Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:44:04 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phong Quảng chào các bạn  (Đọc 256620 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
pain
Thành viên
*
Bài viết: 421



« Trả lời #510 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2009, 08:59:43 pm »

Vầng, theo em được biết thì 2 nhân vật chính vẫn rất hạnh phúc tuy cuộc sống vật chất có hơi vất vả nhưng vất vả thì ai mà chẳng vất vả:)
Logged

Tôi chỉ có một ham muốn, một ham muốn tột bậc. Đó là không...ham muốn gì nữa!!!
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #511 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2009, 09:54:38 pm »

Binh thường hóa thôi, không phải tầm thường hóa đâu bác Trinhsat!

"Mùa bình thường, mùa vui nay đã về. Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên...."

Ông nhạc sỹ từng viết hùng nhạc Tiến Quân Ca, Sông Lô... này có lý khi thấy hạnh phúc được sống với những điều bình thường trong khúc hát cuối đời. Tất nhiên cả với những khó khăn, cãi cọ, đôi khi hờn giận ghen tỵ nhỏ nhen....chuyện bình thường con người ai cũng có. Cái đek gì cũng lên gân quan điểm thế giới quan, nhân sinh quan nhịp 2/4 hành khúc này nọ thì quá mệt chết đi được. Hề hề ....Có nhiều điều bình thường và tự nhiên chủ nghĩa thì câu chuyện của ông đại trưởng của tôi mới trở nên lấp lánh và trở thành lý tưởng được chứ!

Giời cho em làm một người bình thường, đành chịu vậy thui !  Cheesy
Logged
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #512 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2009, 10:32:16 pm »

Chuyện tình của a.Ninh D trưởng D1 là thủ trưởng cũ của lính moi.Chuyện tình của anh bác Phong quảng kể rất súc động.Hồi đóng tại Đồng Đăng 83-86 Em có biết anh Ninh.Anh là khắc tinh của em mấy lần đấy.Nhưng thực lòng em rất quí anh.Đã có lần em nhờ linhmoi động viên a.Ninh nhập quân sử.Nếu anh mà vào đây thì anh em mình được biết  về mấy cuộc chiến.
Logged
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #513 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2009, 10:35:05 pm »

Bác Phong quảng cho em hỏi.Bác là cựu lính chiến thuộc E4 khi chưa thành lập f337 phải không? bác cùng đơn vị với anh Ninh ạ?
Logged
Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #514 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2009, 06:29:55 am »

Bác Phong quảng cho em hỏi.Bác là cựu lính chiến thuộc E4 khi chưa thành lập f337 phải không? bác cùng đơn vị với anh Ninh ạ?
@longtrec: Đúng, mình là lính E4 và cùng tiểu đoàn với anh N và Linhmoi đấy. Nhưng năm 1975 minh đi học rồi
Còn chuyện sau này họ có đánh cãi nhau không thì không biết. Nếu có thì theo bác TS là họ hát cải lương thôi  Grin( không tầm thường hóa việc cãi lộn) .
Logged
linh moi
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 669


« Trả lời #515 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2009, 09:44:47 am »

    Vâng ! Câu chuyện bác Phong Quảng kể chính là về cuộc tình của anh Ninh D trưởng của em và chị Thủy . Em xin trả lời bác TS1 thay bác Phong Quảng . Em đã đến thăm anh Ninh , chị Thủy cách đây vài năm tại ngôi nhà hiện nay họ đang sống tại HN . Em có thể khẳng định rằng : họ sống rất hạnh phúc (đúng nghĩa của từ hạnh phúc không tính vật chất)! Theo chủ quan của em thì : Để đến được với nhau , anh chị ấy đã vượt qua được những gì khó khăn nhất thì không lẽ ... bây giờ họ lại không thể sống với nhau hạnh phúc được . 1 tiểu thư con nhà gia giáo , trí thức tình nguyện lên dạy học tại 1 huyện BGPB đang xảy ra chiến sự , 1 cô giáo mới ngoài 20 tuổi hàng tuần đạp xe theo hướng có tiếng pháo TQ , ngược với những đoàn người gồng gánh đi sơ tán , để thăm chồng ... Các bác cứ thử tưởng tượng ra sẽ thấy mối tình của họ thế nào . Riêng chị Thủy thì em có 1 kỳ niệm : Hồi ấy  em bị viêm phế quản nặng phải nằm ở nhà thì chị Thủy sang A hữu tuyến thăm (lúc này em chưa quen chị Thủy) và đưa em mấy vỉ thuốc kháng sinh cộng với những lời an ủi động viên , chị ngồi lại với em khá lâu .  Lần đó em đã phải quay mặt ra chỗ khác để giấu đi những giọt nước mắt , không biết chị Thủy có nhìn thấy không ?
Logged
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #516 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2009, 10:12:06 pm »

Nhân nói chuyện về anh Ninh là thủ trưởng cũ của linhmoi em xin kể 1 trong những kỷ niệm với anh.
Năm 1985 ,lúc này ĐV em hàng ngày vẫn choảng nhau với TQ nhưng như đánh khoán thôi.Có nhĩa là TQ bắn sang khiêu khích thì đv em mới được nổ súng.Em nhớ có 1 giai đoạn rất nâu có khi cả nửa tháng BGPB hướng Lạng Sơn rất thanh bình,không tiếng súng.Lính Pháo bọn em sinh chủ quan ,rượu chè.Một lần vào 1 ngày hè oi ả ,bọn em gần chục thằng kéo đi uống rượu.Chẳng thằng nào có tiền đâu,hôm ấy bọn em có 1 chiếc áo len cổ lọ ,mẹ mới gửi lên làm quà.Chiếc áo mẹ gửi với cả tấm lòng, no lắng cho con trai vào những ngày đông giá sắp tới.Đánh đấm nhiều ,cơ thể rã rời, thèm khát đủ thứ thế là bọn em đành phụ lòng mẹ.Bọn em đem áo cắm quán.Rượu lạc thôi,may mà chủ quán (Là bồ của 1 C trưởng thuộc D1 linhmoi) thông cảm.Sau 1 hồi túy quyền bọn em ngất ngưởng về đv.Quán chỉ cách trận địa có hơn 1km,nhưng nếu có cơ giới mà về thì tuyệt.Cầu được ước thấy từ Đồng Đăng có tiếng xe .Cả bọn dàn hàng ngang ra đường.Bọn lính C em nổi tiếng ở Đồng đăng là ngang tàng, lại thêm có rượu ,đúng là" tửu nhập tâm như hổ nhập lâm".Chiếc xe từ từ giảm tốc độ.Thấy vậy lính nhà ta chạy lại phía thùng xe.Thằng lái xe chơi sỏ,nó lừa lính.Khi mọi người rẽ ra,no nhấn ga tăng tốc.Bị quả lừa em bực quá cúi xuống vớ được hòn đá,làm 1 cái thế là kính cửa sổ vỡ.Mà lạ thay chiếc xe bị chúng đá lại không dừng lại.Thế là bọn em lại vui vẻ cuốc bộ về ĐV.Trong đầu cả bọn đã quên luôn chuyện vừa sảy ra.Đi tới trạm gác C1D1, em thấy xuất hiện 1 sỹ quan ,với 2 lính vác AK đi kèm.Đây là lần trạm chán,giáp mặt đầu tiên với anh Ninh.Anh Ninh chặn cả bọn lại,tay lăn lăm khẩu K54 hỏi thằng vừa ném vỡ kính xe.Cả bọn nhìn nhau.Bắt tất cả lại-Anh Ninh ra lệnh cho 2 thằng C1 cầm Ak.Đến nước này em nói,thưa thủ trưởng là em nỡ tay.Bắt thằng này lại-Anh Ninh ra lệnh.Em lập tức bị tống xuống hầm C1(Bên trên có vọng gác).Ở trong hầm đã nhốt sẵn 2 thằng, không hiểu lính hay dân.Chúng nó ướt sũng mồ hôi như đang 'Sau na".Hai thằng đứng án ngữ cửa để tranh thủ thở.Em bảo hai thằng,các ông ngồi xuống đi để cùng thở.Hai thằng tính sinh sự với em.Trên nắp hầm mấy thằng C1 đang kháo nhau về vụ bọn em vừa gây ra.Chẳng hiểu sao 2 thằng hết hùng hổ với em, còn ưu tiên cho em ra gần cửa để hít thở.Ngồi trong hầm độ 15phút thì mấy thằng đồng bọn em về báo ĐV.May cho em hôm ấy C trưởng em từ đài xuống.Anh và anh Ninh là bạn hữu, lên anh Ninh tha ngay cho em.Khi lên tới miệng hầm, a.Ninh hỏi em thế này".Lính HN hả,sao chú mày ngang tàng quá vậy?Anh tha cho chú giao cho anh Tài về dậy lại".Vâng cảm ơn hai anh đã bao dung ,đúng là em ngang tàng vô kỷ luật quá.
Logged
Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #517 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2009, 11:49:46 pm »

ĐỒNG CẢM VÀ CHIA SẺ ( tiếp)
Sau ngày cưới, N lên làm tiểu đoàn phó tiểu đoàn 1 (K15). Cuộc sống chẳng khác trước ngày cưới là bao. Hàng tuần T vẫn đạp xe lên thăm chồng, anh em tiểu đoàn bộ dành riêng cho họ một gian nhà vách nứa  mà vật dụng toàn đồ lính từ nồi niêu đến chén bát. Sáng ra T thường đi chợ mua thêm ít thức ăn làm cơm để bồi dưỡng cho N và đồng đội của anh, bữa thì có anh em trong D bộ, bữa thì anh em C2 cũ lên thăm. Sớm thứ hai T lại đạp xe về trường trong giá rét núi rừng để kịp giờ lên lớp.  Mỗi lần hai vợ chồng xum họp, gọi là bữa ăn tươi cũng chỉ thêm ít  tóp mỡ sốt cà chua và rau sống mà anh em đồng đội và đôi vợ chồng trẻ cũng tràn trề hạnh phúc. Thương vợ lắm, song N chưa biết phải thu xếp ra sao để vợ đỡ vất vả, pháo địch hàng ngày vẫn bắn sang, việc đi lại hết sức nguy hiểm. N tính hết ba năm vợ anh phải về Hà Nội, trước mắt mỗi năm, hai vợ chồng cũng gần nhau được hai kỳ phép là tạm ổn, rồi tính tiếp. Ở Hà Nội có gì còn có bố mẹ, bà con hàng xóm, điều kiện sinh hoạt khá đầy đủ anh cảm thấy an tâm hơn. Còn N, nếu được đi học hy vọng cũng sẽ có những thay đổi thuận tiện hơn trong cuộc sống gia đình.
Ấy vậy mà mọi toan tính đều không thành. Năm đó toàn vùng biên cương mất mùa, dân đói lắm, là người lính từng gắn bó và được dân che chở trong chiến đấu địch hậu thời đánh Mỹ, nhìn đồng bào dân tộc không có cơm ăn, N đã có quyết định động trời. Anh vượt rào, tự quyết định cấp 2 tấn gạo trong kho dự trữ chiến đấu của tiểu đoàn cứu đói cho đồng bào dân tộc hai xã ven thị trấn.
Bà con có được cơm ăn thì N bị kỷ luật, cánh cáo toàn sư đoàn, cái án kỷ luật lần đầu tiên trong đời đã tước mất cơ hội đi học của N. Giấc mộng đổi đời cũng tiêu tan, chưa biết bao giờ thực hiện được.
Nghe tin chồng bị kỷ luật, cô giáo lại tất tả đạp xe về Đồng Đăng an ủi chồng, giúp anh giữ vững tinh thần để tiếp tục công tác.
Cô giáo xin nghỉ phép, ở lại cùng đơn vị của chồng tham gia phong trào tăng gia của đơn vị, không quản ngại bụng mang dạ chửa. Hình ảnh vợ chồng tiểu đoàn phó trên nương làm rẫy đã động viên khích lệ anh em trong đơn vị tham gia tích cực và thực chất hơn. Con sơn ca lại cất tiếng hát mỗi mỗi ngày trân trận địa, vẫn tiếng hát xưa nhưng nay thêm đàm thắm, chia sẻ của người trong cuộc. Lính cả tiểu đoàn ai cũng biết và mến yêu chi T.
 Đồng bào vượt qua  được nạn đói, vụ tiếp theo được mùa đã mang thóc trả lại và cám ơn bộ đội D1 đã chia sẻ với dân. Vậy là trận địa lòng dân biên giới được đơn vị giữ vững, nhờ sự chịu đựng chia sẻ của anh em toàn tiểu đoàn, nhờ cái án kỷ luật của N và một chuyện nữa , chính những ngày gian khó đó, một sinh linh bé nhỏ, đứa “ con đầu ” của họ đã mất khi cô giáo bị ngã trong lúc chạy tránh pháo địch. Anh em đồng đội ai biết đều vô cùng xót xa và thương vợ chồng N..
Vẫn chưa hết, số phận hẩm hưu chưa buông tha N. Khi làm tham mưu phó trung đoàn, N lại được đi học học viện lục quân Đà Lạt. Nhưng cả lần thứ ba này nữa anh cũng không thực hiện được mơ ước của mình.
Về Hà Nội thì vợ ốm nằm viện, N ở lại ít hôm chăm sóc vợ nên lên nhập học muộn, trường trả về đơn vị. Cục cán bộ yêu cầu kỷ luật vì đã không chấp hành đúng thời gian nhập học. Trung đoàn hiểu hoàn cảnh của N nhưng không thể không kỷ luật N được vì anh thuộc diện nguồn đào tạo cán bộ chỉ huy quân sự kế cận do những chiến công trước đó. Để tránh kỷ luật N, trung đoàn quyết định cho anh về hưu non và N chấp nhận.
T nằm trên giường bệnh hay tin anh bị kỷ luật và xin về hưu thì  nước mắt ứa trào . Vươn tay ôm lấy bờ vai của  người lính khắc khổ đen đủi, cô thổn thức :”  Anh vẫn mãi là của em !“.

Sự đời trớ trêu thay, cái vận đen đủi của N làm người ta phải ngẫm. Đành rằng N cũng có sai phạm, hai tội trên có đáng để quân đội mất đi một cán bộ suốt mười mấy năm lăn lộn nơi chiến trường, một người lính dũng cảm luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến đấu trên các cương vị được giao.
Tôi vẫn nhớ ngày bắt đầu chiến tranh biên giới, đất nước cực kỳ nguy ngập. Chỉ sau hai ngày khi tiếng súng ở biên giới phía Bắc vang lên, sư đoàn 337 từ một đơn vị làm kính tế đã chấp hành lệnh trên lên đường ra trận. Sự gấp gắp đến mức trong khi những người lính còn đang hành quân bộ ra ga Si thì các cán bộ tác chiến cấp tiểu đoàn đã đi bằng máy bay ra Lạng Sơn để kịp chuẩn bị chiến trường.
Trong đơn vị không ít người tranh thủ tụt tạt về thăm và báo cho gia đình.Nhiều người khi lên đã  không kịp tham gia trận đánh và tất nhiên không  ai bị kỷ luật cả, bởi lúc ấy tiền tuyến cần người, những người lính có mặt tuyến đầu đã là quí như vàng rồi.
 Nhà N ngay cùng huyện Diễn Châu, cách ga Si không xa mà anh đâu có dám chạy về báo cho gia đình. Đấy không phải là ý thức của người lính khi tổ quốc lâm nguy đó sao ? Chuyện N nhập học muộn về hình thức cũng như những người lính tụt tạt thì lại bị kỷ luật, Tại sao thế Huh
Chỉ khi đất nước một lần nữa lâm nguy thì người ta mới nhớ tới Nguyễn Hữu An, Nguyến Chuông và những người lính trận.
Logged
DepTraiDeu
Thành viên
*
Bài viết: 658

Kẻ thù của Đế quốc và CHỊ EM!No prisoner pls!


WWW
« Trả lời #518 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2009, 12:00:38 am »

Hết thỏ thì thịt chó săn! Âu cũng là quy luật của muôn đời...
Logged

BAO CHIẾN SỸ ANH HÙNG! NÀO CÙNG VUNG GƯƠM RA SA TRƯỜNG!
pằng.. chéo! oái nó có súng còn mình có mỗi gươm! Cheesy
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #519 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2009, 12:28:21 am »

Sự đời trớ trêu thay, cái vận đen đủi của N làm người ta phải ngẫm. Đành rằng N cũng có sai phạm, hai tội trên có đáng để quân đội mất đi một cán bộ suốt mười mấy năm lăn lộn nơi chiến trường, một người lính dũng cảm luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến đấu trên các cương vị được giao.

Tôi thấy hai cái tội trên đều xí xóa được hết, không cần phải kỹ luật:

Thứ nhất: Lo cái ăn cho dân là tội sao? Lý thì không được, nhưng tình thì đạt, có phải là tham ô, tiêu cực đâu?

Thứ hai: Đi học muộn ít hôm vì lo cho vợ bệnh thôi mà, làm gì mà căng dữ vậy, người ta phục vụ quân đội cả đời há phải vài ngày?

Cán bộ chỉ huy thời bình coi bộ rảnh, xăm soi sĩ quan cấp dưới quá nhỉ? Thời chiến mà xăm soi kỹ luật kiểu này chắc hết lính đánh nhau!

Tôi nghĩ người lính đánh nhau trên chiến trường vì cái tình (với chỉ huy, với đơn vị, với quê hương đất nước) mà  lăn xả vào mưa bom bão đạn chấp nhận hy sinh, nếu đối xử với họ không có cái tình họ ì ra đấy, dám bắn không?

Suốt 4 năm đi lính đánh nhau trên chiến trường, tôi chưa hề thấy sĩ quan bắn lính, lính ù lì trốn trận đủ cách, chỉ huy biết chứ mà bó tay thôi, cần là cần cái thằng chịu cày kìa, chứ mấy thằng tụt tạt núp sau lưng chiến sĩ chẳng ai cần.

Thấy thương anh N quá, hy vọng ra dân anh vẫn đứng vững trên đôi chân của mình và có cuộc sống khá hơn.
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Mười Một, 2009, 12:36:45 am gửi bởi thượng sĩ Hùng » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM