Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:52:01 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hunsen - Nhân vật xuất chúng của Campuchia  (Đọc 56389 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2009, 03:49:43 pm »

HUNSEN – THE STRONGMEN OF COMBODIA
Harish C.Mehta
Julie B.Mehta

NXB Văn Học – 2008
Số hóa : TraitimdungcamHP
( Kính tặng các CCB K )

Gửi tới Kali,
Người mà chúng tôi đã nhận ra
Trên ngọn cây cao vàng óng vút lên bầu trời Khơme,
Đã biết được mùi vị đường thốt nốt của Tuol Sleng,
Đã cảm nhận được sự ngọt dịu của trái cây
Giữa màu xanh cây lá sum sê
Của những cánh đồng chết trước đây


LỜI CÁM ƠN

Có nhiều người Campuchia chúng tôi phải mang ơn họ về sự quảng đại đã dành cho chúng tôi rất nhiều thời gian : Thủ tướng Hunsen và phu nhân Bun Rany; Hun Neng, anh trai ông ; quốc vương Norodom Sihanouk, hoàng tử Norodom Ranariddh và Norodom Chakrapong; hoàng thân Norodom Sirivudh, người em cùng cha khác mẹ của Sihanouk; và Son Sann, người ủng hộ hoàng gia trong một thời gian dài.

Gồm cả những người khác đã giúp chúng tôi : đại tá quân đội Ấn Độ A.N.Bahuguna đã thu xếp cho chúng tôi một cuộc phỏng vấn rất quý hóa với Hun Neng. Và cố vấn cao cấp của HunSen, Prak Sokhonn, đã trả lời không biết bao nhiêu câu hỏi của chúng tôi, và đã sắp xếp cho chúng tôi đi bằng máy bay trực thăng của quân đội với Thủ tướng tới các tỉnh Campuchia . Các cuộc tiếp xúc cuối cùng liên quan đến chân dung chi tiết của HunSen đã được em rể của ông, Nim Chandara cung cấp , đã đem lại sự hiểu biết thấu đáo về dòng họ HunSen. Vào phút cuối, lúc chúng tôi vẫn còn có một vài câu hỏi chưa được trả lời, Ros Kosal, sĩ quan phụ tá của Thủ tướng đã yêu cầu HunSen viết thư trả lời cho chúng tôi các câu hỏi đó. Stephen Troth, chủ báo, một người thường trú đã lâu ở Đông Nam Á, ông đã đọc bản thảo và đề nghị chúng tôi viết một chương ngắn về lịch sử của Campuchia để trình bày các sự kiện có liên quan. Cuối cùng bản thảo của cuốn sách này đã được Drs Anima và Tarun Banerjee đồng ý giúp chúng tôi biên tập. Chúng tôi xin cảm ơn tất cả mọi người


« Sửa lần cuối: 09 Tháng Hai, 2021, 01:27:54 pm gửi bởi ptlinh » Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #1 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2009, 03:51:52 pm »

LỜI TỰA

UỐNG TRÀ VỚI NHÂN VẬT ĐÁNG GỜM

Một vài Thủ tướng ở độ tuổi bốn mươi bảy đã trải qua không biết bao nhiêu sự kiện, còn HunSen đã trải qua một cuộc sống bình dị : một cậu bé ở tỉnh Kongpong Cham, một chú tiểu ở Chùa, một cựu binh Khơme Đỏ, một chiến sĩ du kích lãng mạn, một người giải phóng dân tộc, một nhà ngoại giao và một nhân vật xuất chúng. Nhân vật đáng gờm này có nét độc đáo của một con người thực sự nhanh nhẹn sắc sảo, đã sống sót qua hơn chín lần chạm trán chớp nhoáng với cái chết. Đấy là vận may, cộng với khả năng phán đoán từng trải và ý chí để tiếp tục tồn tại đã khiến cho HunSen dường như có sức mạnh vô địch, và vẫn cứ tiếp tục vượt lên trên rất nhiều nhân vật ở chính trường Campuchia trong hai thập kỷ. Là Bộ trưởng ngoại giao lúc 27 tuổi, Thủ tướng lúc 33 tuổi, người luôn luôn có sự quyết đoán thật nhanh nhạy, ông lúc nào cũng là người biết vận dụng thời cơ rất thành thạo, người tỏa ra sức thu hút các póng viên, nhà báo, ngay từ lần đầu khi chúng tôi gặp ông vào năm 1989. Bằng con đường đi lên nhanh chóng, ông đã được người ta gán cho một loạt các tính cách, là một nhân vật tiếng tăm, một người chủ trương dân chủ và một người độc tài.

Cho nhân vật xuất chúng này biết là chúng tôi đang có ý định viết tiểu sử của ông và yêu cầu ông cho một loạt các cuộc phỏng vấn có thể kéo dài thời gian, ông là một chủ đề hết sức nhạy cảm. Harish đã tình cờ bắt đầu đề tài này vào đầu thập niên 1990 với Uch Kiman, phụ tá của Thủ tướng HunSen, người cũng có vẻ thích khái niệm đó. Chúng tôi biết rồi một ngày nào đó ý tưởng này sẽ được chấp nhận.

Khoảng năm năm sau, vào giữa năm 1997, Harish đưa ra yêu cầu chính thức bằng văn bản gửi tới Prak Skhonn, cố vấn cao cấp của Thủ tướng. Chúng tôi cho biết ý định muốn viết tiểu sử của HunSen. Liệu ông có thể thu xếp được mười tiếng phỏng vấn với HunSen không ? Trong khoảng một tuần, Prak Sokhonn đã trả lời cho chúng tôi. Ông đã trình lá thư yêu cầu của chúng tôi với HunSen ngay sau thời gian HunSen đã lật đổ Thủ tướng thứ nhất, Norodom Ranariddh, chưa được bao lâu và HunSen đã đồng ý.

Chúng tôi đến tư dinh rộng lớn của HunSen trên đại lộ Suramarit, đối diện với Đài Kỷ niệm Độc lập ở Phnom Penh. Chúng tôi đã gặp Prak Sokhonn ở đó. Sau khi lính bảo vệ kiểm tra theo thủ tục, chúng tôi được cho vào. Khu trang viên nhìn bắt mắt với các bụi hoa râm bụt đỏ tươi, các cây bonsai có hình con nai và các chú chó nhảy dựng lên trên thảm cỏ đã được cắt xén trông chúng có vẻ hung dữ. Sokhonn đang chờ chúng tôi. Một người đàn ông có dáng cao ráo, vui vẻ, trước đây ông vốn là biên tập viên cho một tờ báo quân đội.

Vào đầu tháng 12 năm 1997 tại tư dinh của HunSen, Prak Sokhonn kể, khi tôi bắt đầu cho Thủ tướng biết về hai vị, ông đã đưa tay lên ngắt lời tôi. Rồi ông nói “ Không sao. Tôi biết họ rất rõ. Anh có thể mời họ đến “.

Prak Sokhonn nói là chúng tôi được cho phỏng vấn HunSen ở thành phố Tây Nam của Siem Reap vào ngày 3 tháng 12 năm 1997 , trước lễ hội Angkor Ramayana lần thứ ba sẽ diễn ra vào ban đêm ở ngoài trời tại khu di tích của đền Angkor. Nhưng nhóm truyền hình người Nga không mấy vui vì HunSen đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn thay vì họ. Prak Sokhonn đã mời chúng tôi đi máy bay với ông tới Siem Reap.

Ông nói “ Chúng ta sẽ bay bằng chiếc Antonov 24 của Nga “, thấy chúng tôi bối rối, ông liền nói thêm “ Nó rất an toàn “.

Chúng tôi không tin chắc điều đó. Trước đây một năm, một chiếc Antonov, cũng loại máy bay này đã đâm sầm vào vành đai của phi trường Pochentong của Phnom Penh. Vì vậy, chúng tôi đã từ chối và chọn đi bằng máy bay ATR-70 do châu Âu chế tạo và đã bay qua Biển Hồ đến Siem Reap trước người tùy tùng này của HunSen.

Từ trên bầu trời, trông biển Hồ giống như một tô cháo khổng lồ đang bốc khói dưới ánh nắng mặt trời chói chang, được trang trí thêm bằng những hàng dừa nhô lên trên các thảm cỏ dại và những cánh đồng bát ngát chạy tới tận hướng bắc là các dãy núi nhấp nhô . Trong cái nôi trù phú này nhiều đế chế Campuchia đã trải qua các thời kỳ hưng thịnh, rồi sau đó vào giai đoạn cuối cùng nó đã lâm vào cảnh suy tàn. Mạn bên phải của “ tô cháo ấy “ là một vùng rộng lớn, rất dồi dào tôm cá và lúa gạo đủ nuôi cả một dân tộc. Chúng tôi đã quay trở lại nơi đó để tìm ra những câu trả lời vẫn còn bị lảng tránh.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #2 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2009, 04:27:49 pm »


Những con diệc trắng hốt hoảng bởi tiếng động cơ máy bay khuấy động trên bầu trời khi chiếc máy bay của chúng tôi đáp xuống phi trường Siem Reap.

Người tài xế taxi nói tiếng Anh trôi chảy với vẻ hơi châm biếm “ Trời mùa đông. Nhiệt độ mát mẻ 300C. Chúng tôi đang mong sao thoát ra khỏi cái nóng bức ấy để vào căn phòng khách sạn có máy điều hòa nhiệt độ.

Những bông sen hồng nở trên các hồ nước mưa ứ đọng, và các thảm cỏ mọc cao đến thắt lưng sau mùa mưa gió đã che giấu đi cái khô ráo của mùa hè và đất đai bạc màu khi chiếc taxi chúng tôi chạy qua.

Chúng tôi đăng ký khách sạn Nokor Kok Thlok để chờ Hun Sen đến. Giám đốc khách sạn cho biết cơ ngơi này đã mất hai tháng hoàn toàn không có khách sau khi quân đội tiếp quản vào tháng Bảy.

Ông nói “ Có 150 khách du lịch bị kẹt lại ở đây, và Hun Sen đã cho một chiếc máy bay đặc biệt đến di tản họ. Nhưng thậm chí vào thời điểm đó, Siem Reap vẫn còn yên ắng. Họ biết cách làm thế nào để kiểm soát tình hình khu vực chung quanh đây “.

Vào sáng sớm, bộ đội đặc công bắt đầu đến, mang theo súng máy. Họ chiếm các vị trí ở mảnh đất rộng còn bỏ trống đằng trước khách sạn. Ở giữa khoảng đất trống ấy là một sân bay dành cho máy bay trực thăng. Khi mặt trời mọc, bộ đội đặc công phân tán mỏng, phục bên dưới bóng cây thốt nốt. Ở phía ngoài sân bay trực thăng , hàng cây thốt nốt với lùm lá hiện lên trên đường chân trời, và xa hơn nữa, có thể nhìn thấy các ngọn tháp của đền Angkor Wat trong bầu trời quang đãng.

Hun Sen đến trể khoảng hai tiếng. Quân đội phải chơi trò tiêu khiển để giết thời gian, và nhiều người khác cũng vậy. Một công an mặc thường phục đã giày vò một con châu chấu bằng cách dùng ngón tay quá khổ của anh ta búng vào mắ làm nó bị mù và cuối cùng bóp cho nó chết. Thấy cảnh này, một viên chức Campuchia phê bình bằng tiếng Pháp “ Je suis malade “ ( Tôi thấy buồn nôn ).

Vào lúc 5 giờ chiều, hai chiếc trực thăng màu xanh ôliu xuất hiện rõ dần bên trên ba phòng tuyến bảo vệ. Khi chúng tôi tới gần hơn, có thể thấy nét mặt rạng rõ của Hun Sen và phu nhân Bun Rany qua cửa kính của một chiếc máy bay trực thăng còn mời, có kiểu pha lẫn giữa Ý và Pháp. Cặp vợ chồng đầy thế lực này bước xuống và đi vào khách sạn, trong khi ấy chiếc trực thăng hộ tống tiếp tục tuần tra trên bầu trời đang xế bóng. Tối đó họ được cống hiến bằng các vũ điệu cổ điển Campuchia , Ấn Độ, Việt Nam và Lào tại lễ hội Ramayana ở khu phế tích âm u của Angkor. Sau đấy, Hun Sen khai mạc vũ hội ở quanh hồ bơi tại khách sạn.

Sáng hôm sau, Hun Sen đã sẵn sàng cho cuộc phỏng vấn đầu tiên của chúng tôi ngay sau bữa điểm tâm. Ngồi bên ông còn có thông dịch viên Bun Sam Bo, cố vấn Prak Sikhonn và một thư ký ghi chép. Mặc bộ com lê màu tối bên ngoài áo sơ mi không cài nút cổ, Hun Sen hút thuốc liên hồi, các ngón tay của ông bám đậm màu nicotine. Trong hai tiếng rưỡi, ông kể về thời thơ ấu và những năm tháng trong hàng ngũ Khơ me Đỏ, hít những hơi thuốc dài để cố moi móc ký ức về những xó xỉnh của một thời tăm tối.

Đó là phần mở đầu có nhiều triển vọng cho quá trình viết về tiểu sử nhân vật. Ông đã đề cập đến nhiều lý lẽ. Sau đó không lâu, ông rời khỏi đó bằng máy bay trực thăng riêng. Chúng tôi theo sau ông về Phnom Penh. Sau đó hai ngày, chúng tôi lại phỏng vấn ông tại tư dinh Roun Khlar ( Hang Cọp) ở khu ngoại vi của thành phố Takhmau thuộc tỉnh Kandal, cách Phnom Penh 12 cây số.

Sau khi để lại thành phố Takhmau phía sau, chúng tôi đến một quốc lộ rẽ ra khỏi xa lộ và đột ngột gặp một chốt chặn ách lại. Chúng tôi bị lính canh gác mặc sắc phục chặn lại. Ở ngoài rào chắn là một cần anten vô tuyến với vằn màu trắng đỏ đâm cao vút khỏi đường chân trời. Một khẩu pháo hiện ra lù lù bên ngoài tấm bạt phủ của một cái lều xanh ở mé ngoài doanh trại. Ở nơi đây thuộc khu vực tư dinh của Hun Sen : một pháo đài vững chắc ở giữa vị trí của một tiểu đoàn, vây quanh bởi các tháp canh được trang bị súng máy và rải rác các chốt pháo binh. Không sao có thể đến gần, vì nó được bảo vệ bởi các đầm lầy là nơi các loài rắn địa phương sinh sống. Chúng tôi đi xe dọc theo con đường đất và dừng lại trước một cổng sắt ở trên được trang trí với giàn hoa giấy. Dinh thự này được che khuất, ở phía sau các bức tường cao được gắn camera theo dõi. Cánh cổng mở da dẫn vào một con đường được lát bằng gạch lát hiện đại dẫn lên một biệt thự kiểu tiểu lục địa Ấn Độ với mái ngói đỏ. Cửa sổ có mái che, các bao lơn giả, dây phơi quần áo trên sân thượng đu đưa các tấm dra trải giường trắng, các anten đĩa và nhiều cần anten đã tạo cho ngôi nhà trông có vẻ tiện nghi sung túc. Một mái vòm cao đưa ra, được các cột trụ nâng đỡ kiểu thành Corin Hy Lạp, từ trên cao trông ra một cái hồ, nơi ấy những con bồ nông đang âm thầm lướt đi, một sân gôn nhỏ, nơi Hun Sen đã tập dượt thuần thục các cú đánh. Ngôi nhà ba tầng này được xây dựng vào tháng 11 năm 1997, bao quanh là các hàng dừa, một hồ bơi, một hồ có mái che và các thác nước.

Nội thất được trang trí rõ ràng theo phong cách xưa của châu Âu, với nhiều chiếc đèn chùm và đồ đạc của Pháp kiểu thế kỷ 17. Các hàng cột làm bằng gỗ cao cấp, được kê chân trên nền đá cẩm thạch.

Sở thích của Hun Sen không phải lúc nào cũng quá cầu kỳ, ban đầu ông sống trong một ngôi nhà hai tầng lầu ở ngay mé bên phải, xây dựng vào năm 1989. Ngôi nhà đầu tiên vẫn còn tồn tại. Một ngôi nhà rộng rãi, nhưng có cấu trúc giản dị. Khu vực này thường dành để tiếp khách, nó được trải thảm kiểu đặc trưng của Việt Nam, và những chiếc ghế được chạm trổ công phu. Nét giản dị ấy đã được thay thế bằng kiểu trang trí sang trọng.

Hun Sen bước vào với bộ com lê màu xanh đậm và chiếc áo sơ mi màu xanh. Ông vừa bế mạc một cuộc họp với một nhóm sinh viên Hồi giáo. Giữa mỗi lần nhắp một ngụm trà Tàu, ông lại kể tiếp trước micro của máy ghi âm về lần ông đã trốn khỏi Campuchia , những ngày tháng ông phải ngồi trong các trại giam Việt Nam, những tháng năm nung nấu khát vọng giải phóng quê hương, nỗi tức giận về những người cai trị đất nước trước đây, và sự căm giân tội diệt chủng.

Cuộc phỏng vấn đã diễn ra êm xuôi cho tới khi chúng tôi hỏi ông một câu, trong đó chúng tôi đã nhắc đến hành động quân sự của Việt Nam để lật đổ Khơme Đỏ như là một “ sự xâm chiếm “. Điều này đã khiến cho Hun Sen đưa ra câu trả lời đầy sôi nổi, phẫn nộ, ông đã nhanh chóng sửa lối giải thích lịch sử của chúng tôi, ông nói điều đó không bao giờ là một sự xâm chiếm, mà là một hành động giải phóng khỏi chế độ diệt chủng.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #3 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2009, 05:15:19 pm »

 Ông hỏi lại bằng tiếng Anh với giọng phải cố uốn ép lên xuống, một ngoại ngữ mà ông thấy khó và chưa bao giờ cảm thấy cần phải thành thạo “ Làm thế nào tôi, một người Campuchia lại xâm chiếm đất nước của chính mình ?”.

Vào lúc ấy, sự trầm tĩnh của ông không còn giữ được như  bình thường và chúng tôi cảm thấy đã đến lúc phải kết thúc cuộc phỏng vấn. Đó là một buổi nói chuyện dài hơn hai tiếng với Hun Sen mà ông đã đề cập đến nhiều thông tin được ghi vào băng.

Hôm sau, chúng tôi đi cùng với ông tới tỉnh Prey Veng, ở phía đông Phnom Penh.

Ông nói một cách nhiệt tình “ Các vị đến đây đi với tôi, được không ? Đến trước 8 giờ sáng mai. Tôi sẽ đi gặt lúa “.

Ông đã bỏ qua cho chúng tôi “ cách dùng từ sai lệch “ về lịch sử, và ngay sau đó tiễn chúng tôi ở phía trước mái vòm.

Sáng hôm sau, chúng tôi đi xe tới pháo đài của ông bằng một con đường khác dẫn vào cổng qua một chốt chặn khác, rồi qua chỗ các chú heo mọi  bị buộc vào một cây chuối, các chú chó con sủa ầm ĩ và một tháp canh với một người lính đứng gác mỉm cười. Bốn máy bay trực thăng do Nga chế tạo đậu trên một dải bê tông được bao quanh bởi các hồ sen và cây thủy dạ lan hương. Từng cái một, bốn máy bay trực thăng cất thẳng lên trời và bay là là trên đầm lầy hướng về điểm đến của chúng tôi ở một vùng nông thôn được bao trùm đầy hơi nước.

Sau ba mươi phút bay trên địa hình sum suê tươi tốt và các con lạch ngập nước, bốn chiếc máy bay đáp xuống một cánh đồng lúa bát ngát một màu vàng ở giữa hàng ngàn dân làng, đầu họ đội khăn krama ( khăn rằn). Ngay khi bước chân xuống đất, Hun Sen đã ôm choàng lấy các bà và các cháu. Rồi ông bắt đầu cắt lúa bằng kandeav ( một loại liềm ) với tốc độ nhanh và trong vòng mấy phút, ông đã gặt được khoảng 25 mét ruộng lúa trên cánh đồng với sự thành thạo của một nông dân trồng lúa. Sau đấy, ngồi bên dưới một túp lều dựng tạm thời, ông đọc một bài diễn văn bằng loa phóng thanh đã được bắt vít vào ghi đông của một chiếc xe đạp. Tất cả dân làng ngồi xổm vây quanh và thỉnh thoảng xen vào các mảng cây dạ lan hương xanh nhạt hơi pha đỏ.

Mồ hôi ướt đẫm cái áo sơ mi được giặt bằng tay, ông nói với chúng tôi “ Tôi là một nông dân. Tôi rất nghèo. Tôi không giống như hoàng tử “.

Chiếc khăn krama của ông rớt xuống đất. Một vệ sĩ nhặt lên và vắt lên vai cho ông. Một hành vi gây cảm động. Thủ tướng và vệ sĩ là một.

Tiểu sử về ông sẽ không đầy đủ nếu không có cuộc nói chuyện với vợ ông. Chúng tôi thăm dò khả năng xem có thể có được một buổi nói chuyện thêm với Bun Sam Hieng hay không, bà thường được nhiều người gọi là Bun Rany, và Hun Sen đã đồng ý ngay không chút do dự.

Ngày hôm sau, chúng tôi gặp vợ ông, là con gái của một nông dân, bà đã tìm cách thoát khỏi được một âm mưu sát hại.

Bun Rany mặc bộ ikkat sampot lụa màu sô cô la và hoàng thổ với cái lưng rất thắng. Khi những tia nắng chiều yếu ớt ánh lên các cạnh sơn nhũ vàng của các chiếc ghế trường kỷ được chạm trổ trang trí theo kiểu Louis XVI ở trên tầng hai của ngôi nhà mới sang trọng ở Takhmau, giọng nói đều đều nhẹ nhàng của bà nghe giống như một bài hát ru.

Cuộc nói chuyện của chúng tôi hóa ra như một trường thiên tiểu thuyết kéo dài bốn tiếng đồng hồ về cuộc đời và sự mất mát của bà, các niềm hy vọng và nỗi thất vọng, tình yêu và những bài học nhớ đời khi bà hồi tưởng lại những ký ức đau buồn bằng những dòng nước mắt giàn giụa.

Ở tuổi 44, bà vẫn gây được ấn tượng với vòng eo khá thon thả, và trời phú cho đức tính rộng lượng đặc trưng của người Campuchia . Bà ngồi với đôi tay chắp lại để trên vạt áo. Đôi giày đen đế bằng hợp thời trang và cái bóp xách tay hiệu Dior, phu nhân của một người quyền lực nhất Campuchia đã tỏa ra nét duyên thầm khá quyến rũ.

Nước da trong ngà làm tôn thêm cho mái tóc đen  nhánh hơi xoăn đã phải cắt ngắn theo lệnh của Khơ me Đỏ trong thời gian họ cai trị . Bây giờ, sau hàng thập kỷ, mái tóc của bà đã dài buông ngang vai. Một vài chấm màu ngọc bích đặc trưng Khơme trang điểm cho các móng tay dài được sơn màu đỏ tía. Các lớp da ở khóe móng thường được cắt sạch cho thấy đã phải bỏ ra nhiều thời gian để làm móng kỹ lưỡng.

Các cuộc phỏng vấn về tiểu sử của nhân vật này đã đi được nửa đường. Hun Sen đã đồng ý trả lời nhiều câu hỏi bằng thư. Chắc chắn, các câu trả lời được ông viết sẽ kịp thời.

Ông nói hai tháng sau sẽ dành cho chúng tôi một cuộc phỏng vấn cuối cùng. Trong khi chờ cuộc phỏng vấn cuối cùng ấy đến, chúng tôi đã kết hợp tất cả các cuộc phỏng vấn với các nhà lãnh đạo Campuchia khác lại với nha – Ranariddh và Son Sann trong số nhiều cuộc phỏng vấn mà chúng tôi đã nói chuyện với họ. Một số những nhận định sâu sắc nhất của các bạn bè trong thời thơ ấu của Hun Sen, những người đã sống với ông ở chùa vài giữa thập niên 1960 và các giáo viên của ông tại trường trung học.

Cuộc phỏng vấn cuối cùng đã đến cùng với những cơn mưa bất chợt của Campuchia . Prak Sokhonn cho biết Thủ tướng tưởng chỉ có “ một cơ hội “ duy nhất để gặp chúng tôi vào đầu tháng 6 năm 1998. Một lần nữa, chúng tôi đi xe tới nhà của ông ở Takhmau cho buổi nói chuyện hai tiếng. Hun Sen nói về những ngày còn là một chú tiểu và những thách thức ông đã phải đương đầu khi trở thành Thủ tướng.

Ông đã nhẹ nhàng hỏi xem cuốn tiểu sử của ông đã tiến hành được đến đâu. Ông chưa hề yêu cầu đọc bản thảo. Xem ra ông không muốn đọc bản thảo và muốn để cho chúng tôi viết bản thảo này tùy theo ý chúng tôi.

Rõ ràng là các cán bộ nhân viên của ông đã quý mến và khâm phục ông, một con người đã vượt lên khỏi cảnh nghèo nàn thê thảm để trở thành một nhà lãnh đạo có thế lực nhất mà đất nước Campuchia chưa từng biết đến – thậm chí thế lực ấy còn lớn hơn cả quyền lực của Sihanouk, người đã dễ dàng bị lật đổ và kiên cường hơn cả Pol Pot.

Vào thời điểm đó, Prak Sokhonn đã làm việc với Hun Sen được hơn bốn năm, ông cho biết sếp của mình không giống như hầu hết các Bộ trưởng.

Ông nói “ Họ ký các văn kiện mà không đọc qua. Nhưng Hun Sen đọc từng từ. Không có một quan chức phụ tá  nào dám để mắc sai lầm, tình trạng này sẽ gặp phải một sự khiển trách nghiêm khắc. Nhưng một khi ông đã cho biết ý kiến của mình rồi, thì ngược lại điều đó trở thành một chuẩn mực”.

Trường hợp này cũng tương tự đối với sự quan tâm và lo lắng của ông về việc xây dựng trường học và hệ thống kênh mương tưới tiêu ở khắp nước. Ông nhận các nguồn viện trợ và đưa ngay nguồn tiền ấy vào các dự án phát triển. Con người xuất chúng của ông là vậy, nhưng với một ý chí cương quyết mạnh mẽ và sự ý thức về bổn phận. Và luôn mang ý nghĩa gián tiếp của một động cơ khác : đem đến cho dân chúng sự giúp đỡ hào phóng để thu phục sự ủng hộ của họ trong các cuộc bầu cử.

HARISH C. MEHTA
JULIE B.MEHTA
Phnom Penh, tháng 8 năm 1999
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #4 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2009, 09:58:23 am »

CÁC NHÂN VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA HỌ VỚI HUN SEN

Các nhân vật chính

Norodom Sihanouk : Norodom Sihanouk : Sinh năm 1922, ông đã chiếm ưu thế trong đời sống chính trị của Campuchia và đã trở thành quốc vương năm 1941. Ông thoái vị vào năm 1955 và trở thành quốc trưởng vào năm 1960. Sự nghiệp chính trị của ông đã chấm dứt khi ông bị lật đổ trong cuộc đảo chính vào năm 1970. Sau hai thập niên sống lưu vong, ông đã được khôi phục chức vị vào năm 1993. Sihanouk là đối thủ hàng đầu của Hun Sen trong suốt các cuộc đàm phán hòa bình bắt đầu vào thập niên 1980. Dần dần với những bước thăm dò, Sihanouk đã nảy nở sự cảm mến Hun Sen và thậm chí còn đánh giá cao vai trò lãnh đạo đất nước của con người này, ông đã thấy rõ con người xuất chúng ấy đã đem lại sự ổn định cần thiết cho đất nước ông và không thể loại bỏ ông ta ra khỏi chính trường.

Các tướng lĩnh Việt Nam, Văn Tiến Dũng, Trần Văn Trà và Lê Đức Anh : Ba vị tướng đã giúp Hun Sen gây dựng lực lượng nổi dậy. Họ đã lên kế hoạch và phát động cuộc tấn công của bộ đội Việt Nam vào Khơme Đỏ năm 1978-1979. Sau này, tướng Lê Đức Anh đã trở thành Chủ tịch nước và vẫn giữ mối quan hệ thân hữu với Hun Sen, sau đó nhờ vào các mối liên hệ với các vị tướng này, Hun Sen đã có được sự ủng hộ ngoại giao ở Việt Nam.

Heng Samrin : Sinh năm 1934, ông gia nhập Khơme Đỏ và giữ chức Tư lệnh sư đoàn 4 bộ binh của Khơme Đỏ từ 1976-1978. Ông lãnh đạo cuộc đảo chính Pol Pot nhưng đã sớm thất bại và phải chạy sang Việt Nam vào năm 1978. Sau khi Việt nam lật đổ chế độ Pol Pot vào năm 1979, ông đã trở thành Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Cách mạng để điều hành đất nước và là người đứng đầu Nhà nước trong nhiều năm. Heng Samrin là một trong những vị cố vấn dày kinh nghiệm đầu tiên của Hun Sen và đã ủng hộ cho ngôi sao đang lên này.

Chea Sim : Sinh năm 1932 trong một gia đình nông dân ở huyện Ponhia Krek thuộc tỉnh Kompong Cham, Chea Sim được các đảng viên cộng sản Việt Nam chiêu mộ theo cách mạng trong thời kỳ ct chống Pháp vào thập niên 1950. Ông gia nhập Khơme Đỏ và trở thành Bí thư huyện ủy Ponhia Krek. Sau khi chế độ Pol Pot bị sụp đổ, ông lên làm Bộ trưởng Nội vụ và sau đó là Chủ tịch Quốc hội nước Campuchia . Tiếp tục giữ chức Chủ tịch Quốc hội sau cuộ bầu cử Quốc hội vào tháng 5 năm 1993, và trở thành người đứng đầu cơ quan lập pháp này vào năm 1999. Giống như Heng Samrin, Chea Sim đã chuẩn bị cho Hun Sen giữ vai trò chính trong chính phủ vào thập niên 1980. Nhưng về mặt nhận thức vẫn còn tồn tại sự ganh đua giữa Chea Sim và Hun Sen, và nhân vật này chưa hoàn toàn đánh giá cao Hun Sen. Theo cấp bậc trong đảng, Chea Sim là cấp trên của Hun Sen và dù giữa họ có sự khác biệt nhưng họ vẫn là những người bạn thân thiết của nhau.

Pen Sovann : Sinh năm 1935, ông tham gia phong trào độc lập Issarak ( Bắt cóc để đòi độc lập ) khi mới 13 tuổi và sau đó gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương vào năm 1951. Sovann làm vệ binh cho Ta Mok, rồi sau này tiếp tục trở thành một tướng hung tợn của Pol Pot chịu trách nhiệm diệt chủng. Sau ngày độc lập năm 1953, Sovann bỏ Ta Mok đi sang học tại các trại huấn luyện cộng sản ở Việt Nam. Ông đã cố gắng vận động người dân Campuchia sống dọc biên giới Lào lật đổ Pol Pot. Sau khi lật đổ Khơme Đỏ , Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa Sovann lên làm Tổng bí thư Đảng cách mạng nhân dân . Vào tháng 7 năm 1981, ông được bầu giữ chức Thủ tướng, nhưng không bao lâu sau bị cách chức do những sự bất đồng về chính sách với Heng Samrin. Sovann được xem là không trung thành với Việt Nam. Ông đã được đưa bằng máy bay sang Hà Nội, nơi ông đã bị giam trong 7 năm. Sovann đã đổ lỗi cho Hun Sen về chuyện ông bị giam cầm này. Năm 1992, trở về Campuchia, ông đã được chấp thuận cho gia nhập Đảng Nhân dân Campuchia , nhưng đã bị khai trừ sau các đồn đại là ông có thể tham gia đảng đối lập do Sam Rainsy, một người chỉ trích chính phủ cầm đầu.

Hun Neng : Sinh năm 1949 ở Kongpong Cham, Hun Neng là anh của Hun Sen. Sự nổi trội vượt bậc của ông diễn ra đồng thời với Hun Sen. Bị Khơme Đỏ nhốt tù vào giữa thập niên 1970, Hun Neng đã bị đầy ải 9 tháng trong vùng đồi núi của tỉnh Kompong Thom. Ông đóng vai trò quan trọng trong lực lượng quân nổi dậy được động viên ở tỉnh Komping Cham để lật đổ Pol Pot. Sau này, Hun Neng học ngành kinh tế ở Phnom Penh và làm cố vấn kinh tế cho chính quyền tỉnh Kompong Cham. Ông lên giữ chức chủ tịch của một huyện và được bổ nhiệm làm chủ tịch tỉnh năm 1985 – cùng thời gian đó Hun Sen trở thành Thủ tướng. Hun Sen và Hung Neng không chỉ là anh em với nhau mà còn là liên minh chính trị.

Pol Pot : Điều bí ẩn chung quanh ngày sinh của Pol Pot. Một số sử gia cho rằng ông ta sinh năm 1925, nhưng hồ sơ của Pháp thì ghi ngày sinh của ông vào năm 1928. Tên thưở nhỏ thường gọi là Saloth Sar, ông lớn lên trong một gia đình phú nông ở Kompong Thom. Ông đoạt được học bổng sang học ngành vô tuyến điện ở Paris năm 1949, nhưng lại say mê chủ nghĩa cộng sản hơn là khoa học và việc học của ông đã bị dở dang. Ông trở về quê hương năm 1953 để gia nhập Đảng Cộng sản Campuchia và trở thành Tổng bí thư vào năm 1962. Ông tự đặt tên cho mình là bâng Pol ( bâng có nghĩa là lớn tuổi ) và sau này thêm tên Pot. Một đầu óc bệnh hoạn đã biểu lộ khi ông là người lãnh đạo tối cao của quân du kích Khơme Đỏ , ông đã ra tay tàn sát khoảng 1,7 triệu người dân vô tội Campuchia . Hun Sen theo Khơme Đỏ năm 1970, nhưng chưa bao giờ gặp Pol Pot. Năm 1977, Hun Sen đã rời bỏ Khơme Đỏ và nhanh chóng trở thành kẻ thù nguy hiểm và quan trọng nhất của Pol Pot. Nhiều lần Khơme Đỏ đã cố lùng bắt Hun Sen để giết ông nhưng không thành công. Cuối cùng, Hun Sen đã có thể lật đổ Pol Pot với sự giúp đỡ của Việt Nam vào năm 1979. Khi đá chuyển sang giai đoạn chính trị thuận lợi cho nhân dân Campuchia , Pol Pot phải sống chui lủi trong các cánh rừng ở biên giới Thái Lan. Sau khi bị chính các cán bộ sát cánh ông giam cầm, những người này đã kết án ông tội giết đồng sự của mình và ông đã chết vào tháng 4 năm 1998. Cái chết đã lấy mất cơ hội của nhân dân Campuchia đưa tên tội phạm khét tiếng này ra tòa xét xử.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #5 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2009, 11:33:15 am »

Khieu Samphan : Sinh năm 1932 ở tỉnh Svay Rieng, ông được cho sang học tại Đại học Paris. Trở về Phnom Penh ( Thủ đô của Campuchia : ‘ phnom’ có nghĩa là núi, ghép với Penh : núi bà Penh ), ông thành lập tờ L’Observateur, một tờ báo bằng tiếng Pháp. Ông là một nghị sĩ Quốc hội khi là một đảng viên của đảng Sangkum Reastyr Nyum của Sihanouk, và làm Bộ trưởng Bộ Thương mại. Năm 1967, ông gia nhập Khơme Đỏ và vào các giai đoạn khác nhau đã từng là người đứng đầu nhà nước của Khơme Đỏ và Thủ tướng chính phủ của phe Khơme Đỏ, chống lại lực lượng bộ đội Việt Nam từ năm 1979 tới 1991. Samphan là một trong những người lớn tiếng chỉ trích Hun Sen nhất và đã đụng độ với ông ta trong suốt các cuộc đàm phán hòa bình vào đầu thập niên 1990.

Son Sann : sinh năm 1911 ở Phnom Penh, ông đã được cho sang Paris học và sau này làm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Campuchia từ năm 1954 – 1968, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Kinh tế từ năm 1961 tới 1962. Sau khi chế độ Pol Pot sụp đổ, ông thành lập Mặt trận Giải phóng dân tộc Nhân dân Khơme. Ông giữ chức Thủ tướng trong Chính phủ Liên hiệp dân chủ Campuchia , một chế độ lưu vong từ năm 1982 tới 1991. Ông vẫn không ngớt chỉ trích thậm tệ Hun Sen, quy trách nhiệm cho Đảng Nhân dân Campuchia về những điều bất hạnh đã giáng xuống đất nước Campuchia .

Norodom Ranariddh : Sinh năm 1944, người con trai này của Sihanouk đã được đưa sang học ở Paris và Aix-en-Provence ( một thành phố khác ở Pháp ). Ông trở về quê hương với bằng Tiến sĩ Luật. Ông đã trở thành Thủ tướng thứ nhất của Campuchia sau cuộc bầu cử vào tháng 5 năm 1993. Vào thời gian đó, Hun Sen là Thủ tướng thứ hai và hai người này đã cộng tác với nhau chặt chẽ. Nhưng họ đã tan rã và Ranariddh bị quân đội Hun Sen lật đổ, tiếp quản vào năm 1997. Sau cuộc bầu cử vào năm 1998, hai ông lại tiếp tục hợp tác để thành lập chính phủ liên hiệp và có quan hệ giao hảo trở lại.

Norodom Chakrapong : Sinh năm 1945, người con trai đầy khí thế này của Sihanouk đã lóe sáng và vụt tắt giống như ánh sao băng. Một người con trai của Sihanouk với một bà vợ khác, ông là em cùng cha khác mẹ với Ranariddh. Hai anh em cùng cha khác mẹ đã trở thành đối thủ chính trị quyết liệt của nhau. Chakrapong đã bỏ đảng của cha mình để gia nhập chính phủ của Hun Sen vào đầu thập  niên 1990. Ông nhanh chóng trở nên thân cận với Hun Sen, người đang muốn lôi cuốn hoàng gia của ông để giành được nhiều phiếu trong cuộc tổng tuyển cử. Nhưng họ đã chia rẻ không thể hòa giải được sau khi Chakraong cố gắng thành lập vùng tự trị của quân nổi dậy sau cuộc bầu cử 1993. Ranariddh và Hun Sen cói Chkrapong như kẻ thù chung và cùng tìm cách trục xuất ông. Chakrapong tin chắc là mình đã bị Đảng nhân dân Campuchia bội phản.

Norodom Sirivudhdh : Sinh năm 1952, người em cùng cha khác mẹ này của Sihanouk cũng chóng nổi sớm tàn. Một thành viên của Đảng Funcinpec ( Mặt trận thống nhất dân tộc vì độc lập, hòa bình, trung lập và hòa hợp Campuchia ), ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng bộ Ngoại giao năm 1993. Khẳng định ông có các bất đồng sâu sắc với Thủ tướng thứ hai Hun Sen và đã từ chức vào tháng 10 năm 1994. Sirivudhdh bị trục xuất sang Pháp vào tháng 12 năm 1995 theo sau lý lẽ viện dẫn là ông có âm mưu giết Hun Sen. Kịch liệt chống đối Hun Sen, Sirivudhdh đã trở thành người chỉ trích gay gắt Hun Sen và chính phủ của Hun Sen. Năm 1999, ông được phép cho trở về Campuchia và chính thức tuyên bố không quay lại hoạt động chính trị nữa.

Sam Rainsy : Sinh năm 1949, con trai của Sam Sary, một cựu quan chức của chính phủ cao cấp, năm 1965 ông sang Pháp học. Ở đấy, Rainsy đã lấy được bằng về khoa chính trị học, kinh tế học và quản trị doanh nghiệp. Trong khi ở Pháp vào giữa thập niên 1970, Rainsy và vợ là Tioulong Saumura đã phát hành tờ Tiếng nói Campuchia Tự do, một tạp chí nêu bật những hành động tàn bạo của Khơme Đỏ . Rainsy làm cho một ngân hàng Pháp thuộc sở hữu của công ty Michelin. Năm 1991, ông trở về Campuchia để xuất hiện lần đầu tiên trong hoạt động chính trị trước công chúng bằng việc gia nhập Đảng Funcinpec của Ranariddh. Ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Tài chính, nhưng đã bị cách chức khỏi chính phủ vào năm 1994, sau đó bị khai trừ khỏi đảng này và Quốc hội vào năm sau. Ông đã trở thành người chỉ trích Hun Sen và chính phủ của ông ta thậm tệ, và thành lập đảng phái riêng, Đảng Sam Rainsy.

Yasushi Akashi : Một nhà ngoại giao hàng đầu Nhật Bản, Akashi được bổ nhiệm là Trưởng phái bộ chuyển tiếp của Liên Hiệp Quốc ở Campuchia  ( UNTAC), một cơ quan được ủy nhiệm để tổ chức và giám sát cuộc tổng tuyển cử ở Campuchia vào năm 1993. Chức vụ chính thức của Akashi là người đại diện đặc biệt của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc. Sau khi hoàn tất sứ mệnh của ông ở Campuchia , ông đã được bổ nhiệm là Trưởng phái bộ Liên Hiệp Quốc ở Nam Tư. Ông vẫn duy trì quan điểm trung lập đối với Hun Sen và các nhà lãnh đạo chính trị khác.

Trung tướng John Sanderson : Một vị tướng quân đội Úc giữ chức Tư lệnh lực lượng của UNTAC ở Campuchia .
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #6 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2009, 01:35:14 pm »

CAMPUCHIA VÀ CÁC ĐẢNG PHẢI QUỐC TẾ

Quân đội quốc gia Sihanouk : Được thành lập vào năm 1982 để chống lại lực lượng bộ đội Việt Nam ở Campuchia . Sau này thương được gọi là Quân đội quốc gia Campuchia độc lập (ANKI) và là lực lượng vũ trang phục vụ cho Funcinpec.

Đảng dân chủ Tự do Phật giáo : Có trước cuộc bầu cử năm 1993. Son Sann đã đổi Mặt trận Giải phóng dân tộc Nhân dân Khơme (KPNLF) thành Đản Dân chủ Tự do Phật giáo (DLDP) nhằm kích động Phật tử đấu tranh ngấm ngầm trong nhân dân và cho họ thấy con đường dẫn tới hoạt động chính trị bất bạo động cho quốc gia.

Đảng Nhân dân Campuchia : Thường được gọi là Đảng CPP, là một đảng phái chính trị cho Chea Sim, Heng Samrin và Hun Sen lãnh đạo. Đảng CCP phát xuất từ Đảng Cách mạng Nhân dân Campuchia (KPRP) và Nhà nước Campuchia (SOC). Những người lãnh đạo đã đổi tên đảng này để xóa đi hình ảnh chuyên chế không thích hợp trước cuộc bầu cử vào năm 1993 và cũng gạt bỏ vấn đề ý thức hệ và tiếp nhận kiểu dân chủ hòa giải hơn.

Lực lượng Vũ trang Nhân dân Campuchia : Thường được nhiều người biết đến là CPAF, nó là lực lượng vũ trang của Đảng CCP.

Đảng Dân chủ Campuchia : Tên chính thức của cánh chính trị của quân du kích Khơme Đỏ được Pol Pot lãnh đạo.

Funcipec : Các chữ đầu của các từ tiếng Pháp Front Uni National Pour Un Cambodge independent, neutre, pacifique,et cooperatif ( Mặt trận Thống nhất dân tộc vì Độc lập, Hòa bình, Trung lập và Hòa hợp Campuchia ), Đảng chính trị Bảo hoàng được Sihanouk dựng lên vào năm 1981 để chống lại chế độ Phnom Penh của Heng Samrin và Việt Nam. Sau khi hiệp định hòa bình được ký vào năm 1991, Sihanouk đã bàn giao vai trò lãnh đạo đảng cho Ranariddh.

Đảng Cách mạng nhân dân Campuchia (KPRP) : Đảng KPRP là một bộ phận của Đảng Cộng sản Đông Dương ( ICP) đã đóng vai trò quan trọng chống lại sự cai trị của thực dân Pháp và sự chiếm đóng của Nhật ở Campuchia . Đảng KPRP được thành lập vào năm 1951 sai khi ICP bị giải tán và cải tổ lại thành ba Đảng Cộng sản cho Việt Nam, Lào, Campuchia . Đảng KPRP của Campuchia bị tách ra làm hai vào năm 1962 thành phe thân Trung Quốc và phe thân Liên Xô. Vào tháng giêng năm 1979, sự chia rẽ này đã trở thành vĩnh viễn khi phe thân Liên Xô và ủng hộ Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Pen Sovann đã thay thế Pol Pot ở Phnom Penh.

Mặt trận Giải phóng dân tộc Nhân dân Khơme : Được Son Sann thành lập vào năm 1979 để chống lại lực lượng bộ đội Việt Nam đóng ở Campuchia .

Lực lượng Vũ trang Giải phóng Dân tộc Nhân dân Khơ me : đây là lực lượng vũ trang của Mặt trận Giải phóng dân tộc Nhân dân Khơme.

Quân đội Quốc gia Campuchia Dân chủ : Đây là lực lượng du kích quân thường được gọi là Khơme Đỏ .

Hiệp định Hòa bình Paris : Hiệp ước hòa bình chính thức được biết đến là “ các sự thỏa ước hòa giải chính trị toàn diện cho cuộc xung đột của Campuchia “ đã được ký ở Paris vào ngày 23 tháng 10 năm 1991, và chấm dứt cuộc chiến giữa bốn phe phái của Campuchia , đã đồng thuận hướng tới cuộc tổng tuyển cử dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc.


Nhà nước Campuchia : Được viết tắt là SOC, là chính quyền lãnh đạo đất nước dưới các tên khác nhau từ năm 1979 cho tới cuộc bầu cử vào tháng 5 năm 1993. Nhà nước Campuchia phát xuất từ Đảng Cách mạng Nhân dân Campuchia , hầu hết các thành viên của nó là những người kỳ cựu của Đảng này.

Hội đồng Quốc gia Tối cao Campuchia : Hội đồng này được thành lập theo hiệp định Paris để đại diện cho chính quyền của Campuchia trong thời gian chuyển tiếp cho tới cuộc bầu cử. Hội đồng này đại diện cho quốc gia ở nước ngoài và có chân trong Liên Hiệp Quốc.

Phái bộ chuyển tiếp của Liên Hiệp Quốc ở Campuchia : theo hiệp định Paris, UNTAC được thành lập để tổ chức và giám sát cuộc bầu cử, giải tán hàng ngũ và giải giới các phe cánh của Campuchia . Cơ quan ủy nhiệm này điều hành từ cuối năm 1991 tới cuối năm 1993. Các nguyên tắc cơ bản của Liên Hiệp Quốc được duy trì ở Campuchia từ năm 1994 tới 1995.

SƠ LƯỢC TIỂU SỬ CỦA HUN SEN

1952 : Sinh vào tháng 4 ở làng Peam Koh Sna, huyện Stung Trang, tỉnh Kompong Cham.

1965 – 1969 : Học tại trường Lycee Indra Dhevi ở Phnom Penh và sống trong chùa Naga Vann.

1970 : Tham gia hoạt động bí mật chống chính quyền Cộng hòa, được biết đến như là một du kích được Khơme Đỏ lãnh đạo dưới sự bảo trợ của Sihanouk.

1975 : Được bổ nhiệm làm Trưởng ban tham mưu Trung đoàn Đặc công của Khơme Đỏ ở miền Đông. Bị chột mắt trong đợt tấn công cuối cùng vào Phnom Penh. Cưới Bun Sam Hieng, thường được gọi là Bun Rany ( Cặp vợ chồng này có ba con trai và ba con gái. Một trong số các người con này là con nuôi. Con trai đầu là Hun Manet sinh ngày 10 tháng 10 năm 1977. Các người con khác : con gái Hun Mana sinh ngày 20 tháng 9 năm 1980; con trai Hun Manit sinh ngày 17 tháng 10 năm 1981; con trai Hun Many sinh ngày 27 tháng 11 năm 1982; con gái Hun Maly sinh ngày 30 tháng 12 năm 1983; người con thứ sáu là con gái nuôi được đặt tên là Hun Maline ).

1977:  Được bổ nhiệm làm Tham mưu phó Trung đoàn Đặc công của Khơme Đỏ ở miền Đông. Trốn sang tỉnh Sông Bé ( nay là tỉnh Bình Dương ) ở miền Nam Việt Nam để tránh sự thanh trừng của Pol Pot. Thành lập lực lượng vũ trang gồm 2 vạn người theo chủ nghĩa dân tộc Campuchia để chuẩn bị lật đổ Khơme Đỏ .

1979 : Bay trở về Phnom Penh sau khi chế độ Khơme Đỏ bị sụp đổ. Được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trong Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Campuchia .

1981 : Được bổ nhiệm làm phó Thủ tướng Chính phủ.

1985 : Được  bổ nhiệm làm Thủ tướng Chính phủ - có lẽ là vị Thủ tướng trẻ nhất trên thế giới. Giành được 100 % số phiếu trong cuộc bỏ phiếu kín của Quốc hội.

1986 : Giao lại chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao để tập trung vào công việc của ông ở cương vị Thủ tướng.

1987 : Nhận lại chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao để xây dựng hình ảnh của ông trước các cuộc đàm phán hòa bình. Gặp Quốc vương Sihanouk trong lần đàm phán hòa bình đầu tiên ở Pháp.

1989 : Đưa ra kế hoạch và thi hành việc rút quân cuối cùng của lực lượng bộ đội Việt Nam ra khỏi Campuchia .

1991 : Ký Hiệp định Hòa bình ở Paris vào tháng 10 với Sihanouk và hai phe khác của Campuchia để kết thúc cuộc nội chiến.

1993 : Thất cử. Thành lập Chính phủ Liên hiệp với Norodom Ranariddh làm Thủ tướng thứ nhất còn Hun Sen là Thủ tướng thứ hai.

1996 : Mối quan hệ với Ranariddh trở nên xấu đi.

1997 : Bùng nổ xung đột vũ trang ở Phnom Penh giữa các lực lượng của Ranariddh và Hun Sen. Bị Hun Sen lật đổ, Ranariddh lâm vào tình trạng tự đày ải trong khi phải đối phó với sự buộc tội nhập vũ khí bất hợp pháp . Báo chí thế giới thừa nhận sự nổi lên của Hun Sen là một nhân vật xuất chúng.

1998 : Ranariddh được Sihanouk ân xá cho trở về tranh cử vào tháng 7. Hun Sen giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử này và được bổ nhiệm làm Thủ tướng Chính phủ.

1999 : Dưới vai trò lãnh đạo của Hun Sen, nước Campuchia đã trở thành thành viên thứ 10 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Cuối cùng, ông đã có được sự công nhận của quốc tế sau chặng đường đấu tranh hàng thập niên để đạt vai trò lãnh đạo hợp pháp.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #7 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2009, 02:29:38 pm »


PHẦN MỞ ĐẦU

LỊCH SỬ SƠ LƯỢC CỦA CAMPUCHIA

 Trong số tất cả các nhà lãnh đạo Campuchia đã đứng đầu chính phủ ở Phnom Penh kể từ khi giành lại được độc lập vào ngày 9 tháng 11 năm 1953, không còn bị lệ thuộc vào nước Pháp cho đến năm 1999 thì Hun Sen được xem là người ở cương vị này lâu nhất và kiên cường với kỷ lục 14 năm nắm giữ quyền lực. Trong tình trạng sức khỏe tốt và lãnh đạo chính quyền vững vàng, ông dường như có được sự chuẩn bị chu đáo cho thời kỳ cầm quyền ở cương vị Thủ tướng thậm chí còn kéo dài hơn nữa. Với việc nắm giữ quyền lực xuất sắc của mình, ông đã tạo cho chính mình tầm cỡ chính trị không thua kém Norodom Sihanouk, vị quốc trưởng trước đây, ít nhất về tiêu chuẩn so sánh ( nhiệm kỳ hoạt động chính trị có hiệu quả ). Sự nghiệp chính trị của Sihanouk với thời gian đứng đầu chính phủ kéo dài 15 năm – nghe theo cha mình, ông đã xuống khỏi ngôi báu vào năm 1955 để dọn đường cho cuộc bầu cử đưa ông lên làm quốc trưởng vào tháng 6 năm 1960 và điều hành đất nước cho tới khi ông bị đảo chính vào tháng 3 năm 1970. Ngôi quốc vương trước đây của Sihanouk kéo dài 14 năm cho tới ngày ông thoái vị. Thời gian các nhà lãnh đạo Campuchia khác nắm giữ quyền lực còn ngắn hơn nhiều – Chính phủ của Lon Nol chỉ tồn tại được 5 năm, trong khi Pol Pot và Norodom Ranariddh, mỗi người nắm quyền không đến 4 năm.

Trong 14 năm cầm quyền ( 1985 – 1999 ), Hun Sen đã kiên trì tạo cho việc điều hành chính phủ của ông thêm sâu sắc trong bốn giai đoạn rõ rệt từ lúc bắt đầu được bổ nhiệm làm Thủ tướng vào đầu năm 1985. Giai đoạn thứ hai từ cuộc tổng tuyển cử vào tháng 5 năm 1993 tới năm 1997 với vai trò Thủ tướng thứ hai, nhưng đã sử dụng quyền lực của ông nhiều hơn Thủ tướng thứ nhất Ranariddh, con trai của Sihanouk. Giai đoạn thứ ba ( 1997 – 1998 ), Hun Sen đã củng cố thế lực để lật đổ Ranariddh. Giai đoạn thứ tư bắt đầu với thắng lợi của Đảng Nhân dân Campuchia của Hun Sen trong cuộc tổng tuyển cử năm 1998 và việc tái bổ nhiệm vai trò Thủ tướng Chính phủ của ông.

Tiểu sử của Hun Sen và lịch sử của đất nước ông dan dệt với nhau thành kết cấu của một cuốn thiên niên sử 2000 năm không thể tách rời. Để hiểu nhân vật được mọi người bàn đến nhiều, con người điều hành đất nước Campuchia bằng đường lối sâu sát cứng rắn khi đất nước còn trong tình trạng bất ổn, tất yếu phải đi sâu vào quá khứ qua hai thiên niên kỷ hòa quyện nhiều nét hoa mỹ và nhận ra được ông ở giữa hai dòng lịch sử Khơme pha trộn. Là một lịch sử được giải thích bằng sự xung đột giữa dân chúng bên trong các đường biên giới du canh du cư của Vương quốc Khơme được các tù trưởng cai trị vào tám thể kỷ đầu của thiên niên kỷ vừa qua, sau các cuộc chiến đẫm máu với các Vương quốc Chàm ở phía Đông ( Việt Nam ngày nay ) và Vương quốc Xiêm ở phía tây vào các năm đầu thế kỷ XI. Khi ấy chiến tranh bắt đầu xảy ra ở các đền đài tráng lệ không gì sánh bằng của Angkor ( từ ngữ sửa đổi của tiếng Phạn, từ nagara có nghĩa là thành phố ), và cả một nền văn minh chùa tháp đã được hàng ngàn người lao động xây dựng quần quật không ngừng. Khi làn sóng Ấn Độ giáo lan rộng sang Đông Nam Á, các vua Khơme đã xây dựng các đền chùa nguy nga để cúng tế tất cả các vị thần của người Hindu và Phật giáo.

Tinh thần mạo hiểm trong số những người dân Ấn Độ đi biển đã khám phá ra Suvarnabhumi ( vùng đất vàng ), tạo ra dòng người di dân Ấn Độ liên tục theo gót họ đổ đến đây qua nhiều trạm thông thương buôn bán ở Đông Nam Á. Họ đến vùng hạ lưu sông Mê kông tại vùng tam giác đông nam Campuchia và vùng cận nam của Việt Nam , được gọi là Funan, có thể có nguồn gốc từ tiếng Khơme là phnom, có nghĩa là núi trong tiếng Khơme hiện nay và bnam trong tiếng Khơme cổ có từ gốc Trung ngữ.

Đôi khi các trạm dừng chân của những nhà buôn Ấn Độ tại các cảng mới ghé đến nằm ngoài dự định của họ do thời tiết xấu hoặc sự tấn công của gió mùa, một hiện tượng mà họ chỉ hiểu mập mờ đã buộc họ phải neo tàu lại hàng mấy tháng trước khi giăng buồm trở về. Bấy giờ trong số các thương nhân buôn bán đường dài có người đã bị lôi cuốn để rồi bám trụ tại vùng đất mới.

Sự khởi đầu của các khu kiều dân Ấn Độ ở Campuchia , cũng giống như các khu kiều dân này tại những nơi khác ở Đông Dương đã bị chìm vào quên lãng, nhưng dư âm vẫn còn trong các truyền thuyết và các truyền thống địa phương. Tuy nhiên, các truyền thuyết này không thể được xem là các biên niên sử thực sự về các sự kiện có tầm quan trọng lịch sử bằng việc họ đã gìn giữ được các tín ngưỡng nền tảng của người Ấn Độ được nhiều người ngưỡng mộ đã ảnh hưởng đến các vùng đất này.

Trong quá trình định cư bên cạnh các vùng châu thổ ven sông phì nhiêu đã mang lại cho họ đời sống thoải mái với cá và gạo lúc nào cũng không thiếu,  nhiều thương lái đã cưới các phụ nữ ở địa phương và vẫn tiếp tục giữ được bản sắc xã hội, tôn giáo và văn hóa của họ một cách thuận lợi qua hàng trăm năm. Các tôn giáo mới - Ấn Độ giáo và Phật giáo – vì thế đã được truyền đi bằng các ngôn ngữ mới của tiếng Pali và tiếng Phạn. Còn có các bằng chứng về sự ảnh hưởng của người Ấn Độ, chẳng hạn như, các tác phẩm văn học bằng tiếng Phạn, sách dạy các nghi thức trong đền chùa, hệ thống xã tắc, thiên văn học và cả một hệ thống chữ viết mới được người Khơme tự nguyện học theo và họ đã ghi khắc ngôn ngữ này vào sự hòa quyện của dân tộc họ mà ngày này chúng ta gọi là Campuchia . Bằng chứng về sự ảnh hưởng của người Ấn Độ ở Campuchia trong bản chữ khắc xưa nhất được tìm thấy ở vùng Angkor Borei có câu khắc tiếng Khơme bằng chữ Phạn còn rõ nét có niên hiệu vào năm 612.

Ngài Malcom MacDonald, một đại sứ lưu động người Anh, đã kể cho nhiều người nghe câu chuyện cổ tích hấp dẫn về sự khởi đầu của dân tộc Khơme được Khang Thái, một du khách người Hoa ghi lại vào thế kỷ thứ III. Trong cuốn Angkor và dân tộc Khơme, ông viết về một hoàng tử Ấn Độ, Kaundinya, người rất sùng mộ một vị thần của đạo Hindu, vị thần này hài lòng về lòng mộ đạo của anh. Thời gian ấy khoảng vào thế kỷ thứ I, hoàng tử này nằm mơ thấy vị thần nhờ anh căng buồm cho một chiếc thuyền buôn lớn và cho anh ta một cái cung thần. Vào lúc rạng đông, hoàng tử đi tới một ngôi chùa và thấy cái cung mà cậu đã thấy trong giấc mơ. Rồi sau đó hoàng tử lên tàu chuẩn bị cuộc hải trình đi xa. Vị thần đã làm đổi hướng gió để hoàng tử trôi dạt tới vùng Funan.

Lieu-Ye ( Diệp Liễu) , nữ chúa xứ Funan, đã đến cướp phá thuyền của chàng thủy thủ viễn du trên biển này. Kaundinya dã dùng cung thần bắn một mũi tên đâm thủng thuyền của nữ chúa này và buộc cô ta phải đầu hàng. Giống như tập tục của thần dân đơn sơ mộc mạc của nữ chúa, nữ chúa của họ cũng hoàn toàn khỏa thân. Diệp Liễu thậm chí còn chằng che được mình với một chiếc lá sung. Thương hại vì tình cảnh còn hoang dại như vậy, ngay lập tức Kaundinya đã trao cho tù nhân của mình một cuộn vải để quấn che thân. Bởi nét quyến rũ của nàng với hoàng tử mà sau này họ đã kết hôn với nhau. Lịch sử triều đại  nhà Lương cũng lưu truyền một câu chuyện tương tự về Kaundinya. Các chức sắc đạo Hindu hoặc các thầy tế cũng chú ý nhắc đến thị tộc Kaundihya, được ghi chép trong bản chữ khắc ở vùng Mysore miền Nam Ấn Độ thuộc thế kỷ thứ II.

Theo các tài liệu lưu trữ của Trung Quốc, xem ra sự giàu có và vẻ tráng lệ của xứ Funan đã kéo dài tới thế kỷ thứ VI. Tham vọng về lãnh thổ của lân bang Chenla và các xứ sở của các hoàng đế khác tranh giành quyền lực cai trị vùng đất này đã làm thay đổi vận mệnh của xứ Funan. Các cuộc xung đột trong dân chúng và Chenla đã trở thành cớ sự để các triều đại khác dùng quyền lực gây ảnh hưởng vào thế kỷ thứ VII tới VIII, dù các mối quan hệ ngoại giao nhất quán và ổn định được duy trì với Trung Hoa vẫn được quan tâm, nhưng của cải vẫn phải đưa sang cống nạp cho triều đình Trung Hoa. Ví dụ, theo Cho-ye-pa-mo, một người Trung Quốc ghi chép sử biên niên có kể đến bằng chứng cho là người kế vị Kaundinya, có thể là Jayavarman I, đã sai các nhà buôn sang Quảng Châu để đẩy mạnh việc giao thương buôn bán vào năm 420 tới 478 thời nhà Tống.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #8 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2009, 04:54:31 pm »

Có rất nhiều giả thuyết liên quan đến nguồn gốc tổ tiên của dân tộc Khơme. Hiện còn một vài bản chữ khắc nói về Funan. Khác với các tài liệu còn lưu trữ ở thế kỷ thứ V nói về vị quốc vương nhân hậu, Maharajadhiraja Devanika ( Hoàng vương thái tổ) , có sự nhất trí trong số các học giả quan tâm đến thời gian trị vì của quốc vương Khơme hậu Funan là Chenla có thể là một sự liên minh không chặt chẽ của các nước. Tên các vua Bhavavarman, Chitrasena-Mahendravarman, Isanavarman và Jayavarman I đã được mô tả nổi bật trong các bản chữ khắc và các tài liệu lưu truyền về thế kỷ thứ VII và thứ VIII.

Bản miêu tả về sự rực rỡ của xứ Funan được ghi trong lịch sử triều đại nhà Tần (năm 265 đến năm 419). Bản văn mô tả “ Vương quốc xứ Funan dài hơn 3.000 lí về phía tây của Lin-yi ( Champa), nằm trong một vịnh biển to lớn … Có các thành quách, cung điện và nhà cửa. Dân chúng chủ yếu đựng thức ăn trong các đồ dùng bằng bạc. Thuế được trả bằng vàng, bạc, ngọc trai và dầu thơm. Họ có nhiều sách. Chữ viết của họ dùng bảng chữ cái bắt nguồn từ Ấn Độ. Các lễ nghi ma chay, cưới hỏi của họ giống với các nghi lễ của người Chăm “.

Số phận của Angkor trước đây đầy biến động và hầu như phát triển vượt bậc ít nơi sánh kịp từ khi hình ảnh của một vị khách xuất hiện – Jayavarman I – dòng dõi của ông có lẽ là vấn đề được bàn cãi nhiều nhất về vương quyền tổ tiên của Khơme. Không mấy ai biết đến con người này. Đó là một thiếu sót rất lớn trong các bản chữ khắc ở triều đại của ông. Tuy vậy, thường người ta tin đã có một triều đại vua chúa vào năm 802 ở Mount Mahendra, rất có khả năng ông đã có mặt ở vùng Prey Veng từ đầu năm 790.

Tuy nhiên, duy nhất có một bản chữ khắc vào thế kỷ XI ở Sdok Kak Thom là có mối liên quan giữa Jayavarman II với triều đại Sailendra của Indonesia, trước khi ông trở về Campuchia . Phần lớn bằng chứng này cho thấy ông đã bị bắt làm tù nhân và đưa sang Java khi vị vua trước ông đã bị hoàng gia Sailendra giết chết. Sự trở về Campuchia của ông làm một sự kiện quan trọng trong lịch sử mà ông đã thiết lập một đế chế trải dài từ vịnh Tonkin ( Việt Nam ngày nay ) ở phía đông tới Kanchanaburi ( Thái Lan  ngày nay ) về phía tây.

Trong cuốn Hoàng tộc Khơme, Ian Mabbeit và David Chandler đã thận trọng bày tỏ sự ngưỡng mộ triều đại Jayavarman II , người khởi lập đế chế Angkor “ Đúng là sau này nhìn lại về thời kỳ khởi đầu của chế độ Khơme cho thấy có sự liên minh, tuy nhiên, chế độ này từ từ đã có sự tách rời giữa các lãnh địa vua chúa của ‘Chenlala’ tranh giành lẫn nhau để củng cố và đế chế này đã xuất hiện trong suốt thế kỷ IX tới thế kỷ X “.

Trong suốt triều đại Jayavarman II, devaraja ( vua chúa ) rất được tôn sùng và có ảnh hưởng mạnh như hình thức của tín ngưỡng với nghi lễ rất quan liêu và việc thờ linh vật – biểu tượng lingas ( tượng dương vật của thần Shiva), một khi đã được các thấy tế đạo Hindu dựng lên và hiến dâng trong các ngôi đền, các vị này cử hành các lễ nghi của đạo Hindu và tụng các câu thần chú bằng tiếng Phạn, thì người ta tin là để duy trì quyền lực của nhà vua vốn được coi như một vị thần ở trần gian. Quyền lực của Jayavarman II ban cho các gia đình của các thầy tế trong hoàng gia đã trở thành một đặc điểm của triều đình bền vững lâu dài mà các vua nối nghiệp phải cố gắng giữ được.

Các ngôi đền cao chót vót được xây dựng theo dạng quả núi có vai trò như nơi sùng bái vua chúa, mà tính cách linh thiêng của nhà vua được cất giữ vào ngôi đền bằng lingas ( một linh vật để thờ ). Đến khi nhà vua qua đời, ngôi đền trở thành lăng mộ của vị vua ấy, chứ không giống như các vua Pharaon thời Ai cập cổ. Biểu tượng linga, sự hợp nhất cả thế quyền lẫn thần quyền đã trở thành nét đặc trưng của người trị vì, và là biểu tượng cho tính thần thánh của vương quyền.

Sự say mê của người Khơme đối với công trình xây dựng các đền chùa trong huyền thoại bị cuốn theo một phần bởi động cơ sâu xa hơn vẫn còn tồn tại do lòng tôn sùng nhiều vị thần của họ. Trong đời sống hàng ngày của họ có các yếu tố tự nhiên phải được tiết chế - nhằm tìm được sự chúc lành cho các vụ thu hoạch và có nước. Vì vậy, dân chúng Khơme cho rằng phải làm nguôi cơn giận của các vị thần. Về cơ bản, trong xã hội Khơme, khả năng sinh sản là một nhân tố quan trọng.

Về sau này, khi học giả người Pháp, George Coedes nhấn mạnh sự sùng bái vua chúa ở thế kỷ XII đã đạt tới mức hoàn hảo khi Hoàng đế Khơme Suryavarman II, một tín đồ trung thành của thần Vishnu, đã xây dựng một chính điện ở đền Angkor Wat và dựng  tượng thần Vishnu mà người ta tin để nắm giữ được chính bản chất sức mạnh của thần Vishnu, đã truyền sang cho nhà vua như một vị thần ở trần gian.

Các vua của Angkor tuyệt đối tin tưởng rằng, để duy trì mãi mãi quyền lực của mình, họ cần phải xây dựng thêm nhiều đền chùa. Vì vậy, vua Jayavarman VII đã nỗ lực bằng mọi cách để truyền bá hình ảnh của mình qua sự sùng bái vua chúa, đến nỗi chưa đến 40 năm mà ông đã xây dựng không dưới 12 kiến trúc đồ sộ - kiến trúc nổi tiếng nhất là Angkor Thom và Ta Prohm.

Khoảng từ năm 802 tới 1431, một loạt các vị đại đế Khơme đã thống trị một giai đoạn quyền lực kéo dài của Campuchia cổ - bắt đầu từ vua Jayavarman II, bao gồm những vị vua hùng mạnh như Rajendravarman II ( 944 – 968 ), Suryavarman I ( 1020 – 1050 ), Udayityavarman II ( 1050 – 1066 ), Suryavarman II ( 1113 – 1150 ), Jayavarman VII ( 1181 – 1219 ) và cuối cùng các vị vua yếu kém hơn, chẳng hạn như Thommo Soccorach và Ponha Yat vào thế kỷ XV. Chính vua Jayavarman VII đã mở rộng đế chế Khơme lên tới Kanchanaburi ngày nay ở Thái Lan.

Các vị vua này đã thống trị một vùng đất phì nhiêu trù phú, mà có khi gặp may lành một năm được đến bốn vụ lúa và cá từ biển hồ Tonle Sap ở trung tâm đất nước đã nuôi sống hàng ngàn người mà máu và mồ hôi của họ đã đổ ra để xây dựng các đền chùa nguy nga , và còn cả những người khác phải chiến đấu trong các trận chiến dai dẳng với quân Chàm và quân Xiêm. Những cảnh hùng tráng của những trận đánh mà dân tộc Khơme chống lại quân Chàm ở tuyến đầu và quân Xiêm ở đất liền phía sau được chạm trổ trên các bức tường của đền Bayon và Angkor Wat , cung cấp bằng chứng cho thấy lòng dũng cảm và can trường của những người đã hy sinh để bảo vệ tổ quốc Khơme.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #9 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2009, 05:29:58 pm »


Lịch sử của các thế kỷ thường diễn ra các cuộc chinh phục này đã được ráp lại với nhau thành hình từ các di tích cổ hùng vĩ, các công trình điêu khắc và tác phẩm mỹ thuật cổ được khai quật – nhưng quan trọng nhất với bằng chứng hỗ trợ của gần 900 bản chữ khắc bằng tiếng Pali, tiếng Phạn và tiếng Khơme từ khu vực Angkor.

Từ thời quân Xiêm cướp phá Angkor và nhà vua Campuchia đã dời đô từ Angkor về khu vực Phnom Penh vào thập niên 1440, hiện có một vài tài liệu lịch sử ghi vào thập niên 1940. Vì thế từ khi đế chế Angkor sụp đổ cho tới thế kỷ hiện này cách nhau 500 năm là không hợp lý. Điều được xem là chắc chắn là vào giữa thế kỷ XV và XVI, Campuchia đã bị người Thái cai trị. Sau đó đến sự tranh giành để tiếp quản Campuchia – một cuộc chiến dai dẳng giữa Thái Lan và Việt Nam kéo dài gần 150 năm cho tới năm 1860.

Năm 1848, vua Ang Duong lên ngôi vua Campuchia đã đem lại được sự hòa bình yên ổn chưa từng có, kéo dài trong 12 năm, đôi khi còn được mô tả là thời hoàng kim. Vua Duong đã phải chịu câu thúc nhiều năm ở Thái Lan, tiếp tục quy phục vua Thái sau khi ông được thả, trong khi đất nước của ông vẫn còn dưới sự che chở của Thái. Đồng thời vị vua này còn sợ mối đe dọa từ phía Việt Nam .

Bị kẹt vào giữa hai lân bang hùng mạnh, Thái Lan và Việt Nam , có lẽ vua Duong không còn cách lựa chọn nào khác ngoài việc tìm kiếm sự bảo hộ của Pháp. Vua Duong ở trong tình trạng đứng ngồi không yên, đã gửi lễ vật cho hoàng đế nước Pháp, Napoleon đệ III qua tòa đại sứ Pháp ở Singapore. Nhưng vua Thái đã phẫn nộ về việc thương lượng của ông với hoàng đế nước Pháp. Vua Duong tìm kiếm sự trợ giúp của nước Pháp cốt vừa để bảo vệ nước ông đối phó được với Việt Nam và tránh để mất mặt vì vẫn phải ở dưới sự che chở của Thái.

Hoàng đế nước Pháp nắm lấy cơ hội này, đòi vua Duong về các đặc quyền buôn bán và khai thác gỗ tếch để đổi lại sự bảo hộ của mình. Vào năm 1863, Campuchia đã chịu trở thành nước bảo hộ của Pháp. Vua Duong thở phào nhẹ nhõm, và Pháp dần dần thắt chặt sự kiểm soát của họ lên cả Việt Nam lẫn Campuchia .

Vào giai đoạn đầu dưới sự cai trị của thực dân, dân tộc Campuchia biết ơn nước Pháp đã buộc Thái Lan phải trao trả lại cho Campuchia tỉnh Battambang và Siem Reap của  họ vào năm 1907 sau một thế kỷ chiếm đóng. Nhưng sự bất mãn vẫn âm ỉ trong các phum sóc. Trong khi triều đình Khơme đánh giá cao sự có mặt của người Pháp, thì các dân làng phải chịu đánh thuế quá nặng dưới tay thực dân.

Cao trào của sự bất mãn là vụ án mạng của quan chức cao cấp Pháp và các sĩ quan tham mưu người Campuchia của ông. Vào đầu thập niên 1920, quyền công sứ Pháp ở Prey Veng, Felix Louis Bardez, đã tăng thuế lên cao đột ngột và được thăng chức lên làm công sứ ở Kompong Chhonang. Vào tháng 4 năm 1925, Bandez đến thăm một phum ở Kompong Chhonang thường xuyên được báo cáo thất thu thuế. Ông đã cho gọi những người trốn thuế đến, còng tay họ và dọa sẽ tống giam. Sau đó, ông ăn trưa trong khi không cho những người bị bắt giữ này ăn. Một đám đông những người đứng xem bên ngoài thấy vẻ ngạo mạn của Bardez đã nổi nóng tấn công Bardez, giết chết ông, thông dịch viên của ông và một tay đội.

Những sự bất công như thế này đã giày vò tâm hồn của giới trí thức Campuchia, những ý nghĩ chống thực dân đã ăn sâu vào trong con người họ. Những người theo chủ nghĩa dân tộc, chẳng hạn như Pach Chhoeun, Sim Var và Son Ngoc Than đã thành công trong việc bắt đầu phát hành tờ Nagara Vatta, một tờ báo đầu tiên ở Campuchia vào năm 1936. Điều đó không có nghĩa là họ đã thuyết phục thành công người Pháp cấp giấy phép cho họ hoạt động – một quá trình xin giấy phép bình thường phải mất nhiều năm và cuối cùng thường bị từ chối. Thay vì liều lĩnh chống lại thực dân Pháp, các chủ bút ấy đã kiên nhẫn chờ đợt thời cơ. Khi quân đội Nhật đổ bộ vào Campuchia tháng 5 năm 1941, là một cơ hội tốt để thách thức chính quyền thực dân Pháp phải khẳng định mình. Tờ báo này đã tỏ ra có xu hướng thân Nhật rõ rệt hơn và chống lại đường lối thực dân, dẫn tới nhiều tòa soạn đã bị kiểm duyệt. Tờ Nagara đã khôn khéo khai thác hai đường hướng khai triển : lợi dụng triệt để tình trạng yếu kém của quân đội Pháp và sự đồng tình của Nhật với các phong trào chống thực dân.

Việc thực dân Pháp muốn đưa Norodom Sihanouk lên làm vua là một ván bài mà rốt cuộc họ đã phải trả giá đắt cho thuộc địa của họ ở Campuchia . Vào ngày 25 tháng 4 năm 1941, Sihanouk được tôn làm vua. Thực dân Pháp thấy Sihanouk, một chàng trai yêu đời, hòa nhã, một tay chơi học theo kiểu Tây có thể được mong đợi bảo vệ tốt các lợi ích của Pháp và ông đã thực hiện điều đó cho tới đầu thập niên 1950.

Sự đầu hàng của quân đội Nhật vào ngày 16 tháng 8 năm 1945 đã cho thấy sự ảnh hưởng của Pháp trỗi dậy trở lại ở Campuchia . Trước đây, vị Hoàng thân này đã bị gán cho cái mác “dở hơi” và “ ngoại lai” đã bất ngời biến thành người có đầu óc độc lập. Trong chuyến viếng thăm Pháp vào tháng 2 năm 1953, Sihanouk đã nói với Tổng thống Pháp, Vincent Auriol, là nhiều người dân Campuchia không còn cảm thấy phải trung thành với lá cờ của nước Pháp nữa, ông nói thêm ngay bản thân ông trước đấy đã từng trung thành với Pháp. Kể từ đó, Sihanouk sang Canada, Hoa Kỳ và Nhật để nêu lên vấn đề tương lai của nước ông và bày tỏ sự bất mãn về việc Pháp không thực sự muốn nới lỏng sự kìm kẹp của họ.
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM