ khác nhau, hẳn là thế, đều từ bỏ sự ích kỷ tư sản của chúng tôi. Về cá nhân tôi, tôi đã rút ra được nhiều lợi ích.

_____________________________________
1. Tác giả gạch đậm dưới dòng.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #74 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2009, 09:12:15 pm »


ĐẤU TRANH CHO HÒA BÌNH

Làm cho chúng tôi hiểu những sai lầm đã qua của chúng tôi... Cải tạo chúng tôi trở thành các Chiến sĩ Hòa bình. Về phần mình: tôi có thể khẳng định nhiệm vụ đã hoàn thành. Khi tôi nhìn lại những giai đoạn đã vượt qua, tôi mới đánh giá được sự kiên trì của các cán bộ chịu trách nhiệm giáo dục tôi. Trước hết họ phải làm cho tôi công nhận cái công thức người sĩ quan không làm chính trị chỉ là một cạm bãy. Tôi đã hiểu rằng một cách vô tình, không có ý thức, tôi đã phục vụ một chính sách... mà sự trung lập là không thể có được. Sau đó, tôi đã lựa chọn: chủ nghĩa thực dân, sụ xâm lược của phe chiến tranh, là những phương sách không thể biện hộ. Tôi đã hiểu quá rõ cái giá của tự do và hòa bình để không đứng trong hàng ngũ các Chiến sĩ Hòa bình và cầu mong cho mọi người được hưởng tự do và hòa bình quý giá đó. Cuối cùng tôi đã học được lòng tin về sự cần thiết đấu tranh cho Hòa bình và Tự do đó. Đó là những điều tôi đã học hỏi được, kết quả của nhiều buổi lên lớp chính trị, đọc các sách báo tiến bộ và những buổi nói chuyện với các cán bộ Việt Nam.

Cũng như tôi, nhiều bạn tù binh đã chân thành tìm cách hành động để chấm dứt cuộc chiến tranh ở Đông Dương. Dần dần chúng tôi đã nhận thức rõ hơn hiệu quả của những văn kiện tập thể của chúng tôi, những văn kiện đã phối hợp với nhiều biểu hiện của ý chí hòa bình của nhân dân Pháp. Trong số chúng tôi, ngay cả những người không công khai bày tỏ lập trường cũng đánh giá hiệu quả to lớn của những văn kiện đó trong thâm tâm của họ mà không hay biết. Chỉ những tù binh mới bị bắt không có đủ thời gian và những điều kiện có thể dẫn họ đến chỗ nhận rõ tính chất thật sự của cuộc chiến tranh Đông Dương.

Mục tiêu thứ nhất của chúng tôi đã đạt được: Đình chiến ở Đông Dương. Nhưng mỗi chúng tôi đã học được điều cần phải cảnh giác. Tôi không hề quên có những người trên thế giới cần đến chiến tranh, họ sẽ tìm cách phá hoại đình chiến và xóa bỏ hòa bình. Cũng cần phải giải phóng nước Pháp thoát khỏi sự can thiệp của Mỹ, chống lại sự phục hồi chủ nghĩa quân phiệt phục thù Đức, được che giấu dưới cái tên Cộng đồng phòng thủ Châu Âu (CED). Cần phải xây dựng một quân đội quốc gia. Cần phải tránh để xẩy ra ở châu Phi tấn thảm kịch Đông Dương. Chủ nghĩa thục dân là không thể biện hộ: đó là biểu hiện tàn bạo của công thức “sức mạnh chà đạp pháp luật”. Tôi kiên quyết chống lại chủ nghĩa chủng tộc dưới mọi hình thức. Cùng với tất cả mọi người xứng đáng với tên gọi con người, tôi sẽ bảo vệ những nguyên tắc của 89. Làm điều dó, tôi sẽ chỉ tuân theo hiến pháp của nước tôi.

Trong hoạt động của tôi, tôi sẽ được vợ tôi giúp đỡ, cô ấy không chờ đợi ngày tôi trở về, để tiến hành một cuộc đấu tranh tích cực. Sự hòa hợp của chúng tôi do đó sẽ được tăng cường.

Vào lúc trở về gia đình, tôi khó mà phân tích được tất cả những cảm tưởng của tôi. Lùi thời gian lại, chắc chắn tôi sẽ phát hiện những khám phá khác. Do đó tôi không có ý định dựng lên một bức tranh hoàn chỉnh. Trại tạm trú ở Tuyên Quang, nơi tôi đang ở hiện nay sẽ xác nhận ý kiến của tôi rằng nhân dân Việt Nam đã vui lòng vượt qua những khó khăn, ngay cả để cải thiện số phận tù binh của họ. Tôi chỉ có thể một lần nữa bày tỏ sự biết ơn của tôi đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đề xướng chính sách khoan hồng, và đối với các cán bộ, nhân dân và binh sĩ Việt Nam đã áp dụng một cách trung thực chính sách khoan hồng đó.

… Bốn năm cầm tù, đúng là gian khổ, nhưng đó là trường đời mà khi ra trường tôi đã biến đổi biết bao nhiêu.”



*

Đêm đã khuya lắm rồi. Khi trang cuối cùng của cuốn sổ tay được khép lại, tôi đứng dậy, đến bên cửa sổ, lòng thanh thản, ngước mắt nhìn bầu trời đầy sao trải ánh sáng bạc lung linh trên thành phố đã ngủ say.

Từ nhà ai, bên kia đường phố, bật lên tiếng hờn của trẻ thơ, quyện vào tiếng ru hời ngọt ngào của một bà mẹ trẻ, đưa tâm trí tôi bay về một vùng quê của tuổi ấu thơ bên dòng sông Tô Lịch, ngoại thành Hà Nội.

- “Cô ấy không đơi ngày tôi trở về… ”. Không, anh bạn Bơ-cle. Chắc chắn cô ấy đang đợi anh về.

Một cơn gió lạnh từ mạn ngã ba sông ùa vào căn phòng sáng ánh điện, chợt làm tôi nhớ đến ngọn đèn Hoa Kỳ leo lét cháy, bỗng tắt phụt trên căn nhà sàn trống trải nhưng nặng tình thương cả đối với tôi và anh của đồng bào Tày ở miền núi Trùng Khánh xa xôi...

                                                                                        HÀ NỘI - NHA TRANG, THÀNH PHỐ BIỂN
                                                                                                       Tháng Mười 1993
                                                                                                              KỲ THU
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #75 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2009, 09:16:35 pm »

ANNEXES
(PHỤ LỤC)


I. EXTRAITS D’UN DOCUMENT ÉCRIT PAR LE COMITÉ DE PAIX ET DE RAPATRIEMENT DU CAMP No1 À L’OCCASION DE LA QUINZAINE DE LA PAIX ORGANISÉE AU CAMP No1 DU 16 AU 31 OCTOBRE 1952.

II. IMPRESSIONS DES OFFICIERS ET SOUS - OFFICIERS AU CAMP No1 AVANT LEUR LIBÉRATION.

III. IMPRESSIONS DU LIEUTENANT JEAN JACQUES BEUCLER À LA VEILLE DE SA LIBÉRATION.




ANNEXE III



Après presque 4 ans de captivité dans la République Démocratique du Vietnam, je m’apprête à regagner mon pays, ma famille. Ce long séjour fut dur, certes: dur par l’éloignement, dur par des conditions matérielles auxquelles je n’étais pas habitué. Mais, en revanche, il fut fertile en enseignements de toute nature, qui ont donné un sens nouveau à ma vie.

Qu’ai-je appris?

La résistance vietnamienne

L’armée populaire vietnamienne m’a fourni un exemple d’armée vraiment nationale, bien organisée, bien guidée, dotée d’un idéal élevé. La bataille d’ Octobre 1950, sur la route no4, m’a révélé ce qu’est le combattant vietnamien courageux jusqu’à l’héroisme, confiant en la justesse de sa cause, discipliné au point de se montrer - non pas simplement correct - mais attentionné vis - à - vis de son prisonnier qu’il pourrait hair en le considérant comme un serviteur du colonialisme oppresseur.

J’ai vu vivre la compagnie de garde du camp: bonne humeur, discipline “librement consentie”, les termes sont parfaitement exacts. Je me rappelle mon étonnement ce rassemblement de Mai 1952 au cours duquel un soldat vietnamien fit devant tout le camp son autocritique. Ces méthodes sont autrement plus humaines et autrement plus efficaces que les punitions en usage dans l’armée que j’ai connue. Elles s’adressent à la conscience et au coeur de l’individu; elles développent l’esprit d’émulation et le sens de responsabilité.

On m’avait dit: “En zone Vietminh, la population obéit à la peur” J’ai constaté l’étroite union qui existe entre peuple et armée, celle-ci n’étant que l’émanation de celui-là Il est impossible d’en douter quand on a vu le dévouement des colporteurs et brancardiers au front, la spontanéité de l’accueil réservé par le civil au militaire, l’empressement à fournir son aide à la résistance. Après une courte explication des cadres responsables du camp, les villageois se resserraient de bon coeur pour nous héberger, nous prêtaient outils et instruments culinaires, acceptaient complaisamment toutes les gênes inhérentes à notre seule présence.

Quand on a vécu au sein de cette population, quand on a tenu dans ses bras les petits enfants vietnamiens, quand on a vu des mères vietnamiennes partager notre joie de recevoir du courrier, quand on a entendu des résistants vietnamiens nous répéter leur amitié pour le peuple de France, on ne peut quitter ce pays que le coeur plein de reconnaissance et rempli de souvenirs suffisamment émouvants pour contrebalancer la détresse de notre long exil.


La vie en collectivité

Que d’acquisitions dans ce domaine! La politique de clémence, instituée par le Président HO CHI MINH, comprise et appliquée pleinement à partir de Septembre 1951, nous a permis d’organiser notre vie collective. Dans tous les domaines, nos propositions, quand elles étaient raisonnables ont toujours été prises en considération. Une personne non avertie aurait été stupéfaite à la vue de ces réunions auxquelles participaient cadres vietnamiens et représentants choisis par les prisonniers eux-mêmes. On y discutait sans arrière pensée, chacun ayant pour seul souci le bien commun du camp.

En 1952 même, les conditions locales le permettant, nous avons pu gérer en toute liberté les fonds alloués pour notre alimentation. Ceci doit être unique dans les annales des prisonniers de tous temps et lieux. Que de fois, les intendants vietnamiens chargés des achats revenaient du marché, courbés sous le poids de victuailles à nous destinées. Alors, je pensais chaque fois que nous n’étions pas “des prisonniers comme les autres”. Nous travaillions à la marche de notre camp: constructions éventuelles, ravitaillement en bois de chauffage et en denrées alimentaires. Jamais il ne nous fut demandé un travail autre, dont nous ne bénéficiĩons pas nous-mêmes. J’ai pu ainsi acquérir l’expérience du travail manuel... Surtout, j’ai appris à l’ aimer et je n’exagère nullement en affirmant que, les jours où le mauvais temps ou une occupation quelconque m’empêchait d’aller en forêt, mon travail de bûcheron me manquait: c’était devenu presqu’un besoin physique. Désormais je me sens à même de comprendre le mépris du travailleur et surtout du travailleur manuel - pour l’oisif ou le paresseux. Et je suis convaincu qu’une société viable ne doit et ne peut vivre que par et pour ses masses laborieuses.

La République Démocratique du Vietnam a consenti à de gros sacrifice pour ses prisonniers. Evidemment, un parisien non prévenu, arrivant subitement dans notre camp, aurait jugé “impossibles” nos conditions de vie. Mais il faut demeurer objectif et tenir compte des conditions de temps et de lieu. Je n’oublierai jamais qu’au moment où le civil vietnamien qui m’hébergeait portait des vêtements rapiécés je percevais - moi - deux tenues neuves par an. Je n’oublierai jamais que je bénéficiais de plus de médicaments que lui. Je n’oublierai pas non plus qu’aux mois où la “soudure” obligeait le paysan à manger du maïs, j’avais toujours moi, mes 800 grammes de riz quotidien. Sauf en 1951, où les conditions alimentaires étaient précaires, j’ai toujours reçu une nourriture sensiblement analogue à celle des militaires vietnamiens qui me gardaient.

Il faudrait des pages et des pages pour énumérer tous les enseignements de l’existence dans notre communauté: les plus récalcitrants ont compris mieux chaque jour la nécessité de l’esprit d’entr’aide. Tous nous avons abandonné, à des degrés divers, certes, notre égoisme bourgeois. Personnellement, j’en ai tiré de multiples profits.

La lutte pour la paix

Nous faire comprendre nos erreurs passées.. Nous transformer en combattants de la paix. En ce qui me concerne, je puis affirmer que la tâche est accomplie. Quand je réalise les étapes franchies, j’évalue la patience dont ont fait preuve les cadres chargés de mon instruction. D’abord, il m’a fallu admettre que la formule de “l’officier apolitique” n’était qu’un leurre. J’ai compris qu’involontairement, inconsciemment, je servais une politique... que la neutralité était impossible. Ensuite, j’ai choisi: le colonialisme, l’agression préconisée par le camp de la guerre - sont procédés indéfendables. J’ai trop compris Ie prix de la liberté et de la paix pour ne pas me ranger parmi les partisans de la paix, et souhaiter pour tous cette liberté et cette paix si chères. Enfin, j’ai acquis la conviction de la nécessité de lutter pour cette paix et cette liberté. Partisan ne suffit pas, il faut être combattant de la paix. Telles sont mes acquisitions, fruits de multiples cours politiques, lectures progressistes et conversations avec des cadres vietnamiens.

Comme moi, beaucoup de mes camarades prisonniers ont sincèrement cherché à agir pour mettre fin à la guerre d’Indochine. Peu à peu nous avons mieux réalisé l’ efficacité de nos écrits collectifs, qui se joignaient aux nombreuses manifestations de la volonté de paix du peuple de France. Parmi nous, même ceux qui n’ont pas pris publiquement position ont considérablement évalué dans le fond d’eux-mêmes à leur insu. Seuls les prisonniers de fraîche date ont pu ne bénéficier ni du temps, ni des conditions susceptibles de les amener à réaliser le vrai caractère de la guerre d’Indochine.

Notre premier objectif est atteint: l’armistice en Indochine. Mais chacun de nous a appris à demeurer vigilant. Je n’oublie pas que des gens dans le monde ont besoin de la guerre, qu’ils essayeront de saboter l’armistice et d’enrayer la paix. Il faut aussi libérer la France de l’ingérence américaine, s’opposer à la renaissance du militarisme revanchard allemand, camouflé en CED. Il faut faire une armée nationale. Il faut éviter que se reproduise en Afrique le drame d’Indochine. Le colonialisme n’est pas défendable: c’est la manifestation brutale de la formule “la force prime le droit” Je suis fermement décidé à combattre le racisme sous toutes ses formes. Avec tous les hommes dignes de ce nom, je défendrai les principes de 89. En cela, je ne ferai d’ailleurs que me conformer à la constitution de mon pays.

Dans mon action, je serai aidé par ma fenme qui n’a pas attendu mon retour pour entreprendre une lutte active. Notre union en sera renforcée.

Telles sont mes résolutions. Elles permettent de mesurer mes acquisitions de captivité.

Au moment de rentrer chez moi, j’ai du mal à analyser toutes mes impressions. Le recul du temps me révélera certainement d’autres découvertes. Aussi n’ai-je pas la prétention de dresser un tableau complet. Le camp de passage de Tuyen Quang, où je séjourne actuellement, confirmera mon opinion que le peuple vietnamien a consenti à surmonter de difficultés, même pour améliorer le sort de ses prisonniers. Je ne puis qu’exprimer à nouveau ma reconnaissance envers le Président HO CHI MINH, instigateur de la politique de clémence, et envers les cadres, la population et les soldats vietnamiens qui ont loyalement appliqué cette politique.

… 4 années de captivité, dures, certes, école de la vie d’où je sortirai grandement transformé.

                                                                                                            Le 13 Août 1954
                                                                                                      JEAN JACQUES BEUCLER
                                                                                                               LIEUTENANT
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Ba, 2009, 09:18:08 pm gửi bởi chuongxedap » Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #76 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2009, 09:19:52 pm »


SÁCH VÀ TƯ LIỆU THAM KHẢO, TRÍCH DẪN


TƯ LIỆU


- Tập san Giáo dục tù hàng binh Âu Phi của Cục Địch Vận.

- Tài liệu do “ỦY BAN HÒA BÌNH VÀ HỒI HƯƠNG” Trại số 1 biên soạn nhân Tuần Hòa bình tổ chức ở Trại số 1 từ 16 đến 31-10-1952.

- “TIẾNG NÓI TÙ BINH” (LES PRISONNIERS PARLENT) do “ỦY BAN HÒA VÀ HỒI HƯƠNG” Trại số 1 biên soạn tháng 5-1953.

- Cảm tưởng của tù binh sĩ quan Pháp trước khi được phóng thích theo Hiệp định đình chiến ở Việt Nam 1954 tại Việt Trì.

- Bản tin của Ty thông tin Cao Bằng ngày 19-7, 20-7, 13-11, 27-11, 11-12-1950 (Viện Bảo tàng Cách mạng Việt Nam ).

- “Nos P.G”, - LE VIETNAM EN MARCHE – No14 -12-1957



SÁCH TIẾNG VIỆT

- ĐIỆN BIÊN PHỦ- ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội - 1979. (In lần thứ sáu có bổ sung)


- TIẾNG SẤM ĐIỆN BIÊN PHỦ - ĐỖ THIỆN ĐINH KIM KHÁNH, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội - 1984..

- TRẬN TUYẾN HẬU CẦN ĐIỆN BIÊN PHỦ, Trương Đình Châu - Trần Minh Hồng, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội - 1975.

- ĐIỆN BIÊN PHỦ (qua các bài báo viết tại Mặt trận), Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội - 1960.



SÁCH TIẾNG PHÁP

- RC4 - LA TRAGÉDIE DE CAO BANG, Colonel PIERRE CHARTON - Editions ALBATROS - 1975.

- LES BAGNARDS D’ HO CHI MINH - RENÉ MARY - Editions ALBIN MICHEL. “Collection - Les Combattants” - 1986.

- LES SOLDATS OUBLIÉS - De Cao Bang aux camps de rééducation du Việt Minh - STIEN LOUIS - Editions ALBIN MICHEL “Collection - Les combattants” - 3-1993.


Het
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM