Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:10:23 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Có một thời như thế (phần 3)  (Đọc 170281 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #260 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2009, 10:09:54 pm »

 Duyên nợ mình do cái số cã chị Hà ơi ! Lúc còn đi học em là thằng nhát gái nhất cho đến khi đi bộ đội , lại trốn gia đình đi . Ngày nhập ngủ ai cũng có người đưa tiển chỉ có em là lùi lũi một mình . Ngày chủ nhật lúc ở quân trường , người nào cũng có người yêu đến thăm , còn em thui thủi một mình bèn trốn qua thảo cầm viên chơi , làm quen với mấy con voi trong chuồng , nhưng bộ đội cũng chẳng có tiền bạc bao nhiêu , em mượn mấy khúc mía của chị bán mía để du khách đến mua cho voi ăn và voi diễn trò cho xem , em mượn khúc mía dụ cho voi nó gật đầu chào , sau đó em trả khúc miá lại . Vài lần voi biết , thấy em đến gần là voi ghét , nó thò vòi xuống cống rút nước phun vào làm em ướt hết , mà nước nó thối không chịu nổi . Như vậy em vô duyên đến nổi làm bạn với voi , voi còn ghét . Sau nầy mẹ em biết em không còn học nữa mà đi bộ đội , mẹ em cố gắng lên đơn vị thăm thì lúc đó em đã sang K rồi . Khi về không biết nghỉ sao bả lại đi hỏi vợ cho em , hỏi một cô đang học Trung cấp Y , hai người không biết mặt nhau , nhưng gia đình hai bên thì quen nhau nên đồng ý . Cô ấy viết thư cho em trước và hẹn chờ đợi cho đến ngày về . Từ đó thư từ cứ qua lại , em cũng không hy vọng gì mấy , nhưng mà may thật cô ấy đợi đến khi em về , trông cũng xinh ra phết , thế rồi hai gia đình bắt em làm đám cưới , cưới xong mới cho em học tiếp đại học , có lẽ sợ em đi nữa . Bây giờ con em đã lớn , cô con gái lớn đang học Y khoa năm thứ tư , còn hai năm nữa mới ra trường , đứa con trai năm nay lớp 12 . Bây giờ bả xã em bả công thần và gấu giữ lắm chị Hà ơi , em chỉ có nước em nhịn cho nó xong mọi chuyện .
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #261 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2009, 10:33:47 pm »

 Bây giờ bả xã em bả công thần và gấu dữ lắm chị Hà ơi , em chỉ có nước nhịn cho nó xong mọi chuyện .
Bác Hai Ruộng nói chơi hay nói thiệt vậy? Nếu thiệt thì cái vụ này coi bộ quen lắm đó nhe, trong quân sử mình có nhiều người đồng cảnh ngộ lắm đó, phải không bác quyenkh? Haha.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #262 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2009, 09:31:58 am »

   Không phải mình không tin vào duyên số,các bạn quê ở miền Bắc lúc đó chắc chẳng ai nghi ngờ gì điều mình nói ,còn các bạn  Hairuông@ và  Tranlam99@ chắc sinh ra và lớn lên ở miền Nam nên chắc chưa nghe nói thời đánh Mỹ các thôn làng miền Bắc làm gì còn đàn ông,con trai, lên đường vào Nam hết các bạn ạ,cùng lắm thì còn các cụ già,và một vài người tàn tật.Bọn mình hành quân đến đâu,cũng toàn chị em:Bí thư ,chủ tịch xã,công an xã,du kích xã,cày bừa,cấy hái...gi gỉ gì gi ...cái gì chị em cũng làm cả.Vì đặc thù của trạm TT ,trong rừng sâu,xóm làng đàn ông con trai đã không có ,nội bộ trạm vài chục người chị em là nhiều ,có một số nam chiến sỹ  thì họ cũng yêu những cô lính xinh xinh một chút ,mà trạm trưởng thì cao không có,thấp không thông,vậy đó làm gì có cơ mà duyên với số.Chuyện mẹ hỏi vợ cho con vắng mặt thì chỉ có với  con trai thôi,con gái thì  làm gì có các bạn ơi.Nỗi khổ của chị em chúng tôi còn kéo đai mãi đến sau này ,sau hòa bình đến mười mấy năm sau cơ bạn ạ.Năm 1992 mình nghỉ hưu rồi ,lên đường đi biên  giới 
Trung Việt tìm đường cứu nhà,dọc đường 200 km từ Đồng đăng về  Hànội  toàn chị em làm đường,xây dưng,đi buôn  .Ỏ TQ vì nam nhiều nữ ít nên nữ được chiều lắm,trên đường các bạn TQ (các nhà buôn) ngạc nhiên lắm vì điều này.Mình phải thường xuyên giải thích :"Đất nước tao chiến tranh liên miên 40 năm,đánh Pháp,đánh Mỹ,Đánh TQ,đánh  Căm pu chia,đàn ông chết hết làm gì còn,toàn phụ nữ thôi, chúng mày thấy dân tộc tao mong Hòa Bình biết chừng nào ?Có lẽ đân tộc chúng tao yêu,mong Hòa bình nhất thế giới này đấy" Bọn hắn đều gật đầu và nói chúng tao là dân cũng chả thích đánh nhau đâu toàn việc các ông lãnh đạo thôi.Chị em quê vùng kinh Bắc đảm đang và vất vả vô cùng,may thì lấy được anh thương binh,chứ những chị em chung thủy chờ đợi nếu ngừoi yêu lành lặn trở về thì bị chê già,xấu và các anh đi tìm các cô trẻ hơn .Tiện thể mình kể chuyện một ngày của một chị vợ thương binh vùng kinh Bắc cho bạn nghe nhé:
  3giờ sáng:dậy theo xe lên biên giới nhận đạp xe 100 km,hoặc cửu vạn mang về bia Vạn lực hoặcmột số vải tấm..kiếm tiền.Ngày ít thì vài chục ngàn,nhiều  thì vài trăm.
  3 đến 4 giờ chiều  trả hàng xong nhận tiền lo đi chợ mua thức ăn cho cả nhà.
  4 đến 5 giờ về đến nhà,dọn dẹp nhà cửa,nấu cơm cho chồng và bố mẹ chồng ăn(mình và các con chưa được ăn).
   Sau đó dọn rửa bát đĩa,tắm giặt cho các con, cùng con ăn cơm khoảng 11 giờ  mới tắm rửa xong bắt đầu được đi nghỉ. 3 giờ sáng lại tiếp tục vòng quay như vậy.Ngày này sang ngày khác,làm gì còn chăm sóc được sắc đẹp,mà vẫn may là có chồng và có được một gia đình để làm chức phận của người vợ người mẹ ,thiên bẩm của đàn bà.
Logged
tranlam99
Thành viên
*
Bài viết: 182


« Trả lời #263 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2009, 10:55:12 am »

Bà chị à, các chị trưởng trạm đó trước khi lên trưởng trạm cũng đi từ chiến sỹ đi lên mà. Ngay như chị Hà - lên trưởng trạm từ sỹ quan tốt nghiệp ĐHKTQS (cũng rất hiếm chỉ có 6 người) mà cũng có đối tượng từ lâu (hoặc ông xã vì em cũng không rõ chị làm trưởng trạm trước hay sau khi lập gia đình) còn các anh quan tâm để ý thì chắc chị Hà đã có ngay từ học kỳ 1 năm thứ 1 rồi,  cả nhóm các chị 6 người thì ai cũng yên bề gia thất cả.

Điều đó có thể là các chi trưởng trạm kia từng bỏ qua khá nhiều cơ hội chăng ? hoặc các chị đó có thể có một vài điểm hạn chế nào đó ? liệu để phấn đấu lên được chức chỉ huy các chị đó có phải hy sinh gì không ?. Ví dụ như chị tổ trưởng dân phố chỗ chị Hà bây giờ chấp nhận không phấn đấu tiếp (ra quân cùng chưa vào Đảng) để lập gia đình giờ cũng có tới 5 cháu, hộ khẩu Hà nội với bác chồng đại tá - cũng là quá mãn nguyện. Theo em thì các chị này có thể có nhiều cơ hội hơn nhiều chị em ở nhà hay chị em thanh niên xung phong (chị em ở cả đơn vị toàn nữ trong rừng, di chuyển thường xuyên, chiến trận thường xuyên) .
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười, 2009, 11:33:22 am gửi bởi tranlam99 » Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #264 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2009, 03:03:36 pm »

 Bạn Tranlam99@ thân mến khi ở trường thì không được yêu rồi ,cái này mình đã kể nhiều,khi ra trường có bằng Kỹ sư lại được phong Thiếu úy thì được giao ngay chức trạm trưởng bạn ạ.Còn các chị tram trưởng của các tram TT cũng vậy,lúc đó khan cán bộ kỹ thuật lắm,học xong là nhận nhiệm vụ ngay.   Còn nếu như bọn mình 6 đứa tuy cũng có người không phải xinh gái lắm nhưng đều lấy được chồng hết,lâu mau  thôi,6 đứa con gái giữa hàng trăm,hàng ngàn các chàng trai mà.Còn cái trường trung cấp kỹ thuật cũng nhiều con gái hơn các chàng trai nhưng hồi đó cũng không cho yêu để ra trường còn cống hiến chứ.Tất nhiên xinh đẹp thì được các anh để ý hơn thậm chí có chị được người yêu gửi bạn để đi vào nam chiến đấu,anh bạn ở nhà yêu luôn để giữ cho chắc .Nhưng phần nhiều các chị bình thường ở tuổi thanh nữ,học tập 3 năm (có trình độ trước khi vào lính) về làm trạm trưởng 3 đến 4 năm nữa nơi khắc khổ thì chỉ cần 27,28 tuổi đã  đứng mã lắm rồi,lại khó tính nữa. Gần chục người là những chị mình biết ,còn ở các nơi nữa mình không biết hết đâu.Chế độ với các chị ấy,là cả một vấn  đề mà trong một lần Đại hội Đảng của binh chủng TT mình đã phải bảo vệ cho các chị ấy.
Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #265 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2009, 08:46:57 pm »

 Bọn em ra đời sau chị Hà gần một chục năm , vậy mà thời bọn em vẫn còn khẩu hiệu 3 KHOAN , thời anh chị còn nhiều thiệt thòi hơn nữa , tất cã cũng vì độc lập tự do cho đất nước . Ở chiến trường người lính khổ một , ở hậu phương , người mẹ , người vợ còn chịu đựng đau khổ hơn người lính rất nhiều lần . Khi em ra mặt trận , không biết linh cảm thế nào mà mẹ em chỉ có một gô cơm ém chặt , với một ít muối , kèm theo mấy cái bánh dừa ăn cầm hơi khi đi đường vậy mà mẹ em lên tận Thành Phố để thăm em , khi lên thì đơn vị em đã lên đường được hai ngày . Suốt thời gian em ở K dù mẹ em không viết cho em một lá thư nào , nhưng em biết mẹ em rất lo cho em . Lúc em trở về nhà , khi mở cửa ra nhìn thấy em mang ba lô đứng sừng sửng trước cửa , mẹ chỉ gọi được tên con rồi ngất lịm . Về sau em nghe hàng xóm kễ lại , lúc nào mẹ cũng lo lắng và nhớ con , có lúc lâu quá , không nhận được thư con mẹ gần như người mất trí , thấy bộ đội nào hành quân ngang nhà cũng xem coi có phải con mình không . Có lúc mẹ em với bà hàng xóm cũng có con trai đánh trận ở Kam pu chia , hai bà rủ nhau ra biên giới tìm , đến các đơn vị đóng quân ở biên giới , nhìn vào doanh trại , trông thấy bộ đội nào giông giống con mình là bà tới xem mặt cho bằng được , coi có phải con mình hay không ?
  Bây giờ mình có con , bỏ ra bao công lao khó nhọc để nuôi con khôn lớn , mới thấy được sự hy sinh vô cùng vô tận của những bà mẹ hiến dâng những đứa con của mình cho đất nước . Người phụ nữ Việt Nam thật là vĩ đại phải không chị . "Bởi thế cho nên ...mình có nể vợ một chút cũng đâu sau phải không chị " Ha -ha !
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Mười, 2009, 10:39:23 pm gửi bởi Hai Ruộng » Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #266 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2009, 11:28:47 am »

Chiều 1-5-1975 rất nhiều bà mẹ có con trai đã bật khóc  khi nghe tin giải phóng,điều đầu tiên là các bà mẹ nghĩ đến con trai mình không còn phải ra trận nữa.Có biết đâu chỉ vài năm sau chiến tranh biên giới Tây nam,và biên giới phía Băc nổ ra,các chàng trai cô gái lại phải ra trận...sau hơn 40 năm nước mình mới ngớt  tiếng súng,máu bớt đổ, giọt nước mắt của các bà mẹ bớt đổ vì mất con.Không ai hiểu nỗi lòng người mẹ bằng các CCB đâu các bạn nhỉ ,hình ảnh mẹ lo lắng thương nhớ con chỉ có lính mới hiểu.
Mình ngừng để tập luyện,chiều tiếp nhé.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #267 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2009, 03:16:05 pm »

Các tổ  bảo vệ đường dây,của e 134 ngày ấy cũng thật hay.Một tổ như vậy,toàn lính nam,có một nhà nhỏ bên đường chung quanh có vườn.Đất rừng hồi đó mà,thế là ngoài nhiệm vụ bảo vệ đường dây trần,các anh
cũng xây dựng cái" tổ ấm"của mình như một gia đình,chăn nuôi,trồng rau,ngô,sắn.Làm dàn mướp bí bầu,có nơi có dàn hoa Thiên lý.Khi làm việc tại CQKT của bộ TLTTLL,hàng năm đi công tác có qua những tổ bảo vệ đường dây ở giữa rừng núi,có nghỉ lại đấy một đêm.Chó nhiều vô cùng ,xông ra khi thấy mình là người lạ,
anh tổ trưởng nói với mình:chị thông cảm bọn em ở đây toàn nam,vệ sinh mời chị lên núi.Khổ hết chỗ nói cho mình,đi đâu chó cứ đi theo mà có phải một con đâu,quan công cũng không xong,cả đoàn cũng chỉ có mình là nữ.Một tổ dây thật đàng hoàng,có một phòng vừa làm phòng họp vừa làm phòng hội trường,có cái đài để trạm nghe tin tức,bếp nằm vuông góc,có một giàn gì đó trước mặt,một phòng ngủ của anh em,đệm rơm khá dày.Đằng sau nhà là núi có một triền đồi trồng sắn,một vạt trồng ngô.Mé sân có cái giếng nước trong lắm,cách một đoạn là vài luống rau cải,tổ dây còn có một chuồng hai con lợn. Thật đúng là một gia đình.Nhưng buồn lắm ,xung quanh không có dân phải đi hàng chục cây mới có dân bản.Hàng ngày cũng phân công nhau đi  kiểm tra đường dây,mà cây trên rừng mọc nhanh lắm lơ là một cái là mọc  chùm qua đường dây luôn ,nhện rừng làm mạng cũng vậy nhanh lắm.Ỏ trạm tải ba cũng có máy đo dây,chất lương,máy rào rú kém chất lương,là báo ngay cho các tổ dây,tất cả đều phải lên đường,có người đo chính 
xác thì chỉ báo cho tổ dây vùng đó thôi anh em đỡ khổ.
  Hồi đó mật danh của các tổ hướng  bắc nam được đặt tên là  BN1,BN2...
                                        Hướng đông tây  được đặt tên là  DT1,DT2...
                                         Hướng tây đông được đặt tên là   TD1,TD2...
 Lấy Hà nội làm gốc.Tuy vậy vẫn còn các hứong vu hồi mỗi tổ có một tên.
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #268 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2009, 03:25:40 pm »

 Nhận được thư của em viết về từ chiến trường K trong đó em có nói sơ qua về trận đánh 26.9.1978 , mẹ em đọc xong thư lăn đùng ra giữa nhà giẫy lên đành đạch miệng kêu trời vừa hay bố em đi làm về bị bà túm ngay lấy nói ông giết con tôi rồi , làm cách nào cứu nó đi . Chịu , chỉ có trời mới biết nó đang ở đâu sống chết ra sao ? 3 tháng sau giấy báo tử bọn bạn cùng đơn vị về rất nhiều , quanh phố gần như tuần nào cũng có tin buồn , các cụ càng lo . Sát Tết ta 78 các cụ nhận được thư chúc Tết của cụ Võ Nguyên Giáp mừng quá con mình vẫn sống , 3 năm sau em về chơi có người hỏi chuyện chiến trường em bảo bình thường , ông già ngồi bên nghe giật mình thon thót , chẳng hiểu thằng con mình bây giờ thế nào , chết nhiều như vậy mà nó dám bảo bình thường .
 3 năm đó nó rèn luyện cho con người em chai sạn chuyện trận mạc chẳng còn biết sợ là gì nữa , đạn nổ toang toác chiu chíu trên đầu vẫn thẳng lưng lững thững đi vì em biết đạn ăn cao cách đỉnh đầu mình cả  mét , còn xa tim lắm .
 Như bác Hai Ruộng mẹ lo như vậy , em cũng thế trên chiến trường đánh nhau như cơm bữa , chạy lông nhông lăn hết góc này qua góc kia vậy mà có sao đâu ? Hì ..hì .
 Đánh nhau mà chết nó cũng có số cả đấy các bác ạ .
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #269 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2009, 05:08:35 pm »

Không  biết có bà mẹ nào không thưong con xé lòng không nhỉ khi con trai con gái mình ra trận,niềm tự hào không vượt lên trên tình yêu con cua  người mẹ,người cha được,mình nghĩ vậy.Mình hiện là mẹ của hai cô  con gái và ba đứa cháu  ngoại.Mình vui khi  con cháu vui,mình buồn khi chúng buồn,sót xa khi chúng gặp điều không may.Hiện mình cầu mong không có ,không bao giờ có chiến tranh nữa để con cháu mình được sống yên bình. Các bà mẹ mất con đã đau lắm rồi lại còn mất nhiều con hoặc không tìm  được hài cốt của con thì đau sót biết nhường nào? Từng khúc ,từng khúc ruột bị đứt mất,chắc thế không chịu thấu đâu.
Các cựu trong trang ta đã kể rất nhiều về tiếng khóc xé lòng của mẹ.Mỗi mẹ một cách thể hiện các bạn ơi.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM