Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:58:36 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khối mây hình lưỡi búa  (Đọc 42897 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Tunguska
Global Moderator
*
Bài viết: 519



« vào lúc: 20 Tháng Mười, 2007, 08:46:07 pm »

Khối mây hình lưỡi búa - Tiểu thuyết sử thi của Lê Thành Chơn, nguyên sĩ quan dẫn đường Quân chủng Phòng không-Không quân trong kháng chiến chống Mỹ.

Nguồn : website Báo Cần Thơ



Giữa mùa thu năm 1964, Hà Nội trải qua mười ngày liền không có mưa, trời nóng hừng hực không khí ngột ngạt, con đường nối ngã tư Vọng với ngã tư Sở ở phía trước cơ quan Bộ Tư lệnh Không quân lúc nào cũng đầy bụi, những dãy nhà và những bụi cây nhỏ ở ven đường lá không còn màu xanh. Mỗi khi có ô tô chạy qua, bụi cuộn mịt mù, che cả lối đi, biến những gì nó táp vào thành màu vàng sẫm từ lâu lắm rồi. Cơ quan Bộ Tư lệnh Không quân ở phía trong hàng rào, là những dãy “nhà binh” của Pháp xây dựng tường dày, lợp ngói xếp thành hàng dọc, hàng ngang. Phía sau cơ quan là ruộng rau muống, những ngọn rau xanh mướt vươn lên. Đôi khi, có tiếng con nhái và cả con chão chuộc kêu ì ọp trong đêm. Giữa các dãy nhà, những cây xà cừ, có lẽ đã hơn nửa thế kỷ, thân cây hai người ôm không hết, tán cây giao nhau, những chiếc lá rụng như những cánh bướm vàng lao xao xuống con đường lát đá sơ sài. Phía sau nữa là sân bay Bạch Mai, một sân bay tầm cỡ thời Pháp... Ở đó, nằm bên ngoài đường hạ, cất cánh, có một trạm radar mới xây dựng, loại máy 402 do Trung Quốc chế tạo, cùng với chiếc radar 843 đo độ cao, chúng nằm trên hai ụ mới đắp khá cao... Tiếng máy nổ giòn, chiếc ăng-ten hình cánh buồm nho nhỏ cong cong nằm ngang của chiếc radar 402 xoay tròn, và chiếc buồm lớn hơn của chiếc 843 gật gù lên xuống.

***

Phía bên trong những dãy “nhà binh” của Pháp có một ngôi nhà lớn, ngói đỏ, sơn màu đỏ bầm. Thời đó, những người có mặt tại cơ quan Bộ Tư lệnh Phòng không –Không quân gọi là ngôi nhà đỏ. Nó rất lớn và rộng, người Pháp xây để làm đại bản doanh chỉ huy không quân ở Bắc Việt. Nó bị không quân Mỹ đánh sập và phá hủy hoàn toàn cùng với chiếc hầm ngầm có mật danh K-18. Dùng làm sở chỉ huy quân chủng do kỹ sư Đặng Công Dân thiết kế và chỉ huy thi công, khi đó công năng của nó theo thiết kế có thể chịu đựng được bom tấn và nghe đâu có thể chịu đựng cả bom hạt nhân. Ngôi nhà đỏ nằm trên mặt đất được bố trí ba góc làm sở chỉ huy của ba binh chủng không quân, phòng không và tổng trạm radar.

***

Thượng tá Nguyễn Văn Tiên bước xuống sân bay Mông Tự từ chiếc IL-14. Ánh nắng chói chang của sân bay vùng trung du miền Nam Trung Quốc khác rất xa sân bay Nội Bài ông vừa đi kiểm tra cách đây hơn hai tuần. Lúc đó, đường băng đã hoàn thành, sân đỗ nặng đã xong, đường lăn vừa làm những mét cuối cùng. Các công trình cho một sân bay chiến đấu cũng xong về cơ bản... Thượng tá nhìn toàn cảnh sân bay nước bạn, lướt mắt trên tuyến đường băng, đường lăn rất quy mô, hiện đại... ông chợt nhớ, cách đây hơn một năm, vào cuối năm 1963, Bác Hồ mời Chủ tịch Tiệp Khắc sang thăm Việt Nam, chiếc chuyên cơ chở Chủ tịch Tiệp Khắc thời đó phải có đường băng dài trên 2.500 mét mới hạ cánh được. Sân bay Gia Lâm không đủ tiêu chuẩn, ông buộc phải cho “dọn”sân bay Cát Bi (Hải Phòng) để cho chuyên cơ hạ cánh. Chiếc IL-14 cánh quạt của hàng không Việt Nam, xuống Cát Bi đón Chủ tịch Tiệp Khắc về, để Bác Hồ đón tại sân bay Gia Lâm...

Sau cuộc đón tiếp đó, Bác Hồ gọi ông lên Phủ Chủ tịch, Bác hỏi :

- Chú có biết làm sân bay?

Ông trả lời:

- Thưa Bác, cháu biết. Nhưng không thạo lắm. Có điều xây dựng sân bay rất tốn
kém.

Bác Hồ nói:

- Làm hệ thống sân bay chiến đấu trong điều kiện miền Bắc nước ta hiện nay hết sức khó khăn và lớn lao. Dù thế nào cũng phải tập trung làm để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, để phát triển kinh tế...

Bác đột ngột nhìn ra bên ngoài, chậm rãi:

- Chú về làm một báo cáo cho Chính phủ, cần làm những sân bay nào, cấp sân bay, ở đâu, nhu cầu về vật liệu, phải chú ý đền bù cho dân thỏa đáng.

Ông hết sức ngạc nhiên... Bác Hồ chỉ đạo những vấn đề hết sức cụ thể và ông càng cảm phục tấm lòng của Bác với nhân dân... Chỉ mấy ngày sau, Chính phủ triệu tập một cuộc họp do Phó Thủ tướng Nguyễn Duy Trinh chủ trì, có Bộ Kiến trúc, Bộ Vật tư, Bộ Giao thông, Bộ Công nghiệp nặng, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Tổng cục Đường sắt và... Thượng tá Nguyễn Văn Tiên là người đại diện cho Bộ Quốc phòng và quân chủng Phòng không-Không quân, để nghe quyết định của Nhà nước về chủ trương xây dựng hệ thống sân bay ở miền Bắc. Phó Thủ tướng chỉ định ông trình bày về xây dựng hệ thống sân bay, ông liếc nhìn Trung tá Đào Hữu Liêu, Chủ nhiệm Cục Hậu cần Không quân. Ông nhớ, ba ngày liền ông cùng với ban xây dựng sân bay dò trên bản đồ của Pháp những sân bay người Pháp đã xây dựng từ trước, có cái bằng ghi sắt, có cái bằng đất đỏ. Tại Nội Bài hiện vẫn là những đồi và vùng đất hoang. Nhưng đó là nơi thuận lợi cho phòng thủ nếu địch tập kích đường không, ông trình bày:

-Thưa Phó Thủ tướng và các bộ, thay mặt cho Bộ Quốc phòng và quân chủng Phòng không- Không quân, chúng tôi đề nghị về mặt quốc phòng và chiến đấu trên không, Không quân Nhân dân Việt Nam cần có một hệ thống sân bay để bảo đảm cất cánh và hạ cánh, để nâng cao tính bất ngờ và khả năng cơ động của không quân. Thay mặt cho Bộ Quốc phòng và quân chủng Phòng không- Không quân chúng tôi đề nghị: Làm mới sân bay Nội Bài thành sân bay cấp 1, kéo dài sân bay Gia Lâm để trở thành sân bay cấp 2, mở rộng sân bay Kiến An thành sân bay cấp 2, xây dựng mới sân bay Yên Bái tương đương sân bay cấp 1, cải tạo sân bay Hòa Lạc hiện bằng ghi, mở rộng hai đầu thành sân bay cấp 2. Cải tạo và mở rộng sân bay Kép tương đương sân bay cấp 1. Sân bay Vinh và Đồng Hới kéo dài bằng đất trở thành sân bay cấp 3. Sân bay Anh Sơn mở rộng thành sân bay cấp 2... Như vậy, trước mắt chúng tôi đề nghị làm bốn sân bay tương đương cấp 1 (về sau xây thêm sân bay Kiến An), bốn sân bay cấp 2 và hai sân bay cấp 3.

Nguyễn Văn Tiên liếc mắt, thấy một cán bộ của Bộ Giao thông giơ tay. Ông ngồi xuống, người vừa đứng lên là Trần Soạn, da trắng, bàn tay đeo chiếc đồng hồ dây da màu đen rất hợp, mắt sáng phía sau chiếc kính cận, nói :

- Tôi đề nghị nên cẩn thận, khối lượng quá lớn, xây dựng một sân bay bằng tất cả thuế nông nghiệp của cả miền Bắc cũng không đủ, chưa nói đến áp lực về mặt ngoại giao, hiệp định Genève không cho phép chúng ta xây dựng các căn cứ quân sự.

Phó Thủ tướng Nguyễn Duy Trinh giơ tay chặn lại, ông nói:

- Việc đó đồng chí Soạn không phải lo. Về mặt tài chính trong điều kiện kinh tế miền Bắc hiện nay đúng là một gánh nặng. Nhưng, đây là ý kiến chỉ đạo của Bác. Chúng ta không làm một lúc nhưng phải làm gấp. Tình hình trong nước, sau Đồng khởi, cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam đã từng bước buộc Mỹ phải nhảy vào cứu chế độ ngụy. Hôm nay, chúng ta bàn cách làm để thực hiện sớm nhất. Sân bay Nội Bài, chúng ta lấy danh nghĩa công khai, xây dựng sân bay quốc tế Thủ đô. Chúng tôi đã đặt vấn đề với Trung Quốc, họ sẽ giúp chúng ta về đo đạc, thiết kế. Làm sân bay nào, Nhà nước sẽ cấp vật tư, đường sắt chuyên chở đến nơi, Bộ Vật tư nhanh chóng chuyển đến sân bay và xây dựng các kho xăng dầu, kho bom, đạn, khí tài. Bộ Giao thông Vận tải cùng với bộ quốc phòng chịu trách nhiệm thiết kế và thi công sân bay, Bộ Kiến trúc lưu ý về kết cấu nhà ở cho phi công và các hạng mục công trình, đơn giản nhưng chắc chắn. Đây là một nhiệm vụ chính trị, Ủy ban Kế hoạch nhà nước đưa vào kế hoạch nhưng giữ bí mật tuyệt đối. Bộ Công an có trách nhiệm bảo vệ trị an và an toàn cho công trình. Tỉnh Vĩnh Phú có hai Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy cùng với ban chỉ huy công trường giải quyết những vấn đề có liên quan đến địa phương, đền bù, huy động nhân công, cung cấp lương thực, thực phẩm. Chúng ta có thể làm hai sân bay một lúc, đó là sân bay Nội Bài và sân bay Yên Bái nhưng Nội Bài là số 1. Trong khi đó một bộ phận lực lượng của Bộ Kiến trúc triển khai kéo dài sân bay Gia Lâm, Kiến An. Đặc biệt là làm gấp sân bay Kép. Tôi lưu ý, theo ý kiến chỉ đạo của Bác trong hai năm, đến cuối năm 1965 phải có hệ thống ít nhất ba đến bốn sân bay cho không quân ta chiến đấu bảo vệ miền Bắc và phát triển kinh tế. Đó cũng là bộ mặt của quốc gia, cần phải làm gấp.

***

Trung tá Đào Đình Luyện đã có mặt ở sân bay từ rất sớm. Ông bước đến giơ tay chào Thượng tá Nguyễn Văn Tiên . Đào Đình Luyện rắn rỏi, da sạm đen, đôi mắt sáng, mũi to, hàm răng đều. Đặc biệt lúc nào ông cũng chải tóc xuôi về phía trước. Tư lệnh Không quân đưa tay bắt chặt, giọng rổn rảng :

- Ta làm việc luôn, được không anh Luyện ?

- Thưa, tôi đã phổ biến, cán bộ chủ chốt đã có mặt. Hôm nay theo bên nhà điện sang, họp Đảng ủy trung đoàn mở rộng.

Thượng tá gật đầu, nhìn ra ngoài, chiếc xe chạy vào trong căn cứ, vượt qua trạm kiểm soát. Ông nói :

- Anh Luyện, sân bay của chúng ta vừa mới nghiệm thu, các công trình chưa hoàn chỉnh. Anh về, cùng với trung đoàn căn cứ hoàn thiện dần.

Đào Đình Luyện khiêm tốn:

-Xây dựng một sân bay cấp 1 như vậy là rất nhanh. Mới cuối năm 1963 cả vùng Nội Bài, ba xã xung quanh, đồi hoang trùng điệp, những rãnh sâu nước chảy, đất còn tự nhiên. Anh và các đồng chí công binh cắm cọc, vạch đường băng bằng kính đo đạc. Tôi nhớ, hôm động thổ, nhát cuốc chim đầu tiên, anh thay mặt Bộ Quốc phòng và quân chủng bổ xuống gặp đá, lưỡi cuốc chim nẩy lên. Vậy mà, bây giờ sân bay đã xong, đường băng, đường lăn, sân đỗ đã hoàn thành. Tất cả phi công đều được thông báo, anh em phấn khởi lắm... 

Thượng tá nắm chặt tay Trung tá Đào Đình Luyện, tâm sự :

-Tôi được đào tạo khá kỹ về chỉ huy. Nhưng về sân bay,...  xây dựng sân bay, tôi chỉ học sơ bộ, Bác Hồ giao, tôi cố gắng làm, vừa làm, vừa học các chuyên gia Trung Quốc. Anh em công binh vất vả lắm, họ làm ngày, làm đêm. Hàng triệu mét đất của những quả đồi được san lấp, đầm và đổ bê tông, thật là một công trường vĩ đại... Mà, nè, anh Luyện, anh bố trí, tôi muốn ở cùng với anh em.

Trung tá Luyện nói :

- Anh và tôi cùng ở một nhà.

Cả hai lên xe. Trung tá Luyện nói:

- Chúng ta tới rồi, mời anh xuống.

Nghe tiếng xe đỗ, mọi người trong phòng họp đều đứng lên. Đào Đình Luyện hướng dẫn Thượng tá Nguyễn Văn Tiên ngồi ở đầu bàn, ông đứng lên báo cáo:

- Thưa Phó Tư lệnh quân chủng. Tất cả cán bộ chủ chốt và Đảng ủy  trung đoàn đều có mặt đầy đủ, mời đồng chí.         

Thượng tá Nguyễn Văn Tiên đứng lên, kéo ghế ra phía sau, nhìn mọi người... Ông vốn là một công nhân ở nhà máy Ba Son (Sài Gòn), da ngăm, mặt vuông, đôi lông mày rậm, mắt to, người to lớn, hất toàn bộ tóc chải ngược ra phía sau. Ông cất giọng:

- Tôi thay mặt Bộ tư lệnh quân chủng, chúc các đồng chí khỏe. Tôi thông báo đến các đồng chí tình hình trong nước. Chúng ta đều biết người Mỹ đã thất bại trong chiến tranh đặc biệt. Lý luận của các chiến lược gia Mỹ như sau: “Cố làm cho sự chú ý của nhân dân trong nước Mỹ tăng lên và một sự căng thẳng quốc tế, mới có thể có lý do để bảo vệ khu vực Đông Nam Á”. Và lấy lý do bảo vệ Đông Nam Á để tấn công miền Bắc của chúng ta. Quả là, bọn Mỹ ráo riết làm cho tình hình căng thẳng đến mức đã có cuộc đụng độ giữa  hải quân ta và tàu Maddox  thuộc hạm đội 7 của Mỹ. Tôi muốn nói rõ hơn, từ tháng 6 và tháng 7, bọn Mỹ đã nối lại các hoạt động biệt kích  trên vùng bờ biển nước ta, dùng bọn biệt kích ngụy được Mỹ thuê riêng, được Mỹ huấn luyện và cung cấp hậu cần. Hoạt động biệt kích trên thực tế là một kế hoạch của Mỹ hoạt động ở vùng biển Thanh Hóa và Nghệ An, mục đích làm cho nước Mỹ chú ý, dư luận Mỹ quan tâm. Điều đặc biệt nghiêm trọng là Mỹ cho tàu Maddox với một tổ tình báo điện tử đặc biệt thọc sâu vào vùng biển nước ta khiêu khích nhiều lần, buộc chúng ta phải tấn công đuổi bọn Mỹ ra khỏi vùng biển nước ta. Theo tin chúng ta nắm được, người Mỹ giao cho tàu Maddox nhiệm vụ tuần tra, khiêu khích  phối hợp với biệt kích... Chính hoạt động  khiêu khích làm cho tình hình vùng biển nước ta hết sức căng thẳng, bọn Mỹ vừa khiêu khích, vừa làm ầm lên, gây dư luận làm cho nhân dân và quốc hội nước Mỹ chú ý. Không chỉ hoạt động quân sự, người Mỹ còn nhờ Canada cử một nhà ngoại giao Canada sang Hà Nội để thông báo không chính thức cho chúng ta rằng “Washington  xem cuộc chiến tranh ở miền Nam là một thí nghiệm chống nổi dậy trên khắp thế giới. Họ khuyên chúng ta chấm dứt ủng hộ đồng bào mình ở miền Nam, nếu không họ sẽ ném bom miền Bắc”. Như vậy, người Mỹ buộc chúng ta phải cầm súng, Bác Hồ và Đảng ta đã thấy trước âm mưu của Mỹ nên đã cho chúng ta đi học, Bộ Tổng Tư lệnh và Cục Không quân trước đây cũng cử cán bộ chỉ huy, sĩ quan tác chiến, dẫn đường, kỹ thuật đi đào tạo, đã khẩn trương hoàn chỉnh hệ thống sân bay quân sự ở miền Bắc, đến nay đã hoàn thành và đưa vào sử dụng sân bay Nội Bài. Đó là một sân bay quân sự cấp 1. Chắc chắn trong thời gian rất ngắn sắp tới Mỹ sẽ tấn công miền Bắc. Chúng ta sẽ về nước trong thời gian tới. Ngay bây giờ trung đoàn lập kế hoạch hành quân đưa máy bay chiến đấu và các phương tiện phục vụ về nước, kế hoạch đó lấy tên là X1. Đây là một kế hoạch tuyệt mật nhưng phải bảo đảm an toàn cho toàn bộ trung đoàn không quân tiêm kích đầu tiên của quân đội ta về nước và tạo bất ngờ cho không quân ta xuất trận sau này.

***





« Sửa lần cuối: 08 Tháng Ba, 2021, 01:09:07 pm gửi bởi ptlinh » Logged
Tunguska
Global Moderator
*
Bài viết: 519



« Trả lời #1 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2007, 08:50:12 pm »

Ngày 5 tháng 8 năm 1964. Mỹ lấy cớ tàu Maddox bị hải quân ta tấn công. Dựng lên sự kiện vịnh Bắc bộ, Mỹ tấn công miền Bắc. Bộ đội phòng không giáng trả, bắn rơi và bắt sống tên phi công Mỹ đầu tiên Everett Alvarez, phi công lái máy bay A-4C cất cánh từ hàng không mẫu hạm USS Constellation. Trung đoàn được lệnh chuyển trường về nước.

Ngày 6 tháng 8 năm 1964. Hồi 10 giờ 35 phút, Trung tá Đào Đình Luyện cầm sợi dây nối tai nghe trên chiếc mũ bay trùm đầu, trước trán có hai mắt kính trông rất oai vệ. Ông đội mũ, cắm sợi dây tai nghe vào máy đối không trên chiếc Mig-17 mang số hiệu 1020. Đào Đình Luyện là sĩ quan cấp cao, trẻ, thạo tiếng Pháp, tiếng Hoa, được tuyển chọn trong đợt đầu tiên để đào tạo phi công chiến đấu. Ông là lớp sĩ quan trí thức hàng đầu của quân đội, có khả năng tiếp thu kỹ thuật hiện đại nhanh chóng. Đào Đình Luyện ngồi vững chãi trong buồng lái. Chiếc Mig-17 trông xa như con chim én, đôi cánh xòe ra phía sau, chiếc đuôi vểnh lên cao xinh xắn. Anh liếc mắt vào bảng đồng hồ, kiểm tra tất cả các công tắc theo thứ tự. Anh liếc nhìn các chiến sĩ của anh, lúc này họ đã ở trong tư thế sẵn sàng cất cánh. Anh đảo mắt, bên trái là những dãy núi trọc, màu nâu vàng úa, là nền cho một phi trường, với đường băng dài trên 3.000 mét màu xám ở trước mặt.

Anh hồi hộp lạ thường, giây phút thiêng liêng đã đến, cờ đỏ kéo lên trên nóc đài chỉ huy.

Đào Đình Luyện ấn nút khởi động. Người thợ máy cùng với anh mở máy chiếc Mig-17 … tiếng động cơ rùng nhẹ rồi gầm lên. Anh ấn công tắc :

-  01 gọi 02

Phạm Ngọc Lan trả lời :

- 02 nghe rõ

Đào Đình Luyện ấn nút :

- 01 gọi 03.

Phi công Tào Minh trả lời :

- 03 nghe rõ.

- 01 gọi 04.

Lâm Văn Lích bóp micro:

- 04 nghe rõ.

Vốn tính cẩn thận, Đào Đình Luyện kiểm tra hệ thống dây đeo dù ở vai, ở hai đùi, nút khóa ở trước ngực. Ông liếc hệ thống đồng hồ, hệ thống la bàn vô tuyến điện và la bàn từ đều đạt độ chính xác. Giơ tay chào người thợ máy, Đào Đình Luyện bóp micro :

- 01 xin phép cất cánh.

Tiếng vọng từ trên đài chỉ huy qua khoảng không dội vào tai anh xúc động :

- Cất cánh… 01 .

Bốn chiếc Mig-17 trong biên đội thứ nhất từng đôi một, gầm rít chạy trên mặt đường băng, vút lên trên không. Đào Đình Luyện vòng lại, biên đội tập họp lướt qua sân bay, nghiêng cánh chào đất bạn… Theo số liệu chuẩn bị từ trước, biên đội kéo dần lên độ cao quy định, tiếp theo là biên đội 2, biên đội 3 cất cánh…
Đào Đình Luyện liếc nhìn tấm bản đồ được gắn trên đùi phải… Biên đội đã qua khởi điểm, đội hình bốn chiếc như mũi tên thần xé mây, vạch gió đi về hướng bầu trời của Tổ quốc. Dưới cánh bay của ông, đất bạn một màu vàng nhạt, những con sông, những dãy núi, ông đã quá quen thuộc. Phía trước, lớp lớp mây chạy ngược chiều, vun vút. Đào Đình Luyện quan sát biên đội, đội hình ổn định, đẹp mắt. Bên trái là Phạm Ngọc Lan, một sĩ quan quê ở miền Trung, bên phải chếch về sau Tào Minh là phi công Lâm Văn Lích, một cán bộ quê ở tận mũi Cà Mau. Anh mỉm cười, chỉ mới một biên đội của ông, đã có sức mạnh của cả nước… Đó là những sĩ quan ưu tú, ý chí chiến đấu cao, hừng hực khí thế mong muốn lập công. Ông liếc nhìn bầu trời phía trước, Tổ quốc ở đó, ông biết rõ trọng trách nặng nề của trung đoàn không quân tiêm kích đầu tiên của quân đội. Đào Đình Luyện ngắm nhìn Phạm Ngọc Lan rồi Lâm Văn Lích. Đó là những chiến sĩ của trung đoàn từ khắp các chiến trường, họ đã từng đánh Pháp bằng mã tấu, bằng vũ khí thô sơ. Bây giờ họ bước lên máy bay, cưỡi mây, một mặt trận mới như một huyền thoại của Thánh Gióng… trong ông, lòng tin vào họ tràn ngập. Đào Đình Luyện nhìn chéo qua cánh xuống mặt đất độ cao đã lên đến 6.000 mét. Đào Đình Luyện đưa mắt quan sát bầu trời theo thói quen, từ trái qua phải, đảo mắt ra phía sau… Đã qua điểm kiểm tra thứ hai, sắp đến điểm kiểm tra thứ ba… Đó là chiếc cầu bắc qua con sông phân chia ranh giới hai nước. Ông hồi hộp… liếc sâu xuống phía dưới, chiếc cầu sắt màu đen bắc qua con sông nhỏ, nước xanh nhạt, như một làn chỉ mảnh mai. Con sông hòa vào trùng trùng rừng núi một màu xanh, khác hẳn với màu vàng từ nuớc bạn. Trời đất đã phủ lên đất nước Việt Nam một màu xanh kỳ diệu… Cho đến bây giờ, chẳng ai hiểu, ai làm cho nó xanh. Từ trên độ cao rất cao, phóng tầm mắt xa hơn, ông nhận ra thiên nhiên ban cho đất nước ta bạt ngàn cây rừng nhiệt đới, ngày này qua ngày khác một màu xanh vĩnh cửu. Lòng ông xiết bao xúc động. Tổ quốc ở ngay trước mặt, động cơ rùng rùng nhè nhẹ. Dưới cánh chiếc Mig, lướt qua mây, qua gió. Bất giác bài hát “Không quân Việt Nam” của Văn Cao văng vẳng bên tai…

… Giờ thề một lòng vượt trên lưng gió quyết chiến thắng nhớ lấy phút giây từng ly…

Ta là đàn chim bay trên cao xanh

Khi nhìn qua khói những kinh thành tan

Đôi cánh tung hoành giạt trên mây xanh

Ta là tinh cầu bay trong đêm trăng

Đây đó hồn nước ôi ! Không quân Việt Nam vút trên ngàn mây gió u… ù… ú…

... Nhìn xa phi trường Việt Nam không quân ra đi cánh bay rợp trời… ù… u…

Chiếc cầu sắt màu đen, ở bên phải dưới cánh bay vắt ngang con sông nhỏ màu xanh uốn cong theo sườn núi như một mảnh khăn nhỏ trên cánh rừng xanh bạt ngàn. Đào Đình Luyện xúc động bóp micro:

- 01 gọi Đông Đô. 01gọi Đông Đô.

Sở chỉ huy không quân lúc này đông nghẹt người. Phó Tư lệnh quân chủng Phòng không - Không quân kiêm Tư lệnh Không quân Nguyễn Văn Tiên vụt đứng lên. Chính ủy không quân ở bên cạnh, tất cả mọi người theo dõi chiếc thước tiêu đồ cắm trên bàn nơi chiếc radar P-402 ở sân bay Bạch Mai đang quay tròn, nó phát hiện tốp đầu những chiếc Mig-17 đang lao về. Người chiến sĩ đánh dấu đường bay quay một góc khá lớn, một tam giác màu đỏ, chiếc thước dừng ở phương vị 340 độ, cự ly 187 km và con số 1048 (10 giờ 48 phút ). Cùng với tiếng gọi của Đào Đình Luyện từ trên độ cao 6.000 mét là tiếng reo vang dội của mọi người trong sở chỉ huy. Sĩ quan dẫn đường Trần Quang Kính run run bàn tay, bóp micro:

- 01, Đông Đô nghe rất rõ. 01, Đông Đô nghe rõ. Chúng tôi đã nhìn thấy anh.

Tiếng gọi từ đất mẹ vang trong tai, làm cho Đào Đình Luyện sung sướng đến cháy lòng. Đã bao năm rồi, ông ao ước được nghe tiếng gọi đó…, từ nơi ông xách ba lô, theo mệnh lệnh của Bác Hồ lên đường học lái máy bay, một binh chủng bao đời dân ta mơ ước. Ông hiểu rất rõ mọi người “ở nhà” đang chờ, ông bóp micro, xúc động:

- 01 đã nhìn thấy Tổ quốc. 01 nghe Đông Đô rất rõ.

Sở chỉ huy không quân, đường chỉ đỏ, mũi tên trên nét vẽ bút chì lên tờ giấy bóng từ hướng Tây Bắc lao về Hà Nội… Những chiếc Mig đầu tiên sắp sửa về đến sân bay Nội Bài, ở đó đang có mặt Thượng tướng, Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng, Đại tá Đặng Tính, Chính ủy quân chủng và Đại tá Phùng Thế Tài.
Logged
Tunguska
Global Moderator
*
Bài viết: 519



« Trả lời #2 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2007, 08:54:51 pm »

Sau ngày 5 tháng 8 năm 1964, trên vùng biển Đông có bốn chiếc hàng không mẫu hạm USS Constellation/CVW-14, Ranger/CVW-9, Midway/CVW-2 và Coral Sea/CVW-15 bố trí theo đội hình bậc thang: chiếc Ranger đang đậu ở phía Đông đảo Hòn Mê của Việt Nam; Constellation, Midway và Coral Sea ở sâu về phía Nam. Mỗi tàu sân bay có 78 đến 86 chiếc máy bay bao gồm F-4B, A-4 , A-6, F-8 và những máy bay phục vụ. Để bảo vệ các hàng không mẫu hạm Mỹ, vịnh Bắc bộ còn có một tàu chống tàu ngầm, ba tàu tuần dương, 15 đến 22 tàu khu trục, bốn chiếc tàu ngầm.

Ở Thái Lan, không quân Mỹ có bốn liên đoàn, 274 máy bay các loại, chủ yếu là F-105 và một số F-4H. Ngoài ra ở các căn cứ của Mỹ tại miền Nam thường xuyên có từ 2 đến 6 liên đoàn với hơn 260 máy bay chiến đấu của Mỹ… Chưa kể hơn 200 chiếc máy bay của không quân ngụy và 60 đến 80 máy bay ném bom chiến lược B-52 lập căn cứ ở sân bay Utapao Thái Lan và ở Hawaii.

Vào giữa tháng 12, Đô đốc Black Tư lệnh hạm đội 7 của Mỹ ở Thái Bình Dương đáp trực thăng từ chiến hạm chỉ huy đến kiểm tra tình hình chuẩn bị chiến đấu của hàng không mẫu hạm Ranger đang đậu ở phía Đông thành phố Đà Nẵng. Black đến gặp J.Paul và tư lệnh các hàng không mẫu hạm ở vịnh Bắc bộ theo chỉ thị của Tổng thống Jhonson tại cuộc họp ở Honolulu tuần trước. Hàng không mẫu hạm Ranger thuộc vào loại thế hệ thứ hai có đường băng dài 243 mét.

Chiếc trực thăng hạ cánh xuống đường băng. Black bước xuống đứng khá lâu trên mặt đường băng, gió thổi mạnh Black phải cho quai xuống dưới cằm chiếc kê-pi màu trắng, viền đen và lưỡi trai cũng màu đen, chiếc quân hiệu hải quân đặc trưng hình chiếc lư có con chim xòe cánh đang đậu xuống hai phần ba chiếc quân hiệu đặt trên nền màu trắng, một phần ở viền đen bên dưới, hai dải kim tuyến đặt nằm ở hai bên, phía trên lưỡi trai. J.Poul bước tới, giơ tay chào:

- Thưa Đô đốc, mời ngài.

Black theo sau J.Paul bước vào một phòng sang trọng, trên vách treo một chiếc monitor đang thu hình toàn bộ hoạt động của hai đầu đường băng. Black liếc nhìn… Chiếc F-8E vừa hạ cánh, những va chạm rất mạnh, chiếc Ranger không có chao chạm nào đáng kể. Chiếc móc như chùm lưỡi câu ở sau đuôi chiếc F-8E hạ xuống và nhô ra, chỉ một lần chạm xuống mặt boong, đã móc vào sợi dây cáp lò xo căng ngang kéo nó dừng lại ngay ở cự ly cách đầu hạ cánh chừng 100 mét. Black ngồi trên chiếc ghế chạm trổ màu vàng, mặt ghế bằng một loại vải màu vàng thêu hình những con chim trên đồng lúa chín. J. Paul lấy chai rượu vang đỏ trên giá, rót vào hai ly. J. Paul mời Black:

- Mời Đô đốc. Thưa ngài, có cần triệu tập ai nữa ? Hiện ngồi bên phòng giao nhiệm vụ có tư lệnh các hàng không mẫu hạm, các chỉ huy tuần dương, chỉ huy tàu ngầm. Thưa, …

Uống hết nửa ly rượu, Black đặt chiếc ly trắng gần với chiếc ly của J. Paul, nói:

- Sang phòng giao nhiệm vụ, tôi cần nói chuyện với các vị đó…

Paul vặn khóa cánh cửa sắt rất nặng, kéo về phía trong. Phòng họp hiện ra. J.Paul nghiêng người bước sang. Tất cả các sĩ quan, đô đốc, phó đô đốc đứng dậy. Black khoác tay, mọi người ngồi xuống, ông ta đến trước chiếc bàn hình ô-van màu nâu nhạt, nói:

- Mời ngồi và trật tự. Tôi đến đây để thông báo đến quý vị, mệnh lệnh của Tổng thống và của quốc hội Mỹ. Trước hết tôi nói rõ tình hình trước ngày 5 tháng 8 năm 1964. Sau khi Thượng nghị sĩ Mike Mansfield đi Việt Nam trở về theo yêu cầu của Tổng thống, ông ta đã công khai bác bỏ lời giải thích của chính quyền đối với tính chất và nguyên nhân cuộc nổi dậy ở Nam Việt Nam… Nhờ kế hoạch OPLAN- 34A chúng ta bắt đầu bằng những cuộc đánh phá vào Bắc Việt Nam bằng một đơn vị đặc biệt, cực kỳ bí mật gồm các lực lượng đặc biệt và nhân viên CIA đứng ra thuê những kẻ đánh thuê Việt Nam. Kế hoạch OPLAN- 34A kết hợp với DESOTO, tức là những cuộc tuần tra của hải quân Mỹ làm nhiệm vụ tình báo bằng điện tử ở vịnh Bắc bộ sát đến khu vực cách bờ biển chỉ có bốn dặm. Chính vì có sự chú ý ở trong nước Mỹ và căng thẳng quốc tế, chúng ta có lý do để bảo vệ Đông Nam Á và cũng nhờ có sự kiện ngày 2 tháng 8, ngày 5 tháng 8 năm 1964 đưa đến đỉnh cao là nghị quyết vịnh Bắc bộ của quốc hội Mỹ ngày 7 tháng 8 năm 1964.

Tôi muốn nhấn mạnh. Tất cả những vấn đề đã nói ra có nghĩa là bây giờ bất kỳ cái cớ nào cũng có thể xảy ra chiến tranh với Bắc Việt Nam. Tổng thống, ngài chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân, chỉ thị, lực lượng hải quân rất cơ động, chúng ta có thể đến gần sát đối phương để cất cánh… Như vậy, lượng bom đạn sẽ nhiều lên và chúng ta sẽ dạy cho Bắc Việt Nam hiểu sức mạnh của chúng ta. Ai có ý kiến?.

Thomas, vị chỉ huy tàu ngầm tấn công, râu rậm ở hàm trên, tóc nâu, quân hàm cấp đại tá đứng dậy:

- Thưa Đô đốc, nếu cứ để Bắc Việt Nam can thiệp vào Việt Nam cộng hòa với nhịp độ ngày càng gia tăng, còn chúng ta thì… tôi xin dẫn chứng, vào tháng 1 năm 1963 Việt cộng chọn Ấp Bắc làm nơi thử sức với quân đội Việt Nam cộng hòa. Họ để lộ khoảng 100 quân ở Ấp Bắc, khéo léo, làm cho quân đội Việt Nam phấn chấn, lập tức sử dụng ba tiểu đoàn bộ binh do máy bay lên thẳng đổ xuống. Sau một trận chiến đấu chớp nhoáng, 5 máy bay lên thẳng bị bắn hạ, 9 chiếc khác bị thương, 400 lính chết và bị thương. Ta bị lừa, họ toàn thắng. Còn Bắc Việt Nam tôi cho là phải đánh vào cái đầu của cuộc chiến tranh, phải tấn công Hà Nội.

Thomas nghiến răng chém tay rất mạnh vào không khí nói tiếp:

- Đánh rắn phải đập vào đầu. Tôi đề nghị cho chúng tôi tấn công Bắc Việt Nam bằng tên lửa. Tôi tin là,… Bắc Việt Nam sẽ phải đầu hàng hoặc ít ra là,… họ phải chấm dứt ủng hộ Việt Cộng…

J.Paul đỏ mặt, đôi mắt nâu ngọc bích long lên. Paul cúi đầu vào quyển sổ tay ở trước mặt tính toán, bỗng anh ta đứng dậy chẳng cần Black cho phép:

- Thưa Đô đốc, tất cả các mục đích quân sự đều phải nhằm vào lợi ích của nước Mỹ. Tình hình trên chiến trường Nam Việt Nam rõ ràng đã đi đến một giai đoạn rất khó khăn cho chính quyền Sài Gòn, họ đã thua dù cho có vũ khí của Mỹ. Chúng ta buộc phải duy trì một chính phủ thân Mỹ cũng chỉ là một phương tiện cho mục đích của Mỹ mà thôi. Chính phủ Sài Gòn chúng ta duy trì cũng chỉ vì muốn chứng minh sức mạnh của Mỹ trong toàn khu vực, nói rộng ra là trên toàn thế giới…

Black cầm ly nước suối xoay tròn, nước bên trong không di chuyển, cũng không hề có xao động nào. Vẻ suy nghĩ, Black nhớ rất rõ ông đã phục vụ trong hải quân Mỹ từ đại chiến thế giới lần thứ 2. Trận đánh đẫm máu ở Trân Châu Cảng ngày 7 tháng 12 năm 1941. Hôm đó Black đang ngủ trên chiếc tuần dương hạm, bỗng mặt nước, sóng lừng dồn dập, tàu ngả nghiêng như động đất, những tiếng nổ kinh hoàng. Black lao ra boong tàu, anh ta biết điều gì đã xảy ra, những chiếc máy bay gầm rít, trên cánh vòng tròn đỏ và những tia màu nâu lao xuống những chiến hạm đậu ở ngoài khơi, hai chiếc khu trục cảm tử mang bom lao vào hàng không mẫu hạm Lincon, nổ tung, lửa cháy rừng rực, hàng trăm tàu chiến bị ném bom bốc cháy. Có điều lạ, gần như toàn bộ lực lượng phòng không chỉ nổ vài phát súng. Những chiếc “Thần Châu” Nhật lượn, đảo ném bom… Chiếc tuần dương của Black nằm trong vòng lửa của những chiếc tàu khu trục, may mà quân Nhật không nhìn thấy… Thảm cảnh đó đi suốt cuộc đời chiến trận của Black. Ông ta, sau đó tiến đánh Philippines, giải phóng Singapore… Kết thúc chiến tranh Triều Tiên bằng cuộc yểm trợ đổ bộ vĩ đại lên Bắc Triều Tiên, đánh bật quân đội Bắc Triều Tiên, truy kích họ đến sông Áp Lục. Sau đó là những cuộc đánh tổng lực với quân đội Trung Quốc, cuối cùng Mỹ và Trung Quốc trở lại vĩ tuyến 38… Black được thăng tiến đến cấp phó đô đốc. Tổng thống Eisenhower đã gắn quân hàm đô đốc cho ông ta trong dịp đến thăm hạm đội 7 mùa xuân năm thứ ba nhiệm kỳ tổng thống của ông. Black lắng nghe ý kiến của J.Paul, ông nhớ lại thuở ông còn làm tư lệnh hạm đội trong khi nước Mỹ chuẩn bị dư luận để can thiệp vào Triều Tiên. Ông cũng từng có ý kiến tương tự. Black, liếc nhìn J. Paul, ánh mắt thiện cảm vị tướng trẻ. Ông nói:

- Tôi hiểu tâm trạng của quý vị. Cách đây hai tuần tại Honolulu. Tổng thống của chúng ta đã nói: “Một khi chúng ta quyết định ném bom Bắc Việt Nam, có nghĩa là chúng ta làm cho các quốc gia tin vào sức mạnh của chúng ta và gắn bó với chúng ta. Chúng ta không thể thua và một khi tôi ra lệnh là vấn đề đã được cân nhắc đến lợi ích của nước Mỹ chúng ta”. Như vậy, việc ném bom Bắc Việt Nam không vì bất kỳ sự diễn biến nào ở Nam Việt Nam. Gần đây Việt Cộng mở rộng tấn công, Ngày 1 tháng 12 họ sử dụng lực lượng đặc công phá hủy 5 chiếc B-57 và làm hư hỏng 15 chiếc khác tại căn cứ không quân Biên Hòa. Lẽ ra, với tổn thất nặng nề ngang với những tổn thất tồi tệ nhất trong thế chiến thứ hai... nhưng Tổng thống vẫn chưa ra lệnh trả đũa. Các vị có thể đã biết, cuộc bầu cử Tổng thống đòi hỏi phải tạm thời ngưng mọi hành động chiến tranh thêm nữa. Nhưng, bây giờ, tôi được lệnh của tổng thống và ngài Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân yêu cầu chúng ta phải sẵn sàng đánh Bắc Việt Nam.

Paul, một viên tướng rất trẻ, có nhiều tư duy sắc sảo, được đào tạo rất bài bản, có trình độ cao, anh ta đứng dậy:

- Thưa Đô đốc, những điều ngài vừa chỉ thị, chúng tôi đã hiểu. Theo tôi, chúng ta phải thắng cuộc chiến tranh này. Rõ ràng lợi thế so sánh lực lượng dù ở miền Nam Việt Nam hay ở miền Bắc Việt Nam, chúng ta đều hơn hẳn. Vừa rồi, quốc hội Mỹ đã trao toàn quyền cho Tổng thống, như vậy rõ ràng không có trở ngại cho việc đưa quân Mỹ vào miền Nam. Còn ở Bắc Việt Nam, máy bay trinh sát U-2, SR-71 đều chụp hình rất rõ. Bắc Việt Nam chỉ có một căn cứ không quân. Đó là sân bay Nội Bài với số phi cơ không quá 30 chiếc. Chỉ riêng không quân Bắc Việt Nam, chúng ta, đã có tỷ lệ 1/20, máy bay nằm phơi mình, tính năng kỹ thuật rất hạn chế. Chỉ vài đợt tấn công sẽ hết nhẵn. Tôi được biết, phi công Bắc Việt Nam cũng chỉ mới có trung bình 200 giờ bay mà thôi. Họ bay trên loại máy bay được sản xuất từ những năm 1940 và 1950. Đó là loại máy bay không vượt quá tốc độ âm thanh, vũ khí chỉ có ba khẩu súng, cự ly bắn chỉ vài trăm mét. Phi cơ loại này chúng ta đã từng không chiến trên bầu trời Triều Tiên năm 1950-1953 và chúng ta đã bắn rơi họ rất nhiều cũng bằng loại vũ khí tương tự, đó là phi cơ F-84 và F-86. Còn bây giờ, ngay trên hàng không mẫu hạm của tôi, phi cơ tiêm kích F-8E, F-4B rất hiện đại. Theo tôi, điều đáng lo chính là pháo cao xạ của lực lượng phòng không Bắc Việt. Tôi cho rằng, người Mỹ chúng ta với khả năng vật chất và kỹ thuật của mình, đủ để thắng trong cuộc chiến tranh mà đối phương của chúng ta được trang bị rất sơ sài, một quốc gia nghèo nhất thế giới. Không phải vì Việt Nam cộng hòa mà là vì danh dự của nước Mỹ, chúng ta sẽ đánh để cho cả thế giới thấy sức mạnh của chúng ta. Chúng ta sẽ dạy cho Việt Nam một bài học rằng: “Ai chống lại nước Mỹ, người đó sẽ chết!”.

***

Sân bay Nội Bài nhìn từ trên cao như hai dải lụa màu xám vắt ngang trên đồng cỏ xanh mướt, một đường băng dùng để cất cánh và hạ cánh dài gần 3.000 mét, một đường lăn nhỏ hơn song song với đường băng chính. Khoảng giữa hai đường bê tông là thảm cỏ xanh, vài trăm mét lại có một khoảng đường bê tông nằm ngang nối hai đường băng và đường lăn lại với nhau để cho máy bay hạ cánh lăn vào. Vệt cỏ thay màu úa vào cuối thu. Phi trường không có ranh giới, ngay cạnh sân bay là ruộng lúa, ruộng khoai tây, ụ máy bay nằm lẫn với ruộng lúa của nhân dân, không có hào ngăn cách, không có bãi mìn, thậm chí đến hàng rào dây thép gai tượng trưng cũng không có. Người dân đi cày, làm cỏ vẫn đi ngang, các chú bé chạy vào sờ bánh xe to lớn của chiếc Mig chẳng có ai cản trở. Nhân dân quanh vùng vừa tò mò nhìn chiếc Mig uy nghi, vừa như có trách nhiệm bảo vệ nó chẳng cần ai phân công, họ tự nguyện gìn giữ như một vật báu của Tổ quốc, chỉ có, đêm tối, những chiến sĩ cảnh vệ tuần tra trên đường…

Buổi sáng sớm một ngày, sân bay còn đẫm sương, gió Đông Nam thổi nhè nhẹ, vùng trung du rộng lớn còn chìm trong sương mù, mặt trời chìm sâu lắm bên dưới rặng cây. Ở phía Đông ánh dương rọi lên tảng mây ở cuối đường chân trời màu hồng nhạt, ráng vàng xuất hiện, bầu trời hừng lên, bóng tối bị đẩy nhanh về phía Tây, cây cỏ hiện ra trong veo… Ở cuối đường lăn phía Tây, sân đỗ nặng chứa đầy máy bay. Những người thợ áo xanh đi phía sau phi công, cũng kiểm tra máy bay trước khi phi công ký nhận vào sổ của thợ máy. Đào Đình Luyện lắc cánh đuôi, thử cánh nghiêng. Anh bước tới phía trước, bên dưới đầu máy bay, ba khẩu súng lú phần nòng ra lạnh ngắt. Anh nhìn vào bên trong, mạ thép xanh dờn của khẩu súng trên chiếc Mig này chưa từng có viên đạn nào bay ra khỏi nòng. Anh quay lại trung úy Hòa nói:

- Cám ơn đồng chí đã chuẩn bị máy bay rất tốt. Hôm nay chúng ta bay sớm, tập những khoa mục nặng, chuẩn bị cho trận đánh sắp tới…

Hòa đứng nghiêm:

- Thưa đoàn trưởng, tôi sẽ cố gắng hết sức, lúc nào máy bay cũng tốt, sẵn sàng chiến đấu …

Hòa nhìn đoàn trưởng của mình, bộ quần áo kháng áp bó sát bụng và phần mềm của đôi chân, trông anh rất khỏe và oai vệ. Hòa được phổ biến từ đêm hôm trước, hôm nay trung đoàn thực hành bay khu vực và đánh chặn. Công việc chuẩn bị cho cuộc giáp mặt với bọn Mỹ được tiến hành hết sức khẩn trương và cẩn thận. Anh đến gần trung đoàn trưởng, rụt rè:

- Thưa đoàn trưởng, dù là chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng, tốc độ máy bay của chúng ta cũng chỉ giới hạn dưới tốc độ tiếng động. Nhưng, máy bay của chúng ta có thế mạnh về cơ động ngang, những lằn gân chống xoáy của gió bên trên bề mặt cánh hết sức lợi hại, làm cho máy bay dù độ nghiêng rất lớn cũng có lực nâng không bị thất tốc, máy bay không tự rơi khi góc nghiêng tới hạn. Tôi nghĩ, có cách gì đó lợi dụng ưu thế này trong chiến đấu được không ?

Đào Đình Luyện ngắm nhìn người sĩ quan thợ máy. Anh chợt nhận ra lòng yêu đơn vị, tình yêu với đất nước, dù ở bất kỳ cương vị nào người ta cũng có sáng kiến cho chiến đấu. Anh xúc động ôm vai Hòa, nói:

- Cám ơn đồng chí, ý kiến này rất có giá trị, nhất định tôi sẽ gợi ý cho phi công. Anh em đã bàn về ưu thế của bọn Mỹ, hạn chế của ta, và cũng bàn cách đánh. Tôi nghĩ, mỗi người có sáng kiến đều rất quý trong tình hình hiện nay.

Đào Đình Luyện đi vòng chiếc Mig của anh. Bàn tay có những ngón dài của anh xoa thân chiếc Mig, anh xoa khẩu súng 37 ly. Anh đi vòng ra phía sau. Trung úy Hòa đi theo phía sau. Đào Đình Luyện nhìn trời đã sáng rõ, anh nói tiếp:

- Năm 1950-1953 trên chiến trường Triều Tiên, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên đã không chiến hàng trăm trận với không quân Mỹ. Cả hai bên đều tung ra lực lượng tương xứng với tin tình báo, cả hai phía đều nắm được nhau. Thời kỳ đó đã có trăm trận Mỹ sử dụng tên lửa “Rắn đuôi kêu”. Đặc biệt tại mặt trận Phúc Kiến, tên lửa “Rắn đuôi kêu”đã làm cho không quân Trung Quốc tổn thất quá nặng. Các tướng không quân của Mỹ rất kiêu ngạo tuyên bố: “Rắn đuôi kêu đã thè lưỡi thì chỉ có cầu Chúa”. Quả thật, nó được phóng từ xa, tốc độ rất lớn, nó lại nhỏ, cho nên, chẳng dễ gì thấy và khi nó đã đến vùng nổ thì khó thoát. Nhưng, chúng ta đã biết tính năng của nó, ý kiến của cậu rất có giá trị.
Logged
Tunguska
Global Moderator
*
Bài viết: 519



« Trả lời #3 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2007, 08:58:06 pm »

Tư lệnh không quân Nguyễn Văn Tiên bước vào sở chỉ huy rất sớm. Dường như dư vị ngọt ngào của cuộc chuyển trường thắng lợi làm cho ông vui vẻ, nét trẻ trung hiện lên trên gương mặt đẹp trai của ông càng làm cho nước da bánh mật hồng lên rất lạ… Ông ngồi xuống bàn chỉ huy, ngay lúc đó danh sách phi công trực ban chiến đấu trong ngày của trung đoàn Sao Đỏ đã được ghi chép xong vào quyển sổ của trực ban tác chiến. Viên sĩ quan có mái tóc hớt cua bước ra, anh ta tiến đến bảng đăng ký trực ban chiến đấu, cầm lấy giẻ lau định lau sạch danh sách trực ngày 6 tháng 8 năm 1964. Tư lệnh gọi:

- Anh Đỉnh, mười phút nữa hãy xóa.

Đỉnh đứng lên bục cao, quay lại nói:

- Thưa…

Tư lệnh mỉm cười, lật quyển sổ cá nhân, ông nói:

-Để tôi ghi lại giây phút hôm qua, có lẽ cả đời tôi, sau này khó có thể trở lại.

Người sĩ quan trẻ mang quân hàm thiếu úy sững sờ nhìn vị tư lệnh của mình. Anh xúc động, đứng im nhìn tư lệnh rút cây bút máy. Ông vừa ghi, vừa nhìn lên bảng. Đỉnh thấy ngòi bút chầm chậm thả trên trang giấy theo ô kẻ trên tấm bảng đăng ký phi công trực ban, hàng đơn vị E921, người trực chỉ huy trung đoàn là Đào Đình Luyện. Biên đội 1 trực chiến: Phạm Ngọc Lan, tên gọi 501, số máy bay 2050. Lâm Văn Lích, tên gọi 502, số máy bay 3003. Biên đội 2 trực chiến: Trần Hanh, tên gọi 516, số máy bay 2002. Nguyễn Nhật Chiêu, tên gọi 518, số máy bay 2047. Thời gian hoàn thành trực cấp 3: 1300 (13 giờ). Vẻ thỏa mãn trên gương mặt Tư lệnh. Đỉnh cảm thấy ấm lòng. Anh hỏi:

- Thưa Tư lệnh, xong chưa?     

Tư lệnh trả lời:

- Rồi. Nhưng…

Đỉnh hỏi tiếp:

- Nhưng, thế nào ạ?

Tư lệnh:

- Nè, anh cảm thấy thế nào khi không quân ta xuất hiện và trực ban chiến đấu ?

Đỉnh nói theo bản năng:

- Thưa Tư lệnh, tôi cảm thấy rất tự hào, bắt đầu từ ngày 6 tháng 8 năm 1964 bầu trời Việt Nam là của người Việt Nam chúng ta.       

Tư lệnh bước tới gần người sĩ quan tác chiến, anh bước lên bục vỗ vai Đỉnh, nói:

- Trong cuộc đời cầm súng của tôi, tôi tự hào về những trận đánh oai hùng, làm cho quân Pháp sợ hãi trước đòn tấn công của quân ta, bây giờ tôi tự hào về không quân ta. Chẳng hiểu sao lòng tôi lâng lâng khó tả khi tận mặt nhìn thấy người Việt Nam chúng ta lái máy bay dân dụng, bây giờ chúng ta có máy bay chiến đấu. Nhưng, cậu thấy đó, ngày ngày, những chiếc U-2, loại máy bay trinh sát chiến lược vẫn cày bừa chụp ảnh chúng ta. Còn chúng ta thì còn chưa làm được gì chúng. Sắp tới, chúng ta sẽ phải đương đầu với không quân Mỹ, chúng nó rất mạnh. Còn chúng ta, chưa có kinh nghiệm, trang bị của chúng ta còn kém lắm. Có một điều chắc chắn, chúng ta chiến đấu trên đất nước của chúng ta…

Chuông điện thoại reo, Tư lệnh cầm máy:

- Alô ! Tôi Tiên đây. Vâng. Được. Chừng nào các anh bắt đầu… Được. Tôi đồng ý.

Tư lệnh vừa nói chuyện với trung đoàn Sao Đỏ. Trung tá Đào Đình Luyện xin ý kiến về ý đồ chiến thuật trong chiến đấu sẽ áp dụng cho buổi tập hôm nay. Đó là Mig-17 sẽ phải bay với độ nghiêng lớn, tạo bán kính hẹp và tập thắt vòng chiến đấu… 

***

Hà Nội chớm bước sang Thu, trời nóng ngột ngạt. Nhiều ngày liền không một hạt mưa. Gió như ngừng thổi, chẳng biết nó trốn đi đâu. Nhiều sĩ quan kéo giường ra bên ngoài phòng trực ban ở sở chỉ huy, giăng mùng trắng lốp một góc bên ngoài nhà trực. Long cầm trên tay chiếc quạt nan phe phẩy tìm những luồng gió nhân tạo từ tay mình. Chiếc chiếu đã cũ, nó hút nóng, nằm xuống như nằm trên lò than. Đêm xuống thấp thoáng bóng mây trôi qua vòm cây, đôi lúc cũng thấy trăng. Bất chợt tút lên tiếng một con ve sầu như lạc điệu giữa một nơi ồn ào náo nhiệt. Ít lâu, sau tiếng kêu của con ve sầu đầu tiên, chẳng biết bao nhiêu con cùng cất lên, chúng réo rắt, dò tìm nhau bằng tiếng động, tiếng vọng của tình yêu. Long quan sát, anh phát hiện được một con nhờ ánh đèn chiếu vào gốc cây. Long ngồi dậy thẫn thờ, anh tập trung nhìn… con ve sầu màu xám nâu, chuyển động trên cây. Đôi cánh nhỏ xíu chớp chớp, sáu cái chân cong như cái nơm cá, nó bám thân cây chỉ bằng hai chân, còn bốn chân ngoáy tròn… Con ve cái vẫn ca vang ở đâu đó, con ve đực giương cái mũi nhọn nhỏ xíu đảo qua, đảo lại dò tìm,… Và… khi chúng gặp nhau, cả hai cùng cất tiếng vang dậy. Chúng sung sướng, xoay tròn, quấn lấy nhau, đôi cánh chớp chớp mạnh mẽ rồi chậm dần, tiếng kêu của chúng cũng ngập ngừng, cho đến khi tiếng tình yêu của hai con ve chao chạm thì tiếng kêu của chúng im hẳn… Sau đó chúng lại hát vang cho đến tận đêm khuya…

Long không sao ngủ được, anh nhớ rất rõ buổi luyện tập sáng nay của trung đoàn. Trung tá Đào Đình Luyện đứng trước những phi công xếp thành đội hình hai hàng ngang. Ông nhìn lướt qua những gương mặt rất quen thuộc suốt tám năm cùng ăn, cùng học, cùng bay. Vì thế, ông thuộc tính cách, thói quen từng người từ trong sinh hoạt, cho đến cả những chuyện riêng tư. Ông nói:

- Các đồng chí, chúng ta về nước đã hai ngày, đã nghiên cứu đối tượng tác chiến. Vài ngày nữa, chúng ta sẽ thảo luận cách đánh và những vấn đề cốt lõi cho không chiến. Hôm nay chúng ta học hai bài. Đại đội 1 tập lượn vòng với độ nghiêng lớn, ứng dụng cho trường hợp phải cắt bán kính để đánh từ góc trong. Đại đội 2 sẽ tập động tác thắt vòng chiến đấu, độ cao 4.000 mét, chú ý an toàn, bây giờ chúng ta luyện tập ở mặt đất, khí tượng tốt sẽ thực hành bay.                   

Long ngồi dưới cánh chiếc Mig-17. Trung tá Đào Đình Luyện nhận ra Long, ông đến ngồi bên cạnh Long. Long hỏi:

- Anh Luyện, tôi muốn biết, anh và các phi công có yêu cầu gì đối với bộ phận dẫn đường, đặc biệt là dẫn đường ở sở chỉ huy không quân.

Trung tá móc từ trong túi quần bao thuốc lá Điện Biên, ông mời, Long từ chối, ông rút một điếu, châm lửa từ bao diêm còn mang nhãn hiệu “Hỏa Long” bằng chữ Hán. Ông khều que diêm, ngọn lửa xòe ra, điếu thuốc từ miệng ông đỏ hồng. Rít một hơi, ông nói:

- Không có dẫn đường, phi công không thể nào tự mình bay lên, tự mình gặp địch và tự mình bay về được. Tất cả các yếu tố tạo nên ưu thế chiến thuật cho phi công là do các sĩ quan dẫn đường đảm nhiệm. Tôi cho là, các anh như là một phi công của biên đội. Vì vậy, cần phải phán đoán đúng địch, dẫn chững chạc cho phi công phát hiện địch trước. 

Long nhìn người trung đoàn trưởng đoàn Sao Đỏ với ánh mắt thiện cảm, ông hiểu được công việc của Long và  ông chia sẻ, Đào Đình Luyện là người sĩ quan cao cấp đầu tiên hiểu đúng vị trí của sĩ quan dẫn đường ở sở chỉ huy. Long nhớ rất rõ… Hồi đó, vào giữa năm 1960 Long là sĩ quan trẻ được chọn cùng với sáu sĩ quan đi học nước ngoài, đào tạo một ngành lạ với hai môn học “tiêu đồ” và “lĩnh hàng”. Thời đó, tốp du học sinh Việt Nam lần đầu tiên vào học trường hàng không cao cấp ở Bắc Kinh với tâm trạng nặng nề, không phải vì vốn tiếng Hoa còn mỏng, người ta yêu cầu phải nghe trực tiếp, tự viết và trả lời bằng tiếng Trung Quốc… mà chính là cái ngành học. Long và các sĩ quan trẻ bảo nhau “Lĩnh hàng cũng na ná như nhận hàng, còn tiêu đồ là cái gì?”. Mọi người bàn nhau “Chẳng lẽ, đó là một nghề thủ tiêu chiến lợi phẩm”. Cho đến khi, bước vào lớp học chính trị, học lý luận để trang bị thêm tiếng Hoa, Long phải học trực tiếp, không qua phiên dịch các bài giảng, thực hành cũng bằng chữ Hán, kiểm tra viết cho đến làm báo cáo tốt nghiệp đều bằng thứ chữ người Trung Quốc gọi là “chữ thánh hiền”. Một lần, Long hỏi, được thầy giáo chủ nhiệm giải thích rằng lĩnh hàng là ngành dẫn đường hàng không và nghề tiêu đồ là đánh dấu đường bay trên bản đồ. Nhưng, có lẽ, tác nghiệp trên bản đồ mới là thử thách để Long và các sĩ quan Việt Nam đến với tập chỉ huy chiến đấu của không quân… Thời đó, chẳng có máy móc cho các dữ liệu hàng không. Thầy giáo vẽ một đường bay trên bản đồ, trong đó “địch” sẽ vào đánh mục tiêu. Trên đường bay, theo tỷ lệ bản đồ, người ta ngắt ra từng khúc theo giả định tốc độ máy bay và dùng thước cự ly, vòng phương vị như một trạm radar để xác định tọa độ.

Trên bàn chỉ huy có một đường dây nối với hậu trường. Người sĩ quan dẫn đường tại hậu trường cứ một phút theo đồng hồ phát tọa độ của địch một lần. Tại bàn chỉ huy có một nhân viên tiêu đồ ghi lại tình huống phát ra từ hậu trường. Căn cứ vào đường bay của địch, sĩ quan dẫn đường ở tại bàn chỉ huy sẽ ra lệnh cho phi công vào cấp 1, cất cánh và dẫn cho phi công gặp địch, nghĩa là cho hướng bay, độ cao bay và tốc độ… Đến thời cơ, phát lệnh vòng tiếp cận và tấn công địch. Hồi đó, thầy giáo dạy các sĩ quan dẫn đường tạo ra những trận không chiến bằng phương pháp thủ công. Vậy mà, nếu không đủ bản lĩnh, vẫn dẫn quân ta xông trước (đi ra phía trước) địch, để “quân địch” bắn rơi, cũng như vòng lại nhưng không biết ước đoán để lạc hậu quá xa ở phía sau địch, khó lòng mà đánh được. Long còn được học ước lượng cự ly trên bản đồ và tính nhẩm các thông số hàng không. Đó là những phương trình lượng giác, những bài toán tích phân được đơn giản đến mức chỉ cần có một, hai thông số. Căn cứ vào các thông số hàng không và hằng số vật lý, Long tính ngay ra đáp số về tốc độ, về bán kính lượn vòng, về tốc độ góc và cự ly tiếp cận,v.v… Lớp sĩ quan dẫn đường đầu tiên và những thế hệ tiếp sau phải làm xong mười phép tính, hai mươi phép tính chỉ trong 30 giây hoặc là một phút. Nghĩa là một phép tính hàng không với hàng chục thông số, họ phải giải xong chỉ trong vòng 6 giây. Người ta giải thích rằng với tốc độ trung bình của máy bay là 900 km/giờ, 6 giây máy bay đi được 1,5 cây số. Quả thật, các bài tập tác nghiệp trên bản đồ đã rèn luyện thói quen phản xạ các tình huống lắt léo ở trên không trong chiến đấu… Long ngồi, nhìn những phi công luyện tập bên trong chiếc áo bay thi thoảng vẫn có phi công mặc áo lót không có ve cổ của Trung Quốc. Anh nhớ hồi mới sang Bắc Kinh đi tham quan thành phố, anh cũng mặc chiếc áo đó. Lần đầu bước qua cầu Thiên An Môn, Long choáng ngợp bởi sự hoành tráng và to lớn. Cái gì cũng đẹp đến mức anh bị các sĩ quan trong đoàn phê phán “làm nhục quốc thể”, chỉ vì anh trầm trồ, ngoái cổ nhìn những bóng đèn tròn to lớn, say sưa nhìn những bức tranh trên mái nhà hành lang Di Hòa Viên hoặc ngắm, sờ bức tường hồi âm của công viên Thiên Đàn… như một kẻ quê mùa.

Đào Đình Luyện đột ngột hỏi:

- Theo cậu, nếu như phải không chiến, chúng ta sẽ chọn đối tượng nào?

Long thẳng thắn, bộc bạch:

- Thưa anh, tất nhiên, chúng ta sẽ chọn cường kích, là bọn mang bom… Nhưng, theo tôi, đã lên trời ít khi chọn đúng đối tượng và cũng không có thời gian để lựa chọn. Phải chuẩn bị không chiến với tinh thần khó nhất. Khó mà làm được thì ít khó hơn càng dễ làm. Tôi nghĩ, chúng ta nên chuẩn bị không chiến với bọn tiêm kích, đó là đối thủ trực tiếp của chúng ta.

Trung đoàn trưởng Đào Đình Luyện vội vã ôm vai Long, một cử chỉ hiếm hoi. Ông vốn là một sĩ quan trí thức, chỉn chu trong tất cả mọi hành vi. Quần áo ông mặc lúc nào cũng phẳng phiu, nút áo gài cẩn thận, bộ quân phục mùa đông, trên cổ ngoài chiếc nút to, phía trên còn có một khuy nhỏ cài choàng qua bờ bên kia để cổ áo thẳng. Lúc nào ông cũng cài đủ. Áo mùa hè có tay ông gài nút ở cổ tay, còn… nếu phải xắn, bao giờ những nếp xắn lên của ông cũng thẳng và bằng nhau. Nhiều lần Long bâng quơ: “Anh Luyện kỹ quá, mất nhiều thời gian lắm”. Ông cười, nói:

- Ăn mặc cũng là một nếp văn hóa. Mình luộm thuộm, cẩu thả, là không tôn trọng người đối diện.

Quả thật, ông chu đáo từng câu nói để không gây khó chịu cho bất cứ ai, dù đó là một chiến sĩ công vụ. Bàn tay to lớn của ông choàng qua vai Long làm cho Long có một cảm giác lạ lẫm, nó như vừa truyền hơi ấm từ ông lan qua, nó lại như vừa chộn rộn một sự âu yếm của một người anh. Ông nói:

- Trời ! Long, cậu như vừa mở cửa, làm cho ánh sáng ban mai lọt vào trong đầu tớ. Đúng là, tớ đã từng nói với anh em như vậy. Nhưng, chưa rõ ràng… Hay lắm, đó phải là hành động của phi công khi gặp địch, phải dứt khoát, chần chừ là cơ hội để cho địch bắn rơi.

Long phấn chấn, anh nhìn sân đỗ nặng, tất cả phi công của trung đoàn từng bốn người, tay phải nắm lại như đang cầm cần lái, tay trái chiếc Mig mô hình nhỏ xíu đang xòe cánh, bay, lượn theo ý đồ chiến thuật không chiến. Đào Đình Luyện ghi nhớ từng phi công, thói quen khi bám đội. Ông nhớ khuôn mặt từng người, kể cả những nụ cười đôi khi hết cỡ, cũng có những nụ mím môi. Họ là những chàng trai trẻ tuổi mới ngoài đôi mươi, khỏe như thần Đất, đẹp như trăng rằm.
Logged
Tunguska
Global Moderator
*
Bài viết: 519



« Trả lời #4 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2007, 09:02:02 pm »

Trời trung du đang nắng chói chang. Gió từ hướng Tây thổi đến nhè nhẹ, những đám mây nhỏ, trắng như bông, không biết từ đâu cuồn cuộn kéo về, chúng lướt qua sân bay, vùn vụt trôi về phía Đông. Phút chốc bầu trời sẫm lại, ở phía Đông như có một bức tường khổng lồ, mây bị chặn đứng, vọt lên cao, gió ngưng thổi rồi đột ngột thổi ngược trở lại, … bỗng dưng sấm chớp liên hồi, trời tối rất nhanh. Bầu trời đang hầm hập như chảo bắp rang, trở nên mát lạnh, cơn mưa ập đến xối xả. Lượng mưa, giọt nước lớn giáng xuống mặt đường băng tiếng va chạm “chách chách” liên hồi, những tia nước chéo như mũi tên lao xuống cánh những chiếc Mig đang xếp hàng trên sân đỗ nặng những âm thanh “rào rào”… nghe rất lạ tai, không ở đâu có. Phi công Lê Văn Sáu đang ngồi khâu lại mũ vải đệm bên trong chiếc mũ bay, đó là một miếng vải trắng bao bọc toàn bộ mái tóc, có lẽ để giữ cho sạch chiếc mũ bay bằng da, bên trong đã gắn thiết bị nghe không dễ gì giặt được. Bên cạnh Sáu, một phi công còn rất trẻ tên là Ngôn, tính trầm lặng, bay giỏi nhưng ít nói, Ngôn nằm đọc báo Quân đội Nhân dân, thi thoảng dừng tay vuốt mớ tóc rễ tre, Ngôn có gương mặt trái soan, mắt sâu hiền hậu. Sáu dừng tay liếc sang Ngôn, hỏi:

- Nè, Ngôn, hình như bé Phấn của mày thi đậu vào trường đại học, phải không?

Ngôn cười thoải mái:

- Hình như thế. Tôi mới nghe, chưa gặp. Anh biết rồi đó, từ hôm về nước đến nay liên tục bay rồi trực ban chiến đấu, đến viết thư báo cho nàng cũng,…

Sáu cười nhe răng, đôi tay dài quá cỡ, bước đi như dồn về phía trước, một tay vuốt lên chiếc đầu chớm hói:

- Mày có tin gì ở quê?

- Không, nghe đâu tụi nó chà xát dữ lắm. Tôi cũng lo, không biết làm gì bây giờ?

- Thì, nhiệm vụ của tụi mình là giữ cánh bay cho ngon, sẵn sàng chiến đấu cho tốt.

Ngôn giật mình, lo lắng. Dường như linh tính báo cho anh biết từ nhiều ngày qua, gia đình anh có xảy ra vấn đề gì đó, ở quê… Ngôn nói:

- Anh Sáu, gần đây, tôi có giác quan lạ lắm. Cứ nằm xuống, hình bóng má tôi, anh Tư của tôi hiển hiện. Tôi sợ có chuyện gì đó đến với má tôi hoặc là với anh Tư của tôi. Không biết…?

Sáu quay lại nhìn Ngôn, đôi mắt tròn xoe, đôi lông mày thẳng, rậm làm cho đôi mắt của anh sáng và có thần sắc sống động, Sáu nói:

- Giác quan và sinh học có mối quan hệ với nhau. Con người ta có mối giao thông của huyết thống, điều đó khoa học đang làm sáng tỏ. Đối với tụi mình, bản lĩnh của người lính, vượt qua yếu đuối những lúc như thế này vô cùng quan trọng. Ngôn, mày có nghe tao nói ?

Ngôn ngẩng mặt, một cơn gió mạnh thổi những hạt mưa vào nhà trực, táp vào má anh mát rượi. Ngôn nhìn ra bên ngoài, trời mưa như trút nước, những giọt mưa lao xuống với tốc độ khá lớn, nó chưa kịp nghỉ ngơi đã bị những giọt nước khác đập xuống tan tác. Chúng tạo thành những dòng chảy dường như bất tận, chẳng biết chúng đi đâu, xung quanh nhà trực của phi công là một màn mưa màu trắng, tinh khiết… Ngôn bước ra cửa, Sáu nhìn theo, Ngôn chìa hai tay ra hứng những giọt nước mưa từ mái nhà, xoa lên mặt, nước mát, Ngôn bừng tỉnh, Sáu nói đúng, “bản lĩnh của người lính, ý chí chiến đấu, vượt qua thử thách từ chính bản thân mình”. Ngôn trở vào, ngồi trên chiếc giường nhìn trời mưa. Xa xa là đường băng, ngay bên anh là đường lăn, có một chiếc xe con đang đi tới.

***

Chiếc com-măng-ca chở Thượng tá Nguyễn Văn Tiên dừng lại ở nhà trực ban bên cạnh sân đỗ nặng lúc này đã ngập nước, ông mặc áo mưa sĩ quan, bước vào nhà trực phi công. Hai phi công đứng dậy chào. Ông cởi áo, nói:

- Tôi làm việc với trung đoàn xong, ra đây thăm các đồng chí.

Sáu và Ngôn đứng dậy từ lâu, bộ quần áo kháng áp dính chặt hai chân, bó chặt phần bụng dưới, chỉ hở ở đầu gối, khẩu súng bên hông, trên cánh tay chiếc băng đỏ chữ vàng “Không quân Nhân dân Việt Nam” được cài bằng chiếc kim băng nhỏ, trên ngực lá cờ Tổ quốc to bằng nửa bàn tay, bên dưới ngôi sao vàng ghi số ký hiệu tên phi công. Thượng tá ra hiệu cho hai phi công ngồi, ông hỏi:

- Nhà trực như thế này, nắng, mưa như thế nào?

Sáu đứng dậy báo cáo:

- Thưa Tư lệnh, nắng thì nóng nhưng chịu được vì có quạt, mưa không dột nhưng tạt, nếu kín hơn một chút, có lẽ tốt. Nhưng, chúng tôi chịu được, không có vấn đề gì.

Sáu nhìn thẳng vào mắt Thượng tá Tư lệnh, nói gấp, dường như anh đang nóng ruột:

- Xin cho phép tôi được hỏi?

Tư lệnh gật đầu:

- Anh cứ hỏi. Tôi biết đến đâu trả lời ngay đến đó.

Sáu vẫn đứng nói:

- Thưa Tư lệnh, bao giờ chúng tôi được cất cánh chiến đấu?

Tư lệnh Không quân mỉm cười:

- Ta chờ địch đến…

Ông nhìn hai chiến sĩ lái máy bay còn rất trẻ, những ánh mắt ngây thơ, pha đôi chút sự hăng hái bồng bột, lãng mạn của tuổi trẻ trước cuộc chiến đấu một mất một còn với kẻ thù hùng mạnh nhất thế giới. Ông hiểu rất rõ họ. Hồi đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ông cũng có tâm trạng như Sáu và Ngôn hôm nay. Hồi đó, ông vừa tốt nghiệp trường quân chính khu 8, được bổ nhiệm làm đại đội trưởng thuộc chi đội 17, ông chỉ huy một đại đội học viên phục kích đánh một trận vang dội tại Giồng Dứa. Cả đại đội học viên phục dưới một ao lục bình, xe bọn Pháp ì ầm vọng tới, người ông như muốn nổi lên trên mặt nước, không chờ đợi được, ông vọt lên dùng Thompson lia một băng, cả đại đội xông lên diệt 12 xe, hơn 30 tên Pháp chết tại chỗ, có một quan tư. Chiến thắng sớm, cả đại đội nhảy tưng lên, la hét om trời. Chẳng ai nghĩ, chỉ vài tháng sau cũng tại Giồng Dứa đại đội ông chịu một tổn thất nặng nề và lúc đó, đã có người hoang mang, dao động.

Thượng tá nói tiếp:

- Mới đây thường vụ Đảng ủy và Bộ Tư lệnh quân chủng có một cuộc họp rất quan trọng, bàn chủ trương và các biện pháp cụ thể, rất cụ thể về sử dụng lực lượng, cách đánh và các mặt bảo đảm để cho không quân tiêm kích mở mặt trận trên không, quyết tâm đánh thắng trận đầu, xây dựng truyền thống vẻ vang cho Không quân nhân dân Việt Nam.

Thượng tá Tư lệnh muốn nghe trực tiếp người lái máy bay chiến đấu hiểu như thế nào về cuộc chiến đấu sắp tới, ông hỏi:

- Theo các cậu, làm thế nào để đánh thắng không quân Mỹ?   

Sáu nhìn Ngôn, Ngôn đứng dậy:

- Thưa Tư lệnh, mặt trận trên cao bây giờ giữa không quân ta và không quân Mỹ giống nhau một cách kỳ lạ như thuở đầu Nam bộ kháng chiến. Chúng ta đều thua kém Mỹ về trang bị kỹ thuật, về trình độ bay. Chúng ta không nên đánh giá thấp tinh thần của phi công Mỹ. Tôi không nghĩ, nếu chúng ta có quyết tâm chiến đấu cao và đánh nhau trên vùng trời của ta, ta chính nghĩa, là tự nhiên ta thắng được Mỹ.

Sáu ngạc nhiên về cách suy nghĩ kỳ lạ của Ngôn. Ngay lúc này cả miền Bắc sục sôi khí thế, triệu người như một “quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, ý nghĩ khác đi sẽ bị trừng phạt rất nặng, huống hồ Ngôn đang nói chuyện trước tư lệnh không quân, ông ấy từng là chính trị viên tiểu đoàn 307 nổi tiếng thời chống Pháp ở Nam bộ, hiện ông ấy là ủy viên thường vụ Đảng ủy quân chủng, Đảng, bây giờ đang lãnh đạo tuyệt đối. Sáu hết sức bối rối, Ngôn vốn là bạn thân, anh và Ngôn gần như lúc nào cũng có nhau, ai cũng biết. Sáu lo lắng anh hết nhìn tư lệnh lại nhìn Ngôn. Ngôn rất bình tĩnh, anh thấy vị tư lệnh mang quân hàm ba sao hai vạch bên dưới và con chim ở bên cạnh. Tư lệnh ngồi im, thi thoảng gật đầu nhè nhẹ, và, điều đặc biệt, ông hết sức chăm chú, lắng nghe, ánh mắt của ông nhìn đôi mắt của Ngôn như thấp thoáng một vùng đồng bằng, sông nước… Ở đó, những người nông dân từ bao đời nay sống tự do và phóng khoáng, họ sẵn sàng moi ruột gan ra nếu họ tin tưởng, chẳng sợ bất kỳ một thế lực nào… Ngôn nhìn tư lệnh không quân, anh nói tiếp rành mạch:

- Thưa Tư lệnh, đặc điểm kỳ lạ ở trên không, ở trong buồng lái, không hề có tác động của ảnh hưởng đối với người bên cạnh về mặt tinh thần. Bọn Mỹ không phải là những tên ngu muội, phi công Mỹ được đào tạo căn bản, có nhiều giờ bay. Bọn chúng rất hãnh diện và kiêu ngạo là sĩ quan của một cường quốc số 1 thế giới. Chúng ta không nên coi họ là những kẻ đánh thuê không có đầu óc, không có lý tưởng. Tôi nghĩ, nếu chúng ta hiểu như vậy thì…theo tôi muốn đánh thắng không quân Mỹ, chúng ta phải khôn ngoan hơn. Người Trung Quốc có câu “mạnh dùng sức, yếu dùng mưu”. Chúng ta yếu hơn, phải nhiều mưu mẹo. 

Tư lệnh nhìn ra bên ngoài, mưa đã bớt, những bọt nước phồng lên ở vũng nước cạn trên sân đổ nặng bị những giọt nước khác làm vỡ ra rồi những giọt nước tự trên trời lại làm phồng lên những bong bóng mỏng, mong manh. Ông nhìn Ngôn rồi khuyến khích:

- Cậu có ý nghĩ mạnh mẽ và quyết liệt. Theo cậu chúng ta phải làm sao?

Sáu đứng lên, bên cạnh Ngôn, nói:

- Thưa Tư lệnh, ở trên trời không hề có công sự, không có cây để ngụy trang, muốn đánh thắng có ba yếu tố: một là bình tĩnh, quan sát để bảo vệ mình; hai là phải giữ bí mật, tạo yếu tố bất ngờ bằng thế chiến thuật, phải nhìn thấy địch trước; ba là ngắm nhanh, bắn nhanh, chính xác. Tóm lại, muốn bắn rơi địch, đừng để địch bắn rơi mình.         

Ngôn bổ sung gọn:

- Thưa Tư lệnh, theo tôi, ta không có gì phải sợ Mỹ, vũ khí trang bị của Mỹ hơn ta nhưng máy bay của ta cũng khá, chúng ta phải khổ luyện, mắt phải nhìn được xa, đừng để có góc chết trong quan sát, phải lợi dụng địa hình và yếu tố tự nhiên để che giấu, phải đánh gần, bóp cò  là phải bắn rơi tại chỗ. Tư lệnh có biết con quạ không?   

Thượng tá Nguyễn Văn Tiên ngơ ngác, ông biết con quạ nhưng cậu bé này định ám chỉ gì đây. Ông cảnh giác:

- Biết.

- Đặc điểm của con quạ, kia.

Tư lệnh không quân hết sức bất ngờ. Ông sực nhớ, hồi còn ở quê, nhiều lần con quạ đảo lượn ở dưới sông, nó hay đứng ở trên cành cây nơi có nhiều con cá nhỏ, nó… Ngôn nói:

- Con quạ hay lắm, nó tuy đen, xấu xí nhưng có cặp mắt thật là kỳ diệu. Hai con mắt của con quạ phân chia góc quan sát rất rộng bao quát toàn bộ xung quanh nó. Trong dân gian có câu “Láo liêng như quạ vào chuồng heo”. Tôi nghĩ, muốn đánh thắng không quân Mỹ, phải khôn ngoan hơn, phải biết bọn phi công Mỹ định giở trò gì. Không được để bị lừa.

Tư lệnh Nguyễn Văn Tiên mỉm cười nhìn hai chàng trai này qua sự suy nghĩ của họ. Ông tin rằng không dễ gì bọn Mỹ làm gì được họ. Óc lãng mạn, sự tự tin, lòng hăng hái, nhưng trên hết, chính là tư duy sắc sảo của họ, cuộc đọ sức giữa không quân Mỹ và không quân nhân dân Việt Nam chính là cuộc đọ về trí tuệ. Những chiến sĩ của ông không chỉ có sức mạnh của tinh thần chiến đấu mà còn có đầu óc sáng tạo, biết tránh cái mạnh của địch, biết khoét chỗ yếu trong cái mạnh tưởng như không thể nào chúng ta vượt qua nổi. Ông hết sức yên tâm về họ.
Logged
Tunguska
Global Moderator
*
Bài viết: 519



« Trả lời #5 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2007, 10:22:59 pm »

“Báo động”, còi trên boong, trong các khu nghỉ ngơi của phi công và toàn bộ những phòng đặc nhiệm réo vang. J. Paul báo cáo với Black xin trở về vị trí chỉ huy. Black tạm hoãn cuộc họp, bước sang phòng chỉ huy. Trên bàn tác nghiệp, sĩ quan hàng hải đang kéo thước tính toán và vẽ vị trí hạm Ranger. Trên màn hiện sóng loại 100 inch xuất hiện những phi cơ của hàng không mẫu hạm ở phía Nam và phi cơ của Ranger ở phía Bắc, những vòng tròn và những cự ly từ tâm chạy dài ra cho đến hết tầm cánh sóng. Chiếc radar thu tín hiệu từ vệ tinh báo phát hiện hai chiếc tàu ngầm đang di chuyển về hướng hàng không mẫu hạm. Trên băng chuyền tạo tốc độ cho phi cơ, một chiếc phi cơ chống ngầm đã khởi động theo tốc độ của băng phóng. Tiếng gọi từ đài chỉ huy, báo tốc độ băng chuyền cho phi công tăng ga giữ tốc độ bay tăng dần 30 dặm, 60 dặm, 150 dặm… Sĩ quan điều khiển ra lệnh “phóng” băng chuyền dừng đột ngột, tốc độ máy bay đã đạt 160 dặm vọt nhanh về phía trước, rời đường băng. Chiếc phi cơ chống ngầm thứ hai vào băng phóng… Lúc này, J. Paul quan sát radar thu tín hiệu từ vệ tinh trinh sát… chiếc tàu ngầm hiện rõ trên hiện sóng. J. Paul bóp micro:

- Hướng Dương, tọa độ 21 vĩ Bắc 109 kinh Đông hai chiếc tàu ngầm không rõ quốc tịch.

Biên đội chống ngầm, tiến đến tọa độ 21-109 rất nhanh:

- Hướng Dương đã đến,…

- Hướng Dương lưu ý, không được vào vùng phóng của tên lửa. Cách mục tiêu 20 km lập vòng cung 90 độ so với mục tiêu, theo dõi chặt …

Ít phút sau hai chiếc phi cơ chống ngầm báo cáo:

- Hướng Dương phát hiện chiếc tàu ngầm mang ký hiệu lạ đang đi về phía Đông.

J.Paul bóp micro:

- Hướng Dương, ở đó là vùng biển quốc tế, chú ý quan sát, không được hành động.

Trên màn hiện sóng thu tín hiệu từ vệ tinh, hai chiếc tàu ngầm đang di chuyển về hướng đảo Hải Nam của Trung Quốc. Black đến bên cạnh J. Paul nói nhỏ:

- Chúng ta theo dõi và sẵn sàng chiến đấu. Tổng thống và ngài cố vấn an ninh quốc gia mới đây đã nhắc tôi không được đụng đến Trung Quốc, nếu muốn thắng Việt Nam, đặc biệt là thắng ở Nam Việt Nam. Chắc ông đã biết, Bắc Việt Nam là đồng minh lâu đời của Nga Xô và Trung Cộng. Đó là hai siêu cường, thời điểm nhạy cảm hiện nay chúng ta không muốn họ bực mình.

J. Paul không rời mắt, màn hiện sóng thu tín hiệu từ vệ tinh vẫn theo dõi chặt hai chiếc tàu ngầm di chuyển về hướng Đông, bất ngờ mục tiêu ngoặt gấp hướng đến hàng không mẫu hạm USS Constellation đang di chuyển chậm phía Tây quần đảo Hoàng Sa chừng 80 km. Black gọi điện cho chuẩn Đô đốc Shuler, ra lệnh báo động USS Constellation và cất cánh phi cơ chống ngầm. Ngay sau đó hai chiếc hạm ngầm rẽ vào hướng bắc quần đảo Hoàng Sa và biến mất… Một giờ sau, cuộc họp tiếp tục. Black đến sát tấm bản đồ vùng biển Việt Nam treo trên giá. Black cầm que, nhìn vào các sĩ quan cao cấp, nói:

- Tất cả các cố vấn của Tổng thống và những nhà chiến lược đều thống nhất nhận định. Bắc Việt Nam vừa trải qua chín năm chiến tranh với người Pháp, mười năm qua Bắc Việt Nam mong muốn nền kinh tế phát triển, họ đề ra chính sách phục hồi kinh tế và bắt đầu mở rộng, kết quả giành được hết sức vất vả và ít ỏi. Còn chúng ta, học thuyết quân sự đã được Hội đồng An ninh quốc gia thông qua từ nhiệm kỳ của Tổng thống Eisenhower đến nay không cho phép quân đội Mỹ thụ động về chiến thuật. Nguyên tắc chiến lược của quân đội chúng ta đòi hỏi một người chỉ huy “không được tự để hoàn cảnh sai khiến hành động của mình mà phải quyết định lấy hoàn cảnh”. Nghĩa là phải tiến công và nắm quyền chủ động. Để làm được điều này chúng ta hoàn toàn phải chủ động, chúng ta phải hành động dựa vào chỉ đạo chiến lược chiến tranh Việt Nam của Tổng thống, chúng ta còn phải thử nghiệm những hệ thống vũ khí của chúng ta và vào phương pháp mới của chiến tranh chống nổi dậy. Chúng ta sẽ thử nghiệm bom na-pal, các cây điện tử, thậm chí nó có thể ngửi được hơi người, thuốc làm trụi lá cây và nhiều loại vũ khí sáng tạo mới của nền khoa học Mỹ đến đầu năm nay (1965) còn chưa có kết luận. Chiến tranh Việt Nam sẽ là chiến trường thử vũ khí của chúng ta.

Black hùng hồn, giơ nắm đấm biểu lộ sự kiên quyết và quyết thắng. Black nhìn mọi người đang ngưỡng mộ nhìn lên tấm bảng màu trắng, chút nữa, qua hệ thống đèn sẽ chiếu lên đó những con số và hình ảnh. Black vừa nói, vừa chỉ vào màn bảng màu trắng hình ảnh chiếc SR-71, loại máy bay mới sản xuất và đang trong quá trình thử nghiệm:

- Sức mạnh không quân của chúng ta hiện đã sẵn sàng trở nên ghê gớm một cách đáng sợ. Các ngài còn nhớ sự kiện Việt Cộng đánh vào phi trường Biên Hòa ngày 1 tháng 11 năm 1964, đó là một sự kiện không có tiền lệ trong không quân chúng ta. Đại tướng Westmorland đã than phiền rằng “Khi đưa không quân tham gia hoạt động chống nổi dậy từ 1961, chúng ta không hề tính đến việc kẻ địch đánh vào các căn cứ không quân, chúng ta quên hoặc coi thường kinh nghiệm của người Pháp…”.

Black cho chiếu lên màn bạc hình ảnh những chiếc cầu, phi trường Nội Bài, Gia Lâm, thành phố Hà Nội và Hải Phòng. Black dừng lại toàn cảnh thành phố Hà Nội, Black nói:

- Đây là Hà Nội, thủ đô của Bắc Việt Nam. Chỉ cần 30 chiếc B-52 là Hà Nội sẽ biến mất. Nhưng với cách suy nghĩ của các cố vấn, Tổng thống quyết định sử dụng chính sách leo thang chiến tranh của Herman Kahn, coi đó là chiến lược chính trị, sử dụng phương tiện quân sự để Bắc Việt Nam đầu hàng. Họ sẽ phải đầu hàng để cứu nền kinh tế èo uột sắp chết, cứu Hà Nội. Giám đốc Viện Nghiên cứu Hudson, cố vấn của cả Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng tuyên bố “Càng mở rộng chiến tranh thì càng sớm kết thúc chiến tranh”. Tổng thống tin chắc rằng cuộc chiến tranh không quân từ từ sẽ giành được sự nhượng bộ quan trọng để tránh thất bại cho Việt Nam cộng hòa…

Black dừng lại khá lâu. Không khí trong phòng họp căng thẳng. Các sĩ quan đều tỏ rõ sẵn sàng đánh Bắc Việt Nam. Black là một viên tướng có  đầu óc, rất thực tế. Black nói:

- Chúng ta đã nghe tất cả những gì cần nói. Hiện nay lực lượng của chúng ta bao gồm những hàng không mẫu hạm với những phi cơ  hùng mạnh nhất thế giới. Tôi nghĩ rằng các ngài đã rõ ý kiến của tôi tại đây. Tôi yêu cầu khi Tổng thống ra lệnh đánh Bắc Việt Nam, không có bất kỳ trục trặc nào. Các ngài đã rõ?

Hơn hai chục sĩ quan cấp tướng và đại tá của hạm đội đều gật đầu. Black thấy cần nói rõ hơn, ông ta đứng dậy:

- Chiến lược quân sự hiện nay là sử dụng kỹ thuật cao và đem nó đến hiệu quả cao nhất cho danh dự của nước Mỹ. Tướng Willam W. Malyer, Tư  lệnh Không lực Mỹ ở Việt Nam trong cuộc họp tại Honolulu yêu cầu chiến thuật đánh với Việt Cộng rằng: "Sau khi tìm được địch, bộ binh phải lui vào một khoảng cách đủ để không quân và trọng pháo được sử dụng một cách không giới hạn, sau đó bộ binh mới trở lại tấn công. Vì vậy một mình không quân chiếm một phần ba chỉ tiêu của chiến tranh".Ông ta tuyên bố nhân danh các quan chức của không quân rằng: "Việc xử dụng hỏa lực chưa từng có và rộng rãi để thay thế cho binh sĩ Mỹ là đặc điểm nổi bật chiến thuật quân sự của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam". Và, theo tôi, đó là một lý thuyết, là một kiểu chiến tranh kỹ thuật cao mà Mỹ sẽ đem ra thí nghiệm ở Việt Nam.

Phó đô đốc tuần dương hạm Smith, một chiến lược gia hải quân, người đã đỗ tiến sĩ với đề tài "Đứng vững trên miệng hố chiến tranh", Smith có mái tóc cắt rất ngắn, màu bạch kim, mắt to, đeo kính trắng, có thói quen vuốt mũi trước khi nói, Smith  khiêm nhường nhưng mạnh mẽ:

- Tôi cho rằng số lượng hỏa lực sẽ biến thành chất lượng của cuộc chiến và chắc chắn sẽ đảo ngược chiều hướng, làm cho chiến thuật trở thành chiến lược. Tôi ủng hộ ý kiến của Đại tá Thomas cho rằng không quân của hải quân chúng ta có thể đảm nhận tấn công Bắc Việt Nam buộc họ ngưng ủng hộ Việt Cộng và ngồi vào bàn thương lượng theo ý của chúng ta. Việc tấn công Bắc Việt Nam sẽ làm cho tinh thần người Nam Việt Nam lên cao hẳn. Chúng ta tin rằng sử dụng không quân ở Nam Việt Nam càng mạnh sẽ đảo ngược tình hình trên bộ hiện nay.   

J.Paul chống tay lên bàn, sôi nổi:

- Thưa Đô đốc, trước một cuộc chiến tranh sắp xảy ra ở Việt Nam, tôi chỉ lo ngại sự phối hợp giữa bốn quân chủng mà quân chủng nào cũng có phi cơ chiến đấu. Trừ quân chủng thủy quân lục chiến với không quân chiến thuật chỉ hoạt động trong khu vực của họ, còn lại ba quân chủng, lục quân, không quân và hải quân đều có phi cơ gần như nhau và đều hoạt động trên khắp các chiến trường, tôi sợ nhầm lẫn. Tôi nghĩ, Đô đốc nên xin ý kiến Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân để xác định công tác tổ chức và chỉ huy

Black gật đầu, ông ta đứng lên vuốt tóc ra phía sau, dáng vẻ tự tin, nói:

- Đúng như ngài Đô đốc J. Paul vừa nói. Cuộc họp hội đồng quân sự tại tổng hành dinh Bộ tổng tư lệnh quân Mỹ ở Thái Bình Dương (CINCPAC) đầu tháng 1 năm 1965 ở Hawaii đã bàn cãi căng thẳng. Cuối cùng phải xin ý kiến Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân, Bộ Quốc phòng. Tổng thống đã có ý kiến "Không cần bàn cãi nữa, giữ nguyên ý đồ tổ chức như hiện nay". Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân sẽ chỉ đạo cụ thể từng vấn đề một. Cụ thể như sau: lục quân không quản lý máy bay có cánh cố định, chỉ được giữ trực thăng. Không quân hoạt động dưới sự chỉ huy của Bộ Chỉ huy Không quân Thái Bình Dương. Hải quân hoạt động dưới sự quản lý của hạm đội Thái Bình Dương. Còn toàn bộ không quân đóng ở Nam Việt Nam nằm dưới sự kiểm soát của Bộ Chỉ huy viện trợ quân Mỹ ở Việt Nam (MACV).

Black còn có tên Boo, tiến sĩ khoa học hàng không, đã từng được đào tạo ở trường đại học nổi tiếng nhất nước Mỹ, trường Havard. Boo là một sĩ quan có kiến thức rộng, thông minh và chững chạc. Ông ta vuốt tóc, mớ tóc vàng sậm, thưa, chải gọn gàng, nói tiếp:

- Theo quyết định của Tổng Tư lệnh Mỹ ở Thái Bình Dương, lực lượng không quân ở các phi trường ở Thái Lan sẽ nằm trong đội hình của Bộ Chỉ huy Không quân Thái Bình Dương và đã phân chia khu vực tác chiến. Theo đó, không quân sẽ phụ trách mảng mục tiêu theo quốc lộ của Bắc Việt Nam từ đường số 6 Hà Nội - Hòa Bình kéo dài đến đường số 1 bắc nối Hà Nội với Lạng Sơn. Còn hải quân của chúng ta, phụ trách từ đường số 5 từ Hà Nội đi Hải Phòng, dọc theo ven biển cho đến toàn bộ đường số 1 Nam từ phía Nam Hà Nội cho đến Vĩnh Linh. Như vậy, mọi công việc chuẩn bị cho chiến tranh tổng lực bằng không quân chống Bắc Việt Nam đã được thông qua và sắp đến chúng ta phải ghi nhớ và làm đúng, không được vượt qua phạm vi cho phép để dẫn đến nhầm lẫn…

Black chỉ định Phó Đô đốc Diamond, sĩ quan quân báo, thông báo về lực lượng Bắc Việt Nam. Diamond nước da đen, râu ở cằm khá rậm, ông ta đến bên đèn chiếu, bật đèn:

- Thưa các ngài, tin tức chúng tôi có trong tay đến 0 giờ ngày 2 tháng 2 năm 1965, lực lượng phòng không Bắc Việt Nam như sau: Pháo cao xạ, cỡ nòng 100, 90, 88, 85, 57, 37 mm có 12 trung đoàn và hai tiểu đoàn độc lập, họ bố trí xung quanh Hà Nội, Hải Phòng, các khu vực cầu và xí nghiệp quan trọng. U2 đã chụp được tất cả trận địa họ bố trí từ phía Nam ở thành phố Vinh cho đến Lạng Sơn, ở Hà Nội dày đặc pháo cao xạ. Không quân Bắc Việt Nam chỉ có loại Mig-17, tức là loại máy bay chúng ta đã hạ rất nhiều trong chiến tranh Triều Tiên năm 1950-1953. Về radar, quân Bắc Việt Nam có 22 đại đội cảnh giới được bố trí dọc theo hướng có quân ta tiến vào đất của họ. Theo tôi, chúng ta chỉ lo ngại pháo cao xạ, còn không quân Bắc Việt Nam lực lượng không đáng kể, chúng ta dễ dàng đè bẹp họ, chỉ cần vài tháng, chúng ta sẽ tiêu diệt họ.
Logged
Tunguska
Global Moderator
*
Bài viết: 519



« Trả lời #6 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2007, 10:30:58 pm »

Khu nhà ở của trung đoàn tiêm kích nằm trong thung lũng, xung quanh là những đồi trọc. Đặc biệt nhất vẫn là khu nhà ngủ của phi công, gồm hai dãy nhà hai tầng mái ngói, phía trước là vườn hoa nhỏ. Ở đó, đủ các loài hoa nhưng nhiều nhất là hoa vạn thọ. Người trồng hoa và chăm sóc cây cảnh là một chiến sĩ đã luống tuổi, phúc hậu, hàm răng ám khói vì thuốc lào, nước da đen sạm, hai mắt to, tóc hớt cao có nhiều sợi bạc. Ông già cần cù làm việc, bất kể nắng mưa. Bộ quân phục đã bạc màu, lúc nào  cũng thấy ông vui vẻ,  hay hát … bài "Trống cơm", vừa hát vừa vỗ bụng:

Tình bằng có cái trống cơm
Khen ai khéo vỗ,… nó mới bong binh bong…

Ông có vẻ tự hào vì đã làm đẹp cho đơn vị dù cái vườn hoa ông chăm sóc chỉ là những mảnh đất  trống xung quanh cột cờ của đơn vị, mà ông chịu khó tận dụng và thế là tự dưng ông trở thành chủ cái "vườn" này. Thật ra, ông là một chiến sĩ lái xe tải sáng chở phi công ra sân bay, đến chiều chở về... xới đất xong, ông lót dép ngồi, hai chân co lên thoải mái. Một sĩ quan trẻ bước tới, ông nhận ra Phạm Minh Nhân, một sĩ quan dẫn đường mới về đơn vị. Ông gọi:

- Anh Nhân, lại đây.

Nhân người tầm thước, hơi gầy, trán nhô, khóe miệng có một vết bớt màu nâu hơi đen, bước đến, nói nhỏ nhẹ:

- Anh Tám, có việc gì vậy?

Nhân phát hiện có chiếc “pay” để xới đất, bèn hỏi tiếp:

- Anh trồng hoa gì vậy?

Ông Tám vui vẻ trả lời:

- Hoa vạn thọ.

Nhân nhìn cây hoa, hỏi:

- Vạn thọ? Có phải anh muốn sống lâu?

Ông Tám cười, có hai chiếc răng bị gãy, khoảng trống ở hai bên hàm trên trông ông thật nhộn, ông nói:

- Không phải tôi, ừ mà tôi cũng muốn sống lâu.

Nhân hỏi:

- Vậy? Nhưng hoa vạn thọ đâu phải loài hoa đẹp?

- Phải. Nó không đẹp nhưng bền. Hoa tàn, rụng xuống, cây con lại mọc lên nhiều hơn.

Nhân ngạc nhiên, càng muốn biết:

- Nhưng, hoa của nó chỉ có một màu vàng.

Ông Tám ngẩng mặt lên trời, cười thoải mái:

- Vàng, đúng là màu vàng. Anh có biết vì sao hoa vạn thọ lại màu vàng?

- Dạ,…

- Vàng, là màu của sự sống. Tôi ao ước các anh ấy sống mãi. Nhìn họ thấy thương quá. Tôi trồng hoa này với lời cầu nguyện của tôi,… với trời đất.

Nhân hỏi:

- Anh nói ai?

- Thì, các anh phi công ấy mà. Tôi muốn các anh ấy không những sống mãi mà còn phát triển hơn nữa. Anh coi, tất cả chỉ có chừng ấy mà đánh nhau với bọn Mỹ, để bảo vệ cả miền Bắc.

Nhân buột miệng:

- Nhưng, chúng ta bao giờ cũng thắng, đúng không?

Ông Tám bỏ cái “pay” xới, ngồi bệt xuống khoảng xi-măng còn mới, một bàn chân co, một bàn chân duỗi thẳng, nét mặt có điều gì đó không vui. Rút điếu thuốc trong bao thuốc lá “Trường Sơn” màu nâu, một loại thuốc dành cho dân nghiện nặng, ông bật lửa, chiếc bật lửa chỉ xẹt, lửa không bùng ra. Tuột vỏ bật lửa, rút một ít bông đặt vào cái bấc, ông bật, lửa xòe ra. Kê đầu điếu thuốc lá vào ngọn lửa, ông rít hơi thuốc khá sâu, từ từ nhả khói, nhìn Nhân:

- Ờ, thì đúng như vậy, ta phải thắng chứ. Nhưng...

- Nhưng, sao anh?

Ông Tám trầm ngâm hồi lâu, điếu thuốc đã cháy khá sâu, tàn thuốc không còn hồng mà trơ ra một khúc tro màu xám, nhìn tảng mây trôi chầm chậm trước mặt, nói:

- Có cuộc chiến đấu nào mà không có hy sinh,… Tôi nhớ, hôm qua, trên hội trường, cán bộ chính trị trung đoàn chuẩn bị tinh thần cho cuộc chiến đấu sắp tới, khẳng định “ta thắng, địch thua”,… ông ấy bảo phải có tinh thần như vậy, phải vững vàng, phải có lập trường như vậy, nếu không thì,…

Nhân hỏi dồn:

- Thì,…

- Sẽ phải kiểm điểm, sẽ phải kỷ luật, vì dao động, vì thiếu tinh thần chiến đấu…

Ông Tám thở ra:

- Anh ấy còn trẻ, lại chưa qua chiến đấu, thấy cái gì cũng dễ dàng, hoang tưởng… Tôi có vinh dự tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Cuối cùng, ta thắng, Pháp thua… nhưng con số hy sinh đến nay đã có ai công bố chính thức là bao nhiêu đâu. Chỉ riêng đại đội của tôi đã thay ba lần đại đội trưởng, quân số thay sáu lần, sống sót từ đầu đến cuối chỉ có 8 người, trong đó có tôi. Nhiều cậu còn trẻ lắm, mới 18, đôi mươi. Sáng còn đọc thư mẹ, chiều đã…

Nhân thẫn thờ, anh chưa hình dung nổi, cuộc chiến đấu chưa xảy ra, đầu óc lãng mạn. Người ta đã dạy anh tập đánh chặn với những tình huống trên bản đồ, với khả năng và kỹ thuật tác nghiệp, chưa bao giờ quân ta do anh dẫn bị bắn rơi, chưa có phi công nào hy sinh trên bàn tập của anh, chưa bao giờ anh nghĩ ra cuộc chiến đấu sắp tới sẽ có đổ máu, sẽ có hy sinh… Kể từ lâu lắm rồi, bộ quân phục áo màu cỏ úa, quần xanh đen, trên ve áo bộ quân hàm màu xanh da trời có con chim xòe cánh, chiếc mũ, chiếc quân hiệu nền xanh, ngôi sao vàng và con chim đang bay làm cho anh ngây ngất khi dạo phố. Bao người nhìn binh chủng của anh với ánh mắt thèm thuồng, thán phục và có nhiều ánh mắt tỏ rõ thần tượng… khiến anh bước đi trên đường phố Hà Nội với bước chân nhẹ tênh, như lướt trên những thảm cỏ…

***

Kể từ ngày 7 tháng 8 năm 1964 đến nay, cứ hai ngày một lần, chiếc U-2 xuất phát từ căn cứ ở Thái Lan bay qua Lào đến Huế. Nó bay dọc theo đường số 1 qua Hà Nội, tất nhiên là chẳng lần nào nó không bay qua đỉnh sân bay Nội Bài, hơn hai chục chiếc Mig-17 nằm trong giới hạn rõ nhất của ba chiếc máy ảnh loại tốt nhất của nước Mỹ lắp chéo một góc, để có thể chụp chồng lên nhau theo một cự ly chính xác 100 mét trên thực địa. Điều làm cho các chuyên gia không ảnh và các nhà quân sự của Mỹ hết sức ngạc nhiên là những tấm không ảnh không phải dùng các biện pháp kỹ thuật, lọc nhiễu để phát hiện mục tiêu. Mục tiêu tại phi trường Nội Bài rõ ràng và dường như không thay đổi về số lượng những chiếc Mig ở phi trường này…

Tư lệnh Nguyễn Văn Tiên đứng chống hai tay lên bàn chỉ huy. Ông có thói quen này từ khi nào không ai biết, những sĩ quan trực ở sở chỉ huy không quân quan sát thấy ông đứng ở tư thế đó kể từ khi trên sân bay Nội Bài bắt đầu có những biên đội Mig trực ban, đến nay đã gần sáu tháng… Chiếc U-2 của Mỹ do mạng tình báo của tổng trạm phát từ các đại đội cảnh giới của hàng chục đại đội rải rác được bố trí theo đội hình phủ kín cánh sóng trên toàn bộ địa hình của miền Bắc, theo dõi suốt từ khi nó vừa bắt đầu tiến vào biên giới nước ta. Ông nhìn đường bay chiếc máy bay trinh sát của Mỹ, độ cao của nó tới 18 ngàn mét, tốc độ chừng 900 km/giờ, ông biết rõ, không quân ta và cả các đơn vị pháo cao xạ chưa có loại vũ khí nào có thể đánh được. Ông quay sang trực ban quân báo:

- Anh Hiện, tổng hợp đường bay của U-2, phán đoán ý đồ của địch để có phương án tác chiến trên không và phòng tránh ở mặt đất cho trung đoàn. Nắm vững ý đồ của địch bao giờ cũng chủ động trong chỉ huy chiến đấu.

Ông rời khỏi sở chỉ huy sau khi chiếc U-2 vòng ra biển trở về phía Nam. Ông đi thẳng đến phòng tác chiến của binh chủng, cùng với các sĩ quan tác chiến kỳ cựu, nghiên cứu, hoàn chỉnh phương án tác chiến của binh chủng. Phương án hợp đồng chiến đấu với các lực lượng phòng không. Ông chỉ đạo kiên quyết thực hành khép và đóng loa, mở rộng hệ thống thông tin để có thể liên lạc trực tiếp đến các đơn vị pháo cao xạ, bảo đảm không để nhầm lẫn phi cơ của ta và của Mỹ nhằm phát huy hết sức mạnh của các đơn vị.

Cuộc họp “quân sự dân chủ” bàn về cách đánh, bàn về phương án tác chiến thảo luận rất sôi nổi. Trung đoàn trưởng Đào Đình Luyện vốn là một cán bộ chính trị, có quá trình rèn luyện và chỉ huy chiến đấu ở bộ binh, sắc sảo về tư duy, có lý luận vững chắc. Ông nghiên cứu rất kỹ các trận đánh của Trung Quốc, Triều Tiên, ở vùng Trung Đông giữa Israel và các nước Ả Rập bằng những vũ khí hiện
đại. Ông mở đầu:

- Trước hết chúng ta hãy quán triệt 11 nguyên tắc tác chiến của Quân ủy Trung ương đối với các lực lượng vũ trang và nắm nguyên tắc chỉ đạo tác chiến của quân chủng. Đó là, tích cực tiêu diệt máy bay địch, bảo vệ mục tiêu, giữ gìn và bồi dưỡng lực lượng ta. Hai là, thường xuyên sẵn sàng chiến đấu, đánh chắc thắng, đánh thắng trận đầu, đánh thắng liên tục. Ba là, tập trung hỏa lực vào lực lượng chủ yếu, bảo vệ mục tiêu chủ yếu, đánh đúng thời cơ, đúng đối tượng. Bốn là, thống nhất chỉ huy, độc lập tác chiến, chủ động chi viện, hiệp đồng chặt chẽ. Năm là, phát huy ưu thế về chính trị, tinh thần dũng cảm, mưu trí, chủ động, linh hoạt, bí mật, bất ngờ. Tôi đề nghị, chúng ta hãy động não, suy nghĩ cho kỹ, mạnh dạn nói và chú ý nghe. Sĩ quan quân báo trình bày về địch, căn cứ vào ưu thế và tính năng kỹ thuật của địch. Chúng ta sẽ bàn đến chiến thuật không chiến và cách đánh của chúng ta. Anh Lễ trình bày trước.                   

Lễ là một sĩ quan quân báo trẻ, được đào tạo chính quy. Lễ bước lên nhìn trở lại những sĩ quan tham mưu, chính trị, hậu cần ngồi ở phía sau, hàng trên cùng là các chủ nhiệm bay, chủ nhiệm xạ kích, chủ nhiệm dẫn đường, ba hàng ngồi ở giữa là những phi công chiến đấu của trung đoàn. Anh vừa nói vừa chỉ trên hình vẽ và ảnh những chiếc máy bay chiến đấu của Mỹ:

- Tốc độ, tính năng kỹ thuật, vũ khí, tất cả máy bay tiêm kích Mỹ đều hơn Mig-17. Tính năng bọn cường kích cũng hơn Mig của chúng ta. Tôi xin nói rõ hơn, trong chiến đấu cũng cần tốc độ tiếp cận, có tốc độ chênh lệch lớn sẽ mau tiến đến xạ kích. Nhưng, chiến đấu trên không, hầu hết lượn vòng và quần nhau, ai có tốc độ góc lớn sẽ chiếm vị trí có lợi nhanh chóng và trong trường hợp đó Mig-17 thật là lợi hại. Tôi báo cáo hết, cần hỏi tôi bất kỳ vấn đề gì tôi xin trả lời bất kỳ lúc nào.                   

Nhân ngồi một góc thuận lợi, vừa nhìn thấy được bản vẽ, vừa có thể quan sát tất cả mọi người. Anh muốn ghi lại hình ảnh các phi công bây giờ đang còn rất đầy đủ, anh nhớ lời ông Tám: “Cuộc chiến đấu nào mà không có hy sinh?”  Nhân nhìn nét mặt của Ngọc, Văn, Minh, Phạm, Sáu, Ngôn, Trần, Nguyên, xa hơn là Thanh. Đình Sĩ, Lê,v.v… họ đẹp quá, đôi má bầu bĩnh, ửng hồng, mạnh mẽ. Có lẽ chỉ có Huy hơi lạ, anh ta dáng gầy, mặt hơi nhọn như một người ốm yếu… Nhưng, Huy khỏe, có lần kéo co tay, những phi công to, mập đã không chịu nổi đòn quặp tay của anh ta… Nhân bồi hồi, không biết những chàng trai này ai còn, ai mất trong một cuộc chiến đấu sẽ diễn ra không khoan nhượng với một kẻ thù hùng mạnh hơn chúng ta gấp vài chục lần. Bất giác Nhân thở dài, mắt nhìn vào  số phi công quý báu, phải gần chục năm chúng ta mới đào tạo được chừng này người… Để có chừng này người, số phi công bị đào thải do sức khỏe, do bị cố tật không thể bay được qua các giai đoạn tuyển chọn khi bay sơ cấp bằng loại máy bay cánh quạt, bay cao cấp bằng U-MIC và… bay ứng dụng chiến đấu trên Mig-17, số người bị loại nhiều hơn số người  có thể trở thành phi công chiến đấu. Trong số này, chỉ có vài ba người có vợ, con..., còn hầu hết họ rất trẻ có người chưa từng có bạn gái …             

- Cậu thở dài…, sao vậy?                       

Nhân giật mình quay lại, ở phía sau anh một sĩ quan cấp đại úy tên là Phan nói qua vai anh. Nhân vội trả lời:

- Không có gì, mệt một chút thôi,…                       

Nhân nói dối, nhưng không qua mắt được anh ta, Phan nói nhỏ đủ cho Nhân nghe:

- Cậu nghĩ rằng, có người trong số này sẽ chết, đúng không? Cái lắc đầu của cậu, trước khi cậu thở dài, tớ biết.                           

Đại úy Phan có giác quan kỳ lạ. Anh ta có thể nhìn thấy và đặc biệt… anh ta chộp rất đúng ý nghĩ của người đối thoại, dù không nói ra. Phan có cặp mắt sâu, đôi lông mày rậm, râu quai nón, trán rộng,  như được xoa mỡ bóng lộn, đặc biệt vào mùa đông, da ở bàn tay bị xùi lên như vẩy, xù xì. Ở đơn vị đã có vè chế giễu “Xù xì da cóc/ Râu mọc đen xì/ Trán đánh véc-ni/ Nói dai như đỉa”. Phan rất chỉnh chu từ tác phong quân nhân cho đến từng câu nói, chưa bao giờ nói sơ hở về chính trị. Những thời điểm quan trọng đến cỡ nào, dáng đi chậm rãi hoặc khẩn trương, nét mặt vui hay đôi lông mày nhíu lại ra chiều suy nghĩ, cười đùa hay nghiêm trang đến mức nào. Đặc biệt, đôi mắt khi nói chuyện với người đối diện cấp trên, mắt anh ta lúc nào cũng nhìn vào cổ áo của thủ trưởng, đôi lúc nhìn xuống đất tránh ánh mắt nhìn vào anh ta, những lúc như vậy, đôi mắt sâu như thiếu nước, anh ta phải chớp chớp hay nháy mắt nhiều hay ít là do người thủ trưởng nói những vấn đề có tầm quan trọng đến cỡ nào… Còn đồng cấp hoặc cấp dưới, đặc biệt là khi nói chuyện trước đông người, đôi mắt của anh ta nháy nhiều hơn và nhìn lên mái nhà, thi thoảng những sùi nước bọt trào ra dính vào khóe miệng lúc anh ta say sưa thuyết giảng. Nhân không trả lời câu nói của Phan, mà hướng về Trung tá Đào Đình Luyện, ông Luyện đã đứng lên:

- Hôm nay, chúng ta bàn về cách đánh, về chiến thuật không chiến, về xạ kích, về kỹ thuật tránh tên lửa của địch. Chúng ta đều biết, sắp tới không quân non trẻ của chúng ta sẽ phải đương đầu với không quân hùng mạnh nhất thế giới. Người Mỹ, có vũ khí và kỹ thuật hiện đại, có cả những phương tiện tính toán chính xác. Trước hết, tôi lưu ý, về không quân địch, chúng ta đã biết sơ bộ, bộ phận quân báo cố gắng liên hệ với phòng quân báo quân chủng để biết cụ thể hơn, chúng ta có thể xin khai thác cung tù binh để biết thêm về địch, đặc biệt là chiến thuật không chiến và tính năng kỹ thuật các loại tên lửa của Mỹ…                     

Đào Đình Luyện với cách nói gọn gàng, không ồn ào nhưng đi vào lòng người. Mọi người hết sức chăm chú, Long ngồi bên cạnh Thiếu tá Trần Lạc, một sĩ quan dẫn đường đầu ngành. Trần Lạc đã từng chiến đấu bên cạnh Đào Đình Luyện nhiều năm thời còn ở bộ binh. Nhiều lần Long được Trần Lạc nói về Đào Đình Luyện với lòng kính trọng và ngưỡng mộ “… Anh Luyện giữ chức chính ủy trung đoàn 141 lúc mới 22 tuổi, 24 tuổi làm chủ nhiệm chính trị sư đoàn 312. Sau cải cách ruộng đất năm 1953, anh chuyển sang giữ chức tham mưu trưởng sư đoàn 312 cho đến khi được chọn đi học lái máy bay”. Cũng vài lần Long không thỏa mãn cách giải thích của Trần Lạc về chuyện chuyển từ chủ nhiệm chính trị sang tham mưu trưởng.

Thời đó, chủ nhiệm chính trị sư đoàn là sự một tín nhiệm tuyệt đối của cấp trên đối với ông. Nhưng, dường như Trần Lạc không muốn nói cho Long biết… Đào Đình Luyện nói tiếp, chín chắn:

- Chúng ta không sợ Mỹ, không sợ vũ khí hiện đại của Mỹ. Nhưng, chúng ta cũng không biến mình thành một kẻ “hữu dũng vô mưu”. Chúng ta hãy động não “tam ngu thành hiền” ai cũng có thể hiến kế. Cách đây ít lâu, tôi đã được nghe tâm sự của anh Hòa cán bộ thợ máy, tôi đã có cuộc trao đổi với anh Long sĩ quan dẫn
đường binh chủng, rất bổ ích… Có lẽ, chúng ta bắt đầu bằng cách đánh…
Logged
Tunguska
Global Moderator
*
Bài viết: 519



« Trả lời #7 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2007, 10:34:51 pm »

Long hết sức ngạc nhiên, dù anh đã biết Đào Đình Luyện là một sĩ quan cao cấp hiếm hoi, biết nhiều ngoại ngữ, nhưng thạo nhất là tiếng Pháp và tiếng Hoa. Điều
đáng phục là ít khi ông dùng tiếng nước ngoài để nói với cấp dưới. Ông am hiểu rất sâu chữ Nôm, thuộc thơ Đỗ Phủ, Nguyễn Du. Ông đọc binh pháp Tôn Tử, Tam Quốc Chí, Sử ký Tư Mã Thiên bằng nguyên tác. Ông nghiên cứu rất kỹ phong cách quân sự của Napoléon, Koutouzov, Yukov. Ông say sưa nghiên cứu binh pháp của Trần Hưng Đạo, Quang Trung … Ông hiểu rõ, những bậc tiền bối thiên tài về quân sự đều là những người có tài thu phục nhân tâm, biết lắng nghe cấp dưới để bổ sung cho nhận định và quyết tâm chiến đấu của mình. Trong những ngày này, khi cuộc chiến đấu chưa thực sự đến, ông biết, muốn đánh thắng, phải vận dụng trí tuệ tập thể… Ông nhìn Nhân, Thành, lớp dẫn đường đầu tiên của trung đoàn. Ông liếc nhìn Trần Lạc, nhìn Long và các phi công của trung đoàn, nói:

- Mig-17 có ba khẩu súng, cự ly xạ kích không xa nhưng uy lực rất mạnh, góc đón bắn đơn giản, chính xác, dù lúc bắn tốc độ góc lớn. Bán kính lượn vòng nhỏ, ta sẽ nhanh chóng cắt bán kính nếu địch đi vào lượn vòng với chúng ta. Đó là điểm mạnh của Mig,…                         

Ông tiếp tục phân tích rất kỹ những điểm yếu của Mig, của phi công ta, đặc biệt là kỹ thuật nhảy dù khi lâm nạn…             

Long nhìn theo bàn tay điều khiển chiếc Mig mô hình bằng nhôm của trung đoàn trưởng đoàn Sao Đỏ. Đôi lúc ông dừng lại, lấy phấn vẽ lên bảng các thông số của một phương trình toán học cao cấp, người ta đã đơn giản nó bằng những hệ số “K”để cho những người có trình độ văn hóa lớp 7 cũng có thể hiểu và tự tính toán được. Mọi người chăm chú nhìn theo bàn tay của ông, ông đang phân tích trạng thái máy bay địch để Mig có thể xạ kích … Còn Long, anh bị ám ảnh bởi những từ ngữ cũ, nhưng lại mới- “nhảy dù” và “lâm nạn”- mặc cho mọi người đang “bám” theo “địch” để xạ kích. Long đã từng học và tập nhảy dù vài lần trên chiếc AN-2, loại máy bay tới hai tầng cánh. Hồi đó, học nhảy dù, giáo viên hướng dẫn cho anh tự gấp dù cho vào áo, rồi giật thử, dù mồi bung ra kéo theo dù chính, anh hoàn toàn tự tin.

Vậy mà, khi cửa máy bay mở ra, bên dưới hun hút, chiếc dù mồi được nối với một sợi dây đã móc vào máy bay, tốc độ chiếc AN-2 chỉ trên dưới 180 km/ giờ, Long cảm thấy gió lướt qua thân máy bay vun vút đến ngộp thở… Có một cái gì đó rờn rợn, trong tâm linh, cái chết vụt đến, anh sợ hãi rụt chân co lại… liền sau đó, cũng bởi tâm linh sai khiến, Long sợ mọi người chê cười, sợ xấu hổ vì nhút nhát, anh nhảy đại ra khỏi máy bay. Gió lướt vụt qua tai, chưa kịp nghĩ cái gì xảy đến, Long nghe vài va chạm ở hai đùi, hai vai bằng cái giật rất mạnh, dù bung ra. Hai tay anh vội vã nắm chặt những sợi dây dù nhìn trời, nhìn xuống mặt đất, ngây ngất, sung sướng biết mình còn sống, trước khi thưởng thức cảnh đẹp của thiên nhiên… Long nhìn những phi công, họ hết sức tập trung nghe trung đoàn trưởng của mình. Long mơ hồ khi nghĩ đến chiếc Mig, nếu nó bị bắn rơi, đâu có ai biết tư thế chiếc máy bay sẽ nằm như thế nào? Quả tên lửa nổ sức mạnh của nó cỡ nào? Phi công bị bắn rơi có đủ tỉnh táo để kéo dù? Viên đạn đẩy dù ra khỏi máy bay nằm ở bên dưới chiếc ghế ngồi của phi công có hoạt động không? chân tay của những chàng trai này có còn phản xạ để tự co vào trong lòng hay bị đập vào thành máy bay nát vụn? rồi, dù có mở hay không? và với tốc độ không chiến trên 900 km/ giờ, cái gì sẽ đến với người lái máy bay lâm nạn?                                           

Long bồi hồi, hết nhìn những phi công, lại nhìn Trung tá Đào Đình Luyện đang muốn những gì hiểu biết của ông phải đến với các chiến sĩ của ông. Đột ngột, Đào Đình Luyện chuyển đề tài, ông tâm sự:

- Các đồng chí có biết, những giờ đầu tiên không quân ta có mặt ở sân bay Nội Bài, ngay đêm 6 tháng 8 năm 1964, đài BBC của nước Anh đã đưa tin “Phi cơ Mig của Bắc Việt Nam đã có mặt ở sân bay Nội Bài”, ngay ngày 7 tháng 8 năm 1964 chiếc U-2 đã trinh sát, chụp ảnh toàn bộ trung đoàn chúng ta. Hôm qua Tư lệnh binh chủng không quân Nguyễn Văn Tiên đã trao đổi với tôi, ông ấy nói: “Đường bay của chiếc U-2 vừa là một sự răn đe, vừa là một thách thức đối với chúng ta. Bọn Mỹ ngang nhiên dòm ngó chúng ta, và việc Mig xuất hiện ở sân bay Nội Bài không còn là yếu tố bất ngờ đối với người Mỹ. Vấn đề là, chúng ta tự tạo ra bất ngờ cho từng trận không chiến…”. Tôi hoàn toàn tán thành ý kiến của Tư lệnh. Chúng ta cần phải tỉnh táo, cần phải trí tuệ. Người Mỹ hơn hẳn chúng ta về tất cả các mặt, phi công Mỹ được đào tạo căn bản, giờ bay nhiều. Chúng ta đều biết, ở trên không, giờ bay tích lũy, đồng nghĩa với kinh nghiệm điều khiển máy bay, là sức mạnh ở đôi bàn tay, là sự thuần thục theo thói quen. Người Mỹ có kinh nghiệm chiến đấu trong Đại chiến thế giới lần thứ hai, trong chiến tranh Triều Tiên với không quân Trung Quốc. Tôi lưu ý tất cả vấn đề thực tiễn, để chúng ta thấy rằng, chúng ta yếu và thiếu. Vậy thì, người Việt Nam chúng ta sẽ san bằng cái yếu và thiếu đó như thế nào?Tôi đề nghị chúng ta đi sâu vào mổ xẻ để đi đến hành động thống nhất.                           

Thiếu tá Trần Lạc giơ tay, Đào Đình Luyện gật đầu, Trần Lạc đứng lên:

- Tôi xin phát biểu ý kiến cá nhân… Tôi hoàn toàn đồng tình với cách đặt vấn đề của đồng chí trung đoàn trưởng. Tại cơ quan quân chủng đã ba lần bàn về cách đánh, rằng chúng ta sẽ đánh như thế nào? Những buổi thảo luận nghiêm túc của các cơ quan, đồng chí Tư lệnh quân chủng và Tư lệnh không quân đều kết luận: “Chúng ta không có gì nghi ngờ về khả năng chiến đấu của chúng ta. Có đồng chí phi công đã nêu vấn đề quyết tử, sẵn sàng lao vào địch một đổi một. Chúng tôi và các đồng chí đều thống nhất, chúng ta chỉ có hơn 20 chiếc Mig-17, nếu một đổi một thì chỉ vài trận chúng ta sẽ hết sạch. Đó là nói một đổi được một. Nhưng cũng có thể với tinh thần ”hữu dũng vô mưu“ thì có  thể chưa chắc chúng ta đã đạt được tỷ lệ đó. Còn không quân Mỹ, nhiều lắm… Điều đó không đúng với phương châm tác chiến của quân đội ta”. Riêng về bộ phận dẫn đường, chúng tôi cũng đã bàn về dẫn cho Mig-17 đánh với bọn Mỹ, chúng tôi đã bàn về lấy ít đánh nhiều, nhưng vẫn chưa giải quyết được vấn đề hình thái chiến thuật cụ thể. Tại sở chỉ huy binh chủng cũng đã thảo luận nhiều vấn đề, trong đó giải quyết mối quan hệ giữa con người và phương tiện chiến đấu, chính trị và kỹ thuật được đặt ra hết sức nghiêm túc.
                 
Phan ngồi phía sau Nhân và Thành vụt đứng lên, vội vã:

- Chúng ta có thể bàn cách đánh, chiến thuật không chiến. Nhưng, để bàn về yếu tố tinh thần, yếu tố chính trị và kỹ thuật như đồng chí trưởng ban dẫn đường, tôi đề nghị không bàn bởi vì yếu tố tinh thần chúng ta hơn hẳn bọn Mỹ, bọn lính đánh thuê làm gì có tinh thần chiến đấu. Còn mối quan hệ giữa chính trị và kỹ thuật, chúng ta coi chính trị làm gốc, tư tưởng đi đầu, không có chuyện so sánh với chính trị được, chính trị của chúng ta là chính trị ưu việt, cuộc chiến đấu của chúng ta là chính nghĩa, không thể bàn cãi.

Đào Đình Luyện - hai hàm răng cắn lại, một động tác khó chịu nhưng cố kìm. Ông thấy Long giơ tay, ánh mắt của ông dường như gởi gắm vào chàng trai gầy gò nhưng có ánh mắt rực sáng này. Ông đưa tay về phía Long, Long đứng lên:

- Thưa các đồng chí phi công, thưa anh Luyện.

Phan nói lớn, không giơ tay:

- Đồng chí thưa sai rồi, phải từ cao tới thấp chứ.

Đào Đình Luyện chậm rãi:

- Tôi đề nghị ai phát biểu phải giơ tay, tôi cho phép mới được nói. Ở đây là một cuộc họp, có người chủ trì. Đồng chí Long nói đi, thứ tự thưa gởi không quan trọng.

Long nhìn Đào Đình Luyện, anh nhìn những phi công, nói:

- Trước hết tôi muốn đề nghị chúng ta nên nhớ lời Bác Hồ dạy “Không được chủ quan khinh địch, phải thực sự cầu thị, phải biết địch, biết ta”. Trên tinh thần đó…

Long thấy mọi người gật đầu, Đào Đình Luyện thở ra rất mạnh, dường như ông vừa trút đi gánh nặng mà người ghé vai gánh cho ông là anh chàng sĩ quan trẻ đang đứng ở trước mặt. Long nói:

- Muốn bàn cách đánh, chúng ta hãy xem địch và ta như thế nào. Về phía ta, anh Trần Liên đã nói. Tôi muốn chúng ta hiểu về địch. Thưa anh Luyện, tôi phát biểu không dựa vào bất kỳ thông tin nào. Tôi chỉ suy đoán. Tất nhiên tôi có đọc một số tư liệu của Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Trong đó có cả cung tù binh ở chiến trường Triều Tiên và một số ý kiến của những nhà lãnh đạo Trung Quốc… Thưa, đây là ý kiến của tôi. Người Mỹ, đế quốc Mỹ là một tên sen đầm quốc tế, chúng ta đều biết không quân Mỹ rất hùng mạnh, ngoài không quân trên đất liền, người Mỹ còn có không quân của hải quân, những hàng không mẫu hạm có thể đến rất gần chúng ta. Phi công Mỹ có giờ bay rất cao, thường từ 800 đến 1.000 giờ, một số 2.000 giờ và có phi công đến 4.000 giờ bay, kỹ thuật rất giỏi. Nước Mỹ là nước lớn, tiềm lực kinh tế đứng vào hàng số 1 thế giới. Hầu hết sĩ quan, đặc biệt là phi công rất tự hào về đất nước của họ, họ được đào tạo có bài bản, kiến thức cao. Người Mỹ có thói kiêu ngạo và coi thường chúng ta… Như vậy, chúng ta có thể nói, phi công Mỹ là lính đánh thuê cũng được hoặc đó là một nghề được trả lương cao cũng được. Chúng ta không bàn chuyện đó. Tôi muốn nhấn mạnh, chúng ta chiến đấu với một đội quân có kiến thức và kỹ thuật cao và kỷ luật cũng rất cao. Muốn thắng chúng, ta phải hơn phi công Mỹ về tinh thần chiến đấu và phải hơn hẳn về trí tuệ, tức là chúng ta phải dùng mưu mẹo, phải giấu kỹ, phải lừa giỏi. Tôi hết ý kiến.

Trung tá Đào Đình Luyện hơi mỉm miệng. Nhưng, trở lại nghiêm trang, ông nói:

- Chúng ta chưa giáp mặt với bọn Mỹ. Nhưng cũng như một võ sĩ lên võ đài, trước khi gặp đối thủ xuất chiêu, ta cũng phải có những thế võ của chúng ta. Nghĩa là phải đánh như thế nào rồi mới tìm ra cách đối phó với đối thủ.

Mọi người nhìn nhau, Phan lấy quyển sổ ra ghi chép, một số phi công trao đổi nhỏ với nhau, bất ngờ Lê, một phi công đã lớn tuổi đứng lên:

- Thưa Trung đoàn trưởng, quả thật chúng ta còn chưa có thực tế, một loạt những vấn đề đặt ra. Tôi xin nêu từ nhận thức của tôi. Một là, chắc chắn, khi đối mặt với phi công Mỹ chúng ta sẽ bị bắn bằng tên lửa, tránh như thế nào? làm sao thấy tên lửa bay đến? Hai là, ta có thể lấy ít thắng nhiều được không? Ba là, chọn đối tượng không chiến như thế nào? làm sao biết được chiếc nào mang bom? chiếc nào mang tên lửa? Tôi đề nghị giải thích và luyện tập cho có bài bản. Còn cách đánh, tôi, vốn là một chiến sĩ đặc công trước khi trở thành phi công, tôi nghĩ, ở trên không cũng có thể vận dụng chiến thuật của đặc công, tức là dùng lực lượng ít, bí mật, bất ngờ, tiếp cận địch, tìm cách thọc vào giữa đội hình những tốp mang bom, tìm những thằng ngon nhất, tiêu diệt, rồi rút thật nhanh.
Logged
Tunguska
Global Moderator
*
Bài viết: 519



« Trả lời #8 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2007, 10:37:16 pm »

Một cánh tay ở giữa những chiến sĩ lái máy bay giơ rất cao. Trung đoàn trưởng nói:

- Mời đồng chí Ngọc.

Ngọc rụt rè đứng lên. Long từ phía trước ngoái cổ nhìn lại. Long ngỡ ngàng, một chàng rất đẹp trai, đôi lông mày rậm, kéo dài tới đuôi mắt, da trắng, mũi cao, miệng nhỏ, môi hồng như con gái, cơ thể rắn chắc, tóc chải rẽ ngôi, mái tóc ở phía trước xòa ra trùm một phần trán, trông anh như một cô gái trẻ, xinh xắn.

Ngọc tủm tỉm:

- Tôi nhất trí với đồng chí Lê ở phần đầu của chiến thuật đặc công, tức là sử dụng lực lượng ít, bí mật, bất ngờ, tiếp cận địch. Điều đó rất hay, chúng ta phải khôn ngoan để sao cho nhìn thấy địch trước, buộc địch phải đánh theo cách đánh của ta. Còn phần sau, tôi thấy, khó, bởi vì, làm thế nào để biết thằng nào ngon nhất? Bọn Mỹ cũng giống như chúng ta, lên trời, máy bay giống nhau, đâu có biết thằng nào quan trọng, thằng nào ngon nhất. Theo tôi, gặp địch, thuận lợi ở đâu, xạ kích ngay, cứ bắn rơi địch đã, không nên chọn.

Sáu giơ tay, cánh tay rất dài của anh vượt khỏi đầu của những phi công cùng ngồi. Đào Đình Luyện cho phép:

- Tôi đồng ý với đồng chí Ngọc. Lên trời, máy bay chiếc nào cũng như nhau, đâu có chiếc nào sơn khác để chỉ cho ta biết là chiếc nào quan trọng. Mà dù có biết, làm thế nào để thọc sâu vào giữa đội hình địch? Theo tôi, chúng ta phải quan sát, khép góc phía sau, đề phòng địch bắn tên lửa. Mà, tôi cho là, chúng ta nên nghiên cứu ý kiến đồng chí Lê, ở trên trời ta cũng có thể lợi dụng yếu tố thiên nhiên như mây, mặt trời để che giấu, ta còn có ưu thế là thuộc địa hình trong khu vực chiến đấu… Tôi nghĩ rằng chúng ta không nên quan trọng hóa địch, cũng không chủ quan. Chẳng có thằng địch nào khờ hết. Cũng không có chuyện bọn Mỹ không có tinh thần chiến đấu. Lên trời, nếu còn biên đội, còn dựa vào nhau. Lạc đội, lúc đó, bản lĩnh chiến đấu là điều số 1, tinh thần dù có ưu việt cỡ nào mà không có bản lĩnh, không bình tĩnh thì cũng bị bắn rơi. Tôi nghĩ ý kiến anh Lê rất có cơ sở để nghiên cứu.

Đào Đình Luyện chăm chú nghe, ghi chép hết tất cả mọi ý kiến vào trong quyển sổ tay của ông, thi thoảng ông gạch chân nhiều dòng ở những nội dung ông chưa đủ thông tin để cân nhắc. Ông đứng lên, bước đến, ngồi xuống bên cạnh Lê, nói từng tiếng rõ ràng:

- Đặc công ở mặt đất, thọc sâu được vào tung thâm địch là do chúng ta biết tạo ra cách đi rất nhẹ, bịt mắt, bịt tai địch. Lợi dụng đêm tối và sơ hở trong bố phòng, tiếp cận, địch không biết rồi dùng hành động dũng mãnh, đánh hiểm, thắng lớn với lực lượng nhỏ. Không quân ta lên trời không có gì để ngụy trang ngoài các yếu tố thiên nhiên, có thể chúng ta lọt qua được một vài chiếc, nhưng thọc sâu vào tung thâm ? đến bây giờ chúng ta chưa hình dung đội hình hành quân của không quân Mỹ, ở đâu là tốp cường kích, mà cường kích đội hình như thế nào chúng ta cũng chưa thấy, chúng ta mới chỉ biết đội hình cơ bản của không quân Mỹ. Khoa học quân sự ngày một phát triển, trình độ chiến thuật ngày một cao. Chúng ta cần nhớ, chiến thuật thay đổi theo sự phát triển của vũ khí và kỹ thuật quân sự. Người Mỹ chỉ còn giữ lại một phần rất nhỏ chiến thuật thời chiến tranh Triều Tiên mà chúng ta đã được học thời 1950-1953, họ sử dụng chủ yếu là F-84, F-86, tốc độ máy bay dưới tốc độ âm thanh, vũ khí trên máy bay là những khẩu súng cự ly xạ kích từ 200-400 mét. Cho nên chiến thuật không chiến và đội hình hành quân tập trung, đánh quần là chủ yếu… Bây giờ máy bay Mỹ đã có tốc độ rất lớn, có radar trên máy bay, vũ khí là tên lửa, chắc chắn chiến thuật sẽ rất khác, kỹ thuật xạ kích cũng sẽ khác. Về thế và lực toàn cục, lúc nào không quân ta cũng lấy yếu đánh với mạnh. Chúng ta không thể và không bao giờ có thể có lực lượng tương đương với địch. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho không quân ta chính là làm sao tạo được yếu tố bí mật, bất ngờ. Chúng ta sẽ đánh chiếc nào có điều kiện tốt nhất. Tôi nghĩ hôm nay chúng ta sẽ thảo luận kỹ về cách đánh và điều kiện như thế nào gọi là bí mật và bất ngờ? Chúng ta làm thế nào để đánh thắng trận đầu, đánh thắng liên tục bằng chính lực lượng của chúng ta…

Long kề tai Trần Lạc nói nhỏ:

- Anh thấy anh Luyện nói như vậy là…

- Tôi biết, đó là gánh nặng đặt lên vai của chúng ta. Những sĩ quan dẫn đường không quân trong những trận không chiến sắp đến.

Long nhìn Đào Đình Luyện. Dù đã gần đến tuổi 40, nhưng ông rất trẻ, tư duy sắc sảo. Ông biết rất rõ những con người ngồi trước mặt đây sẽ được ông tung lên trời, chính họ sẽ làm nên kỳ tích cho không quân nhân dân Việt Nam và cũng chính những con người này có thể sẽ trở thành những liệt sĩ đầu tiên ở mặt trận trên cao trong lịch sử nước nhà. Ông muốn họ sẽ là những người đầu tiên tạo nền móng cho chiến thuật của không quân nhân dân Việt Nam và họ phải hiểu được điều gì đang chờ họ ở phía trước, bằng một cái nhìn thật sáng suốt và tự nguyện. Lê Liên tranh thủ vẽ những hình thái chiến thuật. Nhìn các phi công, Lê Liên chợt nhận ra giữa Đào Đình Luyện và những phi công không hề có khoảng cách. Ông yêu họ. Nhưng bên trong, ông có điều gì đó trào lên rất lạ, gần như một kiểu tình thâm của ruột thịt.

Một lần, Lê Liên nói chuyện với Đào Đình Luyện về những trận đánh chưa diễn ra. Lê Liên biết Đào Đình Luyện từ rất lâu. Họ đã từng ngồi với nhau nhiều giờ liền trên đất bạn và ở Việt Nam. Chính tại mảnh đất Việt yêu dấu mà Lê Liên hiểu Đào Đình Luyện sâu hơn…

“Mình biết, những ngày này, khi những chiếc Mig-17 về đậu thành hàng, oai lắm. Các vị lãnh đạo cấp cao, cho đến cấp cao nhất đến thăm và động viên đơn vị… điều đó khích lệ tinh thần chiến đấu của anh em, quý lắm. Những lời dặn dò của lãnh đạo là những chỉ thị vô cùng quan trọng cho chuẩn bị chiến đấu của chúng ta. Nhưng…”. Điều ông không nói ra Lê Liên đã hiểu, cuộc chiến đấu với một kẻ thù hùng mạnh mà chúng ta biết rất ít về họ là một vấn đề cực kỳ khó khăn. Chúng ta lại càng không thể chiến đấu và chiến thắng bằng những khẩu hiệu, bằng những lời động viên mà cái cốt lõi chính là bản lĩnh của phi công. Lê Liên vốn là một sĩ quan dẫn đường trên không, anh càng hiểu rõ hơn người lái máy bay chiến đấu không hề có chính ủy bên cạnh, họ phải chiến đấu với chính bản thân họ, họ đối diện với kẻ thù bằng chính trái tim chân chính của họ. Ở trên trời không thể nghe tiếng gầm rú của động cơ, không nghe được tiếng nổ của tên lửa địch. Chỉ qua đôi mắt và đôi tai nghe mệnh lệnh chiến đấu của sở chỉ huy và nghe tiếng của đồng đội nhắc nhở địch cho mình, chỉ thấy những làn khói trắng của tên lửa và những chiếc máy bay địch ở xung quanh, phía trước mắt, phía sau lưng. Trên trời, không có cong sự, không có vật gì che chắn… Để trở thành một phi công chân chính, họ phải có bản lĩnh cá nhân rất cao, họ phải thắng bản thân mình trước khi chiến thắng quân thù.
Logged
Tunguska
Global Moderator
*
Bài viết: 519



« Trả lời #9 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2007, 10:41:09 pm »

Hồng bước dọc theo bờ hồ Hoàn Kiếm. Nàng không nhìn xung quanh, rảo bước. Trời chuyển mưa. Gió thổi mạnh. Cơn mưa giông đầu mùa chưa đến. Bầu trời chuyển động như có cái gì đó giằng co dữ đội, vừa âm u chuyển dịch. Những đám mây đen dồn đến. Gió thổi mạnh. Bỗng như có ai đó vén mây, mặt trời chiếu xuống mặt đất làm nên quầng sáng rồi sáng rỡ. Qua đền thờ vua Lê, Hồng bước vội sang ngã ba, rẽ vào nhà hàng Phú Gia, theo hàng số lẻ đến nhà số 313, Hồng bước vào, người đàn bà trong nhà reo lên:

- Hồng, có chuyện gì? Bộ em mệt hả?

- Em nghe nói anh Tư vừa gặp anh Ngôn, phải không chị Nga?

- Ừ, nó viết thư cho anh Tư rồi hẹn anh Tư lên với nó.

- Anh Ngôn có khoẻ không chị?

- Khỏe, nó là phi công mà.

- Vậy mà,… sao anh không viết thư cho em?

Người đàn bà tên Nga tuổi ngoài ba mươi, da trắng, đôi lông mày nhỏ như chiếc lá liễu vút cong, hiền lành, đồng hương của Ngôn, công tác ở Bộ Vật tư, nói như trách móc:

- Ừ, nhỉ. Cái thằng, nghe nói về nước đã lâu…

- Em nóng ruột quá, không biết có chuyện gì với ảnh không?

Người đàn ông đứng ngoài cửa nói vọng vào:

- Có chuyện, chuyện đó ở đây nè.

Nga và Hồng cùng quay ra, anh Tư, chồng Nga dựng chiếc xe đạp ở góc nhà. Anh bấm chiếc khóa vòng ở bên dưới yên xe, bước vào, nói:

- Nó gởi cho em hai lá thư, anh còn để ở ngăn kéo, một chiếc hôm nó mới về nước, còn một chiếc mới cách đây chừng một tuần. Lần nào nó gởi cho anh đều gởi cho em, anh vào trường em hai lần đều không có em.

Hồng thú nhận:

- Chắc là em lên trường.

Tư hỏi:

- Thế trường của em không còn ở,…

- Không, em quên mất, hèn gì… Anh Tư, em nghe con Dung nói, anh Ngôn gởi thơ cho anh, em tưởng...

Tư ngồi xuống bên cạnh Nga, hỏi:

- Tưởng nó,…?

- Không đâu, em với ảnh...

Hồng ngước nhìn ra ngoài đường, dòng người xuôi ngược, tấp nập, hối hả, nàng nhớ… Hồi đó, Hồng đang học trường học sinh miền Nam số 4 ở Hải Phòng, Ngôn học ở trường học sinh miền Nam số 16. Tuổi trẻ, mới lớn, Ngôn gặp Hồng ở buổi sinh hoạt cắm trại chung, mến nhau, yêu nhau từ lúc nào Hồng cũng không biết. Rồi Ngôn nhập ngũ đợt thứ hai miền Bắc thực hiện luật nghĩa vụ quân sự. Đó là vào đầu năm 1959, đến năm 1960 Ngôn được chọn vào bộ đội không quân đi học lái máy bay ở Trung Quốc. Còn Hồng, nàng càng lớn càng phổng phao, da trắng, má ửng hồng, đôi mắt đen láy, đôi môi đầy đặn xinh xinh, không son phấn nhưng nàng như một bông hoa rực rỡ đang độ đẹp nhất. Bộ quần áo vải thô, xanh đen như mọi học sinh khác, nhưng Hồng mặc lại trở nên có hồn. Những đường nét nổi bật, thấp thoáng ở trước ngực, phía sau lưng bên trong bộ quần áo lùng thùng, bộ quần áo đồng phục người ta may vội vã đến mức những mũi kim, chỉ chồng lên nhau, không thẳng hàng, cũng không làm mất đi nét duyên dáng, gợi cảm, xinh tươi của Hồng. Hồng học khá, thi đậu vào học ở trường ngoại thương, nàng rời Hải Phòng trở về Hà Nội và ở trong ký túc xá…

Nga rót cho Hồng ly nước vối, Tư vào trong, rút ngăn kéo lấy ra bức thư, Hồng đọc ngấu nghiến bức thư gần nhất:

- Hồng, em!

Anh về nước đã được trên hai tháng, ngay sau khi bước chân xuống sân bay Nội Bài, anh đã gởi ngay cho em một thư báo tin. Hai tháng qua, ngày ngày anh mong thư em, thư không có mà tin nhắn cũng không. Anh mời anh Tư lên gặp anh, vì… anh chưa được phép rời đơn vị. Bây giờ, ngày đêm bọn anh phải khẩn trương luyện kỹ thuật, học chiến thuật, tập những bài tập không chiến để có thể chiến đấu được ngay khi có lệnh, bọn anh ráo riết tập bay địa hình. Em ơi ! đất nước mình đẹp quá. Em có tưởng tượng nước mình thiên nhiên ban tặng cho một màu xanh bất tận, trải dài từ trên đỉnh núi cao biên giới, với rừng cây cổ thụ kéo xuống tận biển, một dải mênh mông ruộng lúa xanh rờn. Về đến Tổ quốc mới thấy bọn anh phải có trách nhiệm bảo vệ đất nước mình. Em, ước gì em cùng ngồi trên chiếc Mig của anh, anh sẽ đưa em ra vịnh Hạ Long kỳ ảo, xuôi Thanh Hóa, lên Hòa Bình, vượt Hoàng Liên Sơn xinh đẹp. Anh muốn hôn em trên hồ Ba Bể, trên đỉnh Tam Đảo, trên đỉnh Trường Sơn hùng vĩ… Nhớ em quá, anh nói lung tung mất rồi. Nhưng, đó là tất cả tấm lòng của anh muốn dành cho em. Anh mong tin em. Nhớ em nhiều.
Anh
Ngôn

Nga đến sau lưng. Hồng đang chăm chú say sưa đọc không hề biết có ai ở bên cạnh. Nga chọc:

- Chà, đòi đưa nhau lên trời mà hôn thì hết nói nổi rồi. Bộ,…

Hồng giật mình, giấu bức thư nói:

- Chị, kỳ quá hà.

Dường như hình ảnh của Ngôn choáng ngợp tất cả. Hồng nói như đang mơ:

- Ảnh vậy đó, chị. Ảnh mãnh liệt lắm…

Nga thoáng thấy Hồng đăm chiêu, như người vừa trải qua giấc chiêm bao đẹp, nàng có cảm giác Hồng khó thở, vẻ mặt ửng hồng rất lạ. Có thể Hồng đang nhớ về một kỷ niệm tràn trề hạnh phúc, khó quên. Còn Hồng, nàng vừa thấy xuất hiện một cảm giác lạ trong cơ thể, ở đó có bóng dáng Ngôn hiển hiện. Hồng thấy nó như mới diễn ra ngay lúc này… Ngôn và Hồng đi chơi suốt ngày ở hồ Tây, mùa xuân, trời se lạnh, Ngôn về nước trong kỳ nghỉ phép. Hồi đó, trung đoàn bay của anh được về nước vào dịp Tết. Để mọi người trong đoàn bay được ăn Tết ở nhà, trung đoàn trưởng cho phép mọi người về quê. Ngôn không có nhà, Tư là người đồng hương, anh về nhà Tư … Tư dành cho Ngôn một gác xép, chỉ bằng hai chiếc chiếu giường bộ đội, ở trên cao, muốn lên đó phải leo lên chiếc thang gỗ. Ngôn nằm đọc sách, ở bên vách có một cửa sổ nhỏ, Ngôn thấy hai con chim sẻ đang âu yếm ở đầu hồi nhà hàng xóm cách anh chừng vài ba mét. Ngôn chăm chú, nhận ra hai con chim nhỏ, chớp cánh vờn nhau thanh bình và hạnh phúc. Đâu có ai biết rằng, hạnh phúc đối với chim đơn giản và dễ thương biết bao nhiêu. Ngôn miên man, có tiếng gõ cửa, Hồng đến… Ngôn vội vã leo xuống, mở cửa:

- Ôi, em, anh mừng quá! Hôm nay mồng ba, chị Nga và anh Tư đi chúc Tết ông bà ngoại đến chiều mới về, chị ấy nấu cơm sẵn cho anh, để anh ăn trưa…

Hồng rụt rè:

- Vậy, không có ai ở nhà, em về, mai em đến.

Ngôn giữ Hồng lại:

- Đừng em, chẳng lẽ em bỏ anh một mình ở nhà sao?

Thấy Ngôn năn nỉ, Hồng đồng lòng. Tần ngần hồi lâu, mắt không rời Ngôn, nàng đến đây là để gặp Ngôn, chỉ vì Ngôn. Hồng rút tay ra khỏi bàn tay của Ngôn. Nhưng Ngôn nắm chặt tay, kéo Hồng vào nhà, rót nước. Hồng vô cùng hồi hộp. Hai đứa yêu nhau cũng đã đến ba năm, chỉ gặp nhau ở công viên, trong quán ăn, quán nước, chưa bao giờ nàng và Ngôn ở trong một nhà… Ngôn hỏi:

- Em ăn cơm chưa?

- Chưa.

- Vậy thì, hai đứa cùng ăn. Anh dọn cơm nghen.

Hồng sốt sắng:

- Để em.

Hồng giành dọn cơm. Ngôn nhìn ra đường, chiếc xe đạp của Hồng để ở hiên nhà. Ngôn dắt xe vào bên trong, khóa cổng. Ngôn lăng xăng… Bữa cơm trưa, Hồng chỉ ăn lấy lệ. Nàng nhìn Ngôn ăn thật ngon, thi thoảng gắp cho Ngôn miếng thịt kho.

Đôi mắt Hồng hạnh phúc nhìn Ngôn. Hồng hỏi:

- Anh ở Hà Nội được mấy ngày?

- Một tuần, độ mồng sáu Tết bọn anh lại ra đi. Chẳng biết bao giờ mới trở về.

Ngôn chống đũa, nhìn Hồng đắm đuối, tâm sự:

- Em à, đời người lính lái máy bay chiến đấu gắn cuộc đời mình với bầu trời, anh muốn, rất muốn gần bên em. Nhưng, có lẽ… anh biết em phải chịu hy sinh…

Hồng bước sang đứng sau lưng Ngôn, nàng lấy một tay bịt miệng Ngôn, rắn rỏi:

- Đừng bao giờ nói như vậy. Cuộc chiến đấu sắp tới em nghĩ chưa ra. Nhưng ở miền Nam, hàng ngày tin loan ra làm cho tất cả mọi người phải nín thở… Tuy là phụ nữ nhưng em rất tự hào về anh. Chúng ta làm tất cả cho quê hương.

Hồng cúi đầu xuống, cằm để trên vai Ngôn, má nàng áp vào má Ngôn. Ngôn vòng tay ra phía sau, ôm ngang người Hồng. Ngôn xoay người đứng lên, ôm Hồng trong lòng, Hồng áp sát người vào Ngôn, rất lâu. Ngôn chợt tỉnh ra, anh nói:

- Thôi, dọn em, dọn xong chén dĩa, rồi mình nói chuyện.

Hồng nhanh nhẹn:

- Em dọn chén. Anh pha nước, lau bàn, mau lên.

Ngôn rửa tay, lau mặt, đứng phía sau lưng Hồng. Hồng rửa chén, cắm đũa lên ống đũa chưa xong, từ phía sau Ngôn nâng mặt Hồng lên, đặt môi vào môi Hồng…

Tư bưng vào cho Hồng  ly nước chè xanh. Nga vẫn đứng phía sau lưng Hồng. Tự nhiên, Hồng nhìn chiếc thang gỗ bắc lên gác xép ở phía trên… Nàng lâng lâng, đôi mắt đờ đẫn nhìn chiếc thang, dõi lên cái gác xép, nơi nàng và Ngôn đã… Nga và Tư không biết có chuyện gì, Nga hỏi:

- Hồng, bộ… em bệnh hả?

Hồng giật mình :

- Không, chị, em khát nước.

Tư đẩy ly nước đến trước mặt:

- Hồn vía em để đâu vậy?Nước anh bưng ra để đây, nè, có phải…?

Hồng hoàn hồn, trả lời:

- Em lo quá anh Tư ơi. Anh lên gặp, anh Ngôn có nhắn gì em không?

Tư nhỏ nhẹ:

- Có, nó nói, mấy hôm nữa được phép, nó sẽ về thăm em.

Tư giật mình nói ngay:

- Nhưng, trường em ở Phú Thọ, làm sao em về Hà Nội kịp… Hay là…

Hồng nhìn Nga và Tư hỏi:

- Em… làm sao gặp được ảnh?

- Anh nghĩ, em viết thư cho Ngôn đi. Địa chỉ đây, hòm thư 8301PN. Gởi gấp đi, may ra nó nhận được, nó sẽ chủ động đến thăm em. Tụi bây thiệt là,… mê nhau đến vậy mà chẳng biết tìm đường đến với nhau. Nếu là anh,…

Nga chen ngang hỏi:

- Anh thì sao?

- Anh như thế này nè…

Tư đứng dậy đến bên Nga, ôm chặt vợ trong lòng. Nga giẫy ra:

- Đồ quỷ, bỏ ra.

Hồng thấy anh chị hạnh phúc, nàng thở dài, nói:

- Em viết thư ngay bây giờ, chút nữa ghé qua bưu điện Bờ Hồ gởi liền. Nếu,… Anh Tư, chủ nhật nào em cũng về nhà anh chị được không?

Nga ôm vai Hồng trả lời ngay:

- Được, anh chị dành cho hai em ở trên đó…

Nga chỉ lên cái gác xép nói tiếp :

- Anh Tư đã mua một cây quạt tai voi để trên đó rồi. Mùa đông có mền, mùa hè có quạt, hai em như em ruột của anh chị, không có gì phải…
Logged
Trang: 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM