Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:40:13 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Có một thời như thế (phần 3)  (Đọc 170306 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #320 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2010, 12:58:33 pm »

Chị Hà làm trạm trưởng A54 hồi nào vậy?
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #321 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2010, 03:56:09 pm »

 Mình chỉ làm mỗi trạm trưởng A 10 thôi.Còn các trạm khác của  E134 thì mình đã từng đến vì nhiều lí do khác nhau.Còn chuyện ở A54 là của chị Phan anh Toan bạn thân của mình.Mình rất nhớ Toan ,rất thương bạn ấy, Toan bị ung thư hạch đã mất năm 2005,mộ và bàn thờ hiện ở tận Mộc châu,nhà anh Hưng anh trai của Toan.Mỗi lần các cháu của Toan (hiện làm việc ở công ti mình )về Mộc châu mình đều nhờ các cháu làm mâm cơm cúng Toan  giúp  đồng đội 134 mình.
Logged
taxek9
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 335


« Trả lời #322 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2010, 09:11:36 pm »

Em tán thành với bác Kon. Thực chất truyện trạng Quỳnh đôi khi mang lại những hành xử tiêu cực. Em xin đơn cử chuyện vẽ con vật sau 1 tiếng trống, có thời chúng ta tự sướng khen lẫn nhau nhưng thực chất đây là tính cách gian dối, làm giả ăn thật. Trong toàn bộ các chuyện kể vè trạng Quỳnh, toát ra một tính cách khôn vặt, tủn mủn và tính tự phát, thiếu tính hệ thống. Đáng buồn thay lại có một thời ta đưa vào SGK để giảng dạy Wink
"...Món ngon nhớ lâu,đánh đau nhớ đời..."
 Bởi vậy nên Anh -Em mình chưa khá lên được vì...hơi tủn mủn là vậy "...Nam nhi đại trượng Phu " mà !
 Ngẫm cái sự đời nhiều lúc bất công,phàm rằng "nịnh" ai cũng thích nhưng nịnh quá thì người được "nịnh" cũng phải biết mắc cỡ chứ ?!
Logged
taxek9
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 335


« Trả lời #323 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2010, 06:43:08 pm »

Em tán thành với bác Kon. Thực chất truyện trạng Quỳnh đôi khi mang lại những hành xử tiêu cực. Em xin đơn cử chuyện vẽ con vật sau 1 tiếng trống, có thời chúng ta tự sướng khen lẫn nhau nhưng thực chất đây là tính cách gian dối, làm giả ăn thật. Trong toàn bộ các chuyện kể vè trạng Quỳnh, toát ra một tính cách khôn vặt, tủn mủn và tính tự phát, thiếu tính hệ thống. Đáng buồn thay lại có một thời ta đưa vào SGK để giảng dạy Wink
Bác pain nói thì cũng đúng nhưng truyện Trạng ngày xưa nó khác;vì mấy ông Chúa "đớp" toàn của ngon vật lạ,ức hiếp dân đen;ông bà ta có câu "...ăn trên ngồi chốc",Trạng thấy ghét nên đại diện cho tầng lớp nghèo mà "chiến đấu" với Chúa.
 Kể ra đã đưa vào SGK rồi thì cũng ảnh hưởng ít nhiều ví như vụ mấy cây cọc tiêu(báo có đăng) họ thay bằng cốt ...Tre;nhiều vụ "rút ruột" công trình, sai phạm thì cứ cấp trên đổ xuống cấp dưới chẳng hạn.
 Trong Sài Gòn tụi này ngồi nhậu thỉnh thoảng đọc mấy câu "vè" truyền miệng đại khái thế này :
 Bộ xuống thì Tỉnh mổ Trâu,
 Tỉnh lên Bộ hỏi đi đâu chú mày?
 Tỉnh xuống thì Huyện mổ Cầy
 Huyện lên Tỉnh bảo chú mày đó ha!
 Huyện xuống thì Xã mổ gà
 Xã lên huyện hỏi bỏ nhà đi đâu?
  hihì.
Logged
yenthanh
Thành viên
*
Bài viết: 207


Bị giang hồ trục xuất vĩnh viễn!


WWW
« Trả lời #324 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2010, 09:51:11 pm »



 Sao lại đơn vị trưởng mà không phải thủ trưởng đơn vị vậy các đàn anh?
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Bảy, 2010, 10:47:26 pm gửi bởi yenthanh » Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #325 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2010, 08:14:03 pm »

Mấy hôm nay đọc bài của các CCB thời KCCM,cứ nhớ quá cái thời xưa ấy.Hôm nay tự nhiên nhớ đến đôi dép cao su mà QD phát khi mới vào lính.Da mình dễ bắt nắng nên khi đi dép cao su hành quân,tập luyện ngoài nắng,mu bàn chân hằn vết hơi trắng là nơi có quai dép cao su.Ở tiểu đội lúc đó có các anh  học viên lớn tuổi hơn luôn có một cái để rút quai dép cao su mỗi lần tuột,có ngừoi làm bằng tre,có người làm bằng lá thép.Mỗi lần đang hành quân mà quai dép tụt thật khổ,lúc đó có cái đồ rút quai dép của các anh trong tiểu đội là may mắn lắm.Sau này mới được phát dày cao cổ của TQ hoặc dày không cổ như dày ba ta  bây giờ.Mình nhớ sau vài năm ,bọn mình mới được phát cái dép nhựa của TQ màu nâu,lúc này chị em được đi dép nhựa còn anh em là dép rọ.Ai gia đình có điều kiện thì mới có dép nhựa trắng.
Không biết có phải được chúc SN bạn Nhaiquaidep không mà tự nhiên kỷ niệm về dép thời lính lại ùa vè với mình.
Thời đó bọn mình được có dép nhựa là oách lắm rồi,nó nhẹ,lại không lo rút quai dép.Chứ dép cao su nặng lắm ,hành quân ngày nắng còn đỡ ,hành quân ngày mưa đường bùn trơn dính tụt quai dép là chuyện thường.Âu cũng là một  chuyện của một thời khó quên.
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #326 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2010, 10:15:07 am »

Ở tiểu đội lúc đó có các anh  học viên lớn tuổi hơn luôn có một cái để rút quai dép cao su mỗi lần tuột,có ngừoi làm bằng tre,có người làm bằng lá thép.Mỗi lần đang hành quân mà quai dép tụt thật khổ,lúc đó có cái đồ rút quai dép của các anh trong tiểu đội là may mắn lắm.Sau này mới được phát dày cao cổ của TQ hoặc dày không cổ như dày ba ta  bây giờ.Mình nhớ sau vài năm ,bọn mình mới được phát cái dép nhựa của TQ màu nâu,lúc này

       Lính ở chiến trường mất giày dép rất nhiều. Nhiều anh em chuyển sang đi giày của lính ngụy. Có khi giày ngụy chỉ cắt lấy đế, đục lỗ rồi luồn quai dép đúc vào. Kiểu dép này cực tốt. Đế giày của lính sơn cước, rất bám, phía trên là quai dép, rất thoáng.
Logged

hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #327 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2010, 08:32:27 am »

Đọc nhật ký viết lại của bạn Sauchinbaymot mình lại nhớ cái kỷ niệm gánh của các cô lính trẻ người Hà nội.
Gánh bằng đòn gánh và đôi quang,gánh lúa giúp dân,gánh nước về dùng,gánh phân tăng gia,gánh  rau tăng gia nộp cho bếp đại đội ...
Nhắc lại vẫn nhớ như in những lần đầu tập gánh,vai đau,cổ rụt lại,bước chân ậm ạch,nhìn vậy ai cũng vừa buồn cười vừa thương.Sau này quen hơn gánh dẻo dai lại còn nhún nhảy,đi như chạy về đích.
Logged
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #328 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2010, 09:37:21 pm »

[quote author=TichTuongNhuLe link=topic=4835.msg250341#msg250341
       Lính ở chiến trường mất giày dép rất nhiều. Nhiều anh em chuyển sang đi giày của lính ngụy. Có khi giày ngụy chỉ cắt lấy đế, đục lỗ rồi luồn quai dép đúc vào. Kiểu dép này cực tốt. Đế giày của lính sơn cước, rất bám, phía trên là quai dép, rất thoáng.
[/quote]:Nghe bác kể mà em phát thèm lại nhớ lại đôi dép cao su màu nâu mà trước đây em được phát ,kiểu cách thì i chang dép tq nhưng ta làm ,chất lượng thì kém lắm .Có lần đi hành quân trời mưa đất bết mang vác nặng lại leo dốc thế là nó bay cả một bên quai luôn,ngã dập cả mặt ,sau này về đành bòn tiền mua đôi gòng (dép trắng tiền phong quai hậu)đi vừa nhẹ vừa tốt ,chả phải lo ngay ngáy vì trượt ngã nữa.
Logged
Hungnt_E1F2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1072


« Trả lời #329 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2010, 09:40:09 pm »

[quote author=TichTuongNhuLe link=topic=4835.msg250341#msg250341
       Lính ở chiến trường mất giày dép rất nhiều. Nhiều anh em chuyển sang đi giày của lính ngụy. Có khi giày ngụy chỉ cắt lấy đế, đục lỗ rồi luồn quai dép đúc vào. Kiểu dép này cực tốt. Đế giày của lính sơn cước, rất bám, phía trên là quai dép, rất thoáng.
:Nghe bác kể mà em phát thèm lại nhớ lại đôi dép cao su màu nâu mà trước đây em được phát ,kiểu cách thì i chang dép tq nhưng ta làm ,chất lượng thì kém lắm .Có lần đi hành quân trời mưa đất bết mang vác nặng lại leo dốc thế là nó bay cả một bên quai luôn,ngã dập cả mặt ,sau này về đành bòn tiền mua đôi gòng (dép trắng tiền phong quai hậu)đi vừa nhẹ vừa tốt ,chả phải lo ngay ngáy vì trượt ngã nữa.
[/quote]
Hồi năm 1978, bọn tôi cũng được cấp phát đôi dép này, lính gọi là dép đúc QK7, rất hay tụt quai, đứt quai...
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM