Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 06:50:18 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Có một thời như thế (phần 3)  (Đọc 170607 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #150 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2009, 11:06:10 am »

Mình hôm nay nhớ lại chuyện học ngày xưa ở DHQS.Các thày giáo của bọn mình đều rất trẻ,đều vừa tốt nghiệp các trường đại học xong là ra dậy ngay.
Có một thày giáo dạy môn vật lý tên là Chi còn rất trẻ,một hôm không biết anh nào trong lớp hái được  mấy quả mít non mà vẫn gọi là d.. mít.Giờ vật lý của thầy Chi,Cả lớp đang lắng nghe chăm chú,bỗng nhiên bọn sinh viên nữ ( có vài đứa)nhận được một gói giấy ,mở ra đều là quả d...mít,thế là chị em cười khúc khích.Tội nghiệp thầy Chi đang dạy nhìn thấy toàn học sinh gái cười thầy cứ nhìn xuống quần áo của mình xem có rách chỗ nào không?
Lớp trưởng đành đứng dạy báo cáo  thày sự việc,để thày dạy tiếp.Bọn con gái ngượng mãi sau này.
Nhất quỉ nhì ma thứ ba học trò thời nào cũng đúng.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #151 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2009, 02:55:29 pm »

Cái doanh trại bọn mình học hồi năm thứ hai là khu doanh trại to đẹp tại Thậm Thình Phú thọ,trồng rất nhiều mít,trong làng quanh doanh trại hồi đó  cũng trồng rất nhiều dứa và mít,doanh trại này nằm giữa đền Hùng và Việt trì,không hiểu bây giờ có thay đổi gì không?Nếu đi từ Việt trì lên đền Hùng thì doanh trại nằm ở phía bên trái.
Ỏ doanh trại này bọn mình có rất nhiều kỷ niệm,Cười ở giờ thầy Chi,Một chị nuôi bị bệnh :''thèm đàn ông",
Khóc vào đêm giao thừa năm 1969,Còn một kỷ niệm  thời đó nữa là:Sáu cô gái (trong ảnh TL đã phóng to rất xinh đẹp ấy)đứa nào cũng viết nhật ký,các lãnh đạo rất muốn biết chị em đang thầm yêu trộm nhớ ai?
chính vì vậy đứa nào cũng có một cái  túi sắc có khóa chìa được giữ cẩn thận.Bỗng nhiên có một hôm cả bọn đều bị mất chìa khóa,mất mấy ngày không có chìa mở lấy sổ viết nhật ký,tức lắm.Rồi một hôm cả bọn xuống giếng  tắm thì thấy tất cả các chùm chìa khóa của mọi người đều được giắt vào phên tre tường nhà tắm.Cả bọn đều nghĩ là một thủ trưởng tên là Xướng người Quảng bình làm,nhưng cả bọn cũng hí hửng vì thủ trưởng không thể đọc được ,cả bọn đã cảnh giác mã hóa chữ cái thành số và các ký tự khác để phòng bị đọc trộm rồi he..he..he..Đúng là còn trẻ con nhỉ.Sau này cụ Đặng quốc Bảo về làm hiệu trưởng thì cho bọn học giỏi làm cán bộ khung các chuyện vậy không còn nữa
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #152 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2009, 10:12:51 am »

Ốm quá đầu óc cứ mụ đi chả nhớ được cái gì cả,hôm nay đọc lại hồi ức của chính mình lại nhớ đến một kỷ niệm ở  doanh trại Thậm Thình :
Hồi đó c323 và c223 cùng ở một khu vực ,chung một bếp ăn nên hàng tháng đều có họp chung nhau một buổi để đóng góp ý kiến  cho bếp và chị nuôi gọi là họp "hội đồng quân nhân"
Bên c323 có một  anh bạn tên là Đào công Sầm,anh Sầm thường xuyên xung phong lên hát trong các buổi họp này,vừa hát vừa tếu rất vui.Anh hát bài "Những ánh sao đêm" đến đoạn :xây cho nhà cao cao...cao mãi...Cao lắm các đồng chí ạ,..ôi xinh đẹp tổ quốc của ta....Cả hai đại đội cười bò ra ,cười rũ rượi.
Lần khác anh Sầm lại xung phong lên hát,hát bài "Chiếc gậy Trường Sơn" :thanh niên quê tôi làm chiếc gậy Trường sơn...Trường sơn ơi , trường sơn ơi...chín lần gọi Trường sơn các đồng chí  ơi.Cả bọn lại được một trận cười rũ rượi
Logged
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #153 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2009, 10:34:54 pm »

Cái doanh trại bọn mình học hồi năm thứ hai là khu doanh trại to đẹp tại Thậm Thình Phú thọ,trồng rất nhiều mít,trong làng quanh doanh trại hồi đó  cũng trồng rất nhiều dứa và mít,doanh trại này nằm giữa đền Hùng và Việt trì,không hiểu bây giờ có thay đổi gì không?Nếu đi từ Việt trì lên đền Hùng thì doanh trại nằm ở phía bên trái.
Ỏ doanh trại này bọn mình có rất nhiều kỷ niệm,Cười ở giờ thầy Chi,Một chị nuôi bị bệnh :''thèm đàn ông",
Khóc vào đêm giao thừa năm 1969,Còn một kỷ niệm  thời đó nữa là:Sáu cô gái (trong ảnh TL đã phóng to rất xinh đẹp ấy)đứa nào cũng viết nhật ký,các lãnh đạo rất muốn biết chị em đang thầm yêu trộm nhớ ai?
chính vì vậy đứa nào cũng có một cái  túi sắc có khóa chìa được giữ cẩn thận.Bỗng nhiên có một hôm cả bọn đều bị mất chìa khóa,mất mấy ngày không có chìa mở lấy sổ viết nhật ký,tức lắm.Rồi một hôm cả bọn xuống giếng  tắm thì thấy tất cả các chùm chìa khóa của mọi người đều được giắt vào phên tre tường nhà tắm.Cả bọn đều nghĩ là một thủ trưởng tên là Xướng người Quảng bình làm,nhưng cả bọn cũng hí hửng vì thủ trưởng không thể đọc được ,cả bọn đã cảnh giác mã hóa chữ cái thành số và các ký tự khác để phòng bị đọc trộm rồi he..he..he..Đúng là còn trẻ con nhỉ.Sau này cụ Đặng quốc Bảo về làm hiệu trưởng thì cho bọn học giỏi làm cán bộ khung các chuyện vậy không còn nữa

Doanh trại này bây giờ oách lắm chị à,nếu không có cây xăng thì nó đã là ở vị trí liền với ngã ba vào đền Hùng rồi.Đối diện doanh trại này là cả một dãy phố sầm uất của đại lộ Hùng Vương thì phải.Từ Hà Nội lên đó có xa đâu mà chị không dạo quanh nhìn cái cho thay đổi không khí,được cái ơ VN bây giờ chỗ nào cũng như một công trường cả nước là một đại công trường.Chắc phải thời gian nữa mới ổn lúc đó đi lại đỡ hơn và cũng sạch hơn... Angry
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #154 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2009, 10:37:08 am »

Những năm mình còn đang công  tác tại BTL  thông tin thường xuyên phải đi lên nhà máy M1 lúc đó còn đang ở tận Phú thọ,đi qua doanh trại này luôn,chưa thấy thay đổi gì ,chỉ nghe nói BTL QK2 về đóng tại đây.
Từ  năm 1991 về hưu không còn điều kiện  đi qua nữa.Nghe bạn Khánh Huyền nói thì thay đổi nhiều đấy nhỉ,
có khi đi qua mà không nhận ra ấy chứ.
Logged
xuanhai
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #155 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2009, 05:34:37 pm »

Mình muốn kể một câu chuyện khác của đôi vợ chồng Hợi Mai nay mà làm mình ân hận suốt đời:
  Khi hai bạn đó có mang cháu bé đầu tiên,lúc đó vẫn ở trạm khách 354.Hồi đó mình cũng vừa đi bệnh viện quân y 354 chữa bệnh tim về,nằm trong bệnh viện biết tin khoa sản của bệnh viện vừa có một ca cháu nội viện trưởng viện QY 354 bị không thành công gây tử vong thai nhi.Mình định bụng sẽ báo tin cho Mai Hợi biết và đi thẳng bệnh viện QY  108.Nhưng chưa kịp (thông tin đâu có tiện lợi như bây giờ) thì nửa đêm Mai đau đẻ, bạn Hợi của mình dùng xe đạp đèo vợ đến BV 354,sau khi khám xong họ bảo tim thai yếu lắm phải chuyển về bệnh viện 108.Ông bạn mình lại hiền lành đèo vợ đi  bệnh viện 108 không có ý kiến gì giữa đêm khuya.Đến nơi tim thai nhi đã ngừng đập,được tin mình khóc mãi.Thật tội nghiệp cháu bé,tội nghiệp Bạch Mai  gầy xọp đi mãi không vực lại được,còn ông bạn Hợi vẫn không hiểu tại sao mình thì tận tụy như vậy với đất nước,không muốn phiền ai mà họ lại vô trách nhiệm với vợ chồng mình như vậy?

Cái viện 354 sau này nó vẫn thế cô ạ. Cách đây mấy năm vợ cháu bị tai nạn giao thông bất tỉnh ngay trên đường Hoàng Hoa Thám nên người dân đưa vào 354 cấp cứu. Khi được báo, cháu chạy vào viện (lúc này vợ cháu vào cũng được khoảng 1 tiếng đồng hồ rồi), trong phòng cấp cứu vợ cháu được "vứt" nằm vắt chéo nửa người trên cái giường, chân thõng xuống đất, dường như được người ta mang vào thế nào thì giờ vẫn thế. Ba bác sỹ "trẻ ranh" một nam 2 nữ đang ngồi ở bàn trực buôn chuyện, nhìn cháu một cách lãnh đạm. Cháu hỏi "Vợ tôi bị làm sao hả bác sỹ? Sao không sơ cấp cứu gì à?". Ba bác sỹ lúng búng "..ừ..à..người nhà bệnh nhân.. chưa đến.. làm thủ tục" Cháu chả nói gì nữa gọi xe rồi vực vợ cháu dậy đi ra khỏi phòng, một cô liền hỏi vội "anh mang bệnh nhân đi đâu đấy?", cháu trả lời gằn "sang 108!" thế là cả ba cùng đứng dậy "Anh phải làm giấy tờ xuất viện cho bệnh nhân đã chứ!". Lúc này thì cáu không chịu nổi, cháu quặc "Đã nhập c...c đâu mà xuất!" rồi đi. 
không phải "Cái bệnh viện 354 sau này nó vẫn thế đấy" đâu bạn ah! Bây giờ bệnh viên khác nhiều rồi, không còn những sự việcnhesban bạn phàn nàn đâu! Cũng tuỳ từng người, tuỳ từng kíp trực thôi.Tôi đã chăm người thân của tôi ở đó 9 tháng trời, tôi biết mà! mong bạncó cái nhìn đúng đắn hơn nhé!
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #156 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2009, 07:33:48 am »

Bạn Xuan hai thân ,tôi nghĩ bạn nói đúng:"sông có khúc ,người có lúc" không thể chỉ lấy một  vài trường hợp để kết luận cho một đơn vị   ,Nhưng bạn thông cảm cho ,mỗi cuộc đời   chỉ cần một lần thôi thì ấn tượng sâu sắc lắm khó phai mờ.Bạn  Va xi liep chắc vợ bạn ấy khó có sự trùng hợp lại bị lần  thứ hai tai nạn trên đường Hoàng Hoa Thám và vợ chồng  anh bạn Hợi của tôi lần thứ hai có mang cháu bé chắc chắn không đi QYV 354.
Cái "Lương y kiêm từ mẫu" không có quyền xả hơi bất cứ lúc nào bạn ạ,không gì quan trọng bằng cứu người mà  bạn.
Logged
beyeu_HG
Thành viên
*
Bài viết: 7



« Trả lời #157 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2009, 09:36:10 am »

" Năm xưa đi ra tiền phương
Xung phong cứu nước mở đường Trường Sơn
Muỗi rừng sốt rét từng cơn
Mưa bom, bão đạn chẳng sờn lòng ta
Bạt đồi xẻ núi, xe qua
Nghe lời Bác dạy xông pha chiến hào
Bảy năm (75 ) Mỹ cút Ngụy nhào
Việt Nam toàn thắng ngôi sao sáng ngời
Tuổi xuân ra trận một thời
Hiến dâng Tổ quốc cuộc đời đẹp sao "

Nghĩa tình đồng đội

Họ - những con người đã sống & chiến đấu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Những con người mang trong mình bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ, xông pha ra chiến trận giữa làn bom rơi đạn nổ, đã từng " thề " - " Một xanh cỏ, hai đỏ ngực " chứ nhất định không chịu sống hèn, sống nhục. Đất nước đã hòa bình, có người trở về nhưng cơ thể không còn lành lặn, họ mang trên mình những vết thương khi trở trời lại đau nhức nhối. Nhưng có một nỗi đau khắc khoải, giằng xé tận sâu trong đáy lòng đó là khi :
 
" Nhớ bao đồng đội không về cùng ta
Anh nằm lại chiến trường xa
Vợ con thương nhớ, mẹ già ngóng trông..."

Cuộc sống cứ cuốn con người ta vào vòng xoáy dù muốn hay không muốn, nỗi lo " cơm áo gạo tiền " vẫn còn đó, nhưng tôi tin chắc rằng ở đâu đấy trên Đất nước này vẫn có những nghĩa cử cao đẹp, những tấm lòng biết ơn & tri ân đến người đã khuất, những người đồng đội của mình. Tôi đã chứng kiến một cuộc " hội ngộ " đầy cảm động & ý nghĩa như thế.
Đã thành thông lệ hàng năm, gia đình bác Bội (một người đồng đội của mẹ tôi ) đã đứng ra lo ngày giỗ cho bác Loát trong mấy chục năm qua. Bạn bè, đồng đội luôn cảm phục tấm lòng của người lính Trường Sơn năm nào. Họ về đây để cùng thắp nén nhang tưởng nhớ người đồng đội đã khuất, để cùng trò chuyện ôn lại kỷ niệm một thời tuổi trẻ. Những chàng trai mười tám đôi mươi ngày ấy bây giờ đã là ông bà, có người còn ở cái tuổi xưa nay hiếm, nhưng dường như " chất lính " trong họ vẫn còn vẹn nguyên, có người vừa cười vừa rơi lệ khi nhắc lại những câu chuyện xảy ra hơn bốn chục năm rồi :

- Này, các cậu còn nhớ không? Cái đêm giữa tháng 11 năm 1966 ấy. Đơn vị chúng mình có tiếng chó sủa ầm ĩ, rồi có tiếng kẻng báo động ngay sau đó.Cả đơn vị đang ngủ phải bật dạy, chạy ra thì thấy con chó đang tha một cẳng chân của 1 người. Sau này cả bọn mới biết là của anh Vui đấy, tớ cứ khóc suốt vì thương anh ấy.

Tất cả im lặng, tôi hiểu mẹ & những đồng đội đang trong tâm trạng như nào. Thế rồi bác Đào, được mọi người gọi là " chích chòe " ngày còn ở đơn vị, lên tiếng " Tớ còn nhớ ngày ấy cái P (tên mẹ tôi ) này này, ban ngày đi lấp hố bom mệt muốn chết, tối về chỉ muốn tranh thủ ngủ mà nó cứ hát. Tớ nằm cạnh nó bực không chịu được, rồi nó kéo cả cái Yến tồ, Sinh láu sang làm một dàn đồng ca, thật đúng là " Tiếng hát át tiếng bom " nhưng cũng nhờ chúng nó mà tớ vơi đi nỗi nhớ nhà, thương bà cụ nhà tớ & mấy đứa em những ngày đi sơ tán ". Nghe đến đây tôi cứ tưởng tượng rừng Trường Sơn lúc đó sẽ bừng tỉnh bởi những con người đang ở trong hoàn cảnh " ...Đêm đã về khuya sương rơi ướt áo, tiếng hát em vẫn vọng núi rừng, măc bom rơi pháo sáng mịt mùng, em vẫn mở đường để xe đi tới. Yêu biết bao cô gái đang ngày đêm mở đường. Rừng trăm hoa đua nở, chẳng có hoa nào bằng. Em đi san rừng, em đi bạt núi, em nhu con suối nước chảy không ngừng, em đang bước tiếp chặng đường, theo những anh hùng Tổ quốc yêu thương..."
Thật đáng trân trọng biết bao !
Vào thắp nén hương & cúi đầu trước di ảnh người đồng đội, mắt ai cũng rưng rưng muốn khóc. " Ngày Loát bị trúng bom là ngày tớ bên nó, tớ đã có linh cảm gì đấy rồi nhưng không cản được nó. Lúc nó xông lên cũng là lúc ở trong hầm, tai tớ ù đi khi nghe tiếng nổ vang rền của loạt bom B52 giặc Mỹ nó thả, khói mịt mù, tớ không tìm được nguyên vẹn xác nó, rồi tớ đã tự tay chôn Loát trong một khe núi. Đến giờ thì...." - bác Bội nghẹn ngào kể lại giờ phút bác Loát hy sinh anh dũng. Những con người ngày xưa giờ là nhân chứng sống của lịch sử, những câu chuyện dài vô tận như 1 bản anh hùng ca về tình yêu quê hương Đất nước, tình đồng đội thiêng liêng & cao quý.
Những phút giây vào sinh ra tử, khi mà giữa cái sống & cái chết gần nhau trong gang tấc nhưng ở họ vẫn toát lên phẩm chất của anh bộ đội cụ Hồ. Có những sự thật trớ trêu, phải lấy đất lấp vùi xác đồng đội xuống cho thông đường, xe qua......trong hàng ngàn chiếc xe qua ấy, có ai biết được rằng đồng đội của mình đang đau đớn vô cùng? Chiến tranh là vậy ! Ngày nay trở về cuộc sống đời thường, mỗi người một hoàn cảnh. Bác Thúy không có gia đình riêng, bác Đào con bị di chứng chất độc da cam (vì chồng bác là bộ đội ), bác Việt con cái trưởng thành nhưng vợ lại mắc bệnh hiểm nghèo hay như mẹ tôi - 1 bà chủ tịch hội cựu TNXP làm công tác hội không một đồng lương hay phụ cấp gì, vẫn dành thời gian & sức khỏe đi làm từ thiện để xóa nhà tranh tre, xóa đói giảm nghèo.......nhưng tôi biết & hiểu 1 điều rằng : Dù trong hoàn cảnh nào đi nữa, họ vẫn mang trong mình 1 nghĩa cử cao đẹp - nghĩa tình ĐỒNG ĐỘI, nó sẽ theo họ suốt cuộc đời như những năm tháng chiến đấu, họ đã sát cánh bên nhau giữa 2 làn đạn pháo hay những khi " Mở đường cho xe anh qua " .....

Khi tôi đang viết những dòng này, cũng là lúc họ lên đường trở lại thăm chiến trường xưa, những hang Tám Cô, đường 20, đường Quyết Thắng .....tất cả đã làm nên " con đường huyền thoại " gắn liền với tên tuổi của những con người đã một thời :

" Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dạy tương lai "



Logged


Hà Giang trong trái tim tôi !
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #158 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2009, 11:07:36 am »

Những năm mình còn đang công  tác tại BTL  thông tin thường xuyên phải đi lên nhà máy M1 lúc đó còn đang ở tận Phú thọ,đi qua doanh trại này luôn,chưa thấy thay đổi gì ,chỉ nghe nói BTL QK2 về đóng tại đây.
Từ  năm 1991 về hưu không còn điều kiện  đi qua nữa.Nghe bạn Khánh Huyền nói thì thay đổi nhiều đấy nhỉ,
có khi đi qua mà không nhận ra ấy chứ.
Đúng đấy cô Hà à, bây giờ nó là nơi đóng quân của BTL Quân khu 2, bên phải là Bảo tàng quân khu và vẫn còn cây xăng ở đấy.
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #159 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2009, 03:01:14 pm »

Cám ơn bạn Baogt ,có thông tin cho mình về một doanh trại gắn liền kỷ niệm thời sinh viên QD. Mình sẽ tạo điều  kiện để có thể đi qua đấy một lần để ôn lại kỷ niệm xưa.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM