Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 01:16:42 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phong Quảng chào các bạn  (Đọc 256461 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ongtom
Thành viên
*
Bài viết: 29


« Trả lời #80 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2009, 02:27:44 pm »

....
Ngày 10/3
....

Cảm ơn bác Phong Quảng về những hồi ức thời lửa đạn ở quê em. Hầu hết các địa danh bác nêu trong bài viết em đều biết, như Thanh Tân, Ồ Ồ, Cổ Bi, Hiền Sĩ, Phổ Lại, Đồng Lâm, Phong An, Phong Sơn, Điền Hương,... nhưng có một số em nghe cũng rất lạ, có thể là do em thuộc loại hậu sanh, như Tứ Chánh (hay là Tứ Hạ ngày nay ? ở đó có căn cứ lớn), Định Kỳ, Kiểm Lâm...

Hay đó chỉ là tên các thôn hả bác ? vì em thấy ở Thừa Thiên các địa danh cũng ít thay đổi lắm. Em sống ở Huế, nhưng quê là Quảng Điền, vả lại công việc của em đi lại khá nhiều nên cũng khá rõ huyện Phong Điền. Em hỏi vậy thôi, không có ý "chất vấn" Grin. Bác đừng giận nhé, vì em có thể xem lại ở bản đồ GIS (Hệ thống thông tin địa lý). Nếu bác có nhu cầu bản đồ GIS khu vực này thì em sẽ cung cấp nhé (bác yêu cầu giới hạn bản đồ - em sẽ chép thành file ảnh gửi bác).

@ Các bác khác: Bác nào có nhu cầu bản đồ GIS tỉnh TT Huế để phục vụ "tác chiến" thì PM cho em, dĩ nhiên em chỉ gửi dạng file ảnh, và cất bớt những lớp bản đồ không cần thiết, hoặc có thể nhạy cảm.
Logged
Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #81 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2009, 04:44:10 pm »

@ongton:Những dòng chữ nghiêng là do nhà văn Xuân Thiều viết, trong đó có nhắc tới các địa danh như : Đồng Lâm, Định Kỳ,Kiểm Lâm và Tứ Chánh.
 Mình giải thích như thế này: Đồng Lâm nằm ở phia tây đường 1 đoạn gần nghĩa trang Hướng Điền đó, ở đây có một con đường chạy về Hòa Mỹ. Ngày trước là một căn cứ lớn, có trận địa pháo, mình vẫn thấy lính VNCH tập nhảy dù ở đó. Nay trông rất nhiều thông. Định Kỳ, Kiểm Lâm cũng nằm quanh đấy thôi. Còn tứ Chánh là một nhánh nhỏ ( sông) chảy vào sông Bồ gần Cổ Bị. Tứ Hạ ( trước kia lính đơn vị mình gọi lệch là Từ Hạ) ở đáy cũng có một trận địa pháo. Nay là thị trấn của Hương Trà.
 Mình có gõ nhầm ngày 12/3 thành 12/4. Còn ngày cắm cờ thành Huế là 25/3 mới chính xác.
Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #82 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2009, 09:53:55 pm »


@ Các bác khác: Bác nào có nhu cầu bản đồ GIS tỉnh TT Huế để phục vụ "tác chiến" thì PM cho em, dĩ nhiên em chỉ gửi dạng file ảnh, và cất bớt những lớp bản đồ không cần thiết, hoặc có thể nhạy cảm.

Có hàng xịn rồi nè  Grin

Bản đồ quân sự UTM tỷ lệ 1:50.000.

Bác kiếm giùm được bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 hoặc 1:100.000 của Campuchia được thì tốt quá  Cheesy

Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #83 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2009, 09:57:01 pm »

Như vậy có 2 E đánh thọc sâu vùng đồng bằng Hải Lăng (QT) giáp Phong Điền (TTH), nơi phòng tuyến sông Mỹ Chánh - là khu vực phòng thủ chính của VNCH sau 1972.
Phải chăng đây là trận đánh nghi binh? Vì nó xảy ra ngay trước trận Buôn Mê Thuột?

Em thì thiên về cho rằng là chiến dịch phối hợp, chiến dịch K175.

Ngoài 20/3 thì VNCH thực sự vỡ trận nên chiến dịch K175 biến chuyển hơn ta dự tính!

Logged
Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #84 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2009, 10:56:21 pm »

@rongxanh:Chiến dịch phối hợp đúng là chính xác hơn. Còn việc nổ súng trước 2 ngày làm cho đói phương càng lúng túng, không xác định được mật trận chính.
Logged
Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #85 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2009, 11:19:54 pm »

Đồng bằng
Tôi không tham dự những trận đánh dưới đồng bằng Phong Quảng nhưng lại đặc biệt quan tâm đến nó bởi rất nhiều đồng đội cũ thân thiết của tôi ở dưới đó. Họ không chỉ là K15 đơn vị cũ của tôi mà cả K10, C3  và  những o du kích, những cán bộ địa phương hai huyện Phong _Quảng gắn bó với trung đoàn từ ngày chúng tôi đứng chân ở đây.
Mới hôm nào chúng tôi còn gặp nhau, giao lưu trong những ngày xuân Ất mão. Phó chính ủy trung đoàn qua đơn vị tôi, anh nói chuyện với chúng tôi về triển vọng của năm nay, về thời cơ mới trong chiến tranh..tôi chỉ nhớ anh nhắc đến câu thơ :
Thời cơ như cánh chim bay
……………………………
Lâu quá tôi không thể nhớ nổi, nhưng ý anh nói phải biết nắm lấy thời cơ, trong một đời người hay như trong thời cuộc, khi thời cơ đến không biết nắm lấy sau này sẽ vô cùng hối tiếc và là có tội với nhân dân, với tổ quốc.
Vậy mà hôm này nhìn những người lính từ đồng bằng lên, từng tốp nhỏ súng không đạn, khiêng cáng nhau lòng nặng trĩu. Theo lên là những tin dữ bay về :
Phó chính ủy ( anh Cảnh) và chính trị viên tiểu đoàn Chu Phương Đáo cùng rất nhiều đồng đôi khác đã không trở về. Các o Tiệm, Đào, Bé..những cán bộ địa phương rất đa năng và xinh đẹp cũng không về. Những “ thiên nga Việt cộng” (lính Sài Gòn gọi họ như vậy mỗi khi họ cầm loa xuất hiện trên chiến tuyến) đã vĩnh viễn nằm xuống ở tuổi xuân thì, cái tuổi đẹp nhất của thời con gái làm bao chiến sĩ chúng tôi ngẩn ngơ thương xót.
Tôi xin được trích một số đoạn hồi ức của các cán bộ  lực lượng địa phương Phong Quảng hồi ấy :
 Anh Hoàng Ngọc người đồng đội sát cánh chiến đấu cùng các O ngày đó.( Nguyên giám đốc đài phát thanh truyền hình Huế):
“…Nguyễn Thị Bé,Văn Thị Vững,Phạm Thị Đào, Văn Thị Thắm-tay loa, tay súng tất bật ngược xuôi. Tiếng hát trong trẻo, ngọt ngào của mấy O gái Phong Lai man mác lan tỏa trong sương sớm :
-   Chua me nấu với hến tiền/ Chồng chan vợ húp hơn tiên trên đời/ Ngậm vàng mà đắng anh ơi/ theo chi giặc Mỹ một đời nhuốc nhơ.
-   Thời loạn anh đi xa, quê nhà đêm mong ngày đợi/ Nay hòa bình vui hội nước non/ Anh về hòa hợp xóm thôn/ Tóc xanh em giũ lòng son em chờ.
Thế mà chỉ 3 hôm sau 12/3 Nguyễn Thị Bé và Văn Thị Vững đã hy sinh trong trận đánh phản kích ở Triều Dương. Đây là trận đánh lớn cuối cùng trong cuộc chiến tranh chống xâm lược kéo dài 30 năm trên vùng cát quê tôi. Sáu cô gái Quảng Điền đã dâng hiến tron vẹn cuộc đời trong trắng, cho độc lập, tự do và thống nhất đất nước.”
   Anh Nguyễn Trung Chính Bí thư Quảng Điền ( nguyên phó bí thư thường vụ tỉnh ủy Thừa Thiên Huế):
   “..Ở địa điểm tập kết chúng  tôi tổ chức hai bộ phận đặc  biệt để giải quyết một số việc cấp thiết. Một bộ phận lo mai táng các đồng chí đã hy sinh. Một bộ phân bao gồm cán bộ chiến sĩ K15 do anh Tắc, tiểu đoàn trưởng, chỉ huy chịu trách nhiệm chuyển thương binh lên hậu cứ và cũng để giảm bớt lực lượng dưới đồng bằng. Do ta đánh mạnh trên diện rộng cả đồng bằng và giáp ranh,  địch điều động bộ binh và xe tăng chốt chặn dày đặc dọc quốc lộ 1 từ An Lỗ đến Phò Trạch. Phải mất 3 đêm ròng rã ta mới chuyển hết thương binh lên cứ..Sau này ,cứ mỗi lần nhớ lại những đêm tháng 3 năm ấy, nước mắt cứ ứa ra. Tối 12/3/1975 nhằm đúng 30 tháng giêng năm Ất Mão, mưa lâm thâm, gió lùa lạnh buốt, chúng tôi tiễn biệt anh chị em đồng đội về cõi vĩnh hằng trong âm thầm lặng lẽ không một cây hương, không một cách hoa, răng cắn chặt môi đến ứa máu để giằng nén nỗi đau giữ chặt trong lòng.Tiếc thương biết chừng nào những cô gái Quảng Điền lòng còn trinh trắng ( Nguyễn Thị Bé, Huyện ủy viên, bí thư Đảng bộ; Nguyễn thị Tiệm và Văn Thị Vững cán bộ công tác xã Quảng Thái; Lê Thị Đào cán bộ công tác xã Quảng Ninh) đã hiến trọn cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng quê hương.”
   Nhớ những ngày 1973 khẩu đội 12,7ly chúng tôi chốt ở Ồ Ồ nằm trên hành lang xuống đồng bằng của anh chị em địa phương. Mỗi lần họ “xuống ấp”  đều dừng chân nghỉ uống nước ở khẩu đội chúng tôi và bao giờ cũng có quà cho chúng tôi, lúc thì gói bột ngọt, gói thuốc ru bi..vv.Cánh lính trẻ chúng tôi vẫn thường ngồi ngắm các O, họ đẹp lắm! Tôi chẳng thể quên dáng áo bà ba , đầu đội mũ tai bèo, đeo cái gùi nhỏ cùng khẩu AK báng gấp, mùi xa bông Camay quện với mồ hôi của bụi đường làm chúng tôi ngây ngất…, lính trẻ chúng tôi ngưỡng mộ, mê đắm nhưng tuyệt nhiên không ai dám tán tỉnh, bởi phần nhiều các O đã 24, 25 tuổi, lớn hơn chúng tôi vài ba tuổi đời. Nhưng cầm súng đã 9,10 năm nay, gấp mấy lần tuổi quân chúng tôi.
Vậy mà hôm nay họ đã không về…
   Xót xa, chúng tôi cảm thấy như phần nào có lỗi vì đã không giữ được Phổ Lại, để tạo hành lang xuống đồng bằng tiếp ứng cho các đồng đội và các anh các chị. Thực sự d2 ở Phổ Lại đã rất ngoan cường nhưng vì chỉ có một mình  e4 , lực lượng ta mỏng quá, không thể nào giữ nổi.
   Đồng bằng phải rút lên, Phổ Lại không giữ được phải chăng trong đợt 1 của chiến dịch, e4 chúng tôi thất bại Huh
   Để diễn giải sự việc này tôi lại trích những gì bác Xuân Thiều nói :
“…Sau mấy ngày hoạt động tích cực chiến đấu trong điều kiện gian khổ và căng thẳng, theo tư tưởng chỉ đạo chung và dựa vào thực tế tình thế khách quan, các lực lượng tập trung ở Quảng Trị rồi đến Thưa Thiên lần lượt rút lên giáp ranh chấn chỉnh củng cố, rút kinh nghiệm, sau khi cắm lại lực lượng nhỏ để nắm dân chuẩn bị cho đợt hoạt động mới.
Đây là cuộc rút lui vì không đạt được ý đồ ban đầu chăng? Trên thực tế thì không hẳn thế.Ta đã diệt hàng ngàn tên địch, tuyên truyền tổ chức quần chúng trên một diện rộng lớn 150 thôn khắp hai tỉnh Trị Thiên. Ngay sự có mặt của 2500 tay súng cùng lực lượng cán bộ chính trị giữa vùng đồng bằng, mà trước đây địch coi như những thôn ấp loại A, an toàn 100% đã là sự kiện kinh thiên động địa…..
Tuy nhiên nhận thức cho ra nhẽ vấn đề này cũng không đơn giản. Tình hình thực tế lúc này,quả thật cũng có mặt phức tạp. Ở một số nơi, trong lúc đánh địch phản kích ta có tổn thất nhất định, Có đồng chí cán bộ lắc đầu kêu rằng, đồng bằng quả là “khó xơi”. Ngay như tôi cũng vậy, khi được tin lực lượng đồng bằng ta đã rút lên hết, trong lòng không được vui, một chút xót xa, một chút băn khoăn cho công lao vất vả của cán bộ, chiến sĩ. Không hẳn là dao động, nhưng có điều gì đó gợi buồn. Hôm qua vừa được tin một người bạn phó chính ủy trung đoàn 4 ( anh Cảnh) đã hy sinh ở đồng bằng khi địch phản kích vào thôn Vĩnh Nầy, …”

« Sửa lần cuối: 10 Tháng Ba, 2009, 11:42:29 pm gửi bởi Phong Quảng » Logged
ongtom
Thành viên
*
Bài viết: 29


« Trả lời #86 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2009, 11:25:20 pm »


Bản đồ quân sự UTM tỷ lệ 1:50.000.

Bác kiếm giùm được bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 hoặc 1:100.000 của Campuchia được thì tốt quá  Cheesy


Campuchia thì em bó tay  Grin. Tỉnh TT Huế thì UTM 1:50.000 trước đây tụi em cũng có rất nhiều (do cục đồ bản vẽ lại thì phải), các tỷ lệ cao hơn cũng có nhiều . Sau này có GIS nên tụi em vứt vào kho hết, giờ chắc mục nát cả rồi.
Xem phần UTM bác post, nghĩ lại thấy dùng UTM để minh họa trận mạc thì hay hơn nhiều. Cái GIS thì được cập nhật tốt hơn, nhưng các đường cũ có thể bị xóa, đường mới cũng rất nhiều nên dễ lúng túng khi minh họa theo dòng ký ức cũ. Tuy nhiên, nếu bác muốn thì em share (file ảnh thôi, em không thể share *.tab file) bất cứ khu vực nào của TT Huế (bác phải giới hạn khu vực để file ảnh sẽ có dung lượng vừa phải và độ phân giải khá tốt).
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #87 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2009, 12:21:40 am »


Campuchia thì em bó tay  Grin. Tỉnh TT Huế thì UTM 1:50.000 trước đây tụi em cũng có rất nhiều (do cục đồ bản vẽ lại thì phải), các tỷ lệ cao hơn cũng có nhiều . Sau này có GIS nên tụi em vứt vào kho hết, giờ chắc mục nát cả rồi.


He he, tui kiếm được mỗi 2 mảnh Triệu Phong 1:25.000!
Bác chịu khó lục lại kho xem sao?  Grin

Rongxanh: sao không đánh dấu địa danh Tứ Chánh, Đồng Lâm ...
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Ba, 2009, 12:23:38 am gửi bởi tuaans » Logged
Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #88 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2009, 01:57:47 pm »

LÀ NGƯỜI LÍNH KHI ẤY
  Bác Xuân Thiều ở phòng tác chiến quân khu, bác nắm rõ tình hình ta địch hơn, đơn vị nào đã đánh, đơn vị nào còn đang chuẩn bị chiến trường, đơn vị nào còn ém quân, án binh bất động mà những dòng bác viết cũng không dấu nổi nỗi buồn xót xa khi ta phải rút khỏi đồng bằng.   
  Từ ngày 13/3 đến ngày 17/3 tôi cùng anh em trong tiểu đội”  tạm nghỉ chiến đấu” làm nhiệm vụ phục vụ chiến đấu, vận chuyển đạn cho khẩu của Triệu, Tuẫn và 2 khâu DK_Z75 chiến đấu ở Cổ Bi và đồi Sỏi. Ban ngày đi làm trận địa mới ở  ngầm Ồ Ồ ( phía sau khẩu của Triệu) và “hầm đại tá” chân điểm cao 146 Hòa Mỹ, nơi con đường 71 chạy xuống đồng bằng. Việc làm trận địa ở hai vị trí này là chuẩn bị dự phòng cho các trận đánh phòng ngự. Những ngày này tôi có điều kiện đi lại từ Cổ Bi đến Hòa Mỹ, nghe và gặp được khá nhiều người, biết được ít nhiều tình tình đơn vị, tình hình đồng bằng.
   Ở đồng bằng, K15 xé lẻ cùng lực lượng địa phương chiến đấu trên địa bàn rộng, chỉ có vũ khí nhẹ không có hỏa lực. Địa hình lạ, trống trải, cát nhiều hơn đất nên hầm hố rất tạm bợ không chịu nổi hỏa lực địch. Ngược lại địch sử dụng nhiều xe tăng và trực thăng cộng với số lượng bộ binh lớn, áp đảo. Trong điều kiện chiến đấu như thế đội hình tiểu đoàn nhiều nơi bị chia cắt, nhiều phân đội phải chiến đấu độc lập sau đó tự tìm đường lên hậu cứ. Nhiều người lạc và một số bị bắt làm tù binh.
   Số anh em bị bắt chủ yếu là ở Q21. Nhiều anh em xuống đồng bằng không nắm rõ được địa danh của địa phương, họ chỉ biết mật danh này. Ở đấy ta có một trạm phẫu thuật do huyện Quảng Điền quản lý. Hầu hết anh em thương binh trong mấy ngày chiến đều đưa về đây. Ngày 12/3 rất nhiều anh em hy sinh tại đây khi địch chiếm được Q21. Cho đến bây giờ  tôi cũng chưa rõ Q21 ngày đó là nơi nào ở Quảng Điền.
   Khi quân ta rút về hậu cứ, bộ phận do tiểu đoàn Trưởng Tắc cũng phải mất 3 ngày mới tìm được khu vực vượt quốc lộ 1. Một số anh em kể rằng : địch bít kín đường 1, những chỗ hành lang cũ đều bị chúng chốt chặn, giao liên hầu hết là nữ địa phương dẫn đi lên, lại đi xuống cả đêm không tìm được chỗ vượt an toàn, phải nằm lại chờ đêm sau. Lính ta sốt ruột mắng , có thương binh còn dọa bắn…tình thế căng thẳng quá mà, sau này nhiều anh em cảm phục sức chịu dựng của những nữ giao liên địa phương đó.
   Tôi có hai người đồng đội Hà Nội trở về hậu cứ một cách đơn độc. Đó là Oánh ”trọc” cùng học sinh Chu Văn An với tôi, mãi ngày 16/3 mới lên được đồi Sỏi. Vừa thấy chúng tôi đã vội hỏi :” còn lương khô không? Đưa tao một miếng ”. Khi cầm phong lương khô trên tay thì bật khóc, rồi mếu máo nói :” Mẹ chúng nó chứ…đem con bỏ chợ”. Chúng tôi cũng ứa nước mắt…Chẳng ai trách Oánh cả, bởi cậu ấy đâu biết những chỉ huy cao nhất của mình cũng không trở về. Trường hợp thứ hai, nghe anh em kể lại là anh Chính, mãi ngày 19/3 khi đơn vị đang chuẩn bị vào đợt 2 chiến dịch mới về được. Suốt một tuần len lỏi một mình vượt qua các chốt của địch, cứ nhằm hướng núi mà lên. Khi nhìn thấy anh em mình ở giáp ranh thì cũng là lúc anh kiệt sức ngất đi. Anh được anh em địa phương đưa về nấu cháo cho ăn, thấy bảo lúc đó nhìn mồm  anh ấy xanh lè vì mấy ngày liền chỉ ăn lá cây..
   Là người lính khi ấy, chỉ rõ được tình hình đơn vị ai chẳng buồn và bi quan về so sánh lực lượng.
   Một lần khác, khi đang làm trận địa ở chân 146, gặp pháo địch bắn, tôi chạy vào một cái hầm chữ A của một đơn vị phía sau của trung đoàn ( hình như là Vệ Binh). Vừa nhảy vào hầm thì giật mình thấy 2 thằng áo răn ri đang ngồi run run. Biết là tù binh tôi hỏi :” tụi mày bị bắt ở đâu?”, một đứa trả lời:” dạ, tụi em bị bắt ở Tứ Chánh”.
   Thấy họ vẫn run tôi đùa :” Run chi vậy, tụi bay ở đây là sống rồi còn gì nữa(?). Tao đây này, mai lại vào trận chưa biết sống chết ra sao đây ”.
   Vẫn cái thằng hay nói đó trả lời:” Dạ đúng! Tụi em chắc sống rồi nhưng được về gặp ba má chắc còn lâu lắm”.
   Tôi tò mò hỏi thử,  vì cũng muốn xem đối phương họ nhận định như thế nào :” Dạ chắc cỡ 10 năm anh ạ ”.
   Hết đợt pháo, tôi ra khỏi hầm nghĩ thầm: mấy thằng này dự đoán cũng gần giống mình..
   Cũng chính hôm ấy, trong lúc nghỉ ăn tối ở một cái lán của trung đội vệ binh, ở đây anh em vệ binh có cái đài, tôi nghe tiếng chị phát thanh viên tố cáo chính quyền Sài Gòn ném bom vào khu dân cư của thị xã. Mới biết Buôn Ma Thuột đã được giải phóng.
   Trở lại mặt trận bắc Huế chúng tôi thời điểm nổ súng cho đến lúc rút từ đồng bằng lên, lực lượng có e4 chúng tôi, K10 tỉnh đội, C3 Phong Điền và lực lượng địa phương hai huyện Phong điền_Quảng Điền.
Phía địch có Lữ 147 TQLC, lữ đoàn thiết xa 20, lữ đoàn 1 kỵ binh thiết giáp, một bộ phận của liên đoàn bảo an 914, tiểu đoàn bảo an 130 cùng một số đại đội bảo an, các chi phân khu quân sự cùng cảnh sát dã chiến. ngoài ra còn lực lượng dân vệ..
   So sánh lực lượng tại chỗ, địch đông hơn chưa kể còn có pháo binh và không quân vượt trội. Dù vậy, e4 và K10 cùng với lực lượng địa phương hai huyện  Phong_ Quảng đã làm cho phòng tuyến của địch rung chuyển, khiến địch lúng túng. TQLC không vào được Đà Nẵng để thay sư đoàn Dù, sư Dù không thể về SG hoặc lên Buôn Ma Thuột được. Khi chiến sự xảy ra địch lại phải điều thêm tiểu đoàn 60 biệt động quân từ Phú Bài ra Bắc Huế .Nó như một trận đánh tạo thế, tạo thời cơ cho những đòn đánh tiếp theo, dù chúng tôi đã phải căng ra quá sức và chấp nhận những tổn thất không nhỏ. Chiến tranh là thế và sẽ phải có những đơn vị như thế.

Logged
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #89 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2009, 04:03:28 pm »

Chiến trường Quảng Trị luôn khắc nghiệt, tôi luôn dành sự kính phục đặc biệt cho những người lính chiến trường đó.

Cậu tôi là đại đội trưởng một đại đội TQLC. Sau nầy dù có "hãnh diện về sắc lính" của mình, ông vẫn tỏ ra khăm phục sức chịu đựng của bộ độ ta, nhất là chiến trường Quảng Trị. Ông kể, năm 1972, khi tái chiếm thành cổ, ông không hiểu sao bộ đội mình có thể sống còn và chiến đầu được như vậy dưới bom B52, pháo mặt đất và pháo hạm của Mỹ. Bom, pháo liên tục nhiều giờ, từ xa nhìn về thành cổ không thấy được gì ngoài bụi, khói, đất đá bay tung trời. Vậy mà vừa dứt bom pháo, ông dẫn lính xong lên thì "không hiểu nổi, mấy ổng từ dưới đất chui lên và bắn trà" nên lại phải lui quân lại. Cứ vậy biết bao ngày.

Xin nghiên mình trước các anh.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM