Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 01:08:39 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hunsen - Nhân vật xuất chúng của Campuchia  (Đọc 56481 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #40 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2009, 10:38:30 am »

TÀI NĂNG THỰC SỰ

Từ những giọt nước mắt của sự thất bại đã làm trào dâng cảm xúc mãnh liệt và tài năng của một người xuất chúng.

Khi đảng của ông bị thất bại trong cuộc tổng tuyể cử vào năm 1993, dưới con mắt của mọi người, Hun Sen là một người thua cuộc. Nhưng tình hình ở Campuchia không phải lúc nào dường như cũng như vậy. Mặc dù Ranariddh đã đảm đương vai trò Thủ tướng thứ nhất, nhưng ông không thể kiểm soát được hết bộ máy chính quyền ở các tỉnh lẻ được điều hành bở đảng của Hun Sen , vị Thủ tướng thứ hai. Đảng của Ranariddh ở cơ sở phân tán quá mỏng không đủ nhân sự. Ngược lại, đảng của Hun Sen đã kiểm soát chính quyền qua mạng lưới các cán bộ chỉ huy quân sự, các trưởng công an và cán bộ địa phương mà phần đông họ đã chiến đấu bên cạnh vị Thủ tướng của họ trong cuộc chiến tranh giải phóng chống lại quân Khơme Đỏ . Các cán bộ ở tỉnh lẻ có ảnh hưởng mạnh được Hun Sen tuyển chọn và họ vẫn còn trung thành với ông. Các đảng viên của Ranariddh thường mang hộ chiếu nước ngoài và hình như chẳng có tinh thần đâu để về các vùng quê nghèo xơ xác vốn phải chịu nóng bức và bụi bặm của phấn hoa và bông cỏ. So với Đảng CPP thì Đảng Fucnipec hết sức mờ nhạt.

Không lâu sau cuộc bầu cử, Ranariddh và Hun Sen đã nỗ lực tạo ra bộ chính phủ gắn kết và đánh bóng nó trong một giai đoạn, họ đã thể hiện được tấm bình phong đoàn kết hòa hợp. Thủ tướng thứ nhất và thứ hai thậm chí còn đi ra nước ngoài cùng tham gia vào các cuộc viếng thăm chính thức và ca ngợi lẫn nhau một cách hào phóng. Nhưng đó chỉ là vẻ bề ngoài mỏng giòn, tất nhiên sẽ bị nứt nẻ dưới sức ép. Ông Ranariddh ngày càng trở nên không còn chi phối được sức mạnh khủng khiếp của Đảng CPP mà Đảng Funcipec của ông không sao bì kịp.

Sự bấp bênh của họ mỗi lúc càng sinh lớn hơn. Hun Sen thì trở nên dễ cáu gắt, vì ông phải điều hành cả một đất nước rộng lớn với nguồn ngân sách ít ỏi; còn Ranariddh lại bận tâm vào Đảng của ông, đã không thể quản lý được công việc nội bộ của họ, huống chí đến việc điều hành đất nước.

Một trong các lý do bất mãn của Ranariddh là ở cương vị Thủ tướng thứ nhất mà ông không thể bổ nhiệm những người trong đảng của ông vào các chức vụ của Bộ Thông tin hoặc các Thẩm phán – hai cơ quan chính phủ này đều được Đảng CPP sắp đặt.

Nhưng Hun Sen cho biết “ Ông Ranariddh đã quên đi sự khác biệt giữa các nhiệm vụ đối với quần chúng và chính trị. Các quan chức này làm việc cho công chúng, người dân không có quan điểm thiên lệch về bên nào. Họ không phục vụ cho chính sách của đảng phái chính trị. Nói chung, họ phục vụ chính sách của chính phủ bảo hoảng. Hơn nữa, các Thẩm phán phải được độc lập và không do các đảng phái chính trị hoặc chính phủ chỉ định”.

Điều đó nghe có vẻ như lý lẽ bênh vực cho mình. Tuy nhiên, bên trong chính phủ , thế lực của Hun Sen đã đạt tới đỉnh cao , dù bên trong đảng của ông, quyền lực và phong cách chính trị của ông bị chỉ trích và được đặt thành vấn đề. Đại hội Đảng CPP được tổ chức vào năm 1996, đưa ra sự suy đoàn là trong đảng này có các bè phái. Hun Sen nhanh chóng chặn đứng những lời đồn đại đó.

Ông nói “ Đảng CPP là một đảng dân chủ nhất. Các thành viên trong đảng dám bày tỏ quan điểm của họ và phê bình các đảng viên khác khi phạm sai lầm. Chúng tôi không thể nói là có sự chia rẽ trong Đảng CPP, nhưng chúng tôi có thể nói là có những người dám bày tỏ quan điểm của họ. Đảng CPP dân chủ hơn các đảng phái chính trị khác “.

Người ta cho là Đảng CPP được các doanh nhân Campuchia giàu có tài trợ, nhưng Hun Sen cũng đã bác bỏ các nguồn tin này.

Ông cho biết “ Đảng CPP có được nguồn ngân quỹ nhờ vào sự hiến tặng và đóng góp của đại đa số các đảng viên. Kiểu luận điệu này là vu khống “.

Khi các cuộc tranh luận ngày càng sôi sục hơn nữa, mối bất hòa giữa hai Thủ tướng dường như bắt đầu xảy ra. Các mối quan hệ với Ranariddh đã trở nên xấu đi như thế nào ?

Hun Sen nói “ Tình trạng căng thẳng trong chính phủ liên hiệp đã tan vỡ khi ông Ranariddh quyết định tìm kiếm thế cân bằng quân sự giữa Đảng Funcipec và Đảng CPP vào ngày 2 tháng 1 năm 1996, và ( đưa ra những lời tuyên bố kích động ) tại Đại hội Đảng Funcipec vào tháng 3 năm 1996. Tôi không có bất cứ sự mâu thuẫn nào với ông Ranariddh, nhưng ông ta đã phản bội lại các cộng sự của ông trong chính phủ bảo hoàng do mua lậu vũ khí, bí mật xây dựng các lực lượng vũ trang của ông ta, tổ chức các cuộc nói chuyện kín với Khơme Đỏ đang ở ngoài vòng pháp luật, đưa quân xâm nhập vào Phnom Penh , mà phần lớn trong số họ là quân Khơme Đỏ “.

Hun Sen nói “ Sự khiêu khích cuối cùng là một hiệp ước bí mật giữa Ranariddh và Khơme Đỏ được ký vào đầu tháng 7 năm 1997. Một liên  minh nguy hiểm không thể chối cãi. Vào ngày 4 tháng 7, các lực lượng của ông đã triển khai chống trả lại quân trung thành với Ranariddh và mau chóng tiêu diệt họ”.

Đến lúc ấy điều nghi ngờ vốn có được xác định là Hun Sen đã trở thành nhân vật có thế lực nhất Campuchia . Nhiều cử tri, hơn 38% đã bỏ phiếu cho Đảng CPP trong cuộc bầu cử năm 1993, càm thấy rằng chỉ một người lãnh đạo đanh thép duy nhất có thể hàn gắn một đất nước đã bị phân hóa lại với nhau. Hơn nữa, 45% cử tri đã bỏ phiếu cho Ranariddh nhất mực không còn ủng hộ ông nữa. Họ muốn có một chế độ dân chủ theo kiểu tự do thực sự được đem đến cho một đất nước đã được xem là chỉ toàn những cảnh tối tăm của một chính phủ độc tài.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #41 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2009, 02:50:37 pm »

NHÂN VẬT XUẤT CHÚNG

Ở Vũng Tàu tin tức bao giờ cũng đến trễ.

Một khu nghỉ mát trên bãi biển yên tĩnh ở miền Nam Việt Nam , Vũng Tàu còn được gọi là Cap Saint Jacques trong thời thực dân Pháp cai trị, gió biển Đông thổi thoang thoảng mát rượi quanh năm. Bở biển Vũng Tàu có nhiều du khách lui tới và vẫn còn khá nguyên vẹn. Chỉ có các nhân viên dàn khoan dầu người Liên Xô và vợ của họ nằm duỗi người trên các chiếc ghế xếp. Nó vẫn không mấy thay đổi với thời gian. Báo chí một đôi ngày mới ra một số đã tạo cho nó càng thêm xa xôi, tuy nơi ấy không quá xa Campuchia . Vì những lý do này mà Hun Sen chọn làm nơi nghỉ ưa thích của mình.

Hun Sen , Bun Rany và các con của họ ngủ trong căn hộ sau một ngày thư giãn trên bãi biển, lúc ấy vào sáng sớm ngày 5 tháng 7, cú điện thoại di động đã làm ông thức giấc. Vẫn còn mắt nhắm mắt mở, Hun Sen trỗi dậy cầm điện thoại lên, người gọi đến là một thành viên trong ban tham mưu ở Phnom Penh , báo cho ông biết quân của Ranariddh kéo vào tấn công các lực lượng chính phủ. Đối với Hun Sen thì tin tức này đã đến sớm trong khi người dân Vũng Tàu vẫn còn đang ngủ. Rút ngắn kỳ nghỉ của gia đình, ông bay về bằng trực thăng tới dinh thực ở quê hương của mình tại Takhmau gần Phnom Penh vào khoảng 10 giờ sáng cùng ngày.

Không giống như Vũng Tàu, tin tức đã đến Phnom Penh ngay từ sáng sớm. Khi Hun Sen nghe đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) vào ngày đó và lắng nghe kỹ các bản tin vào các ngày hôm sau, ông thật ngạc nhiên và sửng sốt biết được đài này bất ngờ đưa ông lên địa vị của một “ người xuất chúng “.

Ông kể với các tác giả là “ Gọi tôi là một người xuất chúng chưa đúng. Tôi sẽ công nhận mình là một người xuất chúng khi nào tôi đạt được việc loại trừ cảnh nghèo nàn của nhân dân Campuchia và mang lại hòa bình , sự phát triển kinh tế và an ninh cho Campuchia . Trong tương lai gần,tôi sẽ cố gắng bằng mọi nỗ lực để tổ chức cuộc bầu cử sắp đến theo kiểu tự do, công bằng và dân chủ mà không có sự hăm dọa”.

Kỳ nghỉ của Hun Sen ở Vũng Tàu không phải ở trong tình trạng được giữ bí mật. Vì đó đã là thông lệ, mà hai Thủ tướng , Ranariddh và Hun Sen thường cho nhau biết, cũng như Hội đồng Bộ trưởng được biết trước về các kế hoạch đi nghỉ của họ. Hun Sen thông báo cho chính phủ là ông sẽ đi nghỉ ở Vũng Tàu từ ngày 1 đến 7 tháng 7. Đi cùng với ông và Bun Rany là các con của họ, những người này đang theo học ở Mỹ, Singapore và Pháp. Đó là lúc gia đình đoàn tụ cho tới khi kỳ nghỉ này được rút ngắn.

Ranariddh không cho chính phủ biết chính xác khi nào ông sẽ đi ra nước ngoài. Ban đầu ông nói là sẽ đi Pháp vào ngày 9 tháng 7, nhưng bất ngờ ông lại bí mật rời khỏi nước vào ngày 4 tháng 7, ngay trước khi bắt đầu cuộc chiến. Thậm  chí ngay trước khi các loạt súng nổ lách cách trên đường phố Phnom Penh , Ranariddh đã được báo trước về tình trạng lộn xộn này và đã vội vàng lên chuyến bay vọt sang Bangkok.

Bằng các phản ứng nhanh chóng, Hun Sen đã lật đổ Ranariddh thật ấn tượng khi các lực lượng của ông chống lại và tiêu diệt quân đối địch của Ranariddh trong các cuộc xung đột vào ngày 4 và 5 tháng 7. Phnom Penh bị bốc cháy, dân chúng phải tản cư ra khỏi nhà và tiếng đại bác, súng cối cùng các loại súng máy đã làm mất đi cảnh thanh bình của thủ đô với nhịp sống thư thái.

Người dân không thể hiểu tại sao giao tranh lại bùng nổ. Họ lo sợ cuộc nội chiến quay trở lại giống như bóng ma hãi hùng từ trong quá khứ. Dân chúng Campuchia mở đài Hoa Kỳ, họ nghe được Ranariddh tố cáo Hun Sen đã phát động cuộc đảo chính chống lại ông ta. Chính phủ đã được giải tán.. Người ta cho là nếu Hun Sen có ý định tiến hành cuộc đảo chính thì lúc ấy ông sẽ không đi nghỉ ở nước ngoài và sẽ có mặt ở thủ đô để điều hành diễn biến này. Có nguồn tin cho rằng đúng hơn là cuộc giao tranh đã được sắp đặt và phát động bở Ranariddh đang ở Phnom Penh vào ngay đêm xảy ra cuộc xung đột, trong khi Hun Sen đang ở nước ngoài. Và khi điều đó diễn ra thì Ranariddh đã bay sang Bangkok an toàn chỉ vài giờ trước khi chiến sự nổ ra. Lời giải thích của Ranariddh về biến cố này lại hoàn toàn trái ngược là : ông không làm điều gì phi pháp hoặc khiêu khích, và các lực lượng của Hun Sen đã phát động cuộc tấn công trước.

Chính phủ cho biết “ Hoạt động khơi mào cho các cuộc xung đột là sự thành lập “ bất hợp pháp “ của hai thành lũy của quân đội Funcipec – một đơn vị đồn trú tại Wat Phniet ở tỉnh Kompong Speu và một đơn vị tập hợp các lực lượng chung quanh dinh thự của Tướng Chao Sambath, một cán bộ chỉ huy cao cấp của Funcipec.

Khi chính phủ nhận được đơn khiếu nại của các giới chức ở Kompong Speu kêu ca là một đơn vị đồn trú “ bất hợp pháp” đã được dựng lên ở đó, họ đã yêu cầu Tướng Nhiek Bun Chhay của Funcipec chuyển quân của ông tới các doanh trại tại căn cứ Tang Krasang ở Phnom Penh . Nhưng ông ta từ chối. Tất cả quân đội thuộc các cánh chính trị của Campuchia đều được cho là đã được kết hợp với Lực lượng Vũ trang hoàng gia Campuchia (RCAF), nhưng cách lý giái thông tin này thường gây ra tranh cãi. Vào đêm ngày 4 tháng 7, trưởng ban tham mưu của RCAF, Tướng Ke Kim Yan đã cố thúc ép Nhiek Bun Chhay đóng cửa đơn vị doanh trại bất hợp pháp và chuyển quân của ông ta đi. Vị tướng này vẫn không mảy may lay chuyển. Một tối hậu thư đã được gửi tới Nhiek Bun Chhay buộc phải đóng cửa doanh trại của ông ta vào lúc 5 giờ 30 sáng ngày 5 tháng 7.

Không có dấu hiệu nào cho thấy doanh trại ấy được đóng cửa, vào lúc 6 giờ sáng, Ke Kim Yan đã ra lệnh bao vây doanh trại này và vào lúc 6 giờ 30, quân của RCAF đã kéo vào và giải giới binh lính mới nhập ngũ bất hợp pháp.

Cùng thời gian ấy, dinh thự của Tướng Chao Sambath đã biến thành một pháo đài nhỏ. Nhiều lần cố gắng kêu gọi binh lính của ông ta bỏ vũ khí đầu hàng không được. Sau khi các lực lượng bất hợp pháp ở Kompong Speu đã giải giới, thì quân đội dưới quyền của Nhiek Bun Chhay đóng tại phi trường Pochentong đã lấn chiếm sân bày vào ngày 5 tháng 7 và đóng cửa phi trường. Họ đă bắt nhốt một số viên chức của phi trường. Vào khoảng 5 giờ chiều, quân tăng viện từ căn cứ quân sự Tang Krasang của Nhiek Bun Chhay kéo đến phi trường để yểm trợ cho vị trí chiếm đóng của họ. Chính phủ coi việc đánh chiếm phi trường là lực lượng đối địch nhằm mục đích ngăn chặn Hun Sen từ Vũng Tàu trở về.

Buổi sáng cùng ngày đó , Hun Sen xuất hiện trên truyền hình của nhà nước. Ông nói với dân chúng hãy giữ bình tĩnh và cố thuyết phục binh lính trở lại các doanh trại của họ. Khoảng 3 giờ chiều, lần đầu tiên sự yên bình của Phnom Penh đã không còn nữa kể từ ngày giải phóng Campuchia vào năm 1979. Khi vệ binh kéo đến dinh thự của Chao Sambath, họ đã mai phục nổ súng từ bên trong và ở các vị trí gần dinh thự này. Khi ấy lực lượng vệ binh dùng xe tăng T-55 để biểu dương sức mạnh, nhưng quân chống đối đã bắn vào bánh xích của xe tăng bằng hỏa tiễn chống tăng. Vì khu chiến sự này dân cư đông đúc, nên lực lượng vệ binh không thể trả đũa lại cho tới khi các cư dân ở đấy rời khỏi nhà của họ.

Ngay sau đó, hai bên đụng độ với nhau ở ba nơi : dinh thự của Nhiek Bun Chhay, tại phi trường Pochentong và tại doanh trại quân đội Tang Krasang. Dân chúng ngồi co cụm lại vì sợ thành phố đang bị vang dội tiếng gầm thét của súng cối DK-82 và DK-75 được gắn trên các loại xe bọc thép và hàng loạt tiếng nổ của đại bác 100 ly gắn trên các xe tăng. Khi màn đêm buông xuống, thành phố còn bốc cháy và tiếng gầm thét của các loại hỏa lực đã lắng dịu, cư dân thành phố, những người phải chịu những tiếng nổ đinh tai, đã trút ra những tiếng thở dài để vơi bớt nỗi sợ.

Hun Sen và các sĩ quan chỉ huy của ông đã không ngủ cả đêm đó. Họ đã phải ngồi xổm để xem xét tình hình. Từng được huấn luyện là một cán bộ chỉ huy du kích, Hun Sen buộc phải ra tay đảm đương trách nhiệm. Vào những giờ phút đầu tiên của sáng ngày 6 tháng 7, ông quyết định mở các cuộc hành quân truy quét.

Nhưng các lực lượng của Ranariddh không chịu bỏ cuộc. Họ tiếp tục tấn công. Vào lúc 4 giờ sáng, đội hình với hai hàng xe tăng và quân đội của Funcipec đã di chuyển ra khỏi doanh trại Tang Krasang và chạy về hướng thủ đô. Chính phủ phản ứng lại bằng cách thiết lập ngay hàng rào quân đội chung quanh nơi ở của Chao Sambath và cố ngăn chặn hai hàng xe tăng này tiến vào thành phố.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #42 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2009, 11:43:07 am »

Trên đường tiến vào thành phố, các lực lượng của Nhiek Bun Chhay đã chiếm được các kho của quân đội , phần lớn vũ khí được Ranariddh nhập khẩu về cất giữ ở đấy. Khi quân của ông ta đến phòng tuyến bên ngoài thành phố, cánh quân đi đầu của họ bị các lực lượng của chính phủ chặn đứng. Các lực lượng thiện chiến của Nhiek Bun Chhay đã được lệnh đào hầm để chống lại vệ binh.

Trước tình hình nguy ngập này, Hun Sen đã ra lệnh cho lực lượng cảnh vệ tinh nhuệ của ông gấp rút kéo từ Takhmau tham gia vào trận chiến vì các đơn vị khác của RCAF đã được dàn trận trong thành phố, còn các đơn vị tỉnh đội ở quá xa không thể hành quân về kịp thời. Lúc 9 giờ 30 sáng, lực lượng cảnh vệ phối hợp với trung đoàn 70 được 3 xe tăng và 3 xe bọc thép yểm trợ đã đến chiến tuyến để tiếp viện cho vệ binh và lực lượng đặc nhiệm. Hai xe tăng của chính phủ đã bị phá hủy trong các cuộc giao chiến vào buổi sáng.

Một mặt trận mới được mở ra vào buổi chiều. Các lực lượng đã được triển khai tại dinh thự của Ranariddh và ngoại vi của nó đã bắt đầu nổ súng. Quân của Funcipec, Tướng Serey Kosal đã tấn công dinh thự Bộ trưởng Sok An, nhưng đã bị đẩy lùi . Kế tiếp, các lực lượng quân chính phủ đã tấn công dinh thự của Ranariddh và buộc quân phòng thủ bên trong phải đầu hàng.

Lúc 2 giờ 30 chiều. các lực lượng của Ranariddh đóng bên trong sở chỉ huy của Đảng Funcipec ở gần cầu Chroy Changva đã bắn vào quân chính phủ được triển khai ở gần đó. Quân của Ranariddh nhanh chóng bị áp đảo.

Cuộc tấn công cuối cùng tại doanh trại Tang Krasang bắt đầu vào khoảng 3 giờ 30 chiều, khi quân tăng viện gấp rút đến yểm trợ cho lực lượng vệ binh của Hun Sen . Các lực lượng của Quân khu II đã đến sau khi chiếm lĩnh được trận địa ở sở chỉ huy của Đảng Funcipec. Lữ đoàn 444 của Quân khu III được 6 xe tăng yểm trợ đã từ tỉnh Kompong Speu kéo đến. Cùng nhau đánh bọc hậu vị trí của quân Nhiek Bun Chhay, đã gây cho đối phương của họ bị thương vong nặng nề. Lúc 6 giờ chiếu, quân của lữ đoàn 444 đã chiếm lĩnh được dinh của Chao Sambath và lúc 7 giờ tối quân của Ranariddh đã rút chạy tán loạn.

Vào các ngày sau đó, Hun Sen đã giải thích lý do tại sao ông đã phải phát động trận chiến phủ đầu ác liệt chống lại các chỉ huy quân đội của Ranariddh, những người này đã âm mưu thiết lập quân đội bí mật và di chuyển các lực lượng của họ đến Phnom Penh mà không có sự chấp thuận của Bộ Quốc phòng. Để tăng thêm sự khiêu khích, ông Ranariddh đã nhập khẩu một khối lượng vũ khí rất lớn mà không có sự nhất trí của Bộ Quốc phòng. Các tướng lĩnh của ông ta đã củng cố các đơn vị của họ bằng cách tuyển mộ quân Khơme Đỏ . Các cuộc đàm phán bí mật của Ranariddh với Khơme Đỏ nhằm mục đích gây dựng liên minh được xem là một sự khơi mào chiến tranh. Một Ranariddh ôn hòa đã được thay bằng một chính khách thèm khát cân bằng lực lượng với Hun Sen , và do muốn có được sự che chở cho vị thế của mình bằng cách dùng lực lượng vũ trang. Đó là một sai lầm tai họa đã thách thức thẳng thừng nhân vật xuất chúng này nổi lên.

Khi Ranariddh thấy Hun Sen đã thành công trong việc tách rời một người lãnh đạo Khơme Đỏ , Ieng Sary ra khỏi Pol Pot vào năm 1996, vị hoàng tử này đã cố gây dựng lên một liên minh gồm các phe phái du kích khác. Nhưng vẫn có sự khác biệt. Hun Sen không tuyển mộ quân Khơme Đỏ vào các lực lượng của ông, trong khi liên minh của Ranariddh nhắm vào việc dùng quân Khơme Đỏ để củng cố các lực lượng của ông ta, một động cơ để Khơme Đỏ còn tồn tại.

Cuộc họp bí mật của Khơme Đỏ đã bị tờ Phnom Penh Post phát hành vào ngày 22 tháng 5 đến ngày 4 tháng 6 năm 1988 phơi bày, đã xác định những nghi ngờ Ranariddh lại gia nhập các lực lượng vào các lực lượng với các liên minh kháng chiến trước đây. Bài báo cho rằng Khơme Đỏ đã chấp nhận các lời đề nghị của Ranariddh gia nhập Mặt trận Thống nhất Dân tộc, nhưng cốt để nó tự củng cố sức mạnh mà sẽ phản bội lại Ranariddh sau này, và cướp chính quyền để hoàn tất cuộc cách mạng nông dân còn dở dang.

Sự vạch trần này đã cho thấy những lời tuyên bố của Ranariddh rằng ông không bao giờ hợp tác với Khơme Đỏ sai sự thật. Chúng còn thanh minh cho cuộc tấn công của Hun Sen tiêu diệt quân đội của Ranariddh. Các tờ báo của Khơme Đỏ này vốn bị cháy sém gần hết đã được phóng viên của tờ Post nhặt được tại một ngôi nhà gần nhà của Pol Pot vào ngày 15 tháng 5 năm 1998 ở Choam, cách Anlong Veng khoảng 14 ki lô mét, còn lại sau đám hỏa táng của ông ta. Các tài liệu này đã được Pich Chheang, nguyên Đại sư Khơme Đỏ ở Trung Quốc và Yim San, Tư lệnh của sư đoàn 980 Khơme Đỏ xác nhận.

Một trong những nội dung ở các tài liệu thu giữ được cho biết “ Một chiếc tàu của Ranariddh đã bị chìm ở biển, nhưng tàu của chúng tôi không bị. Chúng tôi phải giúp ông ta, nhưng cách chúng tôi giúp là đưa cho ông ta cây gậy – chứ không phải là bàn tay, không phải ôm lấy, không phải để cho ông ta leo lên tàu của chúng tôi, nếu không tất cả chúng tôi đều chết. Chúng tôi buộc phải dùng mánh lới ấy”.

Một quan chức của Khơme Đỏ , Ta Tem, với lời trích dẫn cho biết “ Mặt trận không quan trọng. Ký kết gia nhập vào Mặt trận chúng tôi mới hợp pháp. Một khi chúng tôi hợp thức hóa thì thế giới sẽ giúp chúng tôi … Mặt trận chỉ là sự chuyển tiếp để nắm lấy quyền lực , chứ không phải để chết, nhưng để nắm giữ quyền lực và chống lại yuon “ ( Một từ có ý miệt thị người Việt Nam ).

Khi bị mất ảnh hưởng bên trong chính phủ và trong hàng ngũ đảng viên do họ không còn chịu đựng kiểu độc tài của ông ta, Ranariddh đã trở nên thất vọng và cần gây dựng lên một liên minh với những người Campuchia khác để củng cố cơ sở chính trị của mình và tuyển mộ quân đội có thể dũng cảm đương đầu với các lực lượng trung thành với Hun Sen . Con đường duy nhất để đạt được nhiệm vụ khó có thể thực hiện như thế, ông ta phải ngả sang Khơme Đỏ cầu viện.

Vào năm 1996, Đảng Funcipec của Ranariddh chỉ còn là bóng mờ của bản thân nó trước đây. Đảng này đã bị suy yếu đi do việc sa thải Bộ trưởng Bộ Tài chính Sam Rainsy khỏi chính phủ năm 1994, và khỏi đảng năm 1995, cũng như việc bắt giữ và trục xuất Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Norodom Sirivudhdh vào năm 1995. Vào giai đoạn ấy, Ranariddh đã tố giác ông Sirividhdh âm mưu giết Hun Sen . Tệ hại hơn nữa, Đảng Funcipec của ông ta bị rối rắm vì sợ Đảng CPP có thể thắng cử trong cuộc bầu cử năm 1998.
Còn về phần mình, cứ mỗi bước Ranariddh càng thêm thất vọng. Ông không thể có người của mình được bổ nhiệm vào các chức vụ trong Bộ Thông tin hoặc các thẩm phán ở các tòa án. Ông cảm thấy bị áp đảo bởi sức mạnh đáng sợ và tầm tay của chính quyền dân sự thuộc Đảng CPP. Do đó, Ranariddh đã mở ra sự công kích quyết liệt đối tác liên hiệp với mình, Đảng CPP tại Đại hội Đảng Funcipec vào tháng 3 năm 1996.

Đại hội này mở đầu là bài phát biểu hòa dịu. Thậm chí Ranariddh đã mời Hun Sen tham dự phiên khai mạc, nơi các biểu ngữ trong hội trường tuyên bố “ Liên minh Funcipec – CPP Muôn năm “. Không lâu sau khi Hun Sen rời khỏi phiên họp, Ranariddh đã nói toạc ra ý tưởng chia sẻ quyền lực và tố cáo chính phủ là bù nhìn của Việt Nam . Sau đó, ông đe dọa rút khỏi chính phủ liên hiệp này.

Một Ranariddh suy nhược đã bắt đầu đưa ra lới thương lượng với Sirivudhdh. Đảng CPP đã thấy rõ được đây là một kiểu đòn xóc hai đầu có ý đồ phá rối chính phủ liên hiệp. Khi Đảng Funcipec xây dựng các lực lượng của họ, Ranariddh đã nhập khẩu gần 3 tấn vũ khí để trang bị cho binh lính của ông. Số vũ khí này được nhập vào bí mật với danh nghĩa của Ranariddh là “ các phụ tùng thay thế”. Khi container ấy được kiểm tra tại cảng Sihanoukville ở miền nam, các viên chức đã phát hiện các loại súng hỏa tiễn, súng trường AK-47, súng ngắn và đạn dược. Tướng Choa Phirun, Cục trưởng cục quân cụ và kỹ thuật thuộc Bộ Quốc phòng, nói rằng “ các phụ tùng thay thế” của ông Ranariddh được nhập khẩu mà cục của ông không hay biết và không có sự chấp thuận của Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng, Tổng tư lệnh hoặc Chính phủ Hoàng gia.

Khi Ranariddh càng có quan điểm cực đoan, ông càng quyết liệt thăng cấp cho các cấp chỉ huy, chẳng hạn như, Serey Kosal và Nhiek Bun Chhay lên giữ các chức vụ cao hơn trong quân đội của ông, Khi Serey Kosal không cho đài truyền hình nhà nước phát sóng là khi ấy đài đã bị tấn công bằng hỏa tiễn và súng máy. Cuối cùng, các sự kiện bị bưng bít này đã nổ ra thành cơn bộc phát đấu tranh lật đổ Ranariddh.

Mặc dù Ranariddh đã tìm được chỗ ẩn náu ở Bangkok, nhưng ông ta vẫn phải đương đầu với các lời buộc tội về việc nhập khẩu vũ khí bất hợp pháp. Ranariddh đã phải miến cưỡng đối diện với những lời buộc tôi này tại tòa án binh ở Phnom Penh . Sau hàng tháng bặt vô âm tín, trong khi ấy Hun Sen khăng khăng là nếu Ranariddh quay lại thì ông sẽ điệu ông ta thẳng từ phi trường vào nhà tù, nhưng rồi Hun Sen đã bớt gay gắt hơn và đề nghị ân xá cho ông ta. Cuối cùng, Ranariddh đã được ân xá của Quốc vương Sihanouk .

Nhưng về mặt chính trị, Ranariddh đã trở nên yếu kém và Đảng của ông ta đã chia rẽ ít nhất thành 9 phe. Ông đã bị tước mất quyền bất khả xâm phạm của Quốc hội và bị thay chức vụ Thủ tướng thứ nhất trong cuộc bỏ phiếu của Quốc hội vào ngày 6 tháng 8 năm 1997.

Sau sự tiếp quản của quân đội, Hun Sen cho biết “ Ông Ranariddh đã đi ngược lại luật pháp. Tòa án sẽ phải phân xử trường hợp của ông ta theo đúng luật pháp. Tôi chưa bao giờ coi ông Ranariddh là kẻ thù của mình, do đó tôi đã đề nghị tòa tuyên án ân xá cho ông ta “.

Ông nói thêm “ Chúng tôi không kiện Funcipec quyết liệt, nhưng cực lực lên án nhóm cực đoàn quá khích do Ranariddh lãnh đạo và một số tướng lãnh của ông ta”.

Nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi đáng ngại. Rõ ràng là việc giết hơn 40 người ủng hộ Ranariddh có thể đã được tránh né.

Hun Sen cho biết “ Tôi không muốn cuộc giao tranh xảy ra, nhưng Ranariddh và các tướng lãnh của ông ta đã không cho chúng tôi sự lựa chọn nào khác. Không thể nào tránh được sẽ xẩy ra thương vong cho cả hai bên cũng như trong dân chúng”.

Tình trạng phá hoại dinh thự của Ranariddh có phải là một hành động cố ý hay do quân lính bị hăng máu lên trong lúc chiến sự nóng bỏng ?

Hun Sen nói “ Chiến sự lúc nào cũng gây thiệt hại về nhân mạng và tài sản, dù điều đó thuộc về cá nhân hay đảng phái chính trị. Tốt hơn là không nên gây ra chiến sự”.

Nước cờ được Hun Sen tính toán đã cho thấy ông có thể không chịu nhượng bộ Mỹ và ASEAN, dù cho điều đó có nghĩa là trong tương lai gần sẽ bị Mỹ từ chối viện trợ hoặc sẽ không có được tư cách thành viên của nhóm các nước trong khu vực, mà ông hy vọng sẽ giành được cả hai mục tiêu đó vào đầu năm 1998.

Không phải chỉ có một nước gán cho cuộc tấn công của Hun Sen là một cuộc đảo chính . Nhưng Ranariddh nói “ Chúng tôi phải gọi một con mèo là con mèo. Tất nhiên đó là một cuộc đảo chính”.

Về phần mình, Hun Sen cho chúng tôi biết “ Tôi thật bực mình khi người ta nói rằng tôi đã tiến hành một cuộc đảo chính, vì vào thời điểm ấy, tất cả các con tôi đã từ New York và Singapore trở về nhà và mẹ tôi ở với tôi. Nếu tôi có ý phát động một cuộc đảo chính thì tôi sẽ không gọi con cái mình trở về nhà và chăm sóc mẹ tôi tại nhà của mình khi chiến sự đang diễn ra”.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #43 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2009, 11:43:24 am »

Hoa Kỳ mới chỉ tạm hoãn viện trợ hai phần ba trong số 35 triệu đô la số tiền viện trợ hàng năm, nhưng chính phủ Clinton không còn gọi đó là một cuộc đảo chính. Việc gọi như vậy sẽ làm bất kỳ việc viện trợ nào cho Campuchia đều bị xem là bất hợp pháp theo luật pháp của Hoa Kỳ : cấm tài trợ cho một chế độ được dựng lên do cuộc nổi dậy. Quá trình bắt đầu viện trợ trở lại sẽ càng phức tạp hơn trong các cuộc tranh luận của Quốc hội không biết bao giờ ngưng, và những người phải hứng chịu thiệt hại cuối cùng là người dân Campuchia . Nhật Bản vẫn không cắt giảm 70 triệu đô la viện trợ của họ; trong khi Trung Quốc, ASEAN, Úc và Liên Minh châu Âu không hoàn toàn phản đối sự nổi lên của một nhà lãnh đạo đanh thép, họ hy vọng người ấy cuối cùng sẽ chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài. Một trở ngại lớn cho Hun Sen là bị các nước ASEAN từ chối cho Campuchia gia nhập vào nhóm các nước của họ tại một cuộc họp cấp Bộ trưởng vào ngày 10 tháng 7 năm 1997.

Rõ ràng đã bị thất vọng bởi các tiêu chuẩn nước đôi của ASEAN, họ đã chấp nhận Myanmar, dù ủy ban hành chính quân sự của nước này vi phạm nhân quyền, trong khi lại từ chối tư cách thành viên của Campuchia , Hun Sen đã quay sang tìm kiếm sự ủng hộ của Trung Quốc. Ông đã tôn Bắc Kinh lên bằng cách cho đóng cửa văn phòng đại diện của Đài Loan ở Phnom Penh sau khi kết tội họ ủng hộ Ranariddh. Tòa đại sứ Trung Quốc ở Phnom Penh cho biết họ đánh giá cao sự thay đổi của ông đối với chính sách một nước Trung Quốc.

Với cuộc sống lưu vong tự gây ra cho mình của Ranariddh, Sihanouk đã ủng hộ bộ đội Hun Sen , vẫn ở cương vị phó Thủ tướng và Ung Huot đã được Quốc hội bổ nhiệm làm Thủ tướng thứ nhất qua một cuộc bỏ phiếu vào ngày 6 tháng 8. Sihanouk không ủng hộ cho sự nỗ lực vận động của con trai ông làm đại diện cho quốc gia tại Liên Hiệp Quốc khi ông không còn quá gần gũi với Ranariddh; và thay vào đó, ông chấp thuận những quan chức được hai nhân vật có thế lực ở Phnom Penh này bổ nhiệm. Ban đầu Sihanouk đã không lên án các cuộc xung đột quân sự vốn dẫn tới việc lật đổ Ranariddh. Vì thế, việc từ chối ủng hộ Ranariddh của ông đã cho thấy các tình trạng căng thẳng trong hoàng gia.

Hun Sen nói “ Quốc vương không thiên lệch bên nào và nhất là các đảng phái chính trị. Hơn nữa, phụ hoàng và mẫu hậu của họ có đến 11 triệu người con lúc nào cũng gọi họ là cha và mẹ, là ông và bà. Do đó chắc chắn quốc vương không theo phe phái của người này chống lại người kia. Đó là tấm lòng nhân hậu của quốc vương mà tôi đã hiểu rõ”.

Khi Pháp và Nhật Bản ủng hộ Hun Sen , thì Hoa Kỳ muốn thấy sự trở lại của Ranariddh.

Hun Sen cho biết “ Khuynh hướng hiện thời là mở cửa cho tất cả các đảng phái chính trị và các chính khách, kể cả Ranariddh tham gia vào cuộc tuyển cử. Chính phủ hoàng gia làm mọi thứ có thể theo chiều hướng này”.

Ngay cùng một lúc, 39 đảng phái chính trị đã đăng ký tranh cử trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 7 năm 1998, nhân vật có thế lực nhất rõ ràng là Hun Sen mà dường như ông đã tự xác định cương vị lãnh đạo đất nước của mình có thể hội đủ điều kiện để đi vào thế kỷ mới. Được quân đội hậu thuẫn, một mạng lưới chính quyền rộng lớn ủng hộ và được các vệ  binh bảo vệ, nhà lãnh đạo trẻ dường như đã không còn bị nao núng với bất cứ cuộc đảo chính nào trong tương lai bằng các rào chắn chặt chẽ của những người lãnh đạo trong chính quyền dân sự và các cấp chỉ huy quân đội được tuyển lựa kỹ vốn đều một lòng trung thành với ông.

Hun Sen kể “Dựa vào nền tảng này tôi đã khuyên ông Ranariddh và các nhà lãnh đạo khác là nếu họ muốn lật đổ tôi bằng quân đội, họ sẽ phải chờ đến 10 hoặc 15 năm nữa. Họ sẽ phải chờ cho tới khi những người mà tôi tuyển mộ nghỉ hưu, vì 90% các tướng lãnh và các sĩ quan trẻ đều là người của tôi. Phó Chủ tịch tỉnh Siem Reap là một vị Tướng hai sao, người tôi đã tuyển dụng. Những người đã chia sẽ ( quyền lực ) với tôi hiện nay đã trải rộng ở khắp nước”.

Ông nói tiếp “ Họ không thể quay súng bắn lại tôi. Họ sẽ không từ chối thi hành mệnh lệnh nếu Hun Sen đưa ra mệnh lệnh đó . Còn về phía ông Ranariddh mà nghĩ như vậy là một sai lầm lớn. Tôi khuyên ông ta là nếu ông ta muốn giành được thắng lợi hơn Hun Sen thì ông ta sẽ phải thể hiện đường lối chính trị tài tình hơn Hun Sen . Nếu ông ta phát động bất cứ cuộc phiêu lưu quân sự nào thì điều đó sẽ nguy hiểm cho ông ta. Chúng tôi chỉ cần 11 giờ trong vòng 24 tiếng để chấm dứt sự cố ấy”.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #44 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2009, 04:50:50 pm »

PHÙ SA ĐỎ

NHỮNG NGƯỜI CỘNG SẢN CỦA PHNOM PENH

Các thủ lĩnh chính trị của Hun Sen trong Đảng Cách mạng Nhân dân Campuchia (KPRP) cho ông biết là cần chinh phục bạn bè ở nước ngoài và chấm dứt tình trạng đất nước bị cô lập. Đó là một nhiệm vụ khó khăn đối với một Thủ tướng mới được bổ nhiệm vào năm 1985, các nước không cộng sản ở châu Á và phương Tây đã đóng sầm các cánh cửa lại trước mặt ông và Đảng KPRP của ông.

Bốn năm sau, tình hình vẫn không chuyển biến thêm được chút nào đối với nước Cộng hòa nhân dân Campuchia (PRK), dù các cố gắng của thanh minh cho hình ảnh của mình bằng cách đổi tên nước thành Nhà nước Campuchia (SOC). Nhưng tình hình vẫn chẳng có gì tốt đẹp hơn. Hun Sen đã nhiều đêm thao thức trong ngôi nhà ở Takhmau lo lắng về các vấn đề này. Ông chẳng biết phải làm gì hơn để phản bác lại các bài báo thường xuyên gọi chính phủ của ông là “nước cùng khổ”. SOC cần đủ mọi thứ - các khoản đầu tư và viện trợ nước ngoài để phát triển đất nước và vũ khí để trang bị cho quân đội . Liên Xô , liên minh chủ lực của Hun Sen , nhanh chóng tách rời, không còn có thể trông mong đến việc họ cung cấp vũ khí miễn phí nữa.

Hun Sen xem lướt trên bản đồ thế giới. Quốc gia của ông bị bao vây bở lệnh cấm vận. Chỉ một nước không cộng sản duy nhất ủng hộ chính phủ của ông là Ấn Độ.

Hun Sen đã không để lỡ nước bài Ấn Độ. Ông đã vận dụng nước bài ấy bất cứ khi nào có thể. Nhân chuyến viếng thăm New Delhi vào tháng 10 năm 1990, ông yêu cầu chính phủ Ấn Độ giúp tìm giải pháp cho cuộc nội chiến. Hun Sen và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ấn Độ, Inder Kumar Gujral đã thảo luận về các triển vọng hòa bình ở Campuchia mà cac quan chức Ấn Độ cho là hầu như nằm trong tầm tay. Nhưng họ đã không khám phá ra được nhiều điều gì khác.

Hun Sen đã yêu cầu riêng với ông Gujral viện trợ quân sự. Yêu cầu đó lúc ấy vẫn được giữ kín. Trong chuyến thăm Singapore vào năm 1993, ông Gujral không còn là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nữa, nhưng vẫn là một thành viên của Quốc hội, đã cho chúng tôi biết thực ra Hun Sen đã yêu cầu vũ khí cho Campuchia để họ có thể tự bảo vệ chống lại quân địch của họ, chủ yếu là Khơme Đỏ .

Ông Gujral nói “ Tôi không biết làm thế nào để trả lời cho yêu cầu của ông Hun Sen , vì tôi không biết liệu ông ta đã có đưa ra yêu cầu như thế với người tiền nhiệm của tôi hay không”.

Cuối cùng, ông Gujral đã không cam kết cung cấp vũ khí. Nhưng không gây phương hại cho mối quan hệ thân mật giữa Ấn Độ và Campuchia – Quân đội Ấn Độ phục vụ trong lực lượng giữ gìn hòa bình của Liên Hiệp Quốc cho cuộc bầu cử năm 1993, họ đã bị thương trong khi giao tranh với Khơme Đỏ .

Về một số khía cạnh, tình trạng Campuchia bị cô lập là do chính SOC tự gây ra cho mình. Vào năm 1990, đã đưa ra lệnh cấm nhập các báo chí của nước ngoài. Đến mức độ mà Thứ trưởng Bộ Văn hóa Pen Yet đã phải quan ngại là chỉ các báo từ các nước Xã hội Chủ nghĩa mới được phép nhập.

Tình trạng ôm chặt lấy các nước Xã hội Chủ nghĩa đã làm ngạt thở cho Campuchia về các phương diện khác. Chỉ có 9 đại sứ quán nước ngoài ở thủ đô, thì 8 tòa đại sứ đã thuộc khối Xã hội Chủ nghĩa. Các nhà ngoại giao từ Liên Xô, Cuba, Hungary, Bulgary, Ba Lan, Tiệp Khắc, Lào và Việt Nam là những vị khách mời danh dự được quyền gặp những người ở cương vị lãnh đạo hàng đầu. Đáp lại, những người cộng sản lãnh đạo Campuchia có thể thu hút được viện trợ tài chính của khối Xã hội Chủ nghĩa ở châu Âu. Nhưng bước vào thập niên 1990, nền kinh tế của các nước trong khối Xã hội Chủ nghĩa bị suy sụp không còn đủ sức cáng đáng để cứu Campuchia khỏi cảnh túng quẫn.

Ấn Độ , liên minh duy nhất không cộng sản của Campuchia, đã đóng cửa tòa đại sứ và di tản cùng  với một loạt các phái bộ ngoại giao khi Khơme Đỏ lật đổ chế độ Lon Nol vào năm 1975 lên cầm quyền . Rồi đến khi Khơme Đỏ bị các lực lượng bộ đội Việt Nam và quân nổi dậy Campuchia hất cẳng vào năm 1979, Ấn Độ là nước không cộng sản đầu tiên công nhận chính phủ Phnom Penh ngay vào năm sau đó.

Các nhà ngoại giao trong khối Xã hội Chủ nghĩa đã quay trở lại với người bạn Phnom Penh thân thiết hơn để mở các phái bộ ngoại giao hùng hậu. Vào thời điểm đó, phái bộ ngoại giao của Ấn Độ đã gây được nhiều sự chú ý nhưng cũng không làm gì được nhiều. Các nhà ngoại giao Ấn Độ đẩy mạnh mậu dịch giữa hai nước; sự có mặt của họ càng cho thấy tình đoàn kết với một liên minh khác Ấn Độ nữa , Việt Nam, những người đã giải phóng Campuchia thoát khỏi Khơme Đỏ . Sự hiện hữu của đại sứ quán Ấn Độ ở Phnom Penh là bằng chứng về sự thân thiện của New Delhi với Việt Nam rồi tiếp đến Campuchia khi cả hai nước này đều bị thế giới không cộng sản xem là các nước cùng khổ.

Tòa đại sứ có thế lực nhất ở thủ đô là đại sứ quán Liên Xô ở khu tòa nhà đã xuống cấp, ngược lại với thực tế họ là một thực thể có ảnh hưởng lớn nhất ở thành phố ấy, kế đến mới tới chính phủ Hun Sen . Khi chúng tôi đến cổng tòa đại sứ này vốn được làm bắng sắt có trang trí, được vận hành bằng điện vào tháng 5 năm 1990, nó đã tự mở ra. Kiểu rập khuôn chiến tranh lạnh được thể hiện rõ hơn. Chúng tôi gặp được một phụ nữ với vẻ mặt ủ rũ, yêu cầu chúng tôi chờ một quan chức duy nhất có quyền nói chuyện thay mặt đại sứ quán. Ông tên là V. Loukianov. Mặc dù ông ta mặc trang phục công sở nghiêm chỉnh, nhưng Loukianov hoàn toàn thoải mái và với bộ ria kiểu David Niven, trông không mấy giống một nhà ngoại giao thường thấy của Liên Xô. Bằng giọng tiếng Anh rõ ràng và nhanh của mình mà ông đã học được tại một lớp ở Moscow, ông sẵn lòng đề cập về Campuchia với thái độ không thiên vị hiếm có. Chúng tôi đã đồng ý gặp nhau tại bữa ăn tối ở nhà hàng Mekong của khách sạn Campuchiana.

Xẻo một miếng sườn trông thật ngon, Loukianov nói “ Đây là nơi chưa văn minh. Một vài người đã trở nên giàu có trong một sớm một chiều. Họ lái xe đi lòng vòng thành phố, ký cả đống hợp đồng mua bán, nhưng nhiều bản hợp đồng được ký rồi bỏ quên”.

Phnom Penh của Hun Sen là một thành phố của sự khác thường hiếm thấy. Khi thiểu số người Campuchia giàu có ký hợp đồng làm ăn với các đối tác nước ngoài, và thết đãi các bữa tiệc linh đình với 10 món ăn Trung Hoa xa xỉ, nhưng khổ nỗi là 80% dân chúng ít khi có món thịt trên bàn ăn ngoài món mắm bò hốc ưa thích của họ.

Loukianov nói “ Còn có một điều thực sự kỳ lạ xảy ra. Tại chính khách sạn này, một người Campuchia nhiều tiền lắm của đã ném 500 đô là vào chân của một ca sĩ để yêu cầu bái hát tiếng Hoa ưa thích của ông ta “.

Loukianov đã thấy được những điều tương tự gây lúng túng giữa cộng sản Campuchia và những người theo chủ nghĩa Lê nin điều hành đất nước Liên Xô, đã có liên hệ với nhau khi họ ở trong liên minh Xã hội Chủ nghĩa mà chính liên mình này đã tự lan truyền đến Campuchia và các nước láng giêngs, Việt Nam và Lào khá sâu đậm. Đáng tiếc là Campuchia bị cô lập, Liên Xô đã phải cắt giảm các khoản tín dụng mậu dịch xuống quá thấp vào năm 1990 và một sự biểu hiện kỳ lạ khác trong mối quan hệ thân thiết, Moscow đã quyết định giúp quốc gia nghèo này bằng cách đào tạo cho người Campuchia lập các gánh xiếc. Điều đó không làm cho người dân Campuchia mỉm cười. Nguồn viện trợ đường hào phóng của Cuba cũng không làm cho tình hình đất nước thêm phần ngọt ngào. Chính phủ Cuba đã thể hiện một cách nhiệt tình hơn. Họ đã gửi các võ sĩ đấm bốc sang đào tạo cho người Campuchia môn quyền Anh. Dân chúng Campuchia cũng không lấy gì làm thích thú.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #45 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2009, 10:00:54 am »

Đó là những giai đoạn khó khăn. Chính phủ Liên Xô bị mang tiếng xấu ở quốc nội và ở Campuchia . Các nỗ lực cải tổ nền kinh tế Liên Xô bị phá sản của Mikhail Gorbachev đang bị chao đảo, điều đó một phần khiến cho người dân Campuchia dễ dàng đổ lỗi cho Liên Xô về các vấn đề kinh tế của họ. Một quan chức thương mại của Liên Xô ở Phnom Penh, Nikolay Orekhov cho chúng tôi biết là đất nước ông không còn  có thể tài trợ việc xây dựng các công trình thể thao, và cầu đường, nhưng sẽ tiếp tục xây dựng các nhà máy in miễn phí và giúp Campuchia lập các gánh xiếc. Cường điệu nhất là lúc chúng tôi gặp một nhà ngoại giao Cuba, người đã tự hào nói là các mối quan hệ của Cuba với Campuchia đã được cải thiện. Havana không những gửi huấn luyện viên quyền anh mà còn cử giáo sư dạy tiếng Tây Ban Nha tới Phnom Penh .

Uống một ngụm nước chanh ép tại nơi ở trong tòa đại sứ, ông nói “ Biết được chút kiến thức về tiếng Tây Ban Nha có thể giúp Campuchia cải thiện được các mối quan hệ với thế giới nói tiếng Tây Ban Nha”.

Một số chính sách của Liên Xô và Cuba không thích hợp với thời điểm ấy đã hóa thành khôi hài. Trong khi chỉ một ít người ở Phnom Penh có thể theo các buổi tập với huấn luyện viên quyền anh hoặc các lớp tiếng Tây Ban Nha, thì đại đa số người dân Campuchia phải tất ta tất tưởi sống ở các làng mạc rải rác , trong các túp nhà sàn bằng gỗ mỏng manh không thiết gì đến các bài giảng. Họ đang rất cần đến một nơi để chắn gió che mưa, nước uống và điện.

Những người dân Campuchia buồn bã và ốm yếu, rất muốn gây ấn tượng tốt với người bên ngoài, nhưng vẻ mặt tươi cười can đảm của họ không che đậy được những nỗi đau khổ bên trong. Nhiều người không thể quên được sự tàn sát hàng loạt thật khủng khiếp . Hàng ngàn người sống ở Phnom Penh bao gồm cả phụ nữ và trẻ em đã bị tra tấn. Phụ nữ bị bỏ bò cạp vào ngực, rút móng tay và nếu may mắn, cái chết đến với họ nhanh chóng bằng phát súng. Những người sống sót qua được những hành động làm nhục như vậy đã bị lùa vào các trại tập thể giống như súc vật. Thời gian đã thay đổi. Những người cộng sản theo chủ nghĩa Mao của Pol Pot bây giờ đã được thay thế bằng những người cộng sản theo kiểu Liên Xô.

“ Nhìn lại chung quanh quý vị, và quý vị sẽ thấy nhiều đảng viên cộng sản ngồi quanh các quầy bar thưởng thức rượu uýt ki “, Vanna, người tài xế taxi chưor chúng tôi nói. Những người cộng sản với bộ quần áo đi giao dịch không được mấy tươm tất được may ở Phnom Penh , đã bắt đầu phát biểu quan điểm thành thật, và công khai lao vào bàn thảo làm ăn với các thương gia người Hoa từ Singapore và Thái Lan.

“ Để ý họ thì sẽ thấy lương một tháng không đến 25 đo la, tuy thế mà họ vẫn có nhà, có xe hơi và đi ăn tiệm “.

Mãi sau này, Mam Sophana, một kiến trúc sư người Campuchia được đào tạo ở Mỹ trở về giúp xây dựng lại quê hương, đã nhẹ nhàng trách chúng tôi về việc chúng tôi vội vàng liệt các quan chức Campuchia là tham nhũng.

Sophana nói “ Những người ngoài cuộc sẽ thành thiếu hiểu biết nếu họ kết tội chính phủ Hun Sen là ‘ các anh tham nhũng, các anh không tốt’. Họ sẽ thấy được thực tế trước khi họ nói. Nếu những người này, như Heng Samrin và Hun Sen đều không đủ can đảm, họ đã phải chịu bỏ cuộc cách đây từ lâu. Từ tham nhũng rất phức tạp. Quý vị phải biết tận gốc rễ . Lương của công chức kiếm được bao nhiêu ? Một tháng chỉ 20 đô la. Chính phủ không có tiền để trả lương cao. Vì vậy, họ có thể tiếp tục sống bằng cách nào ? Hãy để cho những ai nói ‘người Campuchia tham nhũng’ sống ở Campuchia một tháng, rồi họ sẽ biết được những người này không phải tham nhũng”.

Pen Yet, Thứ trưởng Bộ Văn hóa thông tin, có ria mép, ăn nói nhỏ nhẹ đã vung rộng hai bàn tay của ông ra để diễn tả tình trạng không thể lo liệu được cuộc sống bằng một hình thức phải tham nhũng khác, nơi mà những người phải mang tội nặng nhất không phải là những người Campuchia nghèo nàn, nhưng là những người buôn đồ cổ giàu có đang tước đoạt những bức tượng cổ của nước họ khỏi các ngôi đền Angkor.

Pen Yet nói “ Campuchia đã mất khoảng 20% các báu vật cổ cho bọn buôn lậu và chúng tôi dự tính tham gia vào hệ thống hoạt động của Interpol để bắt chúng. Các báu vật Campuchia chủ yếu được đưa tới London để bán đấu giá. Hiện nay chúng tôi đang lập một danh sách các cổ vật mà chúng tôi đã bị mất, và danh sách này sẽ được giao cho Interpol làm việc”.

Pen Yet cho biết, đất nước này là nơi có hơn 1.000 di tích cổ và đây chính là nơi những kẻ buôn lậu lùng sục. Lắc đầu, ông nói người Campuchia đánh cắp các cổ vật rồi bán cho những người nước ngoài, những người này đã kiếm được món hời rất béo bở ở thị trường thế giới. Những kẻ buôn lậu không bị một sự đe dọa nào. Cuộc nội chiến cũng gây ra sự mất mát cho đất nước, với các phe cánh quân sự đánh cắp cố vật và đem đi mua vũ khí. Khơme Đỏ đã bị buộc tội cuỗm đi các cổ vật bằng vàng và bạc ở Chùa Bạc trong hoàng cung ở Phnom Penh . Một số người Campuchia đã bác bỏ lý lẽ cho là Khơme Đỏ đã chôm chỉa cổ vật. Họ nói là những người du kích như thế đã bị kỷ luật và hoàn toàn không thể mua chuộc được. Còn có các ngoại lệ : một nhà lãnh đạo Khơme Đỏ , Ta Mok đã bị phát hiện sở hữu các bức tượng quý hiếm được lấy từ Angkor Wat. Khi quân đội Campuchia tấn công dinh thự của Ta Mok vào năm 1993 đã tìm được một cổ vật quý mà ông ta để lại khi tháo chạy.

Nghịch lý của Sophana đưa ra hoàn toàn đủ để có thể phán đoán về những người có khả năng xuyên tạc chế độ cho các mục tiêu riêng của họ, nhưng điều đó đã để lại cho quần chúng nhân dân phải hết sức khổ sở, 90% của 9 triệu dân được ước tính ở vào tình trạng lao đao nghèo nàn. Cuộc điều tra dân số lần cuối vào năm 1962 ghi dân số là 5,72 triệu , đã không cung cấp được con số thống kê đáng tin cậy về dân số của quốc gia. Chỉ vào giữa năm 1998, một cuộc điều tra dân số mới cho biết dân số đã tăng lên 11,42 triệu.

Chính phủ cộng sản được Hun Sen lãnh đạo đã ở vào ngõ cụt. Bị thế giới không cộng sản lảng tránh vì họ cho là chính phủ của ông do Việt Nam dựng lên không phù hợp luật pháp, Phnom Penh đã không được thừa nhận và bị từ chối các khoản vay quốc tế. Nhà nước bị chao đảo do hết khủng hoảng tài chính này tới khủng hoảng tài chính khác và thành ra dựa cậy quá mức vào Liên Xô về xăng dầu và phân bón, dựa vào Cuba về các nhu yếu phẩm, chẳng hạn như đường. Nhà nước không có tiền để trả lương cho công chức. Do đó, nhà nước đã làm những gì mà tất cả các chính phủ cộng sản đã từng bị tình trạng khó khăn trước đây đã thực hiện vào một giai đoạn nào đó trong quá khứ : họ đã quyết định cứ mỗi tháng cung cấp cho nhân viên nhà nước số nhu yếu phẩm bao cấp – 8 ký gạo, hai cục xà bông Liên Xô và 1 kg đường. Tất cả những người dân Campuchia khác bị để mặc tự cho xoay xở. Những người nghèo và Thủ tướng đều hưởng chế độ không mấy khác nhau và họ phó mặc cho hệ thống mục nát.

Hai năm sau, vào năm 1992, khi lần đầu tiên chúng tôi gặp Hun Sen , ông nói “ Khi tôi bắt đầu làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao vào năm 1979, lương của tôi được quy thành khẩu phần nhu yếu phẩm – 16 kg gạo và 6 kg bắp. Hiện nay, tình hình không còn bi quan như vào năm 1979. Đó là lý do tại sao chúng tôi không nên quá bị quan hoặc quá lạc quan”.

Khi hằng đêm những người cộng sản giảu có của Phnom Penh uống rượu đến mụ người, thì trẻ em bần cùng của thủ đô phải đi xin ăn. Sự điên rồ và lý lẽ của nền kinh tế hỗn độn cùng với các mối mâu thuẫn tàn nhẫn trong cuộc sống Campuchia đã không được Khơme Đỏ bỏ qua. Những người nghe đài phát thanh bí mật của quân du kích đã bị những phát thanh viên kích động làm cho họ hóa ra hoang mang, bằng cách đánh vào những người cộng sản Phnom Penh là họ đang bán nền kinh tế Campuchia cho những kẻ đầu cơ.

Khơme Đỏ đã cấm dùng tiền và hoạt đông kinh doanh trong thời gian cai trị kỳ quái của họ cũng không có gì khác. Họ vẫn nhạo báng cấu trúc nền kinh tế không cân đối, nơi chỉ 1% dân chúng được ăn ngon còn những người còn lại bị túng quẫn. Những nhà lãnh đạo Khơme Đỏ mà chúng tôi đã gặp, chẳng hạn như Mak Ben, nguyên là một chỉ huy quân đội đã chỉ trích kịch iệt những người cộng sản Phnom Penh . Nhưng Mak Ben đã quên rằng cuộc sống trong xã hội của Khơme Đỏ vốn được coi là theo chủ nghĩa bình quân, còn tệ hại hơn nhiều , khi người dân nghèo nhất đã trở nên nghèo nàn hơn sau khi Pol Pot đóng cửa nền kinh tế.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #46 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2009, 02:41:25 pm »

Chính phủ của Hun Sen không có đủ tiền, đã ở vào tình thế bị dồn vào chân tường. Với sự phát triển bị ngăn chặn và đất nước vẫn bị cô lập, dân Campuchia đã sống lùi vào kỷ nguyên của quá khứ. Một cửa hàng duy nhất cung cấp sách ở thủ đô là Librairie D’Etat tại 224 Achar Mean Boulevard , những người cung cấp sách này tự hào có được nhiều cuốn sách mỏng của Liên Xô, nhưng không phải bằng tiếng Anh hay tiếng Pháp.

Sự thật đã cho thấy rõ tất cả các xuất bản phẩm nước ngoài đều bị cấm, ngoại trừ một vài tờ báo Liên Xô. Nhưng dù báo nước ngoài được cho phép lưu hành, ai sẽ đọc ? Một vài du khách có thể thấy trên phố và không ai có thể trả lời ngay cho câu hỏi là bao nhiêu người đủ can đảm đặt chân lên vùng đất bị chiến tranh tàn phá.

Một vài tháng sau, Sam Promonea, Tổng giám đốc Công ty du lịch ăn nói hoạt bát đã cho chúng tôi biết là 16.993 du khách đã đến Campuchia vào năm 1990, phần đông họ là người Nhật, rồi đến người Pháp, người Đức, người Thụy Sĩ và người Ý. Ông ta nói, không có du khách hạng thương gia giàu có, đa số là tây ba lô, những người khá vui vẻ sống trong các nhà khách giá rẻ.

Lệnh cấm báo chí nước ngoài đã không được tôn trọng ở khách sạn Cambodiana mới mở vào tháng 11 năm 1990, và một vài cơ sở khác. Hàng chồng báo Bangkok Post, một nhật báo được phát hành ở Thái Lan, được phát tận phòng khách sạn cho khách, trễ đi một ngày vì sự vận chuyển từ Bangkok đến bị chậm.

Người dân Campuchia chịu để bụng đói đi ngủ hoặc đi tập tễnh trên đường phố Sieam Reap. Yim Sokan, một thanh niên 17 tuổi làm việc tại một cây xăng trong thành phố, nói rằng cậu buộc phải làm việc vì hai chân của cha cậu đã bị cụt do đạp phải mìn du kích Khơme Đỏ gài, không thể tìm được việc. Vì vậy, cậu thanh n iên Sokan đã phải phụ giúp cho gia đình 6 miệng săn. Cứ mỗi thanh niên thất học như Sokan ở Sieam Reap thì có được một em, cũng ở vào hoàn cảnh không may, nghèo và túng quẫn, nhưng may mắn là có khả năng nói tiếng Anh và một ít tiếng Pháp.

Sokan kể về cuộc sống của cậu và nói thêm “ C’est très difficile. Je travaille beaucoup et je suis fatigué » ( Cuộc sống ở đây rất vất vả. Cháu phải lao động quá nhiều và rất mệt nhọc).

Dưới chế độ cộng sản, tiếng Anh còn ít được dùng , vì phần đông những người có học thức đều được Liên Xô và khối Xã hội Chủ nghĩa đào tạo. Nhưng vào tháng 7 năm 1993, chính phủ hoàng gia mới lên cầm quyền sau cuộc bầu cử vào tháng 5 năm đó đã được Pháp công khai ủng hộ và tiếng Nga không còn được dùng nữa. Lý do đơn giản là Pháp đã sớm mở lại tòa đại sứ, họ đã đề nghị xây dựng lại hệ thống giáo dục và cung cấp tài liệu giảng dạy bằng tiếng Pháp. Nhưng cuộc vận động đưa ngôn ngữ Gô Loa vào tiếng Campuchia của Pháp đã không thành công.

Hơn 1.000 sinh viên đã tiến hành một cuộc phản đối dùng tiếng Pháp làm phương tiện truyền đạt ở các lớp tại Viện Công nghệ thuộc thủ đô. Các sinh viên cho biết kiến thức bằng tiếng Pháp sẽ không giúp họ tìm được việc làm. Một trong những người con trai của Sihanouk, Ranariddh, nguyên giáo sư tại một đại học ở Pháp vừa mới trở thành Thủ tướng thứ nhất, đã nó với sinh viên là họ không có sự lựa chọn nào khác ngoài học tiếng Pháp.

Tháng 12 năm 1993, Sihanouk đã nhảy vào cuộc xung đột. Từ giường bệnh của ông ở Bắc Kinh, nơi ông đang chữa bệnh ung thư, Sihanouk đã viết một bài kêu gọi «  Nền giáo dục của quốc gia : Học tiếng Pháp hay học tiếng Anh ? » Có điều lạ là ông viết bài kêu gọi ấy bằng tiếng Pháp, nhưng lại đưa ra lý lẽ ủng hộ việc dùng tiếng Anh.

Sihanouk đã viết « Việc ủng hộ này là chính đáng , hợp lý và hiện thực, vì thế giới hôm nay và của ngày mai, tiếng Anh – là ngôn ngữ truyền thông và nghiên cứu quốc tế - đã trở thành gần như là một thế giới ngữ và sẽ chắc chắn được duy trì mãi. Ngay cả các y tá trẻ người Trung Quốc ở bệnh viện nơi tôi nội trú cũng đang ra sức học tiếng Anh ».

Các sinh viên Campuchia bác bỏ tiếng Pháp hay bất cứ ngôn ngữ nào khác chẳng vì cá nhân. Sự thật là họ cảm thấy bị lừa. Trước hết là họ bị buộc phải học tiếng Nga từ chính phủ thân Liên Xô của ông Pen Sovann, Chan Si, Heng Samrin và Hun Sen từ 1979 tới 1991. Đồng thời những người Việt Nam giúp đỡ chế độ ấy đã thuyết phục rằng tiếng Việt là một môn bắt buộc. Những người khác học tiếng Rumani, vì có sẵn các học bổng Rumani dành cho họ. Bây giờ, sinh viên ý thức được là việc học tiếng Nga, tiếng Việt và tiếng Rumani của họ đã bị lãng phí và họ cũng chẳng muốn nói tiếng Pháp nữa. Năm 1994, một người phương Tây mạnh dạn mở một trường nhỏ dạy tiếng Anh. Nó được gọi là Trung tâm Banana và những người dân thủ đô chắc chắn đang hứng thú muốn chọn trung tâm đó.

Vào tháng 9 năm 1991, chính phủ cộng sản của Hun Sen bị kẹt cứng bởi ảnh hưởng của tình trạng tê liệt. Không còn biết chắc về số phận của mình sau khi Sihanouk trở lại hoàng cung vào tháng 11, 21 năm sau khi ông bị cuộc đảo chính lật đổ. Để sửa soạn cho sự trở lại của hoàng thân , các công nhân Campuchia đã phải nai lưng cháy nắng dưới ánh mặt trời chói chang khi họ sửa và quét vôi trắng cho dinh thự của quốc vương. Bị tê liệt bởi hàng thập niên nội chiến, nạn diệt chủng và nghèo nàn, giờ đây không còn tâm trạng nào mong chờ cho bằng, chẳng lời nào bàn cho hết về buổi tiệc linh đình ở quê hương dành cho vị thiên tử sẽ trở về một đất nước đã được cải thiện quá nhiều. Sihanouk không có các ký ức tốt đẹp về Phnom Penh , vì Pol Pot đã bắt nhốt ông trong chính hoàng cung của ông và giới hạn không cho ông đi lại. Do đó, ông chỉ có thể tưởng tượng kiểu hủy diệt mà Pol Pot đã săn đuổi. Ngay trước khi lực lượng bộ đội Việt Nam kéo quân vào thủ đô năm 1979, Sihanouk đã lên máy bay trốn sang Bắc Kinh. Ông bỏ lại phía sau một thành phố mà nó đã bị Khơme Đỏ biến thành một thành phố ma.

Trong thời trị vì của Sihanouk, thủ đô giống như một thành phố êm đềm ở một tỉnh của Pháp , với các đại lộ thênh thang ,các vũ trường, nhà hàng Tây và lối sống hòa nhã, tử tế. Phnom Penh đã tự xưng là hòn ngọc của Đông Nam Á mặc dù Sài Gòn cũng được ở ngôi vị như vậy. Tất cả đã qua đi, đã bị Khơme Đỏ xóa sạch, họ cấm hoạt động kinh doanh và sử dụng tiền, đã biến đất nước này thành một trại tập trung. Nhiều cố gắng của Hun Sen muốn chắp vá lại nền kinh tế đã bị kết thúc trong thất bại, vì gần như hoàn toàn không có được sự ủng hộ của quốc tế. Campuchia vẫn là một nước quá nghèo nàn. Chính phủ Hun Sen không những lo lắng về tương lai chính trị của mình sau khi hoàng thân được xem là một nhà chiến thuật bậc thầy và là người khéo lôi kéo đã trở về đứng đầu Hội đồng Quốc gia Tối cao (SNC), đã thay thế tất cả các phe phái xung đột, mà chính tương lai của Chủ nghĩa cộng sản Campuchia cũng bị đe dọa.

Cố vấn tòa đại sứ Liên Xô , Loukianv vuốt ria mép kiểu David Niven của mình, nói «  Chủ nghĩa cộng sản ở Campuchia đang bị de dọa và đó là mối lo ngại cho các nhà lãnh đạo trong chính phủ ».

Sau hàng thập niên thảm bại, cộng sản Campuchia đã đến lúc sắp thở hắt ra. Các nhà lãnh đạo đảng cầm quyền rùng mình về việc phải đối mặt với một tương lai không biết đi về đâu. Ý thức được là dân chúng Campuchia sẽ không chịu bị Đảng của những người theo chủ nghĩa Mác cai trị nữa, Hun Sen bắt đầu các chuẩn bị ráo riết để thanh minh cho Đảng và Nhà nước bằng một chiếc áo choàng dân chủ. Chính phủ đã thúc giục dự thảo một bản Hiến pháp mới để làm dịu đi Chủ nghĩa cộng sản bằng một ý thức hệ Nhà nước. Chính phủ Hun Sen phải thay đổi bởi chính áp lực của hoàn cảnh . Đảng cộng sản biết phải thay đổi dần theo thời gian, vì hiệp định hòa bình quan trọng trong lịch sử để chấm dứt cuộc nội chiến sẽ được ký vào tháng 10 năm 1991. Bước kế tiếp sẽ là cuộc tổng tuyển cử được Liên Hiệp Quốc giám sát. Chính phủ nhận ra rằng 11 năm cai trị thiếu thành công do bị cô lập sẽ trở thành bị quên lãng tại cuộc bầu cử này ; họ biết không thể đối chọi với các đảng phái chính trị dân chủ được lãnh đạo bởi các hoàng tử Campuchia và những người ủng hộ họ.

Mặc dù nhờ sự gần gũi với người dân mà những người cộng sản vốn rời bỏ phe Khơme Đỏ hơn một thập kỷ qua đã không bị xem là mắc sai lầm, tuy thế họ vẫn không phải là những người ngang tầm với phong thái riêng của Sihanouk. Nhưng một ít người ở Campuchia dường như lo ngại về sự trở lại của vị hoàng thân ; họ thấy rõ vị hoàng thân nhân hậu này chỉ có thể đem lại các cuộc vui chơi giải trí với các lễ hội té nước, các buổi dạ hội nhạc jazz và không thể đoán trước được rồi sẽ ra sao. Quyền lực thực sự vẫn còn trong tay những người cộng sản , mà họ đã thông qua một tên gọi mới là Đảng Nhân dân Campuchia  hoặc CPP.

Đổ tất cả mọi trách nhiệm không hay về các sai lầm lớn của Campuchia vào ngay Đảng CPP sẽ là điều bất công thô bạo. Sự thiệt hại thực sự Khơme Đỏ phải gánh chịu, họ đã phá hủy nền kinh tế, đã đóng cửa các doanh nghiệp và các nhà máy, đã tàn sát có hệ thống những người trí thức Campuchia được phương Tây đào tạo, các bác sĩ, các giáo viên và nhà khoa học bằng nhiệt huyết điên rồ của Khơme Đỏ sẽ xây dựng một nước Campuchia mới, một quốc gia không có bất cứ ảnh hưởng của phương Tây và họ đã nhiễm đầy các tư tưởng Mao Trạc Đông về một xã hội dựa vào nền nông nghiệp. Họ ghét tiền một cách cực đoan đến độ thậm chí đánh sập tòa nhà Ngân hàng Trung ương trên đại lộ Tou Samouth.

Sau cuộc bầu cử vào tháng 5 năm 1993, chúng tôi hỏi một cán bộ cao cấp của Ngân hàng Trung ương, bà Tioulong Saumura, là tại sao Khơme Đỏ đã xử sự theo kiểu như vậy. Bà Saumura, con gái của một chỉ huy trưởng quân đội Campuchia trước đây, ông Nhiek Tioulong đã phục vụ cho Sihanouk, bà đã bỏ công việc ở Paris với số lương hàng trăm ngàn để làm phó Tổng giám đốc cho Ngân hàng Quốc gia Campuchia với tiền lương mỗi tháng 50 đô la.

Bà cho biết «  Quả là một tổn thương lớn. Khi Khơme Đỏ cướp chính quyền, một tòa nhà mà họ đã đánh sập hoàn toàn là ngân hàng này, Ngân hàng Trung ương, vì nó là biểu tượng của Chủ nghĩa Tư bản. Họ muốn cho thấy thái độ thù địch của họ chống lại thị trường tự do. Tòa nhà này được 3 tuổi và nó đã được chính phủ Hun Sen xây dựng lại giống hệt như nó trước đây ».

Một giai đoạn xuống dốc biết bao đối với một đất nước mà các kho bạc đã bao quát trên một vùng rộng lớn trong triều đại của các vị vua Angkor. Bằng cử chỉ sốt ruột ngửa cổ tay ra của bà, Saumura đã được đào tạo ở Paris, nên nói giọng của bà còn pha nặng âm Pháp «  Chúng tôi muốn lật lại trang sử ấy. Chúng tôi muốn viết lên một lịch sử tươi đẹp và nó phải là một lịch sử tốt đẹp ».

Hun Sen đã có cùng những suy nghĩ đúng như vậy. Ông muốn thấy đất nước của mình vượt lên và đưa nó trở thành một trong những nền kinh tế thịnh vượng của Đông Nam Á. Ông đã nhiều lần nói về các kế hoạch của mình. Ông có quyền lực để làm điều đó. Tiếc thay, ông thiếu sự ủng hộ của quốc tế.

Trong ánh sáng mờ dần của một buổi xế chiều, Ngân hàng Quốc gia Campuchia đã được khôi phục lại với màu sơn hồng trông giống như con ma cụt đầu từ quá khứ man rợ trở về ám ảnh một hiện tại hình như còn không ít những điều khốn khó.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #47 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2009, 01:28:44 pm »

LỆNH CẤM VẬN

Chiếc phản lực Ilyushin khổng lồ với đôi cánh chim kền kền của Liên Xô đáp xuống phi trường Pochentong ở Phnom Penh .Một nhóm các nhà ngoại giao Liên Xô bước ra khỏi máy bay. Người quản lý hành lý dỡ xuống các thùng rượu Vodka và các thùng nhỏ hơn đựng trứng cá muối. Thậm chí còn có một loại hàng hóa nước ngoài quan trọng hơn – hàng hóa ký gửi bí mật toàn là tiền giấy của Campuchia , tiền Riel.

Các tờ giấy bạc được in ở Moscow, và cứ hai tháng một lần, chúng được chở bằng máy bay tới Campuchia . Chính phủ Phnom Penh không có các nhà máy in tiền. Việc trao đổi bằng tiền mặt đã giúp chính phủ vượt qua được tình trạng bị cô lập cho tới đầu thập niên 1990. Chính phủ Liên Xô cung cấp bổ sung nguồn tiền vào lưu hành và duy trì hệ thống tiền tệ.

Tiền tệ nhanh chóng được bơm vào thị trường như nguồn nhiên liệu còn mới nguyên cho ngọn lửa gây lạm phát. Michael Ward, một viên chức của Ngân hàng Thế giới đặt ở Campuchia , là thành viên của Phái bộ Chuyển tiếp của Liên Hiệp Quốc ở Campuchia (UNTAC) cho biết «  Tình trạng chính phủ thiếu hụt tiền tăng lên, thì họ in thêm tiền ».

Nhà nước chỉ in tiền để cấp cho ngân sách, như nhiều chính phủ đã thực hiện, sẽ làm cho tình trạng lạm phát tăng vọt lên gấp ba lần. Ông Ward nói « Chính phủ không những in tiền, mà Khơme Đỏ cũng phát hành các phiếu mua hàng được sao chụp để đổi lấy tiền ở các vùng tây bắc do họ kiểm soát ».

Sau khi UNTAC đảm nhiệm các vấn đề tài chính của chính phủ Hun Sen , họ đã đề nghị Nhà nước ngưng in tiền của mình ở Liên Xô. Nhưng Phnom Penh không chịu thừa nhận việc họ cho chở tiền được in ở Liên Xô vào nước.

Bộ trưởng có liên quan đến vấn đề này đã lẩn tránh. Hoàng tử Norodom Chakrapong, con trai của Sihanouk, người gia nhập vào chính phủ của Hun Sen vào năm 1992 làm phó Thủ tướng phụ trách về hàng không dân sự đã phủ nhận tin đồn là UNTAC đã ngăn chặn việc tiền Riel ở Moscow được chở bằng máy bay đưa vào lưu hành ở Campuchia để kiểm soát lạm phát mà khi ấy nó đã tăng lên khoảng 150%.

Ông Chakrapng nói « Có nhiều lý do gây ra lạm phát bao gồm việc các nhân viên của UNTAC chi tiêu quá nhiều đã làm cho giá thực phẩm tăng vọt ».

Sau khi tồn tại qua được một vài năm mà không có biểu hiện cho thấy rõ sự khác biệt ở một nước không lưu hành tiền tệ - Khơme Đỏ đã cấm dùng tiền – Nhà nước bắt đầu cho lưu hành Riel vào năm 1980. Nhưng năm 1979, chính phủ mới đã không phát hành đủ tiền và phải trả lương cho cán bộ nhân viên nhà nước bằng hàng hóa – từ 16 tới 24 kg gạo mỗi tháng. Các cán bộ công nhân viên nhà nước được trả bằng nhu yếu phẩm với giá rất thấp. Mãi tới năm 1983, công chức mới bắt đầu được trả bằng tiền lương và năm 1988 đã tăng lương lên 6.600 riel để chiếu cố đến giá cả sinh hoạt mắc mỏ hơn. Các kho bạc nhà nước hết sạch tiền và những người chỉ đạo về tài chính không được đào tạo đã coi thường vấn đề và làm dối trá qua loa cho xong việc cũng đã góp phần vào việc gây cho tiền riel mất giá từ 4 riel đổi được 1 đô la lên 880 riel mới đổi được 1 đô la trong năm 1992, và đạt tới mức thấp kỷ lục, 5.000 riel đổi 1 đô la vào giữa năm 1993, trước khi khôi phục lại còn 2.500 riel đổi 1 đô la vào tháng 10 năm 1994. Với khoản chi phí có kể hoạch 186 tỷ riel (dưới 100 triệu đô la) trong năm 1992, và ngân sách thâm hụt 83 tỷ riel, chính phủ đã thực hiện hết sức cũng chưa thể phát triển đất nước được bao nhiêu.

Do việc rút các lực lượng bộ đội Việt Nam khỏi Campuchia vào năm 1989, và sự sụp đổ của Liên Xô sau đó không lâu, chính phủ Hun Sen bị Hà Nội từ chối ủng hộ quân sự trực tiếp và không còn nhận được nguồn viện trợ kinh tế của Moscow. Tình trạng đó gây cảnh túng quẫn khủng khiếp cho ngân sách, 80% ngân sách đã được rót vào các lực lượng vũ trang. Chính phủ không lấy đâu ra để có thể mua vũ khí hạng nặng vì thiếu ngân quỹ. Phần lớn ngân sách dành cho quốc phòng được chi vào tiền lương cho quân đội, một lý do hợp lý là : nếu quân đội không được trả lương thì nó sẽ trở đòn chống lại chính phủ và tệ hơn nữa, là tách ra thành một lực lượng cướp bóc có tổ chức.

Dân nghèo Campuchia sống trong âm thầm chịu đựng các chính sách kỳ quái của các nhà cai trị của họ. Đúng là một số sự kiện kỳ lạ xuất hiện dưới dạng hàng hóa bí mật là tiền được chở bằng máy bay từ Moscow đến, vì vậy có những lúc những điều lạ lẫm đã xảy ra trên các bờ của biển Hồ (Tonle Sap).

Các bờ sông màu nâu của con sông hùng vĩ nằm phơi mình ra khi mực nước rút xuống thấp vào mùa khô, để lại cá và thảm thực vật bị chết héo dưới ánh mặt trời quá chói chang. Một tài xế taxi chỉ tay vào một ngôi nhà lớn bỏ trống trền bờ sông ấy , nói « Đó là sòng bạc của Sihanouk. Bây giờ đã đóng cửa ».

Norodom Sihanouk , vị thiên tử, nhà làm phim, tay chơi kèn xắc xô, ca sĩ nhạc jazz, người ưa thích tiệc tùng, tác giả và là người có đầu óc quyền biến, đã đưa ra một kế hoạch kỳ quặc vào cuối thập niên 1960 để dựng lên một sòng bạc ở một đất nước nghèo nàn của ông. Bằng cách đó, ông cho là người dân của mình sẽ trở nên giàu có hơn và nhà nước sẽ kiếm được của trời cho. Vị hoàng thân này đã cho xây dựng một ngôi nhà theo kiểu Khơme trên bờ biển Hồ làm sòng bạc để bắt đầu hoạt động. Tiếng lách cách của các bàn cờ quay đã im bặt ngay vừa khi hoàng thân bị đảo chính vào năm 1970. Dù sao điều đó cũng gây ra sự hư hại một phần nào. Sòng bạc ấy đã làm cho hàng trăm người ở Phnom Penh trở thành bần cùng, họ không còn chịu nổi tâm trạng bị thua cay cú, khiến cho một số ít người phải đi đến chỗ tự tử. Hoàng thân đã khắc họa nên một hình tượng kỳ dị và hơi tinh nghịch.

Ngay sau khi những người Campuchia bắt đầu chơi bạc dữ dội, Sihanouk có ý tưởng khá hay về việc mở khách sạn 5 sao ở ngay bên sòng bạc tai hại ấy. Kế hoạch này của ông đã bị trả giá bằng cuộc đảo chính. Cuối cùng, đã phải chọn một công ty Singapore để biến giấc mơ của hoàng thân trở thành hiện thực. Một ngôi nhà cổ rất lớn trên bờ biển Hồ - Tonle Sap đã được hai thương gia Singapore và một người Hoa gốc Campuchia , có tên là Hui Keung cung cấp vật liệu mới để sửa sang lại, các thương gia này phải dành thời gian vừa làm việc ở Phnom Penh lẫn Hong Kong và đại diện cho một doanh nghiệp mới ra đời sau khi cộng đồng doanh nghiệp đã bị Khơme Đỏ triệt phá. Bộ ba này nằm trong số những người dám liều lĩnh ngay từ ban đầu. Họ đã đi đầu và đầu tư vốn để khôi phục khách sạn Cambodiana, bất chấp lệnh cấm vận đầu tư của chính phủ Singapore. Ngoài ra, họ còn coi thường các rủi ro tại nơi hoạt động và đã cam kết thực hiện dài hạn với một nước mà hầu hết các doanh nhâ đã không dám màng đến. Một khách sạn trông sang trọng được mở cửa vào tháng 6 năm 1990, cũng vào lúc Mỹ tăng cường thêm lệnh cấm vận mậu dịch chống lại Campuchia . Về phần họ, Singapore cấm các công ty nước này đầu tư vốn vào Campuchia , nhưng cho phép họ buôn bán trao đổi hàng hóa. Singapore không muốn các khoản đầu tư sẽ củng cố cho chính phủ Hun Sen được Việt Nam hậu thuẫn để chống lại các lực lượng kháng chiến của Sihanouk, nguyên Thủ tướng Son Sann và Khơme Đỏ . Sách lược nhằm duy trì Campuchia bị cô lập bao nhiêu nếu có thể, và làm cho chính phủ của Hun Sen bị người ta xem và cảm thấy như một nơi cùng khổ. Lệnh cấm vận dần dần đã gây kiệt quệ giống như diễn biến của các lệnh cấm vận đặt ra ở các nước khác mà họ phải đối phó, chủ yếu là Nam Phi.

Đó là thời điểm mà nước cờ chính trị theo kiểu kỳ lạ nhất được các nước không cộng sản ở châu Á và Mỹ bày ra. Để tạo ra một loạt các động thái quốc tế chống lại chính phủ Hun Sen và phía hậu thuẫn Việt Nam , các nước này đã hứa bảo đảm cho Khơme Đỏ chiếm được chiếc ghế của Campuchia tại Liên Hiệp Quốc, mà các quan chức của họ ngồi họp trong đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thậm chí ngay trước khi máu của khoảng 1,7 triệu dân Campuchia bị sát hại kịp khô mà các quan chức này có thể phủi đi trách nhiệm của họ. Phe du kích kháng chiến đã được hợp thức hóa.

Sau này, thế giới đã bị sốc và hoảng hồn khi cũng phe du kích kháng chiến mà họ ủng hộ đã giết ba nam du khách trẻ người Anh, Pháp và Úc. Họ đi xe lửa từ Phnom Penh tới thành phố cảng Sihanoukville ở miền nam vào tháng 7 năm 1994, lúc quân du kích tấn công cướp bóc xe lửa và đã bắt giữ họ. Khi các cuộc thương lượng để trả tự do cho họ không khéo léo cuối cùng đã dẫn tới hỏng việc, quân đội Campuchia đã phải mở cuộc hành quân đánh vào căn cứ du kích cũng không đem lại kết quả. Thi thể còn lại của ba người này được tìm thấy ở nơi vùi lấp qua loa tại một miền quê vào tháng 11.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #48 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2009, 03:55:25 pm »

Chính phủ Hun Sen đã lợi dụng đà gia tăng sự có mặt của các doanh nhân nước ngoài ở Phnom Penh , một thành phố đang lúc bận rộn hối hả vào năm 1990, mang sắc thái không mấy giống một nước cộng sản lắm, thậm chí cũng chẳng giống một nước đang có chiến tranh bao nhiêu. Bữa ăn trưa tại nhà hàng Mê kông của khách sạn Cambodiana cảm thấy giống như một ngày hội ăn uống linh đình khi các doanh nhân nước ngoài, các nhà ngoại giao, ký giả và du khách người Nhật, châu Âu vây quanh bữa tiệc đứng thịnh soạn theo kểu Tây. Thời kỳ bùng nổ kinh tế quy mô nhỏ ở thủ đô dường như đã bắt đầu tiếp diễn. Ông Michek Horn, Tổng giám độc người Pháp của khách sạn cho biết công ty ông sẽ còn đầu tư thêm nhiều tiền hơn nữa vào khách sạn này.

Hun Sen đã chú ý đến hoạt động kinh doanh và ban hành một đạo luật đầu tư nước ngoài vào ngày 26 tháng 7 năm 1980, đi trước mấy năm ở nhiều nước châu Á. Vào năm 1992 khoảng 300 triệu đôla thực sự đã được đầu tư vào nước này. Công ty Coca-Cola đã xây dựng nhà máy đóng chai ở Phnom Penh , các doanh nhân Úc sản xuất bia Angkor ở thành phố cảng Siahnoukville thuộc miền nam. Một nền kinh tế năng động đã bám rễ nhờ vào sự thông thoáng của đạo luật đầu tư vốn mang dấu ấn của Chủ tịch Heng Samrin. Hành lang pháp lý tạo ra được sự bảo đảm là nhà nước sẽ không quốc hữu hóa hoặc chiếm đoạt các khoản đầu tư nước ngoài. Đó là một sự cam kết mà nhà nước sẽ tuân thủ, dù chưa có các tòa phúc thẩm chính thức, nơi mà các công ty nước ngoài có thể đưa đơn khiếu kiện của họ về trường hợp kháng cáo. Mặc dù đạo luật này đã giải thích rõ mức thuế mà các công ty nước ngoài phải thanh toán, song một số công ty đã tìm cách lách qua các luật này bằng cách trả các khoản nợ tùy theo họ chọn lựa.

Liều lĩnh phá toang thòng lọng của các lệnh cấm vận, chính phủ Hun Sen đã bắt đầu đưa ra các tin tức về các nguồn tài nguyên quốc gia. Họ đã ký kết 6 mỏ dầu gần vịnh Thái Lan với các công ty nước ngoài thậm chí ngay trước khi Hiệp định Hòa bình được ký vào tháng 10 năm 1991. Các công ty này đã đầu tư số vốn lớn để khai thác dầu ở ngoài khơi Campuchia trong vùng Khmer Trough, gần với Pattani Trough của Thái Lan, nơi đây đã cung cấp phần lớn nguồn dầu cho Thái Lan. Các hợp đồng khai thác dầu này đã thu được khoản lợi tức 6 triệu đô la vào năm 1991 và 20 triệu đô la vào năm 1992. Thậm chí ngay ban đầu, một chủ nhà máy cưa người Nhật, Okada đã ký một hợp đồng đầu tư 16 triệu đô la để xây dựng các nhà máy trong một dự án khai thác thêm các cánh rừng đã bị đe dọa.

Khi các quan chức chính phủ và đối tác làm ăn nước ngoài của họ đốn cây, rừng bao phủ các tỉnh Kandal và Takeo gần Phnom Penh đã mất dần từ 15% vào đầu thập niên 1960 đến thập niên 1990 đã hết hoàn toàn. Ngay cả Khơme Đỏ cũng đã nhượng quyền khai thác gỗ cho các nhà buôn Thái qua các mối quan hệ chặt chẽ với quân đội Thái Lan. Một bản tường trình của một công ty Luật quốc tế, Baker & McKenzie đã cho biết các doanh nhân thích quan hệ buôn bán với Khơme Đỏ điền vào các bản giao kèo làm ăn được cánh du kích kháng chiến phát hành.

Công ty viễn thông do chính phủ Úc điều hành, OTC International đã ký hợp đồng với chính phủ Hun Sen . Điều đó đã đánh dấu một bước đột phá quan trọng đối với Hun Sen khi một công ty đã giúp chính phủ và quốc gia của ông thoát khỏi thế cô lập.

Giám đốc điều hành của công ty OTC ở Phnom Penh , Lindsay Harradine cho biết « Khi chúng tôi đến Campuchia vào năm 1990, có không đến 10 số điện thoại nhân viên tổng đài trợ giúp qua Moscow ».

Điều đó có nghĩa là nếu quí vị muốn gọi đi London thì cuộc gọi của quí vị sẽ phải đi qua ba nhân viên tổng đài và có thể phải chờ mãi cho tới khi kết nối được với nhau.

Nở một nụ cười mệt mỏi, Harradine nói « Trước hết, quí vị phải gọi cho nhân viên tổng đài địa phương ở Phnom Penh , họ sẽ gọi nhân viên tổng đài ở Moscow, rồi nhân viên này sẽ gọi cho nhân viên tổng đài ở London và cuối cùng người này sẽ kết nối với quí vị ».

Các nhà ngoại giao đã phải mất hàng giờ chờ điện thoại. Mỗi sáng , các nhà ngoại giao phương Tây sẽ phải cầu mong cho các anten đĩa vệ tinh Intersputnik được Liên Xô cung cấp hoạt động tốt – để liên lạc Campuchia với thế giới bên ngoài qua Moscow. Quên đi lời cảnh báo và coi thường lệnh cấm vận, vào đầu năm 1990 OTC đã ký một hợp đồng kinh doanh 10 năm với Ban giám đốc Bưu chính và Viễn thông Campuchia . Thực ra, các công ty như OTC và nhiều nhà đầu tư nước ngoài khác đang đi theo chính sách cam kết có tính xây dựng, đúng hơn là chính sách phủ nhận sự cô lập chính phủ Phnom Penh , mà nhiều nhà doanh nhân xem họ là các nhà giải phóng xuất chúng khỏi chế độ diệt chủng man rợ.

Công ty khổng lồ của Úc này cũng chẳng mấy tác dụng khi phải đương đầu với bộ máy quan liêu cồng kềnh của Campuchia . Ngày ấy đường dây điện thoại bị tắt ngấm thường xuyên là chuyện chẳng sao che giấu được. Chẳng ai biết được bộ máy quan liêu hầu như đã làm cho hệ thống viễn thông tê liệt như thế nào. Dần dần theo thời gian, vấn đề đó đã trở nên rõ ràng là Cục Bưu chính và Viễn thông điều hành mạng lưới này đã làm què quặt nó do sự can thiệp thiếu hiểu biết của chính quyền. Có điều hơi lạ là hệ thống ấy vẫn hoạt động.

Kỳ lạ là dù vào năm 1990, đã mang về số lợi nhuận 150 triệu riel (96.000 đôla), nhưng Cục này vẫn lún sâu vào tình trạng bất ổn tài chính. Thực chất của vấn đề là các cơ quan nhà nước và các công ty quốc doanh – chiếm 80% thuê bao – chưa chịu trả các hóa đơn điện thoại. Câu chuyện này cũng tương tự đối với các ngành khác của chính phủ, chẳng hạn như Cục cấp nước và điện lực.

Những người chỉ trích chính phủ Hun Sen đã không chịu để ý tới các phần đóng góp cho nền kinh tế chung. Nhiệm vụ xây dựng lại quê hương từ hàng triệu thứ bị gãy nát mà Khơme Đỏ đã để lại sau khi sụp đổ vào tay chính phủ Hun Sen . Ngoài hoạt động chính trị, chính phủ có nghĩa vụ tinh thần với hàng triệu người dân đã bị choáng váng về mặt cảm xúc do những cái chết của người thân của họ, mất mát về tài sản và nền kinh tế đã bị phe du kích gây ách tắc. Về phần chính phủ phải đối mặt với sự trở ngại của các lệnh cấm vận, công cuộc xây dựng đất nước là một nhiệm vụ quá nặng nề, nhưng là phận sự mà Hun Sen và các cộng sự của ông đã không chùn bước.

Chính phủ của ông đã phải điều hành một đất nước mà các quyền tư hữu tài sản đã bị xóa bỏ, giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản bị đốt cháy, doanh nhân và các trí thức bị giết, các nhà máy và ngân hàng bị đóng cửa. Việc đóng cọc phân ranh đòi lại tài sản là một cơn ác mộng đối với dân chúng. Rất phổ biến chuyện đến ba hoặc bốn gia đình cãi nhau ầm ĩ về cùng một căn nhà mình đã đứng chủ sở hữu ban đầu, có thể đi đến chỗ giết nhau hoặc ở vào tình trạng phải ra lề đường sống. Do đó, chính phủ cộng sản thấy phải giải quyết vấn đề này một cách giản tiện bằng cách quốc hữu hóa đất đai và các nhà máy. Sau này, họ mới nhận ra hành động điên rồ của mình và cho phép có quyền sở hữu tư nhân đất nông nghiệp.

Cũng vào thời điểm đó, chính phủ bắt đầu cho các nhà đầu tư nước ngoài thuê đất và các nhà máy ở thành phố. Sau này, hoàng thân Sihanouk đã viện cớ đó mà cho rằng các quan chức chính phủ Hun Sen đã biển thủ tiền từ các hợp đồng cho thuê và đang lừa bịp cả nước. Ngoài việc phải đương đầu với lời buộc tội này, công cuộc cải tổ kinh tế của Hun Sen còn bị cản trở bởi sự thúc ép từ trong nước phải tăng ngân sách để chống lại Khơme Đỏ và các lực lượng của Hoàng thân Sihnaouk và Son Sann ở dọc biên giới Thái.

Điều gì đã tránh cho một đất nước nghèo xơ xác khỏi bị sụp đổ ? Điều gì đã tránh cho dân nghèo khỏi kéo đến tòa nhà Hội đồng Bộ trưởng biểu tình, nơi văn phòng của Hun Sen tọa lạc, và làm nguôi đi cơn tức giân của họ ? Xét cho cùng, dân chúng sống trong các túp nhà sàn gỗ nhỏ tạm bợ san sát nhau trong các làng mạc đất khô nức nẻ hay trong các căn nhà ổ chuột ở thành phố đều đã có không biết bao nhiêu lời phàn nàn. Câu trả lời đơn giản là – chính phủ Hun Sen không thể cung cấp được các dịch vụ cơ bản như điện, nước hoặc ngay cả chỗ ở căn bản, nhưng đã không còn phải quá bóp bụng mà vẫn bảo đảm được là vào giữa thập niên 1980, đất nước này đã có đủ gạo.

Năm 1979 thực sự là một thảm họa. Khi Khơme Đỏ vừa bị lật đổ, nhân dân mới được giải phóng, các tình trạng lộn xộn xảy ra ở vùng đồng ruộng và phần lớn vụ lúa không thu hoạch được. Nạn đối kém bộc phát vào năm đó. Các kho gạo do Khơme Đỏ chất đống đã nhanh chóng hết không còn gì và nạn đói càng tệ hại hơn do bị hạn hán nghiêm trọng. Nhưng nông dân đã có thể giải quyết được tình trạng quá gay gắt ấy. Thực ra họ đã tìm cách xoay xở để tăng đôi vụ lúa vào năm sau. Dù người dân không đủ thịt gà và thịt heo để ăn, nhưng gạo lúc nào cũng có sẵn, rẻ và không thiếu, đôi khi còn bán ra cho các tàu gạo của nước ngoài.

Gạo là một quả bom hẹn giờ có thể nổ nếu chính phủ không cắt đứt được mối liên kết giữa những nhà kinh doanh Campuchia không biết đạo lý và các nhà buôn của Thái. Từ trước đến nay, những nhà kinh doanh địa phương thường móc ngoặc với các nhà buôn Thái để tạo sự khan hiếm gạo bằng cách bán nó ngay ở biên giới Thái Lan, nơi họ bán được giá cao hơn 30% so với giá do chính phủ Campuchia ấn định. Sự tác động của tình trạng khan hiếm gạo giả tạo sẽ đẩy giá gạo ở Campuchia lên, điều đó sẽ khiến cho đại đa số dân chúng phải chịu giá quá mắc. Tình hình này chẳng gì mới lạ đối với châu Á. Từ những ngày cuối cùng của chế độ Mao Trạch Đông cho tới Đặng Tiểu Bình, gạo đã được buôn lậu ra khỏi Trung Quốc đem tới những nơi nó bán được giá cao hơn.

Tình hình gạo có thể sẽ lộn xộn quá sức tưởng tượng, nếu các vị thần mưa tàn nhẫn với nông dân và hạn hán xảy ra. Một vụ mùa thất bát sẽ gây ra một thảm họa chính trị cho bất cứ chính phủ nào điều hành đất nước Campuchia .Sự rối loạn lúa gạo sẽ gây ra tiếng xấu cho đảng đang cầm quyền và chắc chắn họ sẽ không thể được bầu lại. John Sanderson, Trung tướng Úc, chỉ huy các lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc ở Campuchia , có lần đã nói với chúng tôi rằng mối liên hệ giữa những nhà buôn gạo và Thái Lan nên phải dứt khoát cắt đứt vì sự ổng định giá cả. Con đường duy nhất để làm điều đó là dựng lên các chốt chặn trên quốc lộ dẫn sang Thái Lan.

Cần thiết phải có các chốt chặn. Nhưng cũng cần chúng trên các đường tiểu ngạch mà xe gắn máy có thể đi được. Không có đường trải nhựa tới các cánh đồng chết của Choeung Ek, chỉ cách Phnom Penh 30 phút đi xe. Chỉ có những con đường đất mà xe bò, xe tải và ô tô chèn ép nhau để đi qua và bụi bốc lên mù mịt.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #49 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2009, 01:37:37 pm »

Hầu như không có con đường nào được xây dựng sau thập niên 1930, còn các con đường cũ phải chịu sự bắn phá liên miên của Khơme Đỏ . Phe du kích này thường xuyên lui tới cắt đứt các đoạn đường không cho xe đi qua . Có thể đi lại bằng xe lửa, nhưng chẳng đáng tin cậy mấy. Càng mạo hiểm hơn cho những đoàn du lịch tây ba lô chưa kịp suy nghĩ đắn đo trước khi chọn chặng đường đi bằng xe lửa. Bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra, từ bị bọn cướp đột kích cho tới Khơme Đỏ tấn công hoặc bị nổ mìn. Chỉ có hai tuyến đường xe lửa có bề rộng một mét. Một tuyến dài 385 ki lô mét từ Phnom Penh đến Poipet, một thị trấn biên giới Thái, được các nhà cai trị thuộc địa Pháp xây dựng vào thập niên 1940 và một tuyến dài 263 ki lô mét từ Phnom Penh đến cảng Sihanoukville , được xây dựng trong thời hậu độc lập của Campuchia vào thập niên 1960. Trên tuyến đi Sihanoukville, đầu máy xe lửa không ở đầu mà ở sau toa thứ nhất để có thể chịu nổi khi toa đầu này cán lên mìn bị nổ. Một nhà ngoại giao châm biếm cay độc là những người đi xe lửa ngồi ở toa đầu tiên được miễn phí vì chấp nhận rủi ro.

Những người lính bảo vệ được trang bị vũ khí hạng nặng đi quanh quẩn một cách lơ đễnh trong các toa xe cũng không truyền cho hành khách được sự tin tưởng bao nhiêu, và họ bị các cặp mắt hết sức hồ nghi của các du khách nhìn mình trừng trừng.

Đi lại bằng đường hàng không vào thập niên 1980 cũng bị các rủi ro tương tự như đi xe lửa. Mặc dù có sự lo sợ là máy bay loạt thường do Liên Xô chế tạo có thể bị bắn tỉa khi lượn vòng hạ thấp dần trước khi đáp ở Siem Reap, nhưng mối nguy hiểm thực sự là độ an toàn kỹ thuật của chính chiếc máy bay ấy. Một phi đội với vài chiếc máy bay được bảo trì cẩu thả bời những người Nga có tiếng là trả lương thấp cho các công nhân kỹ thuật của họ. Hãng hàng không Campuchia , một hãng máy bay có biểu tượng lá cờ của họ, điều hành phi đội máy bay gồm 3 chiếc máy bay cánh quạt Antonov-24, 2 chiếc phản lực Tupolev-134 và 3 chiếc trực thăng MI-8. Hãng máy bay này ở phi trường Phnom Penh trên một khu vực sân lộ thiên, họ can đảm điều hành các chuyến bay thường xuyên đến Siem Reap, Stung Treng và hàng tuần có hai chuyến đến Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đi từ thành phố Hồ Chí Minh đến Phnom Penh không thuận tiện vì hàng tuần hai chuyến bày này hầu như lúc nào cũng hết chỗ, buộc du khách phải chịu đi bằng xe taxi mất 8 giờ qua biên giới tại Bavet, du khách sẽ phải đi qua một con sông, có các lính bảo vệ và các viên chức di trú với vẻ mặt khó chịu.

Người rành rẽ về Campuchia thường cho đây là một đất nước nơi mà xe bò là cách đi lại được ưa chuộng hơn. Nhưng không phải nhiều dân làng có thể có đủ tiền mua bò hoặc xe dùng cho bò kéo. Tuy nhiên, thường hay thấy xe đạp và xe mô tô nhiều hơn. Có 5.000 xe ô tô ở các thành phố vào năm 1989 và có đến 6 vạn xe mô tô. Năm 1992, lượng ô tô tăng vọt lên 4 vạn chiếc, phần lớn số xe này do 22.000 quân Liên Hiệp Quốc đã mang vào nước này và những nhà giàu mới phất lên sử dụng.

Một trong các khía cạnh của cuộc sống làm cho bực mình hơn ở Campuchia vào thời điểm đó, là du khách và cư dân địa phương họ phát hiện nước sử dụng bị hôi thối. Khách sạn 5 sao không cung cấp nước uống trong phòng. Nước đó được bơm lên từ sông Mê kông mang đầy phù sa màu đỏ - màu sắc của chính phủ.

Thành phố Phnom Penh lấy nước uống từ các dòng sông Tonle Sap và Tonle Bassac. Hết sức bừa bãi, thành phố này xả nước thải qua cống rãnh vào chính nước họ dùng để uống. Nước sông được lọc tại các nhà máy xử lý nước của Pháp xây dựng đã quá cũ kỹ, mà thường bị hết hóa chất để xử lý ; và khi điều đó xảy ra, thì nươc được cấp luôn cho thành phố mà không xử lý nữa. Cho tới giữa thập niên 1990, chỉ 20% cư dân thành phố có thể dùng nước giếng, nước ao và nước ở các dòng suối ở tình trạng rủi ro gây bệnh nghiêm trọng. Trung bình, trẻ em đã mắc bệnh tiêu chảy cấp tính một năm tám lần. Cũng giống như công ty điện thoại, Cục cấp nước và điện không có đủ tiền mặt vì các cơ quan và công ty nhà nước sử dụng các dịch vụ này chưa thanh toán hóa đơn cho họ.

Một trong các hành động thô thiển đáng mỉa mai nhất mà Khơme Đỏ đã quyết định từ năm 1975 đến 1979 là bãi bỏ trường học cùng với cuộc hành quyết dã man chống lại các giáo viên, viện sĩ, nghệ sĩ , nhà văn và các nhà trí thức, mà nhiều người trong số họ đã bị giết. Chỉ một vài người may mắn đã có thể tìm được đường trốn sang Việt Nam hoặc Thái Lan để tìm cuộc sống tốt hơn tại một nước thứ ba ở phương Tây. Khi chế độ Heng Samrin lên cầm quyền, họ đã phải vật lộn với nhiệm vụ không sao có thể xây dựng lại một hệ thống giáo dục đúng nghĩa vì các giáo viên đã bị giết chết – toàn bộ những người làm nghề giáo đã bị giết bằng lưỡi lê. Học sinh sinh viên đã mất bốn năm học và sẽ mất thêm nhiều năm khi toàn bộ hệ thống giáo dục đã bị tàn phá.

Như mong đợi, các nước khối Xã hội chủ nghĩa sẽ đổ xô ủng hộ Campuchia , sẽ mang tiền bạc và sự trợ giúp kỹ thuật để dựng lên các trường học mới và sửa sang lại các trường cũ. Một số viện trợ được tiến hành dưới dạng đào tạo cho các quan chức chính phủ Campuchia tại các Học viện nghiên cứu cao cấp của Moscow. Do đó, các viên chức kinh tế của Campuchia đã trở về quê hương với cái đầu của họ được nhồi nhét các tư tưởng lỗi thời về nền kinh tế có kế hoạch trung ương tập quyền và mệnh lênh tối cao, ngay vào thời điểm ấy, các nước láng giềng, Thái Lan và Singapore đang mạnh mẽ mở cửa thị trường của họ để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Chỉ với 30% dân chúng biết đọc biết viết và tuổi thọ trung bình chỉ 50, Campuchia không thể thoát ngay ra khỏi bãi lầy của sự đình đốn. Việt Nam đã phải trải qua một cuộc chiến tranh kéo dài lâu hơn  nhiều để chống lại Trung Quốc, Pháp và Mỹ, họ đã thực hiện thành công tốt hơn nhiều với tỷ lệ người biết đọc biết viết là hơn 80% va tuổi thọ trung bình là 65. Nhưng công bằng mà nói, Campuchia đã tạo được kỳ công với 5 năm giáo dục phổ cập. Một nhóm các trẻ ở Siem Reap đã làm cho du khách hết sức ngạc nhiên với tiếng Anh lưu loát của chúng vốn được học tại trường địa phương. Thậm chí chúng còn thuật lại được khá chính xác về lịch sử của Angkor trong 6 phút mà chúng thường nhận được một đô la thưởng công xứng đáng.

Các quan chức được đào tạo ở Moscow có thể đoán biết mình không còn hợp thời.. Đất nước đang chào đón những người Campuchia có học thức được đào tạo ở phương Tây, họ đang trở về quê hương và được nâng lên chuẩn có trình độ học thức cao hơn.

Một nhà trí thức lớn của Campuchia đã bình luận về sự liên quan đến chính phủ là « Ngày ấy không xa, lúc sinh viên nước ngoài sẽ đến đại học Phnom Penh để nghiên cứu lịch sử Khơme thay vì vào đại học Yale ở Mỹ ».

Những người Campuchia giàu có đang bù đắp số lượng thiếu hụt gây ra do các giáo viên Liên Xô rút về nước năm 1990 vì việc cắt giảm viện trợ của Moscow. Một điều hết sức trớ trêu là các giáo viên đã bỏ việc. Nhiều người làm việc ngoài giờ để kiếm thêm cho đủ sống khi tiền lương dã trở nên không đủ cho chi phí.

Sự tàn sát toàn bộ giới học thức do hành vi độc ác đố kỵ, Khơme Đỏ dã man đã thủ tiêu có hệ thống những người trong nghề y. Meas Kim Suon, một nhà báo trước đây là một bác sĩ đã cho chúng tôi biết là khi Khơme Đỏ đã tiêu diệt xong, cả nước còn không đến 50 bác sĩ. Vào thời điểm ấy, các nhà kinh tế đã đánh giá được tính chất phức tạp của nền kinh tế qua con số bác sĩ phục vụ dân, lúc Khơme Đỏ đang ra sức xóa bỏ những người trong nghề y. Vào ngày 17 tháng 4 năm 1975, Khơme Đỏ vào chiếm thủ đô và đã kéo vào các bệnh viện. Các bác sĩ và ý tá đã bị cưỡng bức phải đi bộ về miền quê để rồi bị giết.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM