Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 12:57:57 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hunsen - Nhân vật xuất chúng của Campuchia  (Đọc 56477 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #10 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2009, 04:43:54 pm »

Trong chuyến trở về, Sihanouk đã công khai đòi hỏi quyền độc lập. Trong một lần tỏ thái độ cương quyết, ông đã sang sống lưu vong ở Thái Lan và từ chối không chịu giao thiệp với các quan chức Pháp. Vào tháng 6 năm 1953, ông tuyên bố mởi một cuộc vận động lớn của hoàng gia để đòi hỏi độc lập. Pháp đang phải chống trả quyết liệt trong  cuộc chiến ở Việt Nam , nên không muốn mạo hiểm thêm một cuộc chiến khác nữa ở Campuchia và rốt cuộc đã chịu nhượng bộ công nhận nền độc lập của Campuchia vào tháng 11 năm 1953 . Cuộc vận động bất bạo lực của Sihanok đã thắng lợi. Từ đó trở đi, ông mường tượng mình như Mahatma Gandhi, chỉ trước đó một vài năm, ông đã giành được độc lập cho Ấn Độ từ tay người Anh bằng cách đấu tranh bất bạo động. Sau này, một công viên được xây dựng ở trung tâm Phnom Penh với tượng bán thân nổi bật của Mahatma Gandhi,

Sau đó, Sihanouk càng lao sâu vào hoạt động chính trị. Ông thoái vị vì nghe theo cha mình, Norodom Suramarit vào tháng 3 năm 1955 để theo đuổi các vấn đề chính trị đầy tham vọng một cách công khai. Ngay tháng kế tiếp, Sihanouk đã lập đảng phái chính trị mới của ông, Đảng Sangkum Reastr Nyum, đánh dấu sự khởi đầu kỷ nguyên Sangkum, một thời kỳ sung túc, nông dân báo cáo các vụ mùa bội thu và đích thân Sihanouk đặt ra các nền móng cho ngành kỹ nghệ.

Nhưng Sihanouk đưa chủ nghĩa dân tộc của ông đi quá xa và tạo ra hàng loạt các sai lầm sâu sắc, đả đẩy chính ông và đất nươc của ông vào một chiều hướng xung đột với Hoa Kỳ. Sai lầm lớn nhất của Sihanouk ( theo nhận định của Mỹ) là công khai ủng hộ quân Việt Minh của Hồ Chí Minh đang chiến đấu với quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam . Sihanouk để cho Việt Minh tạo hành lang đi qua Campuchia trên con đường được gọi là “ đường mòn Hồ Chí Minh”. Chính phủ Mỹ không tán thành chiến lược như vậy để phá hoại các nỗ lực trong cuộc chiến của họ ở Việt Nam , hơn nữa điều đó còn gây trở ngại cho các nhóm chính khách Campuchia có ảnh hưởng đang phát triển mối quan hệ thân cận với Washington. Khuynh hướng chống phương Tây của Sihanouk đã trở nên quá rõ ràng khi ông cắt đứt quan hệ ngoại giao với hai liên minh mạnh nhất ở châu Á của Mỹ - Thái Lan ( năm 1961 ) và miền Nam Việt Nam (1963). Ba tháng sau khi cắt đứt quan hệ với miền Nam Việt Nam , Sihanouk lại phạm một sai lầm khác do từ chối nhận viện trợ của Mỹ vào tháng 11, và tiếp tục viết các bài xã luận chống Mỹ kịch liệt trên các tờ báo dưới quyền quản lý của ông, chẳng hạn như, Kambuja Monthly Illustrated Review, diễn đạt ý kiến đối lập hùng hồn ủng hộ thái độ trung lập của quốc gia ông. Vào năm 1964, quân Mỹ và quân đội miền Nam Việt Nam đã phát động các cuộc tấn công vào các làng mạc của Campuchia , kết quả là các mối quan hệ ngoại giao của Campuchia với Mỹ đã hoàn toàn đổ vỡ vào tháng 5 năm 1965, và thái độ trung lập bị đánh tơi tả. Vào năm 1969, Mỹ bắt đầu bí mật ném bom xuống các nơi bị nghi ngờ có bộ đội Việt Nam ẩn náu bên trong đất Campuchia .

Trước thảm cảnh của hàng ngàn người dân Campuchia bị chết trong các cuộc tấn công bằng bom của Mỹ, Sihanouk lại đi Pháp cho kỳ nghỉ hàng năm vào tháng giêng năm 1970. Vào lúc bấy giờ, các cố vấn chính trị của ông ở Campuchia , chẳng hạn như, Sisiwath Sirik Matak đã bắt đầu âm mưu chống lại ông. Nắm được thời cơ không có mặt của Sihanouk, Matak và một vài sĩ quan đã đến nhà của Thủ tướng Lon Nol ở tại khu tập bắn súng lục, buộc ông phải ủng hộ cuộc bỏ phiếu ở Quốc hội để lật đổ Sihanouk vào ngày hôm sau. Cuộc đảo chính được phát động đâu vào đấy giống như bộ máy đồng hồ vào ngày 18 tháng 3. Quốc hội đã biểu quyết để truất phế Sihanouk, hoàn toàn nhất trí là họ không còn đủ tín nhiệm vào sự điều hành đất nước của ông nữa. Lon Nol vẫn còn giữ chức Thủ tướng, với Matak là phó Thủ tướng. Chính phủ cộng hòa mới ngay lập tức giành được sự công nhận và trợ giúp tài chính từ Washington. Còn Sihanouk sống lưu vong trong một dinh thự ở Bắc Kinh.

Vào thời điểm này, phong trào cộng sản hừng hục dấy lên ở vùng nông thôn. Phong trào này được Saloth Sar lãnh đạo , một trí thức học ở Pháp, sau này lấy tên là Pol Pot. Ông đoạt được học bổng sang Paris học ngành vô tuyến điện, nhưng đã bỏ bê việc học hành và được cho là đã tham gia vào Đảng Cộng sản Pháp. Chẳng bao lâu, ông và các thanh niên cộng sản người Khome khác bắt đầu nhận thức được chế độ quân chủ tuyệt đối của Sihanouk như một chế độ độc tài. Saloth Sar viết một bài báo gây tranh luận để kêu gọi trừ khử chế độ quân chủ ấy. Sihanouk hết sức tức giận và ông đã cắt hết ngân quỹ học bổng. Năm 1953, Saloth Sar trở về Phnom Penh để gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương, và đảm trách Đảng cách mạng Nhân dân Khơme vừa mới ra đời. Cơn giận day dứt khôn nguôi trong tâm hồn của ông là sự có mặt của người Pháp, sự thống trị của Mỹ và chủ nghĩa độc tài của Sihanouk. Campuchiaảnh sát của Sihanouk đã phát động chiến dịch khủng bổ chống lại người cộng sản , những người mà Sihanok gán cho cái tên bằng tiếng Pháp một cách nhạo báng là “ Khmers Rouges” hoặc Khơme Đỏ . Sau đó, Pol Pot thấy được nguồn cảm hứng chủ nghĩa cộng sản theo kiểu Mao Trạch Đông, và tìm cách tạo khuôn mẫu chủ nghĩa Mao ở Campuchia qua việc đấu tranh giai cấp và cải cách ruộng đất. Trước khi Sihanouk bị lật đổ, thì ảnh hưởng của Khơme Đỏ đã lan rộng ra khắp mọi vùng thôn quê rộng lớn.

Chế độ cộng hòa mới của Khơme bắt đầu có các mối quan hệ ngoại giao với Thái Lan và Sài Gòn vào tháng 5 năm 1970. Sihanouk hô hào ủng hộ các người lãnh đạo Khơme Đỏ , Pol Pot và Khieu Samphan lật đổ chế độ Lon Nol để khôi phục cho mình vai trò cai trị mà ông cho là hợp pháp. Vào tháng 4 năm 1973, Sihanouk thăm các vùng do Khơme Đỏ kiểm soát, họ chống lại các lực lượng của Lon Nol ở nhiều mặt trận. Để phòng trước trường hợp Khơme Đỏ tiến công vào Phnom Penh, tòa đại sứ Mỹ đã vội vàng đóng cửa vào ngày 12 tháng 4 năm 1975.

Khơme Đỏ tiến vào Phnom Penh vào ngày 17 tháng 4 năm 1975. Các cuộc thảm sát bắt đầu diễn ra vào ngày đầu tiên và hầu như đã tiếp tục xảy ra trong bốn năm. Vào lúc kết thúc chế độ này, tổng số người thiệt mạng được ước t ính vào khoảng 1,7 triệu người dân vô tội Campuchia , họ đã bị tra tấn và bỏ đói cho đến chết. Khơme Đỏ cho phép Sihanouk trở lại Phnom Penh vào tháng 12 năm 1975, nơi ông hầu như bị giam hãm bên dưới cung điện và chẳng hay biết các người bạn Khơme Đỏ của ông đã di tản dân ra khỏi các thành phố, cấm tiêu tiền và biến đất nước thành trại tập trung.

Trong một bầu không khí pháp lý không còn hiệu lực như vậy, người dân Campuchia tiêu diệt lẫn nhau. Hun Sen đã trưởng thành. Ông không thể trả ơn cho sự giáo dục của mình , cho công ơn cha mẹ đã gửi ông tới trường ở Phnom Penh. Đứa trẻ ấy vốn là người ngưỡng mộ nồng nhiệt Sihanouk và quặn đau khi ông bị cuộc đảo chính lật đổ. Khi Sihanouk kêu gọi người dân trong nước của ông vào năm 1972 đứng lên tham gia vào phong trào lật đổ Lon Nol, Hun Sen đã hưởng ứng. Ông bỏ học và vào rừng để gia nhập Khơme Đỏ , ông không biết rõ được dã tâm giết người của họ. Cuối cùng, Hun Sen đã bỏ hàng ngũ Khơme Đỏ vào năm 1977 và chạy sang Việt Nam , nơi mới đầu ông đã bị bắt giam. Sau này, ông đã tìm kiếm được sự giúp đỡ của Việt Nam chống lại Pol Pot, một chế độ dã man đã bị sụp đổ vào năm 1979.

Cuốn sách này chứa đựng những tình tiết chưa được nói ra về Hun Sen. Nó cũng là quyển truyện về đất nước không chịu nổi chính sách ngoại giao theo tư tưởng thiển cân của Sihanouk và đời sống chính trị thời Chiến tranh Lạnh để kết hợp lại tạo ra những tình thế, trước hết để Khơme Đỏ lên nắm chính quyền và sau đó từ hoàn cảnh ít người biết đến một nhân vật có ảnh hưởng lớn như Hun Sen nổi lên đánh bại hoàn toàn chế độ diệt chủng và nắm quyền kiểm soát đất nước đã bị chiến tranh tàn phá.

Với đường lối sâu sát cứng rắn của Hun Sen, đất nước dần dần từng bước đã trở nên ổn định, các nhà đầu tư cho biết trước đây chưa bao giờ có được sự tin tưởng cao đến như vậy trong làm ăn kinh doanh. Khi những sự đồi bại của tệ tham nhũng và tội ác cũ tỏ ra khó loại bỏ, Hun Sen đã cảnh báo với những người trong đảng của ông phải thay đổi lề lối của họ nếu không sẽ có nguy cơ bị khai trừ. Rõ ràng Hun Sen đã kiên quyết xây dựng một đất nước Campuchia phồn thịnh về phương diện kinh tế. Trớ trêu thay, các con người gây trở ngại ghê gớm nhất cho tầm nhìn của ông lại chính là các chính khách có ảnh hưởng và những người làm việc trong cơ quan nhà nước đầy quyền lực nằm trong chính phủ của ông.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #11 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2009, 10:52:19 am »

THỜI ĐẠI CỦA KOMPONG

ĐỨA CON CỦA TRĂNG RẰM

Ngôi làng Tuol Krosang chưa bao giờ giống như thế trước đây.

Một xóm ít được biết đến nằm gần thành phố Takhmau, quê hương của những nông dân trồng lúa và những đàn diệc trắng vỗ cánh bay lên lúc có những con chim khác loài bay đến. Khi Hun Sen chuyển đến ngôi nhà ở quê ông khoảng đầu năm 1989, xóm nhỏ ấy đã bị mất đi sự yên tĩnh bởi tiếng các động cơ trực thăng gào thét, tiếng chong chóng máy bay rít lên vù vù và những tiếng ồn ào của một trại lính. Nhìn qua những khoảng trống giữa các hàng cây sắn nước đang ra hoa và các lùm cây xoài, chuối và cây thốt nốt, dân làng có thể thấy những con chim sắt lên xuống sân bay trực thăng một cách vụng về tại một địa điểm cách xa, chung quanh có các đầm lầy. Họ biết người hàng xóm Hun Sen đã lại về.

Họ thẫn thờ không biết sao chàng trai Kompong nghèo ấy lại thăng tiến nhanh như thế. Chăm chú ngắm nhìn ông ta với vẻ tò mò pha lẫn sự kính sợ, họ biết bây giờ ông đã là người xuất chúng chưa từng có và rất biết ơn ông đã giải phóng cho họ khỏi bọn Khơme Đỏ diệt chủng, những kẻ đã bỏ dân chết đói, tra tấn và giết khoảng 1,7 triệu người Campuchia vào giữa thập niên 1970.

Một năm sau khi ông lật đổ Thủ tướng thứ nhất Norodom Ranariddh, người con trai của quốc vương Norodom Sihanouk, Hun Sen nói với chúng tôi vào giữa năm 1998, “ Trong số những học sinh xuất sắc tôi là một người như họ. Trong số những người lính cừ khôi, tôi là một người như họ. Bây giờ trong số những người xuất chúng , tôi là một người như thế “.

Lượm lên tờ báo TIMES có hình tổng thống Suharto của Indonesia trên trang bìa, một người đầy quyền lực mà ông thường so sánh, với nụ cười tươi, ông nói “ Ông ta không còn nữa, tôi vẫn còn đây “.

Từ lâu trước khi Suharto bị lật đổ, Hun Sen đã bày tỏ khát vọng sâu xa nhất của mình “ Tôi muốn phát triển đất nước mình giống như các nhân vật vượt trội khác ở Đông Nam Á đã làm “.

Nhân vật xuất chúng người Campuchia này đã bước sang tuổi 46 vào năm 1998, vốn chẳng phải được sinh vào gia đình giàu sang hay quyền lực. Sau khi gia đình không còn giữ được cảnh sung túc, ông chẳng khác gì đứa trẻ nghèo ở nông thôn. Cha mẹ ông không có dự định gì cho tương lai ông và họ chắc sẽ hạnh phúc khi thấy ông trở thành một người nông dân trồng lúa.

Vào nửa đêm dưới ánh trăng rằm của thứ Ba, ngày 5 tháng 8 năm 1952, Hun Sen chào đời.

Hun Sen kể trong một cuộc phỏng vấn với các tác giả, “ Theo sự tin tưởng của người Campuchia , những trẻ được sinh vào năm Thìn , nhất là vào ngày thứ Ba thì rất bướng bỉnh. Trên phương tiện truyền thông đã nói sai ngày sinh này là ngày 4 tháng 4 năm 1951. Chúng tôi sẽ phải sửa lại chính xác ngày sinh của tôi “.

Trong cuộc đời sau này, tính cứng cỏi cũng như kiên cường của ông đã chứng tỏ sự chính xác về niềm tin của những người Khơme Đỏ cao tuổi.

Ông được sinh ra ở xã Peam Koh Snar thuộc huyện Stung Trang thuộc tỉnh Kompong Cham trên bờ đông tại khúc quanh của sông Mê kông. Mẹ ông sinh ông tại nhà, chứ không phải ở bệnh viện. Bà ngoại ông là một bà đỡ, đã đỡ cho tất cả con cháu trong dòng họ.

Hạnh phúc có được dòng sông hùng vĩ ấy mà tỉnh này là vựa lúa của miền quê rất nghèo và đâu cũng có sông nước. Ông lội lõm bõm qua các con đường quê vào mùa mưa khi làng bị lụt. Người dân ở đó nhờ vào dòng sông ấy hoặc làm ruộng để kiểm sống. Gia đình ông sống trong một ngôi nhà bên trong không có vách ngăn theo kiểu thường thấy của người Khơme : nhà sàn làm bằng gỗ và trong nhà dành ra ba nơi – hai gian trống để sinh hoạt và một gian để nấu nướng.

Cha mẹ ông gọi ông là Hun Bunall. Bốn thập niên sau người dân ở làng vẫn gọi ông bằng cái tên thưở bé ấy.

Ông nói « Họ cố tìm cho tôi một cái tên vần với tên của cha tôi. Tên cha tôi là Hun Neang, vì vậy họ gọi tôi là Hun Nal.  Hơn nữa, khi mới chào đời tôi khá bụ bẫn ; và theo phong tục ở nông thôn, một bé trai mập mạp sẽ dược gọi là Nal ».

Vào độ thanh niên, ông rời quê nhà lên Phnom Penh học, lần thứ hai tên ông được đổi. Có lúc người ta gọi ông là Sen, có lúc gọi là Ritthi Sen. Trong truyện của người Khơme cổ, Ritthi Sen là tên của một cậu con trai phải chịu khốn đốn qua tay của 11 người mẹ ghẻ.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ thu thập tin tình báo ở Kompong Cham vào năm 1972, ông đã bỏ tên cũ và quyết định lấy tên là Hun Sen.

Ông nói «  Nhưng cho đến bây giờ những người thân của tôi vẫn gọi tôi là Bunall ».

Thói quen thay đổi tên đã xảy ra trong gia đình này. Hai người anh của ông, Hun Long San và Hun Long Neng đều đã bỏ tên đệm. Ngoài những người này, Hun Sen còn có ba em gái – Hun Sengny, Hun Sinath và Hun Thoeun – tất cả họ đều sống qua được những giai đoạn khủng khiếp.

Ông nói « Một người anh đã chết trước khi mẹ tôi sinh tôi ».
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #12 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2009, 03:06:46 pm »

 Vào năm 1945, khi quân Nhật chiếm tất cả các đồn bốt chỉ huy ở Campuchia sau khi xâm chiếm Đông Dương vào năm 1941, cha của Hun Sen, Hun Neang là một vị sư tại chùa Unalong ở tỉnh Kompong Cham và mẹ, Dee Yon là một người nội trợ. Hun Neang là học trò của một nhà tu đạo hạnh tên là Samdech Chunnat. Sau khi Hun Neang cởi áo cà sa, ông gia nhập phong trào Issarak để đấu tranh giải phóng đất nước khỏi chế độ cai trị của thực dân Pháp. Nhưng gia đình đã phải chịu tai họa khi một nhóm các thành viên của Issarak bắt cóc mẹ của Hun Sen để đòi tiền chuộc. Những kẻ bắt cóc biết ông ngoại của Hun Sen là một người giàu có.

Gia đình giàu có này đã buộc phải bán tài sản để trả tiền chuộc cho những kẻ bắt cóc. May thay mẹ ông được thả mà không bị chúng hãm hại. Nhưng bị mất gần hết đất đai, cuộc sống gia đình đã ngày càng trở nên nghèo khó. Campuchiaần tiển để phụ giúp gia đình, Hun Neang đã phải đánh liều vào lính bảo đoàn của chính phủ. Ông được người Pháp huấn luyện và chỉ đạo cho quân bảo đoàn của ông chống lại Issarak. Sau khi Campuchia được độc lập vào năm 1953, ông trở thành đội trưởng lực lượng tự vệ ở làng xã nơi ông ở.

Hun Sen nói về cha mình « Ông có máu nhà binh ».

Bà ngoại của Hun Sen có ảnh hưởng rất lớn đối với gia đình. Dù chỉ là một bà đỡ, nhưng bà có được kiến thức khá vững chắc về luật lệ ở địa phương và khuyên bảo người ta về các vấn đề pháp lý của họ.

Mẹ của Hun Sen không biết đọc biết viết nhưng bà tính toán giỏi. Bà không biết viết gì ngoài chính tên mình, tên chồng và tên sáu đứa con. Sau khi Hun Sen chuyển về ngôi nhà ở quê ông tại Takhmau vào năm 1989, cha mẹ của ông tiếp tục sống trong một biệt thự có lính bảo vệ nghiêm ngặt ở Boulevard Suramarit gần Đải kỳ niệm Độc lập ở thủ đô. Do các cuộc xung đột vũ trang nên trên đường phố của Phnom Penh vào ngày 5 và 6 tháng 7 năm 1997 giữa lực lượng của Hun Sen và Ranariddh, sức khỏe của mẹ ông đã bị ảnh hưởng và bà phải vào bệnh viện Calmette ở Phnom Penh . Vào năm ấy, bà đã bước qua tuổi 77 còn cha ông đã 75 tuổi.

Giọng của Hun Sen nghẹn ngào khi ông nói « Theo bác sĩ thì mẹ tôi không thể sống hơn được sáu tháng . Bà đã được tận tình cứu chữa, nhưng bác sĩ đã chữa trị không hơn sáu tháng ».

Bà chết vào đầu năm 1998. Một người bạn thời thơ ấu của Hun Sen, Chhim You Teck, làm phụ tá y khoa ở bệnh viện Calmette, nói là mẹ ông mắc phải bệnh gan rất nặng. Người con trai đau lòng thương tiếc cả tháng để tang mẹ. Ông hủy bỏ mọi cuộc hẹn và hoãn lại cuộc nói chuyện riêng với chúng tôi.

Sống giữa cảnh nghèo túng và ốm đau, Hun Sen đã học được mưu mẹo để sống sót. Ông đã trải qua 6 năm học ở trường tiểu học Peam Koh Snar tại xã. Không có trường trung học ở xã, chẳng còn chọn lựa nào khác phải rời gia đình để cha mẹ gửi ông lên Phnom Penh học tại trường Lycee Indra Dhevi từ năm 1965 tới 1969.

Ông nói « Tôi không học xong trung học, nhưng sau này tôi đã hoàn tất được chương trình học bằng cách tiếp tục học thêm một buổi, tôi rất thích nghiên cứu học hỏi ».

Ông rất giỏi môn toán nhờ vào sự hướng dẫn của mẹ ông và phát huy được môn văn học Khơme mình yêu thích. Một người mê thể thao, ông thích điền kinh, bóng chuyền và tiếp tục chơi cho tới khi ông trở thành Thủ tướng.

Ở trường, ông rất mê thơ ca Campuchia , ông tìm hiểu thơ của Preah Bat Ang Duong, những lời giáo huấn của Krom Ngoy và các sách của Tiv Ol viết về giáo dục.

Sức lôi cuốn của các truyện tình cảm nhẹ nhàng, như Kolap Pailin ( Hồng Pailin), Phkar Srapan (Đóa hoa tàn), Romeo và Juliet của Tum Teav và các tác phẩm cổ, như thiên sử thi Hindu, Ramayana đã làm ông phải xúc động. Ông thích đọc các tác phẩm của Preah Chinavong, Preah Thinnavong, Luong Preah Sdech Kan và các sastras (truyện cổ) của Campuchia được viết trên lá thốt nốt. Ông không thích các phim phổ biến , ngoại trừ các phim dựa theo các truyện cổ Khơme.

Thậm chí mới là một thanh niên mà ông đã có đầu óc chính trị sắc sảo. Bản năng này đã phát triển sớm, thậm chí còn sớm hơn thế vì sự lan rộng tình trạng bất công về xã hội và kinh tế trong xã hội Campuchia . Chỉ là một cậu bé mà ông đã biết để ý và ngưỡng mộ vị quốc trưởng Hoàng thân Norodom Sihanouk, nhưng ông không thích bọn tham quan và các thành viên trong Quốc hội.

Ông nói «  Những người này chưa bao giờ đến làng xã tiếp xúc với dân, cũng chẳng giữ những lời đã hứa trong các cuộc vận động tranh cử ».

Là một cậu bé hết sức nghi ngờ người giàu có và quyền lực.

Ông nói  « Tôi không thích những đứa trẻ hỗn xược xuất thân từ các gia đình có quyền thế và giàu sang, những kẻ khinh thường những người nghèo. Họ không nghiên cứu sách giáo khoa và cũng chẳng chịu học hành, thế nhưng họ luôn thi đậu ».

Ngay ban đầu, ông đã từ từ thấy không thích Khơme Đỏ , cũng như Khơme Serei, một phong trào chống chế độ quân chủ được Mỹ ủng hộ.

Ông nói  « Tôi căm phẫn các hành động xâm lược và ném bom từng được Hoa Kỳ và miền Nam Việt Nam tiến hành ở Campuchia ».

Lúc còn đi học ông muốn khi lớn lên sẽ trở thành một giáo viên. Nhưng sau khi ông gia nhập Mặt trận Giải phóng Dân tộc được Sihanouk lãnh đạo vào năm 1970, ông lại muốn trở thành một phi công.

Ông nói « Các khát vọng và ước mơ của tôi đã không còn nữa vì chiến tranh và chế độ diệt chủng. Các biến cố chính trị đã làm thay đổi các ước vọng của tôi, đã đẩy tôi vào hoạt động chính trị, điều mà tôi không muốn làm. Tôi đã trải qua một cuộc sống gian khổ, đầy những thương tâm và nỗi đau phải chia cách do cuộc sống xa cha mẹ từ khi còn tấm bé ».

Những nỗi đau khổ vẫn còn hiển hiện dù vết thương đã lành.

Ông nói « Sau khi tôi lập gia đình nhưng chẳng mấy khi tôi gặp vợ con. Mãi tới năm 1979 rồi tôi mới được đoàn tụ gia đình. Nhưng một hành động tốt lúc nào cũng được đền đáp và dù tôi phải xa cách cha mẹ và gia đình, tôi lại có được sự yêu thương và cảm thông của dân chúng và bạn bè quan tâm đến. Chính vì hộ mà tôi còn có thể sống sót ».

Không phải quá xa xôi, thế nhưng cuộc sống ở đấy khá cách biệt với ngôi làng của Hun Sen, một cô bé đang lớn lên ở làng Rokarkhnau thuộc huyện Kroch Chhmar tỉnh Kompong Cham.

Những tia nắng vướng trên các ngọn cây mọc che phủ trên ngọn đồi nhỏ bọc quanh ngôi làng Rokarkhnau trông thật sinh động, khiến cho một phụ lưu nhỏ của sông Rokarkhnau lấp lánh tựa như một dải bạc thu hẹp, một bé gái 7 tuổi có thể trượt chân trên các hòn đá ở lòng sông ấy phải vấy bùn. Giống như bao trẻ khác, hễ khi nào có dịp, cô bé có nước da trắng ấy đá gót chân vào dòng nước ngập đến mắt cá chân của nhánh sông nhỏ.

Lúc đó là mùa hè năm 1961. Và cô bé đã đến gần cửa của ngôi nhà bên trong khu ruộng của nhà mình, bé Bun Rany có thể ngửi thấy mùi mắm Pra hok chiên ở trong cái nồi của nhà. Hầu như cô lại thấy nụ cười yên lòng trên gương mặt của bà mình khi dùng muôi xúc cơm và mắm chiên ra.

Mùa mưa thì còn rắc rối hơn nhiều. Nghĩa là phải đi dò qua sông để tới trường bằng một chiếc xuồng mong manh băng qua các dòng nước bạc ôn hòa bấy giờ đã trở thành chảy siết.

Dù sao đi nữa cô bé cũng mừng là đã về gần đến nhà. Một ngày dài ở trường và bé Bun Rany bị một đứa ở đội đối phương thúc mạnh cùi trỏ vào sườn lúc tập chơi bóng rổ. Muốn về nhà để được uống nước mát cũng làm Bun Rany đi nhanh chân hơn được một chút.

Huyện Kroch Chhmar là một nơi khá phồn thịnh, phần đông các nông dân giống như Lin Kry, cha của cô có thể sống thoải mái nhờ vào hoa lợi của đất ruộng khi trời nắng khô nẻ lớp mặt nhưng màu mỡ. Gia đình người Khơme gốc Hoa ấy biết được tổ tiên của họ ở Quảng Châu, Trung Quốc và đã hội nhập vào xã hội Campuchia êm thắm.

Hun Sen không gặp Bun Rany trong nhiều năm, nhưng cuộc đời ông đã thay đổi vào ngày ông gặp cô.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #13 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2009, 10:15:32 am »

CHÚ TIỂU Ở CHÙA

Đứng trên cầu tàu lộng gió,  bấy giờ Hun Sen được 13 tuổi, ôm chầm lấy mẹ và chào tạm biệt với cảm xúc nôn nao. Chiếc tàu từ từ rời xa khỏi Kompong Cham và hướng về thượng lưu.

Những dòng nước mắt dàn dụa ra cả hai bên má. Bà vội vã nhét 12 riel vào túi cậu con trai. Số tiền ấy khoảng 12 ngàn đồng tiền Việt. Bà trao cho cậu một túi nhỏ gạo đã được cột chặt đầu mối vào khăn krama. Bộ quần áo duy nhất cậu mang theo thì đang mặc trên người. Lòng bà thầm khóc vì đứa con trai ấy. Bà chẳng làm được gì nhiều cho cậu. Gia đình bà không còn của cải và đất đai đã mất. Họ chỉ vừa đủ lo cho cậu học phí nhập học ở Phnom Penh . Họ không thể mướn một căn phòng nhỏ cho cậu hoặc trả tiền cơm. Buộc họ phải giao phó cậu bé sáng dạ ấy cho các sư tại chùa Naga Vann ở Phnom Penh coi sóc. Con tàu chạy ngược dòng và xa khỏi tầm mắt của mẹ cậu đang đứng vẫy tay và rồi đưa người thiếu niên ấy đến với cuộc sống mới ở Phnom Penh , gần như lúc nào thành phố cũng là nơi của sự giàu sang và cảnh nghèo hèn, của nhung lụa và sự bòn rút công khai.

Trên chuyến về lại trường, cậu con trai ấy không sao tránh được những suy tư về cuộc sống của nhiều bạn cùng lớp được cha mẹ chăm sóc chu tất. Đơn côi một mình trên con tàu, chỉ với một cái khăn krama trùm lên mình, cậu trầm tư nghĩ về tương lai của mình. Như cha mẹ cậu giải thích, cậu cảm thấy thực sự đã bị chính phủ của Hoàng thân Sihanouk bỏ rơi, họ đã không chịu mở trường trung học ở Kompong Cham, buộc cậu phải rời xa gia đình và cha mẹ phải gửi cậu đi ngược mãi lên thượng lưu để đến với cuộc sống thử thách gay go và túng thiếu. Vào thời gian đó, chẳng ai biết được cậu con trai đó, hoàng cung của Sihanouk hằng đêm vui nhộn với các tiệc rượu sâm banh và lớp người thượng lưu của thành phố nhảy theo nhạc jazz trong các vũ trường, trong khi đại đa số dân chúng quây quần quanh các chén cơm và cá khô.

Trong màn đêm lúc ba giờ sáng, con tàu ghé vào cầu tàu ở Phnom Penh . Hành khách về nhà bằng xích lô kéo, còn Hun Sen cuốc bộ từ bờ sông tới chùa để cậu có thể để dành được 3 riel.

May mắn là việc học hành ở trường Lycee Indra Dhevi không tốn kém bao nhiêu.

Hun Sen góp lượm trong ký ức để kể về những mảnh đời trong quá khứ :  « Chúng tôi phải trả tiền phấn và tiền học các môn thể thao. Nhưng khi đăng ký vào trường chúng tôi phải trả 1.800 riel. Trẻ em nghèo rất khó vào được trường vì 1.800 riel tương đương với 51 đô la, là một khoản tiền không nhỏ.

Tiền riel của Campuchia khá có già trị so với giấy bạc trong thời Sihanouk cai trị. Từ năm 1958 tới 1968, một đô la Mỹ có giá trị bằng 35 riel, theo niên giám thống kê của châu Á/Viễn Đông năm 1969. Trong chế độ Lon Nol, tháng 11 năm 1971, Ngân hàng Quốc gia Campuchia đã giảm giá trị đồng riel xuống 150%.

Một ngày của cậu bé ở chùa Naga Vann bắt đầu vào lúc 5 giờ sáng, trừ những kỳ thi cậu (lúc ấy gọi là Hun Bunall) và các cậu bé khác ở chùa phải thức dậy lúc 4 giờ sáng. Trước tiên, cậu phải nấu cháo cho các sư, rồi sau đó học bài. Đôi khi cậu vừa học bài tay vừa khuấy nồi cháo vì thời gian rất quý. Sau đó, cậu quét khu vực sân chùa, nơi hai cây đại thụ thường xuyên rụng là và hoa xuống.

Ông kể « Đôi khi tôi bị phạt vì hai cái cây đại thụ này. Khi tôi bưng cháo cho các sư, họ luôn ngó qua sân chùa xem tôi đã quét hay chưa. Nếu còn nhiều là và hoa rụng từ các cây ấy tôi sẽ bị phạt ».

Cậu đi bộ tới trường lúc 6 giờ 30, mang theo mình vài cái hũ đựng gạo và rời khỏi trường sớm vào những ngày đến lượt cậu khất thực ở các phố cho các sư. Các cậu bé ở chùa phải chịu áp lực đi khất thực hết từ nhà này sang nhà khác nhanh chóng vì các sư nhất định chỉ độ thực vào trước ngọ.

Hun Sen kể « Một số sư không hiểu sự khổ sở của người khác. Đôi khi các sư phạt tôi nếu mang thức ăn về trễ. Nhưng nếu tôi đem thức ăn về trước 12 giờ trưa thì họ sẽ ăn và nói vui vẻ, còn tôi thì đói cồn cào ».

Để giữ cho các sư vui vẻ thoải mái cậu phải cố mang thức ăn về càng gần 12 giờ trưa càng tốt vì thế họ có thể ăn đúng giờ. Sau khi họ ăn no thì các cậu mới được cho đồ ăn dư. Sau đó các cậu rửa chén và đến giờ quay lại trường.

Vào buổi chiều các cậu lấy nước từ phố Kampuchea Krom về chùa. Họ thấy rất khó nhọc mới nâng được các vại nước lên. Vào lúc họ làm xong công việc thì đã sắp 7 giờ tối. Sau đó, họ phải tụng kinh Phật. Nghi thức này mỗi ngày phải thực hiện hai lần, vào buổi sáng khi nấu cháo và buổi tối trước khi nghỉ.

Các cậu bé ở chùa không được nghỉ xả hơi vào các ngày Chủ nhật. Các sư ăn mỗi ngày và các cậu phải đi khất thực một tuần bảy ngày. Vào các ngày Chủ nhật họ phải đi khất thực sớm. Hun Sen học chơi cờ khi dừng chân ở tiệm hớt tóc vào lượt mình đi khất thực. Người thợ hớt tóc cúng thức ăn cho các sư, để bàn cờ cho những người khách chờ hớt tóc chơi. Hun Sen cũng chờ tới lượt chơi với họ.

Ông kể « Tôi học chơi cờ bằng cách học lỏm người khác chơi ».

Trở về chùa với thứ bậc đơn giản thì các cậu là các chú tiểu. Họ không được cung cấp phòng. Thực ra, theo truyền thống Khơme, ở chùa không có phòng.

Hun Sen nhớ lại « Tôi  ngủ theo kiểu di động. Chỗ nào trống thì tôi ngả lưng. Khi trời lạnh tôi ngủ ở dười gầm giường của sư cho ấm. Khi có muỗi chúng tôi xin các sư thả rèm mùng xuống dưới gầm giường để chúng tôi không bị muỗi chích ».

Các chú tiểu nghĩ đến các đêm gió mùa mà sợ khi trời mưa tầm tã kéo dài.

Ông kể « Chúng tôi phải tìm nơi khô ráo , nơi không bị dột để ngủ. Lúc ấy, chúng tôi còn trẻ ngủ đâu cũng được ».
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #14 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2009, 01:43:29 pm »

Đối với Hun Sen cuộc sống ở chùa là liệu pháp để chữa trị cú sốc tâm lý vì ông bà của ông vốn là người giàu có. Họ có khoảng 15 mẫu đất và tài sản ở Kompong Cham. Mặc dù ông bà ngoại của ông không còn của cải nữa, nhưng họ có chỗ đứng tốt trong xã hội ở địa phương. Bà ngoại của ông nắm được thấu đáo các phép tắc ở địa phương và dân làng thường hay tìm đến bà để hỏi ý kiến về các luật lệ.

Còn ông bà nội của ông mất một số đất đai đã sụp lở hàng loạt dọc theo sông Mê kông. Những thiệt hại về tài chính đã buộc họ phải rời bỏ làng mạc để chuyển tới một làng gần nơi gia đình Hun Sen sống.

Cơ nghiệp của gia đình bị thay đổi đột ngột cùng với tình trạng thiếu thốn trường lớp ở Kompong Cham đã khiến cho cuộc sống đối với ông càng thêm khó khăn hơn. Cảnh nghèo diễn ra khắp nơi buộc hàng ngàn đứa trẻ phải xa gia đình và tìm đến các chùa ở thủ đô để kéo dài cuộc sống lủi thủi đơn côi.

Hun Sen kể vào đầu năm 1998 khi ông nhìn lại thời thơ ấu của mình « Lúc bấy giờ tôi quyết định xây dựng thêm nhiều trường – hơn bất cứ người Campuchia nào đã làm, vì tôi không muốn những trẻ em của chúng tôi phải chịu cùng số phận như tôi. Vào lúc đó, tôi không thích các chế độ ấy, ngay cả chế độ của Sihanouk. Nó là một chế độ bất công, thường lừa bịp dân chúng bằng cách mua chuộc lá phiếu của họ. Vào giai đoạn cha tôi là một tuyên truyền viên cho một người hoạt động chính trị, nhưng khi chính khách ấy được bầu làm thành viên của Quốc hội thì ông ta lại chẳng làm gì cho dân ».

Hun Sen được xem là một học sinh giỏi, đã viết những thư xin việc, thậm chí cả thư tình cảm cho bạn bè và gia đình. Path Sam, một giáo viên trước đây ở trường Lycee Indra Dhevi, cho biết ông đã nghe một trong số các giáo viên của Hun Sen nhận xét cậu ta là một « cậu bé thông minh, nhưng rất lầm lì ».

Hun Sen không chịu mặc áo cà sa màu vàng, không chịu cạo đầu và không được phong chức. Người thanh niên ấy rất thích khôi hài. Một chú tiểu khác, Ea Samnang nói, vào một ngày nọ chỉ để giỡn cho vui, Hun Sen đã mượn chiếc xích lô kéo và cái nón của người chạy xích lô rồi cưỡi lên chạy lòng vòng quanh chùa. Nhưng cậu ta để mất cái nón của ông chạy xích lô. Khi bị người ấy đòi phải trả 30 riel, cậu ta mới chịu mang con heo đất đầy ắp các đồng cắc ra.

Ea Samnang, một  người bạn thân của Hun Sen , sống cùng trong chùa cho biết, « Cậu ấy phải đập bể heo đất của mình ».

Hai người là bạn với nhau, mặc dù Ea Samnang đã 20 tuổi còn Hun Sen 14. Sau này, Ea Samnang trở thành giáo viên tại trường trung học Bak Touk ở Phnom Penh , cho biết là ngày ấy mẹ của Hun Sen thường đến chùa thăm ông.

Ea Samnang học ở Lycee Sangkum Reastr Nyum, một trường được đặt tên theo chế độ của Sihanouk, ông kể lại, « Bà thường bảo chúng tôi chịu khó học vì mình nghèo ».

Sau khi Hun Sen trở thành  Thủ tướng, Ea Samnang đi dự mít tinh tại sân vận động Olympic ở Phnom Penh , nơi Hun Sen đang dự buổi lễ. Ông đã gửi một tờ giấy với vài dòng cho Hun Sen có ghi tên mình. Thủ tướng xem tờ giấy ấy và đã mời người bạn thời thơ ấy đến dinh thự của ông.

Ea Samnang nói « Tôi đã đến nhà ông ấy và nói về những chuyện ngày xưa. Ông ấy còn nhớ rõ một người bạn trong bọn tôi đã làm ông bị gãy chân khi chơi đá bóng ở chùa ».

Một chú tiểu khác, Chhim You Teck, đã cùng ở chùa với Hun Sen trong thời gian ấy, còn nhớ ông là « đứa trẻ bìnhh thường, rất chăm chỉ làm việc, đi khất thực hết nhà này sang nhà khác ». Hun Sen nói ông biết Chhim You Teck và gia đình của anh ta rất rõ, còn nói họ sống ở bên kia sông Mê kông.

Chhim You Teck kể « Tôi phụ trách các chú tiểu và tôi thường chờ cho họ đem thức ăn về, nhận đồ cúng đó và đưa lên cho các sư ».

Hun Sen là một trong tám chú tiểu được giao  nhiệm vụ đi khất thực. Nhóm khất thực của họ thường mang về những đồ cúng thông thường, như canh chua, cá và chuối.

Chhim You Teck nói, các chú tiểu không thích tắm.

Ông nói « Họ còn bé quá không kéo  nước ở giếng lên được. Vì vậy, tôi thường phải kéo nước và bắt họ tắm ».

Các chú tiểu chơi trò beth pouk rất vui vẻ, trò chơi kiếm tìm của Campuchia , chẳng biết gì đến các giai đoạn khủng khiếp còn ở phía trước.

Khi Kim Chreng, một nhà sư từng coi sóc các chú tiểu này qua đời vào năm 1990, Hun Sen rất thương tiếc. Nhưng ông không thể dự đám tang của vị sư vì trận chiến ác liệt đang diễn ra ở đồn lũy của Khơme Đỏ trong vùng Pailin phía tây bắc. Hun Sen đã gửi tiền phúng điếu cho đám tang nhà sư ấy.

Hun Sen thôi học ở trường Lycee Indra Dhevi vào năm 1969 và ra đi trước kỳ thi tốt nghiệp trung học.

Ông nói « Tôi đã ra đi vì các chuyện xảy ra trong chùa. Các nhân viên mật thám của Sihanouk đã vào chùa bố ráp những người bị tình nghi có quan điểm chống Sihanouk vào năm 1967 tới năm 1969 ».

Hun Sen kể « Neu Kean, một trong các anh em họ của tôi đã bị bắt và tôi sợ là rồi mình cũng phải rời khỏi chùa. Tôi đã phải ra đi, nhưng lúc nào tôi cũng muốn trở lại chùa. Vào tháng Giêng năm 1970, anh họ tôi được thả ra khỏi tù, tôi có ý định trở lại chùa. Nhưng cuộc đảo chính xảy ra vào ngày 18 tháng 3 năm 1970 ( Sihanouk đã bị lật đổ) và tôi không còn quay trở lại đó nữa ».

Cuộc đảo chính đã làm dang dở việc học của ông. Biến cố khác thường đó đã biến một chú tiểu thành một chiến sĩ du kích. Tất cả sự yêu mến và dạy dỗ về đạo Phật của ông đành phải bỏ lại để mưu cầu cho sư nghiệp chính trị. Ông không còn muốn gì hơn là khôi phục quyền lực của Sihanouk.

Cuối cùng, ông kết luận « Tôi đã trốn vào rừng vì tôi thấy bóng mây đen của cuộc nội chiến sắp xảy ra đến nơi ».

Phương trời bên kia ở huyện Kroch Chhmar, Bun Rany sống cuộc đời vô tư của một bé gái, hạnh phúc và chẳng hay biết cuộc xung đột sắp đến hoặc sự tồn tại của Hun Sen .

Kịp nhớ lại cái ngày ấy, Bun Rany kể « Tôi có hai anh và ba chị và tôi nhớ thời thơ ấu của mình rất hạnh phúc. Chẳng phải lo sợ gì và tất cả chúng tôi dường như rất thường gặp nhau. Tôi rất gần gũi với ông bà ngoại. Ông bà hay nói chuyện với tôi mà thậm chí tôi cũng chẳng để ý, họ rất dịu dàng dạy tôi cách sống theo nề nếp và truyền thống của Campuchia . Những lời khuyên của họ đã giúp tôi vượt qua phần lớn các giai đoạn thử thách gian khổ mình đã phải chịu sau này trong cuộc sống ».

Lúc này, cuộc đời của một thiếu nữ hóa ra gặp nhiều nỗi truân chuyên – sống xa chồng trong nhiều năm, bị Khơme Đỏ tra tấn về mặt tinh thần lẫn thể xác, bỏ đi mà không có đồ ăn nước uống, không còn sự cảm thông và bạn bè trong lúc thai nghén lắm phức tạp và gay go.

Cô nói « Dường như bấy giờ đối với tôi, các bài học quý giá nhất mà tôi đem áp dụng vào cuộc đời mình là những bài học ông bà ngoại đã dạy cho tôi ».
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #15 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2009, 03:14:28 pm »

NỘI BỘ BÊN TRONG TỔ CHỨC DU KÍCH

DU KÍCH QUÂN

Cậu lèn vào cái túi nhỏ một vài cái áo sơ mi, một đôi giày cũ và đến trình diện tại một căn cứ trong rừng để gia nhập vào tổ chức du kích, một phong trào kháng chiến có tiếng vang lớn do Sihanouk khởi xướng, sau khi ông bị lật đổ trong cuộc đảo chính vào tháng 3 năm 1970. Phong trào chiến đấu, chính thức được biết tên là Lực lượng Liên Hiệp Quốc ở Campuchia (FUNK) được những người Campuchia yêu nước gia nhập, họ sống trong rừng và tiến hành cuộc chiến chống lại các người lãnh đạo phe đảo chính do tướng Lon Nol chỉ huy. Ngoài ra, tổ chức du kích còn hợp sức với những người cộng sản Việt Nam và Là ở Đông Dương. Những người theo chủ nghĩa dân tộc Campuchia đã mượn từ du kích (maquis) của phong trào kháng chiến Pháp đã được đặt tên này sau khi hoạt động bí mật trong các cánh rừng cây bụi đã phát triển ở châu Âu và là chỗ ẩn nấp khi họ chiến đấu với các lực lượng chiếm đóng của Đức trong Thế chiến thứ II. Họ đã đưa một ý tưởng chính cống của Pháp cách hàng ngàn dặm gieo vào một nước châu Á, nơi nó đã bám rễ vào trong số các dân tộc bản xứ sử dụng tiếng Pháp của họ.

Không một đồng xu dính túi và căm giận, cậu đã đủ trưởng thành để chọn lựa một cách chín chắn. Cậu đã nhận ra được khả năng bóng đen chiến tranh sẽ ập tới khi Sihanouk bị lật đổ trong cuộc nổi dậy chớp nhoáng bất ngờ. Cậu đã thấy được tương lai ảm đạm của chính mình trong cơn lốc xoáy u ám đó. Hầu như không có bất cứ động cơ nào ở trường khuyến khích cậu bỏ học và đi vào rừng để trở thành quân du kích. Cậu ta đã 18 tuổi.

Ông nói « Tôi gia nhập quân du kích vào ngày Tết của Campuchia . Tôi không biết đời sống của người lính trong tổ chức du kích sẽ như thế nào. Vì vậy, tôi chỉ mang theo một cái túi đựng đôi giày và quần áo giống như một người sống ở thành thị ».

Người thanh niên ấy muốn phá đổ chế độ Lon Nol mà mới đây đã lật đổ Sihanouk. Cậu ta đã đủ khôn lớn để biết cảm phục những nỗ lực của Sihanouk trong việc xây dựng ngành kỹ nghệ thành phố. Mặc dù sự thiếu sót của Sihanouk không xây dựng được nông thôn tươi đẹp – cố gắng của ông không mang lại được nền giáo dục và sự chăm sóc y tế cho nông dân, và không đạt được kết quả mong muốn trong cuộc cách mạng xanh về nông nghiệp mà nông dân mòn mỏi mong chờ, nhưng không thể đạt được thành quả vì thiếu các phương pháp kỹ thuật tiên tiến. Cậu ta đã gia nhập tổ chức du kích vào ngày 14 tháng 4 năm 1970 và được các đồng chí du kích rất quý mến, không đến một tháng sau khi Sihanouk bị truất quyền. Ngay bấy giờ, cậu đã có một cuộc sống mới trong rừng – là một thành viên của tổ chức du kích. Nhưng cậu đã không biết Pol Pot và quân Khơme Đỏ của ông ta, như Sihanouk đã gọi như vậy và Khơme Đỏ , họ cũng là một bộ phận của quân du kích.

Một trong những điều đầu tiên cậu đã phải làm là đổi tên thành Hun Samrach để che giấu danh tính của mình. Hai năm sau, người thanh niên 20 tuổi này, thành một lính đặc công cừ khôi, cậu lại phải đổi tên lần nữa, lần này là Hun Sen . Khi trung thành phục vụ cho tổ chức này, cậu đã bắt đầu nhận ra nó nằm dưới quyền kiểm soát hoàn toàn của Khơme Đỏ . Không bị nao núng với những điều lệ kỳ quái của Khơme Đỏ , sự nghi ngờ bệnh hoạn của họ đối với người dân Campuchia và sự khắt khe của họ, Hun Sen tích cực hoạt động, rèn luyện chăm chỉ và nhanh chóng leo lên các cấp bậc cao hơn.

Hun Sen cho biết « Không có nhiều người từ thành phố hoặc từ các nơi có văn hó cao gia nhập du kích. Thế nên, trong tổ chức du kích ấy gọi tôi là Lo Kru ». Mặc dù ông là một trong những người lính trẻ nhất trong nhóm, nhưng ông vẫn được gọi là Lo Kru, có nghĩa là thầy hoặc quân sư. Ông nhanh chóng có được sự quý trọng của đồng đội trong vùng, nơi ông hoạt động bí mật. Ông đã thu hút được sự chú ý của các cấp lãnh đạo của mình, họ đã thấy ông dành nhiều thời gian dạy những lính du kích thất học và kết bạn với họ.

Ông kể « Sở dĩ như vậy vì ngoài là một người lính, về phương diện nào đó, tôi vừa là tác giả vừa là diễn viên. Tôi giống như một tác giả viết truyện và cũng giống như một diễn viên thủ vai diễn trong kịch bản truyện ».

Ông còn hơn thế - một vận động viên bóng chuyền có sức tranh đua và một cầu thủ bóng đá tấn công. Đối với tất cả các cố gắng của họ để khôi phục được tình trạng bình thường của cuộc sống không ổn định của mình, hầu hết người dân Campuchia đều bị chia rẽ không thể hòa hợp được với nhau.

Trong rừng sâu mịt mù, thời gian càng làm cho ông cảm thấy trầm lặng. Ông dành nhiều thời gian những lúc như thế để suy tư về tương lai gia đình và đất nước. Ông lo ngại về những sự chia rẽ sâu sắc trong xã hội. Ông nhìn cách thức mà Sihanouk chia dân Campuchia thành 5 phe phái vào giữa thập niên 1960 bằng tâm trạng ảm đạm.

-   Khơme Đỏ thực chất là những người cộng sản .
-   Khơme Xanh được gọi là Khơme Serei hoặc phong trào Khơme Tự do chống Sihanouk và những người thân Mỹ.
-   Khơme Trắng có các phần từ của Khơme Tự do, nhưng thân với miền Nam Việt Nam và Thái Lan hơn.
-   Khơme Hồng là phong trào tiến bộ, nhưng không vào rừng hoạt động.
-   Khơme cầm quyền cho tới 1970 là các thành viên của hệ thống cai trị Sangkum Reastr Nyum (SRN) của Sihanouk.

Sau khi Sihanouk bị lật đổ cả Khơme Xanh và Trắng đều hợp tác với Lon Nol. Chàng thanh niên Hun Sen bị bối rối bởi sự chia rẽ rõ nét này đang vốn xé nát bên trong của xã hội Campuchia . Hưởng ứng lời kêu gọi nhân dân của Sihanouk, ban đầu ông đã gia nhập Khơme Hồng trong những năm ở Phnom Penh .

Hồi tưởng về quá khứ, Hun Sen nói « Trong số tất cả các phe pahis này tôi ghét nhất Khơme Đỏ . Nhưng Sihanouk ủng hộ Khơme Đỏ . Vào thời kỳ đó, họ ( các người lãnh đạo du kích) không nói đến lực lượng của Sihanouk được Khơme Đỏ lãnh đạo. Họ chỉ nói rằng phong trào toàn diện được các lực lượng theo Sihanouk lãnh đạo. Vào thời gian đó, chúng tôi không có sự chọn lựa. Chúng tôi là « con tin » của chiến tranh . Nếu tôi không gia nhập phía Sihanouk, thì tôi sẽ phải đi lính Lon Nol ».

Bản năng chính trị của ông ngay ban đầu đã chính xác . Sau này, khi cuộc đổ máu bắt đầu, ông hiểu được lực lượng của người theo Sihanouk thực ra được Khơme Đỏ chỉ đạo. Ông đã bị sốc bởi hành động hung ác của họ. Ông biết mình đi theo họ là phạm một sai lầm lớn. Ông bắt đầu tìm cách để rời bỏ.
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Giêng, 2009, 01:59:49 pm gửi bởi TraitimdungcamHP » Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #16 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2009, 02:00:38 pm »


Đúng thời gian Hun Sen đang chuẩn bị gia nhập vào lực lượng của những người theo Sihanouk, cuộc đời một thiếu nữ 16 tuổi sắp sửa trải qua một sự thay đổi có ảnh hưởng sâu sắc. Lúc ấy, ông chưa quen Bun Rany, nhưng những sợi tơ mong manh của hai cuộc đời họ chẳng bao lâu đã đan dệt lại với nhau trong các cánh rừng già của chiến khu du kích.

Nhớ lại , Bun Rany nói « Lúc ấy học lớp 7, là năm mà tôi sẽ chẳng bao giờ quên. Ông bà tôi chết vào năm đó. Một tai họa khủng khiếp đã giáng vào tôi. Và sau đó là cuộc đảo chính đã làm dang dở việc học hành của tôi. Như thể toàn bộ cuộc đời tôi đã thay đổi chỉ trong một sớm một chiều ».

Cô nói « Hoàng thân Sihanouk bị Lon Nol hất cẳng đã tác động sâu xa vào trong đầu óc non trẻ chúng tôi. Tất cả chúng tôi đều là những người chống đối vì chính nghĩa và để giải phóng Campuchia , tôi đã gia nhập quân du kích. Tôi đã đáp lại lời kêu gọi của Sihanouk gia nhập vào phong trào giải phóng Campuchia khỏi chế độ Lon Nol ».

Trước tiên phải hết sức bí mật. Cô biết nếu cô ở bất cứ nơi đâu mà cha  mẹ cô đoán ra được có dính líu với tổ chức du kích thì họ sẽ rất khó chịu.

Cô kể « Nhiều người ở cùng làng chúng tôi cũng gia nhập du kích. Trong xóm chúng tôi có hai người đã không nói cho cha mẹ biết mình gia nhập du kích. Tôi là một trong hai người ấy ».

Rồi về sau cha mẹ Bun Rany đã biết được cô đã nhận nhiệm vụ làm chuyện gì đó. Họ đã theo dõi cô vào rừng.

Cô kể « Nhưng họ không thể nào đến được nơi chúng tôi ở vì  nó ở rất sâu trong rừng – khoảng hai hoặc ba cây số. Ở đấy lần đầu tiên tôi đã gặp các cán bộ địa phương dưới quyền chỉ đạo của Angkar{chính ủy thuộc ủy ban trung ương Đảng cộng sản được Pol Pot cầm đầu}.

Sau khi gia nhập du kích, các tân binh được hỏi xem họ muốn vào bộ phận nào trong tổ chức. Cấp trên nói với họ là sẽ được huấn luyện về lãnh vực họ chọn. Bun Rany nói « Thái độ của họ vào những ngày đầu rất dịu dàng và có sức thuyết phục ».
Cô đã chọn học ngành y. Các bác sĩ giảng dạy cho cô và các lính mới xuất thân từ Phnom Penh . Sau 6 tháng, các tân binh này được gửi trả về huyện Kroch Chhmar để chăm sóc những người đau yếu bệnh tật.

Cô kể « Có điều hay là chỉ được học lý thuyết mà chúng tôi vẫn được khuyến khích nhận nhiệm vụ và chúng tôi phải đứng bên cạnh thực tập để biết cách chữa và chăm sóc những người bị thương. Đồng thời chúng tôi cũng được học để trở thành bà đỡ. Sau thời gian huấn luyện 6 tháng, chúng tôi được cho lên chức cán bộ y tế cộng đồng ».

Khi gia nhập du kích, cô đã xem đó là dịp để làm quen với càng nhiều  người càng tốt.

Cô kể « Từ từ tôi đã bắt đầu nhận ra là để sống sót tôi sẽ cần tất cả sự nâng đỡ mà mình có thể lôi kéo được, nó đã trở thành nhu cầu tự nhiên hỗ trợ tôi trong mạng lưới ».

Lúc ấy dường như cô công tác chưa được bao lâu. Một người phụ trách huyện hình như đã quan tâm đến cô và coi cô như « con gái ».

Sự sa chân lỡ bước của một cô gái làm việc ở bệnh viện mới trước đó 5 năm đã được Khơme Đỏ đưa lên làm giám đốc cơ sở này. Đó là một công thức làm việc cho Angkar. Lôi cuốn người ta lúc còn trẻ có nghĩa là người ta có thể được tẩy não nhanh và dễ dàng. Lứa tuổi thanh niên 14 tới 20 tuổi, với nét mặt tươi tắn và dễ cảm hóa có thể được thuyết phục vì đại nghĩa :đi giết người, hành hạ và tra tấn.

Cán bộ chính ủy Angkar đã thực hiện điều đó đúng lúc. Tuổi thanh niên là giai đoạn có nhiều yếu điểm và dễ bị ảnh hưởng, là thời điểm tốt nhất để tấn công. Trách nhiệm ấy đã được giao cho Bun Rany khiến cô cảm thấy tự hào, nhưng cũng thách thức cô rất nhiều.

Hơn hai thập niên sau có thể thấy được sự tràn ngập tự tin khi cô hồi tưởng về tuổi 24 của mình.

Cô nói « Tôi đã phải chỉ đạo tất cả các lĩnh vực chung về y tế. Thế mà chẳng có một mảnh bằng chính thức, thậm chí còn chưa học hết trung học ».

Khi nhớ lại tuổi đôi mươi của mình với biết bao sự kiện quan trọng đã xảy ra, giọng cô trở nên trầm xuống. Một nụ cười thoáng trên khóe miệng vụt tắt.

Đó là một thế giới khác. Được kích thích bởi chủ nghĩa lý tưởng dân tộc, cô là một trong hàng ngàn thanh niên thiếu nữ đã hy sinh cuộc sống bình thường – công việc, học vấn, gia đình, những ý tưởng cao đẹp, nói tóm lại là hy sinh tất cả sự tự do để gia nhập vào một phong trào quần chúng được Angkar khéo sắp đặt, những kẻ đã đánh lừa tuổi trẻ hay mơ mộng bằng ước mơ không tưởng.

Cuộc sống trong du kích ngày càng được đưa vào khuôn phép. Từ từ, bài ca yêu nước bắt đầu vang lên giống tiếng kèn đánh thức trong nhà tù. Khơme Đỏ đã ra lệnh cho Bun Rany cùng với những nữ tân binh già trẻ khác, phải cắt mái tóc đen đã chấm ngang vai.

Cô kể « Vào thời gian ấy, chẳng ai được trả lương. Trong khu vực của chúng tôi chưa hề dùng đến tiền và mọi thứ để chúng tôi sống để do tổ chức du kích cung cấp ».

Cô kể thêm « Từ năm 1970 tới 1975, chúng tôi đã không biết được Angkar chỉ đạo mọi thứ trong khu vực của chúng tôi. Chỉ vào năm 1975, ngay sau khi giải phóng Phnom Penh , chúng tôi mới biết đất nước này đã được chia thành các vùng. Sau khi tiếp quản Phnom Penh vào năm 1975, người dân ở khắp nơi của đất nước không được phép vào Phnom Penh « .

Tình trạng đó đã chia cắt Bun Rany với gia đình. Ban đầu khi cô mới gia nhập du kích, cô thường xin phép về thăm gia đình một vài ngày. Nhưng còn bây giờ, đột nhiên bãi bỏ hoàn toàn không còn được đi phép nữa.

Làm như thể tổ chức này biến thành một hệ thống tôn sùng ma quỷ. Các tân binh tự nguyện gia nhập vào nó để khôi phục lại quyền lực của Sihanouk, đã căm phẫn và mất tinh thần vì hành động tàn bạo của nó. Một số người chỉ huy cấp cao không chịu làm theo các mệnh lệnh vì họ không thể cam chịu sự tàn ác vô cớ của nó. Còn những người khác đã làm những gì họ được sai phái.

Bun Rany muốn bỏ trốn. Nhưng không có nơi đâu để lẩn trốn khỏi bọn Khơme Đỏ . Cô vẫn phải ở đấy để nhìn thấy thảm kịch phơi bày trước mắt cô.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #17 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2009, 10:45:50 am »


CHUYỆN TÌNH LÃNG MẠN CỦA DU KÍCH

Cuộc sống gian khổ chìm sâu trong bức màn che khuất của rừng già, nơi sự hiểm nguy rình rập trong các hầm hào ẩm thấp khó chịu, thời gian lững lờ trôi qua tĩnh lặng như những tay lưới cá được đem hong khô dọc theo các luồng lạch và nỗi cô đơn mãi dằn vặt những người du kích trẻ.

Sự xa cách gia đình khiến cho Hun Sen khao khát có được sự yêu thương và chăm sóc. Tình cảm lãng mạn ở người thanh niên xa gia đình ấy đã trở nên mãnh liệt ngay cả ở nơi ẩn náu, đã tìm kiếm tình cảm của phái đẹp. Nhưng Khơme Đỏ không tán thành chuyện theo đuổi tình cảm lãng mạn. Những người du kích trẻ bị cấm nảy nở quan hệ tình cảm với người khác phái.

Pha chút ngại ngùng, Hun Sen kể “Khi tôi nói mình quý mến bất cứ cô gái nào, tôi không muốn nói là mình đã có chuyện tình cảm với cô ấy. Đó chỉ là quan hệ tình bạn bình thường mà tôi vẫn giữ mãi trong lòng cho tới ngày nay”.

Một tấm hình cũ đã mờ chụp lúc 19 tuổi còn trẻ măng mà Hun Sen tìm được vào năm 1997. Đó là tấm hình duy nhất của ông còn lại trong thời nội chiến. Nó được một gia đình ở Kompong Cham giữ gìn. Trong tấm hình, người thanh niên này trông gầy guộc và bảnh trai. Sở dĩ vậy mà các thiếu nữ Khơme đã bị anh ta thu hút. Nhưng ông không nảy nở quan hệ tình cảm nào sâu đậm cho tới khi gặp Bun Rany. Cô là giám đốc một bệnh viện của Khơme Đỏ nằm cách chiến tuyến chống lại lực lượng của Lon Nol khoảng 50 kilômét. Các thương bệnh binh dưới quyền chỉ huy của Hun Sen đều được đưa về đó chữa trị. Họ hay đùa gọi cô là sau (chị dâu).

Bun Rany nhớ vào mùa hè năm 1974, một mùa hè hết sức khô hạn, đất nứt nẻ vằn vèo như trò chơi ghép hình. Bụi đất đỏ giống như thỏi son bị dập nát, quần áo dơ dáy, mắt bị bụi mù và lỗ mũi dính đầy bụi đất.

Thoáng nhớ lại năm 1974, năm của chuyện tình lãng mạn, Bun Rany kể “ Lính của Hun Sen chơi trò ông mai bà mối. Khi họ gặp Hun Sen họ nói với anh ấy là một nữ giám đốc bệnh viện xinh đẹp gửi lời hỏi thăm, còn khi họ gặp tôi thì họ lại nói Hun Sen gửi lời thăm hỏi “.

Hun Sen và Bun Rany hoàn toàn chưa nghĩ đến chuyện tình cảm vì cảnh tăm tối đang tiếp tục diễn ra. Những người lính của Hun Sen muốn họ sẽ cưới nhau vào ngày nào đó khi chiến tranh kết thúc.

Tình cảm chớm nở thầm kín này chẳng bao lâu hai trong số các “nữ đồng chí” của Hun Sen, các nữ chiến binh Khơme Đỏ sống không xa đấy cũng biết.

Hun Sen nói “ Các chị em trong rừng cũng bắt đầu gọi cô ấy là sau. Tình trạng này đã làm cho tôi khó xử khi phải duy trì kỉ luật cho chiến sĩ”.

Đó là một năm sống trong nguy hiểm và là thời gian tìm hiểu nhau một cách bí mật đối với một cô gái xinh đẹp mới được Khơme Đỏ đào tạo.

Bun Rany nói “Lần đầu tôi biết được Hun Sen là vào năm 1974. Các “anh em trong rừng” (các đồng chí) của anh ấy thường đến bệnh viện và ở lại, dường như họ thích tôi. Lúc đấy, họ bắt đầu nghĩ rằng giữa anh ấy và tôi có quan hệ bất chính”.

Với kiểu suy nghĩ thực tế riêng, cô kể “Ở trong bệnh viện tôi là giám đốc, nhưng ở chiến trường Hun Sen là một chiến sĩ rất có tiếng. Anh ấy thuộc một đơn vị đặc công, có uy tín. Vì vậy về mặt nào đó, chúng tôi cũng hợp nhau và người ta thường hay ghép đôi chúng tôi”.

Những tiếng bàn tán xì xầm đến tai của cả hai bên và mỗi bên đều muốn tìm hiểu ngọn nguồn của điều bí ẩn. Cuối cùng trò chơi kiếm tìm đã kết thúc khi Bun Rany có được cơ hội gửi lời nhắn trực tiếp tói người yêu “không chân dung” qua một cán bộ y tế từ bệnh viện của cô được phái tới chiến trường để chăm sóc các chiến sĩ dưới quyền chỉ huy của Hun Sen .

Bun Rany kể “Tôi đã nhờ cán bộ y tế yêu cầu Hun Sen đến gặp riêng tôi, để giải  thích cho các tin nhắn tới lui với nhau. Nhưng tôi phải nói mình sợ anh ấy giận vì có quá nhiều ẩn ý trong những lời nhắn này phải nhở qua người khác”.

Cho tới khi ấy Hun Sen vẫn chưa gặp mặt Bun Rany. Một tình cảm lãng mạn thầm lặng khó hiểu. Ông không còn chịu đựng nổi tâm trạng, cứ mãi phải chờ đợi  nữa. Ngay trước Tết Campuchia vào năm 1974, ông yêu cầu người nữ chỉ huy của mình, đi cùng với ông đến gặp Bun Rany. Ông nghĩ là mình sẽ dễ gặp được cô ấy nếu ông đi cùng với một phụ nữ.

Hun Sen nói “Tôi chỉ biết người lãnh đạo bệnh viện có tên là Rany, nhưng tôi chưa có đủ thời gian để gặp cô ấy”.

Khi họ đến bệnh viện, đồng chí chỉ huy của ông, ghé vào thăm một cán bộ lãnh đạo địa phương và dặn Hun Sen ở bệnh viện chờ cô ta.

Hun Sen nói “Lúc ấy Rany không biết tôi và tôi cũng vậy. Vì thế tôi hỏi cô ấy, “Rany là ai ?”. Cô ấy không nói thật với tôi và nói là Rany đã đi lấy nước rồi. Cô ấy không nói với tôi mình là Rany, cũng chẳng biết tôi là ai”.

Còn phần cô, Bun Rany mỉm cười kể “Khi gặp tôi, anh ấy muốn biết Rany ở đâu. Tôi nói với anh là cô ta đã ra ngoài ở đâu đó. Sau đó, anh đến doanh trại của tôi ở trên tầng một của khu nhà và chúng tôi chuyện trò với nhau về tình hình thời sự”.

Đêm đó anh ấy biết mình đã yêu.

Ông kể “Tôi nghĩ nếu cô ấy đẹp như thế thì tôi không nên cố giải thích điều huyền bí này, nhưng chỉ còn biết yêu cô ấy. May thay sau khi gặp nhau, chúng tôi tiếp tục lưu lại đó đã khá trễ và chúng tôi không thể trở lại đơn vị”.

Họ chẳng có chăn cũng không có gối. Lúc đó vào tháng ba khi dọc theo sông Mê kông, tiết trời đã se lạnh. Họ bớt lạnh lẽo hơn khi các cô gái ở địa phương mang gối và chăn đến cho họ.

Với tiếng cười khúc khích, Bun Rany kể “Hai người họ (Hun Sen và cán bộ chỉ huy của anh ấy) ở lại bệnh viện. Vào ban đêm, chúng tôi đem cho họ bộ đồ giường thường dùng – gối và chăn – mà chúng tôi nhường cho khách. Tuy vậy, chúng tôi không biết ai đắp chăn của ai”.

Hình như Hun Sen đã đắp cái chăn của Bun Rany.

Điều gì ở Bun Rany lôi cuốn anh ấy ?

Cô kể  “Tôi rất quý những người lính suốt từ lúc tôi mới là một bé gái và sau này tình cảm đó lớn dần lên thành sự cảm thông sâu sắc đối với quân đội”.

Tại sao lại có sự ngưỡng mộ viển vông đối với những người lính ?

Cô kể trong những năm là giám đốc của bệnh viện huyện, cảnh tượng của hàng trăm thương binh bị quằn quại đau khổ trong bộ quân phục, một số người còn quá trẻ mới khoảng 14 tuổi, đã để lại cho cô ấn tượng sâu sắc.

“Họ là những người rất dũng cảm ở chiến trường và họ đã chịu quá nhiều khổ sở. Tôi cảm thấy đau lòng cho họ”.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #18 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2009, 11:52:52 am »


Trong nhiều tháng, Hun Sen bị mất liên lạc với Bun Rany. Ông kể mình nhớ nhung người ấy và phải âm thầm chịu đựng. Một dịp may mắn tình cờ vào mùa mưa năm 1974, ông đã gặp được cô tại lán trại Peam-Chi-Laang ở huyện Tbong Khmum, tỉnh Kompong Cham. Cô đến đấy để điều trị cho những người lính của Hun Sen bị bệnh sốt rét.

Ông kể “Vào dịp ấy tôi có gặp cô khi mình đang đi cùng với ba người bạn, tất cả những người này đều đã chết sau đó. Tôi đang đi xe đạp, còn cô ấy ngồi trong xe hơi với một nhóm của bệnh viện. Để tiếp cận được cô ấy, tôi đã phải gom tiền của bạn bè để mời cô ấy và các bạn gái của cô đi ăn sáng với chúng tôi. Bữa đó, chúng tôi ăn rất ngon”.

Gặp được người yêu dấu của mình, Hun Sen vui mừng đến khó tả.

Ông kể “Một số bạn bè của chúng tôi vẫn ghép đôi chúng tôi là vợ chồng. Kiểu như thế vốn đã thành tật. Tôi thì bận tâm đến việc duy trì kỷ luật và muốn ngưng chuyện ăn nói như vậy. Tôi không biết nên làm gì ?”.

Bun Rany kể thêm “Khi ấy chúng tôi biết tất cả những rắc rối không đâu giữa Hun Sen và tôi – các chi tiết ở những người chúng tôi nhờ gửi các lời nhắn tình cảm cho nhau – cuối  cùng anh ấy đã xin cán bộ chính ủy Angkar cho phép cưới tôi”.

Ông đã thực hiện điều ông nghĩ là một bước hợp lý. Vào cuối năm 1974, ông gửi đơn xin cưới Bun Rany tới các cán bộ chỉ huy Khơme Đỏ xử lý các vấn đề cá nhân về tình cảm và hôn nhân, nhiều lá đơn của ông đã bị từ chối.

Khi ông gửi đơn xin họ ông đã được 22 tuổi. Yêu cầu của ông đang có cơ hội tốt để được chấp thuận vì ông được tất cả các cấp đều quý mến. Nhưng lúc làm đơn xin cưới, thậm chí ông đã phải chịu công tác cực hơn để làm vui lòng nhiều cán bộ chỉ huy. Vào giai đoạn đó, ông đã chỉ huy một đơn vị đặc công. Ông còn là một huấn luyện viên dạy những người lính trẻ xem bản đồ, dùng la bàn và ống nhòm. Các cán bộ chỉ huy của ông đánh giá cao khả năng của ông và để chiều theo nguyện vọng, họ không từ chối yêu cầu của ông ngay. Nhưng họ tìm cách dàn xếp cho êm. Họ yêu cầu ông chờ cho tới khi Phnom Penh được giải phóng.

Ông kể “Tôi biết như vậy là một cách từ chối. Thanh niên chỉ được cho phép cưới vợ lúc 30 tuổi, trừ trường hợp bị tàn tật có thể cưới vợ trước tuổi đó. Nhưng tôi chưa bị thương tật. Cán bộ chỉ huy của tôi rất khéo. Ông ta không từ chối yêu cầu của tôi và chỉ nói rằng tôi nên chờ cho tới khi Phnom Penh được giải phóng. Tình huống ấy không thuận lợi cho Bun Rany và tôi”.

Một ngày trước khi Khơme Đỏ chiếm được Phnom Penh , Hun Sen đã bị thương vào mắt trái và bị mù mất một mắt do miếng pháo đâm vào ở Kompong Cham vào ngày 16 tháng 4 năm 1975. Sau đó, ông được gắn mắt giả tại một bệnh viện ở tỉnh Kompong Cham.

Điều đó có làm cho một thiếu nữ trẻ đẹp phải ưu phiền khi cưới một người bị tàn tật, chỉ có thể nhìn đời bằng một con mắt không ?

Nở nụ cười, Bun Rany nói “Anh ấy vẫn còn toàn vẹn vào thời gian chúng tôi tính lấy nhau. Trớ trêu là anh ấy đã bị thương chỉ sau khi anh ấy đã chính thức yêu cầu cưới tôi. Rốt cuộc, con mắt đó đã bị móc đi, nhưng không phải chúng tôi móc mắt anh ấy ở bệnh viện của mình”.

Nghe được tin Hun Sen dự định cưới Bun Rany, các cán bộ chỉ huy của cô đã cố ngăn chặn cuộc hôn nhân này. Cuộc đời của cô bắt đầu sắp đổ vỡ khi cán bộ chính ủy sắp đặt một người cầu hôn khác.

Cô đã thuật lại giai đoạn để hiểu được sâu sắc người du kích trẻ quyến rũ ấy. Khi Hun Sen nghe được tin choáng váng là người yêu của mình sắp cưới một người đàn ông khác, ông đã nổi điên lên.

Cô nói “Điều đó đã làm cho anh ấy rất tức giận, anh ấy đã bắn loạn xạ mấy loạt đạn. Anh ấy kể lại chuyện này với tôi sau khi chúng tôi đã cưới”.

Sự can thiệp trắng trợn của các cán bộ chỉ huy đã làm cho Bun Rany đang yêu say đắm bị sụp đổ hoàn toàn.

“Thử tưởng tượng nỗi kinh hoàng của tôi, chỉ trong một khoảng thời gian vắng mặt ngắn ngủi trở về, tôi đã bị sắp đặt phải lấy một người đàn ông khác. Vỡ lở ra mới biết ông ta làm giám đốc của một nhà in”.

Cô kể thêm “Khi trở về bệnh viện, tôi được người ta cho biết cuộc hôn nhân của tôi với người chưa quen biết này đã được cán bộ chính ủy sắp đặt sẽ diễn ra trong vòng ba ngày nữa. Tôi đã đi thẳng tới cán bộ phụ trách huyện và nói cho ông ta biết ông ấy có thể sắp đặt chuyện hôn nhân với bất cứ ai trừ tôi. Tôi không muốn kết hôn với người đàn ông này”.

Cô đã gặp phải sự đối kháng mới từ các phía hết sức bất ngờ.

Thở dài, cô nói “Khi tôi từ chối lấy người đàn ông này, những người phụ trách ở huyện hết sức giận tôi và họ  ngưng không nói chuyện với tôi nữa – họ cũng chính là những người tôi nghĩ sẽ mong muốn cho tôi được mọi sự tốt đẹp mà trước đây có thời gian tôi đã quen biết họ”.

Chẳng bao lâu sau, còn có một sự bóp méo khác trong vở kịch ấy. Hun Sen đã lên giữ vai trò lãnh đạo huyện và chính thức xin phép cưới Bun Rany. Một lần nữa, Bun Rany đã hiểu lầm là mình có được sự nâng đỡ của những người đảm trách công tác xã hội – cánh của Khơme Đỏ được cho là lo liệu về các vấn đề quan hệ tình cảm. Đó không phải là quyết định của những người yêu nhau đưa ra. Nó là chuyện của “các thầy” trong Khơme Đỏ chủ tâm tính toán.

Một trong những “người thầy” của cô đã rất bực tức.

Bun Rany kể “Một con người câu nệ từng chi tiết, đã giải quyết yêu cầu xin làm lễ cưới của chúng tôi, ông ta rất không vui vì ông có một “đồng chí”, người mà ông đã thu xếp cho tôi gần gũi với anh ta. Như thế là một thỏa thuận làm ăn của ông đã không đi đến kết quả, ông ta giận dỗi và trở nên rất khó chịu với tôi”.

Về phần mình, Hun Sen cảm thấy hoàn toàn thất vọng. Các dự định kết hôn của ông đã bị các cán bộ chỉ huy của ông gác lại hoàn toàn và ông không thể làm gì.

Ông kể “Tôi rất bực tức vì yêu cầu của mình được chấp nhận khi tôi còn lành lặn khỏe mạnh, nhưng khi tàn tật lại bị từ chối”.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #19 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2009, 02:02:47 pm »

Không bao lâu sau, các cán bộ chỉ huy của ông đã nói dối để cho ông quên Bun Rany. Họ nói với ông là cô ấy sắp cưới một người đàn ông khác. Hun Sen đã phản ứng lại bằng sự tức giận và quyết định đi lấy một phụ nữ khác. Đúng lúc ấy, ông nhận ra được là các cán bộ chỉ huy của ông đã chơi trò đê tiện với mình.

Ông kể “Rany lúc nào cũng chờ tôi. Nhưng tôi đã bị người ta gạt bằng những tin tức sai lạc. Tôi đã phản ứng hấp tấp. Tôi tính trả thù và lấy vợ ở vùng thuộc huyện Kroch Chhmar, đó là sai lầm của tôi, tôi đã cầu hôn với một cô gái khác ở gần đơn vị của Rany, vì tôi không thể chấp nhận mình bị làm mất thể diện bằng kiểu này. Nhưng tôi đã bị bạn bè chỉ trích. Họ bảo là Rany đang chờ tôi. Khi tôi biết được sự thật, tôi đã rút lại lời cầu hôn với cô gái kia và đã xin lỗi Bun Rany”.

Hai kẻ yêu nhau này đã phải đối diện với nỗi buồn tan nát cõi lòng khi các cán bộ chỉ huy ép Bun Rany cưới một người đàn ông khác công tác ở huyện Kroch Chhmar. Cô đã từ chối.

Kế đến, các cán bộ ấy quay sang phía Hun Sen . Họ yêu cầu ông lấy một phụ nữ khác làm vợ, một phụ nữ lớn hơn ông 12 tuổi.

Ông kể lại “Phụ nữ đó là một giáo sư, bà được bảo phải cưới một người đàn ông có cấp bậc chỉ huy. Sau này bà đã trở thành một thành viên của Quốc hội trong chế độ Pol Pot và thường nói trên đài phát thành của Khơme Đỏ . Từ chối đề xuất ấy rất nguy hiểm cho tôi, khi tôi tỏ ra không tuân theo cán bộ Angkar. Nhưng tôi đã từ chối chuyện đó”.

Sau đó ít lâu, ông lại phải đương đầu với một vấn đề về hôn nhân khác.

Ông kể “Cán bộ chỉ huy của tôi, tên là Soeurng, đã động viên và thậm chí thuyết phục tôi cưới con gái của ông ta. Thậm chí càng khó xử hơn vì một cán bộ chỉ huy yêu cầu cán bộ thuộc quyền cưới con gái mình chuyện không dễ khước từ. Cách duy nhất tôi có thể từ chối lời đề nghị ấy là phải nói với ông ta rằng tôi xem ông như cha mình và con gái của ông như em gái tôi. Bằng cách giải quyết như vậy, ông đã bỏ qua không phản đối lý lẽ của tôi, và tôi đã thành công trong việc tránh được chuyện cưới con gái ông”.

Còn đối với Bun Rany, bác bỏ một mệnh lệnh trực tiếp của các cấp lãnh đạo của cô là một bước nguy hiểm. Cô đã từ chối liên tiếp hai chỉ thị phải cưới các người đàn ông mà họ lựa chọn là một hành động hết sức khiêu khích.

Mỉm cười, cô nói “Sự kiên trì của Hun Sen cùng với yêu cầu được cưới anh ấy của tôi cũng chẳng có tác dụng gì đối với các cấp lãnh đạo”.

Cuối cùng, họ không thể lấy nhau được khi ông đã qua tuổi 24 và cô đã 22 tuổi. Họ chỉ có thể thực hiện được điều ấy sau khi ông đã lách khỏi hai đề nghị ngoài ý muốn và cô đã từ chối hai người đàn ông mà cô bị ép lấy. Cách thức của Angkar là như thế.

Theo kiểu của người theo chủ nghĩa tập thể tiêu biểu, cán bộ chính ủy Angkar tổ chức đám cưới tập thể một lúc 13 cặp tàn tật thay vì phải thông qua việc cưới hỏi rườm rà cho từng cặp đôi.

Hun Sen nói “Cuối cùng, tôi có thể cưới vợ cùng với những người tàn tật đó”.

Cán bộ chỉ huy của Hun Sen rất khỏ chịu chuyện từ chối lấy con gái của ông đến nỗi ông ta từ chối bất cứ sự giúp đỡ nào về việc xin cưới Bun Rany. Cô đã phải đi một mình đến một nơi xa, ở đấy được chỉ định tổ chức lễ cưới.

Bun Rany nói “Vào lúc đi đến nơi làm đám cưới tôi phải đi cùng với một thủ trưởng trong số các cán bộ cấp trên, người mà tôi chưa hề biết. Không có ai khác đi với tôi”.

Hun Sen kể thêm “Nhưng chúng tôi đã cưới nhau với sự giúp đỡ của các chiến sĩ. Đó là một lễ cưới đầu tiên của những thương binh và tôi là người bị thương tật nhẹ nhất trong số họ. Tôi cũng là cấp chỉ huy cao nhất trong sốt tất cả 13 cặp thương tật đã cưới nhau. Chúng tôi là cặp thứ 13”.

Thực ra, bị chột một mắt đã giúp ông cưới được cô dâu của mình.

Bun Rany kể “ Đó là lần đầu tiên Angkar cho phép một đám cưới như vậy. Khá trớ trêu là chỉ những người tàn tật mới có thể có được đặc ân này – như thế bị thương hoặc tàn tật giống như mang huy hiệu phân loại dánh giá. Chúng tôi muốn cưới theo kiểu truyền thống và tổ chức nghi lễ riêng biệt, nhưng đó là những nghi thức hoàn toàn khác biệt. Thực ra chúng tôi được thành vợ thành chồng đã là diễm phúc lắm rồi”.

Trong số 13 cặp ở đám cưới tập thể thì 11 đôi được các người lãnh đạo Khơme Đỏ sắp đặt.

Bun Rany kể “ Còn trường hợp của cặp thứ 12 là người phụ nữ này đưa ra yêu cầu cưới người đàn ông ấy. Đối với chúng tôi, đôi thứ 13 thì Hun Sen là người đưa ra yêu cầu xin cưới”.

Nhiều cặp có được may mắn thì thân nhân của họ tham dự đám cưới tập thể này, nhưng gia đình của Hun Sen và Bun Rany không có mặt vì họ ở rất xa.

Cặp số 13, dù về ý nghĩa là của con số không hên, nhưng về thể hình thì đẹp nhất so với các cặp khác, phần nhiều những người kia bị cụt tay, cụt chân do bị mìn nổ hoặc bị thương tích trong chiến trận.

Với tiếng cười se sẽ, Hun Sen nói “ Cặp thứ 13 được xem về dung mạo và thứ bậc là khá xứng với nhau nhất ».

Lễ cưới được diễn ra theo kiểu quân đội với các cô dâu ngồi sát vào nhau thành một hàng ở phía trước và các chú rể ngồi ngay ở đằng sau họ.

Ông nói với giọng lạnh nhạt “Đó là kiểu Pol Pot sắp đặt lễ cưới “.

Sau đó chủ tọa buổi lễ cưới đọc lý lịch trích ngang của các cô dâu và chú rể. Trước khi buổi lễ bắt đầu, cán bộ chỉ huy của Hun Sen khuyên ông xóa đi một số điểm trong bản lý lịch của mình, nhất là cấp bậc của ông để các cặp thương tật khác khỏi ghen tị. Trong số họ, Hun Sen có cấp bậc cao nhất và được học hành nhiều nhất.

Ông nói “ Theo chế độ của Pol Pot, chúng tôi xếp loại thuộc những người giàu có trung bình, vào lúc bấy giờ là một tầng lớp mà người dân Campuchia không thích”.

Trước khi lễ cưới bắt đầu, Hun Sen bị hỏi 4 câu, còn Bun Rany bị hỏi 3 câu. Các cặp khác chỉ bị hỏi 1 hoặc 2 câu. Một trong các câu hỏi đặt ra cho Hun Sen là liệu ông có thể biết vợ mình từ một gia đình giàu có thành người vô sản, một giai cấp không có của cải.

Ông nói “ Chỉ những người trước kia có nước da ngăm đen được xem là người Campuchia . Vợ tôi có nước da trắng giống người Hoa. Vì vậy, họ không cho là cô ấy có thể được biến đổi thành người vô sản, và họ đặt câu hỏi đó với tôi”.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM