Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:31:29 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những trận đánh đáng chú ý giữa QĐNDVN và QĐ Mỹ 1965-1970  (Đọc 65839 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thichcafefin
Thành viên
*
Bài viết: 24


« Trả lời #40 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2009, 08:44:15 pm »

Tôi là người "ngoại đạo" sinh vào năm giải phóng đất nước nên không biết nhiều lắm ; tuy vậy rất thích đọc và tìm hiểu về chiến tranh Việ Nam - tương quan giữa 2 bên Ta và Địch . Về số liệu sao mỹ đếm cao hơn ta , các bác ko biết vì như thế này : Khi Mỹ vào trận đánh thì dùng hỏa lực hết cỡ , nào bom , pháo cối tất cả các loại ... thương vong của ta là lớn nhưng ko quá như Mỹ nói đâu . Một chiến sỹ hi sinh vì pháo định chẳng hạn , cơ thể bị tan ra làm 4 đến 5 mảnh chẳng hạn ; khi thu dọn chiến trường Mỹ đã làm phép tính là 2 cái tay , 2 cái chân và 1 cái đầu = 5 người chết . Chỉ có cách đó thôi vì khi trúng bom hay đạn pháo nhiều lầm thì chỉ con màu đỏ thôi có gì để mà đếm xác .Tongue
-------------------------------------------
 Bạn phải viết đúng chính tả tiếng Việt khi tham gia thảo luận tại quansuvn.net. Ngoài ra, không có lý do đặc biệt không được làm đậm chữ!
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Tư, 2009, 08:52:26 pm gửi bởi dongadoan » Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #41 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2009, 09:37:57 pm »

Trận Xa Cát – Minh Hòa – Battle of Minh Thanh Road, 09/07/1966


Sau 2 trận Cần Đâm và Cần Lê, BCH sư đoàn 1 BB Mỹ quyết định nhử QGP tấn công vào 1 đoàn xe thiết giáp Mỹ. Để thực hiện, quân Mỹ tung tin tình báo giả rằng 1 đoàn xe công binh và vận tải do 1 đơn vị thiết giáp nhỏ hộ tống sẽ hành quân từ Minh Thạnh lên An Lộc vào ngày 09/07/1966. Đơn vị hành quân thực tế bao gồm 2 đại đội B và C tiểu đoàn 1/4 KB được tăng cường đại đội B tiểu đoàn 1/2 BB được tổ chức thành lực lượng lâm thời DRAGOON.

Ngày 07/07/ và 08/07/1966, quân Mỹ bắt đầu triển khai lực lượng. Đại đội C pháo 105mm tiểu đoàn 2/23 PB cùng 2 tiểu đoàn 2/2 và 1/18 BB được bố trí tại Minh Thạnh. Đại đội B pháo tự hành 203mm, đại đội D pháo 155mm và tiểu đoàn bộ 3/26 PB cùng đại đội A pháo 105mm tiểu đoàn 1/5 PB được bố trí tại căn cứ hỏa lực 1 cách điểm phục kích khoảng 8km. Đại đội C pháo 105mm và tiểu đoàn bộ 1/7 PB được bố trí tại căn cứ hỏa lực 2 cách điểm phục kích khoảng 9,5km.

Để đánh lạc hướng QGP, ngày 08/07, tiểu đoàn 1/28 BB Mỹ được B-52 Mỹ yểm trợ được trực thăng vận đổ bộ xuống khu vực sóc Con Trăng thực hiện cuộc hành quân nghi binh, thu hút.

07h00, đơn vị DRAGOON bắt đầu hành quân từ An Lộc theo đường 13, sau đó rẽ sang đường đá đỏ Xa Cát – Minh Hòa (phía Mỹ gọi là Minh Thanh Road). Toàn bộ lực lượng này có 6 xe tăng M-48, 52 xe bọc thép M-113 ACAV và 2 xe phun lửa M-132. Pháo binh bắn phá trước đội hình 200-300m và cách 2 bên đường 100m.

11h00, các xe đi đầu quan sát thấy 1 phân đội QGP đang vượt qua đường, quân Mỹ lập tức nổ súng và gọi PB, KQ.

11h15, trung đoàn 2 sư đoàn 9 và 1 tiểu đoàn thuộc trung đoàn 16 QGP bố trí dọc theo trục đường Xa Cát – Minh Hòa bắt đầu tiến công đoàn xe, dùng ĐKZ bắn cháy xe tăng đi đầu và 2 xe M-113 của đại đội C. Đại đội B và C Mỹ lập tức tổ chức co cụm chống trả.


11h17, quân Mỹ huy động tiểu đoàn 1/18 BB hành quân bộ về phía bắc song song với trục đường nhằm đánh vào bên sườn QGP. 12h15, tiểu đoàn 1/28 BB được trực thăng vận đổ bộ xuống bãi đáp ND.

Khoảng 13h30, QGP bắt đầu ngừng tiến công và rút lui về phía tây bắc. Tiểu đoàn 1/28 BB được lệnh tiến xuống phía tây nam song song với trục đường và đụng độ với QGP cho đến 15h40. Tiểu đoàn 1/18 BB cũng được lệnh chuyển hướng tiến đánh về phía đông, đến 14h35 tiếp tục được lệnh chuyển hướng đánh về phía bắc.

14h17, tiểu đoàn 1/16 BB từ Quản Lợi được trực thăng vận đổ bộ xuống bãi đáp NC, sau đó tiến đánh về phía tây nam và đụng độ với một số đơn vị nhỏ của QGP đang rút lui. 17h00, quân Mỹ dùng trực thăng đổ bộ thêm tiểu đoàn 2/2 BB xuống bãi đáp NC, kết hợp với tiểu đoàn 1/16 BB bố trí chốt chặn đường rút lui về phía bắc. Sau khi trận đánh kết thúc, quân Mỹ còn tiếp tục càn quét khu vực trong các ngày 10, 11/07 và đụng độ lẻ tẻ với một số đơn vị của trung đoàn 2 và 3 sư đoàn 9 QGP.

Kết quả trận đánh, quân Mỹ tổn thất 25 chết và 113 bị thương; 1 xe tăng M-48 và 4 xe bọc thép M-113 bị phá hủy; 3 xe bọc thép M-113, 1 trực thăng UH-1 và 1 trực thăng CH-47 bị bắn hỏng. Theo phía Mỹ, “đếm được” 238 thi thể QGP và ước tính 304 người khác chết; quân Mỹ bắt được 8 tù binh, thu 41 vũ khí cá nhân và 13 vũ khí cộng đồng.

Theo tài liệu VN, báo cáo ngày 15/07/1966 của sư đoàn 9 QGP thống kê có 90 hy sinh và 217 bị thương; báo cáo ngày 17/08/1966 thống kê có 128 hy sinh và 167 bị thương.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Tư, 2009, 10:24:35 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #42 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2009, 09:38:25 pm »

Khu chiến



« Sửa lần cuối: 15 Tháng Tư, 2009, 09:56:22 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #43 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2009, 10:23:55 pm »

Chặng đường 10000 ngày - Hoàng Cầm


Mặc dù địch đã bị đòn đau, với gần 80 xe tăng, xe bọc thép, hơn 600 lính Mỹ thuộc sư đoàn 1 bị chết và bị thương sau hai trận đụng độ với ta ở Cần Đâm, Cần Lê, nhưng chúng chưa chịu từ bỏ con đường 13, vì đây là đường tiếp tế chính cho Bình Long, Lộc Ninh. Chúng vẫn phải đưa thêm lực lượng và phương tiện chiến tranh lên để củng cố các căn cứ Hớn Quản - Chơn Thành, Minh Hoà nhằm bảo vệ tuyến phòng thủ bắc Sài Gòn.
      Để tránh bị ta phục kích, địch tăng cường tuần tra, nghi binh đánh lạc hướng; dùng bom pháo dọn đường, đồng thời chúng còn tìm thêm đường khác, thường xuyên thay đổi quy luật hành quân. Ngoài đường 13, địch còn sử dụng đường đá đỏ nối liền Hớn Quảng - Minh Hoà. Đây là con đường độc đạo nằm giữa đường 13 và sông Sài Gòn nên việc che giấu lực lượng và vận động phục kích của ta gặp nhiều khó khăn.
      Thấy những triệu chứng chúng đang chuyển đội hình hành quân sang đường này, Bộ tư lệnh Sư đoàn trao đổi và đi tới thống nhất quyết định khắc phục mọi khó khăn, khẩn trương hình thành thế trận phục kích, sẵn sàng đánh địch khi chúng mở cuộc hành quân, với lực lượng phân công như sau:
      - Trung đoàn 2 được tăng cường một tiểu đoàn của trung đoàn 16 làm nhiệm vụ chủ yếu.
      - Trung đoàn 1, trưng đoàn 3 làm nhiệm vụ chặn viện phía sau.
      Ngày 28 tháng 6, Trung đoàn 2 hoàn thành công tác chuẩn bị, bộ đội tiến vào vị trí xuất phát tiến công. Nhưng mãi mười ngày sau (8 tháng 7) trận đánh mới xảy ra. Phải chờ lâu nhưng Trung đoàn 2 đã có kinh nghiệm chờ dài ngày trong trận Cần Đâm, anh em nhanh chóng thông suốt, không xuất hiện tư tưởng nôn nóng.
      Mặc dầu đã có nhiều việc làm đánh lạc hướng đối phương, mặt khác rút kinh nghiệm thất bại ở Cần Đâm, Cần Lê mới đây nên khi khởi sự địch vẫn rất thận trọng đưa bộ binh chốt giữ dùng tối đa hoả lực pháo binh, không quân dọn đường.
      Ngày 9 tháng 7, sau ba tiếng bắn phá huỷ diệt các vạt rừng hai bên đường, đoàn xe mới vượt qua cầu Xa Cát.
      Đây là trận địch chuẩn bị hoả lực kéo dài chưa từng có trước đó.
      Ngồi ở sở chỉ huy chúng tôi thấy như có lửa đốt trong lòng, nghe âm thanh bom đạn liên tục từ phía Trung đoàn 2 dội về mà đứng ngồi không yên! Mặc dầu tin tức từ trung đoàn vẫn được đều đặn báo cáo về sư đoàn qua mạng lưới thông tin. Kiên trì đã được đền đáp, địch bắt đầu dẫn xác đến. Điều chủ yếu mà chúng tôi nhắc Trung đoàn 2 lúc này - cần theo dõi đội hình hành quân của địch để thực hiện chặn đầu, khoá đuôi đúng lúc.
      Từ kinh nghiệm Cần Đâm, tôi nhấn mạnh: quyết chia cắt không cho địch co cụm.
      Trận chiến đấu lúc đầu diễn ra thật gay go. Nhưng ta ở thế chủ động nên thắng lợi thu được nhanh gọn. Đội hình hành quân của địch lọt vào trận địa phục kích của ta cơ bản bị tiêu diệt. Chúng phải đưa viện binh từ Minh Hoà ra cùng với máy bay lên thẳng đổ quân xuống nam cầu Xa Cát, bị Trung đoàn 3 chặn đánh. Tiểu đoàn thuộc trung đoàn 16 mới từ miền Bắc vào tất cả đều mới lạ, nhưng trong trận đánh lần đầu đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, diệt hai phần ba lực lượng địch ở Xa Cát.
      Tiểu đội do tiểu đội trưởng Thắng phụ trách bắn cháy 9 xe, được giao báo cáo thành tích trực tiếp qua điện thoại về tư lệnh sư đoàn.
      Báo cáo có 9 xe "chạy"!
      Mới nghe mừng, sau thắc mắc: Cháy hay chạy? Nếu để địch chạy thì thắng lợi cái gì?
      - Báo cáo lại - Nói chậm mới nghe rõ.
      - Báo cáo có 9 xe "chạy".
      - Sao lại chạy - đánh vần chữ chạy.
      - Báo cáo ch...áy.
      - Cháy phải không?
      - Dạ đúng.
      Tôi reo lên, thế chứ, cả tiểu đội Thắng bắn cháy 9 xe.
      Một trục trặc thật vui. Sau hỏi ra mới biết Thắng quê ở Nghi Lộc, nơi nổi tiếng phát âm khó nghe nhất của tỉnh Nghệ An, vì trung đoàn 16 từ Khu 4 mới bổ sung vào.
      Trận đánh trở nên phức tạp không phải đo lực lượng cơ giới đi trên đường mà là viện binh từ phía Minh Hoà tiến ra và máy bay lên thẳng địch đổ quân xuống phía nam cầu Xa Cát. Trung đoàn 3 lần này tích cực sửa chữa khuyết điểm mắc trong trận Cần Lê, cùng các chiến sĩ thông tin, hậu cần sư đoàn, kể cả các chiến sĩ của Trung đoàn 2 bị thương nhẹ đều tình nguyện tham gia chiến đấu. Trận đánh vì thế phải kéo dài đến ngày 11 tháng 7 mới kết thúc.
      Những trận mưa xối xả đã bớt dần, tiết trời bước vào trung tuần tháng 7. Sau trận Xa Cát - Minh Hoà cũng là thời điểm kết thúc cuộc hành quân không theo quy luật thời tiết.


Như thế này là lúc đầu cụ Cầm nghe nhầm hay nghe đúng nhỉ Grin
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Tư, 2009, 08:59:57 am gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
ducthang85
Thành viên
*
Bài viết: 7


« Trả lời #44 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2009, 03:07:02 pm »

Còn trận Hamburger Hill không có tư liệu ạ?
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #45 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2009, 03:53:29 pm »

Sẽ có Grin
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #46 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2010, 03:37:18 pm »

Bổ sung chiến lệ Trận Vạn Tường, chiangshan xem thử so với tư liệu đã có khác gì không nhé!

TRẬN CHỐNG CÀN VẠN TƯỜNG CỦA eBB1 VÀ LỰC LƯỢNG VŨ TRANG HUYỆN BÌNH SƠN (QUẢNG NGÃI)               
                                   Ngày 18 tháng 8 năm 1965


  Đầu năm 1965 khi cuộc “chiến tranh đặc biệt” đứng trước nguy cơ thất bại, để cứu nguy cho sự sụp đổ của chính quyền ngụy Sài Gòn, Lầu Năm Góc đã ồ ạt đưa quân Mỹ và phương tiện chiến tranh vào chiến trường miền Nam, đồng thời mở cuộc oanh tạc bằng không quân “sấm rền” (Rolling Thunder) đánh phá miền Bắc. Đế quốc Mỹ quyết định chuyển từ chiến lược “chiến tranh đặc biệt” sang “chiến tranh cục bộ”, hòng nhanh chóng giành thắng lợi quyết định bằng sức mạnh quân sự của đội quân viễn chinh Mỹ.

  Trận Vạn Tường là cuộc đọ sức giữa tên “xâm lược hiếu chiến” với tinh thần ý chí quyết đánh và quyết thắng Mỹ của quân dân ta. Tuy trong thế có chuẩn bị chống càn, nhưng ta chưa lường hết khả năng quân Mỹ tập trung lực lượng quy mô lớn trên 8000 quân với hàng trăm máy bay, xe tăng và tàu chiến, lớn gấp 7-8 lần về lực lượng và có ưu thế tuyệt đối và binh  khí kỹ thuật, mở cuộc hành quân “ánh sáng sao” (Starlight) hiệp đồng hải – lục – không quân do tên đại tá Oscar Peiross chỉ huy tiến vào vùng giải phóng ven biển để “tìm diệt” “đệ nhất trung đoàn” của quân giải phóng. Nhưng với tinh thần chiến đấu ngoan cường, dũng cảm, với ý chí tự hào của dân tộc, với truyền thống quyết chiến quyết thắng của trung đoàn, với sức mạnh vô địch của thế trận CTND, với sự giúp đỡ và phối hợp của cấp ủy Đảng, chính quyền và các LLVT địa phương, quân và dân ta đã đánh thắng trận đầu ra quân của quân Mỹ.

  Dựa vào các tài liệu lưu trữ tại eBB1, phòng KHLSQS QK5 biên soạn lại trận này nhằm ghi lại truyền thống chiến đấu và chiến thắng của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đồng thời rút ra bài học thực tiễn cho nhiệm vụ xây dựng và sẵn sàng đối phó cuộc tấn công xâm lược của bất kì đối tượng nào và qua đây cũng góp phần nghiên cứu chiến thuật phòng ngự bờ biển, nghiên cứu tác chiến trong KVPT ở các địa hình đồng bằng, ven biển.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #47 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2010, 03:38:32 pm »

I. TÌNH HÌNH CHUNG

1. Địa hình, thời tiết

  Khu vực tác chiến diễn ra thuộc các xã Bình Thông, Bình Thiện, Bình Kỳ, nay là 2 xã Bình Hải, Bình Hòa (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi), cách Chu Lai về phía nam 18 km, cách phía đông huyện lỵ Bình Sơn 10 km. Đặc điểm địa hình ở đây là đồng bằng ven biển bao gồm nhiều đồi gò cát pha sỏi, cao thấp trên dưới 60m, xen kẽ đồng ruộng với xóm làng chia ra thành từng khu vực.

  Trong làng nhân dân trồng nhiều mít, cây cối rậm rạp kín đáo, nhiều làng có hầm địa đạo, có chiến hào và giao thông hào nối liền thôn xóm, có nhiều đoạn hào trong các ấp chiến lược cu rộng 3m, sâu 1,5-2m.
 
  Đồng nhiều phần nhiều là ruộng nước, phía bắc Lộc Tự, ruộng nước sâu và có chỗ lầy, phía đông Ngọc Hương (Nam Yên) có nhiều ruộng khô.

  Đồi gò chất đất cát pha sỏi thành hình bậc thang, đỉnh đồi bằng phẳng nhiều gò trồng sắn, bắp (ngô), có gò cây cối lúp xúp xen kẽ một số cây mít, chung quanh các đồi có dây thép gai và gai tre bao bọc để ngăn trâu bò.

  Trong khu vực tác chiến có nhiều gò, đồi hưng có 3 diềm cao khống chế. Về phía tây có núi Phổ Tinh cao 106m, núi Gò Đam cao khoảng 60m, núi Đam Tây cao 45m nằm sát mép biển.

  Đường sá: có con đường lớn chạy từ Châu Ổ xuống Tuyết Diêm và nối liền với những đường nhỏ chạy xuống các thôn Nam Yên, Ngọc Hương, Vạn Tường, An Cường, Thanh Thủy, An Thái…
 
  Phía đông Vạn Tường là bờ biển, tính chung cả khu vực tác chiến có chiều dài hơn 10km, nhiều vách đá đứng, từ Bắc An Cường đến Phước Thuận có ghềnh đá cao khoảng 15-20m. Độ sâu của nước tại cửa biển An Cường từ 25-30m.

  Phía Tây Vạn Tường có sông Trà Bồng rộng và sâu, nhưng xe lội nước và thuyền có thể qua lại được.
   
   Tóm lại: Địa hình có nhiều thuận lợi cho ta giấu quân, cơ động kín đáo, trong làng và một số khu vực có hào giao thông và có hầm địa đạo nối liền nhau (như thôn Vạn Tường). Nhưng khu vực Vạn Tường có bãi biển, địch có thể đổ bộ các đơn vị quy mô nhỏ, có các đồi gò dễ dàng đổ bộ đường không, có các diềm cao có tầm khống chế. Tuy nhiên việc cơ động của cơ giới địch gặp khó khăn, tầm quan sát bị hạn chế.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #48 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2010, 03:40:27 pm »

2. Tình hình địch:

  Tại căn cứ Chu Lai địch có sư đoàn 3 LTĐB Mỹ mới đổ bộ lên. Địch sử dụng vào cuộc hành quân “tìm diệt” mang tên “ánh sáng sao” 1 lữ đoàn LTĐB Mỹ tăng cường, khoảng 8000 tên. Trong đó có:

- 4 tiểu đoàn LTĐB.

- 1 tiểu đoàn xe tăng – xe bọc thép lội nước 105 chiếc (44 xe tăng M48-A1, G1. Xe bọc thép lội nước M113 và LVTP).

- Một số đại đội bảo đảm truyền tin, trinh sát, vận tải và công binh thuộc tiểu đoàn phá hoại 3.
 
Phương tiện đổ bộ và chi viện:

- 6 tàu chở quân và trang bị kĩ thuật (gồm 1 LPH chở trực thăng, 2 APA chở quân, 1 LSD chở khí tài, 2 LST chở xe tăng).

- 5 tàu chi viện chiến đấu (gồm 1 tuần dương hạm CLG, 2 khu trục hạm, 2 tàu hộ vệ).

- Máy bay chiến đấu phản lực 60-70 lần chiếc.

- 30 khẩu pháo: 155mm, 76mm, 8 khẩu lựu pháo 105 mm ở quận Bình Sơn và 127mm trên hạm sẵn sàng chi viện hỏa lực.

  Những ngày trước khi mở cuộc tiến công, máy bay RB57, trực thăng HU1A, H37 thường xuyên trinh sát khu vực Vạn Tường, An Thái, Long Bình, Nam Yên, núi Phổ Tinh, Gò Đam. Máy bay L19 trinh sát dọc bờ biển từ mũi Nam Trân đến mũi Ba Làng An. Đồng thời địch đã dùng pháo trên hạm tàu bắn vào đồn 45 núi Đam Tây.
 
  Ngày 14-8, 1 tiểu đoàn thiếu (khoảng 300 tên) và 1 chi đoàn xe bọc thép M113 từ căn cứ Chu Lai vượt sông Trà Bồng càn vào khu vực Tân Hy, Tuyết Diêm bị đại dội 21 bộ đội địa phương và du kích loại khỏi vòng chiến đấu hơn 50 tên, bắn hỏng 2 xe M113.

  Ngỳ 15-8 địch dùng 4 máy bay phản lực ném bom, bắn phá ở núi Phổ Tinh và khu vực Phước Thiện. Đêm 15-8 trận địa pháo ở Bình Sơn bắn cầm canh vào khu vực Vạn Tường.

  Ngày 16-8, 5 máy bay F.100, 2L20, 2 trực thăng HU1A và 2H34 bay lượn trên khu vực đóng quân của eBB1. Ngoài khơi phía đông bắc Vạn Tường khoảng 16 km có 6 tàu và 5 thuyền xuất hiện ở vịnh Dung Quất.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #49 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2010, 03:41:18 pm »

3. Tình hình ta:

  eBB1 là 1 trong 2 trung đoàn mạnh của Quân khu 5, biên chế 4dBB (40, 45, 60 và 90), có 3 đại đội hỏa lực cối, ĐKZ và 12,7 ly, các đại đội thông tin, công binh và đặc công, trinh sát, có 1 đại đội quân y, 1 đại đội vận tải.

   Các lực lượng của trung đoàn đã trải qua nhiều năm chiến đấu ở Quảng Nam với các trận Tư Yên, Kỳ Sanh, Chóp Chài, Việt An, Lạc Sơn, Đồng Dương, nổi bật nhất là đã tiêu diệt chiến đoàn ngụy trong chiến dịch Ba Gia (5-1965).

  Ngày 19-7-1965 trung đoàn về đóng quân ở các xã phía đông Bình Sơn và Sơn Tịnh để tập huấn cán bộ, bổ sung trang bị biên chế và huấn luyện bộ đội. Trong gần một tháng huấn luyện ở đây, sự giúp đỡ của chính quyền và các đoàn thể địa phương, tình hình mọi mặt của đơn vị được củng cố, trình độ chính trị, kỹ chiến thuật được nâng lên qua rút kinh nghiệm chiến đấu của trận Ba Gia và xây dựng quyết tâm chuẩn bị ra quân đánh Mỹ trong thời gian sắp đến. Sức khỏe của cán bộ chiến sĩ tăng lên.
 
  Trong thời gian dừng chân tại khu vực này, các đơn vị đều có phương án và tập luyện đánh địch tại chỗ. Khi xảy ra tác chiến, hầu hết cán bộ quân sự cấp trưởng từ trung đoàn đến tiểu đoàn, đại đội và một số cán bộ cơ quan trung đoàn, tiểu đoàn đều đi chuẩn bị chiến trường ở phía tây đường 1, tây Bình Sơn. Chỉ có chính ủy trung đoàn, các chính trị viên tiểu đoàn, tham mưu trưởng và đại đội phó ở lại nắm đơn vị.

  Đại đội địa phương 21 Bình Sơn là một đậi đội thường xuyên đứng chân và hoạt động ở vành đai phía đông nam Chu Lai, đã từng đánh những trận càn quét, ngày 14-8 đã cùng với du kích chặn đánh bộ binh và xe M113 lội nước từ Chu Lai vượt sông vào Tân Hy – Tuyết Diêm thắng lợi.

  Tình hình nhân dân:

  Nhân dân trong khu vực tác chiến đã được giải phóng từ năm 1963. Riêng các làng Ngọc Hương, Nam Yên, Long Bình thuộc xã Bình Kì mới được giải phóng tháng 6-1965 trong  chiến dịch Ba Gia. Nguồn sinh sống chính của nhân dân là làm ruộng và đánh cá.

  Cơ sở chính trị trong nhân dân rất tốt, có các tổ chức chính quyền, đoàn thể nhân dân nhiệt tình, tích cực tham gia và giúp đỡ bộ đội. Ở các thôn có nhiều gia đình có con em đi tập kết ra bắc. Các thôn đều có dân quân du kích và đã từng tham gia chiến đấu cùng với bộ đội địa phương Tinh – Huyện.

  Bọn tề điệp tuy bị khống chế, nhưng số ác ôn có nợ máu lưu vong ở Châu Ổ - Bình Sơn vẫn có liên hệ ngầm với bọn phản động xấu còn cài lại ở địa phương.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM