Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:48:42 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phong Quảng chào các bạn  (Đọc 256645 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #330 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2009, 09:18:31 pm »

hehe , tui thì thắc mắc sao sư này cán bộ nhiều quá vậy , cả ngàn người ? vậy quân số lúc đủ là bao nhiêu ? theo tui tính với quân số ở đơn vị tui cấp D khoản 120 người như vậy 1 F chỉ có khoảng 2000 quân .
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #331 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2009, 09:20:49 pm »

Quân số biên chế thời chiến của sư đoàn trong KCCM thường từ 10 đến 12 ngàn người.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #332 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2009, 09:23:15 pm »

Quân số biên chế thời chiến của sư đoàn trong KCCM thường từ 10 đến 12 ngàn người.
hehe , đông thế kia à vậy ông chủ nhiệm hậu cần phải cực kỳ giỏi  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
vovanha
Thành viên
*
Bài viết: 1575

Một thời để nhớ !


« Trả lời #333 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2009, 09:27:08 pm »


hehe , đông thế kia à vậy ông chủ nhiệm hậu cần phải cực kỳ giỏi  Grin
ông chủ nhiệm hậu cần = dân ( dân không giỏi thì ai giỏi ) Grin Grin Grin
Logged

Quy Nhơn ! Thành phố nhỏ hơn những gì nó có.Thơ bốn câu không quá hai mươi chữ. Rung chân trời một cánh yến mảnh mai. Con đường nghiêng em hát bên tôi. Gió và tóc...nắng và nước mía .
trungdoangiadinh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 373


« Trả lời #334 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2009, 09:33:24 pm »

hehe , tui thì thắc mắc sao sư này cán bộ nhiều quá vậy , cả ngàn người ? vậy quân số lúc đủ là bao nhiêu ? theo tui tính với quân số ở đơn vị tui cấp D khoản 120 người như vậy 1 F chỉ có khoảng 2000 quân .
Hi..quân số của đơn vị haanh bị thiếu mà...ở đơn vị mình thì cấp D từ 380 >400 quân !!!
Logged
Hungnt_E1F2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1072


« Trả lời #335 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2009, 10:26:46 pm »

Haanh@: quân số biên chế đủ cấp e là khoảng 3000, còn trong chiến đấu thì khoảng 1800-2000 thôi (vì số bệnh, nằm viện, hậu cứ, thu dung, ...)
Logged
dksaigon
Thành viên
*
Bài viết: 1027


« Trả lời #336 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2009, 10:30:16 pm »

Nếu tính Btr trở lên là cán bộ thì với một sư đoàn với quân số 10 ngàn người thì 1 ngàn CB là có thể đúng chứ!
@haanh: quân địa bàn 1 D quân số chỉ hơn 100 là phải rồi, cũng giống thời tớ đấy ( 170 theo danh sách)! Cheesy
Logged
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #337 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2009, 08:12:45 am »

Nếu tính Btr trở lên là cán bộ thì với một sư đoàn với quân số 10 ngàn người thì 1 ngàn CB là có thể đúng chứ!
@haanh: quân địa bàn 1 D quân số chỉ hơn 100 là phải rồi, cũng giống thời tớ đấy ( 170 theo danh sách)! Cheesy
Lâu ngày không chính xác nhưng sỹ quan của một E đủ độ 230- 250 người . quân 1 c BB là 116 người
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #338 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2009, 08:49:17 am »

Nói đến chuyện vứt bỏ quân trang dọc đường em lại nhớ đến xì căng đan vứt bỏ lưỡi lê của E66 trong trận Playme của nguyentin năm ngóai trên ttvnol. Theo hồi ký của bác Lê Cao Đài thì lính mình vứt bỏ không chỉ trang dụng cá nhân mà còn cả đạn và vũ khí. Nếu thật như vậy, cộng với chuyện do các bác kể thì việc mấy chú ở bên kia (nguyentin, lamali, AndrewTran ...) suy ra E 66 vứt bỏ 400 lưỡi lê dọc đường rất có thể là thật.
Logged

Chết vì ghét người!
Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #339 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2009, 11:02:26 am »

     Lễ xuất quân, cả đại đội tập trung hàng ngũ chỉnh tề nghe CTV đọc thư của Phó tổng Tham Mưu Trưởng Vương Thừa Vũ. Đến hôm nay tôi cũng chưa rõ gọi nó là gì nhưng nội dung tôi nghe như mệnh lệnh chiến đấu. Tôi vẫn nhớ mang máng một câu :”… Cho dù phía trước là vực sâu hay núi cao…” Nghe khí thế lắm, nó như những hình ảnh tôi thấy trong phim tài liệu về chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 khi cấp trên trao cờ cho các đơn vị thọc sâu của quân đoàn 2 và quân đoàn 4 trước khi tiến vào Sài Gòn. Chỉ khác thời điếm đó chúng ta đang rất khó khăn trên các chiến trường.
    Chúng tôi hành quân bộ chừng hơn tiếng đồng hồ thì ra tới đường số 1, một đoàn xe dài nối nhau đã chờ trên đường. Trung đội tôi ngồi gọn trên một chiếc Zin 3 cầu, hơn ba chục con người được chen chúc, ba lô làm ghế súng để trước mặt,  người dựa vào nhau. Đoàn xe chạy chậm trong đêm, trong ánh đèn gầm sáng mờ phía trước. Xa xa, tiếng máy báy ì ầm , pháo sáng chập chờn , lúc sáng rực lúc ảo mù như ánh trăng. Xe chạy được khoảng 2 tiếng thì dừng lại chờ vượt sông bằng cầu phao. Cả đoàn xe nằm rải dọc bên đường chờ lệnh . Xe chúng tôi nhích dần, nhích dần về đầu cầu, những chiếc xe ngược chiều xộc xệch, trống rỗng. Tiếng hò hét, tiếng xe cộ gầm rú, ánh đèn pin loang loáng, không khí thật căng thẳng. Tôi ngồi im trên xe, quan sát các hoạt động của đầu cầu trọng điểm, thỉnh thoảng ngước nhìn bầu trời chập trờn pháo sáng…Xe chúng tôi từ từ bò xuống cầu phao theo sự điều khiển của một cô gái. Cô đội chiếc mũ sắt giống như lính cao xạ, mình choàng chiếc dù hoa, tay cầm cờ đuôi nheo, vẫy vẫy cho xe bám vào mép cầu đập dình .Dáng cô  đĩnh đạc, dứt khoát. Xe lướt ngang qua cô gái, mấy ông lính từng trải buông vài lời chòng ghẹo. Còn tôi, người lính trẻ, lần đầu vượt trọng điểm, nỗi sợ phần nào được trấn tĩnh khi nhìn cô gái đĩnh đạc, gan góc đó. Cảm phục ! Không nói nên lời.
     Sau này, mỗi lần đi đâu qua Thanh Hóa,  đến Đò Lèn tôi thường dừng lại, nghỉ hút điếu thuốc và uống cốc nước dừa. Ngắm nhìn tượng đài ghi công những Anh Hùng giao thông ngay đầu cầu, tượng đài bằng đá thật uy nghi , hoành tráng ...Riêng tôi, hình bóng người con gái, đầu đội mũ sắt, tay giơ cao lá cờ nhỏ chỉ đường cho xe qua, chiếc khăn dù bay bay, chập chờn giữa trời đêm năm ấy thì chẳng tượng đài nào sánh nổi…
     Đoàn xe tiếp tục lao về phía Nam, trong đêm tối đi qua những đâu , tôi cũng chẳng biết được. Chỉ khi cả đơn vị xuống xe để vượt sông bằng đò, tôi mới biết là mình đã đến sông Mã. Cầu Hàm Rồng một trong điểm ác liệt nổi tiếng bị bị bom Mỹ đánh gẫy từ những ngày đầu chiến tranh phá hoại trở lại miền Bắc. Chúng tôi phải xuôi theo dòng sông Mã đến một bến đò cách không xa cây cầu cũ.
Không khí qua đò nhộn nhịp, đông vui ,không căng thẳng như ở các trọng điểm. Đưa chúng tôi qua sông đủ loại đò, to có, nhỏ có. Lái đò cũng đủ mọi lứa tuổi, có cả những em thiêu niên nhưng đa phần là các cụ và phụ nữ.
 Hò ơ …ơ hò ..
     Đâu đó những giọng hò cất lên từ những cô gái xứ Thanh tinh nghịch . Lính ta đáp trả cũng láu lỉnh, làm cả bến đò rộn vui, như nơi đây chẳng hề có bom đạn.Tôi rất thích điệu hò đối đáp này của người dân xứ Thanh, giai điệu đơn giản và lời nếu ai nhanh trí có thể tự bịa ra được. Tiếng hỏi thăm, trêu đùa nhau tíu tít, đò nào có những cô gái trẻ thì đầy ắp tiếng cười.
Sang đến bờ Nam trời đã gần sáng. Chúng tôi đi xuyên qua thị xã Thanh Hóa lên Triệu Sơn, nơi bắt đầu con đường 15. Thị xã ngổn ngang, tĩnh lặng gần như không có dân, nhà cửa đổ nát nhiều quá . Nhà ga thị xã bị bom Mỹ đánh nát, đường ray bật lên cong queo, những toa xe , đầu máy lật nghiêng. Tôi có cảm giác như một thành phố chết, không một bóng người, hoang vắng đến lạnh người. Chúng tôi lầm lũi bước qua cảnh đổ nát ngược lên phía Tây thị xã.
     Đơn vị nghỉ tại một làng nhỏ ria thị xã, lính cũ bảo đây là “rừng thông “địa danh là thế nhưng  tôi chẳng thấy cây thông nào. Đơn vị tỏa vào trong làng trú trong các nhà dân. Nhận nhà xong,  tôi được phân công lo bữa ăn trưa cho anh em còn thằng Thìn đen sẽ nấu bữa chiều.
     Ngày đầu làm anh nuôi thực thụ cũng chưa có gì vất vả, chủ nhà sai con cháu hướng dẫn, giúp tôi rất nhiều, trung đội cũng cử người xuống phụ thêm nên rất nhanh tôi đã chuẩn bị xong bữa trưa , chia chác đâu đấy là mắc võng ngủ. Dù sao cũng phải ngủ sau các đồng đội vì mình là anh nuôi. Các bác bảo sướng cái nỗi gì Huh    * Tính kể chuyện làm anh nuôi nhưng lại chẳng nói gì về chuyện bếp núc. Đúng là " Treo đầu dê, bán thịt chó" , các bác xơi tạm vậy , lần sau sẽ sửa lỗi, mong các bác thông cảm giùm
 
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM