Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:19:59 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phong Quảng chào các bạn  (Đọc 256626 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
nhatminhdl54
Thành viên
*
Bài viết: 60


« Trả lời #410 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2009, 07:42:20 am »

Chú mà không kịp học năm đó chắc mấy tháng nữa đi bộ đội liền ( chỉ tiêu đi bộ đôi lúc nào cũng sẵn). Đi vài năm nếu đạn chê thì về có trăm kiểu để được học tiếp. Vovanha và bác Thuấn mỗi ông mỗi vẻ, nói chung lính về đi học khó khăn đủ kiểu.
Bác PQ à! Khi VVH giải ngũ, đã là năm 1990 - thời kỳ QĐ cho xuất ngũ hàng loạt các HSQ BS, SQ sơ cấp và khá đông SQ trung cấp. Chỉ một số ít anh em được "may mắn" như bác PQ và quê Lixeta, tiếp tục ở lại xây dựng QĐ đến khi đủ tiêu chuẩn về hưu thôi.
Tôi nhớ những năm ấy, người khôn của khó, anh em bộ đội giải ngũ đi tìm việc làm vất vả lắm! Những CB đã có 10-15 năm tuổi quân lại càng vất vả khi sức khỏe đã yếu; quyết tâm, nghị lực học hành khi trước đã giảm, nặng gánh gia đình... muốn có việc làm và thu nhập ngay, ít người được như CB VVH, tìm về giảng đường đại học. Một số CB được "ưu tiên" làm nhiệm vụ bảo vệ cơ quan, xí nghiệp, không có điều kiện học hành và phấn đấu mãi, may lắm cũng được chức "Trưởng ca bảo vệ". 

 
Logged
tranlam99
Thành viên
*
Bài viết: 182


« Trả lời #411 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2009, 08:13:44 am »

Chú mà không kịp học năm đó chắc mấy tháng nữa đi bộ đội liền ( chỉ tiêu đi bộ đôi lúc nào cũng sẵn). Đi vài năm nếu đạn chê thì về có trăm kiểu để được học tiếp. Vovanha và bác Thuấn mỗi ông mỗi vẻ, nói chung lính về đi học khó khăn đủ kiểu.
Bác PQ à! Khi VVH giải ngũ, đã là năm 1990 - thời kỳ QĐ cho xuất ngũ hàng loạt các HSQ BS, SQ sơ cấp và khá đông SQ trung cấp. Chỉ một số ít anh em được "may mắn" như bác PQ và quê Lixeta, tiếp tục ở lại xây dựng QĐ đến khi đủ tiêu chuẩn về hưu thôi.
Tôi nhớ những năm ấy, người khôn của khó, anh em bộ đội giải ngũ đi tìm việc làm vất vả lắm! Những CB đã có 10-15 năm tuổi quân lại càng vất vả khi sức khỏe đã yếu; quyết tâm, nghị lực học hành khi trước đã giảm, nặng gánh gia đình... muốn có việc làm và thu nhập ngay, ít người được như CB VVH, tìm về giảng đường đại học. Một số CB được "ưu tiên" làm nhiệm vụ bảo vệ cơ quan, xí nghiệp, không có điều kiện học hành và phấn đấu mãi, may lắm cũng được chức "Trưởng ca bảo vệ". 

 

Bác Hà giải ngũ năm 1984, bác đã kịp lấy vợ rồi làm 2 nhóc xong thì mới quay lại giảng đường.
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #412 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2009, 08:50:03 am »

   Chào các quê!
   Trước hết, LXT tôi xin ngả mũ kính phục tấm gương về ý chí, nghị lực của các quê VVH và bạn Th. của PQ. Tôi tin rằng không chỉ hai đồng đội của chúng ta làm được việc đó. Nhưng tôi cũng biết rằng có hàng chục vạn đồng đội của chúng ta không đủ điều kiện hoặc không đủ ý chí để làm đwọc việc như VVH và Th. đã làm. Ngay bản thân tôi cũng nhiều lúc tự trách mình như vậy.
   Còn như quê nhatminhd154 nói chúng tôi "may mắn" được ở lại phục vụ QĐ thì quê đã đặt từ này trong ngoặc kép rùi phải không? Thực ra, lúc đó chúng tôi đi học là theo sự phân công của tổ chức đấy chứ- tôi đã coi như được kết nạp đảng tại trận (nói như vậy vì sau CZHCM mới tổ chức lễ kết nạp nhưng QĐ thì ghi ngày 30.4.1975). Lúc được phổ biến đi học SQ là đi ngay vì hồi đó, cứ được ra Bắc là sướng rồi nên chẳng suy nghĩ gì. Khi về trường lao động dự khóa mới nhiều luồng tư tưởng khác nhau tác động vào. Không biết PQ thế nào chứ bản thân tôi lúc đó cũng suy nghĩ dữ lắm giữa hai con đường: ở lại QĐ và ra ngoài. Mỗi con đường đều có cái thuận và cái nghịch.
   Nếu ra ngoài thì mình sẽ tự do hơn, mình sẽ có điều kiện thực hiện những ước mơ, khát vọng đang còn dang dở ngày còn cắp sách đến trường... Tuy nhiên, mình sẽ phải đối mặt với một số khó khăn về đời sống (hồi đó nhà mình cũng khó khăn), đặc biệt sẽ phải chậm lại ít nhất 1 năm để ôn thi lại (nhờ người hỏi hộ thì hồ sơ ở ĐHTH đã thất lạc do trận lụt năm 71 và CTPH năm 72, ở BTS huyện cũng chẳng còn gì). Mà thi lại chắc gì đã đỗ Undecided
   Còn nếu ở lại QĐ thì mọi sự có vẻ thuận nhiều hơn. Ngoài ra lúc đó mình được biên chế để học hệ Kỹ thuật nên cũng tự an ủi: nếu làm được gì đó trong KH thì ở QĐ cũng làm được, cần gì ra ngoài.
   Cộng thêm những lời góp ý của gia đình và một số bạn bè mình mơií quyết định ở lại QĐ đó chứ, chẳng phải là "may mắn" sao Huh
   Thế nhưng rồi trong cuộc đời một lần nữa mình định "bung ra" và đã quay trở lại Trường ĐH để làm tiền đề cho sự bung ra đó. Đó là năm 88. Hồi ấy cán bộ QĐ sống khổ lắm, thiếu thốn, gò bó, xa nhà v.v... nên mình rất muốn ra. Khổ nỗi lại bị cái gọi là "tổ chức" ràng buộc, mà mình không đủ gan rũ bỏ tất cả. Thế là quyết định: "xin đi học ĐH" cái đã. Rất khó khăn thuyết phục đc Hiệu trưởng TSQTG, mình được bác ấy cho cái GGT về Trường DHKTQD liên hệ xin thi và đi học hệ tại chức của NT. Về tranh thủ ôn và tham gia thi- mình lại được 23,5 điểm (tất nhiên đề tại chức thì không khó như đề CQ). Kẽo kẹt theo hết 5 năm, có được cái bằng thì quân hàm đã 2// (năm 1994), bấy giờ có ra thì cũng dở ẹc- chẳng ai người ta nhận vì lương cao quá. Híc...Híc...! Thế là lại ở lại và yên tâm phục vụ tới khi về hưu. Cái bằng ĐH này chỉ để cho vui mà thôi Grin
   Vì thế, mình luôn bái phục những người như VVH hoặc Th.- Những người có ý chí và nghị lực mạnh mẽ, đã dám vượt qua mọi khó khăn và rào cản để thực hiện hoài bão của mình.
Logged
Hungnt_E1F2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1072


« Trả lời #413 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2009, 09:00:15 am »

Chú mà không kịp học năm đó chắc mấy tháng nữa đi bộ đội liền ( chỉ tiêu đi bộ đôi lúc nào cũng sẵn). Đi vài năm nếu đạn chê thì về có trăm kiểu để được học tiếp. Vovanha và bác Thuấn mỗi ông mỗi vẻ, nói chung lính về đi học khó khăn đủ kiểu.
Bác PQ à! Khi VVH giải ngũ, đã là năm 1990 - thời kỳ QĐ cho xuất ngũ hàng loạt các HSQ BS, SQ sơ cấp và khá đông SQ trung cấp. Chỉ một số ít anh em được "may mắn" như bác PQ và quê Lixeta, tiếp tục ở lại xây dựng QĐ đến khi đủ tiêu chuẩn về hưu thôi.
Tôi nhớ những năm ấy, người khôn của khó, anh em bộ đội giải ngũ đi tìm việc làm vất vả lắm! Những CB đã có 10-15 năm tuổi quân lại càng vất vả khi sức khỏe đã yếu; quyết tâm, nghị lực học hành khi trước đã giảm, nặng gánh gia đình... muốn có việc làm và thu nhập ngay, ít người được như CB VVH, tìm về giảng đường đại học. Một số CB được "ưu tiên" làm nhiệm vụ bảo vệ cơ quan, xí nghiệp, không có điều kiện học hành và phấn đấu mãi, may lắm cũng được chức "Trưởng ca bảo vệ". 

Tại thời điểm 1984-1990, có một thực tế nữa là rất nhiều SQ chuyển ngành, anh em bộ đội giải ngũ/phục viên, cán bộ công nhân viên quốc phòng đã được quân đội bố trí cho đi xuất khẩu lao động tại LX, Ba lan, Tiệp và CHDC Đức.
Như ở đơn vị tôi, có cậu lính 78 người Hà nam ninh, xuất ngũ 1982, đi XKLĐ tại LX, vài năm sau anh trung úy CTV đại đội (sau là trợ lý chính trị e) người Hà tây, đi XKLĐ tại Đức năm 1987.
Logged
Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #414 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2009, 09:50:27 am »

Cái thời 1975 khi đất nước vừa im tiếng súng, lính về hàng loạt, ai có giấy gọi đại học thì về trường, ai hết lớp 10 thì ôn thi. Lứa chúng tôi ôn thi trong quân đội ai sinh trước 1954 thì được thi và cho ra ngoài học, còn lại được quân đội " yêu ", giống như một số bác được đi học SQ thôi, các bác cũng tính toán và cũng nhiều bác cắn răng ở lại ĐV chiến đấu tiếp để mong được về nhà. Nghe nói hồi 1975, bộ đội đã tốt nghiệp phổ thông học các trường đại học trong Nam còn không phải thi vì các SV có lý lịch dính với chính quyền cũ không được học tiếp mà diện này trong Nam nhiều lắm ( bác nào học đại học những năm đó kể cho anh em nghe). Trường hợp tôi và bác Lixeta cũng nằm trong số thường thường đó, chẳng hên mà cũng không xui. Riêng VVH và Thuấn đũng là rất đặc biệt và đáng khâm phục nên mới có bài viết về họ.
Logged
anhkhoi
Thành viên
*
Bài viết: 311


« Trả lời #415 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2009, 10:34:13 am »

Khoảng năm 80-85 ở đại học Tổng hợp TPHCM (nay là ĐH KHXH-NV) có anh Nguyễn Hoàng Dũng là thương binh cụt cả hai tay (hình như 1 chân cũng bị thương). Anh học khoa tiếng Nga, sau TN ở lại trường. Anh Dũng viết bằng tay giả, chữ khá đẹp. Hiện nay anh là GĐ NXB Đại học QG.

Không biết trong QSVN mình có bác nào cùng đơn vị trước kia với anh Dũng không ạ?
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #416 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2009, 12:29:52 pm »

hehe , ra quân còn đủ tay chân thi và học đại học là chuyện bình thường chẳng có gì đặc biệt cả thậm chí đó là sự may mắn so với các anh em khác vì mình có điều kiện đi học , thương binh như anh NHD thì mới đáng khâm phục .
Hồi là sv năm nhất , năm hai thỉnh thoảng gặp lại đồng đội , thằng vá xe lề đường , thằng lơ xe , thằng đổ xăng chúng nói hỏi mình làm gì , trả lời tao đang đi học mà trong lòng xấu hổ lắm .
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
THANHSON2003
Thành viên
*
Bài viết: 33



« Trả lời #417 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2009, 12:52:31 pm »

   
  Thế là lại ở lại và yên tâm phục vụ tới khi về hưu. Cái bằng ĐH này chỉ để cho vui mà thôi Grin
   
Không thừa đâu Quê! Tri thức cho mình là tài sản lớn nhất mà mỗi người có được.
Sắp đến khai hội Côn sơn - Kiếp bạc đấy Quê ơi!
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #418 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2009, 01:05:22 pm »

  Thế là lại ở lại và yên tâm phục vụ tới khi về hưu. Cái bằng ĐH này chỉ để cho vui mà thôi Grin
  
  Không thừa đâu Quê! Tri thức cho mình là tài sản lớn nhất mà mỗi người có được.
  
Đúng vậy, nhờ tri thức mà ta có quan điểm riêng của mình trước thời cuộc, không a dua chạy theo phong trào, không cần phải nịnh nọt ai để tìm chổ đứng trong xã hội. Người lính bất cứ thời kỳ nào đã kinh qua trường đại học lớn của cuộc đời là quân đội, nay được trang bị thêm kiến thức đại học chuyên ngành ngoài dân sự thì luôn cảm thấy vững vàng trong cuộc sống, thực tế có thể thấy rõ qua số anh em CCB của mình trong diễn đàn này.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Chín, 2009, 03:37:39 pm gửi bởi thượng sĩ Hùng » Logged
vovanha
Thành viên
*
Bài viết: 1575

Một thời để nhớ !


« Trả lời #419 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2009, 02:03:21 pm »

Đúng vậy, nhờ trí thức mà ta có quan điểm riêng của mình trước thời cuộc, không a dua chạy theo phong trào, không cần phải nịnh nọt ai để tìm chổ đứng trong xã hội....
Đấy, đấy... cái vô tình thành cái hữu tình đây Bác Hùng ơi ! Hay quá , hay quá ...
Mấy ngày hôm nay tôi nhức đầu chỉ vì một câu phát biểu của vị chủ tịch Công đoàn cơ quan, trong vấn đề xem xét hình thức kỷ luật cho một Công đoàn viên.
Vị này phát biểu như sau " Không giáo dục gì nữa cả, chỉ giáo dục trước khi vi phạm. Bảo vệ cái gì nữa ".
Chờ vài phút thấy không ai có ý kiến, và chờ người chủ trì cho phép tôi nói ngay " Với vai trò là một chủ tịch công đoàn, anh đã triệt tiêu hai chức năng cơ bản của tổ chức công đoàn là giáo dục tuyên truyền và bảo vệ quyền lợi của Công đoàn viên ...Anh đã vi phạm quan điểm của Đảng về tính chính trị và tư tưởng, của các tổ chức trong hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng...Dù không ai có ý kiến... kể cả các Đảng viên của chi bộ...và tôi không là gì cả...nhưng tôi sẽ bảo vệ quan điểm của Đảng, bảo vệ quyền lợi của tôi trong tổ chức công đoàn cho tới cùng ..."
Quyền lợi của các thành viên trong các tổ chức chính trị xã hội đây này bác Hùng ơi !
Không đòi hỏi tiền bạc chi đâu ! Grin Grin Grin.
Chính trị tôi không được học nhiều như nhiều người khác. Thậm chí có hai người trong cơ quan có bằng Cử nhân chính trị. Tôi chỉ học chính từ kinh nghiệm của những người Chính trị viên và Chính ủy trong đời lính. Đó cũng chính là tri thức về nhận thức chính trị của những người lính có được...mà khó có nhà trường nào đào tạo.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Chín, 2009, 02:12:43 pm gửi bởi vovanha » Logged

Quy Nhơn ! Thành phố nhỏ hơn những gì nó có.Thơ bốn câu không quá hai mươi chữ. Rung chân trời một cánh yến mảnh mai. Con đường nghiêng em hát bên tôi. Gió và tóc...nắng và nước mía .
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM