Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 04:54:14 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phong Quảng chào các bạn  (Đọc 256477 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #580 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2009, 06:39:25 am »

Phần tiếp theo.
Nhớ mùa nước tháng 12 năm 1974,  khi tôi dẫn anh em tân binh về trung đoàn, hành quân suốt 3 ngày trong mưa về đến thượng Ôlâu . Cơn lười và máu hay “sáng kiến”  khiến tôi nảy ý định kết bè thả trôi sông để về đơn vị ở giáp ranh. Thật may là đã có người bạn gàn vì thấy quá mạo hiểm, chỉ một sơ xuất nhỏ có thể chúng tôi sẽ bị trôi vào vùng địch và không bao giờ có chuyện hôm này mà trở lại.

   Gặp  con thuyền nhỏ ngược dòng sông, không biết họ ngược lên để làm gì (?). Người dẫn đường giải thích là họ đi săn cá Trình bằng cách đánh điện. Cá Trình đánh được về đem bán cho nhà hàng, khách sạn dưới Huế. Không chỉ có cá Trình, khi về còn có cá tràu và các loại cá suối khác.
   Lại nhớ lính ngày đó cũng thường đi kiếm cá. Chúng tôi không có thuyền  mà  mình trần lội ngược dòng nước, trên vai là cái gùi đựng mấy quả thủ pháo, con dao đeo bên sườn, tay xách khẩu AK lặn lội khắp bãi cạn, hờm nước, vách đá kiếm ăn. Ùng oàng thủ pháo rồi lặn ngụp gom cá nổi vì sức ép, mỗi lần về trên vai một gùi cá nặng, đủ các loại cá suối, thịt thơm xương mền. Lính ta còn biết cách đánh cá khác bằng cách đập rễ  cây Chay lên đá,  xả nước cho nhựa chảy xuống suối, vài phút sau cá nổi trắng suối nhưng sau mỗi lần đánh ấy thì đừng bao giờ mơ có cá nữa, cách đánh hủy diệt này ít  ai dùng vì bị mọi người lên án.
 Cuối mỗi chuyến đi đánh cá, chúng tôi thường dừng lại ở những vạt sỏi trên sông (như chỗ anh bạn ĐN đang tắm trong hình) làm cá, sát muối bảo quản rồi tắm chào sông,  xong là lên đường trở về chốt ở giáp ranh. Ngày ấy trên bãi đá này có một cặp sừng hươu rất to và đẹp, chúng tôi thường làm giá phơi quần áo sau khi giặt, quả là sành điệu và sài sang hơn cả các đại gia hôm nay.
   Ngoài cá sông, rừng thượng Ô Lâu cũng là nguồn cung cấp rau xanh cho lính nhưng cũng phải mất nhiều thời gian công sức mới có được. Suốt cả chặng đường qua hết vạt rừng này đến vạt rừng khác trên đường đi tôi ít thấy mấy thứ rau rừng ăn được. Cũng vì chúng tôi chỉ đi bám theo đường mòn, nơi thường xuyên có người qua lại thì không mấy khi còn thứ rau ăn được. Kinh nghiệm trước kia chúng tôi thường lần dọc theo các khe suối nhỏ, ở đấy mọi thứ đều phong phú hơn, môn thục, rau rớn, tai voi, mua chua chỉ mọc ở những khe suối hay vách đá ẩm ướt. Lạ là hôm trước được ăn salát cải xoong trộn dầu dấm ở nhà hàng, thấy rau mền và thơm khác với cải xoong Bắc. Nghe những người bạn Huế giới thiệu rau này mọc ở các vách núi đá trên rừng chứ không trồng ở ruộng nước như ngoài Bắc vậy mà trước kia mình chẳng gặp. Mới biết rừng rộng và bao la lắm, vài ba tháng nằm rừng làm sao thấy hết được.
Phía trước xa  kia,  không biết là “ mấy con dao quăng “ là đường 15N, một nhánh  phía đông của hệ thống đường Trường Sơn, huyền thoại xưa . Hai thằng tôi tính đi tính lại,  đành phải dừng bước trước đại ngàn Trường Sơn vì sự chuẩn bị chưa đầy đủ và chiều còn cuộc hẹn với người bạn Hương Trà nữa.
   Chờ ĐN tắm chào rừng xong, chúng tôi rút về  “căn cứ “ đúng 2 giờ chiều. Bữa cơm trưa muộn nhưng thật hấp dẫn, cá tràu suối nấu canh măng chua , gà đồi luộc, cải xanh trong vườn xào lòng , chỉ tiếc là vẫn lại ba người. Không biết vì quá muộn hay ý tứ vốn có của người Huế mà  vợ con người dẫn đường không cùng ăn được với chúng tôi.
   Chia tay gia đình người dẫn đường, cơ sở mới của chúng tôi, hai thằng về Hương Trà gặp Quảng, người đồng đội cũ . Xong những việc cần bàn với Quảng, lại chuyện xưa nhắc lại, chuyện Hà Nội , chuyện Trỗi, Huế nghịch ngợm choảng nhau rồi lại cùng bên nhau giữa chiến trường ác liệt. Ký ức tràn về, bên ly bia trào bọt, ngất ngư chuyện trò quên thời gian, quên trời sáng tối.

Ngồi bên người bạn Huế ( chiến sĩ an ninh Quảng Điền 1973, Hương Trà 1974_1975). Bây giờ đang làm trưởng phòng thương binh và xã hội huyện Hương Trà
 Một ngày về rừng thật vui vẻ mỹ mãn, trọn vẹn với ký ức. Không biết anh bạn ĐN nghĩ sao về chuyến “ phượt “ rừng này, còn tôi cho rằng chẳng có tua du lịch nào sánh được với chuyến đi này. Cảm ơn những người bạn Huế đã đồng cảm, sẻ chia  tạo điều kiện cho tôi những ngày ở Huế và giúp đưa tôi về với Huế xưa.

Bên đồi Vọng Cảnh thành phố Huế
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #581 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2009, 07:43:29 am »

 Chuyện của em hay quá,mở ra chợt thấy em ở trong rừng mà lo cho cậu em quá,nhiều tuổi rồi đâu còn trẻ trai nữa em.Nhưng cảnh rừng quá đẹp,dòng  sông trong xanh nhìn được sỏi tận đáy,thắp hương cho các liệt sỹ Trường sơn ,niềm ao ước của một mụ già hay bay nhảy nhưng chắc chẳng bao giờ thực hiên được vì sức khỏe. Rất cám ơn em với các phóng sự ảnh thật xúc động.
Logged
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #582 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2009, 11:05:59 am »

Lâu lâu ông anh làm một bài, đọc sướng thiệt. Cám ơn anh.
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #583 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2009, 11:52:50 am »

Lâu lâu ông anh làm một bài, đọc sướng thiệt. Cám ơn anh.

Mừng cho bác Phong Quảng vừa làm xong một công hai việc: Thăm lại chiến trường xưa và thưởng ngoạn phong cảnh Huế đẹp và thơ... quá đã! Grin Lại vô tình làm thêm một việc làm có ý nghĩa: Chung vai sát cánh về thăm chiến trường xưa với một anh cựu quân nhân VNCH.

Trong chiến tranh biên giới tây nam, đơn vị tôi cũng có anh đi hai sắc lính: VNCH thời trước 75 và QĐNDVN thời sau 75, nên chúng tôi không hề có mặc cảm với các anh cựu quân nhân VNCH. Có lẽ bác Phong Quảng cũng vậy, dù bác thuộc thế hệ bộ đội chống Mỹ cứu nước và đối tượng chiến đấu chính của bác trên chiến trường là các anh lính VNCH. Nhưng cái thời ấy qua đã lâu rồi, lâu đến nổi có gặp đối thủ ngày xưa không chừng lại mừng... Tất nhiên đó là gặp nhau trên phương diện tình cảm con người, miễn bàn chuyện chính trị, phức tạp lắm. Grin
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #584 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2009, 02:22:14 pm »

 Nhưng sao lúc nào cũng thấy bác PQ tay cầm dao quắm vậy ?
 Xưa súng với súng , ngày nay tay luôn cầm dao , ghê quá , của đó mà đưa 1 dao không biết nó sẽ tới đâu nữa ?
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #585 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2009, 06:16:54 pm »

Tình cảm thiệt đó thủ trưởng!
Tiếc là lần trước đi qua Quảng trị -  Huế vội quá nhưng cũng đủ ngó cho biết thế nào là Cồn Tiên, Dốc Miếu...qua cửa sổ con tàu

Thắc mắc:
- Sao không có ảnh cá chình sông Ô Lâu ?
- Sao không có áo phông cờ đỏ sao vàng ?
- Sao không thấy cái nhà hộ sinh nào ?
Logged
MUCTAU
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 534


« Trả lời #586 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2010, 04:27:30 am »

 Thưa Trung Sĩ! Những thắc mắc của ngài thuộc về phạm trù ...È !. Ngài thủ trưởng sẽ cho thơ ký trả lời riêng cho ngài bằng văn bản sau.
Logged
taydoc711
Thành viên
*
Bài viết: 503

Bị giang hồ trục xuất vĩnh viễn!


« Trả lời #587 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2010, 06:26:31 am »



   
  

 Ớn thiệt!
Logged

Hai mươi mốt năm nay chưa bao giờ ta bỏ nhậu

 Bởi thế cho nên :

         Chán chả muốn chết nữa ! ! !
Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #588 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2010, 10:47:33 am »


YÊU LẮM !
Chiếc xe ca Ba Đình cũ kỹ lầm lũi bò trên mặt đê, để lại phía sau nó một vệt dài bụi đỏ, nắng chiều trải dài đổ xuống mặt sông sáng lóa, những tia nắng xuyên ngang ô cửa vào trong xe làm tăng thêm cảm giác chật chội của chuyến xe thời chiến. Trên xe, lính chiếm phân nửa, đủ mọi sắc lính của đất Sơn Tây thủ đô bộ đội. Được ngày cuối tuần xả trại về Hà Nội, ông lính nào trông cũng tươi rói. Chuyện lính râm ran át cả tiếng xe chạy, bác tài như đã quá quen cảnh này, thỉnh thoảng tán vào đôi câu đùa rỡn với đám lính trẻ làm không khí trên xe rộn lên, vui vẻ.
Xe đang bon trên đường, bỗng nghe tiếng ken két do phải phanh gấp dội vào. Chiếc xe chựng lại, mọi người trên xe bị xô dồn cả về phía trước,  bác tài gầm lên đầy bực tức, văng một tiếng chửi thề. Nhìn qua kính lái phía trước, một cô gái trẻ giữa đường, tay vẫn còn giơ cao chiếc cặp học sinh đứng chặn đầu xe . Bên lề đường là cả hơn chục cô cậu học sinh, họ ào đến cửa khi xe vừa dừng lại. Lưỡng lự vài giây bác tài kêu người phụ xe mở cửa, tốp học sinh ùa chen lên xe.Tôi né người sang bên cho từng người vào một, xe chật cứng người, cô gái đứng chặn xe là người lên sau cùng, hết chỗ, đành đứng ngay bậc lên xuống cạnh tôi và người phụ xe.
Cả xe im lặng, đám lính chúng tôi ngỡ ngàng, người nhún vai, kẻ lắc đầu, không hiểu họ nghĩ gì trước sự việc vừa xảy ra (?). Mọi người, nhất là mấy ông lính,  mắt đổ dồn nhìn cô gái, khiến tôi đứng cạnh cũng thấy người nóng ran. Cô gái thoáng chút căng thẳng,  bối rối đưa ánh mắt nhìn ra xa ngoài cửa xe ...
Liếc nhìn trộm cô gái, ôi ! xinh đấy chứ ! Tôi thầm nhận xét. Thân hình nhỏ nhắn trong chiếc áo chiết eo mầu cỏ úa, hai dải đuôi sam dài được buộc lại bằng mấy sợi len tím, trên ngực áo là chiếc huy hiệu đoàn mới tinh, khuôn mặt thanh tú ửng hồng. Nhìn bóng dáng ấy thật chẳng ai có thể tin điều cô ta vừa làm cho đám bạn.
Cái máu hay chòng ghẹo người khác trong tôi lại trỗi dậy nhất là khi nhận thấy điều gì đó là lạ trong cô gái. Chưa biết phải nói cái gì, không chỉ để khám phá cái nam tính trong cô gái lạ mà còn để xua đi những ánh mắt ngô nghê của  mấy ông lính nhà mình trên xe nữa…suốt từ lúc dừng xe tới giờ vẫn chưa chịu rời mắt nhìn cô ta làm tôi cảm thấy khó chịu lây.
 Việc bắt chuyện tán tỉnh một cô gái với mấy ông lính Hà Nội có mã thư sinh như tôi thật chẳng khó gì, ở nơi đóng quân trong các xóm làng tôi chỉ đong đưa chút xíu là xong. Nhưng lúc này, tôi nghĩ mãi mà chưa biết bắt đầu bằng cách nào. Chả biết sao mà cuối cùng phát ra một câu bâng quơ, rõ sến, không giống ai :
 _”Trái tim dũng cảm” này, giá mà ở trong những người lính chúng tôi thì hay quá
 Vay mượn ở đâu ra không biết mà nhạt nhẽo, ngớ ngẩn thế, rõ chán! Tôi tự trách mình, cô ta thì vẫn im lặng, quê quá, lúc bấy giờ tôi chỉ muốn nhẩy ra khỏi xe
 Lúc sau, cô gái liếc nhìn tôi, mắt sắc như dao cau làm  tôi càng khó xử. Biết làm sao được, ráng mà chịu, chờ thời cơ sửa lỗi sau vậy. Rồi nàng cũng đáp lại:
 _Xin lỗi và mong anh cùng mọi người thông cảm cho, hôm nay thứ bảy ai cũng muốn được về nhà . Vì việc này có thể làm các anh muộn vài phút, điều đó khiến anh khó chịu lắm sao ?.
 Nghe cái giọng trịnh trọng quá, tôi thầm biết : lại có ý diễu mình đây nhưng đáp lại là may lắm rồi. Tôi trấn tĩnh lại và đổi sang giọng chân chất mộc mạc hơn:
_Cô hiểu sai ý tôi rồi, tôi đâu có nói về chuyện sớm muộn mà nói về việc cô vừa làm ấy. Có phải kia là các bạn cùng lớp cô đấy không? Chúng tôi là lính nhìn cảnh vừa diễn ra thấy nó gai gai thế nào ấy…
_Đúng là các bạn cùng lớp em. Anh thông cảm nhé, cũng tại anh nói “mát mẻ “quá nên em phải vậy. Thôi ! Giảng hòa nhé.
Nói xong cô quay sang nhìn thẳng vào mắt tôi. Đôi mắt nâu thật dịu dàng, và thật mạnh bạo ! Tôi chưa bao giờ gặp đôi mắt  và cái nhìn như thế. Tôi không thể ngờ mình đổi chiến thuật lại hiệu quả đến thế, phải nói là ngỡ ngàng mới đúng. Mà lạ thật, cũng là trong một con người ấy mà sao lúc sắc lẹm, lúc dịu dàng…Khoảng cách xa lạ như không còn nữa.
Từ đây trở đi câu chuyện thật dễ chịu nhẹ nhàng, được đà tôi bắt đầu ba hoa đủ thứ chuyện về lính, cố  kể nhiều chuyện vui khiến cô nhiều lúc phải bật cười. Đôi khi  vẫn phải lườm mấy ông lính nhà mình để họ “giữ ý” giùm, tôi rất sợ mấy ông vui miệng tán theo vô ý làm lộ nhân thân  … thì hỏng bét. Cô ta thỉnh thoảng cũng hỏi han, góp chuyện và đáp lại tôi rất giản dị, có phần kiệm lời nhưng thông minh, dịu dàng và đầy nữ tính .
Nắng chiều đã tắt, làng xóm đồng ruộng trên đường xe qua sẫm lại, xanh ngắt, khói lam chiều phía xa, mờ mờ tỏa từ sau những rặng tre. Trời mùa đông nhanh tối, nhìn về phía Hà Nội một vầng hồng nhẹ mờ mờ của những ánh đèn thành phố hắt lên bầu trời tối mịt. Xe chạy gần đến Hà Nội không khí bộn rộn căng thẳng của chiến tranh càng hiện rõ. Các loại xe quân sự, xe chở đạn tên lửa, xe kéo pháo cao xạ không biết từ đâu xuất hiện ngày một nhiều, lầm lũi đen ngòm. ..Hà Nội đang chuẩn bị cho những trận đánh mới, chiến tranh mỗi ngày mỗi ác liệt
Tôi chợt trở lại với  thực tại của mình, có một đêm nay và ngày mai để chào Hà Nội. Lần này về là để đi xa lắm, không biết bao giờ trở lại. Tôi thoáng buồn, im lặng, cái buồn bất chợt trong tôi làm cô gái ngỡ ngàng, cô cũng đứng lặng như thể biết được ý nghĩ trong tôi. Tôi sẽ xa Hà Nội và sẽ nhớ lắm con phổ nhỏ cổ kính của tôi, những người thân, bạn bè cùng lứa . Có điều gì trong tôi trỗi dậy, nao nao một nỗi  buồn, vương vấn mơ hồ… trong cả chuyến xe ngày hôm nay sao tôi thấy có điều gì khác lạ.
 Tôi ngả người tựa vào thanh vịn của xe cố dãn xa khoảng cách để nhìn em cho rõ , em cũng nhìn tôi , khi mắt chúng tôi gặp nhau thật cảm thông dịu dàng. 
Xe đến Kim Mã, tôi quyết định không về nhà ngay mà đi theo em dù em đã chào từ biệt. Không hiểu sao nhìn em lúc này trong tôi có điều gì xao xuyến, tôi không muốn rời xa.
Em nhè nhàng nói :” Em tự về được mà, anh nên về nhà sớm kẻo người nhà mong. Ngày mai em sẽ đến nhà thăm anh. “
 Tôi bảo :” em biết nhà anh ở đâu mà đến , đưa em về biết nhà em, mai anh sẽ đến thăm em.”
_Trên xe anh nói nhà anh rồi đấy thôi, anh quên rồi sao, Hùng ơi !
Nghe đến đây tôi tóa hỏa, mới nhớ ra trên xe tôi đã ba hoa, phịa cả tên và địa chỉ. Khổ thế ! Cái thằng lính đi đâu tán đấy chẳng mấy khi dùng tên thật của mình. Ban đầu cũng nghĩ tào lao tí cho vui.. tôi lấy đại tên của tay A trưởng và kể nhà tôi ở khu phố của cán bộ cao cấp . Tôi vội cải chính lại tên và địa chỉ thật của mình
Em bật tiếng cười trong trẻo khi nhận ra mọi chuyện :” lại thế nữa! thế mà em luôn nghĩ anh là người nghiêm túc đấy .”
Lần trước anh phịa đấy, lần này là thật,  em nhớ nhé và  bây giờ anh là người khác_Tôi nói chân thành.
Vâng em tin , chào anh, mai ta gặp nhau,  chúc anh vui vẻ !_ Nói xong, em vội bước.
Nhưng tôi vẫn bám theo, còn em không đuổi khi thấy tôi vẫn đi bên cạnh. Đi đâu tôi chẳng cần biết , chúng tôi cứ đi, im lặng trong ánh đèn mờ của phố phường Hà Nội.Thật lạ , hai đứa chẳng nói  câu gì, chỉ đi bên nhau như những người thân thiết từ bao giờ.
.........
Hà Nội về tối mơ màng tĩnh lặng, bước chân hai đứa ngập ngừng
               ( Trích tản văn của Văn Công Hùng )
    Đến đầu Thợ Nhuộm thì có còi báo động, chúng tôi ngồi lại bên vỉa hè cạnh một cái hẩm tròn nhỏ nhưng chẳng ai chịu xuống. Có tiếng bom xa xa phía ngoại ô, trong nội thành vẫn yên tĩnh. Đến lúc này em mới bảo tôi :” lát nữa báo yên anh về đi, cũng sắp tới nhà em rồi. Tôi xin địa chỉ,  nhưng em nhất định không cho và như để an ủi tôi, em bảo mai thế nào em cũng đến thăm tôi.
Chúng tôi đến đầu BT thì em đứng lại chìa tay ra nói :” Ta chia tay ở đây thôi, hẹn ngày mai gặp lại.” Tôi nắm chặt tay em không muốn rời, em nhẹ nhàng rút tay ra, rồi vụt chạy . Tôi đứng trân ra nhìn, hai cái đuôi sam lắc lắc xa dần rồi mất hút trong đêm tối. Bừng tỉnh lại tôi chạy đuổi theo, chết thật ! mình còn chưa kịp biết tên cô ấy..Muộn mất rồi! Tôi thẫn thờ nhìn những ô cửa sổ trong dưới ánh đèn vàng hy vọng thấy một bóng hình.
.............
 Em ở đâu trong miên man những bóng người xa lạ, những quầng sáng vàng vọt, và cả tiếng lá xao xác trên đường. Có những lúc cứ thấy thắt ruột lại trước những dự cảm mơ hồ, mong manh như gió, những cơn gió lang thang.
( Trích tản văn của Văn Công Hùng )
 Đêm ấy tôi về nhà rất muộn, con bé út ra mở cửa cho tôi, mẹ không có nhà, bà đang ở trong bệnh viện chăm sóc cho Cha tôi.
Sáng tỉnh dạy đã thấy mẹ chuẩn bị một cặp lồng cháo, bà giục tôi ăn sáng để mang cháo vào cho cha. Tôi muốn vào thăm cha nhưng lại lo em đến không gặp, không dám nói với mẹ tôi đành đi mà lòng thấp thỏm.
Gần trưa mẹ vào thay , mẹ bảo có cô gái gì tên …h đến thăm con, trước khi về nó nói nhà ở … phố BT. Mẹ còn dặn với theo khi tôi đi ra :” Con về ăn trưa đi,  nếu đi chơi đâu thì về sớm để chiều còn lên đơn vị cho kịp giờ.”
Tôi phóng thẳng đến phố BT, tìm số nhà theo mẹ nói, đến nơi mới biết số nhà ấy là của một khu tập thể. Trước cổng có hai cô gái đang đứng buôn chuyện, tôi hỏi hai cô gái :”Hai cô cho hỏi,  nhà ..h ở đâu ?” Hai cô nhìn tôi từ đầu đến chân, rồi họ nhìn nhau và  trả lời là khu nhà này không có ai tên thế. Biết làm sao đây (?) tôi cố gặng hỏi lại với chút hy vọng nhưng đáp lại là ánh mắt  diễu cợt và những nụ cười thiếu thiện cảm. Tình huống này tôi chỉ còn cách chào họ rồi chuồn. Về nhà bữa cơm mẹ chuẩn bị ngon thế mà tôi ăn chả được..
Chiều ấy tôi ra đi, chia tay Hà Nội mang trong lòng một chút mơ màng mong manh về người con gái ấy. Những tưởng thời gian trôi đi tôi cũng sẽ nguôi ngoai,  đâu ngờ cảm xúc trong tôi về chuyến xe  ấy vẫn theo tôi suốt đến tận bây giờ và  trong nỗi nhớ Hà Nội luôn có hình bóng em.
Đi B tôi vào mặt trận Tây Nguyên, ở bộ phận quân khí của sư 10. Từ sau hiệp định Pari lính Tây Nguyên nhận được thư nhà thường xuyên, nhất là lính trên sư bộ chúng tôi. Thư mẹ tôi lần nào bà cũng nhắc đến cô gái ấy, bà kể em là sinh viên học đâu tận Thái Nguyên ấy nhưng cứ mỗi chủ nhật được về Hà Nội lại đến thăm nhà mình. Bà cứ gặng hỏi tôi và em là thế nào ? sao từ trước chẳng thấy tôi nói gì…Tôi biết cụ thích cô ấy lắm rồi, vì thỉnh thoảng có mấy đứa cùng lớp phổ thông xưa đến chơi cụ chỉ nhắc qua, còn chuyện về cô ấy bao giờ cũng mất cả trang thư. Chẳng riêng gì các cụ, con bé út nhà tôi mới i tờ , nó thư cho tôi chữ ngả chữ nghiêng nhưng tên chị …g thì nó viết nắm nót và đẹp nhất, tôi tin nó cũng yêu mến cái chị  ..g này lắm. Cô ấy như cô Tấm vậy, mỗi lần cô đến cả nhà tôi lại rộn vui , làm vơi đi phần nào nỗi nhớ đứa con xa .
Còn tôi! Biết phải nói gì hơn nữa, tôi thầm cảm ơn số phận đã đưa tôi đi trong chuyến xe ấy. Là thằng lính chiến trường chả biết sống chết ra sao nên tôi đâu dám nghĩ đến chuyện yêu. Đấy là nghĩ thế nhưng khi thấy luôn có một cô gái, lại xinh nữa quan tâm đến mình hẳn lòng tôi ấm lại rất nhiều. Có lúc tôi muốn viết thư cho cô ấy những lại không giám, chiến tranh liên niêm , biết bao giờ mới dứt nên lại thôi.
Chiến tranh qua rồi, tôi may mắn còn lành lặn trở về, nhất định tôi phải tìm cô ấy….
*********
   CÂU CHUYỆN TRÊN  tôi được nghe được từ một người lính Tây Nguyên khi anh cùng tôi bị mắc kẹt lại ở Huế hồi tháng 10/1975. Năm ấy Huế có mưa lớn, lũ về nước đầm phá dâng cao, cầu An Lỗ bị lũ phá hỏng ( cầu lúc đó làm bằng gỗ thông tẩm dầu Mỹ, chưa có cầu xi măng như bây giờ). Huế dồn cục người từ phương Nam ra, lính đi phép, đi công tác, ra quân và đi học, người miền Bắc vào chơi miền Nam ra .vv. đông nghịt.  Ai cũng lỉnh kỉnh đồ đạc hàng hóa của xã hội tiêu thụ. Chỉ có mấy anh lính chiến trường chúng tôi là ba lô lép kẹp. Đồ quí nhất trong hành trang của tôi là con búp bê nhỏ, có cái lông mi cong cong, đặt nằm xuống là nó nhắm mắt. Tôi dành những đồng tiền ít ỏi của mình mua nó làm quà cho bé Hà, con gái dì tôi. Tôi thương bé Hà vì chú Hưng chồng dì tôi không bao giờ trở về nữa, bé Hà chưa bao giờ biết cha mình. Trong ngày khải hoàn này chắc hai mẹ con dì tôi buồn lắm…
   Lính nằm chờ thông xe dỗi việc nên chuyện cứ dài dài không biết bao nhiêu chuyện. Riêng câu chuyện trên thì tôi chú ý vì rất có thể cô gái ấy tôi biết ..
   Tôi có anh bạn cùng đơn vị thân lắm, chúng tôi cùng người Hà Nội. Anh bạn tôi cũng ở cái số nhà ấy và có cô em gái cùng tên với cô gái mà anh lính Tây Nguyên vừa kể. Là lính chiến trường chúng tôi thường chia sẻ với nhau nhiều thứ kể cả những lá thư của người yêu. Bạn tôi vẫn thường cho chúng tôi xem thư em gái  gửi cho mình. Đọc thư, tôi biết em gai bạn tôi đang là sinh viên đại học mỏ địa chất mà trường này cũng đang ở Thái Nguyên. Trong cái ví của cậu ấy bao giờ cũng có ảnh gia đình trong đó có ảnh cô em gái là chúng tôi để ý nhiều nhất. Quả là em gái cậu ta xinh đẹp và sắc sảo lắm,  vậy nên cả chốt ai cũng nhận là em rể hắn. Chuyện đùa vui thế thôi nhưng cũng làm cánh lính chúng tôi vui và không ít ông mơ tưởng thật sự. Chúng tôi khi buồn lại bảo anh bạn lấy thư em gái ra đọc vì cô bé có cách viết dí dỏm, nghe mãi không chán.
   Rồi một lần đầu mùa khô 1974, có người lính trinh sát e2,f324 mò lên chốt chúng tôi hỏi thăm anh bạn tôi. Lính tráng tiếp khách chỉ có thuốc lào và trà sâm chiến sĩ nhưng vui vẻ tình đồng đội, đồng hương. Người lính trinh sát  Hà Nội , trước khi đi bộ đội đang học năm thứ nhất đại học tổng hợp văn. Qua chuyện trò thì biết  anh ta là bạn trai của em gái bạn tôi, nghĩa là em gái bạn tôi đã có người yêu, điều này làm khối ông lính chúng tôi thất vọng nhưng không vì thế mà chúng tôi đối sử không tốt với người đồng đội f324 kia. Ngược lại chúng tôi ngưỡng mộ anh ta vì được một cô gái xinh đẹp như thế yêu và cánh lính chúng tôi rất tự hào về điều này. Chỉ có điều từ ngày đó chúng tôi chia sẻ với người  anh cô gái đó từ điếu thuốc lào hay bất cứ một cái gì khác đều là tình bạn, tình đồng đội, đông hương. Cái chuyện tán láo vui đùa anh vợ ,em rể chẳng còn ai nhắc đến. Là lính, chúng tôi rất trân trọng mối tình của đồng đội mình.
   Khi nghe người lính Tây Nguyên kể thì tôi tin chắc hai cô gái đó chỉ là một…Lạ chưa, mỗi cô trong nó đều rất trong sáng, đáng yêu và cảm phục nhưng hai cái đáng yêu ấy trong cùng một thời điểm, trong một con người thì … tôi chưa tưởng tượng nổi, bất ngờ quá tôi chưa đủ thời gian, từng trải để đón nhận, suy xét chuyện này,  nó là gì trong cuộc sống chúng ta những ngày đã qua. Tôi đành im lặng để mà qua sát, mà chiêm nghiệm .Khi quanh cô là những người lính trẻ được cô yêu (  anh quân khí, anh trinh sát và các đồng đội của anh trai cô )
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Giêng, 2010, 04:13:42 pm gửi bởi Phong Quảng » Logged
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #589 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2010, 11:28:59 am »

Có lẽ xứng là nhà văn lính rồi, ông anh ơi.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM