Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 11:24:06 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phong Quảng chào các bạn  (Đọc 256933 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #560 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2009, 06:49:12 am »

KỶ NIỆM VUI :  LÍNH SINH VIÊN
( Chuyện cấm lưu hành trong nghành giáo dục )
Khoác áo lính hai mấy năm trời, trải qua khá nhiều đơn vị, ngẫm lại ở mỗi nơi đều có vui buồn kỷ niệm. Lính chiến trường, lính sinh viên, lính cơ quan rồi lính vật vờ, chây bửa đón “ Ga hưu “,ở đâu chả có chuyện. Với tôi, đời lính không dài nhưng có đến 6 năm đi học. Là lính sinh viên thì Trỗi nhà ta hầu hết đã từng, ngoài học hành rèn luyện ra, cái chuyện trèo tường ra phố, cắm quán thiếu nợ rồi ra đong đưa với mấy em gái thị xã thì Trỗi ta bao giờ cũng vào loại ưu tú. Những loại chuyện này tôi không dám kể vì ngay trong Blog này có toàn những cao thủ, lớ sớ ba hoa chích chòe thì ăn đủ. Tôi chỉ kể chuyện các bố ít biết đến mà cái thời của tôi mới bắt đầu có lần đầu.
Năm 1980 bọn học viên năm thứ tư ĐHKTQS được cùng các thầy vào Nghệ Tĩnh coi thi đại học. Khà khà, đang là thằng học viên được làm anh giám thị, đúng là cái độ oách nó lên mấy bậc các bác ạ. Phen này ối kẻ nể sợ.
   Giám thị nhìn em giám thị cười
   Em nhìn giám thị nước mắt rơi.
Năm ấy sân ga Hàng Cỏ tràn ngập bộ đội quân hàm sơ mít và sinh viên đại hoc KTQD. Một đoàn tàu riêng chở các giám thị hai trường vào coi thi Nghệ Tĩnh. Đến Vinh các giám thị trẻ được tạm nghỉ chờ ở trung tâm văn hóa thành phố. Không rõ lý do gì mà thấy các em, các cháu tập đàn, tập hát ngay ngoài sảnh. Đàn Bầu, tam thập lục, ghi ta, ác coóc … từng tốp xen lẫn đám lính kiểng chúng tôi. Toàn những nghệ sĩ tương lai cả, ai cũng có thanh có sắc, yểu điệu đàn hát đến là vui tai vui mắt. Không khí như hội, đàn hát vô tư ngay trước mặt tôi và bài hát chúng tôi nghe nhiều nhất hôm ấy là “ Tàu anh qua núi” của Phan Lạc Hoa, bài ca của đất nước thống nhất và dựng xây.
 Nhớ tám năm trước, tôi đi qua đất Nghệ Tĩnh này vào mùa mưa ảm đạm, trong bom pháo rập rình của chiến tran. Đoàn quân lặng lẽ bước đi, nối dài mãi trong đêm lần lượt vượt sông Lam, sông La rồi Ngàn Sâu, Ngàn Phố hậu phương dần xa và mặt trận dần ở phía trước. Tôi nhớ những khi hành quân ban ngày, cái đài bên hông chính trị viên luôn vang lên bài ca ra trận : Việt Nam trên đường chúng ta đi
Học viên lớp xe quân sự và một số giáo viên K2 cùng về hội đồng thi tại xã Đức Thủy, Đức Thọ trong một chiếc xe ca Ba Đình. Nhóm học viên chúng tôi được bố trí chỗ ở trong nhà bác công an xã và hai nhà bên cạnh. Vừa ổn định xong chỗ ở đã thấy hai cô cậu học sinh từ các địa phương khác đến liên hệ với công an xã để được bố trí  nhà trọ. Lúc sau thấy bác công an xã dẫn cô gái tên Hoa sang nhà tôi và nói chủ nhà bố trí chỗ ở, cậu con trai tên Tùng thì ở luôn nhà bác công an xã. Sau này khi quen nhau rồi các em nó mới thổ lộ :” Tụi em biết các anh giám thị ở đây nên nài nỉ bác cho ở cùng để làm thân… dù sao quen biết vẫn hơn.” Chúng nó láu mà thật thế đấy.
Chúng tôi có giá quá ! Tôi và thằng Thảo ngủ ở cái phản kê cạnh cái bàn tiếp khách to của chủ nhà. Anh cu Thảo bị ghẻ, tối nào cũng phải nhờ tôi bôi thuốc cho. Đêm ấy đã muộn rồi mà em Hoa vẫn ngồi bên bàn vật lộn với con chữ. buồn ngủ quá, mà còn nhiệm vụ bôi thuốc ghẻ cho chú em Thảo nữa chứ, tôi nhắc khéo :” Hoa ơi ! Em nghỉ đi, mai tỉnh táo thi cho tốt, bây giờ cố, thức khuya quá nó mụ người ra chứ ích gì.”
Em cố tí nữa cho xong phần này thôi, các anh cứ ngủ đi ! _ Em nó trả lời vậy. Tôi nghĩ : không biết cái tí của em nó đến bao giờ đây, “Có mà ngủ nong” ấy, mùa hè, gió Lào nóng bỏ mẹ,  lại đèn sáng tơ hơ thế kia bố thằng nào ngủ được.
Đúng là cái tí của em dài thật, hai thằng không chịu được đành dùng chiến thuật quần tà lỏn nhưng đắp cái vỏ chăn quay lưng lại phía ánh đèn. Có thế chú em Thảo mới làm việc với lọ thuốc Đép được, chú phải tự bôi thuốc lấy, tôi chỉ hỗ trợ phần che khuất, không biết hiệu quả điều trị được bao nhiêu phần trăm, nhưng vất vả quá lắm và cái mùi khen khét của thuốc Đép nó xộc vào mũi đến khổ .
Hôm sau nghe sơ kết buổi thi đầu, thấy phòng thi ông Thảo lập những hai biên bản và thu gần hai chồng sách giáo khoa. Cha cha, cái thằng nó tức cái con Hoa sao ấy mà làm dữ vậy.
Phòng của tôi không có giáo viên trông cùng, chỉ có 2 thằng học viên là tôi và thằng Giá nên hiền khô. Chúng tôi cũng thu cả mớ sách giáo khoa nhưng không lập biên bản nổi. Cứ mỗi lần thu được một quyển thấy các em gái nó cười với giám thị là lại thôi. Có em tôi thu đến 4 quyển vẫn chưa dám bảo đảm là hết sách trong người, cứ như nhà ảo thuật ấy nhưng cuối cùng cũng tha tất cả trai lẫn gái. Cũng chỉ vì nụ cười Hà Tĩnh mà tôi và Giá bị nhắc nhở, biết vậy nhưng cũng khó sửa lắm, của đáng tội con gái Đức Thọ xinh thế mà…
Tụi học sinh cũng kháo nhau là có hai giám thị trẻ dễ tính nhất, gặp nhau ngoài đường, chúng nó kéo bằng được tôi vào nhà chơi, thăm hỏi, trò chuyện xong ra về còn nhét bao Trà Khúc vào tay nữa. Ôi chao ! Lại còn đút lót giám thị nữa. Thật ra cũng là tình cảm thôi,  buổi sau tôi đâu có trông phòng mấy em nữa.
Đến lượt ông mãnh Tùng, không biết nghe đâu mà biết là mai tôi trông phòng của nó. Nó nì nèo :” Anh ơi ! Mai giúp em với, anh xếp thế nào cho em ngồi gần thằng Tiếp. Nó học giỏi lắm, ngồi gần nó em chỉ ngó cái đáp số để kiểm tra lại bài mình thôi, không làm bạy đâu.”Ậm ừ thế chứ biết xếp thế nào mà ngồi cạnh nhau được.
Cẩm bản danh sách học sinh tôi đánh số lên bàn, cứ ba đứa một bàn theo số báo danh. Thế nào bàn cuối cùng còn mỗi thằng Tùng một mình một bàn, tôi chợt nghĩ ra cách giúp nó.
Sau khi đọc đầu bài tôi cứ để cho lớp làm bài chừng 10 phút, rồi lừ lừ đi xuống bàn thằng Tiếp, tôi nghiêm giọng :” Cậu ngồi dịch sang đây.” Thằng cu Tiếp nhìn trái rồi nhìn phải, lơ láo chẳng hiểu gì nhưng vẫn nghe lệnh của tôi.
Tôi lại gắt lên :” không phải thế , cậu đứng dậy, đi ra đây !“ . Cu Tiếp xanh mặt, hốt hoảng đi ra. Tôi lôi xuống bàn thằng Tùng dí ngồi vào bên cạnh…
Tôi nhớ giám thị hành lang là anh Tiến giáo viên đạn có hỏi về chuyện ngồi lộn số, tôi phịa : “ Mấy đứa trên đó cứ bàn tán, em lôi cậu này xuống đây, tách chúng nó ra..”
Trưa ấy thằng Tùng hoan hỉ chạy sang nhà tôi cảm ơn đã giúp, chỉ thế thôi chứ không Trà Khúc Trà khét gì như mấy cô gái hay cười. Lại nghĩ, biết thế này lần sau ông chỉ giúp con gái… Dưng mà chẳng bao giờ có lần sau các bác ạ.
Hì Hì ! Chuyện bố láo bố toét của tôi ngày đó các giáo và bác NTN không nên đọc. Mà có đọc thì cũng lượng thứ cho, bộ đội mà. Bắt mấy thằng lính mê gái coi thi là hỏng, hỏng đến tận giờ chữa chưa xong .
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Mười Hai, 2009, 07:45:28 am gửi bởi Phong Quảng » Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #561 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2009, 08:08:28 am »

Hồi  đó đức ông chồng mình cũng đi coi thi ở Hà tĩnh (không biết đã tách tỉnh chưa ? vẫn là Nghê tĩnh thì phải).Mình nhớ là khi về ổng có kể lại:Trong ấy học sinh nó mang  sách mang phao vào nhiều lắm dấu đầy mình,con gái con trai đều vậy.Lại có học  sinh không làm  bài mà chỉ ngồi ngắm...giám thị .Có nhiều em...gái , trai chẳng rõ(vì ổng kể mập mờ mà hì hì...) chỉ muốn đến xem giám thị của DHQS nó ra làm sao ?Chắc oai lắm ! Các thày trò của học viện KTQS à bấy giờ là DHQS tha hồ mà điệu đà và tha hồ kiểm tra nơi dấu phao của học sinh ...đặc biệt là gái.
Logged
thuong si gia
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 41


« Trả lời #562 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2009, 03:09:32 pm »

"Đúng là cái tí của em dài thật...".
Phong Quảng lần sau viết cẩn thận kẻo người đọc hiểu lầm tưởng như... của bà Triệu thị Trinh thì phiền.Có thể thay chữ"cái"bằng chữ"một"thì không bị hiểu sai?Kỷ niệm đời lính có vui,có buồn.Nhưng có lẽ vui nhiều hơn buồn!
Logged

"Mãi mãi lòng chúng ta,ca bài ca người lính..."
Trinhsat
Thành viên
*
Bài viết: 397


« Trả lời #563 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2009, 05:18:27 pm »

Chuyện coi thi của Đại trưởng hay thật đấy.
Năm đó em cũng thi, tiếc là không được đại trưởng coi thi.
Nếu không bây giờ đến tạ ơn được rồi.
Mà bác không việc gì phải sợ. Đến hồ sơ tài chính 20 năm còn hủy nữa là.
Logged
vananh_0688
Thành viên
*
Bài viết: 21


« Trả lời #564 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2009, 05:29:48 pm »

Giá như cháu đi thi mà bác PQ làm giám thị nhỉ.
Logged
Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #565 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2009, 08:07:02 pm »

Mấy hình ảnh trở lại chiến trường xưa

Cùng người dẫn đường_Một người lính cộng hòa xưa

Quá giang chiếc thuyền nhỏ của dân đi đánh cá Trình trên sông Ô Lâu
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Mười Hai, 2009, 08:14:43 pm gửi bởi Phong Quảng » Logged
Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #566 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2009, 08:14:04 pm »

Tiếp chuyến trở về rừng

Đi lại những con đường cũ

Hồi tưởng lại thời 1974

Kết thúc chuyến về rừng mỹ mãn
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Mười Hai, 2009, 08:19:32 pm gửi bởi Phong Quảng » Logged
dksaigon
Thành viên
*
Bài viết: 1027


« Trả lời #567 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2009, 08:45:39 pm »

Nước sông còn trong xanh, phong cảnh hữu tình, có vẻ chưa bị ô nhiễm, bác Phong Quảng hể ! Cheesy
Logged
Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #568 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2009, 08:51:59 pm »

Từ đó ngược về phía tây ( biên giới Việt Lào ) chỉ có đồng bào dân tộc và lâm tặc thôi chưa có khu công nghiệp nên nước còn xanh.
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #569 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2009, 09:49:32 pm »


Kết thúc chuyến về rừng mỹ mãn

Hiểu thế nào là "mỹ mãn" đơi Huh
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM