Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:00:36 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tổ chức - Lực lượng - Hậu cần các bên trên chiến trường Campuchia 1979 - 1989  (Đọc 120803 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ThangLong69
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 162


« Trả lời #80 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2009, 09:31:03 pm »

À, ra vậy! Grin Nhưng có điều là e198 mới đổi phiên hiệu thành e429 và sau đó e429 mới tiếp nhận truyền thống của Đoàn, Lữ đoàn 429 trong KCCM rồi căn cứ vào đó để làm hồ sơ đề nghị NN phong danh hiệu Anh hùng, bác ThangLong69 ạ!

       Đọc bài viết này của bác Đòan tôi nghĩ chắc là đúng nhưng lại có thắc mắc : tại sao lại là e198 chứ không phải e117 được đổi phiên hiệu thành e429 để nhận danh hiệu anh hùng LLVT năm 1999 ?
       Tháng 6 năm 1978, khi e429 thành e bộ binh, d13 tách thành d độc lập thì cái hồn đặc công 429 đã đi theo d13 và sau đó d13 là nòng cốt để thành e117 đặc công. Các sĩ quan có gốc e429 được bổ nhiệm cấp trưởng, sĩ quan e117 làm phó, ở dưới đơn vị trực tiếp chiến đấu thì cũng là quân từ e429 qua. Vì vậy e117 mới là đơn vị xứng đáng tiếp nhận truyền thống của e429 đặc công thời KCCM chứ ?

       Thì ra vấn đề là ở đây :
       Theo “ LS bộc đội đặc công QĐNDViệt Nam” và “ LS đòan đặc công 198” ở quansuvn :
  * Ngày 18 tháng 9 năm 1987 Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 1390/QĐ-QP chuyển khung Trung đoàn 198 về Bộ Tư lệnh Đặc công làm nhiệm vụ cơ động ở phía Nam thay Trung đoàn 117.
  * ngày 26 tháng 9 năm 1987, Tư lệnh binh chủng ra quyết định giải thể Trung đoàn 112, Trung đoàn 117;
  * tháng 10 năm 1987, Trung đoàn 198 đã tiếp nhận toàn bộ tổ chức biên chế, cơ sở vật chất và địa bàn đứng chân của Trung đoàn 117.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Hai, 2009, 09:34:50 pm gửi bởi ThangLong69 » Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #81 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2009, 09:36:52 pm »

Cũng rắc rối ra phết nhỉ? Nhưng thế thì Thư viện của quansuvn mới phát huy hết tác dụng! Grin

Có vấn đề là trước khi nổ ra cuộc chiến tranh ở biên giới Tây Nam thì không hiểu sao các đơn vị đặc công bị đưa đi làm kinh tế rất nhiều. Như sư 2 đặc công thì đi làm thủy điện, chiến tranh nổ ra thì thành f302, vậy là mất truyền thống binh chủng. Có lẽ do trên quan niệm về chiến tranh khác đi chăng? Định đánh kiểu binh chủng hợp thành theo LX chăng?

Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
ThangLong69
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 162


« Trả lời #82 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2009, 10:08:00 pm »

   Có lẽ có nguyên nhân do trình độ văn hóa nên sau giải phóng, các e đặc công chuyển qua làm kinh tế nhiều vì đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn nhất định.Ở các đơn vị đặc công thì trình độ văn hóa của các chiến sỹ khi ấy cao hơn mặt bằng chung của quân đội, chiến sỹ đều học hết 7/10. Khi tham gia làm kinh tế thì các đơn vị đặc công thường làm các công trình đòi hỏi có chuyên môn cao. Ví dụ : năm 1976, e429 tham gia thi công hồ thủy lợi Dầu Tiếng, lính phải học lái máy ủi, máy ban, cần cuốc... Sư 341 thì bị điều đi chặt nứa, lồ ồ.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Hai, 2009, 10:32:36 pm gửi bởi ThangLong69 » Logged
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #83 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2009, 09:19:49 am »

Vậy còn các Đoàn 600 với 800 thì là từ đâu ra vậy anh?
Logged
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #84 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2009, 04:49:10 pm »

Cũng rắc rối ra phết nhỉ? Nhưng thế thì Thư viện của quansuvn mới phát huy hết tác dụng! Grin

Có vấn đề là trước khi nổ ra cuộc chiến tranh ở biên giới Tây Nam thì không hiểu sao các đơn vị đặc công bị đưa đi làm kinh tế rất nhiều. Như sư 2 đặc công thì đi làm thủy điện, chiến tranh nổ ra thì thành f302, vậy là mất truyền thống binh chủng. Có lẽ do trên quan niệm về chiến tranh khác đi chăng? Định đánh kiểu binh chủng hợp thành theo LX chăng?
Sau khi tham khảo thư viện quân sử VN, ytá nận thấy các bác đặc công sau năm 1975 đổi phiên hiệu phức tạp để địch không phán đoán được (tới nỗi ytá từng ở đơn vị tiền thân là đặc công sư 2 mà còn không biết nữa huống chi là địch - cám ơn bác Đoàn nhắc cho), đa số các đoàn đặc công vẫn làm nhiệm vụ chiến đấu như bộ binh, nhưng khi cần dứt điểm những vị trí then chốt thì thành đặc công.
Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
dksaigon
Thành viên
*
Bài viết: 1027


« Trả lời #85 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2009, 05:36:27 pm »

Hê ! nghe các bác nói về 429, 198 rồi 117 sao tôi thấy rối bung lên :
Ông anh tôi nhập ngũ 76 đơn vị huấn luyện là E 117 sư 2 đặc công , tại quân trường Quang Trung, giữa khóa thì đơn vị rà soát khám sức khỏe lại, ông anh tôi cùng rất nhiều người khác được trả về địa phương do bị cận nặng ! quyết định người ký là thiếu tá Ngô Minh Thoi .Khi ở E 744 F310 , thì tôi gặp thiếu tá Ngô Minh Thoi là E phó, lúc đó là năm 79 , tôi có nói chuyện với ông là tôi có biết tên ông qua chuyện của ông anh! Qua đầu năm 81 thành lập Đoàn 7702 từ quân của F310 thì nghe nói ông được điều trở về làm E trưởng E 117 đặc công và lên Siêm riêp . Theo tôi biết qua tài liệu, sách vở thì e 117 và 113, 115 đều có trước 75 tham gia giải phóng SG ! 
Không biết có giải thích nào khác hơn về 117, ngoài việc tôi đã từng hầu rượu với thiếu tá Ngô Minh Thoi  người đã từng là e phó của 117 ít nhất là từ năm 76 ?
Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #86 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2009, 09:21:25 pm »

Tiếp, tài liệu dịch....
----------------------
Tổ chức - Nhiệm vụ của Phòng Quân báo Mặt trận 479


1. Đầu tháng 6/1980, Phòng Quân báo Mặt trận 479 Quân đội nhân dân VN chuyển vị trí đóng quân từ thành phố Siem Reap, nơi đóng quân của Bộ chỉ huy Mặt trận 479, đến Phnum Rumduol.
Phòng Quân báo MT 470 gồm có Ban phận kỹ thuật, Ban “enemy proselytizing - Địch vận” Huh, Ban “K” và tiểu đoàn 47 trinh sát và một số bộ phận khác chưa được xác định.

Tiểu đoàn 47 trinh sát chuyển từ căn cứ cũ cách cầu Siem Reap khỏang 100m trên bờ Tây sông Siem Reap đến đóng tại Phum Rumduol. Các Đại đội 1, 3, 4 trinh sát đóng tại Phum Rumduol, Phum Liep và ngã ba trên Ql6 tại làng Kralanh.

2. Phòng Quân báo MT 479, các đơn vị trực thuộc và tiểu đoàn trinh sát có khoảng 185 quân nhân, trong đó khoảng 50% là tân binh.  Khoảng 70% là người miền Bắc Việt Nam.

Ban Kỹ thuật có khoảng 40 người, bao gồm bộ phận thông tin, bộ phận bản đồ. Bộ phận thông tin nhận và chuyển các bức điện giữa Phòng Quân báo Mặt trận và bộ phận quân báo/ trinh sát hoạt động cùng với các Sư đoàn: 75 (Sư đoàn 5), 72 ( Sư đoàn 302 – RX chú thích) và 59. Bộ phận Bản đồ chịu trách nhiệm vẽ vị trí các đơn vị quân đội Thái Lan, các lực lượng quân Khmer không cộng sản, lực lượng Campuchia dân chủ tại khu vực biên giới.

Ban “Địch vận” ? với quân số khoảng 20 người, có trách nhiệm tuyển dụng nhân mối chui sâu trong quân đội Thái Lan, lực lượng DK và các lực lượng chống đối khác; cố gắng lôi kéo các thành viên các lực lượng này rời bỏ hàng ngũ về với Quân đội nhân dân VN. Chỉ huy phó Ban Địch vận tên là Tuấn, sinh năm 1942 tại miền Nam VN.

Ban K (Campuchia) có 20 người. Thượng  úy (Senior Captain) Hai Vu, sinh năm 1938 tại miền Nam VN, tập kết 1954, là chỉ huy Ban K. Nhiệm vụ của Ban K là tuyển mộ điệp viên chui sâu vào lực lượng Quân đội nhân dân Campuchia (PRK). Các điệp viên chui sâu này đã điều khiển các hoạt động của các đơn vị và lực lượng của PRK tại khu vực biên giới. Ban này thường thực hiện các nhiệm vụ không xác định bảo vệ an ninh xã hội khu vực hoạt động của MT 479 do thiếu lực lượng và khả năng của lực lượng an ninh PRK gần khu vực biên giới .

3. Tiểu đoàn 47 trinh sát trực thuộc Phòng Quân báo MT 479, có khoảng 30 sỹ quan và 70 lính. Khoảng 80% số người của TIểu đoàn 47 là người miền Bắc VN và khoảng 20% là miền Nam. Chỉ huy của Tiểu đoàn là Thượng úy? Thanh, sinh năm 1944 tại miền Bắc VN. Sỹ quan chỉ huy khác tên là Hoa, sinh năm 1945 tại miền Bắc VN. Tiểu đoàn được trang bị súng máy hạng nặng kiểu 54, súng tiểu liên kiểu 56, súng máy M60, DK 57 và 75mm, AK47 và một số loại lựu đạn Mỹ và TQ.

4. Tiểu đoàn 47 gồm 3 đại đội trực thuộc, mang phiên hiệu 1, 3, 4. Mỗi đại đội có khoảng 90 đến 100 người. Khoảng 20/5/1980, Tiểu đoàn 47 đã tổ chức lại, biên chế người của 3 đại đội 1, 3, 4 thành 24 tổ quân báo/ trinh sát. Các thành viên của tổ chịu sự quản lý về mặt hành chính và hoạt động của các đại đội tương ứng, các tổ này được giao tăng cường về các Sư đoàn 75, 72 và 59.

5. Nhiệm vụ của các Tổ quân báo/ trinh sát biên chế về các Sư đoàn là luồn sâu vào các khu vực do DK và các lực lượng chống đối Khmer không cộng sản kiểm soát dọc biên giới Thái Lan/ Campuchia và dẫn đường cho các hoạt động xuyên biên giới nhằm thu thập thông tin về các đơn vị quân đội Thái Lan.

Phòng Quân báo MT 479 biên chế 1 sỹ quan làm chỉ huy mỗi tổ quân báo/ trinh sát. Các Sỹ quan này được huấn luyện và có kinh nghiệm trinh sát, quân báo, và đặc công. Mỗi tổ được trang bị 1 máy thông tin TQ sản xuất kiểu 81 để thu nhận liên lạc với Tiểu đoàn 47 và phòng Quân báo. Các Sư đoàn 75, 72, 58 cung cấp lương thực và đảm bảo an toàn cho các Tổ quân báo khi hoạt động tại các khu vực tương ứng cũng như các thông tin chung về hiện trạng các lực lượng quân sự trong khu vực hoạt động.

6. Trước khi chuẩn bị hoạt động, các tổ trinh sát/ quân báo thường thiết lập các căn cứ tạm như các điểm khởi đầu để chuẩn bị kế hoạch hoạt động. Các tổ này thường trang bị AK47 báng gấp và  mặc quân phục phục thông dụng của lính tại khu vực mục tiêu. Các tổ chỉ di chuyển vào ban đêm và nghỉ ngơi vào ban ngày. Các tổ đi cắt rừng trong khi làm nhiệm vụ để tránh bị phục kích trong khu vực hoạt động và rút lui nhanh chóng khi đối mặt với kẻ thù. Toàn bộ các thành viên của các tổ này đều được huấn luyện và có khả năng đặc biệt để chống lại kẻ thù, nhưng chỉ tấn công khi nhận được lệnh trực tiếp từ Ban chỉ huy phòng Quân báo MT479.

7. Kết thúc mỗi nhiệm vụ, tổ trưởng sẽ nhanh chóng báo cáo bằng máy thông tin lên chỉ huy phòng Quân báo. Báo cáo hoạt động bao gồm lực lượng và phân bố, các hoạt động và di chuyển của các đơn vị địch.

8. Theo lời binh nhất THONG, thành viên Tổ trinh sát đóng tại khu vực Sisophon, tất cả các thành viên của tổ đều được đào tạo 6 – 12 tháng kỹ thuật trinh sát và hoạt động đặc biệt tại Trường trinh sát đặc công Dong Ban tại huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Các sỹ quan và binh lính của đơn vị này được lựa chọn thông qua lý lịch, kinh nghiệm. (Nguồn tin chú thích: Một số thành viên của Tiểu đoàn 47 trinh sát nói rằng THONG là con của Thiếu tướng BA TRAN, cán bộ cao cấp của Quân báo Quân đội Nhân dân VN).
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #87 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2009, 03:05:13 pm »

hehe , tiếp đi bác rongxanh , đọc cái đoạn này mới biết bọn tình báo TL là người chi trả tiền cho các mê mai Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #88 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2009, 07:46:55 pm »

hehe , tiếp đi bác rongxanh , đọc cái đoạn này mới biết bọn tình báo TL là người chi trả tiền cho các mê mai Grin

Cái trên là CIA bác ạ  Cheesy
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #89 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2009, 12:43:06 pm »

hehe , tiếp đi bác rongxanh , đọc cái đoạn này mới biết bọn tình báo TL là người chi trả tiền cho các mê mai Grin

Cái trên là CIA bác ạ  Cheesy
hehe , thảo nào thấy cách dùng từ hơi lạ , giống BBC Grin. Mấy ông quân báo làm ăn cái gì mà để bọn nó khai thác đời từ quá xá tưởng chỉ có bộ binh mới nhiều chuyện Grin. Hồi đó ở phum nào cũng có 1 - 2 mế mai thường xuyên đẩy đưa với lính để dò hỏi , mấy thằng dại gái cứ phun ra hết vì nghĩ chả chết thằng tây nào Grin. Thông tin thường hỏi là phiên hiệu đơn vị tên tuổi , cấp bậc , chức vụ của cán bộ từ cấp B trở lên ( hehe mình không đeo quân hàm cũng có lợi vì địch  không thể nào biết chức vụ được ) , đơn vị từ đâu tới , sẽ đi đến đâu .
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM