Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 11:45:52 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những viên tướng ngã ngựa  (Đọc 55553 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #60 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 02:02:48 am »

Đợi đến khi chiến dịch được triển khai ở Điện Biên Phu thì ở Sài Gòn, Navarre mới tiếp chuẩn đô đốc Cabanier sau mấy ngày trì hoãn để làm việc đã rồi. Lúc này vị tổng thư ký hội đồng quốc phòng, phái viên của chính phủ mới biết đã diễn ra cuộc hành quân vào sáng nay. Ở Paris, khi bức điện của Jacket chuyển về thông báo cuộc hành quân đã được thực hiện khiến Tổng thống, chủ tịch Hội đồng bộ trưởng đến các thành viên của chính phủ và các tổng tham mưu trưởng đều rất đỗi ngạc nhiên.
Sáng 21/11/1953, tướng Gilles người mới thoát ra khỏi "cái bẫy khổng lồ” ở Nà Sản và mới chiếm được ngôi sao cấp tướng bên cái bẫy đó đã nhảy dù đợt đầu tiên xuống Điện Biên để đảm nhiệm vai trò chỉ huy cuộc hành quân Castor tại Điện Biên Phủ. Tiếp theo người ta trút xuống nào người, nào đại bác, nào dây thép gai và lương thực thực phẩm. Langlais bị sái chân đang cố giấu vẻ tập tễnh của mình.
Tối hôm đó, tại Hà Nội, Cogny bộc lộ rõ nỗi vui mừng trước các nhà báo: "Nếu có thể được, tôi đã bê nguyên si cụm cứ điểm từ Nà Sản về Điện Biên Phủ ngay từ khi tôi mới nắm quyền chỉ huy cách đây 5 tháng".
Ngày 22/11 Cogny lên Điện Biên Phủ. Trong lúc hướng dẫn Cogny đi thị sát 5000 con người đang bận rộn đào hầm hố, chăng giây thép gai, dựng lều trại ở các cứ điểm, Gilles đã đề nghị Cogny tìm người thay thế. "Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là cái bẫy của kẻ ngu ngốc cần cuốn xéo cho nhanh". Gilles nghĩ thế vì đã chán ngán. Gilles còn ngửi thấy nguy cơ đến gần do bệnh đau tim có lúc làm ông mệt mỏi nhu ngã gục. Tuy vậy ông chỉ nhẹ nhàng nói với Cogny: "Tôi đã chui rúc ở Nà Sản suốt 6 tháng, nếu được chuyển đến một nơi thoáng đãng thì tốt hơn".
Cogny muốn níu ông ta lại vì Gilles là người thích hợp nhất ở đây nhưng biết khó giữ nổi nên đã hứa xem xét vấn đề ngay khi quay về Hà Nội. Vừa đến sở chỉ huy ông được thiếu tá Levain báo cho biết qua theo dõi hệ thống thông tin thì ông Giáp đã ra lệnh cho đại đoàn 316 lên đường và sẽ đến Điện Biên Phủ vào ngày 6/12, đại đoàn 308 vào khoảng 24 và đại đoàn pháo 351 khoảng 26/12. Cuối cùng là đại đoàn 312 sẽ có mặt vào ngày 28/12. Cogny lập tức điện cho Navarre tin tức tình báo trên. Những người bên cạnh Navarre cho rằng ê kíp của Cogny cố thổi phồng tầm quan trọng của Bắc kỳ, muốn cho ê kíp của Navarre không đụng đến đặc quyền của họ.
Bản thân Navarre cũng nghi ngờ những kết luận của Cogny. Theo ông có lẽ chỉ có một số đơn vị của các đại đoàn trên sẽ đến Điện Biên và cũng có thể là mệnh lệnh giả. Các sĩ quan quanh ông đảm bảo rằng không quân sẽ đập nát các đại đoàn của tướng Giáp nếu họ chuyển quân, rằng không nên đánh giá quá cao khả năng cơ động và tiếp tế của Việt cộng. Chặng đường tiếp tế của họ dài khoảng 600 km, đảm bảo lương thực, thực phẩm cho 5 vạn người chiến đấu cần 5 vạn người vận chuyển. Mỗi người sẽ ăn hết gần hai phần ba lương thực họ mang theo. Nếu có nguy cơ một cuộc tấn công đối phương không thể kéo dài hơn một tuần. (Thực tế ta vừa tiến hành chiến dịch Tây Bắc năm trước cách hậu phương hàng 300 - 400 km).
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #61 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 02:03:26 am »

Một đáng ngại khác của Navarre là viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam sẽ tăng ngay sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc song ông ta tự bác bỏ hiệu quả chiến lược của những viện trợ Trung Quốc, nhiều lắm sự viện trợ cũng chỉ giữ ở mức cũ không nên đánh giá quá cao.
Ngày 29/11 trên cùng chuyến máy bay đến Điện Biên Navarre và Cogny bàn chọn người thay Gilles để chỉ huy tập đoàn Điện Biên Phủ. Gilles rất thích Vanuxem thay mình vì hắn nổi tiếng trong vai trò chỉ huy tập đoàn quân cơ động tuy cũng nổi tiếng không biết tiết kiệm quân. Nhưng cũng như Gilles, Vanuxem không thích thú gì cương vị này. Navarre và Cogny cùng chọn và cùng đề xướng De Castries vào vị trí trên. De Castnes mới rời Trung tâm học viện cấp cao, biết sử dụng xe bọc thép. Là một kỵ binh, Castries không thể phi ngựa trên những dãy núi ở Điện Biên Phủ nhưng có khả năng ứng phó linh hoạt.
Cogny muốn đưa Castries lên Điện Biên Phủ còn vì một lý do riêng. ông ta không thích con người kênh kiệu, mới chỉ là một đại tá đến nhận công tác ở miền Nam Châu thổ mà đã đòi 10 lính cận vệ mang găng trắng, cưỡi xe mô tô ra đón lại còn đòi một lễ misa trang trọng.
Về phần Navarre, ông ta nghĩ đến Castries vì hắn là một viên đội dưới quyền khi ông là trung uý. Ở đại đội kỵ binh Saint Germain số 16, lúc ông được tháng đại uý thì Castries là thiếu uý. Khi ông là chỉ huy đội kỵ binh Maroc số 3 thì Castries là đại đội trưởng trong binh đoàn số một. Ở đây, lúc này nhiều người không ăn ý với ông, ông phải bám vào những người ông tin cậy. Navarre biết không ít điều tiếng về Castries trong đó có nhiều điều tiếng xấu nhưng theo ông, Castries là một sĩ quan giỏi, một kỵ binh xuất sắc có năng khiếu hoạt động ở chiến trường. Khi chỉ huy binh đoàn cơ động số 2, Castries đưa quân lên ứng cứu Vĩnh Yên theo lệnh De Lattre nhưng chưa va đụng với ta. Trong chiến dịch Tây Nam Ninh Bình, Castries đã từng tham chiến với quân ta ở Ghềnh.
Castries không tỏ ra vui mừng quá đáng. Người ta đã hứa sẽ đưa ông lên thiếu tướng vào mùa xuân cùng Vanuxem. Ông ta sợ lên Điện Biên sẽ chui đầu vào rọ, nhưng rồi ông ta chấp nhận sự thuyết phục của Navarre và sự khích lệ của Cogny.
Vậy là từ ngày 7/12/1953 Chiristan Mariac Ferdinana de la Croix de Castries, bắc đẩu bội tinh hạng III, 16 lần được tuyên dương, cháu Thống chế - bộ trưởng hải quân thời Louis XV, họ hàng với vô số trung tướng công khanh, người đoạt chiếc cúp trong cuộc đua ngựa ở Somuyre nắm quyền chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Điện Biên Phủ có biệt ngữ quân sự là Tập đoàn tác chiến vùng Tây Bác (Groupement Operationel du Nord Ouest - Viết tất là GONO) để thực hiện ý đồ vừa công vừa thủ trong tam giác Lai Châu - Điện Biên Phủ - Tuần Giáo mà Điện Biên Phủ là căn cứ cố thủ cuối cùng. Ông ta chỉ mang theo cô nữ thư ký Paule Bourgeade và một phụ tá là trung tá Pierre Langlais - một con sâu rượu.
Như Navarre đã trình bày, một trong nhưng nội dung cơ bản trong kế hoạch của mình là tránh giao chiến chừng nào lực lượng viễn chinh chưa phục hồi, nghĩa là trong vòng một năm nữa nhưng ngày 3/12/1953 tại chỉ thị số 949 Navarre đã quyết định chiến đấu ở Tây Bắc tập trung phòng thủ tại Điện Biên Phủ và phải bảo vệ căn cứ này bằng mọi giá. Trong chỉ thị cũng yêu cầu giữ càng lâu càng tốt quân đồn trú tại Lai Châu.
Lệnh của Navarre vừa phát, ngày 7/12 nghe tin các đơn vị chủ lực của ta đang tiến lên Lai Châu, Cogny vội thực hiện chiến dịch Pollux, rút khỏi Lai Châu. Dọc đường tháo chạy, 24 đại đội địch bị đánh tơi bời. Castries đã cử Langlais mang ba tiểu đoàn từ Điện Biên Phủ đi đón bọn Lai Châu. Ông ta dặn Langlais: "Cậu đi bắt tù binh về cho tớ" nhưng mới ra khỏi sân bay 7 km tiểu đoàn 8 của Langlais bị bao vây. Các tiểu đoàn còn lại phải xông vào ứng cứu để khỏi bị tiêu diệt. Trận đánh tạm kết thúc, 12 chuyến trực thăng chưa chở được hết số bị thương. Những tên chết nằm ngổn ngang ở chiến địa. Đám tàn quân ở Lai Châu chạy về đến Điện Biên không tăng thêm sức mạnh cho quân đồn trú tại đây mà ngược lại đã làm cho bọn ở Điện Biên Phủ phát hoảng.
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #62 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 02:04:08 am »

Lường trước sự tan vỡ của Điện Biên Phủ giống như Lai Châu, Cogny đã ném lên đây 11 tiểu đoàn, tăng cường trung tâm đề kháng Hồng Cúm lên ba tiểu đoàn để hỗ trợ cho trung tâm chính. Ông ta đã cùng Crevecoeur chuẩn bị một kế hoạch tuyệt mật mang tên Senophon nhằm di tản quân đồn trú ở Điện Biên. Bodet, phụ tá của Navarre đã đưa lên Mường Sài ở Thượng Lào ba tiểu đoàn rải rộng về phía Sốp Nạo nói là để quấy rối Việt Minh nhưng thực chất là thiết lập sẵn một đường dây và một trạm liên lạc để đón quân ở Điện Biên Phủ - Langlais đã được giao mở đường từ Điện Biên Phủ liên lạc với tiểu đoàn Vandray ở Sốp Nạo.
Navarre cũng tiên liệu sẽ thất trận khi các đại đoàn chủ lực của đối phương tiến đánh Điện Biên Phủ nhưng vẫn hy vọng ở cơ may chiến thắng nên không quyết định rút quân. Ông ta vẫn nghĩ họ khó có thể vượt qua những trọng điểm đánh phá và sự kiểm soát thường trực của không quân với 51 máy bay tiêm kích Bearcat và 30 chiếc Hencat liên tục quần đảo trên trục đường Sơn La - Tuần Giáo - Điện Biên. Họ có thể đưa lên Điện Biên Phủ một số lượng pháo lớn kể cả pháo cao xạ nhưng khó mà phát huy được hoả lực. Họ không thể đưa pháo lên lưng chừng núi, đặt pháo khuất sau núi thì tầm bắn không với tới trung tâm. Đưa pháo tới cự ly cần thiết để đạt hiệu quả thì với 24 khẩu 105mm, 4 pháo 155, 18 khẩu cối 120 ly của Pirot sẽ dập tắt ngay khi họ khai hỏa.
Người ta đã gợi ý Pirot - viên sĩ quan cụt một tay trong trận chiến đấu ở Ý trước đây, nay là đại tá phụ trách pháo binh của tập đoàn Điện Biên Phủ nên xin thêm pháo cho Điện Biên, Pirot đã nhún vai từ chối vì số lượng pháo ông ta nắm trong tay quá đủ. Còn cao xạ, nếu đối phương có, chắc khó với tới tầm cao của máy bay. Trong trường hợp họ dùng chiến thuật biển người thì Điện Biên sẽ là cối xay thịt. Mười xe tăng của đại úy Hervouet có thể chà nát họ. Năm ngoái họ phải từ bỏ ý định đánh Nà Sản thì năm nay họ cũng không thể đụng tới Điện Biên với ngót 20 tiểu đoàn và cả một tập đoàn cứ điểm được xây dựng vững chắc.
Cao ủy Pháp ở Đông Dương Maunce Dejean đã điện cho bộ trưởng của ông: "Bộ chỉ huy ta (quân viễn chinh) cho rằng nếu địch khiến cho cuộc giao chiến nổ ra, đó sẽ là trận đánh rất gay go nhưng ta có nhiều cơ may giành thắng lợi chắc chắn. Cho đến nay quân đội của tướng Giáp chưa bao giờ đứng trước một nhiệm vụ đáng sợ như nhiệm vụ tấn công Điện Biên Phủ”. Các quan khách từ chính quốc, từ Mỹ, từ Anh đua nhau tới Điện Biên: Ely, Pleven, Jacket, Chevigné rồi Mac Donal, O.Daniel cả Spear, Lowen... "Căn cứ có vẻ mạnh", "Điện Biên Phủ là một Nà Sản nhân lên gấp 10 lần", “Ta sẽ nghiền nát không chỉ là một đại đoàn mà là 4 đại đoàn”. Họ trầm trồ nói với Cogny và De Castries như thế. O.Daniel trưởng phái đoàn Mỹ ở Đông Dương, cố vấn quân sự của Tổng thống Eisenhower, hiện thân của viện trợ Mỹ, sau khi thăm Điện Biên Phủ về ngày 2/2, tỏ ra rất phấn khởi phát biểu ở Washington "Cả một tập đoàn cứ điểm cứ như ở dưới đất chui lên".
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #63 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 02:04:32 am »

Tuy vậy, không ít người tỏ vẻ hoài nghi thậm chí bi quan lo lắng cho tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Bảy mươi tiểu đoàn chiếm 80% lực lượng cơ động đang bị căng ra khắp các chiến trường Đông Dương từ trung, hạ Lào đến Tây Nguyên trong những "con nhím" (những cụm cứ điểm). Cogny lo Navarre phát động chiến dịch Atlante sẽ hút rất nhiều máu quân đội viễn chinh. Điện Biên Phủ sẽ thiếu lực lượng chi viện nếu bị tấn công. Cụm cứ điểm không đủ vững chắc. Navarre trả lời: "Cuộc hành quân Atlante là hoạt động tấn công có quy mô, nhất định phải tiến hành. Nếu tôi không chơi được Atlante theo ý tôi muốn, tôi sẽ xin từ nhiệm để chính phủ cử người khác thay thế." Cogny càng lo.
Pobert Guillain, nhà báo, sau khi thăm Điện Biên thì cho đây là "sân vận động mà Việt Minh đang chiếm các bậc thang chung quanh, Điện Biên Phủ là cái hố thả sư tử”.
De Chevigné, thứ trưởng phụ trách chiến tranh của Pháp nói: "Điện Biên Phủ quả là một cái ống nhổ, đội quân đồn trú đóng ở dưới đáy mà Việt Minh chiếm cái vành ở trên", “Kể từ năm 778 sau trận do tướng Roland của vua Charlemage thực hiện trên đèo Roncevaux thuộc dãy Pyreneés chưa bao giờ thấy binh lính diễu qua một khe hẹp thế này".
Blanc - tổng thanh tra quân đội Pháp: "Cần rút khỏi Bắc Kỳ để giữ Trung Kỳ và Nam kỳ thì tốt hơn. Cần thương lượng để chấm dứt chiến tranh trong danh dự. Tiếp tục để cho quân đội viễn chinh bị giết hại trong lúc quân dự bị đang bị tiêu tán là một tội ác”.
Trong buổi trao đổi giữa Jacket - bộ trưởng các quốc gia liên kết với Pléven - bộ trưởng Quốc phòng, cùng Ely - tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp, Jacket bộc lộ: "Tôi rất bi quan", Pleven và cả Ely đều đáp "Chúng tôi còn bi quan hơn".
Hỏi ý kiến Fay, tư lệnh không quân trong chuyến đi cùng Dodet và đoàn tuỳ tùng lên Điện Biên Phủ, Fay đáp "Tôi khuyên tướng Navarre nên lợi dụng cuộc chiến chưa nổ ra ở đây và khả năng sử dụng cả 2 sân bay mà ông ta đang còn để đưa khỏi nơi đây càng nhiều càng tốt bởi ông đã thua rồi, không gì cứu vãn nổi". Fay đã nói riêng với Navarre: "cậu suy nghĩ đi, tôi vẫn sẵn sàng ở lại đây một tuần và chịu trách nhiệm cá nhân về cuộc hành quân rút khỏi Điện Biên Phủ. Tôi thề với cậu là chúng ta sẽ rút hết toàn bộ những gì rút được. Để ủng hộ cậu tôi sẽ dùng mọi phương tiện cần thiết." Navare mỉm cười từ chối đề nghị của Fay. Theo ông, ý kiến cánh không quân không đáng kể. Cùng ngày 19/2/1954 trong cuộc họp báo, Navarre tuyên bố. "Việt Minh đã đi đến tận cùng tham vọng. Họ vừa chứng tỏ họ đã vượt quá khả năng hậu cần của mình". Nghe xong, phóng viên báo Le Monde viết: "Tôi thề rằng Navarre đã phạm sai lầm bi thảm. Ông ta đang nói dối chúng ta. Tôi thề rằng tình hình ông ta trình bày không giống gì thực tế".
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #64 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 02:05:06 am »

Đúng là cả Cogny và Navarre đều nghi ngờ về sự vững chắc của khu căn cứ, đều ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan-Cogny đã nói riêng với Navarre: "Cần phải làm tất cả để ông Giáp đình tấn công”. Nhưng đã đến lúc họ không thể rút chân ra khỏi bẫy.
Thực hiện quyết định của Bộ Chính trị, lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch và mệnh lệnh của Bộ Tổng tư lệnh, các đại đoàn 308-312-316, trung đoàn bộ binh 57 thuộc đại đoàn 304, đại đoàn công pháo 351 đã cùng nhân dân cả nước vào trận với tinh thần quyết chiến quyết thắng.
Lợi dụng địch chưa kịp củng cố công sự, Bộ chỉ huy tiền phương ở mặt trận Điện Biên Phủ dự định tập trung toàn bộ binh hoả lực từ nhiều hướng thọc sâu vào trung tâm, tiêu diệt tập đoàn cứ điểm trong hai ngày ba đêm liên tục chiến đấu. Thời gian nổ súng là 17 giờ ngày 25/11/1954. Đến khi đưa pháo vào trận địa, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã suy nghĩ cân nhắc thấy địch đã tăng cường thêm lực lượng, đánh nhanh rất ít yếu tố thắng lợi và không thể tránh khỏi thương vong nhiều khi chiến đấu trên địa hình trống trải dưới tầm đạn bom của máy bay pháo binh địch đã quyết định chuyển từ cách đánh nhanh, thắng nhanh sang cách đánh chắc, tiến chắc.
Do khai thác được các nguồn tin tình báo, địch dự đoán cuộc tiến công của ta sẽ xảy ra vào ngày 25/1. Toàn bộ tập đoàn cứ điểm được lệnh báo động sẵn sàng chống trả. Tại Hà Nội có mặt đông đủ: Tổng tư lệnh Navarre, Tư lệnh Bắc Bộ Cogny, Tổng thanh tra quân đội Blanc, Bộ trưởng các quốc gia liên kết Jacket, Cao uỷ Dejean đều chờ đợi cuộc tiến công nhưng đã không nổ ra.
Ngày 26/1, De Castries điện báo về tổng hành dinh: "tình hình vẫn yên tĩnh Việt Minh có vẻ từ bỏ tiến công Navarre quyết định một chuyến bay cùng Cogny lên Điện Biên Phủ để nghiên cứu tình hình tại chỗ nhưng không khẳng định được lý do đối phương không tiến đánh Điện Biên Phủ.
Cogny tỏ ý tiến nhưng Navarre thì nói thẳng: "tôi không mong Việt Minh tiến đánh Điện Biện Phủ” rồi trở lại hành dinh ở Sài Gòn với căn biệt thự đầy đủ tiện nghi trưởng giả, cách khá xa trại Mares - nơi đặt bộ tham mưu đang ngày đêm sôi động lục sục.
Ngày 2/2 trung tướng Mỹ O Daniel tới thăm Điện Biên Phủ giữa lúc đại đoàn 308 đang tiêu diệt một loạt các căn cứ của Pháp ở Bắc Lào đã khẳng định: "Việt Minh sẽ từ bỏ ý định đánh Điện Biên Phủ”.
Sau khi hoàn thành công tác chuẩn bị, ngày 13/3 ta nổ súng tiến công Him Lam và Độc Lập vào ngày 14, những cứ điểm thuộc tuyến phòng ngự vòng ngoài của tập đoàn Điện Biên Phủ. Bão lửa đã dội lên đầu chúng. 6.000 phát đại bác của địch không chặn được các mũi xung kích của ta. Cả Him Lam và Độc Lập đều bị tiêu diệt. Bọn ở đồn Bản Kéo run sợ trong vòng vây, nghe tiếng loa quân ta kêu gọi, kéo cờ trắng ra hàng.
De Castries huy động các tiểu đoàn dự bị và xe tăng tiến hành phản kích chiếm lại đồn với sự yểm trợ tối đa của máy bay, đại bác nhưng bị đánh tơi tả phải rút chạy.
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #65 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 02:05:47 am »

Tuyến phòng ngự vòng ngoài bị đập tan mở  thông cửa vào khu trung tâm phòng ngự. Pirot, tư  lệnh pháo binh vốn huênh hoang về uy lực pháo hắn nắm trong tay, hoàn toàn bất lực, xấu hổ đến phát điên, suốt đêm lảm nhảm cuối cùng rút chốt lựu đạn ép vào ngực tự tử. Hắn đã được chôn ngay trong hầm và cái chết của hắn được giấu kín.
Từ ngày 30 tháng 3 ta mở đợt tấn công thứ 2 nhắm vào các cao điểm phía Đông Mường Thanh thuộc phân khu trung tâm. Những trận chiến đấu giành dật điểm cao diễn ra quyết lìệt. Giao thông hào của quân ta từ những cánh rừng đại ngàn ngày càng vươn tới sát các cứ điểm tạo thành những vành đai xiết chặt lấy khu trung tâm. Những tổ bắn tỉa ở các râu tôm đầu hào sẵn sàng nhả đạn vào không tên địch ló ra khỏi công sự. Từng tràng đại bác bất thần róc vào đầu chúng. Ô tô của ta còn kéo pháo cao xạ của các đại đội 815, 816 thuộc tiểu đoàn 383 vượt qua Khe Chít gần cứ điểm đồi A1 vào sát cụm cứ điểm Hồng Cúm bắn máy bay chặn đường tiếp tế của địch. Máy bay lên xuống hoặc đậu ở sân bay thường xuyên bị bắn cháy, đến tiếp tế phải nâng dần độ cao, phải bay đêm nhưng bị bắn rơi tại chỗ ngày càng nhiều. Những dù đạn dược, lương thực ít nhất cũng lạc sang trận địa ta trên một nửa. Chỉ trong tháng 3 địch huy động trên 750 lượt máy bay thả 11.000 tấn bom mà không giãn được quân ta. Không đủ máy bay cường kích và khu trục, dịch phải dùng cả máy bay vận tải để thả bom napan ban đêm, Nicot, tư lệnh vận tải hàng không đảm bảo đủ yêu cầu vận chuyển cho Điện Biên Phủ buộc phải từ chức.
Nhà báo Howard R.Simpson, Mỹ viết: "Nhảy dù chi viện cho Điện Biên Phủ là cú nhảy vào địa ngục".
Giữa tháng 4, ta tấn công chiếm sân bay Mường Thanh cắt đứt cầu hàng không - đường tiếp tế quan trọng nhất của địch. Chúng lâm vào thế nguy khốn, bị tấn công trong điều kiện vật chất ngày càng thiếu thốn khó khăn.
Lúc này Navarre hối hận là không sớm cách chức De Castries. Ông và đồng bọn trông chờ người Mỹ sớm mở chiến dịch Vantour (Chim Kền kền) giải nguy cho Điện Biên Phủ. Một phái bộ Mỹ bao gồm các sĩ quan không quân và chuyên gia các loại đã đến nghiên cứu chiến trường về sử dụng máy bay hạng nặng và bom nguyên tử để cứu nguy cho Điện Biên Phủ. Họ tiết lộ là sẽ có 60 máy bay B29, 150 máy bay tiêm kích của Hạm đội 7 sẽ tham gia chiến dịch. "Bọn Việt chắc sẽ bị nghiền nát". Nhưng chuyến đi cầu viện Mỹ của Tổng tham mưu trưởng Pháp Ely đã không thành. Đô đốc Raffort, chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Mỹ thì nhiệt thành ủng hộ: "Phải tiêu diệt ở Bắc Kỳ cái bọn Cộng sản chưa bị tiêu diệt ở Triều Tiên và phải quét sạch bọn Việt ra khỏi Điện Biên Phủ”. Nixon, phó Tổng thống Mỹ hoàn toàn nhất trí với quan điểm này. Riêng Eisenhower, tổng thống Mỹ sau thất bại Triều Tiên lại chần chừ không muốn đưa quân vào Đông Dương, không chấp nhận cung cấp, yểm trợ bằng máy bay theo yêu cầu của Pháp tuy vẫn thăm dò khả năng Mỹ can thiệp.
Navarre thất vọng. Khi đại tá Fleurant, trưởng phòng tình báo ghé thăm, Navarre nói: "Anh đừng có ảo tưởng gì nữa. Thua rồi. Tôi mong sao bọn Việt không đánh tiếp. Ta sẽ phải tìm cách gì khác đây".
Ác cảm giữa Navarre và Cogny tăng thêm. Người nọ đổ lỗi cho người kia. Cogny cho rằng ý muốn đánh ở Điện Biên Phủ chỉ đơn thuần là ý của Tổng tư lệnh. Navarre thì cho Cogny đã tố cáo tất cả những sai lầm của ông ta khiến họ không triệt để ủng hộ kế hoạch của ông.
Ngày 2 tháng 4 họ đã cãi nhau kịch liệt. Cogny hét lên khi Navarre bảo Cogny là "đồ phản bội".
- Nếu ông không phải là tướng 4 sao thì tôi đã cho ông một cái tát.
Navarre tái mặt: "Tôi yêu cầu anh giữ kín chuyện này giữa hai chúng ta”.
Cogny giập gót trả lời:
- Tôi sẽ coi đó là nghĩa vụ hàng đầu của mình.
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #66 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 02:06:22 am »

Tuy nhiên, trước vấn đề sống còn liên quan đến sinh mạng của cả hai họ vẫn phải trao đổi với nhau. Tờ Sài Gòn, Navarre điện hỏi Cogny: Điện Biên Phủ còn giữ được bao lâu? liệu có phải bỏ công mở cuộc hành quân Condor (rút chạy sang Lào) không? Ngày 16/4 Cogny trả lời: Cuộc hành quân Condor không chắc chắn. Phải mất 15 ngày binh đoàn từ Lào mới tiếp cận được Điện Biên Phủ, dù có thả dù thêm ba tiểu đoàn ở phía Nam lòng chảo. Crevecoeur không đủ tầm cỡ để chọc thủng vòng vây của Điện Biên Phủ.
Navarre cũng không muốn mạo hiểm tiến hành một cố gắng cứu viện, trong điều kiện tai hại có thế dẫn đến thảm hoạ khôn lường.
Nếu thất thủ Điện Biên Phủ cũng chỉ mất 13 tiểu đoàn, 4 đơn vị pháo, không đầy 1/10 quân bài của ông ta.
Vấn đề gay gắt nhất đối với Cogny vẫn là đồng bằng châu thổ Bắc Kỳ. Ném thêm viện xuống Điện Biên Phủ chỉ thêm hao quân khi cứ điểm đang tan rã và tiếp sau là sự sụp đổ. Nên thương lượng ngừng bắn. Vòng vây của đối phương ngày càng xiết chặt tập đoàn cứ điểm đến nghẹn thở. Ngày 24/4 Cogny lại muốn tiến hành ngay không chậm trễ cuộc hành quân Condor, chọc thủng vòng vây tiến về Lào. Đại tá Lalande ở Hồng Cúm đã tìm cách thực hiện chỉ thị của Cogny nhưng tất cả các toán trinh sát phái đi trinh sát đều bị chết hoặc bị thương.
Từ 1/5 theo ba hướng Đông, Tây, Đông Bắc các đại đoàn của ta mở cuộc tiến công cuối cùng vào Điện Biên Phủ. Ngày 2/5 Cogny ra lệnh cho Castries nghiên cứu cuộc hành quân Albatros - một phiên bản của kế hoạch Condor. Trong hầm De Castries có mặt Langlais, Lemenier, Bigeard, Vadot Seguinses Paggig. Người ta đã quyết định lập ba đạo chạy theo ba hướng và đã lường trước mất đến chín phần mười số quân tháo chạy nhưng đã quá muộn.
Sau khi chiếm đồi C1 ta diệt các cứ điểm C2-A1- 507 là những cứ điểm kiên cố cuối cùng của địch. Sáng 7/5 ta tổng công kích trên toàn bộ mặt trận.
Hôm 1/4 Navarre tuyên bố. "Trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được tính đến chuyện đầu hàng". Nhưng hôm nay ông ta lặn sâu ở Sài Gòn. Toàn bộ Điện Biên Phủ tràn ngập cờ trắng. Cogny chỉ còn cách gọi điện tạm biệt Castries.
Sau 55 ngày đêm chiến đấu ta đã tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ gồm 16.000 tên, bắt sống toàn bộ Bộ tham mưu kể cả tư lệnh tập đoàn Tướng De Castries gồm 17 tiểu đoàn bộ binh, ba tiểu đoàn pháo binh, bắn rơi và phá huy 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí đạn dược, quân trang, quân dụng. Kể cả các chiến trường toàn Đông Dương trong chiến cục đông - xuân 1953-1954 Pháp mất 20 vạn quân.
Người Pháp bị một cú sốc, một nỗi đau về thất bại ở Điện Biên Phủ. Họ đi tìm nguyên nhân và người chịu trách nhiệm về thất bại này. Họ dồn mọi tội lỗi lên đầu Navarre: Navarre là kẻ chủ quan khinh địch, không biết mình, biết người; tự chuyên, độc đoán, hiếu thắng thậm chí là dốt nát về kỹ thuật hiện đại về chiến tranh hiện đại cứ tưởng bằng mấy thứ hoá chất có thể làm mưa ngăn được đối phương, không cần ra đa dẫn đường từng phi đoàn máy bay Mỹ có thể bay đến Điện Biên Phủ ném bom đúng hướng v.v và v.v.
Người ta bảo Navarre thay đổi rất nhiều sau bại trận. Nghe nói ông ta đã nghĩ đến chuyện tự tử. Có tin đồn một sĩ quan đã gửi cho ông ta một cái hộp đựng khẩu súng lục nhưng ông ta vẫn sống như thường. Ông ta vẫn tin chỉ bị một thất bại chiến thuật và dành được một thắng lợi chiến lược. Chín năm sau ông ta vẫn nói với một nhà báo: "dù xảy ra điều gì đi nữa, Điện Biên Phủ vẫn khiến cho Việt Minh phải từ bỏ ý đồ đổng tấn công ở vùng châu thổ". Navarre khẳng định là đã làm theo chỉ thị của chính phủ với nghĩa vụ của một quân nhân.
Đối với những biện minh này, người Pháp đã nhắc đến câu nói của Napoleon - nhà chính trị và quân sự nổi tiếng trong lịch sử nước Pháp, thủ lĩnh thứ nhất của nền cộng hoà Pháp (1789-1804), Hoàng đế Pháp (1804-1814-1815): "Tướng chỉ huy không thể được miễn tội về những sai lầm trong chiến đấu. Vị tướng chỉ huy nào thực hiện một kế hoạch mà ông ta đánh giá là tồi của nhà vua hay của bộ trưởng ban hành khi ở xa vùng chiến sự, không hiểu rõ hoặc không biết gì về tình hình giờ chót đều là người có tội ông ta phải nêu rõ những lý lẽ của mình, phải nài ép khẩn khoản để kế hoạch được sửa đôi hoặc rốt cuộc cần phải từ chức thay vì biến mình thành công cụ làm cho quân đội của mình bị tiêu diệt".
Khách quan mà nói chiến tranh là sự tiếp tục của chính trị. Một viên tướng giỏi trong một tình huống nào đó có thể xoay chuyển được cục diện một trận đánh trên một chiến trường nhưng với một đường lối chính trị sai lầm thì người làm tướng dù có tài đến mấy cũng không hi vọng dành thắng lợi của cuộc chiến tranh. Qui toàn bộ tội lỗi cho Navarre về đại bại ở Điện Biên Phủ mà bỏ qua tội lỗi của những người cầm quyền đương thời hẳn không phải là sự công bằng.
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #67 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 02:07:48 am »

DE CASTRIES



- Thích "choảng" nhau, ngựa và gái, kiêu ngạo và bốc phét quá mức. Đánh trận chỉ để gặt hái vinh dự. Không phải là người chỉ huy sẵn sàng nêu gương.
- "Sẽ bám trụ, sẽ cố gắng" với ông ta chỉ là sự phong tỏa mình trong thành luỹ, trong hầm chỉ huy, thông báo ngược tình hình ở Điện Biên Phủ về Hà Nội, là kéo cờ trắng - sự tận cùng của nhục nhã.
Người được giao chỉ huy cuộc hành quân Castor đánh chiếm Điện Biên Phủ ngày 20/11/1953 là Gilles, lữ đoàn trưởng dù, người "bị nhốt" trong cụm cứ điểm Nà Sản, mới được thoát ra khỏi cái cạm bẫy khổng lồ và đã chiếm được ngôi sao thiếu tướng, một con người biết có thể bị đối phương đánh bại nhưng chỉ biết phục vụ và thi hành ý đồ của bộ chỉ huy tối cao.
Ngày 20/11, từ 5 giờ 45 phút sáng ông ta đã cùng Bodet phụ tá của Navarre và tướng Dechaux bay trên chiếc Privateer số 356 cất cánh từ Hà Nội lên Điện viên Phu nghiên cứu địa hình, thời tiết, theo dõi tiểu đoàn 6 của Bigeard và tiểu đoàn 11/RCP của dõi tiểu đoàn của Brechignac nhảy xuống lòng chảo Điện Biên Phủ.
Sáng hôm sau ông cùng trung tá Langlais, hai cha tuyên úy nhảy xuống cứ điểm Natacha, nơi các đại đội của tiểu đoàn 6 lính dù thuộc địa (6 BPC) bị bắn ngay từ khi chân chưa chạm đất và bị chết gí ở cứ điểm đổ quân. Xác của binh lính thương vong đã được chôn vội ngay bên cạnh các hố cá nhân.
Ngày 22/11, tướng Cogny, tư lệnh Bắc Kỳ lên thị sát Điện Biên Phủ, Gilles đã báo cáo được với ông về các cuộc thám sát chung quanh, trình bày chi tiết những biện pháp để bảo vệ cứ điểm khỏi các cuộc tấn công, chỉ vị trí và nói rõ nhiệm vụ của các dàn pháo. Năm nghìn con người vừa được ném xuống đang hồi hả đào hố, căng giây thép gai, dựng lều trại. Cảm thất thoải mái, Cogny ưỡn ngực "ở đây ta thở được, có thể hoạt động được". Máy bay vẫn tiếp tục thả xuống vũ khí đạn dược.
Gilles nói riêng với Cogny: "ở Nà Sản tôi đã sống chui rúc như con chuột cống suốt sáu tháng trời. Dù sao tôi cũng vui hơn khi các anh tìm được người thay tôi”. Nhìn người sĩ quan chỉ còn một mắt, lì lợm, thận trọng, tuy hay cự nự, cáu gắt, và với kinh nghiệm đã tích luỹ được, Cogny muốn nài ép để ông ta siêu lòng ở lại vì Gilles đúng là người thích hợp song ông ta đã ngót 50, đang có vấn đề về sức khỏe, có nguy cơ gục ngã nên Cogny hứa sẽ giải quyết, chỉ cần đợi ít ngày.
Bigeard và Brechignac đã tỏ ra ngao ngán, Gilles nghĩ đến đại tá Vanuxem, một trong những người kỳ cựu của De Lattre rất nổi tiếng trong vai trò chỉ huy tập đoàn quân cơ động, tuy cũng nổi tiếng là "nướng quân". Nhưng Cogny cho Vanuxem không nổi bật, ông nghĩ đến Catries, một sĩ quan kị binh sẽ là người rất thích hợp ở Điện Biên Phủ, nơi tình hình sẽ biến chuyển, ở đấy chúng ta cần có người biết nhúc nhích và dồn ép bọn Việt cộng, Castries cũng mới rời trung tâm học viện cấp cao như Vanuxem, biết sử dụng xe bọc thép ở đồng bằng và biết rõ kiểu chiến tranh mà người ta tiến hành ở đó Cogny dùng gậy chỉ kích thước đồ sộ của lòng chảo Điện Biên Phủ "một kỵ binh, hắn ta có thể phi ngựa trong lòng chảo này" Gilles mỉm cười tưởng ông ta nói đùa nhưng Navarre chấp nhận ngay: "đó cũng là ứng viên của tôi. Ông có thể chỉ định ông ta bất cứ lúc nào”.
Trong thâm tâm Cogny muốn đẩy Castries lên Điện Biên Phủ vì không thích tính kênh kiệu của viên sĩ quan này. Vừa mới chuyển đến phía nam châu thổ mà đã đòi 10 lính cận vệ mang găng trắng, 1 cưỡi mô tô đi đón. Ông ta lại còn đòi một cái lễ Mi sa long trọng. Sớm muộn Vanuxem sẽ thay De Castries vì Navarre cũng sẽ không chịu được con mãnh thú ấy được lâu. Quả De Castries đã nổi tiếng là người phóng túng, vô kỷ luật ở doanh trại. Con người gắn với ngựa, gái và chiến tranh.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Giêng, 2009, 02:11:28 am gửi bởi TimeBreak » Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #68 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 02:08:53 am »

Về phần Navarre, ông ta nghĩ đến Castries vì biết hắn ta từ lâu. Khi ông ta còn là trung úy thì Castries là một viên đội dưới quyền và khi là đại úy ở đội kị binh Saint Germain số 16, Castries là thiếu úy và sau này, khi Navarre chỉ huy đội kị binh Maroc số 3 thì Castries là đại đội trưởng trong binh đoàn số 1. Theo ông ta, có nhiều ý kiến và nhiều người nói xấu Castries nhưng Castries là một kị binh xuất sắc có năng khiếu hoạt động ở chiến trường, nếu dưới thời Napoleon thì Castries sẽ là tướng tiên phong số 1 của đại quân. Vả lại trong cái xứ sở mà chung quanh Navarre toàn là những người mà ông phải đề phòng thì cần phải bám vào những thủ hạ trung thành.
Gặp lại sếp cũ, Castries bối rối nhưng khi thấy Navarre đề bạt mình lên một chức vụ quan trọng Castries không tỏ ra vui mừng quá đáng. Người ta đã hứa cho ông ta đeo lon thiếu tướng cùng Vanuxem vào cuối năm. Ông sợ lên Điện Biên Phủ là chui đầu vào rọ.
Castries nói với Navarre: "Nếu ông định xây dựng một cụm cứ điểm, xin ông chọn người khác, đó không phải là sở trường của tôi".
Navarre trả lời: "Điện Biên Phủ phải là một căn cứ tiến công. Chính vì thế mà tôi chọn ông".
Quả Castries đã là trung tá Tư lệnh binh đoàn cơ động số 2 được tổ chức vội vàng, được Tassigny điều lên ứng cứu lúc Vĩnh Yên lâm nguy năm 1951 và trong chiến dịch tấn công tây nam Ninh Bình, ông ta đã nắm binh đoàn này đối mặt vối quân ta ở Ghềnh. Tháng 1/1952 trong chiến dịch Hoà Bình, ông ta là đại tá chỉ huy binh đoàn 1.
Cogny nói thêm: "ông sẽ là một kỵ sĩ cướp đường quân địch trên một khoảng không bao la của miền thượng du”.
Vậy là đại tá Chiristan Mariac Ferdinand de la Croix de Castries, bắc đẩu bội tinh hạng 3, 16 lần được tuyên dương, giòng dõi quí tộc, tổ tiên gồm một Thống chế, một đô đốc, 4 phó toàn quyền, 5 người được thưởng Bắc đẩu bội tinh hạng 5, 8 trung tướng, vô địch thế giới trong cuộc đua ngựa ở Đại điện về nhảy cao năm 1933 với con ngựa "bay trước gió" và nhảy xa với con ngựa "dẻo dai". Con người được De Lattre yêu quý vì tính gan dạ, mang sang Đông Dương cùng ê kíp với mình, con người được người ta thêu dệt với những huyền thoại anh hùng của một vị chỉ huy, chính thức nắm quyền chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Biệt ngữ quân sự: Tập đoàn tác chiến vùng Tây bắc. Groupement Operationel du Nord Ouest. Viết tắt là GONO, từ ngày 7/12/1953.
Khi chia tay với De Castries, Gilles dặn: "Cậu hãy coi chừng, cậu mà để mất một tấc đất thì cậu sẽ đi đời đấy".
Theo điều 142 của chỉ thị: về việc áp dụng chiên thuật đối với các đơn vị lớn thì việc lập kế hoạch phòng thủ, xác định vị trí đề kháng, chỉ rõ phần đất cần phải giữ bằng mọi giá thuộc về Cogny, tư lệnh quân đội Pháp ở Bắc Kỳ. Ngày 23/1 Cogny đã gửi chỉ thị riêng và mật cho đại tá chỉ huy trưởng G.O.N.O.: "phải đảm bảo giữ vững trung tâm đề kháng Điện Biên Phủ và tối thiểu là giữ bằng mọi giá hệ thống phòng thủ hạn chế gồm các cứ điểm: khu chỉ huy, khu đồi C, khu đồi D, sân bay Mường Thanh, Bản Kéo. Trong trường hợp địch chiếm được các vị trí của ta sẽ tổ chức phản công để lấy lại các cứ điểm đã mất”.
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #69 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 02:09:33 am »

Những ngày đầu, tháng đầu của De Castries ở Điện Biên Phủ không có gì cập rập. Ông ta đã phái Bigeard đưa một tiểu đoàn sục sạo về phía các triền núi trong hai ngày nhưng không phát hiện được địch. Ở phía Hồng Cúm có va đụng giữa quân tuần tiễu với đối phương nhưng thiệt hại không đáng kể. Thỉnh thoảng ông ta xuất hiện trên chiếc xe Jeep với cái mũ ca lô đỏ viền 5 vạch vàng, chiếc gậy rất đẹp vẫn dùng ở trường đua ngựa gác phía sau, hướng dẫn các vị khách từ Sài Gòn ra, từ chính quốc, từ Mỹ, từ Anh đến thăm "chiếc cối xay thịt khổng lồ", và nghe những lời tán tụng về sự vững chãi của tập đoàn cứ điểm hơn hẳn chiến lũy Maginot của Pháp trong Chiến tranh thế giới và đặc biệt là những lời khen đối với ông. Ngày 19/2, Pleven đã nói với Castries "ông đại tá có biết cả nước Pháp đang chú mục nhìn ông không?". Nếu ở thời đế chế, De Castries hẳn đã được phong là Quận công xứ Điện Biên Phủ. Theo Robert Guilain - báo Le Monde "Giấc mơ của De Castries và Bộ tham mưu của ông là thu hút quân Việt vào lòng chảo Điện Biên". De Castries còn huênh hoang cho máy bay rải truyền đơn xuống các ngả đường và những ndi nghi có quân Việt Minh: "các người còn chờ gì nữa mà không chịu tấn công nếu các người không phải là lũ hèn nhát. Bọn ta đang chờ các người đây", "Bọn ta đã sẵn sàng. Nếu các người mạnh đến như thế, hãy dẫn xác tới đây".
Mệnh lệnh tác chiến đầu tiên của De Castries là giao cho Langlais, trung tá, mang ba tiểu đoàn ra Mường Pồn cách tập đoàn cứ điểm 13 km đón bọn ở Lai Châu rút chạy về với lời dặn "cậu bắt lấy tù binh cho tớ". Lực lượng đi ứng cứu bị bao vây, tổn thất đến mức phải chở 12 chuyến trực thăng mà chưa hết thương binh, còn số chết phải bỏ lại ngổn ngang trên chiến trường. Hôm ấy là 13 tháng 12 năm 1953.
Ngày 20/12 đơn vị cuối cùng của Lai Châu về đến điện Biên Phủ chỉ còn một sĩ quan, 9 hạ sĩ quan Pháp và 175 lính Thái trong số 2101 binh sĩ, 3 sĩ quan, 34 hạ sĩ quan Pháp rút khỏi Lai Châu.
Trong lúc Navarre lo các đại đoàn chủ lực của đối phương đang tiến về Điện Biên Phủ, ra lệnh cho Cogny và đại tá Crevecoeur chuẩn bị một cuộc hành quân mang tên Xenophon nhằm di tản tập đoàn cứ điểm khi có nguy cơ bị tấn công, thì trong hầm của De Castries mọi người đang say xỉn trong bữa tiệc Reveillon mừng đêm giáng sinh. Ngày ngày thấy ông ta vui vẻ bên cô thư ký Paule Bourgeade xinh đẹp, cô phóng viên Bigitte Friang duyên dáng hoặc các cô tiếp viên hàng không từ Hà Nội lên. Đêm đêm ông ta đánh bài Brit với Keller - thiếu tá tham mưu trưởng, trung tá Gaucher "con lợn lòi có nanh vuốt sắc bén", tư lệnh phân khu trung tâm và Langlais, người thoát chết từ Mường Pồn, đang trực tiếp chỉ huy 2 tiểu đoàn dự bị với những khẩu đại liên 4 nòng bảo vệ nam sân bay thuộc khu trung tâm nơi có hầm chỉ huy của De Castries.
Điện Biên Phủ lúc này đã trở thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương. Nó bao gồm 49 cứ điểm được tổ chức thành cụm cứ điểm liên hoàn với nhau. Mỗi cụm cứ điểm là một khu vực phòng ngự - một trung tâm đề kháng có lực lượng phòng thủ và lực lượng cơ động với hoả lực riêng, chung quanh có nhiều hàng rào dây thép gai và bãi mìn. Các trung tâm đề kháng này lại được liên kết với nhau thành các phân khu.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM