Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 01:03:42 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 100 Câu hỏi đáp về Chiến dịch Hồ Chí Minh  (Đọc 64842 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
phuong
Thành viên
*
Bài viết: 166


« Trả lời #20 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2008, 11:54:35 am »

    Câu hỏi 019: Xin cho biết tư tưởng chỉ đạo tác chiến chiến dịch do Bộ Tư lệnh Chiến dịch đề ra.


   Sau những thắng lợi to lớn, dồn dập, khí thế quyết chiến, quyết thắng của dân tộc ta dâng cao chưa từng có. Toàn Đảng , toàn dân, toàn quân quyết tâm dồn sức tiêu diệt quân địch còn lại, giải phóng Sài Gòn, giải phóng miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ trong cả nước...

   Ngay từ ngày 18.3.1975, Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương đã đề ra chủ trương lớn về trận quyết chiến đánh  vào Sài Gòn - Gia Định. Ngaỳ 25.3.1975, Bộ Chính trị có nghị quyết và tiếp đó Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh đã chỉ đạo cụ thể. Nghị quyết Bộ Chính trị vạch rõ " Nắm thời cơ, tập trung nhanh nhất lực lượng ( từ 12 sư đoàn trở lên), tập trung binh khí kỹ thuật và vật chất giải quyết xong Sài Gòn- Gia Định trước mùa mưa. Trong quá trình chuẩn bị tiến công Sài Gòn, tranh thủ tiêu diệt quân đoàn 1 và tàn quân quân đoàn 2 địch, không cho chúng co cụm về Sài Gòn. Tăng cường lãnh đạo tại chỗ của Bộ Chính trị đối với chiến dịch giải phóng Sài Gòn...". Chấp hành chủ trương chiến lược của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương, Bộ tư lệnh chiến dịch giải phóng Sài Gòn- Gia Định đã xác định quyết tâm và những nét lớn của kế hoạch chiến dịch.

   Căn cứ vào phương châm và tư tưởng chỉ đạo tác chiến của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương là " Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng", Bộ Tư lệnh chiến dịch đã xác định cụ thể tư tưởng chỉ đạo tác chiến chiến dịch như sau:

   - Phải chuẩn bị chu đáo, đánh phải chắc thắng, chú trọng những trận quan trọng ở vòng ngoài, không cho địch co cụm về Sài Gòn, tạo và thúc đẩy sự tan rã lớn và nhanh.

   -Tổ chức các mũi thọc sâu có đầy đủ sức mạnh để đột kích thật nhanh, đánh thẳng vào các mục tiêu chủ yếu để nhanh chóng đánh ngã địch.

   -Tiến công quân sự kết hợp với địch vận, kết hợp tiến công với nổi dậy, nhưng tiến công quân sự phải đi trước một bước, giữ vai trò quyết định.

   -Phát huy sức mạnh tổng hợp, đột kích liên tục, dồn dập cho đến toàn thắng.

   -Coi trọng công tác bảo đảm vật chất, bảo đảm cơ động, phải đảm bảo thông tin liên lạc, đảm bảo dẫn đường...Phải giữ được bí mật về thời gian, về lực lượng, về triển khai khu vực tập kết và công tác chuẩn bị chiến trường. Tăng cường và đẩy mạnh công tác chính trị, công tác Đảng trong chiến dịch.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Mười Một, 2008, 07:49:19 pm gửi bởi phuong » Logged
phuong
Thành viên
*
Bài viết: 166


« Trả lời #21 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2008, 07:51:29 pm »

    Câu hỏi 020:  Sài Gòn được phòng thủ rất mạnh, Bộ chỉ huy đã chọn chọn hướng tấn công mục tiêu như thế nào để nhanh chóng giành thắng lợi ?
Logged
phuong
Thành viên
*
Bài viết: 166


« Trả lời #22 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2008, 01:21:16 pm »

    Lực lượng ta trong cuộc tổng công kích vào thành phố Sài Gòn -Gia định lần này không có sức mạnh nào ngăn nổi. Trong trận quyết chiến này ta sẽ sử dụng 5 quân đoàn chủ lực với hàng trăm ngàn quân, chưa kể các lực lượng dự bị chiến lược khác và lực lượng địa phương Nam bộ, các sư đoàn , lữ đoàn, trung đoàn thuộc các quân binh chủng với nhiều vũ khí hiện đại.

   Với sức mạnh tinh thần và vật chất to lớn đó, cần phải chọn phương hướng và mục tiêu nào để nhanh chân đánh gục địch, sử dụng lực lượng và cách đánh nào để phát huy được sức mạnh tổng hợp trong tiến công và nổi dậy, hạn chế tới mức thấp nhất tổn thất của ta trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh, mà lại dành được thắng lợi to lớn nhất và nhanh nhất.

   Trong thời gian bắt đầu tiến công cho đến  khi kết thúc chiến dịch, nếu cách đánh không bất ngờ, không táo bạo, không thích hợp thì thời gian sẽ kéo dài, thế trận giằng co, mùa mưa sẽ đến, rất khó khăn nan giải cho ta. Lúc đó,Mỹ có thể xoay xở đưa ra " giải pháp tình thế" nào đó để cứu vớt chế độ ngụy quyền phản động Nguyễn Văn Thiệu...

   Những vấn đề quan trọng này đã được đặt lên bàn của Bộ Chỉ huy chiến dịch , mổ xẻ, bàn bạc kỹ lưỡng kể cả những tình huống khó khăn có thể xảy ra.

   Về yếu tố bất ngờ, thực ra khi toàn bộ Tây nguyên và miền Trung đã được giải phóng, quân ta tiến đánh Xuân Lộc, Phan Rang và một số sư đoàn chủ lực của ta hành quân vào miền đông Nam Bộ, địch đã đoán được hướng tiến công của ta là Sài Gòn. Sự bất ngờ về hướng tiến công và lực lượng tiến công giảm đi, nhưng ta lại tạo nên những bất  ngờ khác quan trọng hơn, đó là cách đánh và thời gian mở màn chiến dịch.

   Cả Sài Gòn - Gia Định là một địa bàn rộng lớn, địch bố trí phòng ngự vòng trong vòng ngoài mấy trăm ngàn quân, nhưng Bộ Chỉ huy chiến dịch chỉ chọn 5 mục tiêu lớn nhất để tiến công. Đó là Dinh Độc lập, Bộ Tổng tham mưu ngụy, Biệt khu thủ đô, Tổng Nha cảnh sát và sân bay Tân Sơn Nhất. Các mục tiêu này là các cơ quan đầu não quan trọng nhất của ngụy quân , ngụy quyền Sài Gòn, là những bộ phận chính trong guồng máy chiến tranh và kìm kẹp nhân dân miền Nam, do Mỹ điều khiển. Trong đó sân bay Tân Sơn Nhất thuộc hạng lớn nhất Đông Nam Á là căn cứ lớn nhất cuối cùng liên lạc với bên ngoài bằng đường hàng không của địch. Ta có 5 cánh quân từ 5 hướng tiến vào Sài Gòn, nên quyết định đánh 5 mục tiêu lớn nằm sâu trong tuyến phòng thủ của địch là hợp lý.

   Đánh đúng 5 mục tiêu đó thì toàn bộ chế độ ngụy quyền Sài Gòn sẽ rung chuyển. Đó là những trọng huyệt trong cơ thể đã suy nhược vô phương cứu chữa của chính quyền tay sai đế quốc Mỹ. Đập trúng 5 mục tiêu đó thì ngụy quyền, ngụy quân như rắn mất đầu, toàn bộ hệ thống kìm kẹp đó sẽ tan rã, quần chúng sẽ nổi dậy như sóng trào, không một thế lực, một "vĩ nhân" nào dựng lại nổi. Trận quyết chiến sẽ nhanh chóng kết thúc, Sài Gòn và miền Nam được hoàn toàn giải phóng. Và chỉ có thể đánh vào 5 trọng huyệt này thì gần bốn triệu đồng bào Sài Gòn - Gia Định mới không bị thương vong, các công trình kinh tế, văn hoá, xã hội ...mới không bị đổ nát.

   Tóm lại, trong thế trận áp đảo và hoàn toàn có lợi cho ta thì việc chọn đánh 5 mục tiêu đầu não để giải quyết trận chiến giải phong Sài Gòn là phương án tối ưu mà Bộ Chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh lựa chọn.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Mười Một, 2008, 02:23:23 pm gửi bởi phuong » Logged
phuong
Thành viên
*
Bài viết: 166


« Trả lời #23 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2008, 08:39:29 am »

    Câu hỏi 021: Trong trận quyết chiến cuối cùng tầm cỡ nhất của cuộc chiến tranh, để thắng nhanh và ít tốn xương máu, bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh đã sử dụng cách đánh nào?


   Khi xác định 5 mục tiêu tiến công là " trọng huyệt" của địch có thể làm nhanh chóng sụp đổ chế độ ngụy Sài Gòn, thì điều còn lại là cách  đánh như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất:  địch thua nhanh mà ta ít tổn thất thương vong mà Sài Gòn không đổ nát.

   Như ta đã biết, sau khi Long Khánh thất thủ, ngày 22.4, Nguyễn Văn Thiệu từ chức, chốn ra nước ngoài giao chính quyền lại cho Trần Văn Hương, sau đó 2 ngày Trần Văn Hương giao lại cho Dương Văn Minh. Sân khấu chính trị Sài Gòn cực kỳ rối ren trong lúc quân ta đã vây chặt Sài Gòn từ các hướng. Mặc dù vậy , địch vẫn tử thủ Sài Gòn với chút hy vọng mong manh giữ lại chế độ ngụy quyền để thương lượng với ta.

   Như vậy lúc này vấn đề đặt ra với Bộ Chỉ huy Chiến dịch là muốn chiếm được 5 mục tiêu đầu não ta phải làm  gì?

   Để đánh Buôn Ma Thuột ta nghi binh thu hút lực lượng địch về phía Kontum, Pleiku, tạo sơ hở cho Buôn Ma Thuột để đánh thẳng vào đầu não của chúng ở sâu trong thị xã. Còn bây giờ đánh Sài Gòn, quân chủ lực địch đứng ở vòng ngoài để chặn ta từ xa 30 đến 50 km .Địch ở bên trong, bên ngoài đã có sự chuẩn bị đối phó. Nếu ta bỏ qua chủ lực địch ở vòng ngoài mà bất ngờ đột kích ngay thẳng vào bên trong bằng hợp đồng binh chủng lớn thì khó chót lọt, hoặc có vào được thì 5 sư đoàn địch rút về ứng cứu, thế trận sẽ giằng co. Nhưng nếu ta tập trung lực lượng diệt các sư đoàn địch ở vòng ngoài rồi mới đánh vào 5 mục tiêu trong thành phố thì sẽ phải kéo dài thời gian. Lúc đó chắc chắn sẽ tốn xương máu, tiêu hao vũ khí, phương tiện nhiều hơn và dĩ nhiên khó tránh khỏi thiệt hại tính mạng của đồng bào và gây đổ nát. Còn nếu để các sư đoàn địch lùi về được nội thành, phá các cầu lớn dẫn vào thành phố, chiếm giữ sác nhà cao tầng thì tình hình sẽ khó khăn, phức tạp hơn nhiều.

   Vì thế muốn tạo được bất ngờ về cách đánh thì phải hết sức táo bạo. Nhưng táo bạo phải trên cơ sở tư tưởng tiến công và khoa học thì mới đem lại bất ngờ và chiến thắng.

   Qua phân tích kỹ lưỡng tình hình và kết hợp với kinh nghiệm của các cuộc khởi nghĩa, các chiến dịch lớn chống Pháp và chống Mỹ, Bộ Chỉ huy chiến dịch thấy cần phải có cách đánh hiệu lực nhất để phát huy được hết sức mạnh của tất cả các lực lượng. Và điều tất yếu đòn quyết định để kết thúc chiến tranh phải là đòn quân sự ( có sự kết hợp với nổi dậy của quần chúng nhân dân).

   Trước tình hình về địch, về địa hình, nhiệm vụ và dựa vào ưu thế binh hoả lực của ta, căn cưa vào yêu cầu của trận quyết chiến chiến lược cuối cùng và sự chuyển hoá mới về chất của tình hình khách quan, Bộ Chỉ huy chiến dịch đã đi tới nhất trí về cách đánh của chiến dịch lịch sử này là: dùng 1 bộ phận thích hợp trên từng hướng, đủ sức hình thành bao vây, chia cắt, chặn giữ quân địch lại không cho chúng rút chạy về Sài Gòn, tiêu diệt và làm tan rã tại hỗ các sư đoàn chủ lực của địch phòng thủ vòng ngoài, đồng thời dùng đại bộ phận lực lượng của ta nhanh chóng thọc sâu đánh chiếm các địa bàn then chốt ở vùng ven, mở đường cho các binh đoàn đột kích chủ yếu bằng xe tăng và cơ giới, tiến nhanh trên các trục đường lớn đánh thẳng vào 5 mục tiêu đã quy định.

   Để phối hợp với các mũi tiến công của binh đoàn chủ lực, các lực lượng đặc công, biệt động, công an vũ trang, lực lượng chính trị, đoàn thể ở Sài Gòn- Gia Định có nhiệm vụ chiếm giữ các cầu, đánh chiếm các bàn đạp, giữ cửa mở, hướng dẫn các cánh quân chủ lực tiến vào nội ô  và phát động quần chúng nổi dậy giành chính quyền về tay cách mạng.

   Toàn bộ hoả lực pháo binh  tâph trung đánh vào các mục tiêu quân sự quan trọng, không quân chuẩn bị sẵn sàng, để xuất kích đánh bom làm tê liệt phi trường Tân Sơn Nhất, không cho địch thoát bằng đường không ra nước ngoài. Tên lửa, pháo cao xạ triển khai thành một lưới lửa phòng không quanh Sài Gòn khống chế bầu trời, bảo vệ đội hình chiến đấu.

   Trong chiến dịch rất lớn này, rõ ràng ta đã đưa ra cách đánh thích hợp: không để địch ngăn chặn làm chậm tốc độ tiến quân ở vòng ngoài và cũng không cho địch cự lại ta. Ta tập trung sức mạnh đột phá vào các mục tiêu đầu não trọng yếu, kết hợp với tiêu diệt địch ở vòng ngoài, không cho chúng ứng cứu nhau. Và điều quan trọng nhất của cách đánh này là nhằm đạt được mục đích cao nhất, nhanh nhất, chắc thắng nhất cho chiến dịch mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng kết thúc thắng lợi rực rỡ cuộc kháng chiến chống Mỹ, thực hiện trọn vẹn lời dạy của Người: đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Mười Một, 2008, 07:28:31 pm gửi bởi phuong » Logged
phuong
Thành viên
*
Bài viết: 166


« Trả lời #24 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2008, 07:47:53 pm »

    Câu hỏi 022: Xin cho biết cách đánh do Bộ Tư lệnh chiến dịch đề ra trong chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định.


   Với thắng lợi của chiến trường Nam Bộ- cực nam Trung Bộ trong đợt 1 và đầu đợt 2, ta đã tạo ra thế trận có lợi trực tiếp cho chiến dịch: mở rộng địa bàn để đưa lực lượng lớn triển khai áp sát mục tiêu, mở thông hành lang xuống phía đông và phía tây Sài Gòn, phá lỏng vùng ven để đưa lực lượng đặc công, biệt động mạnh vào đứng vững ở vùng ven và nội đô, lực lượng chính trị quần chúng đã có bước chuẩn bị, sẵn sàng nổi dậy phối hợp với mũi tiến công quân sự.

   Bên cạnh đó , giải phóng địa bàn miền Trung, ta có điều kiện tập trung lực lượng và huy động sức người, sức của vùng mới giải phóng, sử dụng nhiều chiến lợi phẩm thu được của địch. Hậu phương chiến dịch được nối liền với hậu phương lớn miền Bắc, để tập trung chi viện chiến trường. Đây là chỗ mạnh cơ bản của ta trong chiến dịch giải phóng Sài Gòn- Gia Định.

   Tuy nhiên, Sài Gòn là một thành phố lớn, cấu trúc rất phức tạp, là trung tâm chính trị, quân sự,  kinh tế,là sào huyệt cuối cùng của địch. Chúng đã có đề phòng. Vì thế kế hoạch tác chiến hiệp đồng binh quân chủng của ta phải hết sức chặt chẽ, phải khắc phục nhiều mặt để đảm bảo vượt sông, đảm bảo dẫn đường...

   Trong khi đó các binh đoàn chủ lực của ta tuy có nhiều kinh nghiệm chiến đấu, nhưng chưa có kinh nghiệm đánh thành phố lớn, một số chưa quen địa hình của địa bàn chiến dịch. Các đơn vị đặc công, biệt động bám trụ chiến trường dày dạn kinh nghiệm nhưng chưa quen phối hợp tác chiến với các binh đoàn lớn. Quân số các đơn vị tại chỗ rất thiếu, bổ sung chưa kịp. Thông tin liên lạc còn yếu, bảo đảm thông suốt chỉ huy có khó khăn. Đó là những khó khăn cần ra sức khắc phục.

   Trên cơ sở đó , đồng thời chấp hành chủ trương chiến lược của Bộ Chính trị và Quân Uỷ Trung ương, Bộ Tư lệnh chiến dịch giải phóng Sài Gòn- Gia Định đã xác định cách đánh của chiến dịch, trong đó nhấn mạnh 3 nội dung lớn:

   - Thực hiện chia cắt chiến lược, cắt đường bộ, đường thuỷ, khống chế các sân bay, đánh chiễm Vũng Tàu và sông Lòng Tàu, cắt đường rút lui ra biển, triệt để bao vây cô lập Sài Gòn, tạo rung động toàn bộ đối với quân địch.

   - Bao vây, chặn và tiêu diệt quân chủ lực địch ở ngoài, không cho chúng co cụm về Sài Gòn, đánh thắng những trận then chốt quan trọng.

   -Tổ chức những binh đoàn, binh chủng hợp thành mạnh( cỡ sư đoàn tăng cường) từ nhiều hướng nhiều mũi thọc sâu vào nội đô, kết hợp chặt chẽ với đặc công, biệt động, lực lượng địa phương bên trong, kết hợp quần chúng nổi dậy, thực hiện từ trong đánh ra, từ ngoài đánh vào, trong ngoài cùng đánh, nhanh chóng, táo bạo đánh chiếm các mục tiêu chiến lược, đập tan đầu não chỉ huy quân sự, đầu não ngụy quyền, tiêu diệt và làm tan rã, bắt đầu hàng toàn bộ quân địch. Trong việc tập trung tiêu diệt địch bên ngoài và bên trong, lấy thọc sâu nhanh chóng đánh ngã địch là chính.

   Về cách đánh chiến thuật, Bộ Tư lệnh chiến dịch nhấn mạnh vận dụng các hình thức chiến thuật chính sau đây:

   - Tiến công các cụm phòng ngự công sự vững chắc, các căn cứ trung đoàn, sư đoàn, các bộ chỉ huy quân đoàn, trường quân sự địch.

   -Vận động tiến công quân địch rút chạy về Sài Gòn.

   -Tổ chức và hoạt động của các binh đoàn thọc sâu đánh chiếm các mục tiêu.

   -Chiến thuật đánh thị xã, thành phố...

   -Chiến thuật của đặc công đánh chiếm và giữ cầu bảo đảm cơ động...
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Mười Một, 2008, 09:29:55 pm gửi bởi phuong » Logged
phuong
Thành viên
*
Bài viết: 166


« Trả lời #25 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2008, 09:35:49 pm »

    Câu hỏi 023: Xin cho biết việc sử dụng lực lượng và nhiệm vụ từng hướng, từng lực lượng trong chiến dịch Hồ Chí Minh.


   Chiến dịch không tổ chức đội hình thê đội, không chia bước, chia đợt, mà giao khu vực và mục tiêu cho từng quân đoàn, từng hướng, trên từng hướng tổ chức đội hình thành từng bộ phận. Đầu chiến dịch không tổ chức đội hình dự bị, sau khi diệt sư đoàn 25 ngụy, chuyển sư đoàn 316/ Quân khu 3 làm dự bị cho chiến dịch.
Logged
phuong
Thành viên
*
Bài viết: 166


« Trả lời #26 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2008, 08:26:55 pm »

   Hướng tây bắc: Quân đoàn 3( gồm các sư đoàn 316, 320 A, 10) cùng lực lượng địa phương Tây Ninh, Củ Chi, 2 trung đoàn Gia Định, các tiểu đoàn của thành đội Sài Gòn và các đơn vị đặc công biệt động, được pháo binh, cao xạ chi viện có nhiệm vụ:

   Dùng từ 1 sư đoàn tới 1 sư đoàn tăng cường vừa tiêu diệt căn cứ Đồng Dù vừa chặn và tiêu diệt sư đoàn 25 địch nếu chúng co cụm về Sài Gòn.

   Tổ chức lực lượng đột kích binh chủng hợp thành mạnh ( cỡ sư đoàn tăng cường) thọc sâu vào nội đô, đánh chiếm mục tiêu chủ yếu là sân bay Tân Sơn Nhất, có bộ phận hợp điểm ở Dinh Độc lập, chiếm lĩnh các quận Tân Bình, Phú Nhuận.

   Đánh chiếm các mục tiêu, tiêu diệt các ổ đề kháng, bảo vệ trật tự an ninh trong phạm vi phụ trách.

   Dùng 1 sư đoàn có binh chủng phối thuộc sau khi chặn, tiêu diệt sư đoàn 25 ngụy ở Gò Dầu, Trảng Bàng về làm dự bị cho cả quân đoàn và chiến dịch, nhiệm vụ chủ yếu là tăng cường cho các đơn vị thọc sâu.

   Hướng bắc: Quân đoàn 1 ( thiếu sư đoàn 308) (gồm các sư đoàn 320B, 312), được tăng cường trung đoàn 95B, một tiểu đoàn đặc công, một tiểu đoàn xe tăng, một trung đoàn cao xạ tự hành, được pháo binh, tên lửa và cao xạ chiến dịch chi viện, phối hợp với các lực lượng địa phương Bình Phước, Bình Dương và 1 trung đoàn đặc công vùng ven... Nhiệm vụ:

   Dùng 1 sư đoàn phối hợp bộ đội địa phương tiêu diệt hoặc bao vây địch ở Phú Lợi, tiểu khu Bình Dương, Lai Khê, Bến Cát, Tân Yên, ngăn chặn tiêu diệt sư đoàn 5 địch không cho chúng về Sài Gòn.

   Tổ chức lực lượng đột kích binh chủng hợp thành mạnh cỡ sư đoàn tăng cường thọc sâu, đánh thẳng vào nội đô chiếm mục tiêu chủ yếu là Bộ Tổng Tham mưu ngụy, các bộ tư lệnh binh chủng ngụy ở Gò Vấp, các quận Gò Vấp, Bình Thạnh, hợp điểm dinh Độc Lập.

   Tiếp tục diệt các cụm đề kháng, bảo vệ các mục tiêu đã chiếm, bảo vệ trật tự trị an trong phạm vi phụ trách, sãn sàng phát triển về đồng bằng sông Cửu Long khi có lệnh.

   Hướng tây nam: Đoàn 232 (gồm sư đoàn 3, 5, 9 và 4 trung đoàn độc lập, 1 trung đoàn đặc công) được tăng cường 1 tiểu đoàn tăng T54, 1 tiểu đoàn phát triển PT85, 1 tiểu đoàn pháo 130mm, 1 trung đoàn và 5 tiểu đoàn cao xạ ( hiệp đồng với sư đoàn 8 ) có nhiệm vụ:

   Cắt đứt triệt để giao thông lộ 4 hai ngày trước tổng tiến công toàn mặt trận - đoạn từ Bến Lức đến ngã ba Trung Lương, hiệp đồng với sư đoàn 8  quân khu 8 cắt từ ngã ba Trung Lương , đánh phản kích diệt 1 bộ phận sinh lực địch, chiếm Tân An (quân khu 8 đanh chiếm Mỹ Tho) chặn không cho địch từ Sài Gòn rút chạy về đồng bằng hoặc từ đồng bằng chi viện cho Sài Gòn.

   Tiêu diệt địch ở Hậu Nghĩa, mở cửa tuyến Vàm Cỏ, tổ chức lực lượng binh chủng hợp thành mạnh ( cỡ sư đoàn tăng cường) thọc sâu từ phía tây đánh chiếm biệt khu Thủ đô, có 1 bộ phận hợp điểm ở dinh Độc Lập.

   Từ phía nam tổ chức lực lượng cỡ sư đoàn hoặc sư đoàn thiếu và hoả lực mang vác thọc vào đánh chiếm cầu Nhị Thiên Đường, phát triển mục tiêu chủ yếu là Tổng Nha cảnh sát và các mục tiêu khác, có bộ phận hợp điểm ở Dinh Độc Lập.

   Đánh chiếm các mục tiêu, chiếm lĩnh các quận 5,6,8,10,11, BBình Chánh, bảo vệ trật tự trị an trong phạm vi phụ trách.

   Hướng đông nam: Quân đoàn 2( gồm các sư đoàn 304, 325 được phối thuộc sư đoàn 3 quân khu 5) phối hợp với đặc công vùng ven( Trung đoàn 116) và thị xã Vũng Tàu, có nhiệm vụ tiêu diệt địch, đánh chiếm căn cứ Nước Trong, chi khu Long Bình, căn cứ Long Bình, chi khu Nhơn Trạch, Thành Tuy Hạ, bến phà Cát Lái, đánh chiếm chi khu Đức Thạnh, thị xã Bà Rịa, đặt pháo ở nam Nhơn Trạch bắn vào sân bay Tân Sơn Nhất. Đánh chiếm Vũng Tàu phát triển sang Cần Giờ.
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Năm, 2009, 08:53:06 pm gửi bởi macbupda » Logged
phuong
Thành viên
*
Bài viết: 166


« Trả lời #27 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2008, 04:28:03 pm »

Câu hỏi 024:Xin cho biết nhiệm vụ của các quân binh chủng trong chiến dịch Hồ Chí Minh.


   Sau thắng lợi của chiến dịch Huế - Đà Nẵng, ta đã tiêu diệt và làm tan rã hoàn toàn Quân đoàn 1 của địch và giải phóng địa bàn Quân khu 1 của địch, đợt 2 của chiến trường B2 ( 3.1975) cũng giành thắng lợi to lớn... càng tạo thế trận vô cùng có lợi để chuẩn bị đòn tiến công vào Sài Gòn... Bộ Chính trị lại kịp thời hạ quyết tâm tranh thủ thời gian cao độ...  nhanh chóng tập trung lực lượng chủ lực của cả nước cùng với lực lượng tại chỗ (B2) nhằm vào phương hướng chiến lược chủ yếu là Sài Gòn, giải phóng miền Nam trước mùa mưa 1975.

   Chấp hành chủ trương chiến lược của Bộ Chính Trị, từ 5 hướng, quân ta rầm rập tiến về bao vây đầu não cuối cùng của địch ở Sài Gòn - Gia Định. Từng binh đoàn xuất phát từ nhiều địa bàn và những thời điểm khác nhau, đi trên nhiều trục đường và bằng nhiều phương tiện, nhưng đều hành quân với tinh thần "thần tốc, thần tốc hơn nữa" tất cả đều hướng về Sài Gòn, thực hiện trách nhiệm lịch sử phối hợp với lực lượng  tại chỗ viết nên trang cuối rực rỡ của bản hùng ca.

   Để tạo sự phối hợp đồng bộ, tạo nên sức mạnh cho trận đánh lớn cuối cùng, Bộ Tư lệnh chiến dịch đã phân công nhiệm vụ của các quân binh chủng tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng Sài Gòn - Gia Định như sau:

   Pháo binh:  triển khai các trận địa pháo tầm xa ở Hiếu Liêm, Tân Phước Khánh, Mỹ Hạnh. Hướng Việt Cầu, Nhơn Trạch, bắc Bà Rịa để phá hủy và khống chế các mục tiêu sân bay Biên Hoà, Tân Sơn Nhất, bắn phá Bộ Tổng tham mưu nguỵ, Dinh Độc lập, Biệt khu Thủ đô, Bộ Tư lệnh cảnh sát quốc gia theo yêu cầu của bộ binh. Bắn phá các tàu địch trên sông, trên biển, khóa chặt sông Lòng Tàu, phá hủy các trận địa pháo địch, chi viện cho bộ binh chiến đấu.

   Cao xạ: Bảo vệ đường vận chuyển chiến lược, chiến dịch, bảo vệ các trận đia pháo, sở chỉ huy, khống chế các sân bay, bảo vệ đội hình bộ binh triển khai và chiến đấu, khi đánh vào thành phố, bắn thẳng vào các mục tiêu trên đường phố, bắn quân địch trên các nhà cao tầng.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Chín, 2012, 08:03:42 pm gửi bởi ptlinh » Logged
phuong
Thành viên
*
Bài viết: 166


« Trả lời #28 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2009, 09:07:21 pm »

...  nhanh chóng tập trung lực lượng chủ lực của cả nước cùng với lực lượng tại chỗ ( B2) nhằm vào phương hướng chiến lược chủ yếu là Sài Gòn, giải phóng miền Nam trước mùa mưa 1975.

   Chấp hành chủ trương chiến lược của Bộ Chính Trị, từ 5 hướng, quân ta rầm rập tiến về bao vây đầu não cuối cùng của địch ở Sài Gòn - Gia Định.Từng binh đoàn xuất phát từ nhiều địa bàn và những thời điểm khác nhau, đi trên nhiều trục đường và bằng nhiều phương tiện, nhưng đều hành quân với tinh thần " thần tốc, thần tốc hơn nữa" tất cả đều hướng về Sài Gòn, thực hiện trách nhiệm lịch sử phối hợp với lực lượng  tại chỗ viết nên trang cuối rực rỡ của bản hùng ca.

   Để tạo sự phối hợp đồng bộ, tạo nên sức mạnh cho trận đánh lớn cuối cùng , Bộ Tư lệnh chiến dịch đã phân công nhiệm vụ của các quân binh chủng tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng Sài Gòn - Gia Định như sau:

   Pháo binh:  triển khai các trận địa pháo tầm xa ở Hiếu Liêm, Tân Phước Khánh, Mỹ Hạnh. Hướng Việt Cầu , Nhơn Trạch, bắc Bà Rịa để phá hủy và khống chế các mục tiêu sân bay Biên Hoà, Tân Sơn Nhất, bắn phá Bộ Tổng tham mưu nguỵ, Dinh Độc lập, Biệt khu Thủ đô, Bộ Tư lệnh cảnh sát quốc gia theo yêu cầu của bộ binh. Bắn phá các tàu địch trên sông, trên biển, khóa chặt sông Lòng Tàu, phá hủy các trận địa pháo địch, chi viện cho bộ binh chiến đấu.

   Cao xạ:  Bảo vệ đường vận chuyển chiến lược, chiến dịch, bảo vệ các trận đia pháo, sở chỉ huy, khống chế các sân bay, bảo vệ đội hình bộ binh triển khai và chiến đấu , khi đánh vào thành phố, bắn thẳng vào các mục tiêu trên đường phố, bắn quân địch trên các nhà cao tầng.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Hai, 2009, 08:58:30 am gửi bởi phuong » Logged
Trang: « 1 2 3   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM