Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:57:59 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những viên tướng ngã ngựa  (Đọc 55543 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #70 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 02:10:20 am »

Toàn bộ tập đoàn cứ điểm được chia thành ba phân khu: phân khu Bắc có hai trung tâm đề kháng, phân khu Trung tâm có năm trung tâm đề kháng, phân khu Nam có một trung tâm đề kháng.
Trong tay De Castries là 16.000 quân chiếm một phần ba lực lượng cơ động của Pháp trên toàn chiến trường Bắc Bộ phần lớn thuộc các đơn vị Âu - Phi tinh nhuệ, có máy bay, đại bác yểm trợ đến mức tối đa. Ông ta nghĩ như tất cả mọi người là đối phương không bao giờ có vũ khí hạng nạng. Nếu do phép lạ nào mà họ mang vũ khí nặng đến được thì chính đại pháo của ông ta sẽ nhanh chóng dập nát.
Điện Biên Phủ chưa có gì ngã ngũ, hai đấu thủ chờ giây phút đối phương tự bộc lộ. 11 giờ 30 ngày 1/1/1954, chiếc Dacota hạ cánh xuống sân bay chở theo một đoàn gái điếm "món quà mừng năm mới của Cogny" gửi tặng binh sĩ Pháp và linh lê dương. Castries nói với Guilain đặc phái viên báo Le Monde: "bọn Việt chịu xuống lòng chảo thì chúng tôi nắm được chúng rồi". "Cuộc đụng độ có thể gay đấy, chúng tôi sẽ chịu được chúng, và rút cục chúng sẽ có được cái mà chúng tôi vẫn thiếu”.
Ngày 3/2, Tết nguyên đán, 12 giờ trưa, pháo 75 ly của đối phương ở sườn đồi Đông Bắc nhằm vào những máy bay đỗ ở đường băng Điện Biên Phủ nã đạn, lập tức pháo của Pirot trả lời: 1.650 viên đạn 105 ly. Máy bay B 26 còn thả thêm 156 quả bom, nhưng tất cả đều vào trận địa giả.
Không thấy Việt Minh nhảy vào "thộp ngực", De Castries kiêu ngạo nói với cha tuyên úy Amornon đi cùng: "chúng bắn bọn tôi nhưng rồi thì sao? Tôi đội cái mũ ca lô đỏ để chúng thấy rõ hơn".
Ngày 13/3 cuộc tấn công vòng ngoài tập đoàn cứ điểm bắt đầu, bão lửa của quân ta dội xuống Him Lam (Béatrice), và tiếp sau là đồi Độc Lập (Gabrielle) vào ngày 14/3. Sáu nghìn phát đại bác các cỡ của địch, máy bay được huy động tối đa không dập tắt được các ụ pháo của ta đặt chìm trong núi và không ngăn được lực lượng xung kích ào vào đồn. Lực lượng dự bị với tất cả xe tăng từ Mường Thanh tiến ra phản kích bị chặn đánh tơi bời. Đạn pháo ta đã bắn sập cả hầm chỉ huy khu trung tâm nơi De Castries đã từng khoe với phái đoàn Pleven là "rất chắc chắn, quý vị cứ yên tâm", giết chết trung tá Gaucher.
De Castries xuống tinh thần và ủ rũ gọi Cogny: "Ông sẽ chuyển cho tôi được bao nhiêu đạn nữa? Ông còn phải thả dù cho tôi một tiểu đoàn với thời tiết này? Các đơn vị dự bị đang choáng váng vì bị pháo đánh vỗ mặt suốt đêm. Ông bảo tôi phải làm gì?" Piroth, tư lệnh pháo binh tự sát. Ở Hà Nội hàng giờ lại nhận được điện của De Castries báo về một tai hoạ mới. Navarre gần như câm lặng trước một bức điện của ông ta "tôi nghĩ rằng tập đoàn cứ điểm có thể bị chia cắt, và trong trường hợp đó, tôi dự kiến ra lệnh cho cứ điểm Hồng Cúm rút lui bằng phương tiện của mình".
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #71 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 02:12:01 am »

Chiến hào bò từ các vực sâu, triền dốc dẫn xuống lòng chảo, Castries nói với nhiếp ảnh viên Daniel Camus: "tối nay (tối 16/3) mà chúng đánh nữa thì chúng ta tiêu” Castries đau khổ như tham mưu trưởng của ông ta. Cả hai không muốn nhúc nhích. Ông ta tự phong toả mình trong thành lũy và tự chôn mình trong hang ổ của hầm chỉ huy. Mọi việt tổ chức phòng thủ sử dụng pháo và lực lượng dự bị đều giao cho cấp dưới. Phái đoàn điều tra của quân đội Pháp có hỏi: "Vậy thì có đại tá De Castries để làm gì?"
Langlais trả lời ngay không chút do dự: "Đại tá chuyển những thông điệp của chúng tôi về Hà Nội."
Dư luận cho rằng ông ta đánh trận không phải để cống hiến hay hy sinh  vinh dự và được thăng cấp, ông ta là kẻ phiêu lưu, tàn nhẫn, kiêu ngạo và hay bốc phét quá mức cần thiết. Ông ta không phải là con người chịu nổi một thử thách như vậy.
Người ta đồn đại tá Sauvagnac, chỉ huy trưởng không vận Bắc Kỳ đã chuẩn bị hành lý lên đường thay ông ta, thế rồi lại trở lại, không ai dám giáng cho ông ta một kỷ luật dù cũng từng nghĩ đến. Trong hồi ký của mình Navarre cũng đã ân hận là không sớm cách chức ông ta vào lúc này.
Ông ta không phải là người chỉ huy sẵn sàng nêu gương, đã để mất hết nhưng gì một thời làm nên huyền thoại và uy tín nhưng ông vẫn muốn là "ông hoàng làm theo mệnh trời", tự cho phép mình làm tất cả mặc dầu thâm tâm cấp dưới không cảm thấy kính trọng ông ta.
Các trận địa tấn công của đối phương ngày càng xiết chặt xung quanh các cụm cứ điểm. Hôm trước De Castries đưa xe tăng ra san ủi các đầu hào dẫn tới các cứ điểm thì hôm sau giao thông hào lại được phát triển sâu hơn về phía hàng rào dây thép gai. Từ 30/3/1954 quân ta tiếp tục đợt tiến công thứ 2. Các đồi C1, D1, D2 lần lần sụp đổ, từ đồi D2 có thể nhìn bao quát khắp lòng chảo, cách trung tâm tập đoàn cứ điểm khoảng 1km. Bigeard vẫn bám giữ đồi C4. Vùng trời càng thu hẹp. Tiểu đoàn 2 của trung đoàn một lính dù được ném xuống tăng viện phải mất bốn ngày mới xuống được hết. Máy bay vừa phải nâng độ cao vừa phải tránh đạn phòng không. Hàng tiếp tế lạc sang phía trận địa đối phương1 (Hai phi công dân sự Mỹ trở thành người Mỹ đầu tiên bị giết trong chiến tranh Việt Nam là Jame Megovern và Wallace Buforl khi cố gắng tiếp tế cho Điện Biên (Bruce Kenedy- phóng viên CNN)). Hàng đống xác chết vung vãi trong hàng rào dây thép gai. Cuộc tranh chấp các cao điểm ở phía đông diễn ra quyết liệt ở phía tây từng cứ điểm bị lấn chiếm. Hồng Cúm bị bao vây và cô lập. Trước ngày 12/3 có gần 11.000, đã thả dù thêm 4 tiểu đoàn, nhưng đến ngày 14/4 chỉ còn 3.000 quân chiến đấu được.
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #72 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 02:12:36 am »

Ngày 23/3, tại thư số 44/CAB De Castries gửi Cogny: "tám ngày nay, lực lượng địch từ từ xiết chặt vòng vây. Bom, pháo của chúng ta không làm chậm bước tiến của họ. Ta không chọc thủng được vòng vây Hồng Cúm sẽ bị cô lập. Trong lúc địch trông thấy mọi hoạt động và cách bố trí của ta thì tôi lại mù, thiếu phương tiện trinh sát và quan sát đường không. Quyết tâm của họ không mảy may suy suyển. Tôi cho rằng tình hình chỉ có thể ngày càng xấu đi mà thôi. Khi nào tình hình có lợi cho họ, địch sẽ phát động hoạt động cuối cùng". Cũng may là ông ta bị mù, nếu ông nhìn thấy cả nước chúng ta đang lên đường tiến vào Điện Biên Phủ với chủ nghĩa anh hùng cách mạng nở rộ như hoa ban thì ông ta đã vỡ tim!
Ấy vậy mà người ta vẫn nói đến việc thăng cấp cho De Castries, tổng thống Eisenhower bày tỏ sự ngạc nhiên với tướng Ely: vì sao người chỉ huy Điện Biên Phủ chỉ là một đại tá. Ở tập đoàn cứ điểm một số sĩ quan bắt đầu nổi tiếng đang được thăng cấp đặc biệt chẳng lẽ lại trừ người chỉ huy. Navarre đã gửi một loạt các bức điện đòi hỏi các "ngôi sao" để làm cho quân đồn trú lên tinh thần.
Ở Hội đồng Bộ trưởng, Mare Jacque phản đối thăng thiếu tướng cho De Castries "nếu ông ta thoát được, ta sẽ xem, còn thời gian". Pierre de Chevigné thì sợ Điện Biên Phủ thất thủ, họ cầm tù được một đại tá thì chiến thắng sẽ bớt vang dội. Các thành viên khác thì can thiệp để gắn sao cấp tướng cho De Castries để ông ta lên tinh thần. Ngày 15/4/1954 De Castries được Cogny báo cho biết là đã được thăng cấp tướng. Sao cấp tướng và rượu rửa lon đã gửi theo các thùng hàng. Tất cả sao cấp tướng, huân chương Bắc đẩu bội tinh và rượu cô nhắc đã theo dù rơi sang phòng tuyến của ta. De Castries phải mang ngôi sao cấp tướng tự làm ở Điện Biên Phủ.
Từ 1/5 ta tiến hành đợt tổng công kích trên toàn bộ mặt trận, trọng điểm là đánh chiếm đồi A1 "cuộc chiến sắp đến hồi chung cuộc và lực lượng đồn trú sắp đi đến hồi tận cùng nhục nhã". Ngày 4/5 theo lệnh Cogny, De Castries triệu tập tất cả cán bộ chỉ huy cao cấp đến hầm bàn việc tháo chạy theo kế hoạch Albatros, sang Lào, nơi mà đại tá Crevecoeur đã ém quân chuẩn bị chờ đón. Họ quyết định lập ba đạo quân: lính dù do Langlais và Bigeard chỉ huy, lê dương do Lemeumer và Vadot theo một cánh và một cánh do Jsabelle với Lalande nắm mở đường máu để rút chạy. Dự kiến sẽ mất khoảng 9/10.
Nhưng đã quá muộn. Lực lượng phản kích cạn kiệt. Pháo thủ và đạn đều bị chết hoặc bị thương không còn. Lính dù, lính lê dương kiệt sức như những con ngựa ngã gục. Hàng trăm, hàng trăm tên nhiều ngày đã chui lủi vào các hang hốc như những con cua ven bờ biển nhiệt đới để tránh đánh nhau. Những dàn hoả tiễn mang mật danh H.6 của ta lúc này xuất hiện, từng loạt đạn với những tiếng rít dài chùm xuống các hầm hào của khu trung târn. Những tên chưa chết nhao khỏi hầm bùn đất phủ đầy từ đầu đến chân, mặt mũi đen thui vì khói, đôi mắt thất thần bám chạy loạng choạng và ngã gục.
12 giờ ngày 7/5 Bigeard đến gặp Castries: Hết rồi! Nếu ông đồng ý tôi sẽ mang quân của tôi chuồn khỏi nơi đây vào chập tối. ông hãy để cho Trancart ở lại và đi cùng tôi. Castries trả lời: chính tôi sẽ ở lại cậu cứ yên tâm. Cậu phải tìm cách thoát ra cùng vài người nữa.
Tại Hà Nội Cogny gọi De Castries:
- Khả năng tối đa của các anh?
- Tôi sẽ cố gắng, sẽ cố gắng, tuỳ tình hình tìm cách tuồn đi tối đa các phương tiện và trang bị của ta về phía nam. Trung tướng cho phép tôi chứ?
- Tôi cho phép anh.
- Cuối cùng tôi sẽ giữ vừng, tôi sẽ bám trụ ở đây càng lâu càng tốt với quân số còn lại.
- Hôm nay không quân sẽ nỗ lực lớn để yểm trợ hoả lực, cố làm cho quân Việt cộng dừng nỗ lực của họ lại!
Nhưng sự nỗ lực của Cogny chỉ đưa lại kết quả là thêm hai máy bay chiến đấu kiểu mới F4-U của hải quân Mỹ bị bắn rơi. Đó là chiếc thứ 61, 62 bị ta hạ trên vùng trời Điện Biên.
Cogny tiếp tục gọi De Castnes: Này ông bạn, bây giờ phải kết thúc, tất nhiên rồi nhưng điều chắc chắn là những gì anh làm được từ trước tới nay là tuyệt diệu. Đừng có làm hỏng tất cả bằng cách kéo cờ trắng. Anh bị tràn ngập nhưng không đầu hàng, không có cờ trắng!
Trong lúc đó thì cờ trắng xuất hiện khắp các trận địa, các chiến hào và cả trên nóc hầm chỉ huy của De Castries.
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #73 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 02:13:06 am »

Trung sĩ Kubak đã trông thấy lá cờ ấy. Ở trong hầm của mình Bigeard và Langlais chuẩn bị đón quân Việt. De Castries đứng đợi quân Việt ở cửa, ông ta đã thay quần áo như thường lệ, mang cuống huân chương, tay áo sắn lên. Khi tiểu liên chĩa vào người, Castries kêu "đừng bắn tôi"'. Grauwin nhìn xuống đường hào thấy De Castries tái xám dưới chiến mũ ca lô đỏ, môi ngậm điếu thuốc lá, chói mắt vì ánh nắng trên chiếc xe Jeep về cơ quan tình báo của đối phương.
Gần hầm chỉ huy quân Việt gọi Langlais, ông ta bước đến: tôi đây, họ vây lấy ông ta và cùng kêu lên: Bigeard đâu? Bigeard câm lặng bước về trại tù binh theo đoàn người dài dằng dặc.
Năm mươi năm sau, năm 2003 ở Pháp người ta xuất bản một cuốn album khổ lớn "50 năm Điện Biên Phủ”, trong đó dành cả một chương đưa lên hình ảnh của những tù binh mặt mày hốc hác, râu ria mọc tua tủa, đếm được từng chiếc xương sườn và phàn nàn những người lính của họ bị bắt làm tù binh phải chịu đựng đói khát, bệnh tật và chết nhiều trong các trại. Họ không hiểu được những người chiến thắng đã khó khăn như thế nào khi phải tiếp nhận một lúc hàng vạn tù binh ở mặt trận cách xa hậu phương trên 500 km. Chính những người chiến thắng đã nhường cơm, xẻ áo cho những người trước đó một giờ đã cầm súng xả về phía mình. rẽ ra họ phải trái những người cầm quyền của nước Pháp. Những người này thừa biết khó khăn của đối phương nhưng họ đã không hề gửi cho binh lính của họ bị đối phương bắt một chút lương thực, thực phẩm, thuốc men. Trên đường dẫn tù binh về trại, máy bay của họ còn không ngớt tìm tòi, hù dọa thậm chí còn ném bom bắn phá ngăn chặn. Ở hội nghị Genève, tuyệt nhiên họ không nghĩ đến việc tìm mọi cách để cho binh lính của họ bị bắt sớm được về với gia đình. vuốt hai tháng trời đàm phán họ khăng khăng đòi giới tuyến tạm thời phải ở vĩ tuyến 18, đòi chiếm giữ Hải Phòng lâu dài, không chấp nhận các điều khoản chính trị, không muốn tổng tuyển cử sớm.
Chính họ không ai khác, phải gánh lấy trách nhiệm trước lịch sử về những số phận của những binh lính của họ.
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #74 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 02:13:36 am »

PHỤ LỤC
CUỘC ĐIỆN ĐÀM CUỐI CÙNG
CỦA DE CASTRIES Ơ ĐIỆN BIÊN PHỦ



Vào 10 giờ ngày 7/5/19t)4 từ văn phòng của ông trong thành Hà Nội, Cogny gọi Castnes. Mưa giông đang đe dọa toàn vùng làm máy nghe rè rè. Cuộ( đàm thoại có thể là liên lạc cuối cùng với tập đoàn cứ điểm được thu vào đĩa trong phòng truyền tin, Cogny nói:
- Chào ông bạn. Anh còn lại những phương tiện nào?
Castries nói bằng giọng rõ ràng, chậm rãi, chừng mực. Giọng hơi cao do qua điện thoại. Có lúc Castries phải tìm từ, tự chữa, nhắc lại, Cogny đều đặn ghì nhận bằng giọng trầm đục.
- Còn tiểu đoàn 6 lính dù thuộc địa, tiểu đoàn 2 của trung đoàn một lính dù thuộc đia và bộ phận còn lại của trung đoàn pháo binh Algérie.
- Vâng.
- Dù sao, chỉ còn cách là để một chữ thập lên trên.
- Vâng
- Có phải thế không? Còn các đơn vị, nhưng hao hụt rất nhiều, tất nhiên rồi, vì ta đã lấy bớt, đã rút quân từ mặt Tây để cố gắng chèn quân ở phía Đông
- Vâng
- … còn gần hai đại đội trong mỗi tiểu đoàìn, hai đại đội cho cả hai tiểu đoàn dù lê dương cộng lại
- Vâng.
- ... ba đại đội của trung đoàn pháo binh Maroc, nhưng chúng không có giá trị gì, phải vậy không, chẳng có giá trị chút nào, chúng bị suy sụp tinh thần rồi.
- Vâng
- ... Còn hai đại đội của tiểu đoàn 2 xung kích.
- Vâng.
- ba đại đội của tiểu đoàn 2 lính Thái, nhưng điểm này tất nhiên thôi, ở trung đoàn pháo binh Maroc và tiểu đoàn 2 lính Thái là còn nhiều quân nhất, bởi vì họ đâu có chiến đấu.
- Tất nhiên rồi.
- Phải không? Còn ở tiểu đoàn 1, trung đoàn 2  và tiểu đoàn 1, trung đoàn 2 bộ binh Lê dương, còn 1 khoảng 2 đại đội, và gần 2 đại đội ở tiểu đoàn 1, bán lữ đoàn 13. Đó là những đại đội có khoảng tám mươi quân.
- Vâng, tôi hiểu.
- Thế đấy! Chúng tôi sẽ bảo vệ.
- Vâng.
- Chúng tôi sẽ bảo vệ và tôi cho rằng khả năng tối đa của chúng tôi
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #75 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 02:15:00 am »

Máy bỗng bị nhiễu làm cuộc nói chuyện gián đoạn. Cogny nhắc lại:
- Alô... Alô
- Alô... thưa trung tướng, trung tướng vẫn nghe tôi đấy chứ?
- … Rằng khả năng tối đa của các anh?
- … là chặn địch trên sông Nậm Rốm, phải vậy không?
- Vâng.
- Với điều kiện chúng tôi phải giữ được bờ phía đông, bởi nếu không chúng tôi sẽ không còn nước uống.
- Vâng, tất nhiên.
- Phải vậy không? Vậy tôi đề nghị sẽ làm thử, tôi sẽ cố gắng giữ được như thế nhé? Tôi vừa mới lấy, không tôi vừa gặp Langlais, chúng tôi nhất trí như thế và, lạy Chúa, tôi sẽ cố gắng, sẽ cố gắng, tuỳ tình hình, tìm cách tuồn đi tôi đa các phương tiện và trang bị của ta về phía nam.
- Vâ ng, đồng ý. Chắc sẽ làm điều đó vào ban đêm?
- Sao?
- Ban đêm chứ?
- Vâng, thưa trung tướng, ban đêm, tất nhiên rồi.
- Ừ, đúng đấy.
- Và tôi... tôi cần trung tướng đồng ý để làm điều đó.
- Đồng ý, ông bạn ạ.
- Trung tướng cho phép tôi chứ?
- Tôi cho phép anh.
- Cuối cùng, tôi sẽ giữ vững, tôi sẽ cố gắng bám trụ ở đây càng lâu càng tốt với số quân còn lại.
Castries để thời gian trôi qua, rồi cho thấy ông ta không cần gì để nói.
- Thưa trung tướng...?
- Vâng, đồng ý ông bạn ạ.
- Như thế đấy.
Cogny hỏi rất nhanh:
- Về đạn dược, liệu các anh có thu lượm được cái gì không?
- Đạn dược ư? Còn nghiêm trọng hơn. Chúng tôi hết rồi
- Không có cái gì mà...
- Chúng tôi hết đạn rồi, vậy đó. Tất nhiên cũng còn một ít đạn 105, nhưng.
Một câu trong tư liệu ghi âm nghe không được. Có thể là Castries nói về các quả đạn 155 bởi vì tất cả các khẩu pháo đều hết dùng được.
- … chúng không còn dùng được việc gì ở đây.
- Vâng
- … trong lúc này. Còn đạn, đạn 120
- Vâng
- … tôi còn, có lẽ tôi còn từ 100 đến 150 viên.
- Và chúng nằm rải rác khắp nơi, có phải vậy không?
- Vâng, tất nhiên rồi.
Castries nhắc lại:
- Chúng nằm rải rác khắp nơi. Không thể trong thực tế hầu như không thể nào thu nhặt được. Tất nhiên ta càng bắn đi nhiều chừng nào càng tốt chừng ấy, phải không?
- Vâng.
- Cho nên chúng tôi sẽ giữ vững, cố giữ được càng lâu càng tốt.
Cogny vừa nói vừa nuốt từng tiếng:
- Tôi nghĩ là tốt hơn hết, hôm nay không quân sẽ nỗ lực lớn để yểm trợ hoả lực, cố làm cho quân Việt dừng lại, dừng nỗ lực của họ lại.
- Vâng, thưa trung tướng. Với lại không quân không được ngừng, phải không? Không quân cần hoạt động liên tục. Vâng, còn quân Việt phải chăng, tôi sẽ tả diện mạo chúng cho trung tướng.
- Vâng
- Quân Việt đã đưa toàn bộ lực lượng còn lại của chúng sang phía Đông.
- Vâng.
- Kể cả hai trung đoàn của đại đoàn 308.
- Thế à, vâng.
- Có phải không? Hiện nay chỉ còn, có lẽ còn ở phía Tây
- Vâng
- Chỉ còn trung đoàn 36.
- 36, vâng, chắc thế.
- Phải không? Chỉ còn trung đoàn 36. Trung đoàn 102...
Máy đột ngột im tiếng
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #76 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 02:15:44 am »

Cogny thở hổn hển trong lúc các kỹ thuật viên cố gắng nối liên lạc.
- Alô... Alô... 
Castries nói tiếp:
- Trung tướng có nghe tôi không?
- Còn trung đoàn 102, lúc nãy anh bảo sao?
- Vâng thưa trung tướng.
- Trung đoàn 102?
- Có nghĩa là chúng đã đưa sang mặt Đông
- Vâng.
- Có phải không? Cùng với tất cả những gì-khá nhất mà chúng có của đại đoàn 312.
- Đúng thê. Vâng.
- ... Và nay có cả đại đoàn 316.
-Vâng
- Phải vậy không?
Cogny bảo: "Chúng đã dốc hết lực lượng sang mặt Đông."
- Nhưng trung tướng thấy đó, như tôi đã dự kiến, còn đại đoàn 308, hình như tôi đã nói rồi, nó vẫn vuột khỏi tầm quan sát của tôi, như mọi khi.
- Vâng, đúng thế.
Cogny hỏi:
- Được? Thế còn việc rút quân về phía Nam? Anh hình dung chuyện đó thế nào? Rút về Hồng Cúm hay phân tán ra?
- Thưa trung tướng, dù sao, dù sao, họ cần phải... vượt qua Hồng Cúm về phía Nam phải không?
- Vâng, đúng thế.
- Nhưng tôi sẽ ra lệnh, tôi cũng sẽ ra lệnh cho Hồng Cúm cố gắng, cố gắng phá vòng vây, nếu có thể được.
- Vâng, đồng ý, vậy anh sẽ cho tôi hay để chúng tôi cô gắng dùng không quân yểm trợ tối đa cho anh trong chuyện đó.
- Ôi, tất nhiên rồi, thưa trung tướng.
- Thế nhé, ông bạn. Và lạy chúa, tôi sẽ giữ lại đây... những đơn vị mà họ không cần dùng đền.
- Đúng thế, Vâng.
- … Những người, nói sao bây giờ, tất nhiên là thương binh, nhưng nhiều thương binh đã rơi vào tay địch, bởi vì có thương binh trong các cứ điểm, đồi C.
- Vâng tất nhiên rồi.
- Phải vậy không? Tôi giữ lại tất cả số đó dưới quyền chỉ huy của tôi.
- Vâng ông bạn ạ.
- Thế đấy.
- Xin tạm biệt ông bạn.
- Có thể tôi sẽ gọi lại cho trung tướng trước khi trước khi kết thúc.
- Vâng, tạm biệt, ông bạn Castries.
- Xin tạm biệt trung tướng.
- Tạm biệt ông bạn.
Castries gác máy. Cách đó 300km, Cogny không nhìn đến các sĩ quan đang vây quanh ông. Im lặng. Mồ hôi chảy ròng ròng trên trán ông. Cái nóng oi ả trước cơn mưa giông chưa nổ ra được đè nặng trên Hà Nội.
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #77 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 02:16:31 am »

Ở Hà Nội, Cogny nghe Castries báo cáo tình hình một lần nữa rồi chuyển đường dây xuống tầng hầm dưới cho tướng Bodet. Navarre để tướng Bodet lại thay mặt mình. Tướng Bodet muốn nói với Castries vài câu theo nghì thức, xứng đáng với Tổng tư lệnh và viên phó xuất sắc của ông ta.
Bastiani, tham mưu trưởng của Cogny, can thiệp. Ông bảo Cogny:
- Coi chừng ông chưa nói về vấn đề cờ trắng.
Bỗng dưng có linh cảm khủng khiếp. Cogny lao tới cầu thang và bổ vào văn phòng tướng Bodet đúng vào lúc bằng giọng êm dịu, viên phó của Navarre nói với Castries:
- Tạm biệt ông bạn. Chúc anh mọi sự tốt lành. Thôi thế là rất tốt.
Cogny gạt ông ta ra và giật lấy máy. Navarre không bao giờ hình dung là người ta có thể kéo cờ trắng. Trong chỉ thị ngày 1 tháng 4, ông tuyên bố là trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được tính chuyện đầu hàng.
- Alô, alô, Castries?
- Thưa trung tướng.
- Này ông bạn, bây giờ phải kết thúc, tất nhiên rồi, nhưng điều chắc chắn là những gì anh làm được tù trước tời nay là tuyệt diệu. Đừng có làm hỏng tất cả bằng cách kéo cờ trắng. Anh bị tràn ngập, nhưng không đầu hàng, không có cờ trắng.
Có phải lúc đó Castries mới bỗng chốc lường được ý nghĩa sai lầm lớn của mình? Có lẽ sẽ không bao giờ có ai biết điều đó và tướng Castries cùng Seguins Pazzis sẽ ôm bí mật ấy xuống mồ. Băng ghi âm cuộc đàm thoại, mà tôi nghe được bản sao, bị cắt mất một đoạn đúng vào chỗ đó. Điều nổi bật là sự thất vọng của Castries sau lời dặn của Cogny và lý lẽ mà ông ta dùng để tự biện minh. Tự biện minh về cái gì, nếu không phai về việc đã kéo cờ trắng? một lúc sau Castries mới trả lời, bằng giọng rầu dĩ:
- Vâng được thưa trung tướng. Tôi chỉ muốn bảo vệ thương binh. Vâng tôi biết. Vậy anh làm đi, tốt nhất là để (…) của anh tự làm (...) những gì anh đã làm là quá đẹp nên bây giờ không thể làm điều đó. Anh có hiểu không, anh bạn.
- Vâng thưa trung tướng.
- Thôi tạm biệt anh bạn, mong sớm gặp lại anh.
Không có câu "Nước Pháp muôn năm" như người ta đồn là chỉ huy trưởng tập đoàn cứ điểm đã nói. Điện báo viên Mélien phụ trách nối điện đàm ở phòng bên cạnh văn phòng Castries đã kết luận cho đồng nghiệp của mình ở Hà Nội.
- Quân Việt chỉ còn cách vài mét. Chúng tớ sắp phá máy đây. Chào các cậu.
Người ta mang một lá cờ trắng đến, lá cờ mà trung sĩ Kubiak đã trông thấy phấp phới trên hầm chỉ huy của Castries trong lúc Bigeard và Langlais ở trong hầm mình chuẩn bị đón quân Việt.
Cogny báo cho bà Castries biết tin Điện Biên Phủ thất thủ và yêu cầu giữ bí mật tin ấy. Trong phòng khách của Cogny có ông Hedberg, phóng viên báo Exoressen đang chờ. Khi quân Việt vào hầm chỉ huy và vạch cửa ra, Castries đứng đợi họ, không vũ khí, tay áo sắn lên. Ông đã thay quần áo và như thường lệ, mang cuống huân chương. Trung sĩ lính dù Paseerat de Silans thuộc phòng 3 của Langlais thuật lại là khi tiểu hên chĩa vào người, Castries đã kêu lên: "Đừng bắn tôi". Câu ấy không đúng giọng điệu của Castnes. Để làm dịu thái độ đe dọa của tổ lính Việt Minh có thể ông ta đã nói: "Các ông không định bắn đấy chứ?"
Ctrawin đưa mắt nhìn xuống đường hào. Trông thấy Castries tái xám dưới chiếc mũ ca lô đỏ, môi ngậm điếu thuốc lá, chói mắt vì ánh nắng. Một chiếc xe Jeep lập tức đưa ông về cơ quan tình báo.
(Trong tập: Trận Điện Biên Phủ dướì con mắt người Pháp của Jules Roy - Bùi Trần Phượng dịch từ tiếng Pháp).


« Sửa lần cuối: 01 Tháng Giêng, 2009, 02:18:02 am gửi bởi TimeBreak » Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #78 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 02:18:32 am »

COGNY RENES
- Hậu Điện Biên Phủ: thời mạt vận của Cogny
- Núp sau hàng rào lửa tránh mọi đụng độ
- Lủi dần về hang ổ và cuốn xéo
7/5/1954
Toàn bộ tập đoàn cứ điểm của thực dân Pháp nơi chúng mệnh danh là "cái cối nghiền chủ lực Việt Minh" đã bị đập tan gây nỗi kinh hoàng khủng khiếp đối với bọn xâm lược. Dưới con mắt người Pháp "đó là một trong những thảm bại lớn nhất của phương Tây báo trước sự sụp đổ của các đế quốc thuộc địa và sự cáo chung của một nền cộng hoà". Các nguồn tin tình báo Pháp công khai dự đoán Hà Nội có thể thất thủ nếu Việt Minh tấn công mạnh.
Washington cũng bi quan như vậy. Tại buổi thông báo tình hình của hội đồng an ninh quốc gia ngày 8/5, giám đốc CIA Alen Dun dự tính 5.000 xe tải quân sự Việt Minh dễ dàng từ Điện Biên Phủ đến đồng bằng Bắc Bộ từ hai đến ba tuần. Pháp còn 20 vạn quân so với 76.000 quân chủ lực Việt Minh nhưng hầu hết tinh thần suy sụp nằm bẹp trong đồn xung quanh là dân cư thù địch. Quân đội quốc gia của Bảo Đại được thành lập sau hiệp định Elyse như Navarre gọi, chỉ là lũ ô hợp.
Người bi quan hơn, lo lắng hơn trước sự sụp đổ không cưỡng nổi là Cogny trung tướng tư lệnh quân đội Pháp ở Bắc Kỳ. Khi Navarre sang Đông Dương nhận chức, trong hàng ngũ tướng lĩnh có mặt ở Đông Dương hầu như chỉ còn Cogny là muốn phiêu lưu ở lại Đông Dương. Là chuyên gia kỹ thuật, chỉ huy pháo binh, tiến nhanh trong binh nghiệp sau khi vượt ngục ở Đức và chuyển sang tham gia kháng chiến. Đầu óc vốn đầy những toan tính phức tạp, thậm chí là xảo quyệt, giấu sau bề ngoài nồng hậu, lúc nào ông ta cũng tìm cách đạt mục tiêu bằng những con đường ngoắt ngạo. Ông ta muốn ở lại không theo Salan về Pháp chủ yếu là do say mê vinh quang, ưa được mọi người tung hô trọng vọng. Ở Hà Nội ông ta chỉ di chuyển với đoàn xe hộ tống và được mệnh danh là "ông tướng kỳ quặc".
Trước mặt Navarre, Cogny bày tỏ lòng mến mộ và sự tận tuỵ trung thành hoàn toàn của mình nhưng cũng không ngần ngại mặc cả với Navarre: "Tôi ở lại với hy vọng thêm một sao và cương vị chỉ huy miền Bắc Đông Dương." Càng ngày Cogny càng biểu lộ nhân cách đúng như De Linares - nguyên tư lệnh quân đội Pháp ở Bắc Kỳ nhận xét và trao đổi riêng với Navarre: "Cogny chưa đủ là một người chỉ huy tác chiến tầm cỡ lớn, nhất là ông ta thiếu trung thực, sẵn sàng phản lại ngay khi có thời cơ."
Là đệ tử trung thành của Thống chế De Lattre đã từng phục vụ trong bộ chỉ huy của De Lattre ở Tây Âu từ năm 1950 và ở Đông Dương năm 1951. Ngay khi làm tư lệnh khu Bắc Bắc Bộ Cogny nhớ huấn thị của De Lattre như nhớ Kinh thánh: "Bắc Kỳ là chìa khoá của Đông Nam Á, khi tình hình gay go của các vùng lãnh thổ khác nhau, cần ưu tiên cho Bắc Kỳ". Với Bắc Kỳ thì "vùng châu thổ - theo Cogny là cái gút của vấn đề, giữ châu thổ mang tính chất sống còn đối với Đông Dương và bình diện thế giới. "Đây là kho người kho của, là trung tâm giao lưu trong nước và đầu mối giao thông quốc tế, là chiến trường mà ông ta có thể phát huy cao độ trang bị vũ khí và phương tiện có trong tay. Người ta gọi Cogny là "con người của châu thổ sông Hồng”.
Chúng ta không ngạc nhiên khi thấy Cogny là người đầu tiên phản ứng với kế hoạch của Navarre tiến hành chiến dịch Atlanta ở khu V và xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ngoài những động cơ cá nhân, điều Cogny bất bình là khối cơ động dưới quyền ông ta sẽ bị thu hút vào các chiến trường xa xôi; đồng bằng sông Hồng, nơi ông ta coi là cái gút của vấn đề sẽ trở nên trống rỗng không đủ ứng phó với đối phương. Khi Navarre quyết định theo ý riêng, ông ta lại là người chấp hành tích cực. Ông ta gắn bó với Điện Biên Phủ ngay từ ngày đầu hình thành cho đến phút cuối cùng. Người ta tính được ông ta đã tới Điện Biên 11 lần để trực tiếp chỉ đạo quá trình xây dựng và chiến đấu của tập đoàn cứ điểm.
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #79 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 02:19:07 am »

Trong khi Navarre đang loay hoay đối phó với đối phương ở Điện viên Phủ thì ngày 13/1/1954 Cogny đã huênh hoang tuyên bố với phóng viên báo Mỹ: "Bộ chỉ huy Pháp chắc chắn buộc Việt Minh chịu một thất bại nặng nề ở Điện Biên Phủ. Chúng tôi nhất định chiến thắng". Thật lòng ông ta không tin tưởng sự vững chắc của Điện Biên Phủ nhưng vẫn hy vọng - nếu không chiến thắng được chủ lực của đối phương thì cũng kìm chân nó khiến vùng châu thổ của ông ta chưa đến mức vướng vào vòng tai họa. Giờ toàn bộ tập đoàn cứ điểm giương cờ trắng đầu hàng, ông ta không thể giữ được "trạng thái thoải mái giữa chiến tranh như ở nhà riêng". Cái mà ông vẫn tự hào "làm việc gì cũng thành công" (Jules Roy) tan biến. Trong khí thế chiến thắng, phong trào đấu tranh cách mạng ở các vùng tạnh chiếm thuộc đồng bằng Bắc Bộ ngày càng phát triển sâu rộng, uy hiếp quân đội chiếm đóng ở mọi nơi, mọi lúc, sự hoảng sợ của Cogny với tư cách một tư lệnh đã nhân lên gấp nhiều lần.
Ông ta đã điện cho Navarre: "Tình hình châu thổ tiếp tục xấu đi. Các cuộc giao tranh, các cuộc phục kích tiếp diễn. Mỗi làng đã biến thành một pháo đài. Đường xá chỉ đi lại được ban trưa, đến chiều bị cắt đứt ngay. Nông dân ngày bị đưa đi sửa đường, ban đêm chính họ đi cắt đường. Bắc Kỳ đang đứng trước ba nguy cơ: tuyến đường sinh tử từ Hà Nội đi Hải Phòng bị cắt đứt; cơ sở hạ tầng bị phá vỡ từng mảng; địch đóng thêm những căn cứ mới trực tiếp đe dọa Hà Nội". Ông hứa với Navarre "chấp nhận hy sinh để đối phó với nguy cơ thứ nhất tuy nhiên hai nguy cơ kia rất nghiêm trọng. Địch nhanh chóng rút các đơn vị ở Điện Biên Phủ về. Cần thêm ba binh đoàn cơ động, trong đó cần hai binh đoàn trong vòng 8 ngày để tránh nhãng tai họa mà ta phải hình dung ở Điện Biên Phủ."
Navarre căm ghét nhưng vẫn phải động viên Cogny. Tại công điện số 679 gửi Cogny, Navarre viết "những giả thiết của anh không chắc chắn và xa vời, chỉ đơn thuần là giả định. Các đại đoàn của Việt Minh chỉ có thể quay về can thiệp ở châu thổ sau thời hạn Điện Biên Phủ thất thủ từ một tháng đến sáu tuần. Khối cơ động chiến lược của Việt Minh sẽ cần thời gian khá dài để xây dựng lại, ít có khả năng vào chiến dịch trước mùa đông". Ông ta còn chỉ thị cho Cogny "lợi dụng ngay cơ hội có thể để mùa thu giáng cho Việt Minh đòn thật nặng, ít nhất có thể dẫn họ phải thương lượng trực tiếp và cho phép ta gỡ lại thất bại ở Giơneve".
Sự chỉ đạo của Navarre không giúp Cogny yên tâm. Cogny đã đảo lại thế bố trí bình định và tổ chức toàn đồng bằng thành một chiến trường. Ông ta đã tập trung quân viễn chinh xung quanh trục Hà Nội - Hải Phòng bằng cách thay thế quân Pháp bằng các tiểu đoàn quân ngụy để bố trí chúng thành một thế trận mới gồm các "vùng cơ động" có khả năng vừa phòng ngự theo diện vừa chiến đấu chống lại các đơn vị của đối phương. Các lực lượng này được tổ chức thành 4 sư đoàn khinh binh, bao gồm 51 tiểu đoàn bộ binh (hồi tháng 5 chỉ có 28). Toàn bộ lực lượng thiết giáp và một nửa lực lượng pháo binh, các căn cứ hậu cần và kho tàng của quân Pháp được tập trung trong khu vực Hải Phòng. Cogny ra lệnh rút bỏ một số đồn bốt, phá huỷ những công trình không có tác dụng trên tuyến phòng thủ bê tông để các lực lượng trên bộ của Pháp ở Bắc Việt Nam có đủ điều kiện không những thực hiện được các cuộc rút quân dự địch mà còn ứng phó được một cuộc tổng tiến công.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM