Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 10:20:30 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Theo dòng "Những năm tháng Máu và Hoa"  (Đọc 286350 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Hungnt_E1F2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1072


« Trả lời #150 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2009, 12:55:52 pm »

hehe , xem phim có 1 thắc mắc muốn hỏi các cự binh 78-79 , hồi đó các bác toàn đội nón cối như vậy khi đánh nhau nó có vướng hay rơi mất không vậy

Câu hỏi đúng chỗ ngứa! các năm 78-79 đó ngay từ hồi huấn luyện, bọn tôi đều trang bị mũ cứng do VN mình làm, nhỏ, nhẹ, chất lượng bình thường, bằng giấy bìa ép nhưng mỏng, bọc vải như quần áo quân trang, quai mũ là loại dây nhựa nâu mềm rất hay đứt hỏng. Ở đây cần phân biệt với mũ cối là loại do TQ làm và viện trợ cho VN mình, trang bị phổ biến trước 75, 76 về trước thôi, mũ cối đó có 2 loại, mũ vành cụp và mũ vành hơi xòe ra (giống mũ VN sau này bọn tôi dùng), mũ cối TQ bằng bìa ép chắc chắn lòng mũ màu xanh thẫm, có loại màu xanh vàng, ngâm nước ko hỏng, bọc vải gabardin màu xanh, mũ rất cứng bến, hơi nặng, có quai mũ bằng da. Thời điểm 78-79 và sau này thi rất hiếm mũ cối nhưng ở chợ trời HN thì lại dễ kiếm! chỉ trang bị cho cán bộ cấp trung cao cấp thôi, còn lính trơn thì mũ VN. theo quy định mũ cứng là 3-4 năm cấp 1 lần, mũ cối thì bền đến cả 5 năm mới hỏng lớp vải, còn cốt mũ vẫn bền.
Khi sang K, bọn tôi đã được yêu cầu tháo quân hàm ve áo và tháo quân hiệu ở mũ cất đi. Mùa mưa 1979, E1 tôi đi trận Siem pang, mới khoảng 2 tuần thì tôi bị trôi mất mũ khi vượt suối chảy siết, đành quấn khăn mặt và đội lá cây khộp, vì đi trong rừng khộp thưa và nắng lắm, sau 3 tuần về cứ E, mới xin một cái mũ cũ khác mà đội.
Logged
linhbienphong
Thành viên
*
Bài viết: 15


« Trả lời #151 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2009, 01:15:52 pm »

Nhưng chuyện đáng nhớ nhất khi về đến đât mình, lại là chuyện...tình dân cơ các bác ạ!
Như trên em đã nói, chúng em mới từ Bắc vào được vài ngày thì xung trận. Hôm đầu tiên vào tới nơi đóng quân ở Lương Phi, một thôn nằm cạnh dãy núi Dài. Chúng em nói tiếng bắc(vì tiểu đoàn em toàn dân Thanh hóa, Hà Nam Ninh), bà con mình nghe...không hiểu! Mà khi bà con nói thì bọn em cũng...không hiểu! Cái vùng An Giang này tiếng nặng lắm! Nói qua nói lại , diễn giải hồi lâu mới hiểu một câu. Bộ đội vào xin ở trong nhà, dân không cho. Mắc võng ngoài vườn! Tiểu đoàn ra lệnh. Bọn em có sẵn hết "đồ nghề" tăng, bạt, võng trong ba lô mà!
Bộ đội ở từng khu, cụm, kiếm chỗ mắc võng xong xắn tay áo quét dọn vệ sinh đường, ngõ. Dọn cứt trâu, bò quanh khu vực, đốt rác, đốt lá... Vì không dọn, thối không chịu nổi. Chiều ấy, khi vệ sinh xong, chúng em đi tắm. Thôn có một cái giếng chung. Khi tắm, quái lạ, cứ thấy bà con...lấm lét nhìn, ngó.... Bọn em giật mình, thằng nào thằng ấy xem lại..."đồ nghề" của mình có vấn đề gì không!! Thỉnh thoảng lại có cả các em xinh như...chị hai cũng lượn ra, lượn vào! Em cứ thắc mắc mãi chuyện này...
Cho đến khi bọn em từ K rút về, ngày từ đầu thôn, cái cảnh các mẹ, các chị, các em(quan trọng nhất! he he..)...mặc quần áo đẹp, người dìu, người đỡ thương binh, người mang nước, hô hào nhau nấu cháo(gà nhé!)....chăm sóc bộ đội, không còn khoảng cách nào nữa! Mà cách dân Nam bộ thể hiện sự quan tâm(khi đã thương rồi) thì đời lính chinh chiến từ Nam ra Trung, ra Bắc....không ở đâu có được như vậy! Việc này, em có dẫn chứng sau, vào dịp Tết 1979 cơ. Khà khà...thế là cánh lính Bắc này, "chú nào chú ấy trắng nõn, mồm nói hay như khướu " ấy đã thực hiện đúng phương châm: Trước ngoài sân, sau lần vào...nhà! Bà con dẫn tất cả chúng em, nhà nào vào giường (khách) nhà nấy! Các con đã là con của gia đình ta rồi!
Nếu các bác nào từng trải qua ...cái bài dân vận khó nhất khi đóng quân ngoài Bắc là đi...xin tre, xin tranh(về làm doanh trại) thì ...hiểu cho em. Có khi lượn cả ngày, giở hết các bài ngọt, nịnh, khen, tán gái...và xuất cả đường, lương khô...vậy mà em chả xin được cây nào, về bị tiểu đội trưởng phê bình hoài(khi đó ở Thạch Thành/Thanh Hóa). Vậy nên, từ khi khoác áo lính, lần thứ hai, em được dân mời vào ...làm khách, không đúng, làm con trong nhà!
Các chú lính được dân Lương Phi chiều hết chỗ nói!
Khi ấy, em mới từ từ hỏi Má trong nhà: Má ơi, sao hôm chúng con tắm, nhiều người nhòm làm gì vậy?
- Hà hà...tụi tao xem bon bay có..."đuôi" không!
Trời đất ơi, tá hỏa. Tôi quay lưng lại, cầm tay má đùa:- Má nắn coi con có đuôi không!
.....Chuyện thật như đùa này, là giai thoại không quên của tiểu đoàn tôi. Đó là hậu quả của các đòn chiến tranh tâm lý ngày trước của Mỹ-Ngụy. Bà con tin là lính ta(Bắc Việt) Cộng Sản có đuôi!
(Em phải đi Bắc Ninh, viếng mẹ sếp Cục giờ, hẹn các bác tối viết tiếp)!
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #152 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2009, 02:09:30 pm »

Quân khu 9 cũng có địa danh Mi Mốt nữa ,mình cứ tưởng MiMốt giáp Tây Ninh ,thời điểm 22-12-1977 ,mình cũng ở gần Mimốt nhưng là Mimốt cũa lộ 07 .

Bác có biết ngã ba Mimot bên Takeo này không?
Logged
tran479
Thành viên
*
Bài viết: 793


« Trả lời #153 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2009, 03:36:51 pm »

Địa hình K giáp quân 9 mình mù trất ,chỉ nghe Tàkeo và Mimốt quen lắm,thời điểm cuối tháng 12-77 đúng là có lịnh này ,đợt đấy đánh qua K gọi là chiến dịch K1 ,đánh đợt đầu tiên sâu qua đất K ,tại khu vực giáp Tây Ninh cũng có một thị trấn gọi là Mi Mốt ,thị trấn này nằm trên lộ 07 ,lộ 07 nối liền Kong Pong Chàm với Snoul ,chạy song song cặp biên giới VN ,lúc đó F 5 đánh đã qua lộ 07 ,nhưng có lịnh rút đột xuất ,hình như Pốt lu loa lên là VN xâm lược và phóng viên nước ngoài chuẩn bị vào ,mình rút tới đâu Pốt bám theo tới đó .Lúc đó mình cũng thấy mấy ông lính quân hàm xanh tham chiến ,ở chổ mình là Trung Đoàn 02 CAVT ,tâm lý ghét CA có từ nhà ,nhưng khi gặp mấy tay quân hàm xanh nhũi như mình ,mình đã hỏi lính cũ :" đơn vị CA nào mà cũng ra đây nhũi dữ vậy:" thì được trã lời :"lính E 2 CAVT :" .Bây giờ trong đám CCB trung đoàn 2 CAVT có nhiều tay nhậu trời gầm ,nhưng lính E 2 phần lớn là lính nam ,Củ Chi,Hốc Môn ,Long An v.v.Gốc lính E2 CAVT hồi đó còn lại bây giờ lên cớm hết ở TP HCM ,và QK 7 .
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #154 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2009, 04:45:45 pm »

Nhưng chuyện đáng nhớ nhất khi về đến đât mình, lại là chuyện...tình dân cơ các bác ạ!
Như trên em đã nói, chúng em mới từ Bắc vào được vài ngày thì xung trận. Hôm đầu tiên vào tới nơi đóng quân ở Lương Phi, một thôn nằm cạnh dãy núi Dài. Chúng em nói tiếng bắc(vì tiểu đoàn em toàn dân Thanh hóa, Hà Nam Ninh), bà con mình nghe...không hiểu! Mà khi bà con nói thì bọn em cũng...không hiểu! Cái vùng An Giang này tiếng nặng lắm! Nói qua nói lại , diễn giải hồi lâu mới hiểu một câu. Bộ đội vào xin ở trong nhà, dân không cho. Mắc võng ngoài vườn! Tiểu đoàn ra lệnh. Bọn em có sẵn hết "đồ nghề" tăng, bạt, võng trong ba lô mà!
Bộ đội ở từng khu, cụm, kiếm chỗ mắc võng xong xắn tay áo quét dọn vệ sinh đường, ngõ. Dọn cứt trâu, bò quanh khu vực, đốt rác, đốt lá... Vì không dọn, thối không chịu nổi. Chiều ấy, khi vệ sinh xong, chúng em đi tắm. Thôn có một cái giếng chung. Khi tắm, quái lạ, cứ thấy bà con...lấm lét nhìn, ngó.... Bọn em giật mình, thằng nào thằng ấy xem lại..."đồ nghề" của mình có vấn đề gì không!! Thỉnh thoảng lại có cả các em xinh như...chị hai cũng lượn ra, lượn vào! Em cứ thắc mắc mãi chuyện này...
Cho đến khi bọn em từ K rút về, ngày từ đầu thôn, cái cảnh các mẹ, các chị, các em(quan trọng nhất! he he..)...mặc quần áo đẹp, người dìu, người đỡ thương binh, người mang nước, hô hào nhau nấu cháo(gà nhé!)....chăm sóc bộ đội, không còn khoảng cách nào nữa! Mà cách dân Nam bộ thể hiện sự quan tâm(khi đã thương rồi) thì đời lính chinh chiến từ Nam ra Trung, ra Bắc....không ở đâu có được như vậy! Việc này, em có dẫn chứng sau, vào dịp Tết 1979 cơ. Khà khà...thế là cánh lính Bắc này, "chú nào chú ấy trắng nõn, mồm nói hay như khướu " ấy đã thực hiện đúng phương châm: Trước ngoài sân, sau lần vào...nhà! Bà con dẫn tất cả chúng em, nhà nào vào giường (khách) nhà nấy! Các con đã là con của gia đình ta rồi!
Nếu các bác nào từng trải qua ...cái bài dân vận khó nhất khi đóng quân ngoài Bắc là đi...xin tre, xin tranh(về làm doanh trại) thì ...hiểu cho em. Có khi lượn cả ngày, giở hết các bài ngọt, nịnh, khen, tán gái...và xuất cả đường, lương khô...vậy mà em chả xin được cây nào, về bị tiểu đội trưởng phê bình hoài(khi đó ở Thạch Thành/Thanh Hóa). Vậy nên, từ khi khoác áo lính, lần thứ hai, em được dân mời vào ...làm khách, không đúng, làm con trong nhà!
Các chú lính được dân Lương Phi chiều hết chỗ nói!
Khi ấy, em mới từ từ hỏi Má trong nhà: Má ơi, sao hôm chúng con tắm, nhiều người nhòm làm gì vậy?
- Hà hà...tụi tao xem bon bay có..."đuôi" không!
Trời đất ơi, tá hỏa. Tôi quay lưng lại, cầm tay má đùa:- Má nắn coi con có đuôi không!
.....Chuyện thật như đùa này, là giai thoại không quên của tiểu đoàn tôi. Đó là hậu quả của các đòn chiến tranh tâm lý ngày trước của Mỹ-Ngụy. Bà con tin là lính ta(Bắc Việt) Cộng Sản có đuôi!
(Em phải đi Bắc Ninh, viếng mẹ sếp Cục giờ, hẹn các bác tối viết tiếp)!
hehe , trúng hệ , đoạn này hấp dẫn lắm , tiếp đi bác Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
pham minh tuan
Thành viên
*
Bài viết: 12

WHAT MUST BE.....MUST BE


« Trả lời #155 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2009, 06:28:06 pm »

gần đến tết rồi con chúc các Chú mạnh khỏe và minh mẫn để kể cho tụi con nghe thật nhiều những câu chuyện hay và truyền lại "lửa và lòng nhiệt huyết" với đất nước cho thế hệ sau như con.
các chú ơi hôm nay con có đi thăm bạn con đóng quân ở Tây Ninh vô tình con nghe được bài hát " xuân này con không về" bạn con nó ngồi kế con tự nhiên nó bật khóc... con mũi lòng khóc theo luôn Cry(vì 1 phần nào đó con cảm giác được nỗi nhớ nhà của nó) giờ khi viết những dòng này con cảm thấy sao sao đó ....cảm giác buồn khó tả lắm...con xin hỏi có chú nào cách đây 3 thập kỉ khi nghe bài này có cảm giác như con và bạn con không?

Logged

ĐÁNH PHỦ ĐẦU LÀ CÁCH PHÒNG NGỰ HIỆU QUẢ NHẤT
Cao Sơn
Moderator
*
Bài viết: 539



« Trả lời #156 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2009, 06:34:35 pm »

Năm đầu nghe bài này chiều 30 tết cũng rưng rưng. Nhưng những năm sau thì quen dần. Cũng ê a hát theo nức nở ai oán nhưng vô cảm.
Logged

BỐ ĐI CHIẾN ĐẤU, CÁC CON Ở NHÀ GIÚP MẸ LƯỚT SÓNG
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #157 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2009, 06:43:18 pm »

Hầu hết mọi người đều không hiểu ý em trừ bác "HOT nhất forum" - sáng ý thật! Grin Cám ơn bác!

 
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #158 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2009, 07:05:36 pm »

@linhbienphong, bác ở Lương Phi đến lúc nào thì đi nơi khác ạ?
Logged
linhbienphong
Thành viên
*
Bài viết: 15


« Trả lời #159 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2009, 09:16:20 pm »

@ bác Tuaans, tran479:
- Cái chốt Mi Mốt này ở đối diện Ba Chúc, thuộc Tà keo . Nhưng em chưa thấy nó đâu trên bản đồ mới lạ chứ. Hay là khi đó các bố nhà mình "mã hóa" gọi vậy? Và bọn em chạy về trong khoảng thời gian ấy(từ khoảng 8 giờ tối đến 3 giờ sáng) ì oạp với trang bị, súng ống...nhưng ít ra nó cũng phải cỡ 20 km trở lên cách biên giới chứ! Em đang tìm lại những đồng đội tiểu đoàn 5 tham gia trận này, nhưng chưa gặp lại ai mới đau chứ! Tìm ra địa danh này, xác định nó trên bản đồ, đó cũng là nguyện vọng của em, mà chưa làm được....buồn quá!
- Thôn Lương Phi nằm ngay phía tây nam chân dãy núi Dài, phía Tây nam Bá Chúc ấy mà bác!
- Khi đó em không phải lính quân hàm xanh(CANDVT), em là lính "đỏ" thuộc d5/e270 cơ mà!( Sau này khi đi học về(1986) em mới nhận QĐ về Biên phòng,).
@ Bác Haanh: Chỗ chúng em hồi sang đó đội toàn tai bèo xịn mà bác, mũ cứng chỉ dùng khi đi làm...kinh tế thôi.
@tuaans: Tiểu đoàn 5/e270 của em ở lại Lương Phi không lâu, chừng 1,2 tuần thôi....Đó không chỉ là sự luyến tiếc của chúng em, mà của cả bà con Lương Phi nữa! Sắp đến Tết, vậy mà ..bọn em được lệnh: Lên đường!

      Lên đường! Nhưng đi đâu?
Câu trả lời của nó, đến giờ em vẫn không hiểu!
- Tình hình dọc biên giới với CPC lúc đó vẫn đang rất "căng".
- Bọn em hầu hết là lính trước 30/4/75, đã khá"già" rồi. Nhìn lính già hồi đó là...biết liền mà. Quần áo. Phong thái. Đầu tóc. Râu ria... nói chung, không giống lính mới tò te.
    Vậy mà chúng em phải...nộp hết vũ khí "hạng nặng". Còn một số tiểu liên cho mỗi tiểu đội. Nhận mai, xẻng, chậu thùng, bobo.... Hành quân về khu tứ giác Long Xuyên: đào kênh, cải tạo đồng Tháp mười!
Nghĩ lại, mới thấy cái công sức lính của mình hồi đó...quý thật. Khi chiến dịch HCM, vào đến Quảng Trị là xong, dừng lại đó, làm cho xong cái đường tàu đã. Thông tàu, đi làm đường Trường Sơn tiếp cái đã. Và giờ lại ...kinh tế. Kinh tế, trong lúc nước sôi lửa bỏng thế này!
     Chúng em lặn ngụp trong cái dòng nước chua phèn đậm đặc của vùng đồng bằng ấy mấy tháng trời. Chẳng có máy hút, máy xúc gì hết, cả trung đoàn đánh vật với đất bùn bằng xẻng, bằng kéo. Tóc thằng nào thằng ấy dựng đứng như tóc bọn trẻ xì tin vuốt keo bây giờ. Da thì ôi rồi, nước phèn làm cho chúng khô, mốc như da ...cá sấu! Giữa đồng không, mông quạnh, mùa khô xe ô tô chạy hàng giờ mới tới ấy; đến nước ăn, phải dùng cái bobo ngược dòng....đánh đắm nó, rồi mỗi bên bờ mấy thằng kéo về để làm nước ăn cho đơn vị...Cảnh ấy, giờ chắc cũng hiếm thấy.
Tết đến! Và điều động viên để cánh lính già chúng em ấm lòng nhất, như em nói ở trên, vẫn là tình dân Nam Bộ. Bà con Lương Phi, nơi chúng em đã ở trước khi ra đây, đã thuê 2 chiếc xe đò, vượt hàng chúc cây số , đến thăm đơn vị! Quà nhiều ơi là nhiều. Cái miếng bánh tét Nam Bộ, lần đầu trong đời em được ăn ở đây!
Các má, các chị, các em...nhìn chúng em ....đào kênh mà nước mắt lã chã. Chỉ có tình thương đến mức ruột thịt, mới có thể thương cảm đến vậy!
Rồi cũng phải chia tay. Chúng em được ấm lòng trong vòng tay vỗ về của các má, các chị. Nước mắt chia ly một lần nữa làm nhói đau nhưng con tim của các chú lính...già.
   Đến tháng 4/1978, vụ lính PP gây ra tội ác tại Bá Chúc, bọn em vẫn đang lặn ngụp, cắt mò đất đào kênh....để nó thành con kênh xanh mượt bây giờ (nó ở giữa đoạn Hà Tiên-Rạch Giá), không biết người ta đặt tên cho nó là Kênh Tám ngàn hay cái gì đấy... Em không rõ lắm, bởi khi từ đó ra đi(lần này là đi Xa Mát/Tay Ninh) , cho đến giờ, hơn 30 năm em chưa có dịp trở lại thăm nơi ấy, cả thôn Lương Phi thân yêu , với những người mẹ, người chị.....có khi không biết chữ, nhưng lại là những bậc thầy về nhân văn, đậm chất tình người miền Tây Nam Bộ... Em luôn cảm thấy như mình mắc lỗi với quá khứ vậy!
PS: Em đã đọc qua cái sử của Đoàn Sông Lam trong web này, có mấy điều ...không hiểu: Trung đoàn 270 của bọn em, cứ như có...hai trung đoàn 270 trong đội hình F341 ấy. Và tất cả các việc làm kinh tế như em kể trên đây không đọc thấy ở chương nào cả?
Bác nào biết sâu về f341 chỉ giùm em với!
- Em viết những gì bập bõm nhớ được, dưới cái nhìn của...một chú lính . Lính trận, chỉ biết tuân lệnh, thực hiện "Quân lệnh như sơn". Có biết gì hơn ngoài cái ...quan sát của mình đâu, thành thử, như ếch ngồi đáy giếng, nhiều chuyện sát nách cũng không được biết(mà hồi đó, cấm tóc mách, phạm bí mật chỉ có mà...cách!). Chứ đủ kinh nghiệm, nhận thức, học vấn...như các bác Cựu bây giờ, thì đã làm...trung đoàn trưởng thời đó rồi! hehe..
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Giêng, 2009, 10:12:21 pm gửi bởi linhbienphong » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM