Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:56:43 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phong Quảng chào các bạn  (Đọc 256641 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #430 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2009, 08:30:15 pm »

hehe , cái tổ chức công đoàn thực ra nó cũng không ghê gớm gì lắm đâu bác Hà à , chẳng qua nó đại diện quyền lợi của người lao động chống lại sự bóc lột ( nếu có) của người sử dụng lao động . Chủ tịch công đoàn cà chớn tập thể người lao động được quyền cho xuống , bầu lại người khác . Bác cứ nâng quan điểm lên cao quá làm cho ông chủ tịch công đoàn ổng tưởng ổng là ông trời con  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
vovanha
Thành viên
*
Bài viết: 1575

Một thời để nhớ !


« Trả lời #431 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2009, 08:36:22 pm »

hehe.... Chủ tịch công đoàn cà chớn tập thể người lao động được quyền cho xuống , bầu lại người khác ....
Đó là điều lệ của tổ chức Công đoàn.
Còn cơ cấu cán bộ nó thuộc " CƠ CHẾ " Bác ơi !
Sẽ có những bài kế tiếp việc này bên box CCB của anh em mình . Tôi ngán ngẩm lắm rồi .
Logged

Quy Nhơn ! Thành phố nhỏ hơn những gì nó có.Thơ bốn câu không quá hai mươi chữ. Rung chân trời một cánh yến mảnh mai. Con đường nghiêng em hát bên tôi. Gió và tóc...nắng và nước mía .
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #432 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2009, 08:40:21 pm »

hehe.... Chủ tịch công đoàn cà chớn tập thể người lao động được quyền cho xuống , bầu lại người khác ....
Đó là điều lệ của tổ chức Công đoàn.
Còn cơ cấu cán bộ nó thuộc " CƠ CHẾ " Bác ơi !
Sẽ có những bài kế tiếp việc này bên box CCB của anh em mình . Tôi ngán ngẩm lắm rồi .
hehe , đừng nản , qua bên CCB đi xem anh em tư vấn được gì cho bác không  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
vuthanhhuy01
Thành viên
*
Bài viết: 16

quyết không yêu để con gái chêt thèm(____)


« Trả lời #433 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2009, 08:51:51 pm »

các bác buôn dưa lê ở đây à Huh Huh Huh Huh
Logged
dulich
Thành viên
*
Bài viết: 15


« Trả lời #434 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2009, 10:22:11 pm »

các bác buôn dưa lê ở đây à Huh Huh Huh Huh

 Angry
Logged
Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #435 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2009, 10:38:33 am »

CHUYỆN LÍNH GIÁP RANH
Tôi lại được đại đội gọi lên, phụ trách thằng Ngọc ( hy sinh 8/3/1975) và thằng Vị liên lạc ( nay là đại tá chính ủy lữ pháo binh QK1) đi lấy hom sắn về cho đơn vị tăng gia. Đại độiảtưởng bảo :” muốn đi đâu thì đi, cứ có hom sắn mang về là được .”  Đúng là các bố khoán trắng nhưng cũng thoáng, chúng tôi được tự chọn hướng đi cho mình. Đi theo đường 15N , con đường chạy dọc tuyến giáp ranh không hy vọng gì,  vì giáp ranh chỗ nào chả như nhau chi chít hố bom, hố pháo lấy đâu dân mà có hom sắn. Ba thằng bàn nhau đi ngược đường 71 về miền Tây, lên xin đồng bào dân tộc, gần 3 ngày ròng rã thì đến đường 14B ( cây số 0 đường 71) . Đường 14B lúc này là con đường huyết mạch chính của đông Trường Sơn, mặt đường to rộng hơn hẳn đường 71 và đường 15N, chạy từ đường 9 qua Quảng Nam vào tận Tây Nguyên . Cây số 0 cũng là điển cuối  con đường chạy từ bên Lào sang qua dốc Mèo. Ở  đây có một đơn vị thanh niên xung phong nên xe ra, xe vào cũng hay tấp lại nghỉ đêm. Đông vui, tấp nập đủ các đơn vị, các sắc lính “ ngụ cư” quện quanh mấy cô gái xứ Thanh,  không khí như thủ đô của lính ấy.
 Mấy thằng lính giáp ranh lên trông nhếch nhác, nghèo nàm như nhà quê ra tỉnh, tụ nhau dưới gầm cây cầu gỗ, che cái tăng lên làm nơi trú ngụ. Vào đơn vị thanh niên xung phong mượn thêm cái nồi và chuẩn bị bữa chiều.
Một đoàn xe 3,4 cái vừa từ phía Nam chạy ra cũng dừng lại nghỉ gần cây cầu. Lính xế có khác, trên xe có đủ mọi thứ cần thiết cho bữa ăn,  xe dừng, tất tật quăng từ trên thùng xe xuống từ rau, thịt hộp đến củi , chỉ một loáng bếp đã đỏ hồng mấy thằng bộ binh nhìn theo thèm dỏ rãi ngưỡng mộ, mơ ước.
 Cơm chưa kịp chín mấy o Thanh Hóa đã ra đòi nồi, cò cưa tán tỉnh chờ cơm chín hẳn rồi kiếm lá chuối rừng đổ cơm ra trả lại họ nghĩ hoàn cảnh quá. Phải nói cánh bộ binh chúng tôi chẳng nước non gì để các O phải để ý. Cả năm mới thấy mò lên một lần, lính tuyến trước khố rách áo ôm, trong khi cánh xế vài hôm lại “ xe anh qua” , trong Nam ra thì có khăn dù, ngoài Bắc vào thì có gương lược, giấy bút làm quà tặng,  em nào chả thích. Trông lính xế lúc ấy bảnh lắm, vì từ ngày ký hiệp định, con đường 14 chẳng hề còn tiếng bom, hết trọng điểm chạy nhàn hơn nhiều.
Chúng tôi đang ăn cơm thì một chiếc Zin157 đến tấp lại bên cầu, chiếc xe sạch bóng chắc vừa rửa xong, lính xế ta bước xuống, đầu chải láng mượt, mặc chiếc áo dệt kim trắng tinh, miệng vừa huýt sáo bài :
 Chiếc cầu là nơi hẹn hò của đôi ta
Đêm trăng sáng bên cầu em giặt áo
Đêm trăng sang bên câu anh thổi sáo

 Anh quay kính xe lên, như thể sắp đi xa khỏi xe. Tôi đoán chừng bố mày lại vào thăm các em đây, trông dáng bộ vui vẻ lắm. Tôi tranh thủ lao đến bắt chuyện và hỏi xin được một be xăng để dùng cho bật lửa. Anh lính xế vui vể mở nắp thùng xăng cho tôi lấy rồi khóa nắp xăng cẩn thân, trước khi đi nháy mắt với tôi. Tôi trở về gầm cầu chui vào võng nằm nghĩ đến chặng đường ngày mai.
Hôm sau chúng tôi vượt qua dốc Mèo, con đường đã lâu không sử dụng nhiều đoạn lở chỉ còn là đường mòn. Đi trên đoạn đường lở nhìn xuống vực mà chết khiếp. Nghĩ sơ xảy trượt chân trôi theo đất lở mấy trăm mét dốc đứng thế này chắc không bò lên nổi. Đến một bản giáp biên giới Lào, gặp một lính công binh, chúng tôi bắt chuyện,  biết người lính này thông thạo địa bàn và tiếng dân tộc nên theo về chỗ anh ta nghỉ. Người lính công binh nói quê Vụ Bản , Nam Định có nghề làm men lá nấu rượu, anh được đơn vị cho đi lấy lá về làm men, nấu rượu cho đơn vị thỉnh thoảng liên hoan còn có tí cay. Anh bảo cứ theo anh, anh chỉ cho cách lấy hom sắn. Một lúc sau thì thấy hai bố con người Pa Kô đến, họ nói chuyện với anh lính công binh bằng tiếng dân tộc, họ nói với nhau như cãi nhau.
Anh lính công binh dẫn hai bố con đến chỗ tôi, anh giới thiệu và đề nghị họ giúp cho chúng tôi ít hom sắn. Hai bố con người Pako từ chối :” Đồng bào còn ít hom sắn lắm, không cho bộ đội được, bộ đội đi bản khác xin thôi “. Nói xong, rồi hai bố con hầm hầm ra về. Tôi thất vọng quay nhìn anh lính công binh hỏi :” Các bản khác có xa đây không ? Anh chỉ cho tôi để mai tôi biết đường tìm. “
Nó còn nhiều sắn lắm nhưng bố con nó tức tôi đấy. Bố con nó đòi chia số lá lấy được nhưng tôi không chịu  vì chúng nó đang học nghề tôi, để trả công bố con nó  phải để số lá lại. Khi tôi đủ số lá cần thiét thì bố con nó mới được lấy, lúc ấy tôi mới truyền nghề cho. Các ông đừng lo, thế nào bố con nó cũng phải cho hom sắn. _ Anh lính công binh nói quả quyết. Hóa ra lúc nãy họ cãi nhau thật.
Tôi đề nghị :” Mai chúng tôi cứ đi thử mấy bản khác xem sao, nếu không được nhờ ông thuyết phục bố con ông ấy họ .”
Tôi quyết định bỏ một ngày lùng sục mấy bản giáp biên , sáng ra lên đỉnh đồi xác định vị trí tạm trú xong là lên đường. Đi hết hơi mới thấy một bản có ba nóc nhà nửa sàn nửa đất treo leo sườn núi. Thấy bộ đội vào lũ trẻ nhếch nhác ở chuồng chạy lảng ra không có cách nào mà hỏi được. Máy con chó đói gầm gừ cảnh giác. Chẳng biết hỏi ai tôi đành liều xộc vào cái nhà to nhất, peeng ! u..u.. cái cồng to treo gần bếp, rung rung nhẹ cùng tiếng âm trầm vang giữa núi rừng. Bà cụ ngồi bên cái cồng già như chưa có ai già hơn, tóc trắng xõa phủ ngang người, ngực trần , cặp vú nhăn nhúm dài thõng đen mốc, cánh tay gày guộc khẳng khưu. Cụ ngồi gần như bất động, cặp mắt lòa nhìn vào không trung vô định. Tôi chào bà cụ , chẳng thấy cụ phản ứng gì đành quay ra nhìn hai đồng đội rồi nhìn quanh bản,  thất vọng quá. Chẳng ai tiếp chúng tôi, hơn nữa họ cũng không biết tiếng Kinh, chúng tôi đành quay về, bây giờ chỉ còn nước trông cậy anh lính công binh và hai bố con lão Pakô kia thôi.
Tối ấy cái chuyện ăn chia của anh lính công binh và hai bố con lão Pakô vẫn chưa ngã ngũ nên chuyện hom sắn của chúng tôi hãy còn chờ đấy. Tôi nói với anh lính công binh là chúng tôi hết cách rồi, đề nghị anh nhượng bộ họ một tí cho chúng tôi nhờ. Tay công binh cũng chả vừa, cứ nhất định không chịu. Anh ta còn bảo :” thăng cha này quái lắm , hơn cả Do Thái , hắn giàu nhất vùng này đấy.”
Sáng ra, tôi chào anh lính công binh nói là về nhưng thực sự chưa biết đi đâu vì hom sắn chưa có về sao được. Anh lính công binh tần ngần rồi nói nhỏ :” Quanh đây có mấy nương sắn đều của nhà bố con lão cả, ông qua thấy cứ lấy đại đi, có gì tôi bảo lãnh cho..”
Được ! để tôi xem thế nào._ Chia tay anh lính công binh, chúng tôi quay trở lại con đường cũ, qua một hai vạt sắn tôi nhìn vào thấy có nhiều gốc đã bật lên, cây nghiêng ngả trơ rễ (đã thu hoạch). Bỏ qua, chúng tôi vẫn đi cho đến khi nghỉ giải lao ngồi ngẫm nghĩ : Đường về lấy đâu ra hom sắn, chẳng lẽ về không !
Tôi quyết định quay lại, cử thằng Ngọc cảnh giới, tôi và thằng Vị lao vào chặt lấy chặt để bó thành 3 bó dài chừng 1m, chằng cẩn thận lấy quai gùi buộc lại đeo lên vài. Cả lũ đi nhanh như chạy, đến khi cảm thấy an toàn thằng Vị còn bày trò :” Đáng lẽ phải viết giấy biên nhận chứ nhỉ ?”. Tôi thầm nghĩ đã có anh lính công binh lo  vụ này .
Về gần đến Tam Dần chúng tôi vào nghỉ nhờ một đơn vị của d16 phòng không f324. Lại gặp một bác đồng hương Hà Nội nhà phố Hàng Bột làm quản lý đại đội. Quả mấy cha Hà Nội cũng láu cá, tôi gặp mấy ông vào đều làm quản lý cả. Đồng hương gặp nhau giữa chiến trường thì còn gì bằng, chúng tôi không phải làm gì nữa chỉ việc nghỉ ngơi và chờ cơm. Sau bữa cơm tràn chề hạnh phúc ấy, trên đường về chúng tôi đều chung một ý là : thấy anh em bỏ những lá rau già đi mà buốt ruột, thằng nào cũng thấy tiếc.
Đúng là sau hiệp định Pari lính giáp ranh vẫn còn cực lắm.
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #436 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2009, 11:31:05 am »

He...! He...!
Thấy dốc Mèo rồi hả? Thế mừ bọn tôi phải đưa xe tăng qua đó đấy Undecided
Logged
thaynhin
Thành viên
*
Bài viết: 178


« Trả lời #437 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2009, 02:37:09 pm »

 Cách giúp nhau của lính chiến rất hay!Các bác bảo lãnh với đồng bào bằng uy tín và quan hệ của mình.Sớm muộn thì anh công binh đó cũng truyền cho Đồng bào đó cách làm men lá,có lẽ bác Phongquang khó mà gặp lại anh công binh tốt bụng này.Anh ta nói được tiếng của đồng bào la biết một ngoại ngữ rồi đó.Bây giờ các bác CÔNG CHỨC của ta khiêm tốn trong việc học tập ngoại ngữ lắm!Chỉ nói bằng tay là giỏi!
Logged
Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #438 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2009, 09:09:29 am »

Đời lính khi thực hiện nhiệm vụ của mình gặp không ít trở ngại, khó khăn.  Là người lính thì phải tìm mọi cách để hoàn thành nhiệm vụ, có lúc phải " vượt rào" vi phạm chút ít nguyên tắc, kỷ luật quân đội. Chuyện viết giấy bướm cấp cả trăm bình điện thời kỳ rút quân ở K, chuyện trộm hom sắn của đồng bào miền Tây Thừa Thiên là thế,  nay thêm một chuyện nữa, các bác xem và gộp ngần ấy tội lại xem đã đủ gỡ " sao "  Phong Quảng này được chưa Grin
Một lần với biên giới phía Bắc
Đầu những năm 80 thế kỷ trước, khi hai đầu đất nước là chiến tranh , Việt Nam còn đang bị cấm vận cộng với một số sai lầm trong cải tạo và xây dưng kinh tế,  khiến đời sống của dân ta vô cùng khó khăn.
Cái thời ở hậu phương là  “Đêm ấy là đêm nào” , còn lính biên cương thì “ Canh toàn quốc, nước chấm đại dương”.
Tôi còn nhớ , một sĩ quan cấp úy như tôi, ở cơ quan TCHC  , mà đến kỳ quân trang cũng chỉ giữ đủ 2 bộ cần thiết để đi làm còn lại may ô, áo hè, áo đông cho ra chợ trời hết, bán đi nhặt nhạnh ít tiền về mua sữa nuôi con. Chưa có khi nào chị em lại “ hạ giá “ đến thế :
Một yêu anh có may ô
Hai yêu anh có cá khô ăn dần
….
Tiện thể tôi kể cho anh quân sử biết về công tác bảo đảm hậu cần thời kỳ đó vì hầu hết các bác là lính chiến, có thế nào dùng thế, no đói thì biết thế chứ ai quan tâm vì sao.
Để bảo đảm cái ăn cho bộ đội tuyến trước, TCHC đã tổ chức các trạm quân lương trên từng tuyến như trạm 2 ở Vôi chuyên lo cho hướng Lạng Sơn, trạm 4 Phú Thọ lo cho tuyến Lào Cai, Hà Giang, trạm 6 lo thu gom hàng ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng . Ở phía Nam có trạm 9 ở Sài Gòn và vài trạm ở khu 7, khu 9 v.v. Các trạm có nhiệm vụ thu gom lương thực, thực phẩm  tại địa phương do nông dân đóng góp theo nghĩa vụ và tiếp nhận lương thực, thực phẩm từ các tỉnh ở hậu phương lên rồi đẩy hàng lên biên giới. Thường thì hàng đưa lên chủ yếu là thịt lợn rim, ruốc mặn, cá khô, lương khô..v.v.
Không biết các bác đã được xơi mấy thứ đồ do ngành quân lương ta làm chưa, chứ tôi thì ruốc mặn được xơi từ ngày đánh Mỹ , cá khô thì thỉnh thoảng cũng được phân phối nội bộ  một ít còn thịt rim thì chưa biết nó thế nào vì chỉ để dành cho tuyến trước.
 Nhưng trên cũng yêu cầu phải đưa thực phẩm tươi lên được tuyến trước, một  trong số thực phẩn tươi trong đó có lợn sống. Khả năng vận tải của cục quân lương không đáp ứng được và quân đội chưa có xe chuyên dùng chở lợn nên vẫn phải dùng zin130 chở hiệu suất rất thấp mà hao hụt nhiều. Nhóm kỹ thuật chúng tôi được giao nhiệm vụ nghiên cứu cải biên loại xe này từ những chiếc xe ca Hồng Hà  đã thanh lý ( xe cơ sở là loại xe Giải Phóng của TQ).
   Tôi được giao chạy thử nghiệm và viết báo cáo đánh giá kết quả . Nói chung kết quả tạm tạm các bác ạ, sau trên cũng cho cả nhón cái giấy khen. Tôi xin kể các bác nghe kỷ niệm một chuyến đi biến giới năm đó.
   Nhóm chạy thử nghiệm “ Xe chở lợn” của tôi còn thêm 2 người nữa là Thọ và X đều là lái xe và thợ sửa chữa kịch bậc. Rong ruổi trên tầng cây số bằng cái xe hình thù chẳng giống ai, đầu xe ca, đít xe tải, mầu nâu đỏ do chỉ có một nước sơn chống gỉ, trông nó xù xì tối om.Vi vu trên đường nay trạm quân lương này mai trạm quân lương khác cũng vui. Nhất là cái thời ngăn sông cấm chợ, làm anh lái xe còn oai hơn cả ông tiến sĩ. Ngược thì chở lợn lên biên giới, xuôi thì ( sau khi đ ã  rưửa  sạch  xe) chở người tất tật cả cán bộ công tác lẫn con buôn. Tất nhiên là cũng thu tiền nhưng hữu nghị theo giá ngồi sàn, sau mỗi chuyến đi về thế nào cũng có được bữa nhậu, khá hơn còn mua được hộp sữa ngoài KH mang về cho con. 
   Cung đường đi Cao Bằng phải qua một loạt đường đèo dốc như đèo Giàng, đèo Gió, đeo Tài Hồ Xìn, tôi đề xuất chở lợn từ Nam Định lên giao trực tiếp cho sư đoàn 346  cũng để xem khả năng vượt đèo dốc của xe đến đâu. Dự kiến chuyến đi có thể có trục trặc kỹ thuật,  chúng tôi phải chuẩn bị khá kỹ từ đồ ăn, dụng cụ bếp nước cho người và cám trên đường cho lợn.
   Đêm đầu lên trạm 3 Thái Nguyên, nghe anh em lái xe trạm 3 nói :” xe này chở 3,6 tấn lợn qua đèo Gió căng đấy” . Tôi đâm lo và đề nghị cho xuống bớt 1 tấn nhưng anh Truyền trạm trưởng không đồng ý,  đành liều.
   Sáng hôm sau đi sớm, trưa đến thị xã Bắc Cạn thì một con lợn lừ đừ có triệu chứng chán sống, chúng tôi tranh thủ hóa kiếp cho nó, cả con lợn được sát muối treo trên xe, còn nội tạng lấy mấy bộ phận chính nấu chín làm thực phẩm vừa đủ đi đường, còn lại biếu chủ nhà nơi chúng tôi nghỉ trưa.
   Vượt qua đèo Giàng, đến chân dèo Gió trời còn chưa tắt nắng, chúng tôi dừng chạy  tranh thủ kiểm tra phanh, điện nước và làm thêm can xăng treo dự phòng bơm xăng hoạt động kém. Rồi con bò già ì ạch mãi cũng đến đỉnh dèo Gió,  nhiều khi tưởng tụt hơi may nhờ có  tài già lão luyện chúng tôi vượt qua được.
 Đến Ngân Sơn thì khuya lắm rồi, cả thị trấn tối mù trong sương nhưng lạ là vẫn nghe văng vẳng tiếng hát đối đáp như hát lượn năm nào tôi gặp ở Lạng Sơn. Chúng tôi dừng xe trước căn nhà có tiếng hát , tò mò muốn xem họ làm gì phía trong. Hóa ra chợ phiên Ngân Sơn vừa tan khi chiều, trai gái hát hò chưa có kết quả, đám con trai theo mấy cô gái về nhà trọ hát tiếp. Hai cô gái ở trong buồng trong hát ra, đám trai tráng năm sáu anh tụ cả xuống bếp nhờ một ông già mù đọc mớm lời cho để đối đáp với hai cô. Cả ba chúng tôi cùng ngồi trong bếp nghe hát, song không hiểu gì vì không ai biết tiếng dân tộc. Nhưng cũng tò mò xem kết quả nó ra sao và cũng nóng ruột khi muốn được nhìn thấy những cô gái bên trong căn buồng ấy. Họ hát cho đến sáng và hình như đám con trai dù được ông già mớm lời vẫn không chiếm được trái tim mấy cô nàng, khi nhìn rõ mặt người thì chẳng còn anh chàng nào. Chúng tôi rềnh ràng chờ bớt sương mới chạy nên cũng được chiêm ngưỡng mấy em Ngân Sơn, họ nói chuyện với chúng tôi bằng tiếng kinh rất sõi. Sau mới biết là mấy em học trung cấp sư phạm trên tỉnh, rủ nhau đi chợ, hèn gì mấy trai làng có sư phụ phải thua. Tiếc là chúng tôi không có thời giam để tìm hiểu thêm về họ, về chợ phiên, về nhưng đêm thức trắng đối đáp đầy cuốn hút.
Xe chúng tôi leo dèo Tài Hồ Xìn thì gặp lính ta đi chơi thị xã ngày chủ nhật bám vào xe chúng tôi như ong. Biết làm sao được! Ì ạch lên đến đỉnh tôi cho xe dừng lại, xuống thuyết phục đám lính trẻ rằng : xe đổ dốc, tốc độ lớn rất nguy hiểm. Nhưng không ông nào chịu xuống cho. Nhìn anh em thấy cũng thương nhưng không thể chạy được, cuối cùng tôi phải đề nghị :
-   Anh em có muốn ăn thịt lợn không ?
Tôi vừa dứt lời, mắt lính ta sáng lên nhưng chưa hiểu cái ông trung úy này sẽ làm gì.
-   Anh em cử cho hai người biết làm thịt lợn, ngồi lên xe, xuống chân đèo tôi cho mổ lợn, biếu anh em bộ lòng, có nồi, muối và cả rượu nữa ta làm bữa tươi. Còn tất cả bây giờ phải chịu khó đi bộ.
Xe xuống chân đèo, chọn chỗ có con suối tôi cho dừng xe và tìm con lợn yếu nhất ra làm thịt. Phải nói hai ông lính trẻ thạo tay nghề chỉ một loáng đã sử lý xong bộ lòng, đem ra luộc rồi ngồi chờ đại quân xuống đánh chén.
Một bữa liên hoan thịnh xoạn , tất cả thức ăn bầy trên những tàu lá chuối, rượu uống bằng bát và ăn bốc. Chúng tôi ngồi vui cùng họ một lát rồi chia tay. Đám lính trẻ tươi rói đáp lại : Cảm ơn thủ trưởng !
Được làm anh thủ trưởng bất đắc dĩ ngẫm cũng vui vui nhất là khi nhìn thấy anh em trong bữa ăn hôm đó. Buổi trưa xe đến sư bộ, tiếp chúng tôi là chủ nhiệm hậu cần f . Leo lên được chỗ ban hậu cần giữa cái nóng oi ả đã  mệt hết hơi, nhìn trên  bàn  thấy 2 chai rượu trắng nút lá chuối và đĩa lạc rang khô khốc tôi phát hoảng. Làm xong thủ tục bàn giao, tôi ngồi cùng anh em hậu cần f uống mấy chén rượu cay nồng giữa trưa nắng biên cương mới thấm cái khó khăn một thời đã trải của người lính biên cương phía Bắc.
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #439 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2009, 11:43:38 am »

Tôi vừa dứt lời, mắt lính ta sáng lên nhưng chưa hiểu cái ông trung úy này sẽ làm gì.
... Phải nói hai ông lính trẻ thạo tay nghề chỉ một loáng đã sử lý xong bộ lòng, đem ra luộc rồi ngồi chờ đại quân xuống đánh chén.
Một bữa liên hoan thịnh xoạn , tất cả thức ăn bầy trên những tàu lá chuối, rượu uống bằng bát và ăn bốc. Chúng tôi ngồi vui cùng họ một lát rồi chia tay. Đám lính trẻ tươi rói đáp lại : Cảm ơn thủ trưởng !Được làm anh thủ trưởng bất đắc dĩ ngẫm cũng vui vui nhất là khi nhìn thấy anh em trong bữa ăn hôm đó.
Đám lính trẻ biên giới phía bắc đã đề nghị cấp thêm sao cho trung úy THỦ TRƯỞNG rồi đó  Grin.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM