Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 06:39:27 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những trận đánh đáng chú ý giữa QĐNDVN và QĐ Mỹ 1965-1970  (Đọc 65930 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #20 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2009, 05:59:35 pm »

Trận Bắc Bồng Sơn – Battle of Cu Nghi 28/01/1966 – 30/01/1966



Bối cảnh

Ngày 28/01/1966, liên quân Mỹ - VNCH – Hàn Quốc mở màn chiến dịch Masher (sau đó đổi thành White Wing) nhằm tìm diệt sư đoàn 3 QGP trên địa bàn nam Quảng Ngãi và bắc Bình Định. Sáng 28/01/1966, lữ đoàn 3 sư đoàn kỵ binh số 1 Mỹ đổ bộ xuống khu vực Hoài Hảo, Tam Quan, Bình Định và đụng độ với tiểu đoàn 7 và 9 trung đoàn 22 sư đoàn 3 bố trí tại đây. Theo các tài liệu VN, đây là 1 phần của trận Bắc Bồng Sơn, còn phía Mỹ gọi là Battle of Cu Nghi.


Diễn biến

Sáng sớm ngày 28/01/1966, các tiểu đoàn 1/7 và 2/7 thuộc lữ đoàn 3 sư đoàn kỵ binh số 1 Mỹ được trực thăng vận đổ bộ vào khu vực Hoài Hảo, Tam Quan.

Trên hướng tiểu đoàn 1/7 Mỹ, 1 trực thăng CH-47 chở pháo 105mm bị bắn rơi tại khu vực bãi đáp Papa (LZ Papa) ngay sau khi cất cánh. Tiểu đoàn 1/7 Mỹ được lệnh điều 1 đại đội tới giải cứu. Bộ phận này đụng độ quyết liệt với QGP trong khu vực và phải sử dụng pháo 105mm bắn thẳng để đối phó với QGP.

Trên hướng tiểu đoàn 2/7 Mỹ, đại đội A đổ bộ xuống bãi đáp 3 (LZ 3) không gặp trở ngại gì. Đại đội C đổ bộ xuống bãi đáp 4 (LZ 4) gần thôn Cự Nghi lúc 07h45. Đến 07h51, đại đội C bắt đầu vấp phải hỏa lực mạnh của tiểu đoàn 9 QGP bố trí trong công sự, khiến cho đại đội này bị cầm chân và phân tán. Lúc 08h00, đại đội A được lệnh tiến về phía bắc tới bãi đáp 4 để hỗ trợ đại đội C nhưng sau đó cũng bị QGP chặn đánh. Quân Mỹ tìm cách đổ bộ thêm đại đội B xuống bãi đáp 4 nhưng bị hỏa lực phòng không mạnh của QGP bắn chặn nên không thành công. Giao tranh quanh khu vực bãi đáp 4 tiếp tục diễn ra quyết liệt cho đến cuối ngày 28/01.

Sáng sớm ngày 29/01, đại đội A và C tiểu đoàn 2/7 Mỹ bắt được liên lạc với nhau tại bãi đáp 4, nhưng tiếp tục bị hỏa lực của QGP uy hiếp mạnh. Thời tiết trở nên tốt hơn cho phép quân Mỹ sử dụng cường kích A-1 và B-57 cùng trực thăng chi viện bắn phá, ném bom và bom napan vào các vị trí của QGP. Trong ngày hôm đó, tiểu đoàn 2/12 Mỹ đổ bộ xuống phía nam và tiến về bãi đáp 4 để giải tỏa sức ép cho tiểu đoàn 2/7. Trong khi đó tiểu đoàn 1/7 Mỹ tiến chiếm khu vực bãi đáp Romeo phía bắc bãi đáp 4 và bố trí chốt để chặn đường rút lui của QGP.

Ngày 30/01, giao tranh trong khu vực bãi đáp 4 vẫn diễn ra quyết liệt. Từ lúc bình minh, giao tranh bắt đầu giảm xuống. Tiểu đoàn 2/7 Mỹ tiến hành càn quét, lùng sục quanh bãi đáp, trong khi tiểu đoàn 2/12 Mỹ tiếp tục tiến về phía bắc. Tiểu đoàn 1/12 Mỹ cũng được đổ bộ xuống bãi đáp Mike và Tom ở phía bắc rồi tiến xuống phía nam. Sau 3 ngày chiến đấu, BCH trung đoàn 22 QGP cũng quyết định cho các đơn vị QGP rút về tuyến sau.

Ngày 31/01, tiếp tục xảy ra giao tranh giữa các tiểu đoàn 1/7, 1/12 và 2/12 Mỹ với các đơn vị QGP đang tìm cách vượt vòng vây. Đến đây trận đánh ở Bắc Bồng Sơn có thể coi như chấm dứt, những ngày sau chỉ còn đụng độ lẻ tẻ giữa 2 bên.


Kết quả

Trong chiến dịch Masher từ 28/01 đến 03/02 (chủ yếu từ 28/01 đến 31/01), quân Mỹ tổn thất 77 chết (69 chết từ 28/01 đến 03/02) và 195 bị thương, 6 trực thăng bị bắn rơi. Theo phía Mỹ, tiểu đoàn 7 QGP có 300 thương vong và tiểu đoàn 9 QGP có 200 thương vong.

 
---------------------
Không kiếm được cái map nào nên đành viết chay Cry
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Ba, 2009, 06:09:26 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #21 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2009, 06:00:16 pm »

Khu chiến
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #22 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2009, 06:03:12 pm »

Tài liệu phía ta: Lịch sử sư đoàn 3
So sánh diễn biến 2 bên thì có vẻ trận đánh ở khu vực thôn Cự Nghi chỉ có tiểu đoàn 9 tham gia (?)


Ngày 28 tháng 1 năm 1966, lúc 8 giờ sáng, những loạt bom B.52 nổ rền trên đãy núi Hưng Nhượng giáp giới hai huyện Hoài Nhơn và An Lão. Đó là những loạt bom mở đầu cho cuộc hành quân “Cái chày” của sư đoàn không vận Mỹ. Dứt bom, bầu trời chưa kịp yên tĩnh thì hàng chục trận địa pháo đã giội đạn dồn dập xuống các làng mạc thuộc các xã Hoài Hảo, Hoài Châu, Hoài Sơn, Nam Quan. Sau đó, hàng trăm chiếc trực thăng kết thành từng bầy liên tiếp phóng rốc két và đổ quân xuống ba khu vực Chợ Cát (Hoài Hảo), Trường Xuân, An Thái (Tam Quan Nam) và khu vực ga Chương Hòa, Bình Đê thuộc xã Hoài Châu.

Mũi tên lớn nhất của cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ nhất đánh vào bắc Bình Định đã được khai diễn. Toàn sư đoàn Sao Vàng được lệnh chiến đấu. Lúc đó, ở Hoài Nhơn, trung đoàn 22 bắt đầu nổ súng. Đội hình trung đoàn đứng thành thế chân kiềng. Tiểu đoàn 9 ở Hoài Hảo, tiểu đoàn 8 ở Tam Quan Nam, tiểu đoàn 7 ở Hoài Châu. Sở chỉ huy trung đoàn ở giữa tiểu đoàn 9 và 7. Cũng như các chiến sĩ tiểu đoàn 2 trong trận Thuận Ninh, các chiến sĩ tiểu đoàn 9 ở khu vực Chợ Cát, khu vực nổ súng đánh địch sớm nhất và cũng là khu vực địch tập trung đánh phá dữ dội nhất, thoạt đầu rất ngạc nhiên khi thấy bọn Mỹ tỏ ra ngờ nghệch và máy móc. Chỉ mấy phút đầu, năm chiếc trực thăng đã bị bắn rơi tại chỗ và toàn bộ số lính của 18 chiếc trực thăng vừa đổ xuống đã bị các chiến sĩ đại đội 93 tiêu diệt gần hết. Nhưng đó mới chỉ là khúc dạo đầu của những trận đánh quyết liệt và dai dẳng tiếp theo. Phó tiểu đoàn trưởng Bùi Tín vừa nhắc các chiến sĩ đại đội 93 giữ vững đội hình chuẩn bị đón đánh những cuộc đổ quân tiếp thì 52 chiếc trực thăng khác chở đầy lính đã ào ạt bay tới đáp xuống phía sau đội hình đại đội.

Trên các hướng đánh của tiểu đoàn 8 ở An Thái, tiểu đoàn 7 ở các thôn Gia Hưu, Chương Hòa, Hy Thế, Quy Thuận, Liễu An (Hoài Châu) và ngay cả ở Phú Lương Tân An, Trường Sơn, nơi trung đoàn đặt sở chỉ huy, những trận đánh cũng bắt đầu diễn ra quyết liệt với quân Mỹ và quân ngụy.
 
Trước tình hình ấy, tham mưu trưởng trung đoàn Nguyễn Duy Thương và phó chủ nhiệm chính trị Hồng Sơn, thay cán bộ chỉ huy trung đoàn đang đi tập huấn, không khỏi lo lắng. Tuy giây phút ngỡ ngàng đối với quân Mỹ của bộ đội đã qua đi rất nhanh, anh em đều diệt được nhiều Mỹ, bắn rơi nhiều máy bay nhưng kinh nghiệm chiến đấu liên tục và hợp đồng chiến đấu của trung đoàn còn yếu, lại phải chiến đấu với quân địch đông gấp bốn, năm lần, cơ động nhanh và rất mạnh về hỏa lực. Một cuộc hội ý giữa cán bộ chỉ huy trung đoàn với bí thư huyện ủy Hoài Nhơn và chính trị viên huyện đội được tiến hành gấp rút. Soát xét tình hình, các anh thống nhất đánh giá chỗ mạnh, chỗ yếu của quân Mỹ và xác định cách đánh cho từng đơn vị, kể cả bộ đội chủ lực và các lực lượng vũ trang địa phương.

Qua nửa ngày chiến đấu, thủ đoạn của bọn Mỹ đã bộc lộ khá rõ. Nếu một đơn vị Mỹ gặp lực lượng ta, lập tức chúng dùng trực thăng đổ quân bao vây, dùng hỏa lực bắn phá dữ đội rồi khép chặt dần vòng vây: Khi cần, chúng bốc quân ở những khu vực khác tăng cường đột ngột cho mục tiêu chính khiến so sánh lực lượng nghiêng hẳn về phía chúng. Chúng hy vọng sử dụng thế mạnh về quân số, hỏa lực và sức cơ động để giải quyết chớp nhoáng trận đánh. Trước thủ đoạn đó của địch muốn phá thế chủ động và làm giảm hiệu quả hỏa lực của địch, các lực lượng chủ lực cũng như du kích phải luôn luôn chủ động, táo bạo, bám trụ địa hình có lợi, đánh gần, đồng thời tổ chức nhũng trận phục kích, tập kích, đánh vào sườn, sau lưng địch, các bãi đổ bộ trực thăng... tích cực bắn rơi nhiều máy bay, tiêu diệt gọn từng đại đội tiến tới đánh thiệt hại nặng từng tiểu đoàn Mỹ.

Lúc đó, trên hướng đánh của tiểu đoàn 9 ở Chợ Cát, tiếng súng phản kích vẫn nổ dồn dập, không dứt. Các chiến sĩ đại đội 93 bám chặt từng gốc dừa, ruộng mía đầy lùi hết đợt tiến công này tới đợt tiến công khác của bọn Mỹ. Trước mặt họ, xác địch nằm ngổn ngang. Nhiều tên sợ hãi nằm ngửa mặt lên trời, làm dấu thánh lia lịa. Ngày thứ hai và ngày thứ ba, tiểu đoàn 9 không phải chỉ quần nhau với một mà là ba tiểu đoàn Mỹ. Chúng định dồn tiểu đoàn 9 vào tình thế bị cô lập và chia cắt, nhưng rốt cuộc, chúng lại phải xin thêm hai tiểu đoàn khác đến tăng viện. Hai tiểu đoàn này vừa từ đường số 1 thọc lên thôn Cự Tài, Cự Lễ đã bị đại đội 91 và 94 chặn đánh. Đại đội 92 cũng xuyên qua các bãi dừa, vườn chuối đến chi viện cho đại đội 94 và 91. Một trận đánh đẫm máu đã xảy ra trên một bãi cát gần thôn Cự Tài. Gần nửa tiển đoàn Mỹ đã bị tiêu diệt bằng cối, DKZ, tiểu liên và lựu đạn của các chiến sĩ tiểu đoàn 9.

2 giờ trưa ngày 30, tham mưu trưởng trung đoàn nhận được điện của quân khu: “Các đồng chí hãy cố gắng diệt cho nhiều Mỹ giữ vững trận địa. Số cán bộ tập huấn đang trên đường về đơn vị”. Nhận điện, tham mưu trưởng Thương lập tức điều thêm đại đội 82 của tiểu đoàn 8 từ thôn Cửu Lợi (Tam Quan Nam) lên tăng cường cho hướng chính cửa tiểu đoàn 9 ở khu vực Chợ Cát. Chiều hôm ấy, địch dùng đạn hóa học và hơi cay, lấn được một phần trận địa của đại đội 91.

Trong khi tổ chức phản kích khôi phục lại trận địa, một quả rốc két từ trực thăng phóng vào giữa đội hình trung đội 3 làm hai chiến sĩ Anh và Tô bị thương nặng. Trung đội dừng lại định dìu Anh và Tô vào hầm trú ẩn, nhưng Anh gạt đi: “Các đồng chí có thương chúng tôi thì hãy nhanh chóng chiếm lại cho được trận địa”. Nói xong, Anh rút ở thắt lưng ra hai quả lựu đạn đưa cho Tô một quả, bình thản nói: “Mình với cậu bị thương không chạy được thì nằm lại đây giữ phía sau cho trung đội”. Một lát sau, một toán Mỹ ập tới. Thấy hai chiến sĩ ta nằm thoi thóp bên vệ đường, chúng đổ xô lại toan bắt sống. Anh và Tô cùng rút chốt lựu đạn. Khi các chiến sĩ trung đội 3 chiếm được trận địa quay trở lại thì thấy xác gần chục tên Mỹ to kềnh nằm quanh thi hài của Anh và Tô. Chẳng mấy chốc, tấm gương hy sinh lẫm liệt của hai đồng chí được truyền đi khắp các đơn vị và nhân dân địa phương.

Ở trận địa của tiểu đoàn 7, những trận đánh diễn ra liên miên bắt đầu từ buổi sáng ngày 28. Dùng trực thăng và xe bọc thép không đột phá được trận địa ta, hai tiểu đoàn lính cộng hòa và một tiểu đoàn Mỹ xảo quyệt thúc ép dân đi trước che cho chúng đi phía sau. Tham mưu trưởng tiểu đoàn Nguyễn Xuân Hòa chưa biết xử trí ra sao thì đã thấy đồng bào ngồi thụp xuống các bờ đất. Một cuộc giằng co kéo dài giữa đồng bào và bọn lính đã diễn ra. Để hỗ trợ cho đồng bào, các chiến sĩ tiểu đoàn 7 được lệnh bắn chỉ thiên mấy loạt súng, được thể, đồng bào xô đẩy bọn lính chạy tản về phía sau. Rốt cuộc trên các mặt ruộng chỉ còn trơ lại bọn lính. Chúng nằm bẹp sau các gò mả, bờ đất không dám nhích lên nửa bước dưới làn đạn của quân ta.

Trên đồi 10, một ngọn đồi thấp nằm án ngữ bên con đường số 1 đoạn từ Tam Quan đi đèo Bình Đê, các chiến sĩ đại đội 71 đã nhiều lần đánh giáp lá cà với địch. Trong trận đánh chiều ngày 30, trung đội trưởng Phạm Ngọc Iểng và hai chiến sĩ còn lại, khi hết đạn đã đập vỡ súng, thống nhất với nhau: còn ba quả lựu đạn sẽ dành cho bọn giặc hai quả, quả cuối cùng dành cho mình, kiên quyết không để chúng bắt sống. Bọn giặc từ bốn phía lại tràn lên xung quanh Phạm Ngọc Iểng và hai chiến sĩ. Quả lựu đạn thứ nhất nổ. Ba tên giặc lộn từ sườn đồi xuống. Quả lựu đạn thứ hái quật ngã bốn tên ở vị trí gần nhất. Còn quả lựu đạn cuối cùng Iểng và hai chiến sĩ, bỗng đứng bật dậy trên đỉnh đồi, khoác vai nhau cùng cất tiếng hát vang bài “Giải phóng miền Nam”. Tiếng hát đột ngột làm bọn ngụy đang tràn lên chững lại sửng sốt. Chúng đưa mắt nhìn nhau rồi dần dần tụt xuống chân đồi. Từ lúc đó, không hiểu vì kết quả của hai quả lựu dạn hay vì tiếng hát hào hùng của ba chiến sĩ mà cho đến chiều tối ngày hôm đó, bọn giặc không dám xông lên ngọn đồi đỏ quạch ấy nữa.

Dưới chân đồi, chiến sĩ nuôi quân Vũ Văn Mã đang xếp cơm vào gùi, chuẩn bị cõng lên chốt thì một trung đội địch vòng sau lưng đội hình đại đội xộc vào nhà bếp. Mã bình tĩnh đặt gùi cơm xuống xách súng vòng ra phía sau lần lượt hạ tám tên giặc. Bị đánh bất ngờ địch vội vàng rút chạy. Mã rượt theo, phối hợp với mũi của phó đại đội trưởng diệt  gọn trung đội này.

Trên hướng đánh của tiểu đoàn 8 ở khu vực An Thái, Cửu Lợi, mặc dù trung đoàn đã điều đại đội 82 chi viện cho tiểu đoàn 9 ở Chợ Cát, các đơn vị còn lại vẫn giữ vững một hướng chiến đấu của trung đoàn. Tại đây, các chiến sĩ tiểu đoàn 8 đã để cho bọn Mỹ vào thật gần mới bất ngờ nổ súng, rồi đồng loạt xung phong, dùng cả báng súng, lưỡi lê, dao găm đánh giáp lá cà với địch. Bọn lính của sư đoàn không vận rất sợ lối đánh này. Ét-út Phô-lơ phóng viên tờ Nữu-ước thời báo đi theo quân Mỹ đã viết: “Tại làng An Thái, lính của sư đoàn kỵ binh bay Mỹ đã phải sống những giờ phút hãi hùng nhất trong đời họ. Việt cộng đã xông vào quá gần. Nếu dùng máy bay, đại bác sẽ gây thương tích cho cả lính Mỹ..”.

Đó là kết quả của lối đánh gần, đánh sau lưng quân địch, khiến chúng mất cả chủ động, bắn nhầm lẫn nhau. Ngày 31 tháng 1, một đại đội Mỹ ở khu vực này đã bị bom Mỹ thả nhầm chết và bị thương 80 tên. Ngay tên đại tá Han-mo-ơ chỉ huy lữ đoàn 3 cũng chết hụt vì một quả đạn rốc két. Ngày hôm ấy, hai đại đội Mỹ thuộc tiểu đoàn 2 sư đoàn không vận số 1 đã bị các chiến sĩ tiểu đoàn 8 tiêu diệt gần hết.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Tư, 2009, 07:53:56 pm gửi bởi Tunguska » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #23 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2009, 07:08:47 pm »

"Phó tiểu đoàn trưởng Bùi Tín vừa nhắc các chiến sĩ đại đội 93 giữ vững đội hình chuẩn bị đón đánh những cuộc đổ quân tiếp thì 52 chiếc trực thăng khác chở đầy lính đã ào ạt bay tới đáp xuống phía sau đội hình đại đội."

Bùi Tín này có phải là...
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #24 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2009, 07:56:27 pm »

Tôi đoán là không, vì nếu phải thì chắc là đã phải có ít nhất một chương sách về trận này trong tàng thư...
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #25 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2009, 06:50:55 am »

Chưa tìm thấy bản đồ nào kha khá cả, mới chỉ có mấy cái như gà bới này





Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #26 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2009, 07:19:19 am »


Trích dẫn
Bốn ngày đêm, hơn một ngàn lính Mỹ bỏ xác, gần năm chục máy bay bị bắn rơi.

Trận này số liệu vênh nhau cũng khiếp nhỉ.  Wink

Không thấy bên ta đưa con số tổn thất, nhưng đọc đoạn miêu tả khó khăn của ta

Trích dẫn
Ngoài lực lượng của trung đoàn 22, đối đầu với sư đoàn không vận Mỹ còn có bộ đội tỉnh Bình Định, bộ đội huyện Hoài Nhơn, du kích và nhân dân các xã Hoài Hảo, Hoài Thanh, Hoài Châu... ngày đêm trụ bám, sống thết cùng sư đoàn. Nhiều du kích, nhiều đồng bào đã hy sinh cùng với bộ đội trong một ngách hào, trong một công sự chiến đấu. Mới có bốn ngày, giặc Mỹ đã gây ra biết bao thương tích cho đồng bào Hoài Nhơn . Hàng trăm đồng bào bị bom pháo giết chết, hàng trăm người khác bị bắt bớ, giam cầm, hàng ngàn người bị xúc tát vào các khu tập trung. Nhưng nỗi lo lắng trước hết của đồng bào Hoài Nhơn là tính mạng của gần một trăm thương binh còn đang nằm trong các làng xóm bị địch bao vây, khống chế. Làm sao có thể nuôi dưỡng, chạy chữa và đưa anh em về bệnh xá an toàn?

thì có thể đoán là tình hình cũng ác liệt.  Undecided
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Ba, 2009, 07:22:17 am gửi bởi altus » Logged
bich_ngoc
Thành viên
*
Bài viết: 7


« Trả lời #27 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2009, 08:33:23 am »

Tôi nghĩ số quân ta thương vong chưa thật chính sác khi mà việc thông báo này được đưa ra từ phía MỸ
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #28 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2009, 12:50:58 pm »

Tại trung tâm Việt Nam, đại học kỹ thuật Texas có 1 bản ghi số 862:
(phần lính Mỹ bị thương, chết trong cả chiến dịch xem ra khá lớn! )
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Ba, 2009, 12:55:24 pm gửi bởi tuaans » Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #29 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2009, 05:22:41 pm »

Thiệt hại 2 bên (VN và Mỹ) trong chiến dịch Masher/White Wing, theo báo cáo của sư đoàn 1 KB Mỹ.



« Sửa lần cuối: 31 Tháng Ba, 2009, 05:24:36 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM