Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:02:33 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Có một thời như thế (phần 3)  (Đọc 170288 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nvanlebinh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 258



« Trả lời #30 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2009, 06:50:32 am »

Bác vanle sơ tán ở Hà Tây phải không? Tôi thời đó sơ tán về Yên Vĩnh, Yên Bệ huyện Hoài Đức (hay Đan Phượng) Hà Tây theo trường mẹ. Những quả bóng phòng không màu xám, khía múi do các chú bộ đội bơm thả lên khi trời tối đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ. Khi chuyển về cơ quan bố ở Vĩnh Phúc thì vài hôm sau Mỹ đánh bom đúng Yên Bệ.
Những căn hầm chữ A chống vách bằng những đoạn tre tươi. Một thời gian, các mắt tre mọc măng búp trong hầm. Và tất nhiên trong hầm chữ A thì rất nhiều cóc và nhái...

"Chiếc mũ rơm khoác trên vai để em chống Mỹ. Chiếc mũ rơm khoác trên vai, vẫn đi học đều..."  Cheesy
Vâng, quê mẹ tôi là làng Văn hội. Nó nằm giữa Quan gánh và ga Thường tín. Bác có nhớ các đèn pha phòng không đêm đêm quét đi quét lại lên trời như trong các phim vệ quốc của Nga không.  Thời kỳ đó mình lấy điện ở đâu cung cấp cho các đèn đó nhỉ. Có lẽ mỗi chiếc kèm theo một máy phát điện. Các làng quê chưa có điện.
Đêm tháng 12 năm 1972 nhìn máy bay B52 rơi thật ấn tượng: Giữa đêm rên tiếng bom, tiếng đạn pháo cao xạ. Trên bầu trời phía Hà nội lấn trong các điểm vụt sáng cuả tên lửa bay lên bỗng bùng lên một cục sáng phía trên các đám mây. Cục sáng hạ thấp xuống dần, ra khỏi tầng mây nó hiện ra một đám cháy sáng dẹt dẹt đang quay tròn trên trời. Ánh sáng cuả nó chiếu sáng hẳn mặt chúng tôi nhưng người đã từ dưới hầm vừa ngoi lên nhìn cảnh rơi. Nó từ từ hạ xuống dần khi khuất hẳn bên dưới bầu trời bỗng tối hẳn lại. Lúc đó chúng tôi chưa ai biết đó là máy bay B52 rơi. Các máy bay khác khi rơi theo quán tính, B52 rơi thẳng đứng.
Logged

" Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng thuộc về tay kẻ khác;
Chẳng những gia quyến của ta bị đuổi mà vợ con các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi."
Hich Tướng Sỹ.
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #31 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2009, 09:23:20 am »

Thời 1967-1969 bóng phòng không hay được buộc ở các làng xã dọc đường 1 để cản máy bay chiến thuật Mỹ bám đường này vào bắn phá khu kho 6 Văn Điển và cụm công nghiệp phía nam Hà Nội.

Bác nvlebinh ở Văn Hội thì gần chỗ quê ngoại nhà em bên Văn Xá. Từ Văn Xá sang chỗ bác có một trại tù thì phải?! Qua đường 1 sang phía bên kia là Duyên Thái, kế bên là nhà máy que hàn.

Hồi Mỹ bắn phá em có được sơ tán về khu B Văn Điển trên địa phận làng Quỳnh Đô bây giờ vì bà già phải vừa sản xuất vừa trực đội súng phòng không của nhà máy. Sau vụ phi công Mỹ bắn lủng tháp nước chính của nhà máy thì cụ vội cho em sơ tán về quê nội cho lành. Dọc đường sơ tán về quê ở Hà Nam thi thoảng máy bay Mỹ còn bay vọt qua đầu trên dọc đường 1.
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
nvanlebinh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 258



« Trả lời #32 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2009, 08:27:38 pm »

Làng tôi sơ tán còn là nơi dừng chân của nhiều đơn vị.
Trong năm 1966-1967  có một đơn vị dừng chân ở làng tôi. Bác tôi cho họ mượn một gian nhà có cái phản làm chỗ nghỉ. Đơn vị này hình như cũng mới huấn luyện xong trang phục còn mới, toán lính cũng trẻ. Cũng dân vận ra phết: phát quang bụi rậm, quét dọn ngõ xóm.
Mẹ tôi có mang về quê một cái máy khâu HAPPY dùng để may hàng chợ rồi mang ra Hà nội bán. Các anh bộ đội được mang đến nhà một loạt quần đùi để chữa nhỏ lại. Mẹ tôi may một lúc là xong. Mẹ tôi nhất định không lấy tiền công, các anh đổi chiến thuật cho trẻ con chúng tôi phong lương khô 701. Đấy là phong lương khô đầu tiên tôi biết mùi.
Một đêm đông lạnh giá các anh chia phe tập trận trong làng. Đường làng gần nhà các anh làm trạm gác, cắt rào tre chất lên làm dây thép gai, lấy que xếp lên đường làm bãi mìn. Nửa đêm tôi giật mình vi tiếng nổ lẹt đẹt, ánh sáng loang loáng chiếu qua phên dại vào trong nhà, tiếng chạy huỳnh huỵnh, tiếng gọi nhau í ới. Bên xanh bên đỏ đang đánh nhau. Sau đó khoảng nửa tháng đơn vị chuyển đi. Khoảng một năm sau đơn vị đó lại trở về. Đơn vị đó vừa từ bên Lào trở về. Lưc lượng hổng nhiều, nghe những người lớn hỏi chuyện thì tôi biết những người đó không bao giờ đi cùng với đơn vị nữa. Các anh cũng chững chạc hơn. nghỉ ngơi vài ba tháng rồi đơn vị đó lại đi. Cứ sang Lào khoảng 1 năm đơn vị đó lại về làng nghỉ vài tháng. Các lần về sau đơn vị không mất thêm người nữa. Quen làng như quê hương, anh nào ở nhà nào lại tự tìm về nhà đó ở. Mọi người dân trong làng thuộc hết tên, chức vụ, quê quán, tính cách của từng anh. Các anh cũng nhớ tên từng cô gái trong làng. Vài cô theo các anh về luôn quê các anh ở.
Một lần ở Lào về các anh mang theo rất nhiều chó, những con chó Lài đen. Chó trong làng là chó ta chủ yếu mầu lông vàng thân chỉ to cỡ hai chục cân là hết. Con theo anh bộ đội về nhà bác tôi lúc đầu chỉ là con chó choai choai. Sau một vài tháng nó đã to tướng gần như con bê.  Chó Lài hiền lành nhút nhát hơn chó nhà, nhưng không con nào can thiệp vào nhau hết. Đêm đến chó ngủ trong gầm giường chủ nó. Chủ đi đâu nó đi theo đấy từng bước. Chủ nó cứ bước chân ra đến ngõ là từ trong gầm giường nó phóng theo luôn. Thấy nó chạy về nhà là chỉ ít phút sau chủ nó về. Cứ kẻng ăn cơm của nhà bếp đơn vị ở sau chùa làng, là thấy trên đường làng chủ yếu là bộ đội và chó Lài. Những con chó lúc đầu còn đi theo chủ. Chủ nó có hai chân nên đi chậm, đôi khi còn lề mề dừng lại gọi nhau qua hàng rào. Bọn chó có bốn chân nên bứt dứt không chịu được phóng trước tới nhà bếp xem bộ đội ăn món gì và chờ sẵn. Nếu có tối nào sinh hoạt thì bộ đội ngồi giữa xung quanh lổn nhổn là chó và những đứa trẻ không có trò giải trí gì đứng bế em xem. Ngày đơn vị chuẩn bị ra đi, các anh được lệnh thịt chó trước khi lên đường. Các con chó ở lẫn trong nhà dân tìm cách trốn hết. Chỉ những con ở tại nhà bếp là bị bắt. Con ở nhà bác tôi bỏ không ra ăn cơm nữa chỉ nằm im trong gầm giường nhìn ra. Ai gọi cũng không ra. Bình thường nó vẫn chơi với tôi, vậy mà tôi thò tay vào kéo ra thì nó lỉnh ra đằng sau lưng đi mất. Cứ khi các anh vào tìm bắt thì nó biến đi mất lúc nào rồi. Rồi nó lại chui vào gầm giường từ bao giờ mà không ai hay. Bác tôi thương hại cho nó một bát cơm như nó không thèm ăn. Nghe người lớn nói chuyện thì biết con chó ở nhà nào cũng thế, có con vùi mình trong đống rơm chủ nhà rút rơm đun mới biết có con chó ở đó, có con trốn trong sàn ươm khoai tây. Mọi người cứ nghĩ chó bộ đội bị ốm. Lúc anh bộ đội dọn đi con chó vẫn nằm gầm giường. Khi các anh tập chung chuẩn bị lên xe. Con chó này mới ra sân tợp vài hụm nước trong chậu rửa bát, rồi chạy ra đường hoà vào các con chó khác tới bãi đỗ xe. Các con chó vây quanh các chiếc ô tô. Thế là phải cho các con chó đi cùng. Tuy đi rồi nhưng chúng còn gửi lại cho làng qua các chị chó ta một thế hệ cao lồng ngồng có sức uy hiếp lớn. Đầu năm 1972 khi về sơ tán lần 2 tôi vẫn còn gặp đơn vị bộ đội này đang ở làng.
Mỗi lần về làng nghỉ là đơn vị này thay quân trang quân dụng. Các đồ quân dụng cũ nhà nào trong làng cũng có. Quần áo cũ cho các chủ nhà. Các bác chủ nhà thích nhất cái xẻng hai tác dụng. Sau đến là xong quân dụng nhôm sơn xanh. Cái xong này thì thời chị Hatuyenha dùng nhiều. Cái nắp cuả nó còn có thể làm khay 4 ngăn. Trong đơn vị thỉnh thoảng cũng đi thu lại đồ trong dân. Nhưng mọi  người trong làng đều biết trước, cất các đồ mới lành đi, chỉ để đồ quân dụng cũ hỏng ra ngoài. Bọn trẻ con chúng tôi đứa nào cũng có một ít quân trang hỏng làm đồ chơi: Cái xanhtuyerong cũ, băng đạn hỏng, cái bao xe cũ, một bộ tai nghe, vài cái mặt nạ phòng độc loại có ống dẫn hơi sạch trông như vòi con voi…đủ loại.
Có lúc bọn trẻ trèo lên đống rơm, nơi có đường hữu tuyến đi qua, mắc tai nghe vào chỗ nối dây để nghe các tiếng nói léo nhéo bên trong.
Thăng Bò: tên thật là Trúc hơn lũ chúng tôi vài ba tuổi. Cái thằng đi học hai năm mới qua một lớp. Một lần cô giáo nó hỏi chúng tôi về đường vào nhà nó. Tôi dẫn cô giáo nó vào tận nhà nó gặp bố nó. Đang nói chuyện về tình hình học tập của con, bỗng bố nó mắt sáng lên hỏi cô giáo: “Thằng Trúc học lớp 4 rồi à. Cả nhà tưởng nó đang học lớp 3”. Sau nó lớn quá không học được với lũ trẻ con nữa nên bỏ học.
Một lần chúng tôi chùm mặt nạ phòng độc chơi ngoài ngõ trông như mấy con ma. Thằng Bò cầm que lừa vịt đi ngang qua. Từ trong mặt nạ tôi thấy nó quay lại túm cái đầu vòi dưỡng khí của tôi đặt vào đít nó. Chưa kịp hiểu gì tôi đã dính ngay một quả bom ngạt. Tinh khiết 100%. Bình thường khi có bạn nào thả bom ngạt (trung tiện) mà ta hít phải thì nó đã hoà loãng trong không khí rất nhiều rồi. Còn trong mặt nạ phòng độc thì các lá gió không chế chỉ cho khí đi một chiều. Nên ngột thở ngay hơi đầu tiên. Càng giằng mặt nạ ra nó càng dính chặt vào mặt. Đến khi cậy mặt nạ ra được thì đã hít trọn vẹn cả quả bom.

 


Logged

" Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng thuộc về tay kẻ khác;
Chẳng những gia quyến của ta bị đuổi mà vợ con các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi."
Hich Tướng Sỹ.
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #33 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2009, 09:53:25 pm »

Cái B.52 đêm rơi ở Phúc yên là rơi gần như chính đỉnh đầu tôi đấy!
Hồi đó tháng chạp, cứ cơm cơm tối xong là báo động, ngồi chực cạnh hầm. Mình thì thèm ngủ, không ra hầm. Nhưng đêm đấy thấy "ùng ùng", chán mãi, như mọi đêm trước, cứ trùm chăn ngủ kỹ. Đến khi thấy mọi ngưởi reo ầm lên mới tỉnh ngủ...Nhưng cứ nằm rốn vì đêm hanh trời lạnh. Nhưng mà ngoài trời sáng quá, sáng dần đến chói lọi...Sợ quá vội chạy ra đến cửa thì thấy một vầng sáng to như đống rơm gần như phủ chụp lấy đầu mình...Đấy là  nó rơi cách mình 2.5 km đấy! Phi công hai chú cháy cùng máy bay rơi...Sáng hôm sau đi xem.
Hồi đó bọn tôi đi nhặt vỏ tên lửa hợp kim nhôm, đốt lên, nó cháy đỏ. Sau đó tưới nước vào, lấy đòn gánh đập, nó nổ to như pháo, toé hoa cà hoa cải.
Bom B.52 rải thảm, ngồi trong hầm cách vệt bom khoảng 5 - 6 km mà hơi bom vẫn thấy phần phật dội về. Đêm lạnh, sợ, ba mẹ con run cầm cập...
Đêm hôm đó chính mắt tôi nhìn thấy tên lửa SAM từ lúc phóng lên , cắt tầng rồi lên cao tít....Nổ bùng ! Một vệt lửa nhỏ loang rộng rồi chìm luôn. Mọi người lại reo lên. Hôm sau mới biết là bắn nhầm máy bay tiêm kích của ta.
Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #34 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2009, 09:56:19 pm »

Hôm sau mới biết là bắn nhầm máy bay tiêm kích của ta.
--------------------------------
 Bác kể kỹ vụ này đi nào!

À, mai em sẽ chuyển các bài có hơi hướng "Có một thời như thế" về đúng chỗ đấy nhé! Grin
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
kinhtai-pk5
Thành viên

Bài viết: 3


« Trả lời #35 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2009, 12:20:48 pm »

Kính thưa các chú, các bác cựu chiến binh!
Cháu là một thanh niên sinh sau đẻ muộn, lúc cháu ra đời (1977) là lúc các chú các bác đã chuẩn bị bước vào cuộc chiến chống quân xâm lược phương Bắc và chiến dịch biên giới Tây Nam.
Một tuần trước đây, cháu tình cờ vào trang quân sử này, và cháu đã thức suốt 7 đêm (ngày ngủ) để theo dõi bước chân các chú, các bác. Cháu đã khóc một mình khi bác Thọ thẫn thờ chia tay tổ Tam Tam, khi bác Trung Sĩ 1 và các bác đã thực tả nỗi lòng của người lính chiến!
Cháu đã rất phẫn nộ khi đọc topic "Đối thoại với các thân phận" của nick Cua, ghẹ gì đó (chắc cũng chỉ trạc tuổi cháu, học được chút kiến thức tâm lý lý thuyết mà đã dám lên giọng với những bậc cha chú) và cháu cũng rất hả hê khi một bạn đại diện cho thế hệ 9X viết bài trả lời lại (lời lẽ của bạn này rất hùng hồn, xác đáng, rõ ràng, mạch lạc, chắc là dân chuyên văn của Amstecdam). Lúc ấy cháu rất muốn viết bài nhưng đành chịu vì topic ấy đã bị khóa, hôm nay cháu mới chen chân vào được, mừng ghê!
Đi một ngày đàng học một sàng khôn, cháu đi lên đây 7 ngày, những điều cháu học hỏi được không chỉ là 7 sàng mà là những 7 xe Ural của các bác hậu cần. Kiến thức ở đây đối với cháu là vô giá, là những tư liệu lịch sử đầy sức thuyết phục!
Ba cháu ngày xưa cũng là lính, nhưng không phải lính chiến. Ông phụ trách tài vụ của Ban kinh tài phân khu 5, chiến khu D, chiến trường Đông Nam Bộ (giai đoạn chống Mỹ). Do ông ít nói nên cháu cũng biết rất ít về cuộc đời hoạt động của ông ngày xưa, chỉ còn nhớ được 2 chuyện mà cháu nghe lỏm lúc ông nhậu cùng đồng đội cũ. Cho nên, có bác nào trên này hoạt động cùng chiến trường ba cháu xin vui lòng kể lại cho chúng cháu được biết! Cháu xin cảm ơn rất nhiều!
Ở đây hình như có vài chú là dân Bình Dương thì phải. Nếu các chú hiện còn sinh sống ở thị xã Thủ Dầu Một, chắc các chú sẽ thấy, vào những dịp lễ lớn trong năm, cụ thể là 30/4, 27/7, 2/9, có một chú chuyên chạy vòng quanh thị xã trên chiếc xe Suzuki cũ (sau này lên đời cub 50 - 78), trên xe trang hoàng cờ xí rực rỡ, có cờ nước, cờ Đảng, ảnh Bác, ảnh Lênin... Một mình một xe chạy suốt ngày, mới nhìn tưởng là người của Sở văn hóa - thông tin đi cổ động. Hai cây cau tầm phải gần 15m trước ngõ nhà chú cắm 2 lá cờ tít trên ngọn. Người dân chung quanh ai cũng lắc đầu: thằng cha khùng!
Nhưng có mấy ai biết, chú ấy bị tâm thần nhẹ là do bị bom bi, 1 viên bi đã đi vào đầu chú. Chú ấy cũng chính là người lính bảo vệ cho ba cháu ngày xưa. Bây giờ đồng đội cũ đã thăng quan tiến chức, mấy ai còn nhớ đến người lính tâm thần này! Tết nào chú ấy cũng chạy chiếc xe ấy vào nhà cháu, uống chúc Tết ba cháu vài ly, rồi tặng cháu 3 tấm ảnh Mác, Lênin, Bác Hồ với lời nhắn: "Học cao tới đâu cũng đừng quên hồi đó ba mày với tụi tao nghen mày!"
Thôi, cháu xin phép dừng tại đây, không viết được nữa, chỉ có một câu muốn nhắn với các bạn trẻ như cháu rằng: hãy học cách nghe, cách hiểu trước đã, rồi hãy phát biểu!
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Ba, 2009, 09:44:34 am gửi bởi kinhtai-qk5 » Logged
hoangdang_hm
Thành viên
*
Bài viết: 182


« Trả lời #36 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2009, 03:03:07 pm »

 Cheesy hay là các mod mở lại topic của bạn concuabaoto đi (chuyển nó sang mục khác cũng được ) để mọi người tiếp tục tranh luận Smiley. Vẫn còn nhiều người ấm ức và muốn tranh luận lắm. Căng thẳng 1 tí thôi mà Smiley.
Logged

Hãy trao cho nhau muôn ngàn yêu dấu.
Hãy trao cho nhau hạnh phúc lẫn thương đau
Trái tim cho ta nơi về nương náu.
Được quên rất nhiều ngày tháng tiêu điều!
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #37 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2009, 03:19:05 pm »

Bạn kinhtai-qk5,hoan nghênh bạn tham gia QSVN.  Chuyện của bạn   rất cảm động ,thế hệ 7x biết thương những người lính "tâm thần" do chiến tranh mà không chế nhạo họ là rất đáng quí đấy.
 Mình thay  mặt các tầng lớp CCB xin cám ơn bạn,mong bạn tham gia nhiệt tình nhé .
Logged
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #38 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2009, 03:37:35 pm »

Anh bạn trẻ nói làm mình phải coi lại mình.

Tâm thần? Ừ thì tâm thần, mà có câu thơ vầy (nghe nói xuất phát từ Nhà thương điên Biên Hòa, trước 75):
Ta điên mà điên trong cơn tỉnh
Người tỉnh mà tỉnh trong cơn điên.

Hóa ra là đây? Đôi khi nghĩ, đời có thêm nhiều người tâm thần vầy chắc đời bớt nhọc nhằn.
Logged
smilingmen
Thành viên
*
Bài viết: 363


« Trả lời #39 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2009, 04:40:56 pm »

Thời 1967-1969 bóng phòng không hay được buộc ở các làng xã dọc đường 1 để cản máy bay chiến thuật Mỹ bám đường này vào bắn phá khu kho 6 Văn Điển và cụm công nghiệp phía nam Hà Nội.

Bác nvlebinh ở Văn Hội thì gần chỗ quê ngoại nhà em bên Văn Xá. Từ Văn Xá sang chỗ bác có một trại tù thì phải?! Qua đường 1 sang phía bên kia là Duyên Thái, kế bên là nhà máy que hàn.

Hồi Mỹ bắn phá em có được sơ tán về khu B Văn Điển trên địa phận làng Quỳnh Đô bây giờ vì bà già phải vừa sản xuất vừa trực đội súng phòng không của nhà máy. Sau vụ phi công Mỹ bắn lủng tháp nước chính của nhà máy thì cụ vội cho em sơ tán về quê nội cho lành. Dọc đường sơ tán về quê ở Hà Nam thi thoảng máy bay Mỹ còn bay vọt qua đầu trên dọc đường 1.

Các bác cho em hỏi mấy quả bóng phòng không, với cả chiếu đèn lên thì tác dụng thế nào ạ? Chống máy bay bổ nhào, bay thấp vì sợ... va vào bóng, mới cả phi công... chói mắt ạ  Cheesy Em chưa bao giờ nghe về mấy vụ này cả
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM