Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 04:18:05 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phong Quảng chào các bạn  (Đọc 256471 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
taydoc711
Thành viên
*
Bài viết: 503

Bị giang hồ trục xuất vĩnh viễn!


« Trả lời #280 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2009, 05:21:14 pm »

Vậy bác PQ chắc là biết anh Pha bạn thân anh Súng chứ?TCHC thi em biết khá nhiều bác ạ,kể cả o HN hay HCM
Logged

Hai mươi mốt năm nay chưa bao giờ ta bỏ nhậu

 Bởi thế cho nên :

         Chán chả muốn chết nữa ! ! !
Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #281 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2009, 09:56:23 am »

ĐIỂM CAO 300
       Điểm cao 300 nằm kề điểm cao 674,  nơi địch có một lực lượng thám báo chốt giữ. Điểm cao nằm sâu trong vùng giải phóng bị ta phong tỏa, biết không sớm thì muộn cũng sẽ bị tiêu diệt nên chúng đang tìm cách rút. Khẩu đội tôi lên 300 để phục, đánh chặn trực thăng địch nếu chúng bốc quân bằng đường không.
       Vị trí nằm sâu trong vùng của ta nên chúng tôi rất chủ quan, trận địa không ngụy trang, tôi tin địch trên 674 nhìn bằng mắt thường cũng thấy trận địa chúng tôi. Có lẽ vì thế mà địch không dám cho máy bay vào nữa , chúng phải thực hiện cắt rừng rút bằng đường bộ.
Chúng tôi có 8 người tổ chức thành hai cụm ,trên đỉnh đồi với khẩu 12,7 ly và dưới khe suối đặt bếp nấu ăn cách nhau chừng 20 phút đường đi. Tối đến tôi cùng hai lính mới ( Đường “con” và Bốn người Hà Bắc ) ngủ lại đỉnh đồi canh súng. Còn lại cán bộ b và a trưởng đều xuống khe suối ở dưới kiềng ngủ. Tôi bực lắm, nơi quan trọng nhất là trận địa, đã ít người lại không ông cán bộ nào ở, để lại ba ông lính mới… nhưng vì tự trọng tôi cố gắng không hề nói một lời. Toàn lính trẻ như nhau chúng tôi cũng phân công nhau gác nhưng thú thực cũng chỉ được vòng đầu là mắt cứ díp lại, rồi chui vào hầm ngủ hết. Tôi để khẩu AK chĩa ra của hầm rồi ngủ tít. Nửa đêm có tiếng gọi của B phó và A trưởng, giọng thì thào :” Có địch mò xuống , phải canh trừng đấy..” Họ còn dặn dò những gì gì nữa tôi cũng chẳng rõ nhưng cứ gật. Thấy chúng tôi bỏ gác họ không nói gì chắc sợ tôi nổi khùng.  Họ đi rồi, tôi ngồi quan sát kỹ một lúc nữa lại kéo súng vào ngủ. Lúc này thằng Bốn không ngủ được nữa , cứ mỗi lần gió thổi làm tấm tăng nilon che súng kêu loạt soạt nó lại thộp ngực dựng tôi dạy. Lần đầu tôi còn ngồi dạy lắng nghe ,những lần sau tôi cứ nhắm mắt bảo :” không có gì đâu, cứ ngủ đi “. Tôi biết thằng Bốn chẳng ngủ được, coi như nó đang gác nên yên tâm làm một giấc đến sáng. Sáng ra , tôi vừa gấp tăng che súng vừa nghĩ :” Chắc mấy lão chỉ huy hôm qua thần hồn nát thần tính giống thằng Bốn thôi, có quái gì đâu mà cứ lục sục suốt đêm ”.  Thăng Đường chui ra khỏi hầm vươn vai rồi ra khỏi trận địa giải quyết việc cá nhân. Bỗng nghe thằng Đường gọi,  tôi chạy ra, theo tay nó chỉ phát hiện thấy lấp ló trong đám cỏ tranh là đoạn dây cước căng ngang, lần theo sợi cước gặp ngay một quả US gài trên chạc ba cây mua. Thật hú vía ! Đúng là đêm qua chúng nó mò vào đây thật. May là chúng thám báo, chủ yếu là dấu mình không đánh nên bọn tôi thoát chết. Chắc chúng chuồn bằng đường bộ rồi và có ý tặng lại bọn tôi quả US.
        Buổi trưa thì máy bay địch xuất hiện. Một L19 bay sát mặt đường nhựa và 4 chiếc HU quần đảo, bắn khá dữ dội vào các chốt bộ binh của ta. Súng nổ ran ở khu vực giáp ranh, khẩu 12ly7 ở KaKê cũng nổ rầm rầm. Chúng tôi đã vào vị trí chiến đấu, là lính mới tôi có nhiệm vụ lắp đạn vào băng,  chưa có việc nên ngồi thành trận địa quan sát. Chúng nó còn xa so với tầm bắn, chỉ đúng 1 lần thằng L19 lượn vào gần nhưng nó bay nhanh quá, thấp quá không bắn tà âm được. Giá lúc này chúng tôi còn ở 150 thì bắn chúng ngon lành. Nhìn A trưởng trực tiếp làm số 1, thấy anh ta run run, mét mặt căng thẳng quá, thực sự làm tôi rất thất vọng. Cánh lính trẻ chúng tôi còn non nớt, bước vào chiến đấu chúng tôi thường nhìn lính cũ làm gương. Ai chẳng mong người chỉ huy, dẫn dắt mình là người lính can đảm, từng trải.
       Đến chiều liên lạc đại đội lên báo rút về chân 146 dưới đồng bằng, chúng tôi sướng rơn, ở đồng bằng mọi thứ sẽ khá hơn. Trên đường về nghe Chương “con” kể mới biết vụ máy bay hồi trưa là nó yểm trợ cho tụi thám báo rút. Chúng nó cắt rừng về đến 150 bất ngờ đụng quân ta, súng nổ Giáp hy sinh, địch rút qua sông Rào Cáo đến đường nhựa chúng chạy qua  tuyến giáp ranh. Lính c4 mải bắn máy bay không để ý để chúng thoát. Công cốc, săn mãi không được lại để mất người, ra những chiếc mấy bay xuất hiện chỉ để đánh lạc hường chúng tôi.
   Về 146, tôi gặp anh em Hà Nội mới biết anh Nhân hy sinh chỉ sau khi tôi đi mấy ngày. Mọi người khỏe lại thì anh bắt đầu sốt, nhưng anh vẫn cố đi lấy một chuyến gạo, về đến chốt thì kiệt sức. Anh em chạy về đại đội gọi y tá, thấy anh y tá lác đầu bảo không kịp mất . Hải kể cho tôi là lúc dìu anh ra cáng, anh bán chặt vai Hải, mắt nhìn lên trời trừng trừng như muốn gửi gắm điều gì đó. Cáng đi được một quãng thì anh không thở nữa, lúc đó anh vừa sang tuổi 27.
        Tháng trước Lại Đức Thía vấp mìn hy sinh, hôm nay đến anh , tiểu đội hồi huấn luyện với nhau về K15 chỉ có ba anh em, thì hai người đã ra đi. Mấy hôm sau tôi ngược lên ngầm suối Cát,  tìm đến nghĩa trang của tiểu đoàn thăm anh Nhân và các đồng đội khác, nhìn hơn chục ngôi mộ mới đỏ tươi màu đất nghĩ mà buồn. Mới vào Phong Điền chưa đầy tháng , chưa đánh trận nào mà bao người đã ngã xuống. Nhân, Thía, Ngãi,Tre, Giáp, Thoa, Ấu…Những tấm bia làm băng vỏ thùng lương khô nghiêng ngửa, chẳng có lấy một nén nhang.
Logged
Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #282 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2009, 09:42:32 am »

GIÁP RANH
   Sau vài tháng vào Phong Điền  tình hình cũng ổn định dần, trừ khu vực Cổ Bi do K10 chốt giữ là phức tạp vần xảy ra động độ. Các khu vực khác tương đối yên tĩnh và có vẻ có không khí hòa hợp dân tộc. Lính tráng hai bên chiến tuyến bắt đầu có những cuộc tiếp xúc, tuyên truyền lẫn nhau. Bên đối phương cầm đầu là những sĩ quan tâm lý chiến, còn ta là những chính trị viên cùng một vài anh em gốc học sinh, sinh viên hoặc giáo viên.
Tuy nhiên, vẫn có những cuộc tiếp xúc ngoài kịch bản là lính từ hai chiến hào tự phát nói chuyện với nhau, thỉnh thoảng cũng có trao đổi “hàng hóa”. Đối phương ném sang bao Rubi quân tiếp vụ và nhận lại bao Điện Biên v.v.
   Trung đoàn cho làm một cái nhà hòa hợp bằng tranh tám mái, để thỉnh thoảng hai bên gặp gỡ theo tinh thần hiệp định. Trung đoàn còn tổ chức một vài trận đánh bóng truyền chung có lính hai bên tham gia ở khu vực Thanh Tân , Ồ Ồ. Chuyện đánh bóng chuyền tôi đã một lần đọc, đăng trên báo QĐND không rõ tác giả là ai nhưng chắc chắn là lính e4 chúng tôi.
   Cũng giai đoạn tiếp xúc này, tiểu đoàn tôi có hai vụ chiêu hồi rất đáng tiếc.
Vụ thứ nhất là mấy con bò vừa mang từ hậu cứ cũ ở Vĩnh Linh. Trước 1972 tiểu đoàn tôi có hậu cứ tại nông trường Quyết Thắng bên bờ bắc Bến Hải, cứ vào đánh đường 9 vài trận lại rút ra củng cố, đúng là “cơm Bắc giặc Nam”. Ở đây đơn vị  tăng gia sản xuất, nuôi đủ thứ, trong đó có cả bò. Khi về  Đoàn 4,  tiểu đoàn tính đưa bò vào cộng với bò trên cho đơn vị đón Anh hùng định lập trại tăng gia mới. Chưa kịp làm chuồng và liên hoan, thì mấy cha hậu cần chăn dắt thế nào để bò đi vào bãi mìn chạy sang phía địch. Nghĩ mà cay, lính tráng đang đói dài, cái ăn đến miệng rồi còn để mất , cống  không cho địch cả chục con bò . Trông thấy địch đứng phưỡn bụng ra chắc vừa xơi thịt bò no say, lính ta tức lên lại tương vài loạt thế là lại đánh nhau.
Vụ thứ hai mới thật sự nghiêm trọng, một trong những đồng hương cùng nhập ngũ với tôi ( thằng T) chạy sang địch. Tội nặng nữa là trước khi đi đã giết người đồng đội tên Mẫn ( Nam Hà) cùng gác đêm ấy. Nhìn hiện trường vung vãi, bãi cỏ dập nát và con dao găm bị rơi lại, chúng tôi biết địch có đưa người sang hỗ trợ và Mẫn đã chống cự quyết liệt, bị thương nặng nghe nói đưa về bệnh viện trung ương Huế thì chết.
       Sau vụ này, chúng tôi cũng mệt vì nghe tiếng loa của  địch và thằng chiêu hồi lải nhải , lính mình nghe loa bực quá đáp lại bằng mấy quả B,  thế là lại choảng nhau ì ùng. Vài hôm căng thẳng,  rồi lại thôi, lại ý ới trêu nhau, đổi thuốc này nọ.
       Đúng là cái thời nửa đánh nửa không .
Logged
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #283 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2009, 02:04:49 pm »

 thằng chiêu hồi rồi sau này ra sao hở bác ?
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
anhkhoi
Thành viên
*
Bài viết: 311


« Trả lời #284 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2009, 03:54:40 pm »

Vụ thứ hai mới thật sự nghiêm trọng, một trong những đồng hương cùng nhập ngũ với tôi ( thằng T) chạy sang địch. Tội nặng nữa là trước khi đi đã giết người đồng đội tên Mẫn ( Nam Hà) cùng gác đêm ấy. Nhìn hiện trường vung vãi, bãi cỏ dập nát và con dao găm bị rơi lại, chúng tôi biết địch có đưa người sang hỗ trợ và Mẫn đã chống cự quyết liệt, bị thương nặng nghe nói đưa về bệnh viện trung ương Huế thì chết.


Như bác kể thì có vẻ bên kia biệt kích sang bắt cóc 2 người trong tổ gác, một bị thương rồi hy sinh, một bị bắt rồi chiêu hồi. Nếu bảo T. bắt tay với địch giết đồng đội rồi chiêu hồi thì không hợp lý lắm?
Logged
Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #285 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2009, 04:41:56 pm »

@Tai_lienson : sau này không ai biết tung tích hắn đâu, cả ở HN và SG. nếu còn sống chắc qua Mỹ
@anhkhoi: T ở C2bb, các chốt ở đây gần đối phương, những ca gác ngày có thể 2 bên tiến lại ngồi chung với nhau. Chính những lúc ấy có thể T đã bàn với địch. Việc kết luận chiều hồi là do anh em đơn vị báo và trên xác minh ( có nhờ địa phương ).
Logged
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #286 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2009, 06:27:28 pm »

      Không kể cái đoạn đánh nhau ác liệt quá mà bị địch bắt làm tù binh, đánh nhau bình thường cũng lác đác có lính chiêu hồi. Chủ yếu không phải do đánh nhau ác liệt, sợ hy sinh mà do cuộc sống mòn mỏi, gian nan quá đâm nản. Vì ít lính chiêu hồi, nên mỗi khi có, địch lại cho thu âm phát loa oăng oẳng trên máy bay ban đêm, sau đó là truyền đơn rải rợp trời. Vì thế lính B3 bọn tôi lúc nào cũng đủ giấy dùng (quấn thuốc rê, đi vệ sinh), không gặp cảnh thiếu thốn như ở bên K trong hồi ức "Biên giới Tây Nam" của bác TS1.
Logged

nhatminhdl54
Thành viên
*
Bài viết: 60


« Trả lời #287 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2009, 08:41:35 pm »

Chào anh Phong Quảng, chào các đồng đội!
Chào các anh, các chị!
Xin cám ơn Anh Phong Quảng đã có những trang viết về 1000 ngày chiến đấu tại mặt trận Trị Thiên (1972-1975) rất sâu sắc, ấn tượng! Đọc những trang viết này, tôi rất xúc động và bồi hồi nhớ lại những ngày tháng gian khổ, ác liệt chiến đâu tại Tây Quảng Tri 1972-1973. Tôi là CCB có mặt trong đội hình của Sư đoàn 312, một trong 6 Sư đoàn QĐNDVN tham chiến tại mặt trận Quảng Trị trong mùa hè đỏ lửa năm ấy (304,308,312,320B,324 và 325).
Mong anh tiếp tục chia sẻ những kỷ niệm sâu sắc của một thời hoa lửa với bà con QSVN!
Logged
Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #288 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2009, 11:03:15 am »

Chào bác nhatminhdl54: Tôi cũng có nhiều người bạn ở 312 tham gia Quảng Trị năm 1972, một trong số họ là Y Hòa hy sinh tại Đồi Cháy, Như Lệ đến hôm nay vẫn chưa tìm được mộ. Rồi Đinh Sĩ Luyện e141, chúng tôi gặp nhau ở Bãi Hà cuối 1972, tôi trên đường vào còn Luyện tay băng trắng trên đường chuyển viện. Tôi chẳng bao giờ quên được những ngày tháng đó khi Hà Nội đang bị B52 rải thảm, còn Quảng Trị thì khỏi nói, địch đang lấn lướt chúng ta.
Nếu bác ở Hà Nội chắc có biết các bạn tôi. Bác vào QSNV thật hay, lính các sư đoàn chủ lực hiện chưa có ai, mong được nghe những câu chuyện của bác.
Logged
smilingmen
Thành viên
*
Bài viết: 363


« Trả lời #289 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2009, 02:56:13 pm »


        Tháng trước Lại Đức Thía vấp mìn hy sinh, hôm nay đến anh , tiểu đội hồi huấn luyện với nhau về K15 chỉ có ba anh em, thì hai người đã ra đi. Mấy hôm sau tôi ngược lên ngầm suối Cát,  tìm đến nghĩa trang của tiểu đoàn thăm anh Nhân và các đồng đội khác, nhìn hơn chục ngôi mộ mới đỏ tươi màu đất nghĩ mà buồn. Mới vào Phong Điền chưa đầy tháng , chưa đánh trận nào mà bao người đã ngã xuống. Nhân, Thía, Ngãi,Tre, Giáp, Thoa, Ấu…Những tấm bia làm băng vỏ thùng lương khô nghiêng ngửa, chẳng có lấy một nén nhang.


Những liệt sỹ này được quy tập ở nghĩa trang, sau hiệp định hòa bình. Vậy sau này các bác ý đã được đưa về nhà hoặc nghĩa trang địa phương chưa bác PQ ơi? Cháu có bác họ hy sinh, biết đầy đủ tên họ, quê quán, đơn vị, địa danh nơi chôn cất, lại có đồng đội về kể lại mà vẫn chưa tìm được hài cốt, làm người còn sống cứ mãi day dứt.

Còn những gì bác kể về tình hình 2 bên sau Hiệp định hòa bình, đúng là không tìm được 1 dòng khái quát nào trong SGK. Cháu không biết là người lính 2 bên lúc đó đã có thể ngồi với nhau hay giao hữu bóng chuyền.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM