Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:45:28 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những viên tướng ngã ngựa  (Đọc 55549 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #80 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 02:19:37 am »

Đến lúc này bại tướng Navarre không còn được sử dụng, ngày 3/6/1954 chính phủ Pháp đưa Ely, tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp, người vừa đi Mỹ hôm 23/3/1954 cầu xin Mỹ can thiệp trực tiếp và sâu hơn vào cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam sang thay thế làm Tổng tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp kiêm Cao ủy Pháp ở Đông Dương. Người ta thường ca ngợi sự khiêm tốn, không phô trương của Ely. Ông đã mất 24 năm để leo từ trung úy lên tiểu đoàn trưởng nhưng rồi bằng cách tự biến mình thành mờ nhạt ông không yêu cầu và cũng không từ chối ai điều gì. Ông chỉ muốn phục vụ nên bốn ngôi sao đã được đính thêm trên cầu vai ông trong vòng có bốn năm. Ông trở thành tổng tham mưu trưởng quân lực vào lúc không ứng viên nào xung phong để đưa ma cuộc chiến tranh Đông Dương. Ông mang theo Salan làm tư lệnh hành quân.
Với con mắt bi quan, Ely lo ngại một thất bại mới đã đi đến quyết định phải nhanh chóng rút phía nam Bắc Bộ và bắt đầu từ 23/6 tiến hành cuộc hành quân Overge rút thiết bị nặng, các gia đình viên chức và quân nhân về các hang ổ nhằm ổn định tinh thần binh lính sĩ quan, viên chức, tạo thế và lực cho bọn ngụy quyền tay sai trong cuộc đấu tranh mới nếu hiệp nghị Giơnevơ được ký kết.
Ngày 16/6 địch rút khỏi Việt Trì. Ngày 30/6 ta đã tập trung lực lượng chặn đánh địch rút chạy tại vùng Ninh Bình, Phát Diệm, Phủ Lý, Thái Bình. Cogny ra chỉ thị cho Vanuxem, viên đại tá trực tiếp chỉ huy cuộc hành quân rút lui một mặt tiến hành nghi binh làm cho ta tin rằng các hoạt động đang diễn ra chỉ là sự tập trung lực lượng và là sự phân trách nhiệm mới đối với các khu vực giữa quân Pháp và quân ngụy, mặt khác thực hiện cuộc rút quân theo ba trục phân kỳ: các lực lượng tiểu khu Phát Dlệm được các tàu nhẹ của hải quân đón, vượt qua hỏa lực ta theo sông Đáy ra biển. Các tiểu khu Thái Bình và Bùi Chu cũng rút bằng đường sông và đường biển theo trục Nam Định, cửa sông Hồng. Trục chính là lực lượng thuộc Ninh Bình, Nam Định đều hướng về Phủ Lý.
Đêm 1/7 chúng đã tập kết chung quanh Phủ Lý. Vấp phải lực lượng ta cắt đường số 1 và tiến vào đánh chiếm thị xã Phủ Lý, Vanuxem vội đưa binh đoàn cơ động số 8, phân đoàn thiết giáp số 2, có sự yểm trợ của ba pháo đội và hàng trăm lượt chiếc máy bay cường kích để phản kích yểm trợ cho lực lượng rút lui. Đến 4/7 các đơn vị rút lui từ phía nam đồng bằng mới tới được bắc sông Hồng sông Luộc và sông Thái Bình để thành lập tuyến phòng thủ mới sau những tổn thất khá nặng.
Tranh thủ lúc địch đang lâm vào tình trạng vô cùng lúng túng ta chủ trương mở mặt trận mới trên đường 13 ở phía bắc nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, thu hẹp phạm vi chiếm đóng của chúng, lôi kéo lực lượng cơ động của chúng ra ngoại vi buộc chúng phải kết thúc những cuộc hành quân càn quét gom dân ở hậu địch, góp phần đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng vùng tạm chiếm, tiến lên từng bước vững chắc tạo thêm áp lực cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta ở Giơnevơ đang ở hồi gay cấn nhất chung quanh việc phân vùng và các điều khoản về chính trị.
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #81 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 02:20:03 am »

Trung đoàn 36 thuộc đại đoàn 308 được giao nhiệm vụ này. Với khí thế chiến thắng bất chấp bom đạn địch ngày đêm cản đường, trung đoàn đã từ mặt trận Điện Biên Phủ vượt trên 500 km về căn cứ hậu phương trước thời hạn Navarre dự tính. Toàn trung đoàn bắt tay ngay vào nhiệm vụ mới: sửa đường số ba bảo đảm cho xe cơ giới có thể hoạt động được nhằm phục vụ đoàn đại diện Bộ Tổng tư lệnh dự cuộc họp giữa hai bên Việt - Pháp vào ngày 4/7, bàn giải quyết những vấn đề quân sự do hội nghị Giơnevơ về Đông Dương nêu lên như vấn đề ngừng bắn, chuyển quân, tập kết, trao đổi tù binh v.v
Được về đánh địch nơi "chôn rau cắt rốn" của trung đoàn từ ngày còn trứng nước để sau này khi hình thành, trung đoàn được mang tên "Bắc Bắc", cán bộ và chiến sĩ trong trung đoàn kể cả những anh em chưa một lần được đặt chân tới bờ sông Thương nơi "bên trong bên đục" chưa bao giờ được ngắm nhìn dãy Huyền đinh, dòng sông Lục với màu xanh như màu ngọc đều náo nức một sự đền đáp ân tình, một niềm tin tất thắng.
Trải qua hơn nửa năm chiến đấu liên tục, đánh đuổi địch từ Mường Ngòi, Nậm Bạc, Nậm Ngà theo dòng Nậm Hu đến sát Luang Prabang cách sông Mê công một đoạn đường rồi những ngày đêm quần nhau với giặc ở lòng chảo Điện Biên, sức chiến đấu của bộ đội có phần giảm sút không những về thể lực mà cả về tổ chức. Tân binh mới được bổ xung nhiều, chưa nắm vững kỹ thuật chiến thuật. Cán bộ vừa qua một đợt điều chỉnh. Nhiều đồng chí lên nắm cương vị mới song mặt khác được tôi luyện trên chiến trường rực lửa, bản lĩnh, ý chí, kỹ năng, trình độ tổ chức lãnh đạo chỉ huy có những bước trưởng thành vượt bực.
Đòn đầu tiên trung đoàn nhắm tiêu diệt là đồn Cầu Lồ, một hệ thống boong ke hoàn chỉnh thuộc tuyến phòng ngự vòng ngoài trên chiến trường trung du, được thiết lập theo sáng kiến của Thống chế De Lattre de Tassigny, nằm sát đường số 13, cách thị xã Bắc Giang 18 km. Đồn nằm trên một quả đồi bằng phẳng rộng 400m, dài 600m, tất cả lô cốt nhà chìm đều bằng xi măng cốt thép dây thép gai bao quanh nhiều lớp do một đại đội được tăng cường đa số là bọn lính người Ngái bị mê hoặc và một số lính âu Phi chiếm giữ. Trường hợp bị tấn công, các chốt vệ tinh có thể co cụm về, lực lượng chúng sẽ đông hơn. Quân ở đồi Ngô và từ Thái đào dễ dàng tới ứng cứu, chúng còn được máy bay và đại bác chi viện.
Trong khi thừa nhận không còn giành được thế chủ động từ tay ta, Navarre chỉ thị cho các cấp thuộc quyền "có thái độ phòng thủ nhưng là phòng thủ có tình tiến công nhằm gây trở lực tối đa cho các kế hoạch của địch và giáng cho địch những đòn thất bại cục bộ". Đánh vào Cầu Lồ, nơi chúng coi là mảnh đất bất khả xâm phạm vì được bố phòng vững chắc sẽ làm cho quân Pháp tiêu tan hi vọng vào chỗ dựa cuối cùng về tổ chức phòng ngự.
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #82 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 02:20:34 am »

Cầu Lồ có thể coi như cửa mở để tiến xuống Bắc Giang theo đường số 13, chọc xuống Phả Lại, Chí Linh, Hải Dương uy hiếp con đường sinh tử của địch từ Hà Nội xuống Hải Phòng. Đánh Cầu Lồ, địch buộc phải huy động lực lượng cơ động đang bị thiếu tới ứng cứu hoặc ngăn chặn, vùng sau lưng địch sẽ bị trống rỗng. áp lực các cuộc càn quét gom dân của chúng đang thực hiện từ đầu tháng 7 như cuộc hành quân Auverge sẽ phải kết thúc.
Nhận định về lực lượng quân đội viễn chinh Pháp tại thời điểm này, tướng Yves Gras viết: " Các lực lượng quân viễn chinh vào trận năm nay rõ ràng là yếu hơn năm trước, nó đã bị mất đi các đơn vị hàng đầu là 11 tiểu đoàn dù và lê dương ở Điên Biên Phủ, các đơn vị đều không thuần nhất, chỉ huy yếu, và chưa được chuẩn bị tốt cho các cuộc hành quân cơ động. Nó phải chiến đấu trong hoàn cảnh thất bại mà các cuộc mặc cả ở Giơneve làm cho nặng nề thêm trong sự nhộn nhạo về chính trị ở Hà Nội, sự giảm sút tinh thần của quân Việt Nam (Ngụy) và mối lo ngại một cuộc tổng nổi dậy". Mặt khác tướng Yves Gras cũng cho rằng "Bây giờ là những trận đánh chính quy ở nơi quang đãng, nơi mà quân viễn chinh tìm lại được thế mạnh nhờ có lực lượng thiết giáp mà mùa hè đặc biệt khô hạn đã rất thuận tiện cho việc di chuyển, nhờ ở pháo binh bây giờ tập trung và cơ động lại được sử dụng theo khối lượng lớn, nhờ ở không quân mà sức mạnh dược tăng lên gấp bội vì được hoạt động ở gần căn cứ".
Cogny là người trực tiếp chỉ huy cuộc chiến từ chính xương sống Hà Nội - Hải Phòng để bảo vệ tuyến phòng thủ mới được xây dựng sau khi rút các cứ điểm quan trọng ở phía nam Bắc Bộ. Vốn là một sĩ quan kỵ binh từ 1929, năm 1948-1949 đã là chỉ huy trưởng lữ đoàn bộ binh thiếu, năm 1952 làm tư lệnh sư 2 ở Bắc Bộ, người ta cho rằng Cogny có thể tung các lực lượng có trong tay từ đầu này đến đầu kia phòng tuyến, đánh trả mỗi cú đánh của đối phương bằng sự tập trung nhanh chóng lực lượng và sự phản ứng tấn công.
Rõ ràng chúng ta bước vào cuộc chiến không chỉ có thuận lợi mà còn có những khó khăn. Khó khăn nổi cộm là thiếu sự đảm bảo về vật chất kỹ thuật đủ để hạn chế, khắc phục cái mạnh tạm thời của địch. Chúng ta không có pháo nặng để phá huỷ công sự kiên cố (công sự boong ke của địch có thể chịu đựng được đạn pháo 105 ly và một vài quả đạn 155), không có đủ pháo để đối pháo, không có cao xạ bắn máy bay tầng trung thậm chí bắn máy bay tầng thấp cũng không được trang bị cần thiết, không có khí tài làm vật cản chống tăng và thiết giáp v.v. Chiến đấu ở một khu trắng, không có dân cư nhưng lực lượng cấp cứu tải thương mỏng Thời gian chuẩn bị cho chiến dịch rất khẩn trương. Từ khi nhận lệnh đến khi nổ súng chưa đến một tuần kể cả mấy chặng hành quân dài 60 - 70 km. Tất cả những khó khăn ấy không làm giảm quyết tâm chiến đấu của quân ta.
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #83 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 02:20:59 am »

Đêm 6/7/1954, trong lúc đại đội 41 thuộc tiểu đoàn 84 diệt gọn 1 trung đội địch ở Mỗ Sơn nằm giữa Cầu Lồ và Đồi Ngô thì đại đội 395 của tiểu đoàn 89 vượt sông Lục Nam sang đường 17, bao vây đồn Chỉ Tắc để thu hút lực lượng cơ động của địch. Phát hiện được chủ lực ta, địch đưa 1 tiểu đoàn đến giải vây và thăm dò. Đại đội 395 đã dựa lưng vào đồn địch để tránh phi pháo sát thương, dũng cảm chiến đấu loại khỏi vòng chiến gần 100 tên địch.
Ta điều tiếp đại đội 397 sang tả ngạn sông Lục chiếm lĩnh những ngọn đồi men dấy núi Huyền Đinh ngăn chặn quân cơ động từ Phả Lại, Cẩm Lý theo đường 17 tiến lên Chỉ Tắc.
Thấy diễn biến trận đánh bất lợi, phán đoán chủ lực ta có thể mở đột phá tiến xuống Hải Dương uy hiếp đường 5 - con đường sinh tử đối với địch nối hến Hà Nội - Hải Phòng, Cogny đã điều 2 binh đoàn cơ động số 1, số 4 và 8 đơn vị pháo lên Cẩm Lý đối phó.
Xe tăng địch từ đường 17 vừa bò vào trận địa ta bị bắn cháy ngay 2 chiếc. Lần đầu tiên y tá Nhương trực tiếp chiến đấu cùng lực lượng xung kích lại ném lựu đạn trúng xe tăng địch phấn khởi quá nhảy lên reo hò. 395 diệt thêm 50 tên. Số thương vong của đại đội lên tới 36 đồng chí trong đó có đại đội trưởng Phạm Văn An và đại đội phó Phạm Văn Toa.
Bên phía núi huyền Đinh, không có những đợt đánh giáp lá cà như ở Chân Mộng - Trạm Thản năm trước nhưng cuộc chiến đấu của đại đội 397 diễn ra quyết liệt. Từ sáng đến chiều ngày 16/7 hỏa lực các cỡ của địch nã lên trận địa ta, cây cối bị phạt tơi tả như sau trận bão. Quân ta vẫn bình tĩnh xả súng vào nơi địch xuất hiện. Súng cối không còn đạn, đại đội trưởng Tế vừa hạ lệnh cho khẩu đội của Gương rút về tuyến sau thì bị xe tăng địch hạ sát bằng súng bắn thẳng. Chỉ riêng trong ngày, thêm 18 cán bộ chiến sĩ hi sinh. Địch sục lên đồi bắt sống 4 đồng chí. Sau ngày hoà bình lập lại, trong đợt trao đổi tù binh, anh em trở về đơn vị với niềm tự hào vì đã giữ vững khí tiết khi sa vào tay địch.
Không vượt được qua trận địa ta, địch triển khai trận địa pháo dọc đường 17, theo chỉ điểm của máy bay, bắn như đổ đạn sang đường 13 chi viện cho đồng bọn đang bị vây hãm và công kích.
Sau khi ta rút, bà con Huyền Sơn cho biết địch chết rất nhiều ba ngày liên tiếp địch cho xe lên nhặt xác mà vẫn còn những tên bị bỏ lại. Giá như tổ chức thông tin và hiệp đồng giữa các đơn vị của ta được thực hiện tốt chắc chắn địch bị còn thương vong nhiều hơn.
Ở Cầu Lồ. Vận dụng chiến thuật "vây, lấn, tấn, diệt" đã thể nghiệm thành công ở Điện Biên Phủ, một số đơn vị của tiểu đoàn 84 triển khai trên các hướng công kích, đào trận địa, bắn tỉa từng tên địch xuất hiện, phong tỏa các châu mai của lô cốt để cắt dây thép gai quanh đồn, tạo điều kiện cho tiểu đoàn 80 làm nhiệm vụ chủ công đột phá.
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #84 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 02:21:31 am »

Đêm 13/7, tiểu đoàn 80 dùng DKZ, Bazôka bắn phá hoại, sau đó mang bộc phá lên đánh lô cốt. Do tiếp cận muộn, địch chống trả quyết liệt, tiểu đoàn không dứt điểm được phải dán ra chỉ để lại một bộ phận trụ lại ở khu vực đã chiếm trong đồn.
Suốt ngày 14/7 tiếp theo các đợt "pháo bầy" máy bay địch liên tiếp dội bom phá, bom napan vào các vị trí quân ta đang làm chủ trong đồn và trên các tuyến chặn viện từ đồi Ngô về. Lực lượng phòng không của ta quá mỏng. Chỉ có một số súng 14,5 đã sử dụng một thời gian dài ở Điện Biên Phủ. Nòng rỗng đến mức đạn ra khỏi nòng kêu vù vù. Bốn khẩu thì bị địch đánh hỏng 3. Ta lại không phát huy mọi hoả khí bộ binh bắn máy bay bổ nhào vì “sợ lộ trận địa" nên máy bay địch được dịp lồng lộn bắn phá vào những công sự đào nông trên đất sỏi đá khiến số thương vong của đơn vị chặn viện khá nặng. Cán sự chính trị Xuyên vừa từ tiền duyên về chưa kịp phản ánh tình hình với tiểu đoàn đã bị bom. Đại đội phó Trương Toàn được bổ xung về chỉ được tiểu đoàn phổ biến sơ qua hình thái địch ta đã phải theo liên lạc xuống Đồi Ngô nắm đơn vị đánh địch xuất hiện.
Các đại đội 61, 62 của tiểu đoàn chủ công cũng thiệt hại lớn, đại đội trưởng đại đội 61 hi sinh, đại đội phó Tái vừa lên thay thế cũng hi sinh tiếp nhưng tiểu đoàn trưởng Đào Đình Xung vẫn quyết tâm tổ chức công đồn vào xẩm tối. Nắm được hướng đột kích của ta, địch tập trung pháo và súng phóng lựu ngăn chặn. Tiểu đoàn phó Nguyễn Huy Chưởng vừa lệnh cho đại đội trưởng Căn bị thương rút ra ngoài thì đến lượt mình cũng bị thương. Có mũi đột phá chỉ còn 7 - 8 chiến đấu viên. Tiểu đoàn trưởng phải sử dụng đến trợ lý tác chiến tiểu đoàn Quang Liên xuống trực tiếp chỉ huy đánh bộc phá.
Lợi dụng đêm tối giữa hai đợt tạm dừng tiếng súng, bọn địch ở một số lô cốt đã chui lủi trốn theo hướng không có lực lượng ta bao vây. Giữa lúc ta và địch đang còn dằng co ở Cầu Lồ, địch cho một tiểu đoàn từ Bắc Giang kéo lên ứng cứa. Đến Đại Giáp chúng bị tiểu đoàn 84 được tăng cường thêm đại đội 273 của trung đoàn 102 chặn đánh diệt hàng trăm tên, 2 xe tăng bị cháy, chúng phải rút chạy.
Sau 20 giờ chiến đấu ta làm chủ hoàn toàn đồn Cầu Lồ. Quân địch bị tiêu diệt trong đồn, trên đường 13 và đường 17 lên tới gần 500 tên. Ta thu 4 đại liên, 15 trung liên, 4 súng cối 81 mm. Cầu Lồ bị tiêu diệt toàn bộ hệ thống phòng thủ bắc, đông bắc Bắc Giang trên đường số 1, số 13 và số 17 bị quân và dân địa phương phá giã, buộc phải rút chạy hoặc xin hàng. Ta định đánh tiếp đồn Thái Đào thì có lệnh đình chiến. Hiệp định Giơnevơ về lập lại hoà bình ở Đông Dương đã được ký kết giữa các bên.
rận Cầu Lồ, Chỉ Tắc biểu hiện một quyết tâm chiến đấu rất cao của cán bộ, chiến sĩ ta nhằm đạt tới mục tiêu của trận đánh. Ta đã giam chân những binh đoàn cơ động của chúng, buộc địch phải bỏ dở trận càn gom dân mang tên Auberge, đập tan một hệ thống phòng ngự bằng bê tông cốt thép của địch trên "tuyến De Lattre". Một bộ phận sinh lực địch bị tiêu diệt, ý chí của địch sau thất bại Điện Biên Phủ đã rêu rã càng thêm rêu rã.
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #85 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 02:22:01 am »

Trận đánh cũng đưa lại cho chúng ta những kinh nghiệm hay về tổ chức và thực hành chiến đấu dài ngày trên vùng đất trống va trắng, về đánh địch phòng ngự trong hệ thống boong-ke bằng vũ khí trong biên chế của trung đoàn bộ binh.
Nhưng phải nói chúng ta mang nặng tư tưởng chủ quan khinh địch, không đánh giá đúng so sánh giữa ta và địch trên đại thể và tương quan lực lượng ở từng chiến trường, không thấy hết tính ngoan cố của kẻ địch trước giờ rãy chết, cứ tưởng sau chiến thắng Điện Biên Phủ, đại quân kéo về hô một tiếng là địch "bó giáo lai hàng" nên việc lựa chọn mục tiêu công kích, sử dụng lực lượng, vận dụng cách đánh đảm bảo những yếu tố vật chất kỹ thuật không phù hợp phương châm "tiêu diệt địch, bảo vệ mình", bệ nguyên xi những kinh nghiệm chiến đấu ở chiến trường Điện Biên Phủ vào trận đánh một cách giáo điều, máy móc, kinh nghiệm chủ nghĩa đã đưa lại những tổn thất không đáng có.
Viết về những trận đánh cuối cùng này, tướng Yves Gras trong cuốn Lịch sử chiến tranh Đông Dương đã hết lời ca ngợi tài “điều binh khiển tướng” của Cogny khiến cuộc tấn công của Việt Minh đã bị chặn đứng và bị hất bật trở lại bởi sự đánh trả dữ dội của quân Pháp, bởi các trận phản kích của xe thiết giáp dưới sự yểm trợ và tiếp tay của không quân. Bị thiệt hại nặng nề, các trung đoàn Việt phải ngừng trận đánh và rút lui lên phía bắc tuyến phòng thủ bê tông.
Yves Gras đã lầm. Rõ ràng Cogny trong những trận này không còn là Cogny liều lĩnh hung hăng của những trận càn trong chiến dịch Porto ở Thuận Thành ngày 14/4/1952; khi chỉ huy GM1+GM3 trong chiến dịch Turco ngày 18/4/1952 ở nam phần Bắc Ninh hoặc trong chiến dịch Hirondelle biệt kích quân dù xuống Lạng Sơn ngày 17/7/1953 với vai trò là tư lệnh miền Bắc Bắc kỳ.
“Vận đỏ” của ông ta đã qua. Những trận cuối cùng này chỉ thấy ông ta hoàn toàn mất chủ động, tìm cách lẩn trốn không dám đương đầu với đối phương. Ông ta chỉ thị cho Vanuxem bí mật rút quân ở nam Bắc Bộ theo đường sông ra biển để tránh đụng độ; điều quân cơ động ra tiền duyên thì cũng chỉ để ngăn chặn chứ không phải để giao chiến theo đúng chức năng mà ông ta đã xác định cho quân cơ động. Nhiều lắm ông ta chỉ phát huy được chút sức mạnh từ xa bằng pháo binh hoặc từ trên trời bằng máy bay.
"Cái chìa khoá" (chỉ Bắc Kỳ - theo De Lattre de Tassigny) và "cái gút" (châu thổ sông Hồng theo ẩn ý của Cogny) mà ông muốn nắm giữ đã mất. Ông không còn cả chỗ đứng. Ông đã bị bật sang tận Maroc và sau đó là Trung Phi. Các trung đoàn Việt ngày ấy ngừng trận đánh vì hiệp định Giơnevơ về lập lại hoà bình ở Đông Dương được ký kết và quân Việt rút lên phía bắc tuyến phòng thủ bê tông là để trở về tiếp quản các vùng vừa được giải phóng và thủ đô Hà Nội của mình.
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #86 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 02:22:35 am »

MỘT VÀI SỐ LIỆU
VỀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC


Trong chín năm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam (từ 1945 đến 1954) thực dân Pháp được đế quốc Mỹ giúp đỡ đã tung vào chiến trường Đông Dương mọi lực lượng và phương tiện chiến tranh có thể huy động được. Ở vào thời điểm huy động lực lượng cao nhất (3/54) thực dân Pháp đã sử dụng:
191 tiểu đoàn (trong đó có 84 tiểu đoàn Âu Phi).
550 máy bay.
26 tiểu đoàn pháo binh.
10 trung đoàn xe tăng và xe bọc thép.
390 tàu chiến và ca nô.
Thực dân Pháp đã tiêu phí ngót 3.000 tỷ franc (tương đương 7 tỷ đô la Mỹ) trung bình mỗi ngày tiêu phí một tỷ franc.
Do những thất bại liên tiếp trong cuộc chiến tranh phi nghĩa ở Việt Nam nên 20 lần chính phủ Pháp bị đổ. Trung bình mỗi chính phủ chỉ làm việc trong bảy tháng, có chính phủ chỉ tồn tại trong bảy ngày, nhiều lần thay đổi chủ trương kế hoạch, bảy lần thay "toàn quyền", tám lần đổi tướng tổng chỉ huy quân viễn chinh.
Trong năm năm (1950 - 1954) Mỹ đã viện trợ cho Pháp ngót 1.200 tỷ franc (2,7 tỷ đô la) cung cấp cho Pháp 350 máy bay, 390 tàu chiến, 1400 xe tăng, xe bọc thép 16.000 xe ô tô vận tải, 175.000 súng hạng nhẹ.
Cuối cùng thực dân Pháp vẫn không tránh khỏi thất bại. Nửa triệu quân xâm lược nhà nghề của thực dân Pháp và quân Nguỵ tay sai bị tiêu diệt, 435 máy bay bị bắn rơi và phá huỷ, 603 tàu chiến bị bắn chìm và bắn cháy, 344 khẩu pháo, 9.238 xe quân sự, 377 đầu máy bị phá huỷ, 255 khẩu pháo, 504 xe quân sự, 130.415 súng các loại bị rơi vào tay đối phương.
Thực đần Pháp buộc phải thừa nhận độc lập chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Campuchia, phải rút quân khỏi miền Bắc và bị đế quốc Mỹ hất cẳng ở miền Nam.
Tư liệu của Tạp chí Công tác Tư tưởng Văn hoá
Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương và Cục Tư tướng
Văn hoá - Tổng cục Chính trị Bộ Quốc phòng.
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #87 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 02:23:09 am »

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT


B.C.C.P Batailillon commando colonial parachute - tiểu đoàn biệt kích dù thuộc địa
B.E.P Bataillon étrangere parachute - tiểu đoàn dù lê dương
B.P.C Bataillon parachute colonial - tiểu đoàn dù thuộc địa.
C E.F.E.O: Corp expédionnaire francaise Extrême Orient quân đoàn viễn chinh Pháp ở Viễn Đông.
D.B: Demi brigate - bán lữ đoàn
D.I.C: Diviston infantene colonial - sư đoàn bộ binh thuộc địa.
D.I.C.E.O Division infanterie colomal Extrême – Orient - sư đoàn bộ binh thuộc địa Viễn Đông
D.N.A: Division navale d'assaut cu dinassaut - chiến đoàn thuỷ quân xung kích.
F.E.F.E.O: Force expidionnaire francaise Extrême Orient lực lượng viễn chinh Pháp ở Viễn Đông.
G.M: Groupement mobile - binh đoàn cơ động.
L.C.T - L.C.M -  L.S.T - L.S.S.L - L.V.T - các phương tiện vận tải thủy chủ yếu dùng đổ bộ nhưng có loại bọc thép trang bị súng cỡ 40 mm và súng cối 81 mm
R.A.C: Régiment artilleri colonial - trung đoàn pháo binh thuộc địa.
R.E.I: Régiment etrangere infanterie - trung đoàn bộ binh lê dương
R.I.C: Régiment infanterie colonial - trung đoàn pháo thủ thuộc địa.
R.I.C.M: Régiment d'infanterie colonial du Maroc trung đoàn bộ binh thuộc địa Maroc.
R.T.A Régiment tirailleur africain - trung đoàn pháo binh người Phi
R.T.M Régiment tirailleur marocain - trung đoàn pháo binh người Maroc
R.T.T Régiment transport & transmission - trung đoàn vận tải và truyền thông
TABOR Một sắc lính địa phương người Maroc giống như lính khố xanh - một đơn vị Tabor tương đương một tiểu đoàn


HẾT
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Giêng, 2009, 02:25:06 am gửi bởi TimeBreak » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM