Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 07:48:10 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Có một thời như thế (phần 3)  (Đọc 170559 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
taydoc711
Thành viên
*
Bài viết: 503

Bị giang hồ trục xuất vĩnh viễn!


« Trả lời #50 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2009, 04:34:22 pm »

ông anh em ở cánh quân đánh vào SG tiếp quản Tổng nha cảnh sát ngụy,vào đến nơi vô tình vào 1 phòng làm việc thấy trên bàn còn nguyên bảng tên cấp bậc mà sau này mới biết của ông cậu ruột mình là Trung Tá D Đ Đ,đúng là chiến tranh!
Logged

Hai mươi mốt năm nay chưa bao giờ ta bỏ nhậu

 Bởi thế cho nên :

         Chán chả muốn chết nữa ! ! !
lam_cantho
Thành viên
*
Bài viết: 36


WWW
« Trả lời #51 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2009, 04:42:46 pm »

Bên ngoại em thì: cậu 4 là thiếu tá không quân, cậu 8 là đại úy thiết giáp, dượng 5 em thì là đại úy vùng gì ở Nha Trang đó, đi chợ bằng trực thăng không hà; còn bên nội em thì toàn là quân ta không; ông nội em có cái hình chụp từ hồi nảo em không biết, cầm B40, đứng kế giàn mướp coi oai lắm. Grin Spam chút Grin
Logged

IntelDH55HC, Intel corei3, DDR3 2GB, GPU 9800GTX
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #52 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2009, 10:09:51 pm »

..mỗi lần nhà em có công chuyện gì mà các cụ tập trung thì thôi rồi Lượm ơi....
cho lên em vừa được nghe chuyện Bộ đội ta vừa được nghe chuyện "quân nó" hehe!!!

Giờ không ai "oánh nhau" nữa thì hôm nào đông đủ, bác xách mồi xách tửu ra cho các cụ thư hùng xem ai thắng ai  Grin
Logged
taydoc711
Thành viên
*
Bài viết: 503

Bị giang hồ trục xuất vĩnh viễn!


« Trả lời #53 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2009, 10:22:35 pm »

Nó khổ như vầy cơ bác TS ơi!trước 1975 bố em bị gạch đít đậm nét lắm,thậm chí có tên trong sổ đen nữa vì cái tội cả nhà thậm chí là cả họ(đúng là cả họ nội nhà em di cư) di cư năm 54 mà sao còn mỗi mình bố em ở lại HN.Lên bị đặt dấu hỏi to tướng,sau 75 bố em vào SG với tư thế của NGƯỜI CHIẾN THẮNG,thế là bên "ta" thì nghi ngờ bên "nó" tẩy chay Grin.thậm chí anh em ruột còn không nhìn mặt nhau nữa,khổ thế đấy bác TS ạ
Logged

Hai mươi mốt năm nay chưa bao giờ ta bỏ nhậu

 Bởi thế cho nên :

         Chán chả muốn chết nữa ! ! !
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #54 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2009, 09:56:03 am »

Chuyện nầy xứ mình nhiều lắm, có mấy gia đình không lâm phải, đôi khi nười ra nước mắt.

Ừ, thì có một thời như thế trong gia đình tôi.
Ông cậu ruột tôi là đại úy đại đội trưởng TQLC, tham gia đủ Snoul, Lam Sơn 719, Thành Cổ v.v., bị bắt tại Của Việt năm 1975. Mười năm cải tạo, cả gia đình u sầu. Bà dì và má tôi khăn gói thăm nuôi tận Cồn Tiên những năm đói kém. 1985 ông được về, cả nhà như mơ. Ông - đại úy TQLC, tôi thiếu úy DB của cụ Hồ. Hai cậy cháu nói chuyện với nhau dễ dàng vì biết thương nhau, tôn trọng nhau và biết cái gì là tế nhị, không chạm vào nỗi đau riêng. Vậy mà ... Hôm đó nhà có đám giổ, trong lúc ngồi ăn, ông anh rễ bô bô kể chuyện rừng Tây Ninh khi xưa. Câu tôi vọt miệng "Vậy anh là lính chi khu hay tiểu khu nào?". "Cục R!", ông anh trả lời gọn bơ, thậm chí không để ý tới người hỏi và câu trả lời của mình vì đang hứng chí chuyện vác súng đi săn của mình. Cậu tôi tái mặt, môi run run. Tôi như chết giữa bàn.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Ba, 2009, 09:57:35 am gửi bởi TQNam » Logged
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #55 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2009, 11:39:35 am »

Cái sự thiếu tự tin, bấy bớt tâm lý thì hễ cứ thấy người ta khác mình thì kỳ thị, thì nghi ngờ bội phản. Cơ thể yếu đuối, tâm hồn èo uột thì lắm kẻ thù lắm bạn ạ! Có khi ngại nốt cả người tốt thực tâm với mình. Đâm ra chết toi cả dòng giống nhà lão Lã Bá Sa ...Thôi bạn ạ! Không bên nào nhận mình thì thửa cái cần câu, đi câu cá giếc với tôi cho nhẹ đời.
Năm 1972, tôi rời Hà Nội, đi sơ tán bom Mỹ về Phúc Yên. Thời đó thực phẩm quả là khó khăn. Mẹ tôi rời Chu Văn An, về dạy trường làng xã Đạo Đức huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. Mỗi lần đến kỳ đong gạo, người lại lóc cóc dậy từ 5h sáng, đạp xe hơn 30 km qua phà Chèm về Hà nội đong gạo, rồi lại tất tả thồ lên trong ngày. Có khi đến tận nửa đêm mới thồ gạo về đến nơi.
Khâu lương thực thế là tạm ổn. Để cải thiện đỡ đần thực phẩm gia đình những năm đói kém, tôi theo bọn trẻ con trong làng đi móc cua ngoài ruộng, đi dậm trai trên sông Cà Lồ, đi câu cá...Dần dần tôi cũng trở thành một tay sát cá ra phết. Người phơi nắng đen cháy như củ tam thất, còn tóc thì hoe hoe như lông bò. Nhiều trò câu kéo khác nhau, với từng loại cá khác nhau. Cá mương, cá chày ăn nổi dùng mồi châu chấu, mồi gián đất. Cá rô nhử bằng mồi ấu trùng ong muỗi (ong tay áo) non rất nhạy...
Nhưng khoái nhất là đi câu cá giếc!
Đầu tiên chọn một cái ao rộng lâu chưa tát, mức nước sâu vừa phải. Làm mấy cái khung nứa hình vuông kích thước khoảng 1.2 - 1.4m là vừa. Chọn cái bờ vắng có bóng cây, với lại ít đứa dòm ngó. Lội xuông dọn đáy ao chỗ câu cho sạch rồi gim cái khung nứa vừa chuẩn bị, cho cố định nằm trên mặt nước để ngăn bèo. Đến khâu chuẩn bị thính và mồi. Vào xóm xin một đấu cám mới giã, rang cho đến gần cháy, thật thơm. Nướng dăm cánh hoa hồi, tán nhuyễn trộn đều vào đó cho tăng phần quyến rũ. Đừng quên nướng thêm một củ ráy giã nhỏ trộn vào thính. Củ ráy rất ngứa, cá nó xơi phải thành ra ngứa mồm càng cắn tợn. Suy cho cùng những thằng cha hay bị ngứa mồm như mình tuyền thằng dại cả.
Cần trúc thật mềm mại, dịu đầu. Môi cá giếc rất mỏng. Cái đầu vút cần thô kệch, cứng quèo chỉ tổ làm cho cá sứt môi thì chỉ có vất đi! Cần đã dịu thì lưỡi câu cũng phải nhuyễn. Chọn loại lưỡi bé nhất, bé hơn cả lưỡi câu cá rô. Viên chì nhỏ cuốn như đầu tăm cách lưỡi câu 2 cm, vừa đủ kéo cái phao nửa nổi nửa chìm trên mặt nước và mồi vừa chạm đáy. Mồi gì? Xin thưa là mồi giun đỏ! Loại giun này cá giếc nó mê cực kỳ! Muốn có giun đỏ thì phải tưới nước gạo thường xuyên vào kẽ những viên gạch xếp cạnh vại nước. Đến khi nào đi câu thì lật những viên gạch đó lên để lấy giun.
Chớm thu, khi heo may sớm đang rờn rợn mặt ao thì là thời tiết lý tưởng để đi câu cá giếc. Cụ Tam nguyên Yên Đổ xưa cũng chọn thời tiết này đi câu. Mà "tựa gối ôm cần lâu chẳng được" chứng tỏ cụ đi câu để tạo dáng ngâm nga thời cuộc, hoặc tệ nhất là cụ không biết câu, hoặc cái ao của cụ không có cá....Lúc này, sau mùa hè ngập nước, cá phè phỡn thức ăn, béo tròn tích mỡ để chuẩn bị chúi bùn ngủ đông.
Đến địa điểm đã chuẩn bị, trộn thính đều với cục bùn quánh, nhằm chính giữa cái hình vuông khung nứa quăng thật chính xác :"Tòm !". Sang tiếp khung nứa khác quăng tiếp thính ...
Giờ thì nghỉ ngơi chút chờ cá đến. Đôi khi ngó mông lên trời, thấy những phi đội Mig - 21 ta, hoặc F.4 địch bay ào ào qua bầu trời đỉnh sân bay Đa Phúc. Đôi khi cũng được chứng kiến những trận không chiến chớp nhoáng, nhanh đến không ngờ, giữa những đụn khói cao xạ đen xám lục bục vây quanh ...
Nào! Tập trung vào công việc tý chút! Tại chỗ thả thính đã thấy mấy cái tăm bằng cái khuy áo nhỏ nổi lên. Kèm theo mấy vẩy thính cám. Cá đã ủi thính rồi! Móc giun vào lưỡi câu cho khéo ôm tròn. Phần thừa con giun đỏ vẫn ngoe nguẩy đầu lưỡi. Thả câu thật khéo giữa đám thính. Đôi khi thả chính xác giữa cục thính làm cái phao nổi lên, phải lắc tay một chút cho mồi câu tuột xuống, vừa đủ chạm đất.
Cái phao nháy nháy, bập bềnh nhè nhẹ rồi nổi bềnh lên. Địch thị là cá giếc rồi! Cá giếc nó ăn nhẹ nhàng duyên dáng lắm, chớ không phàm phu tục tử kiểu cá mương, cá rô. Phao bềnh tức là nó đã ngậm mồi. Vảy đầu cần thật nhẹ nhàng. Kéo lên! Cái đầu cần dịu oằn lại dưới sức nặng con cá kéo chạy. Nó làm thêm mấy vòng nhỏ nữa rồi chịu phép, rời khỏi mặt nước. Vây đuôi, vây lưng vàng xoè ra, đờ dưới nắng. Cặp mắt viền đỏ hay háy. Hàng vảy tròn bóng ngời, trơn nhãy bung lên vật xuống trong cái giỏ tre thưa, trông rất ưa nhìn. Có khi gặp ngày cá ăn, cứ thả mồi là nhấc cần lên luôn, được liên tục. Thỉnh thoảng cũng được lẫn vài con cá mài mại, loài cá mắn đẻ bụng lúc nào cũng đầy trứng. Cá rô mề, cá chép đôi khi cũng sục vào phá đám. Nhìn thấy vệt cày của tăm cá chép sủi lên xông vào ổ thính, nếu cước non lưỡi bé thì phải nuốt hận nhấc cần lên ngay. Thứ nhất vì hợp tác cấm câu cá chép thả. Thứ nữa mà tham, thì nó giật đứt lưỡi với dây ngay. Vì mình chỉ chuẩn bị đồ để câu cá giếc.
Cá thưa cắn mồi thì lại thu xếp chuyển sang ổ thính khác.
Bây giờ tôi vẫn nhớ những cái lá tre, gió heo may thổi phi vèo vèo như thuyền chiến trên mặt ao đầy khói sóng. Nhớ cái nồi đất kho tương cá giếc với khế chua dạo đó. Nhớ hai anh em tôi dắt nhau đi học, lù lù trên đầu là hai cái mũ rơm trông như hai cái nấm. Nhớ con đường qua đồng, gió bấc lùa hun hút trên những cành xoan khẳng khiu...
 
Logged
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #56 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2009, 05:50:14 pm »

Cái cần câu cá giếc mà lão TS1 dụ dổ, rất đáng phải dè chừng hehe
Logged

Chết vì ghét người!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #57 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2009, 05:55:21 pm »

 Phải đấy, lão viết bài về câu cá mà đọc xong cứ tưởng như chính Thạch Lam viết vậy! Grin Mỗi tội, hồi chống Mỹ đói dài răng ra thì lấy đâu ra hoa hồi để trộn thính nhể?  Wink
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #58 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2009, 05:59:20 pm »

@TS1 : hehe , hay quá bác ạ nhưng mới đến 1972 thôi , kể tiếp đi bác  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
smilingmen
Thành viên
*
Bài viết: 363


« Trả lời #59 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2009, 07:18:08 pm »


Bây giờ tôi vẫn nhớ những cái lá tre, gió heo may thổi phi vèo vèo như thuyền chiến trên mặt ao đầy khói sóng. Nhớ cái nồi đất kho tương cá giếc với khế chua dạo đó. Nhớ hai anh em tôi dắt nhau đi học, lù lù trên đầu là hai cái mũ rơm trông như hai cái nấm. Nhớ con đường qua đồng, gió bấc lùa hun hút trên những cành xoan khẳng khiu...
 

Em thì lại thích nhất đoạn này. Phàm anh nào nhiều tâm trạng, nhiều tình cảm thì hay nhớ, hay hoài niệm kỷ niệm ngày xưa Wink
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM