Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 11:39:05 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phong Quảng chào các bạn  (Đọc 256453 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #360 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2009, 08:39:25 am »

Binhyen60: Thời bình rồi, cứ đặt là Minh đi, mình thấy đa số ai tên Minh đều đẹp người, đẹp nết và dễ thương phải không các đồng chí nữ? Grin
Logged
Mùa Thu
Thành viên
*
Bài viết: 19



« Trả lời #361 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2009, 10:38:01 am »

Cảm ơn bác Phong Quảng đã kể lại câu chuyện xúc động bằng lối viết văn tình cảm và đi vào lòng người.Các thế hệ cha ông đi trước đã hy sinh và đổ máu cho hoà bình hôm nay, thế hệ chúng cháu hôm nay luôn tự hào về truyền thống lịch sử, tự hào về thế hệ cha ông đi trước, mong rằng cháu sẽ được đọc nhiều thật nhiều bài viết của bác Phong Quảng nói riêng và của các bác CCB nói chung về "Một thời máu và hoa".Cảm ơn bác Phong Quảng và các bác .
Bố cháu cũng là một CCB, bị sức ép của B52, rồi sốt rét ...và cũng đã nhiều lần tưởng chết, nên sức khoẻ giờ cũng không ổn lắm.Hy vọng một ngày không xa, bố cháu sẽ có điều kiện cùng các bác hồi tưởng, để cháu và thế hệ sau này tự hào, cố gắng sống tốt,..để xứng đáng với niềm tin của Đảng,của nhà nước, của Bác Hồ của cha ông .Một niềm tin mãnh liệt vào thế hệ nối tiếp.Để đưa nước CHXHCN VIỆT NAM lên một tầm cao mới, một tầm cao của trí tuệ, của tinh nhuệ, của sự đoàn kết, .....để có thể sánh vai cùng với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới.
Logged

Anh đi bộ đội sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường
Em sẽ là hoa trên đỉnh núi
Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm.[/color]
pain
Thành viên
*
Bài viết: 421



« Trả lời #362 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2009, 10:45:25 am »

Cảm ơn bác Phong Quảng đã kể lại câu chuyện xúc động bằng lối viết văn tình cảm và đi vào lòng người.Các thế hệ cha ông đi trước đã hy sinh và đổ máu cho hoà bình hôm nay, thế hệ chúng cháu hôm nay luôn tự hào về truyền thống lịch sử, tự hào về thế hệ cha ông đi trước, mong rằng cháu sẽ được đọc nhiều thật nhiều bài viết của bác Phong Quảng nói riêng và của các bác CCB nói chung về "Một thời máu và hoa".Cảm ơn bác Phong Quảng và các bác .
Bố cháu cũng là một CCB, bị sức ép của B52, rồi sốt rét ...và cũng đã nhiều lần tưởng chết, nên sức khoẻ giờ cũng không ổn lắm.Hy vọng một ngày không xa, bố cháu sẽ có điều kiện cùng các bác hồi tưởng, để cháu và thế hệ sau này tự hào, cố gắng sống tốt,..để xứng đáng với niềm tin của Đảng,của nhà nước, của Bác Hồ của cha ông .Một niềm tin mãnh liệt vào thế hệ nối tiếp.Để đưa nước CHXHCN VIỆT NAM lên một tầm cao mới, một tầm cao của trí tuệ, của tinh nhuệ, của sự đoàn kết, .....để có thể sánh vai cùng với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới.

Cám ơn là đủ rồi bạn à, đừng hô khẩu hiệu được không Cheesy
Logged

Tôi chỉ có một ham muốn, một ham muốn tột bậc. Đó là không...ham muốn gì nữa!!!
Mùa Thu
Thành viên
*
Bài viết: 19



« Trả lời #363 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2009, 11:02:38 am »

Cảm ơn bạn, có lẽ đó là do những câu chữ xuất phát từ trái tim không phải chỉ có một MT .Vâng, MT hiểu bạn muốn nói gì? đoá là MT hãy hành động đi, nói có vẻ như hô khẩu hiệu quá,cũng tuỳ vào hoàn cảnh của mỗi người để đóng góp phải không bạn, mình chỉ có ngòi bút để viết văn viết thơ  để viết lên niềm tự hào của bản thân mình đối với thế hệ cha ông đi trước, trong đó có niềm tự hào về những đóng góp trực tiếp của người bố thân yêu , dù tình cảm thật nhỏ nhoi trong biển trời của lòng người , nhưng cũng  mong các bác và bạn đón nhận như một lời chào thân ái.
MT rất hân hạnh được tham gia vào quân sử, nhận thấy một điều các bác và các bạn thật trí tuệ, thông minh, giàu lòng nhân ái, giỏi về mọi mặt, ...MT cũng cảm thấy hổ thẹn là chưa góp ích được nhiều cho diễn đàn, bởi trình độ còn nhiều phần hạn chế,MT  mong được học hỏi và tiếp thu ý kiến của các bác và toàn thể các đồng chí .
Logged

Anh đi bộ đội sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường
Em sẽ là hoa trên đỉnh núi
Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm.[/color]
songvedem
Thành viên
*
Bài viết: 129



« Trả lời #364 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2009, 11:05:25 am »

Bạn mùa thu cẩn thận, sư phụ dạy trước cúng sau ăn mà Pain toàn là ăn trước đồ cúng thôi  Grin Grin
Logged

Bỏ lại sau lưng nước mắt nhạt nhòa dĩ vãng
Bỏ lại sau lưng nỗi đau làm tim ta tan nát
pain
Thành viên
*
Bài viết: 421



« Trả lời #365 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2009, 11:08:38 am »

Bạn mùa thu cẩn thận, sư phụ dạy trước cúng sau ăn mà Pain toàn là ăn trước đồ cúng thôi  Grin Grin

hehe, songvedem nhạy cảm thía Grin Trả lại topic cho bác Phongquang thôi kẻo đậu phộng bi giừ Cheesy
Logged

Tôi chỉ có một ham muốn, một ham muốn tột bậc. Đó là không...ham muốn gì nữa!!!
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #366 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2009, 12:00:29 pm »

 Các bạn ơi , hãy để lớp trẻ của chúng ta tự cảm nhận và nói lên những điều muốn nói về truyền thống của Dân tộc cũng như những đóng góp của lớp người trước .
 Đó là những tín hiệu đáng mừng của lớp trẻ bây giờ khi họ hiểu được công sức , xương máu của chúng ta đã đổ xuống vì ngày hôm nay.
 Mình thấy vui khi thấy có những người hiểu được như Mùa Thu , em cứ mạnh dạn nói lên những hiểu biết hay quan điểm của mình về nhìn nhận lịch sử hay những câu chuyện của thời đã qua .
 Ngay chính anh đây cũng đang muốn giáo dục con cháu của anh có được những nhìn nhận suy nghĩ như em đấy .
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Mùa Thu
Thành viên
*
Bài viết: 19



« Trả lời #367 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2009, 06:30:50 pm »

MT cảm ơn các bác và cảm ơn lời động viên của bác Binhyen1960. Qủa thật là niềm tự hào dân tộc luôn trong trái tim mỗi con người.Có những người thì bày tỏ bằng lời, có người thì bày tỏ bằng hành động thực tế, có người thì âm thầm trong suy nghĩ...dù trong mọi hình thức nào, thì MT thật sự cảm ơn các bác đã đón nhận và động viên.Mong bác Phong Quảng viết tiếp những trang sử  của một thời khói lửa. 
Logged

Anh đi bộ đội sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường
Em sẽ là hoa trên đỉnh núi
Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm.[/color]
Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #368 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2009, 04:16:12 pm »

NHỮNG MẨU CHUYỆN NHỎ TRONG CHIẾN TRƯỜNG.
Chúng tôi chiếm lại 61 thật nhanh gọn, bộ binh đánh rất giỏi và bắt sống 8 tù binh ( toàn bọn thủy quân lục chiến). Suốt quá trình diễn ra trận đánh, tiểu đội trưởng của chúng tôi không hề có mặt tại trận địa . Anh ta chỉ ngồi trong cái hầm mé sau đồi cùng anh y tá. Vậy mà mấy hôm sau về đại đội tôi lại gặp chuyện.
   Sau khi tái chiếm 61, tiểu đội trưởng có về đại đội, chẳng biết báo cáo những gì...Đến lượt tôi khi về đại đội lấy thực phẩm, chia kịp vào lán đã thấy anh Sen chính trị viên hỏi :” Cậu là số 1 mà sao lại để cho Thọ C5 nó bắn “ . Tôi trả lời:” Em bắn mãi tức cả tai, anh em ai thích em cho bắn, có phải bắn máy bay đâu mà cứ phải số 1. À mà anh nghe ai nói thế?”. Chính trị viên Sen chợt nhận ra điều gì đó, anh bảo :” thôi, thôi, chẳng vấn đề gì”. Thế đấy, tôi hiểu anh Sen đã nhận thấy vai trò của tiểu đội trưởng trong trận đánh này, nếu khi ấy có mặt tiểu đội trưởng ở trận địa thì tôi đâu có làm được điều đó. Đã thế im mẹ nó đi, đằng này lại còn phản ánh,  ta đây !, lòi cái đuôi hèn nhát. Thực tình, tôi chưa thấy người lính nào tự mình nhận là dũng cảm,  bởi đã là con người ai cũng muốn sống. Chiến tranh liên miên suốt mấy thế hệ, những người lính ngày ấy ra đi đều xác địch có thể không trở về. Trong những ngày tháng gian khổ ấy, giữa cái sống và chết chúng tôi mỗi người lính phải hàng ngày, từng giây,từng phút đấu tranh vượt qua nó để trụ lại. Trong chúng tôi không phải ai cũng vượt qua đươc, có người tự thương, có người đảo ngũ nhưng tôi không coi họ là những kẻ hèn nhát, dù họ có lỗi. Bởi trong họ , trước đó có những người đã chiến đấu rất anh dũng. Thường thì trong ác liệt, gian khó bằng bản năng tự nhiên , người lính biết tự bảo vệ mình và chia sẻ với đồng đội. Lúc ấy họ chấp nhập , hành động để dành lại cuộc sống bằng cái chết anh dũng. Đó là những người lính chân chính. Còn hèn nhát, là những kẻ sợ hãi đến mức không dám phản ứng dù đó là hành động để dành lấy sự sống. Họ quá thừa trong những trận đánh, trong cuộc sống . Chúng tôi coi thường và ít để ý đến họ, đã lờ đi cho họ thế mà họ đã đáp lại như vậy đấy.
   Thực phẩm ở đại đội hết, đại đội điều tôi đi tận Tam Dần lấy. Tam Dần là ngã tư đường 15N và đường 71. Nơi đây có thể gọi là thủ đô của bộ đội Phong Quảng chúng tôi. Ở đây có các đơn vị hậu bị và các trận địa pháo tầm xa 130. Có nhiều kho tàng và quân y viện (96). Có cả một làng nhỏ, rất nhiều trẻ con là con em các cán bộ địa phương ba huyện Hương Trà, Phong Điền, Quảng Điền. Ở đây cũng tổ chức lớp học, có các cô giáo quản lý các cháu. Tôi nghỉ một tối ở đây , sống trong khung cảnh đầm ấm như ngày nào được đóng trong nhà dân hồi huấn luyện. Nghe, nhìn lũ trẻ nô đùa làm tôi lại nhớ đất Bắc xa xôi.
   Hôm sau trời mưa to,  tôi không về ngay mà tranh thủ vào viện thăm số anh em bị thương ở 61. Gặp được anh Cấp, thằng Hồng C5,  đang ngồi nói chuyện với nhau thì một cô y tá hỏi :” Có anh nào về Phong Điền hôm nay không?” . Khi biết có tôi về Phong Điền, cô y tá mừng lắm :” cho em gửi một o đi cùng “. Ngay sau đó đã thấy một cô gái vào lán ,chào hỏi và chờ tôi để cùng lên đường.
   Cô gái cùng đi với tôi về Phong Điền thật đẹp, dáng người cao ráo, tôi cứ nghĩ cô là văn công. Cô mặc bộ bà ba giống như hầu hết các o du kích địa phương ở đây. Trông cô, không ai nghĩ là vừa từ ngoài Bắc vào vì từ cách buộc gùi, choàng áo mưa rất thành thạo.
   Chúng tôi đi xuôi con đường 71 , trời mưa tầm tã. Mùa mưa ở Trị Thiên thì khỏi nói, mưa thối đất, thối cát. Hai chúng tôi vừa đi vừa nói chuyện cho quên đường dài. Khi biết tôi ở Hà Nội cô gái reo lên :” Em cũng vừa từ Hà Nội vào này ! “.
   _ Ủa, sao cô nói tiếng Huế ? . Tôi tò mò hỏi
   _ Em ra Hà Nội học mấy năm rồi, nay lại trở lại Phong Điền. Xa quê lâu rồi nên không hiểu tình hình địch ta dưới đó, không dám đi một mình.
   Hèn chi mà tôi thấy cô gái thành thạo thế. Nhìn cô đi trong mưa ,những lọn tóc bết vào má trông rất hồn nhiên. Chiến trường đâu chỉ bom với đạn mà còn bao cái gian khó mà người lính phải chịu đựng. Thôi thì chúng tôi kiếp nam nhi thời loạn đã đành chứ mấy cô gái ở trong này thì cái khó, cái khổ đúng là gấp bội. Khi biết cô có bạn học ở Chu Văn An, có vợ chồng chị gái sống ở đường Hoàng Hoa Thám và hiện chú cô đang là bí thư huyện Phong Điền. Tôi hỏi:
   _Sao o không ở lại ngoài đó học tiếp đi, vào đây làm chi cho khổ? Mà tôi thấy ở đây các o khổ lắm.
   Cô bảo rằng:” Các anh quê tận miền Bắc còn vào đây được , em quê hương ở đây mà không vào coi răng được”.
   Đường từ Tam Dần xuống đồng bằng Phong Điền thường chúng tôi đi gần một ngày đường , tuy là đường cho ô tô nhưng mùa mưa nên chẳng thấy một chiếc xe nào, trên đường có nhiều ngầm , có đoạn đường chạy trong lòng suối nên dù choàng áo mưa nhưng người chúng tôi ướt sũng. Những lúc lội suối chúng tôi phải nắm chặt tay nhau để khỏi bị trược ngã hoặc trôi. Có một khúc đường gặp một cây to đổ xuống ngáng ngang. Muốn vượt qua phải đỡ nhau mới trèo qua cây được, mỗi lần như thế da thịt chạm nhau mặt hai đứa đỏ rựng… Lúc bấy giờ tôi thấy cô đẹp lắm, và cứ lúc lúc tôi trộm ngắm nhìn cô rồi nghĩ vu vơ : chiến trường ác liệt, gian khổ thế vẫn có những người đẹp cùng chung chiến hào, phần nào như được an ủi. không đến nỗi như câu ca trong bài nhạc vang chúng tôi thường rên rỉ :
   Từ máy thu thanh cô nàng vừa ca_Chọn kiếp yêu anh lính khổ xa nhà
   …..
   Đưng hót như chim trên vũng là sâu, xin thật lòng cho tiếng nói đâu môi.
   …...
Chúng tôi cùng ăn cơm trong mưa, những lát cơm nắm được cắt từ tay cô gái xếp đều trên chiếc lá rong bứt ven đường. Nước mưa vẫn hắt vào lấm thấm trên mặt lá, tấm vải mưa nhỏ của thằng lính không che nổi hết trời, ăn trong mưa, trong gió. Trong hoàn cảnh ấy chẳng thể khác được, cơm lạnh lẫn nước mưa nhưng tôi thấy ấm áp vô cùng. Tôi có cảm giác như mình đang có tất cả giữa chiến trường ác liệt này người em, người chị và người mẹ.
Rồi lại đi tiếp, lại những câu chuyện vu vơ không dứt , cứ thế chúng tôi cũng vượt qua hết quãng đường dài ấy.
   Đến chân 146 thì chú cô, bí thư huyện đã đứng đó đón cô. Hình như trong Tam Dần đã điện cho ông biết . Ông và cô gái chào tạm biệt tôi, hai chú cháu, hai người đồng chí đi tiếp về hướng Ô Ồ. Còn tôi tiếp tục đi về hướng đông, điểm cao 61.
   Rồi tôi đi học , về là vào chiến dịch, cho đến hôm này chưa hề gặp lại cô gái ấy.
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #369 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2009, 04:30:03 pm »

   Cô gái cùng đi với tôi về Phong Điền thật đẹp, dáng người cao ráo, tôi cứ nghĩ cô là văn công. Cô mặc bộ bà ba giống như hầu hết các o du kích địa phương ở đây. Trông cô, không ai nghĩ là vừa từ ngoài Bắc vào vì từ cách buộc gùi, choàng áo mưa rất thành thạo.
   Đường từ Tam Dần xuống đồng bằng Phong Điền thường chúng tôi đi gần một ngày đường , tuy là đường cho ô tô nhưng mùa mưa nên chẳng thấy một chiếc xe nào, trên đường có nhiều ngầm , có đoạn đường chạy trong lòng suối nên dù choàng áo mưa nhưng người chúng tôi ướt sũng. Những lúc lội suối chúng tôi phải nắm chặt tay nhau để khỏi bị trược ngã hoặc trôi. Có một khúc đường gặp một cây to đổ xuống ngáng ngang. Muốn vượt qua phải đỡ nhau mới trèo qua cây được, mỗi lần như thế da thịt chạm nhau mặt hai đứa đỏ rựng… Lúc bấy giờ tôi thấy cô đẹp lắm, và cứ lúc lúc tôi trộm ngắm nhìn cô rồi nghĩ vu vơ : chiến trường ác liệt, gian khổ thế vẫn có những người đẹp cùng chung chiến hào, phần nào như được an ủi.
Quả là anh hùng hội ngộ giai nhân! Thời bác Phong Quảng chiến đấu thật sự ác liệt, nhưng dù sao cũng là chiến đấu trên đất nước của mình, cũng có lúc hội ngộ giai nhân, quá sức lãng mạn như một thước phim hay. Không như thời chúng em chiến đấu ở K, giai nhân không thấy, chỉ toàn mê-mai, huhu.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM