Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:50:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Có một thời như thế (phần 3)  (Đọc 170272 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #120 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2009, 12:16:08 pm »

Buồn quá nhỉ,bạn   Va xi liep.
 Khi mình bị tai biến vào cấp cứu ở BV  108,ông chủ nhiệm khoa đột quỵ  bảo mình cất hết nhẫn vàng và  dây truyền đi,làm mình  ngạc nhiên quá.
Logged
vaxiliep
Global Moderator
*
Bài viết: 321



« Trả lời #121 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2009, 12:45:34 pm »

Buồn quá nhỉ,bạn   Va xi liep.
 Khi mình bị tai biến vào cấp cứu ở BV  108,ông chủ nhiệm khoa đột quỵ  bảo mình cất hết nhẫn vàng và  dây truyền đi,làm mình  ngạc nhiên quá.

Cái này thì bình thường thôi mà cô vì viện 108 bây giờ khám chữa cho nhiều đối tượng nên nhiều loại người ra vào. May ra chỉ mấy khoa có vệ binh canh cửa 24/24 là còn an toàn thôi.
Logged

Ầu ơ...Gió đưa tàu chuối sau hè
Tưởng vui một chút ai dè...có con!

tkhanh
Thành viên
*
Bài viết: 25


« Trả lời #122 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2009, 02:01:29 pm »

Em tình cờ tìm thấy 1 bài viết về tình đồng đội khá xúc động nên post vào đây , có gì sai mong các bác edit dùm em

nguồn : http://nguoicaotuoi.org.vn/Story.aspx?lang=vn&zoneparent=0&zone=14&ID=1741

Chuyện tình ba người lính Trường Sơn
Trường Sơn huyền thoại là nơi “Nở hoa” bao mối tình đẹp đẽ. “Tôi và anh ấy đều là lính Trường Sơn, yêu nhau ở Trường Sơn, nên vợ thành chồng từ Trường Sơn.

Đi gần suốt cuộc đời, bây giờ mới hiểu ai đã từng chiến đấu ở Trường Sơn, ngoài tình yêu cao hơn thảy dành cho Tổ quốc, còn có một tình bạn tình đồng đội thiêng liêng trong sáng vô ngần”.

Mối tình “tay ba” trong tuyến lửa

Ngồi trước mặt tôi là chị Trịnh Thị Sen, cô gái quàng khăn đỏ ở xã Hải Hà, huyện Hải Hậu (Nam Định) cách đây 35 năm về trước, đã liều mình đổi tên để được đi bộ đội và xung phong ra chiến trường chiến đấu. Đi gần suốt cuộc đời, mái tóc chị Sen bây giờ không dài như ngày xưa, khuôn mặt chị thêm nhiều nếp nhăn, nhưng chí khí của người nữ chiến sĩ Trường Sơn năm xưa thì vẫn hừng hực tuôn chảy mỗi lần ai đó gợi nhớ về Trường Sơn.

Mời tôi múi cam ngọt lịm, chị Sen kể cho nghe những năm tháng ác liệt nhất của cuộc chiến tranh. Năm 1973, cô học sinh trường cấp 3 huyện Hải Hậu (Nam Định) chưa đầy 16 tuổi trốn bố mẹ đi khám nghĩa vụ quân sự. Vì không đủ tuổi nên qua vòng một, cô bị loại ngay. Với một cái tên khác Trịnh Thị Lan, cô lại viết đơn xung phong lên đường giết giặc. Tiểu đoàn 86, Trung đoàn 592 là đơn vị đầu tiên cô rèn luyện học tập ở đó. Năm 1973, cuộc chiến đấu trên các chiến trường miền Nam vô cùng ác liệt. Những chiến sĩ nữ như cô, vừa chiến đấu vừa học tập y tá để cứu chữa thương binh. Sau thời gian huấn luyện tân binh, Sen được học y tá rồi chuyển về trung đoàn 668 anh hùng. Cô có nhiệm vụ tham gia cứu chữa thương binh cho bộ đội Trường Sơn và bộ đội quân tình nguyện Việt Nam trở về từ nước bạn Lào. Trong hàng nghìn thương binh Sen chăm sóc cứu chữa, có chiến sĩ Lê Hữu Tuýnh quê ở Thạch Thành (Thanh Hoá) bị thương nặng nhất. Sen không chỉ chăm sóc tận tình như bao đồng đội khác mà còn chữa “vết thương” trong lòng Tuýnh. Thời gian đối với những người lính Trường Sơn nơi tuyến lửa cực kì khắc nghiệt, song chỉ hơn 3 tuần cũng đủ để họ hiểu về nhau. Trong một đêm lặng yên tiếng súng, Tuýnh đã thổ lộ tình yêu với Sen. Sen không ngỡ ngàng về tình cầu hôn của Tuýnh, nhưng tình yêu của cô lúc ấy là giành cho Tổ quốc, là trên trận tuyến đánh quân thù, chuyện riêng tư gác lại một bên.

Một lần khác, Sen được cấp trên giao chăm sóc một thương binh nặng tên là Nguyễn Văn Minh, quê ở Hậu Lộc (Thanh Hoá), người bạn rất thân thiết của Tuýnh khi còn là tân binh cùng đại đội. Cũng như bao người khác, Sen chăm sóc cho Minh bằng cả tấm lòng của người thầy thuốc. Đúng lúc ấy, Tuýnh có lệnh chuyển đơn vị sang Lào chiến đấu. Trước khi đi Tuýnh nhờ Sen: “Minh là người bạn thân thiết nhất của anh, nhờ em chăm sóc anh ấy như em đã từng chăm sóc cho anh”.

Trong gian khó nhất của cuộc chiến tranh, những y tá chăm sóc cho thương binh không chỉ là trách nhiệm, mà còn là tình yêu thương bắt nguồn từ trái tim người lính. Chính nó đã nhen nhóm ngọn lửa tình yêu giữ Sen và Minh. Trên bầu trời là mưa bom bão đạn, dưới lòng đất là hầm hào che chở thương binh, Sen và Minh như hai cuộc đời hoà nhập vào nhau, tìm thấy trong nhau hơi thở tình yêu, tình đồng chí.

Hơn 5 tháng sau, từ chiến trường Lào, Tuýnh trở lại tìm Sen. Khi biết bạn mình yêu Sen, Tuýnh đã rất tự hào một bên là bạn thân, một bên là người mình yêu dấu. Minh nói với Sen: “Anh mà biết Tuýnh yêu em thì anh chẳng xen vào”. Còn Tuýnh thì bảo: “Chúng ta vẫn là bạn tốt của nhau. Chiến tranh ai biết được người còn người mất”. Họ chia tay nhau ở Trường Sơn, Tuýnh tiếp tục sang Lào chiến đấu. Kể từ đó ba người bặt tin nhau.

Chiến tranh kết thúc, Minh và Sen trở về cuộc sống đời thường, đến năm 1978 họ làm lễ cưới. Trong ngày vui, Tuýnh không có mặt. Biết giờ này Tuýnh sống chết ra sao?

Thiêng liêng hơn cả tình yêu

Sau 16 năm kể từ ngày Sen và Minh chia tay Tuýnh, họ luôn đau đáu nhớ về người bạn cũ. Năm 1994, trên một chuyến xe đi Bắc, qua câu chuyện kể của người khách bộ hành, Minh biết Tuýnh hiện đang sống ở Thạch Thành (Thanh Hoá). Minh cấp tốc về Thanh Hoá tìm Tuýnh. Hai người lính già gặp nhau, họ nghẹn ngào xúc động. Giọt nước mắt hai người cựu chiến binh phía sau cuộc chiến đọng lại bao nghĩa tình đồng đội, tình bạn thiêng liêng. Tuýnh đã có vợ và ba con nhỏ. Cuộc sống vô cùng khó khăn nơi vùng trung du miền núi. Tình đồng đội tràn đầy trong kí ức, Minh quyết định đưa Tuýnh vào Vũng Tàu tạo công ăn việc làm kiếm tiền giúp đỡ vợ con. Minh đã bàn với vợ đưa một xe ô-tô chở khách Bắc Nam để Tuýnh lái. Năm xưa, đôi tay Tuýnh săn chắc kiên cường lái xe chở vũ khí đạn dược vượt dưới mưa bom bão đạn, hôm nay đôi tay ấy lái xe đưa hành khách xuôi Nam ngược Bắc. Cuộc sống của Tuýnh hiện tại đã khá hơn nhiều vì anh có Sen, Minh vừa là đồng đội và là hai người bạn thân nhất trên đời.

Thời gian như mũi tên bắn đi, ba người lính Trường Sơn nay đã lên chức ông, bà, cuộc sống cũng bao thay đổi, nhưng có một điều mãi mãi chẳng đổi thay, đó là tình yêu đồng đội đồng chí, tình bạn thuỷ chung trong sáng. Mối tình ấy cao hơn, thiêng liêng hơn cả tình yêu để mỗi lần nhắc đến Tuýnh, chị Sen lại hãnh diện: “Anh em đồng đội cũ của tôi vẫn gọi là mối tình tay ba. Tôi đã may mắn có hai người bạn, hai người đồng chí thân thiết, một trong hai người ấy là chồng tôi. Bây giờ hai gia đình cách xa nhau hơn nghìn cây số, nhưng tình bạn, tình đồng chí vẫn thắm thiết như xưa”.

Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #123 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2009, 03:46:42 pm »

 Bạn Va xi liep ơi ,mình ngạc nhiên không phải sợ ai lấy mất mà vì mình nghe đồn rằng bác  sỹ cấp  cứu thời nay nếu thấy người bị tai nạn như vợ của bạn ấy mà không có  vàng viếc đeo ở trên người thì họ mặc kệ,
không cứu.Thế mà ông chủ nhiệm khoa này lại bảo mình cất đi.Nhưng đến nay đã 5 năm ,nhiều lần có hiện tượng bất thường mình lại vào khoa a 21 của   BV 108.Thì thấy bác sỹ ở đây vẫn giữ được bản chất của người lính.Không đòi hỏi ,cho ,cảm ơn thì nhận.Cũng làm yên lòng bệnh nhân.Cái chính là chữa bệnh có hiệu quả,có trách nhiệm.Cũng trong bệnh viện đó thôi ,ông chồng mình vào cấp cứu vì huyết áp cao tới hơn 200/hơn 100 mà nằm viện 2 ngày không có ai đo huyết áp cho vì ngày  nghỉ thứ bẩy và chúa nhât.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #124 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2009, 03:57:45 pm »

Bạn Tkhanh thân ,câu chuyện thật là cảm động làm mình chảy nước mắt vì  tự hào  bởi lớp người cựu chiến binh ấy của chúng mình .Rất cám ơn bạn đã tìm được một câu chuyện hay như vậy.
Logged
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #125 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2009, 04:45:08 pm »

Bệnh viện thế thì kinh quá bác ạ. Nhà em trong này cũng có như thế vậy nhưng không tệ quá đến thế, hình như cũng khá ổn. Còn cái vụ vòng vàng thì em mới nghe. Trong này phần lớn đi bịnh viện FV cho nó tốn kém. he he
Logged

Chết vì ghét người!
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #126 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2009, 05:05:42 pm »

Có những câu chuyện đáng để tự hào (nhiều hơn) thì cũng có những câu chuyện đáng để xấu hổ.

Trong những năm khoảng từ 1973 sau khi hiềp định hoà bình Paris được ký kết. Thủ đô Hà Nội trong những dịp như Lễ Chiến thắng (15/5/73), lễ Quốc khánh những năm chẵn, lễ Giao thừa Tết Nguyên đán ...thỉnh thoảng có bắn pháo hoa, pháo bông.
Hồ Gươm trong những dịp đó đông nghịt người. Đèn đêm quanh Hồ Gươm không lung linh rực rỡ như bây giờ, vẫn có những khoảng tối...
Những khoảng tối đồng loã và che giấu. Trong bóng tối, sau cây đa đền Bà Kiệu, trước và sau khi những chùm pháo hoa được tung lên trên bầu trời, có một đám "người"...
Họ không quen nhau, không giao tiếp với nhau , nhưng giống nhau khi lập thành một vòng tròn bao vây mấy cô gái mặc áo trắng.
Vòng vây dần dần khép chặt lại. Và alaxô : cả cái đám đó xông vào chen nhau bóp ngực, sờ soạng, xé toang quần áo con gái người ta ra...Các chị ấy chẳng còn gì trên người, la hét tuyệt vọng cho đến khi đội "Trật tự" xông vào cứu.
Tôi là thằng chứng kiến câu chuyện này! Tệ nhất là trong sự sợ hãi, xấu hổ ... cũng có những rạo rực giới tính manh nha. Năm đó tôi 15 tuổi.
Thanh niên mới lớn gọi trò đó là đi "táp lô", đi "sớt", thú hơn đi xem pháo hoa...
Văn hoá hội làng phồn thực được thực thi giữa Thủ đô. Những nhà có con gái lớn quanh đó bấy giờ cấm con mình ra đường vào những dịp như thế !
Cũng là một mẩu ký ức có một thời như thế. Bác Thọ nhà ở Lý Thái Tổ cạnh Hồ Gươm có bao giờ thấy những chuyện như thế bao giờ chưa?
Logged
tran479
Thành viên
*
Bài viết: 793


« Trả lời #127 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2009, 05:10:54 pm »

Ối chào ,tưởng chuyện gì to tát dính với bệnh viện ,chuyện vặt của thanh niên mà ,nơi nào chả vậy,trước 30-04-1975 trong Saigon cũng xảy ra chuyện đó khi lễ Noel ,giữa nhà thờ Đức Bà Q 1 ,thanh niên tuổi 16-18 phá như quỷ sứ .
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #128 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2009, 05:46:08 pm »

Thôi không nói chuyện buồn nữa,mà sang một loại chuyện khác buồn rồi nhưng  lại đã vui nhưng hơi muộn nhưng muộn còn hơn không.
Nguyên bí thư tỉnh ủy Kim Ngọc được tặng huân chương Hồ  Chí Minh. Mừng quá ,vì  một người đúng chỉ tội đi trước thôi ,thế mà phải uất mà chết.Đau lắm, sót hết ruột,nghĩ đến ông già mình thì  cũng vậy nhưng may ông đã ra đi sớm.
Tránh chuyện buồn này lại sang chuyện buồn khác.
Bạn trung sỹ ơi, mình trốn cái quá khứ kinh khủng mà mình chứng kiến bà chị  Mai Lâm của mình chịu như vậy ở sân vận động Hàng Đẫy khi mình còn bé khoảng 14 tuổi. Cứ nghĩ đến là  rùng cả mình  nhớ đến tiếng kêu xé lòng của bà chị mà mình đứng khóc gọi người cấp cứu .Kinh khủng mãi không quên được.
 Thôi mình ngừng đây không tối lại không ngủ được.
Logged
tran479
Thành viên
*
Bài viết: 793


« Trả lời #129 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2009, 07:29:41 pm »

nghĩ đến ông già mình thì  cũng vậy nhưng may ông đã ra đi sớm.
Vâng ,lâu lắm rồi tôi vẫn âm thầm đọc những dòng hồi ức của chị về cụ ,đọc nhưng không dám phát biểu,tôi rất kính trọng tài năng và đức độ của cụ nhưng...trong tôi vẫn có 01 cái gì bứt rứt ,hôm nay chị đã nói tôi mới dám tiếp lời,trong tôi cũng có ý nghỉ giống như chị vậy,nhưng may ông đã ra đi sớm..Vâng ,nếu cụ còn sống đến cuối thập niên 70,chắc cụ vô cùng khó xử,một người con...hai tổ quốc;tôi đã từng đọc truyền đơn từ biên giới Thái bắn qua cho bộ đội ta ở thập niên đầu 80 của bác H V H..n kêu gọi ,thật tình tôi không phục và tự hỏi ...tại sao lại như vậy???Trong cái rủi nhiều khi có cái may ,cụ đi sớm nhiều khi do số trời định để tên cụ luôn sáng chói trong sử hai nước .Kính chào chị ,mong chị tha lổi nếu nhưng lời trên quá thật.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM