Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 10:52:46 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Có một thời như thế (phần 3)  (Đọc 170630 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #230 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2009, 11:48:12 am »

Hôm nay cứ bâng khuâng,tự nhiên nhớ đến những ngày ở lính.
Vì là trạm trưởng một trạm thông tin hữu tuyến điện,nên công việc cần quan tâm về kỹ thuật là  máy ghép kênh VBO-12 và VBO-3,hàng tháng phải phối hợp với trạm bạn đo các chỉ tiêu kỹ thuật của máy định kỳ ghi lý lịch máy.Khi máy có sự cố cần khẩn trương chuyển máy  hoặc chuyển các hộp máy nối thông liên lạc.
Mỗi đêm đo máy vào lúc 11 giờ đêm đến khi xong thì thôi,các hộp hỏng không đạt chỉ tiêu rút ra ca trực sáng của cán bộ kỹ thuật trung cấp sửa chữa,công việc đều đặn như vậy,âm thầm lặng lẽ của các chiến sĩ KTTT.
Trong trạm có một bộ phận thứ hai là cái tổng đài 100 số nhân công,người trực tổng đài phải là người nhẹ nhàng kiên nhẫn,mềm tính.Làm  dâu trăm họ mà ,các thủ trưởng nhiều khi oách lắm thích thể hiện mình là biết quát lính. Có một lần sau 12 ngày đêm đánh B52 năm 1972,thủ trưởng Phùng thế Tài lúc đó là TTM phó thì phải,gọi điện xuốn quát um xùm,cô nhân viên tổng đài sợ quá nối liên lạc  cho trực ban E.Một lúc lại thấy trực ban gọi d/c Hatuyênha@ gặp máy thì ra cụ Tài quát kinh quá trực  ban lại đá quả bóng nghe quát cho trạm trưởng tram TT .Mình thuộc loại gan lì,sau khi nhẹ nhàng đề nghị thủ trưởng cho câu hỏi thì mình khúc triết,báo cáo thủ trưởng tình hình,lý do,cách xử lý để phục  vụ việc đảm bảo TTLL.Chắc thì thủ trưởng nghe có lý của một cô sĩ quan kỹ sư trẻ,lại mạnh dạn không  khiếp thủ trưởng nên thủ trưởng lặng
xuống rồi đồng ý.
 Bộ phận quan trọng thứ ba tại trạm máy là bộ phận nguồn điện, tủ phối điên đặt trên phòng máy cùng với phòng đặt máy tải ba,nhưng máy phát điên  thì đặt xa trạm vì máy khi nổ phát điện thì tiếng ồn  lắm,trạm mình có hai tổ máy 25 kw.Thời đó hay mất điện mạng lắm nên phải chạy máy nổ để bảo đảm thông tin 24/24.Hàng tuần phải định kỳ bảo dưỡng máy,dầu mỡ lem nhem nhưng các cô gái của trạm vẫn tích cực bảo dưỡng đúng định kỳ.Bộ phận nguồn còn quản lý trạm ắc qui nữa để khi mất điện các máy dùng ngay ắc qui  khi máy nổ chưa kịp cấp điện.Qui trình nạp ắc qui,rồi rửa bản cực,thay   xút,thêm nước...đều là những công việc phải làm thường xuyên và độc hại. Những đều là những công việc âm thầm lặng lẽ.
 Bộ phận cuối cùng là tổ bảo vệ đường dây,bộ phận này chủ yếu là nam không có nữ,đường dây trần lúc đó
để phục vụ truyền máy tải ba của trạm TT mình là có 4 hướng:
Hướng 41 là hướng đi Hải Phòng phục vụ QK3 và BTL Hải quân,đầu cáp vượt sông Hồng.
 Hướng 42,49 là hướng đi Sơn Tây .
Hướng  53,59,48,54 ,56 ...là hướng đi phía  Bắc,tây bắc đông bắc.
 Hướng 52là hướng chính đi phía Nam,vào đến tận các trạm xuyên chiều dài của cuộc chiến.
 Để đảm bảo  chất lượng đừong dây cho máy Tải ba làm việc,đường dây phải có độ cách điện tốt,mạng nhện hoặc cành cây chùm lên đường dây là độ cách điện giảm hẳn,nhiệm vụ của tổ bảo vệ đường dây hết sức vất vả,nếu đừong dây vượt qua rừng núi,sông hồ.Đây là một công việc hết sức tự giác,xa lãnh đạo,xa dân,xa tập thể và quá ư là âm thầm lặng lẽ nhưng ảnh hưởng cực  kỳ quan trọng.
Mình giới thiệu sơ bộ vậy thì cũng hơi mệt rồi,mình tạm ngừng các dòng hồi ức.
Logged
MUCTAU
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 534


« Trả lời #231 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2009, 04:42:31 am »

Luc nào khỏe chị nói rõ về cái trạm tải ba nhé. Em khiếp mấy chị trên trạm lắm Cheesy
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #232 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2009, 09:23:44 am »

 Mưctàu@ ơi ,sao em lại khiếp các cô gái thông tin thế ? Đã dính đòn lần nào chưa ? Hì ...hì...hì...
Bây giờ chị sẽ kể chuyện trạm của chị sau đó đến các tram trong đại đội 8 của  chị rồi đến các tram trong trung đoàn 134 của chị.

   Vị trí trạm nằm tại một góc của trung đoàn bộ,hiện nay là trên phố Trần duy Hưng thì phải.Hiện nay doanh trại của một đơn vị thông tin khác rồi.
   Các trạm cơ vụ tải ba đều có cấu trúc như trạm mình,nằm rải rác trên khắp miền bắc,chỉ có khác nhau về qui mô. Các trạm này thời đó đều do TQ viện trợ nên gần giống nhau,trước thì dùng máy tải ba   3ZD củaTrung quốc hệ điện tử,sau này được thay toàn bộ máy VBO hệ bán dẫn của Hung viện trợ.Tổng đài cũng dùng của Trung quốc sau này có thay một số bằng tổng đài  P198 của  Liên xô cũ,Hệ thống máy nổ cũng vậy,khi thiết kế  xây dựng đều là của TQ sau này hư hỏng mới được thay thế bằng các loại  máy của nước khác chỉ có ắc qui thì không thay đươc,hỏng là bỏ dần.
    Như mình đã kể,trạm có 4 bộ phận kỹ thuật như vây,là trạm trưởng mình phải biết và nắm chắc các bộ phận. Nghe Muctau@ nói khiếp các chị em TT mình hơi lạ,vì mình biết anhThụ râu trưởng ban Quân  lực của E 134 có chủ trương tuyển lính nữ,chỉ tuyển các cô gái sạch nước cản,là loại xinh xinh một chút.Xấu không tuyển vì vào lính rồi khó lấy chồng tội nghiệp nó.Nên lính TT nói chung và  e 134 nói riêng các cô gái lính TT đều là các cô gái xinh xẻo của các vùng miền.
    Lính tải ba sơ cấp thì phải biết trực máy,biết điều chỉnh máy nối thông liên lạc,khi sự cố phải nhanh chóng phát hiện tại máy hay tại đường dây.Lính TT hữu tuyến là hợp đồng tác chiến,phải tự biết bảo đảm tốt phần khí tài mà mình quản lý.Cũng dễ tranh công đổ lỗi nhưng thời đó ai cũng làm hết mình với mục đích giải phóng miền Nam,đánh thắng giặc Mỹ xâm lược nên ai cũng quăn quắn  làm hết sức mình để nối thông liên lạc ai làm  không tốt máy móc chỉ ra ngay ...xấu hổ.Chị em xấu hổ với anh em,anh em xấu hổ với chị em. Chả biết có phải mình bao biện không nhưng thời đó mọi người đều vậy cả,hết sức đáng yêu và đáng khâm phục.Với hội Tải ba mình nhớ hơn cả là chị em Trung cấp kỹ thuật ,đều được đào tạo từ trường Trung cấp Kỹ thuật của BTLTT.Các chị Cửu,chị Thư,chi Tiến,chi Tuyến,chị Dĩnh,chị Quế Ninh,chị Phái...(riêng chị Phái chuyển ngành sang hội Phụ nữ sau này là đảng ủy viên quận ủy Ba đình)   đều rất xinh đẹp lại nhanh nhẹn thông minh và hiền lành.Các chị làm công việc này cho tới khi về hưu,già rồi mình vẫn thấy các chị  rất  đẹp.
  Bây giờ mình vẫn nhớ rất rõ hình ảnh tất tưởi của các chị mỗi lần mất liên lạc,chị thì ra đầu cáp kiểm tra hai phía,người thì lấy máy đo khẩn trương kiểm tra chất lượng máy tải ba,mà máy cao lắm cao tới 2m3 thì phải,các chị phải kê bàn kê ghế đứng lên để đo kiểm tra.Không ai làm ngơ,không ai trốn việc,ai cũng muốn đóng góp được chút gì đấy vì đồng bào miền khói lửa,ai cũng muốn đỡ được chút nào xương máu của đồng đội mình đỡ đổ tại chiến trường.Mình học họ nhiều lắm,thấy trân trọng các chị rất nhiều,họ đều cùng trang lứa với mình.Toàn đàn bà với nhau mà không bao giờ cãi nhau mới hay chứ,giúp nhau đỡ nhau như anh chị  em ruột,chẳng ai tham lam ai cũng nhường nhịn,nhận khó về mình.Luôn có tiếng cười,mọi lúc.
Logged
hoangdang_hm
Thành viên
*
Bài viết: 182


« Trả lời #233 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2009, 09:46:25 am »

 Cô Hà hồi đấy làm với mấy cái máy tải ba và đài đo thử của Hungari phải không cô? Hồi cháu mới đi làm, nó là nỗi ám ảnh mỗi lần trực đêm của cháu đấy ( bọn cháu trong trường không được học về nó nữa rồi ). Khổ nhất là tất cả các ký tự trên máy ,của cả mấy cái máy đo là và tài liệu kỹ thuật là tiếng Hung, có cái tiếng Trung nữa. Mỗi lần xử lý trở ngại với nó là cháu muốn khóc Cheesy
Logged

Hãy trao cho nhau muôn ngàn yêu dấu.
Hãy trao cho nhau hạnh phúc lẫn thương đau
Trái tim cho ta nơi về nương náu.
Được quên rất nhiều ngày tháng tiêu điều!
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #234 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2009, 10:20:10 am »

Thế hóa ra bạn Hoangdang-hm@ cùng ngành với mình à ? quân đội hay bưu điện ?Mãi mới tìm được người cùng ngành trên trang ta.
Bây giờ mình không nhớ rõ các ký tự là tiếng nước nào nữa,gần 40 năm rồi còn gì,bọn mình thuộc hết các điểm đo vì ở DHQS bọn mình được học còn ra trường thì các bạn TCKT còn được học kỹ nên việc làm của bọn mình là từ lúc nào nó thấm vào bọn mình còn cái  xe đo của Hung thì BTL có lớp tập huấn do những người đi học ở Hung ga ri về giảng dạy.
Logged
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #235 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2009, 10:55:48 am »

Năm 82 chúng tôi cũng có thời gian làm việc với máy thông tin viba của Hung, DM-8000. Cái này của ngành điện lực mua về, chuyên gia Hung sang lắp đặt không thành công. Để lâu năm, không ai làm gì, phải nhờ đến "công lính".
Bọn tôi vào việc thì các bóng bán dẫn đã rụng hết xuống, vì tẩy hóa chất hàn không sạch, sang mình hút ẩm vào rỉ ăn đứt hết cách đáy khoảng 1mm. Nhặt lên hàn lại theo sơ đồ.
Nhưng cái tệ nhất là các IC Nga lắp trong đó cứ chạy là hỏng. Chúng tôi thống kê biết bệnh rồi, ra chợ Giời mua đồ tương đương thay vào. Các khối khác đều phải khôi phục. Sau mấy tháng thông 8 kênh từ HN sang trạm biến thế Đông Anh, giải quyết khó khăn lớn cho điều độ hệ thống điện đi phía Bắc và Đông Bắc. Có lúc tiếc việc từ trên chảo anten mấy chục mét trèo xuống, quá bữa mà kiến đã vào hết mấy hăng-gô cơm anh em mang theo.
Thời bộ đội làm kinh tế trước "đổi mới" mà.
Logged
hoangdang_hm
Thành viên
*
Bài viết: 182


« Trả lời #236 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2009, 11:42:15 am »

 Lúc thi ĐH cháu muốn vào quân đội nối nghiệp nhà mà bố cháu không cho cô ạ  Smiley . Đến tận bây giờ ở nhà thỉnh thoảng ngồi nói chuyện cháu lại trách bố cháu.
 Cháu lúc trước có một thời gian làm bên ngành thông tin tín hiệu đường sắt, hồi cháu mới vào chưa có cáp quang, toàn dùng tải ba thôi ( nghe nói là của bên quân đội đẩy sang  Grin ). Nhưng mà cháu sợ tải ba lắm, cái chính là bị hạn chế về ngôn ngữ. Các chú các bác làm trước cháu cũng như cô vậy, thuộc từng điểm đo một, thấy ngăn nào hỏng là lụi cụi lôi ra hàn với thay linh kiện. Bây giờ thì cáp quang và vi ba số thay thế hết rồi , máy nó nhỏ gọn lắm chứ không cồng kềnh như máy tải ba hồi cô dùng đâu ( phụ nữ học ngành đó là cháu hơi nể, tại vì nó khô và dễ ngán lắm, ) .
 Bây giờ tải ba vẫn còn được sử dụng đấy cô ạ nhưng trong 2 ngành thôi, một là Đường sắt (dự phòng - cáp đồng chôn hoặc treo ), hai là bên Điện Lực ( dùng cho điều hành- trên đường cao thế ).
Logged

Hãy trao cho nhau muôn ngàn yêu dấu.
Hãy trao cho nhau hạnh phúc lẫn thương đau
Trái tim cho ta nơi về nương náu.
Được quên rất nhiều ngày tháng tiêu điều!
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #237 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2009, 04:11:53 pm »

Thế ra  Vi tinh@ cũng đã tiếp xúc với  máy thông tin vi ba rồi nhỉ,máy móc linh kiện thời xưa nó vậy,to đùng,mà chân thì hay bị ô xy hoá,hay gãy,hàn không tiếp xúc,không như bây giờ  linh kiện bé tí phải có máy hàn chuyên dụng mới hàn được.Bạn Hoangdang-hm@ bây giờ chắc đang làm việc tại một công ty viễn thông lớn hoặc công nghệ thông tin đúng không ?Sau mấy chục năm mà thay đổi kinh khủng quá.

Mình lại kể tiếp chuyện trạm thông tin của mình những năm mình còn ở lính nhé:
Mặc dù trạm chỉ có một cái tổng đài 100 số của TQ,nhưng cũng không ít việc để đảm bảo kỹ thuật cho nó,
phic giắc dùng nhiều mòn,tiếp xúc không tốt,chập chờn làm việc liên lac lúc được lúc mất,dây phic mềm,là những sợi kim loại mỏng dính bọc quanh sợi vải.Lính tổng đài dùng không đúng động tác là đứt ngầm dây,hàn lại cực khó.Phải người có tay nghề lại khéo mới làm được.Mạng dây đấu nối của tổng đài nếu không thường xuyên vệ sinh để bụi,màng nhện thì những ngày trời ẩm xuyên nhiễu giữa các đường liên lạc là chuyện thường tình,nhiều khi như ma ấy lúc được lúc mất.Tổng đài không có CBKTTC riêng mà dùng chính cán bộ TCKT của Tải ba lại sửa chữa.Chế độ bảo quản chế độ sử dụng vệ sinh kỹ thuật rất quan trọng.Liền với tổng đài là bảng phối dây và đầu cáp.Coi thường là ăn đòn ngay.
Logged
smilingmen
Thành viên
*
Bài viết: 363


« Trả lời #238 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2009, 08:35:26 pm »

Cô hatuyenha thân mến, kể ra nữ nhi như các cô phải làm kỹ thuật cũng thật là vất vả. Nhưng cũng thông cảm cho các anh lính cô ạ, chứ nam nhi mà suốt ngày làm việc với viba là ghê lắm Cheesy Hồi mới ra trường, cháu hay đi công tác, lăn lộn với các trạm thông tin của ngành Bưu điện suốt, không làm việc trực tiếp với viba nhưng anh em cung trêu nhau: suốt ngày quay m.. ông vào viba thế này khéo không lấy được vợ Cheesy
Hì, cháu đùa vui 1 tẹo cho thay đổi không khí, nhưng là chuyện thật đấy ạ.
Logged
Hungnt_E1F2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1072


« Trả lời #239 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2009, 08:48:00 pm »

Lúc thi ĐH cháu muốn vào quân đội nối nghiệp nhà mà bố cháu không cho cô ạ  Smiley . Đến tận bây giờ ở nhà thỉnh thoảng ngồi nói chuyện cháu lại trách bố cháu.
 Cháu lúc trước có một thời gian làm bên ngành thông tin tín hiệu đường sắt, hồi cháu mới vào chưa có cáp quang, toàn dùng tải ba thôi ( nghe nói là của bên quân đội đẩy sang  Grin ). Nhưng mà cháu sợ tải ba lắm, cái chính là bị hạn chế về ngôn ngữ. Các chú các bác làm trước cháu cũng như cô vậy, thuộc từng điểm đo một, thấy ngăn nào hỏng là lụi cụi lôi ra hàn với thay linh kiện. Bây giờ thì cáp quang và vi ba số thay thế hết rồi , máy nó nhỏ gọn lắm chứ không cồng kềnh như máy tải ba hồi cô dùng đâu ( phụ nữ học ngành đó là cháu hơi nể, tại vì nó khô và dễ ngán lắm, ) .
 Bây giờ tải ba vẫn còn được sử dụng đấy cô ạ nhưng trong 2 ngành thôi, một là Đường sắt (dự phòng - cáp đồng chôn hoặc treo ), hai là bên Điện Lực ( dùng cho điều hành- trên đường cao thế ).
Hệ thống điện cao thế như đường dây (và trạm) 110kV, 220kV và 500kV của ngành điện lực hiện cũng không dùng hệ thông tin tải ba (qua đường dây dẫn điện cao thế) nữa!, mà dùng hệ thông tin tín hiệu SCADA và các thông tin tín hiệu số khác, được điều chế và truyền dẫn trên cáp quang ngành điện. Các cáp quang này (có 12, 18 hay 24 sợi) nằm trong lõi của dây cáp chống sét, cáp này (có 2 dây chống sét) thường được treo trên cùng của cột điện cao thế.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM