Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:21:06 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tổ chức - Lực lượng - Hậu cần các bên trên chiến trường Campuchia 1979 - 1989  (Đọc 120802 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #40 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2009, 05:37:34 pm »

Cảm ơn Bác dongadoan lặn lội mấy bữa nay dịch(to tranlate) tài liệu này và post cho anh em
--------------------------------
 Hì, là Moderator rongxanh kiếm và dịch tài liệu, bác ạ. Em không dám nhận công! Grin
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
vovanha
Thành viên
*
Bài viết: 1575

Một thời để nhớ !


« Trả lời #41 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2009, 05:44:05 pm »

Cảm ơn Bác dongadoan lặn lội mấy bữa nay dịch(to tranlate) tài liệu này và post cho anh em
--------------------------------
 Hì, là Moderator rongxanh kiếm và dịch tài liệu, bác ạ. Em không dám nhận công! Grin
Xin lỗi Chú vì nghe.. dongadoan.. dễ thương quá vậy mà . Grin
Thành thật xin lỗi bác rongxanh@ việc nhầm tên lẫn họ là việc khiếm nhã.
Khanh có lỗi .. khanh có lỗi ..Xin tha mạng . .
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Giêng, 2009, 05:47:15 pm gửi bởi vovanha » Logged

Quy Nhơn ! Thành phố nhỏ hơn những gì nó có.Thơ bốn câu không quá hai mươi chữ. Rung chân trời một cánh yến mảnh mai. Con đường nghiêng em hát bên tôi. Gió và tóc...nắng và nước mía .
Hungnt_E1F2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1072


« Trả lời #42 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2009, 06:19:01 pm »

vovanha: chiều nay 3 anh em e1/f2 tôi đang hội ý, có những điều gì mới sau cuộc nhậu (à hội ý này sẽ báo cáo bác vovanha và các bác CCB chiến trường K, mong bác cho ít thời gian nhé.
Logged
vovanha
Thành viên
*
Bài viết: 1575

Một thời để nhớ !


« Trả lời #43 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2009, 06:53:58 pm »

vovanha: chiều nay 3 anh em e1/f2 tôi đang hội ý, có những điều gì mới sau cuộc nhậu (à hội ý này sẽ báo cáo bác vovanha và các bác CCB chiến trường K, mong bác cho ít thời gian nhé.
Cuộc đời chán nhất là sự chờ đợi  thưa ông F2 ạ! ông có đọc bài của anh em chưa có gì mới thì báo nhé, ở đời chỉ biết ít, biết nhiều , chứ chả có thằng nào biết hết cả , em đang cần tư liệu của F2 đây, bác cứ nhởn nha thì cóc chơi nữa , vậy thôi ?
Hà nội lính 95 , 307 cả C  đó , bác kiếm hộ em chứ ?
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Giêng, 2009, 06:56:32 pm gửi bởi vovanha » Logged

Quy Nhơn ! Thành phố nhỏ hơn những gì nó có.Thơ bốn câu không quá hai mươi chữ. Rung chân trời một cánh yến mảnh mai. Con đường nghiêng em hát bên tôi. Gió và tóc...nắng và nước mía .
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #44 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2009, 10:15:02 pm »

Lạ thay, Lạ thay!
Bản tin nầy, càng đọc, càng tin là phải đặc cho nó cái tên: Danh sách những điều không biết về đối phương.

He he, em nghĩ có những thông tin này cũng tốt, nhất là thế hệ chúng em, lờ mờ về các đơn vị tham gia. Có gì chưa chính xác, rất mong các bác bổ sung.

Mời các bác xem tiếp 1 báo cáo, mang tính chất thông tin, chưa phải là báo cáo cuối cùng được đánh giá).
-------------------------------

Các đơn vị của Quân đoàn 4, Quân khu 9 và các tỉnh đồng bằng (sông Cửu Long) thời điểm tháng 11/1980 – 4/1981
[/color]

1.   Cuối năm 1980, các Sư đoàn trực thuộc bộ phận tiền phương Quân đoàn 4 – Quân đội Nhân dân Việt Nam tại Campuchia bao gồm Sư đoàn 1(là Sư đoàn 341), Sư đoàn 5 (SIC), Sư đoàn 7 và Sư đoàn 9. Tư lệnh Quân đoàn 4 là tướng Hoàng Cầm và Quân đoàn không trực thuộc Mặt trận 479. Các bộ phận của Trung đoàn 14 (là Trung đoàn 141 – còn được gọi là trung đoàn 328 và 32). Sư đoàn 7 đóng tại tỉnh Koh Kong. Trung đòan 14 tăng cường 1 tiểu đoàn đóng căn cứ tại cảng Kompong Som (Chú thích của Sở chỉ huy: Trung đòan 5 không trực thuộc Quân đòan 4).

2.   Bốn Sư đòan chính của Quân khu 9 (MR9) được điều sang Campuchia vào tháng 4/1981 gồm:

a).   Sư đoàn 339 đóng tại tỉnh Kompong Speu và Kampot. Đầu tháng 4, các bộ phận của Sư đoàn được điều động đến tỉnh Koh Kong.

b).   Sư đoàn 8 được điều động đến tỉnh Pursat

c).   Sư đoàn 330 đóng căn cứ tại tỉnh Battambang và biên chế vào Mặt trận 479.

d).   Sư đoàn 4 đóng căn cứ tại tỉnh Koh Kong.

(Chú thích: Chỉ có vị trí đóng của Sư đoàn 4 được khẳng định)

3.   Tháng 4 năm 1981, Bộ phận tiền phương Quân khu 9 đóng tại thành phố Kompong Speu. Các đơn vị hỗ trợ (hậu cần) trực thuộc Quân khu 9 được đóng phân bố dọc bờ Nam sông Hậu - tỉnh Hậu Giang Việt Nam, kéo dài từ căn cứ Bình Thủy tại Km 4 cầu Bình Thủy gần Cần Thơ đến Bộ chỉ huy Quân khu 9 gần sân bay số 31 tại Trà Nóc.

a).   Trung đoàn 20160 (?), trực thuộc Phòng Hải quân Quân khu 9, đóng tại km 4, và kho chứa vũ khí đạn dược nằm giữa Sở chỉ huy Trung đoàn và sân bay Bình Thủy.

b).   Một bộ phận của Vùng chiến thuật 5 Hải quân Việt Nam đóng gần Trung đoàn 20160, thượng lưu bộ phận Vùng 5 Hải quân.

c).   Tiểu đoàn vận tải đường sông 179, trực thuộc bộ phận hậu cần Quân khu 9, biên chế hoạt động khoảng 20 LCM 8S và một số tàu kéo, xà lan.

d).   Tiểu đòan vận tải đường bộ được biên chế xe vận tải Molotova cũng hoạt động trong khu vực này.

e).   Bộ phận Quân y và cơ sở hạ tầng đào tạo đóng tại gần khu kho vũ khí tại phụ cận tòa nhà Sở chỉ huy Trung đoàn 26 thiết giáp Quân khu 9 đã từng đóng. Năm 1979 Sở chỉ huy chuyển đến căn cứ Chi Lăng tại vùng Bảy núi của tỉnh An Giang. Các đơn vị trực thuộc Trung đoàn này gồm các Tiểu đoàn xe thiết giáp M113, một số tiểu đoàn khác được biên chế 20 tăng T54, 8 xe PT85, tăng M48, tăng M41 và xe thiết giáp 4 bánh do Mỹ chế tạo.

f).   Bệnh viện dã chiến K120 tại Mỹ Tho và K121 tại Cần Thơ cũng được biên chế vào Quân khu 9.

4.   Bộ phận hậu cần tại Việt Nam là Binh trạm 21 đóng căn cứ tại quân cảng Tân Cảng, thành phố Hồ Chí Minh tháng 9/1980, trực thuộc Bộ phận  Hậu cần tại Hà Nội. Sở chỉ huy tiền phương tại Thành phố Hồ Chí Minh điều phối vận chuyển của toàn bộ các bộ phận còn lại của trung đòan thiết giáp 21 Quân khu 7, bao gồm 40 tăng T54 và T59, được vận chuyển từ Tân Cảng bởi hệ thống kênh nội địa tới Mỹ Tho và theo thượng lưu lên binh trạm hậu cần đóng tại hồ Ton Le Sap cách thành phố Siem Reap 17km. Tiểu đoàn hậu cần 179 và Tiểu đoàn 2 của Trung đoàn 962 bảo vệ, hộ tống các LCM, tàu kéo và xà lan của Trung đoàn 21.

5.   Để cung cấp cho Mặt trận 479, Bộ chỉ huy hậu cần Tiền phương triển khai căn cứ hậu cần chính tại km 4 đường 5, đường đến Battambang. Các kho chứa được xây dựng từ thời chính quyền Lol Nol, phân phối nhiên liệu diezel và dầu cho các đơn vị vận tải của Quân đội Nhân dân VN. Quân khu 9 duy trì hệ thống hậu cần trên sông Mekong và triển khai các điểm phân phối chính gần cầu Chu, km 1 tại Phnom Penh và trạm hậu cần tại Kompong Chnang. Cả Sở chỉ huy hậu cần tiền phương Binh trạm 21 và cụm hậu cần Quân khu 9 đều hiệp đồng với Tổng CÔng ty vận tải đường sông của Chính phủ Việt Nam để vận tải cung cấp hàng hóa đến các đơn vị trực thuộc tại Campuchia nhờ sông Mekong. Mức độ sử dụng vận tải đường sông giảm xuống trong năm 1980 do tăng cường khả năng lưu thông và bảo vệ bằng đường bộ.

6.   Đến tháng 4 năm 1981, Cụm hoạt động đặc biệt 126 (Lữ đoàn lính thủy đánh bộ 126), với Sở chỉ huy cũ đóng tại Hải Phòng, bao gồm 6 tiểu đoàn. Bốn Tiểu đoàn với ước tính 3200 lính đóng tại cảng Kompom Som và được biên chế các tàu LST do Mỹ chế tạo.  Loạt tàu của VN HQ500 được Lữ đoàn 126 sử dụng đóng căn cứ tại cảng Kompom Som và hàng tháng đi đến bộ phận khác của Lữ đoàn đóng tại quần đảo Trường Sa. Hai Tiểu đoàn còn lại của Lữ đoàn đóng căn cứ tại Nha Trang và Hải Phòng (Nguồn tin ghi chú: Lữ đoàn 126 đã có lực lượng xung kích tại Kompong Som trong quá trình tấn công của Việt Nam, đã bị thương vong 70%, gồm chỉ huy, Thượng tá(Senior Colonel)? tên THO và mất mát nhiều vũ khí nặng, các bộ phận thay thế được huấn luyện tại ĐỒng Tâm - Mỹ Tho và căn cứ Sơn Trà năm 1979).

7.   Quân khu 9 duy trì cơ sở huấn luyện cho quân đội nhân dân Campuchia (PRK) tại căn cứ Chi Lăng tại tỉnh An Giang. Trong năm 1980, các khóa huấn luyện gồm chiến thuật xe tăng và bộ binh, các khóa sau từ 3 đến 6 tháng và gồm 5 đến 600 học viên. Các học viên Campuchia được huấn luyện riêng với học viên VN bởi các sĩ quan Quân đội VN.

8.   Các đơn vị của tỉnh Hậu Giang đóng căn cứ tại tỉnh Kompong Chnang, có mức độ hoạt động lớn hơn Sư đoàn gồm khoảng 13-15.000 người, bao gồm các đơn vị của tỉnh và huyện. Các đơn vị trực thuộc gồm Trung đoàn 1, 2, 3 cộng với tiểu đòan trinh sát ước tính có 500 người.

9.   Các trung đoàn 1 và 2 - đơn vị của tỉnh An Giang (chưa được khẳng định) đóng tại tỉnh Takeo, ngoại trừ các tiểu đoàn tăng cường của trung đoàn 2 đóng tại căn cứ Chi Lăng, vùng Bảy núi của tỉnh An Giang.

10.   Các đơn vị trực thuộc Trung đoàn 514 tỉnh Tiền Giang (chưa được khẳng định) bao gồm các Tiểu đoàn Rạch Gầm, Chiến Thăng và Ấp Bắc; và Trung đoàn 2009 (chưa được khẳng định) gồm các tiểu đoàn 2009A, 2009B, 2009C, đóng tại Campuchia. Mỗi trung đoàn có 1 đại đội trinh sát có 160 người. Hậu cứ của các đơn vị tỉnh Tiền Giang đóng tại Sở chỉ huy cũ của Sư đoàn 7 VNCH tại thành phố Mỹ Tho, hậu cứ của trung đoàn 514 đóng tại Chợ Gạo gần Cầu Quay và của Trung đoàn 2009 tại Dong Son.

11.   Các trung đoàn Minh Hải 1 và Minh Hải 2 của tỉnh Minh Hải (chưa được khẳng định) đóng căn cứ tại tỉnh Kaoh Kong (tỉnh Koh Kong???), trung đòan 515 và trung đoàn của tỉnh Bến Tre đóng tại tỉnh kết nghĩa của tỉnh Bến Tre tại Campuchia; 2 trung đoàn của tỉnh Kiên Giang đóng tại tỉnh Kampot; và các trung đoàn (có thể là) 1, 2, 3 của tỉnh Cửu Long đóng tại tỉnh kết nghĩa của Cửu Long tại Campuchia.

12.   Năm 1980, Trường Đảng và trường kinh tế của VN đóng tại căn cứ Đồng Tâm đã chuyển về thành phố Vĩnh Long, trở thành Sở chỉ huy mới cho trung đoàn Biên phòng Quân đội nhân dân VN.

13.   Các cố vấn cao cấp Quân đội nhân dân VN cho các tỉnh của Campuchia được lựa chọn và quyết định bởi chỉ huy cao cấp của Quân đội VN, cao hơn cấp các đơn vị quân đội cấp tỉnh. Các cố vấn này được huấn luyện tiếng Khmer trong các trường tại Sóc TRăng. Hầu hết các chỉ huy quân sự cấp tỉnh nắm giữ vị trí cố vấn. Các sỹ quan này tin rằng VN phải duy trì sự hiện diện tại Campuchia trong vòng 10, thậm chí 20 năm để PRK phát triển đủ mạnh và bắt đầu điều hành đất nước.

Logged
Hungnt_E1F2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1072


« Trả lời #45 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2009, 10:47:46 pm »

Về tổ chức hậu cần của QĐ4, tôi còn nhớ khoảng thời gian từ 3.79 đến 4.79, khi đó E1/F2 vẫn còn đi phối thuộc với QĐ4, chúng tôi được QĐ4 tiếp tế cho hậu cần về lương thực thực phẩm, cũng có thể là do đóng ở Kandal, gần sát ngay Phnom penh, có SCH tiền phương Bộ (MT719), QĐ4 nên E1 có điều kiện hơn (hay như bộ đội đánh tiến lên gọi là hưởng sái nhỉ) như gạo trong các bao có 1 sọc xanh to, riêng thực phẩm thì luôn có 1 tuần ít nhất là 1 lần rau cải xanh, bắp cải (ko hiểu sao anh nuôi gọi là bắp su), su hào đều của Đà lạt được QĐ4 cấp cho ít nhiều, và tất cả thực phẩm được chở bằng máy bay AN12 từ VN sang. Có anh bạn cùng đơn vị đã dùng 1 bắp cải đổi 1 đồng hồ cũ với dân K lúc đó vẫn ở bên ngoài, chưa được phép vào nội thành Phnom Penh.
Logged
vovanha
Thành viên
*
Bài viết: 1575

Một thời để nhớ !


« Trả lời #46 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2009, 11:06:14 pm »



He he, em nghĩ có những thông tin này cũng tốt, nhất là thế hệ chúng em, lờ mờ về các đơn vị tham gia. Có gì chưa chính xác, rất mong các bác bổ sung.

Mời các bác xem tiếp 1 báo cáo, mang tính chất thông tin, chưa phải là báo cáo cuối cùng được đánh giá).
-------------------------------
Yên trí đã thống nhất với nhau rồi, là chỉ biết ít , biết nhiều thôi, làm gì có chuyện biết hết . Tiếp tục đi anh bạn đừng để nó đứt quãng ,mất hứng . Đang chờ những sai lầm của nó mà ta chưa biết .

@ Hungnt F2  Đời đã sướng hơn anh em mà còn khoe hả ? Bắp cải đổi đồng hồ mấy cha quá đáng lắm rồi , cho họ không được sao ?
 
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Giêng, 2009, 11:10:11 pm gửi bởi vovanha » Logged

Quy Nhơn ! Thành phố nhỏ hơn những gì nó có.Thơ bốn câu không quá hai mươi chữ. Rung chân trời một cánh yến mảnh mai. Con đường nghiêng em hát bên tôi. Gió và tóc...nắng và nước mía .
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #47 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2009, 07:19:43 am »

Hahaha, vậy là bạn ta không hiểu ý tôi rồi. Là đối tượng tác chiến mà nắm được ít thông tin vậy thì hơi tệ. Tôi tội cho bọn hắn y mà.
Logged
vovanha
Thành viên
*
Bài viết: 1575

Một thời để nhớ !


« Trả lời #48 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2009, 07:44:10 am »

Hahaha, vậy là bạn ta không hiểu ý tôi rồi. Là đối tượng tác chiến mà nắm được ít thông tin vậy thì hơi tệ. Tôi tội cho bọn hắn y mà.
"Em" hiểu chứ bác TQ Nam! em muốn thay đổi cách gọi về phía ta thôi mà.. hì ..hì..
Logged

Quy Nhơn ! Thành phố nhỏ hơn những gì nó có.Thơ bốn câu không quá hai mươi chữ. Rung chân trời một cánh yến mảnh mai. Con đường nghiêng em hát bên tôi. Gió và tóc...nắng và nước mía .
Hungnt_E1F2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1072


« Trả lời #49 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2009, 08:25:09 am »

Hì, bác vovanha:
1. Sướng khổ gì đâu, đơn vị nào mà chả có lúc sướng "ấm chân răng"? Thật ra bọn Thái ko biết kê ra cầu hàng không TSN-Pochentong do LX thiết lập cho VN mình để vận chuyển đủ thứ, như chuyển quân, đạn dược, thương bệnh binh và thực phẩm, có ngay từ đầu 1979.
2. Quân tư trang bán hết ở VN rồi, mà lính mới chưa có kinh nghiệm nghe gà gáy, coi chùm sao đoán giờ nên gác đêm hay bị sai giờ quá, ca cuối gác là dài vô tận đến sáng, nên mới có trò đổi bắp cải đổi lấy đồng hồ để coi giờ gác ấy mà.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM