Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:27:30 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Có một thời như thế (phần 3)  (Đọc 170282 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
con_ech_gia
Thành viên
*
Bài viết: 198



« Trả lời #80 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2009, 04:07:19 pm »

Trích dẫn
Các bác bên Tây nói giếc Tây to và nhiều hơn bên ta .Cách họ câu cũng khác ta  . Ơ mà sao bác không cho tí mẻ vào thính nhỉ ?.
Cá giếc mà bác Lính mới nói tới em e là không câu ở ao, hồ đâu bác Mực Tàu ạ.
Logged
mực tàu 4
Thành viên
*
Bài viết: 172


« Trả lời #81 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2009, 12:34:38 am »

CON_ECH_GIA@ : Đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng . Mình cũng hay đi câu nên nói chuyện với bạn bè đi '' nghĩa vụ quốc tế '' về họ nói vậy mà .
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #82 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2009, 10:06:40 am »

     Sau mấy ngày đi vắng,đọc lại các phần của QSVN mình tự nhiên nhớ lại hồi tháng 6-7 năm 1967 trước khi đi bộ đội.Hồi đó mình là một cô học sinh vừa tốt nghiệp cấp ba ở nơi sơ tán(Từ sơn Bắc ninh),vì phải chăm sóc ông ngoại đã 80 tuổi và hai  cô em gái đang học cấp hai nên mình thường xuyên đạp xe đạp từ Từ  sơn về Hà nội và ngược lại để mang gạo và thức ăn cho nơi sơ tán.
      Trên đường đi,mình hay bị thanh niên trêu ghẹo vì trông chắc cũng xinh xẻo dễ thương vì chưa phát phì như bây giờ,nhưng mình cũng đanh đá lắm hay nói lại,hoặc mắng họ mất mặt hoặc mắng họ thiếu văn hóa...Nhưng với bộ đội thì không,các đoàn xe, đoàn tàu chở bộ đội vào nam trêu thế nào mình cũng chỉ mỉm cười ,mà mỉm cười chắc lại xinh hơn nên bộ đội trên xe thường rộ lên nói nhiều  hơn.Còn trẻ mà nhưng đã biết các anh đi chiến đấu chắc gì đã trở về cứ mỉm cười để các anh vui.Hồi đó chuẩn bị  Mậu Thân 68
 chắc nhiều người đã ngã xuống không về được.
       Lớp học cấp ba của mình(lớp10/10) cũng có nhiều bạn đi bộ đội,khi mình đã vào bộ đôi rồi mình có nhận được mấy lá thư của các bạn ấy,vòng vèo lắm,các bạn ấy coi mình là người yêu của các bạn ấy,viết thư trên đường hành quân vào nam,các bạn ấy lấy mình là nỗi nhớ ,là niềm yêu thương hậu phương rồi có biết địa chỉ của mình đâu? Lá thư được gửi về địa chỉ của gia đình các bạn ấy rồi nhờ em các bạn ấy học với các em của mình gửi đến cho các em của mình  ,rồi các em của mình (lúc đó đã sang Quế Lâm-Trung quốc học trường Nguyễn văn Trỗi)gửi về cho mẹ mình ở  Hà nội,rồi mẹ mình ở Hà nội mới gửi cho mình ở đơn vị bộ đội.
       Nhận được những lá thư ấy sau nhiều tháng,mình rất cảm động với tình cảm của các bạn ấy.Trong mấy người gửi thư cho mình thì có đến hai bạn vĩnh viễn không bao giờ trở về,một bạn là lớp trưởng ,bạn kia là cán sự văn của lớp.
      Chỉ tiếc là sau nhiều năm vật đổi sao  dời bọn mình cũng di chuyển nhiều nơi không giữ lại được những kỷ vật quá quí giá ấy,nhưng tình cảm và hình bóng của các bạn ấy luôn ở trong những kỷ niệm một thời khó quên của mình.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Ba, 2009, 10:12:00 am gửi bởi hatuyenha » Logged
vovanha
Thành viên
*
Bài viết: 1575

Một thời để nhớ !


« Trả lời #83 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2009, 10:37:42 am »

     Sau mấy ngày đi vắng,đọc lại các phần của QSVN mình tự nhiên nhớ lại hồi tháng 6-7 năm 1967 trước khi đi bộ đội.Hồi đó mình là một cô học sinh vừa tốt nghiệp cấp ba ở nơi sơ tán(Từ sơn Bắc ninh),vì phải chăm sóc ông ngoại đã 80 tuổi và hai  cô em gái đang học cấp hai nên mình thường xuyên đạp xe đạp từ Từ  sơn về Hà nội và ngược lại để mang gạo và thức ăn cho nơi sơ tán.
      Trên đường đi,mình hay bị thanh niên trêu ghẹo vì trông chắc cũng xinh xẻo dễ thương vì chưa phát phì như bây giờ,nhưng mình cũng đanh đá lắm hay nói lại,hoặc mắng họ mất mặt hoặc mắng họ thiếu văn hóa...Nhưng với bộ đội thì không,các đoàn xe, đoàn tàu chở bộ đội vào nam trêu thế nào mình cũng chỉ mỉm cười ,mà mỉm cười chắc lại xinh hơn nên bộ đội trên xe thường rộ lên nói nhiều  hơn.Còn trẻ mà nhưng đã biết các anh đi chiến đấu chắc gì đã trở về cứ mỉm cười để các anh vui.Hồi đó chuẩn bị  Mậu Thân 68
 chắc nhiều người đã ngã xuống không về được.
       Lớp học cấp ba của mình(lớp10/10) cũng có nhiều bạn đi bộ đội,khi mình đã vào bộ đôi rồi mình có nhận được mấy lá thư của các bạn ấy,vòng vèo lắm,các bạn ấy coi mình là người yêu của các bạn ấy,viết thư trên đường hành quân vào nam,các bạn ấy lấy mình là nỗi nhớ ,là niềm yêu thương hậu phương rồi có biết địa chỉ của mình đâu? Lá thư được gửi về địa chỉ của gia đình các bạn ấy rồi nhờ em các bạn ấy học với các em của mình gửi đến cho các em của mình  ,rồi các em của mình (lúc đó đã sang Quế Lâm-Trung quốc học trường Nguyễn văn Trỗi)gửi về cho mẹ mình ở  Hà nội,rồi mẹ mình ở Hà nội mới gửi cho mình ở đơn vị bộ đội.
       Nhận được những lá thư ấy sau nhiều tháng,mình rất cảm động với tình cảm của các bạn ấy.Trong mấy người gửi thư cho mình thì có đến hai bạn vĩnh viễn không bao giờ trở về,một bạn là lớp trưởng ,bạn kia là cán sự văn của lớp.
      Chỉ tiếc là sau nhiều năm vật đổi sao  dời bọn mình cũng di chuyển nhiều nơi không giữ lại được những kỷ vật quá quí giá ấy,nhưng tình cảm và hình bóng của các bạn ấy luôn ở trong những kỷ niệm một thời khó quên của mình.

....Lá thư được gửi về địa chỉ của gia đình các bạn ấy rồi nhờ em các bạn ấy học với các em của mình gửi đến cho các em của mình  ,rồi các em của mình (lúc đó đã sang Quế Lâm-Trung quốc học trường Nguyễn văn Trỗi)gửi về cho mẹ mình ở  Hà nội,rồi mẹ mình ở Hà nội mới gửi cho mình ở đơn vị bộ đội.

Ôi ! Thư tình yêu của lính sao lắm nhiêu khê đến vậy ! Roll Eyes Roll Eyes
Logged

Quy Nhơn ! Thành phố nhỏ hơn những gì nó có.Thơ bốn câu không quá hai mươi chữ. Rung chân trời một cánh yến mảnh mai. Con đường nghiêng em hát bên tôi. Gió và tóc...nắng và nước mía .
mực tàu 4
Thành viên
*
Bài viết: 172


« Trả lời #84 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2009, 12:34:28 pm »

Đọc bài của chị Hà thật cảm động .Em lại  nhớ cái thời thư từ vòng vèo . Ông bưu chíng cầm tinh con rùa đã đành nhưng phần nhiều do người nhận thay đổi địa chỉ liên tục vì điều kiện chiến tranh nên chậm và thất lạc .Nhiều chuyện bi hài quanh con đường của thư . Lính mình còn có thư tọa độ nữa .
 Lần ấy có anh nhận được thư hậu phương (phong trào ''thư chiến sĩ '' của các trường gửi động viên lính ).Người viết là một cô sinh viên khoa Nga trường ngoại ngữ Thanh xuân . Hai người thư từ qua lại mấy lần . Anh này chuyển về đv em . Thấy em có trình độ tiếng Nha vào loại :
 - Bà -đồng -nát- đi -buôn -chè!
 - Tình -hình -xây -trat - có-gì- nô - vưi ?
 Liền xin em mấy chữ  cho oai .Em chép nguyên xi cái hướng dẫn sử dụng TNT ở hòm 10 kg của CCCP .
 Tháng sau nhận được thư nàng . Chuyện gì xảy ra giữa em và anh kia chẳng nói các bác cũng biêt .Lần về HN em lặng lẽ đến đh ngoại ngữ Thanh Xuân với ý tìm cô vs để tự thú trước bình minh .Vào ký túc xá nữ thì được chào : '' cậu bđ ơi chị đây cơ mà !'' . '' Sao cậu tới một mình ! Anh nhà chị đâu ?'' . Tuy hơn 2 tuổi quân nhưng em non như con gà con . Em hãi quá biến mất .
Logged
Trinhsat
Thành viên
*
Bài viết: 397


« Trả lời #85 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2009, 01:44:42 pm »


Em chép nguyên xi cái hướng dẫn sử dụng TNT ở hòm 10 kg của CCCP .
--------
Mực tàu ơi là Mực tàu!
Bạn làm thế là giết chết một mối tình ("Câm"-vì họ chưa gặp nhau) rồi đó.
Tội lớn quá, rồi về sau có sửa được không hả giời?
Logged
mực tàu 4
Thành viên
*
Bài viết: 172


« Trả lời #86 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2009, 09:51:59 pm »

TRINHSAT@ : Lúc ấy tôi quá trẻ chưa biết gì về tình cảm đôi lứa . Một kểu đùa ko mới nhưng hậu quả nặng nề . Thấy anh kia đau khổ quá , tôi viết thư cho cô sv . Tả rõ khu ktx và lần về để thanh minh cho anh kia . Cô ấy viết thư cho tôi nói đại ý chỉ là em gái của lính chứ ko là người yêu của lính được  Cô ấy ko yêu anh kia ko phải vì lỗi của tôi và nói sẽ viết thư cho anh kia để cởi bỏ mâu thuẫn giữa hai người lính . Hêt thời gian tăng cường cho đv tôi , anh ra đi mà vẫn mang trong lòng mối hận với tôi (anh còn ngĩ tôi và cô sv có tình ý với nhau vì tôi là lính nghĩa vụ , người HN ). Hình ảnh người lính phòng hóa có khuân mặt khăc khổ u sầu vẫn day dứt trong tôi .
Logged
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #87 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2009, 11:19:58 pm »

Duyên phận nó thế! Day dứt mà làm gì nữa bác? Hy vọng là anh ấy sau này biết thông 5 ngoại ngữ và  tất nhiên siêu đẳng tiếng nói của Lê nin để hiểu cách sử dụng thuốc nổ  Smiley
Cái đám bạn câu kéo thuở sơ tán tóc lông bò ấy của tụi em có thằng sau cũng giỏi tiếng Nga. Vì nó học Tổng hợp văn Lênỉngrat. Nhưng chẳng hiểu sao về nước người ta lại bảo nó đi dạy Triết ở trường ĐH Tài Chính. Hồi đó trường này nằm ở trên đồi ngay thị xã Phúc Yên. Và sinh viên, kể cả nữ, toàn bị ghẻ tàu vì thiếu nước. Bây giờ nói tên thì bác nào học trường đó hẳn nhớ ông thầy "Hà Tịnh" này Cheesy. Hắn kể nhiều khi sinh viên dốt quá! Đến kỳ trả môn Triết (vấn đáp), hỏi gì cũng không biết, mới bực lên nói rằng bây giờ chị trả lời đúng một câu này thôi, thì tôi cho qua - Căn bậc 2 của 1 bằng bao nhiêu?
Cũng Tịt!
Nhưng đó là sau này. Còn bấy giờ là tháng 12 năm 1972. Chúng tôi đi câu cá cùng nhau, đi học cùng nhau. Rủ bọn học sinh sơ tán cùng nhau đi cho đông, để qua làng đạo không bị bọn trẻ con địa phương bắt nạt. Cùng nhau mò ra chỗ cái máy bay B.52 rơi rình mấy chú lính gác sơ sểnh thì lao vào cướp vài cái "bóng bán dẫn" hay cái tụ điện xanh đỏ về chẳng để làm gì...Một trò khác cũng ác ôn là bẻ mảnh hợp kim tầng đuôi tên lửa SAM rơi trên đồng mà bộ đội chưa thu hồi kịp. Mang về quẳng vào giữa đống lửa cho cháy biếc lên. Lúc đó tưới nước vào rồi lấy đòn gánh đập, nó nổ "bùng bùng" to lắm! Lại toé hoa cà hoa cải ban đêm trông rất đep. Tôi cũng không hiểu sao hợp kim gì lại cháy được?
Hiệp định Paris đã ký tắt. Tết đã cận kề. Trên loa trên đài cả ngày phát bài bình luận "Hà Nội - Thủ đô của phẩm giá con người" của Thép Mới. Bài này trong khung cảnh vừa thắng B.52, nghe cũng hùng hồn sởn da gà ra phết! Tự hào lắm! Còn Doãn Tần thì hát:"...Đường ta đi ánh lửa soi đêm dài. Đường ta về trong nắng ấm ban mai ...". Các chuyên gia thời sự bàn chuyện Viện sĩ Trần Đại Nghĩa cải tiến tên lửa Liên Xô. Bọn chúng tôi thì nhong nhóng trở về Hà Nội.

Logged
mực tàu 4
Thành viên
*
Bài viết: 172


« Trả lời #88 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2009, 02:39:22 am »

TRUNGSI 1 @ :Day dứt vì anh ấy hiểu lầm . Hơn nữa , anh ấy cũng si mê quá mà ko đánh giá đúng đối tượng . Con gái thời '' một gạch 3 sao ko bằng 1 sào tăng sản '' . Họ đem kinh tế đặt lên bàn cân tình yêu thì cô sv Nga ngữ ( hồi ấy có giá lắm ) làm sao yêu lính phòng hóa  được .Cô sv viết thư vì phong trào rồi thư tới thư lui đỡ buồn như cánh trẻ bây giờ chát chít thôi .Lúc ấy em ko đủ trình độ phân tích cho anh ấy hiểu .Khổ nỗi hai tháng ở cùng nhau anh ấy hơn em một hạt mà em phải sửa sai cung phụng nào quyét nhà pha nước , nào cá lớn , lươn béo , rượu , thuốc đầy đủ . Chơi của bọn  nhọ đít hai quả cật . Em dúi cho anh ấy một quả còn một nấu cháo cả ban ăn . Vậy mà quân dung bí xì xị . cả ngày chẳng thấy nụ cười . Mấy anh trong ban bảo '' Nó bị nhiễm chất độc hóa học ''.
 Cái mảnh đuy- ra (?)ko biết của máy bay hay tên lửa bọn em mang ra sân kho hợp tác mài lấy bột cuốn giấy . Tối treo vào diều đốt thả lên trời . Dân quân hò hét ầm ỹ cả làng nhốn nháo vì có kẻ chỉ điểm cho máy bay địch . Mà cái này nó cháy tóe hoa cà hoa cải nhưng ko nóng .Sao cái ngày ấy ngu vậy . Vô phúc ''nó'' cho quả rốc - két thì có mà ''xong '' .
Logged
caumaympt
Thành viên
*
Bài viết: 5


« Trả lời #89 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2009, 06:40:47 pm »

Anh ở biên cương... > Hình ảnh và thông tin về quân tình nguyện VN ở Campuchia
cháu là người mới, đã theo dõi diễn đàn rất lâu.Có một bức ảnh trong ''Anh ở biên cương... > Hình ảnh và thông tin về quân tình nguyện VN ở Campuchia'', bức ảnh đầu tiên, cái ông đứng dựa tay vào cột, cạnh mấy bác đang ăn nhậu rất giống ông chú họ của cháu, ông này là quân y, hiện đang làm tại ban y tế của quốc hội. Chiến tranh K, gia đình cháu còn có 2 ông chú ruột nữa tham gia. 1 ông sĩ quan tăng, sang K năm 77, khi chưa hết thời gian huấn luyện ở Vĩnh Phúc, được thăng vượt cấp lên trung úy, ông ý kể mỗi lần lên xe đi tuần là coi như chết rồi, ông này về nước năm 8x, làm tại tỉnh đội Hà Tây rồi lộn sang K để tìm vàng và máy khâu mà ông ý chôn lại nhưng không tìm được, quay về tay trắng rồi đi xuất khẩu lao động, 1 ông là lính thông tin, ông này đã từng được về nước đi đại hội đoàn toàn quân, nhưng học sĩ quan xong lấy vợ rồi về quê, h làm cán bộ xã. Cháu sẽ cố gắng rủ các ông ý tham gia để diễn đàn có thêm những nhìn nhận về cuộc chiến từ con mắt của 1 ông lính tăng cho đầy đủ.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM