Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 10:29:50 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phong Quảng chào các bạn  (Đọc 256444 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #300 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2009, 08:12:41 am »

Nếu ông ta không "công thần" thì tôi không thể nhớ chuyện cũ được .Vì là dân công lại theo địch ở Lào , được trao trả ở sông Thạch hãn nên có lẽ an ninh quân đội không nắm được tung tích , các đơn vi quân đôi cấp E trở lên  có dân công phục vụ khi ai bi thương hoặc hy sinh do E đó báo tử,  nhưng năm  1969 Các f 312, f316 bị đẩy dạt về nghệ an ,E tôi phải chôn cối 120 , phân tán từng B, C đánh du kích trong lòng địch có lẽ không ai lo báo về địa phương Khi tôi gợi chuyện hỏi bác giám định thương tật ở đâu thì ông nói tại đoàn Chiến thắng ( đoàn thu dung tù binh tại Tân kỳ NA) có 2 người bạn tù  làm chứng v,,v  Còn dân làng họ  có xì xào nhưng do quân đội cấp thẻ thương binh nên cũng không dám tố cáo .Ngay cả  tôi cũng phân vân , nhưng khi gợi  chuyện đơn vị cũ thì ông ta nói lảng nên nghi ngờ thêm và kết quả là như vậy
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Sáu, 2009, 08:18:16 am gửi bởi tai_lienson » Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #301 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2009, 09:03:37 am »

Về chuyện này đv em cũng có phần dễ tính giống đv bác sáu Trọng.

Hôm Cựu binh Trung đoàn Đồng Xoài gặp mặt ở Thủ đô có cả lính thời đánh Mỹ. Đặc biệt lính 77 - 78 khá đông. Nhiều người lạ chào nhau, cụng em bê xê lết. Hỏi riêng một số thằng ruột d4 em thì chúng nó bảo nhỏ là các bác ấy đúng cùng đơn vị mình đấy, nhưng vào đến Trảng Lớn nghe thương binh nói chuyện táng nhau ở biên giới là lẳng lặng bán quân tư trang chuồn.

Sau thì các bác đó cũng phải nhập vào đơn vị nào đó, nhưng cái đơn vị đó chẳng ọp bao giờ nên về lại Đồng Xoài ọp cho nó vui. Nhiều người khá viên mãn thành đạt.
 
Mỗi người được phát cái tranh sơn mài kỷ niệm, vẽ hình Tượng đài Tình nguyện quân ở  Ph'nom penh. Do quân số tăng đột biến như thế nên thiếu đồ kỷ niệm. Chúng em nhường luôn suất của mình cho những người mới tham gia.

Đồng đội xuề xoà, tự tâm thôi các bác nhỉ...

Nhưng đã phản bội, lại to mồm như cái thằng bác Tai_lienson kể đó thì đập chết đi là phải. Loại đó không có tư cách người Lính. Bất kể lính nào?

Đào ngũ có thể tha thứ được. Phản bội càng khó dung hơn! Nhưng đã phản bội, lại mặt dày trở lại hàng ngũ mình đã phản để đòi công lao thì bắn bỏ mẹ nó đi !
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Sáu, 2009, 10:57:32 am gửi bởi Trungsy1 » Logged
nhatminhdl54
Thành viên
*
Bài viết: 60


« Trả lời #302 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2009, 10:02:11 am »

Chiêu hồi thì không dám bàn, nhưng trong hội CCB đồng ngũ chúng tôi không phân biệt lính ra quân chính sách với lính đào ngũ. Dù sao thì các anh em đó cũng đã từng có thời gian vào sinh ra tử. Lý do đảo ngũ cúng đa dạng, không hoàn toàn là sợ chết.
Bản thân các bác đó cũng đã không có hưởng chính sách gì rồi. Về chỉ làm dân thường thôi.

Nếu đào ngũ khi đang ở các đơn vị huấn luyện quân đi B (C) ở miền Bắc thì có thể người chiến sĩ ấy không hoàn toàn là sợ chết. Nhớ bố, mẹ, vợ, con, anh, em... trốn về nhà mấy ngày rồi lại đến đơn vị cũ hay nhập vào các đơn vị thu dung. Nhớ hồi đó, nhiều anh em tranh thủ mấy ngày nghỉ phép trước khi đi B, cưới vợ và mong có "người chống gậy".
Người lính đã ra tới mặt trận rồi đào ngũ thì có thể nói 99,99% là sợ chết. Tối nhớ không biết có chính xác không, thời chống Mỹ: "đào ngũ có tổ chức", "đào ngũ khi đang ở mặt trận"... được coi là tội nặng, phải chịu án của Tòa án Quân sự.
Những anh em đào ngũ này cũng cần được thông cảm và tha thứ, đúng ý như bác Trongc6, dù sao họ cũng từng vào sinh ra tử, đã nhiều năm tháng bị sỉ nhục, bị phân biệt đối xử, về chỉ làm dân thường thôi, không hưởng chính sách ưu đãi gì.
 
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Sáu, 2009, 05:15:57 am gửi bởi nhatminhdl54 » Logged
Trinhsat
Thành viên
*
Bài viết: 397


« Trả lời #303 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2009, 09:14:15 pm »

Chào bác Nhatminhdl54:

     Đào ngũ cũng có nhiều nguyên nhân. Hiển nhiên những người đào ngũ mất hết quyền lợi, mất cả những năm tháng cống hiến của mình không được tính đến. Đồng đội thông cảm, không ai nỡ làm điều gì cho bạn thêm đau lòng (nhất là chiến tranh đã lùi quá xa, và đời người cũng sang tuổi xế bóng rồi). Và vẫn giúp nhau lúc khó khăn (các bác ấy đa phần khó khăn). Đấy là tình người, và người lính lại càng cần có tình người, phải không bác?

   Mời bác đọc chuyện ở đường link sau:
 http://www.quansuvn.net/index.php?topic=3008.130

   Đây là một câu chuyện có thật (hồi ức viết kiểu truyện), và các nhân vật chính trong chuyện vẫn còn sống, bác ạ.
Logged
nhatminhdl54
Thành viên
*
Bài viết: 60


« Trả lời #304 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2009, 06:31:21 am »

Cám ơn bác Trinhsat đã có đôi điều chia sẻ và giới thiệu đường link đăng bài hồi ức của các cựu chiến binh. Tôi mới tham gia QSVN, chỉ mới đọc được một số mục. Tôi thấy không có gì bất đồng với các bác về sự nhìn nhận và ứng xử với những người đã từng đào ngũ. Tình người và tình đồng đội mà.
 

Logged
Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #305 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2009, 03:59:43 pm »

[attachment=1]BÂY GIỜ CÓ MƠ CŨNG KHÔNG THẤY ĐƯỢC.
   Đời lính đâu phải lúc nào cũng gian nan chiến trận, bên cạnh những năm tháng khó khăn ấy tôi tin ở mỗi người lính cũng có những phút giây thơ mộng trước cảnh sắc thiên nhiên trên mỗi miền đất ta qua. Đành rằng tại cái thời điểm ấy ta chưa cảm nhận hết được vì bên nó còn là cái sống, cái chết, còn là đói cơm thiếu muối. Cũng chính để tồn tại, vượt qua khó khăn thiếu thốn mà người lính đôi khi có được những hành trình đầy thú vị.
   Đó là những chuyến phiêu linh trong những cách rừng Phong Điền một phần nhỏ của đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ để kiếm xâu măng giang, nắm môn thực, những con cá suối thêm vào khẩu phần nghèo nàn trong bữa  ăn của lính chiến trường. Thực tình khi ấy, mỗi lần xách súng  vào rừng, xuống khe cải thiện chẳng bao giờ trong tôi có một chút khái niệm về cái đẹp của cảnh vật xung quanh, đang thiếu đói mấy ai mơ mộng. Nhưng sau mỗi chuyến đi về,  rất tự nhiên trong người thảnh thơi thoải mái hơn và càng vui khi về có nhiều rau và cá.
   Năm 2002 khi tôi cùng con gái về thăm lại chiến trường cũ, ở vùng đồng bằng giáp ranh thì không ấn tượng gì lắm nhưng ngược lên một đoạn con đường 71 cũ thì khác. Con gái tôi phải thốt lên :” Chiến trường của Bố ngày xưa đẹp quá ! “. Quả vậy, rừng núi Phong Điền phong phú lắm, phần trước tôi đã kể từng gặp nhiều động vật quí hiếm và có lẽ đến lúc ấy tôi mới chợt nhận ra cái đẹp của nó sau mấy chục năm trời khi tuổi đã xế chiều. Tôi trêu lại con gái mình rằng :” Hồi ấy mày mà đến được đây xem có thấy đẹp không … “.
   Từ chân điểm cao 146 tôi nhìn lên điểm cao 506 một màu xanh hơn và không còn những thân cây khô trắng của 30 năm trước. Ngày trước,  từ 146 nơi C bộ đóng quân lên đỉnh 506 chúng tôi phải đi mất một ngày đường. Để lên đó chúng tôi vượt qua đồi Súng Cối, men theo một khe suối rồi lên theo sườn tây nam điểm cao. Rời khe suối phải đi thêm gần 2 tiếng mới lên tới đỉnh. Hàng ngày, một trong ba chúng tôi phải thay nhau xuống khe suối này tắm, xong rồi cõng một gùi nước 36 lít = 6 mũ sắt Mỹ lên đến đỉnh là nắng đã chiếu thẳng đỉnh đầu. Đỉnh 506 khô cằn chỉ có lau lách và cỏ tranh, chúng tôi trồng gì cũng không sống nổi vì nắng và gió quá mạnh nhưng các triền núi quanh nó cây cối rậm rì ngày nào cũng nghe tiếng kêu lũ vượn và muôn loài thú khác. Lật sang bên sườn tây bắc 506, tụt xuống chân điểm cao là khe Mễ, một nhánh chính cung cấp nước cho dòng sông Ô Lâu.
   Khe Mễ ( bây giờ người ta gọi là khe Me) là một con suối lớn, hai bên bờ có nhiều vách núi dựng đứng và cũng có những vạt đất rộng mấp mé mép nước cây cối quanh năm xanh tốt. Lòng suối có chỗ trải rộng hiền hòa, có chỗ gập ghềnh thác trắng, có nhiều hang hờm nên cũng rất đa dạng các loại cá.
   Tôi đã nhiều lần lang thang cả ngày ngược lên thượng nguồn khe Mễ để kiếm cá. Mỗi lần như thế chúng thường chuẩn bị khoảng chục quả thủ pháo tự tạo, cơm nắm và chừng nửa ký muối dùng để ướp cá . Sau 3 tiếng luồn rừng từ trên đỉnh xuống đến khe, chúng tôi tranh thủ giặt quần áo và phơi trên một cái giá phơi cực kỳ đặc biệt, đó là một cặp sừng hươu rất to và đẹp, nó to hơn nhiều những cặp sừng tôi gặp ở một số nhà  đại gia thường trưng trong các phòng khách (nhưng khi đó với chúng tôi chẳng có ý nghĩa gì ngoài việc làm chức năng cái dây phơi).Bỏ lại những đồ chưa dùng đến, hai thằng xách theo khẩu AK, mình trần ngược dòng nước vừa đi vừa tắm và chọn tìm những vũng đánh mìn. Những tiếng nổ trầm nặng của thủ pháo dội lên vang qua các vách núi rồi cũng chìm nhanh vào tĩnh lặng giữa không gian rộng lớn của núi rừng. Hai thằng lính trơ trọi lúc trong ghềng thác, lúc giữa hồ lặng nước trong xanh in bóng mây trời. Cười sướng, cuống quýt khi cá nổi trắng suối và buồn thiu khi chỉ thấy tăm nước sủi sau những tiếng nổ. Nhưng thường chúng tôi chỉ đánh vài ba quả đầy gùi cá là về vì có đánh nhiều cũng chả có cách nào sử lý được. Quay về điểm xuất phát nơi phơi quần áo, làm cá, ướp muối gói ghém đâu đấy và bắt đầu bữa cơm nắm với những chú cá nướng chấm với muối ớt bên dòng suối trong mát giữa trưa hè rát bỏng…
   Tôi đã nhiều lần muốn tìm về để một lần được rong ruổi , được "về trẻ" với những cánh rừng, dòng suối năm nao mà bất lực. Rất nhiều lý do để điều đó không bao giờ trở lại, có chăng chỉ gợi cho ta nhớ về một thời đã qua.
   Hè năm ngoái tôi đã tổ chức một Tour  cho hai ông lính cậu từ nước ngoài về biết thế nào là Trường Sơn.Trước khi đi tôi ra ga sắm cho mỗi chú một bộ đồ trận cho lính ra lính. Sau chuyến đi, hai ông cháu thế hệ 8x đã khoái lắm rồi, chúng bảo chưa bao giờ có được chuyến đi như thế. Còn với tôi, chưa thể nào ưng ý, muốn được như ngày ấy BÂY GIỜ CÓ MƠ CŨNG KHÔNG THẤY ĐƯỢC
* Hình ảnh bên dưới ghi lại tour "về trẻ" tại Phong Điền năm 2008
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Sáu, 2009, 04:03:30 pm gửi bởi Phong Quảng » Logged
huydang
Thành viên
*
Bài viết: 9


« Trả lời #306 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2009, 09:00:05 am »

@Tai_lienson: May bác phát hiện ra không thì nó còn " nổ " nữa và chưa biết chừng nó đi đến đâu. ....v.v. Sau này chúng tôi cũng phải nhắc lại để anh ta hiểu và đừng bao giờ quá.

Cái này cũng kỳ cục như vụ Nguyễn Quốc Kỳ ăn hối lộ, bị kỷ luật đuổi khỏi một công ty du lịch, 17 năm sau lại trở thành Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch.
Có điều sự nổi tiếng đó đâm ra thành tai tiếng, chắc hàng ngày vị này đều phải chậc chậc lưỡi mà than rằng – ông trời ơi sao ngài có mắt. Tôi mà như vậy thì không biết rúc mặt vào đâu nữa.
 Cry  Cry  Cry
Logged
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #307 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2009, 09:19:53 am »

Kể ra cái thằng cha Hồ SL cũng to gan nhỉ? Bản thân bùn vấy tận đỉnh đầu mà vẫn " mặt trơ trán bóng " đi đòi quyền lợi! Các cụ nhà ta có câu : Trời có mắt. Phải tay em, em bắn bỏ!

Cũng có thể ông này về sau làm hai mang, tức là được ta tuyển dụng lại bác ạ. Biết đâu được bác ui
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Sáu, 2009, 01:39:55 pm gửi bởi danngoc » Logged

Chết vì ghét người!
Dreamwa
Thành viên
*
Bài viết: 62



« Trả lời #308 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2009, 01:12:31 pm »

  Cháu chào bác Phong Quảng thế là cháu cũng đã nhồi được hết 31 trang của topic này tóm tắt lại 1 câu là Tuyệt vời. Cháu có nghe kể ( chỉ là nghe kể thôi chứ chẳng có nguồn nào cả) chiến tranh khốc liệt đến mức xuất hiện ý tưởng tự sát thương, để được chuyển  về tuyến sau... có chuyện này không bác?
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Sáu, 2009, 01:16:10 pm gửi bởi Dreamwa » Logged
Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #309 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2009, 01:36:51 pm »

@Dreamwa: Chuyện tự thương cũng có chứ và cũng như đào ngũ thôi, trong chiến tranh ranh giới giữa sống, chết thật mong manh. Người lính luôn phải đấu tranh để cố vượt qua và không phải lúc nào cũng vững vàng. Cho nên những người lính là những người cảm thông trước hết với những đồng đội mình vì cái gì đó mà không vượt qua được.
Chúng tôi chỉ không ưa thói cơ hội
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM