Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:43:05 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những viên tướng ngã ngựa  (Đọc 55547 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #50 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 01:54:26 am »

Sáng 11/11 các đơn vị đã thu quân đủ, bàn giao việc vận chuyển gạo cho đơn vị bạn, lợi dụng trời mù sương và rừng rậm hành quân ban ngày để tranh thủ thời gian. Từ Ba Khe về Yên Lập là con đường rất hiểm trở, nhiều khúc phải lội theo thượng nguồn sông Bứa và phải vượt những ngọn núi cao lởrn chởnl đá tai mèo, vai vác nặng, chân không phải ai cũng có giày dép trời mùa đông giá lạnh thấu xương cơm không được ăn trúng bữa, đêm không được ngủ đẫy giấc nhưng không ai muốn rớt lại phía sau. Người khoẻ tương trợ người yếu, tất cả đều muốn tới khu tập kết đúng thời gian. Ra đến Yên Lập là một cuộc chạy đua maratong. Nghe tiếng máy bay địch, tất cả đều tản sang hai bên đường, hết tiếng máy bay lại chạy.
Tới sát bờ sông Hồng, tiểu đoàn 84 tách khỏi đội hình, tiến về phía Thanh Sơn đánh địch ở khu vực Đồn Vàng còn đại quân thì vượt bến đò Vũ Ẻn sang Thanh Ba. Vũ Ẻn xưa đông vui đã thành ca, thành vè: "Sông Thao nước đục người đen. Ai lên Vũ Ẻn thì quên đường về” nay vắng teo. Đồng bào đã tản cư sâu vào trong phía núi đề phòng địch tấn công lên. Đã nghe thấy tiếng đại bác uỳnh oang nổ vọng về. Không ngửi thấy mùi quê hương quen thuộc chỉ thấy mùi khét của lúa gạo bị cháy, mùi xăng dầu bốc từ những đoàn xe địch chạy trên đường tràn vào không trung. Vậy mà thấy quân ta về, không chờ vận động bà con hai bên sông đã ý ới gọi nhau đưa thuyền ra bến chở bộ đội qua. Một trung đoàn thiếu với toàn bộ trang bị vũ khí nặng, nhẹ đã qua sông an toàn về vị trí tập kết trong tư thế sẵn sàng chiến đấu vào sáng 16/11/1952.
Tính ra trong 5 ngày đêm, bộ đội ta đã vượt 200 km. Nhớ lại chuyện Tôn Tấn, một binh gia Trung Quốc thời chiến quốc nói với Điền Kỵ, tể tướng nước Tề: "Đưa quân đi 100 dặm (vào khoảng 50km) một cách cấp tốc để chiến đấu thì một tướng giỏi đến đâu cũng bị đánh bại. Hành quân 50 dặm (25km) một ngày thì quân lính chỉ còn một nửa mà thôi". Ở đây trung đoàn đã vượt quy ước của binh thư thời cổ gấp bốn lần vẫn đảm bảo đủ quân số, sức chiến đấu không giảm ngược lại khí thiêng sông núi, tình cảm quê hương, ý chí quyết đánh thắng đã nâng con người cả về thể chất lẫn tinh thần trước cuộc chiến giữa ta và địch.
Bộ phận chuẩn bị chiến trường, sau khi nghiên cứu quyết định đánh đồn Vân Mộng nằm giữa quãng Chân Mộng và Đoan Hùng. Lực lượng chiếm đóng của địch khoảng một đại đội. Công sự còn sơ sài mang tính chất lâm thời phòng ngự. Cái mạnh duy nhất là địch có xe tăng và xe bọc thép trấn giữ ở vòng ngoài, pháo ở các căn cứ có thể rót về yểm trợ khá nhiều. Tất cả lao vào chuẩn bị quyết đánh thắng ngay từ trận đầu ra quân trên đất Phú Thọ.
Giữa lúc đó trung đoàn được cấp trên thông báo địch ở Yên Bái - Đoan Hùng chuẩn bị rút, cần tranh thủ đánh địch rút lui. Trạm quan sát của trung đoàn cũng thông báo về: có 90 chiếc xe địch từ Đoan Hùng xuôi về Phú Thọ không thấy xe chạy ngược nhiều lên phía Bắc như mọi khi.
Sau này ta được biết, kế hoạch Lorraine của De Linares đã vấp phải một mâu thuẫn lớn. Khi đưa quân lên Phú Thọ với một số lượng đông, phương tiện vận chuyển bị thu hút rất lớn, kể cả máy bay. Hàng chục tiểu đoàn co cụm tại Nà Sản không đủ phương tiện vận chuyển tiếp tế đang gặp khó khăn, chiến trường đồng bằng sơ hở, một loạt đồn bốt bị các đại đoàn chủ lực của ta bao vây, tiêu diệt không còn quân dự bị ứng cứu. Ở Phát Diệm chúng đang bị uy - hiếp. Lại có tin tình báo đánh hơi thấy chủ lực ta ở Tây Bắc được chuyển về. Ngày 14/11 Sa lan vội vàng ra lệnh rút quân. Ngày 15/11 bọn ở Chợ Hiên tập kết về Đoan Hùng, sáng 16/11 cùng quân dù ở Đoan Hùng rút xuống Phú Thọ. Các đơn vị còn lại sẽ rút theo.
Căn cứ vào tình hình địch, trung đoàn huỷ quyết định đánh Vân Mộng chuyển sang đánh quân rút lui của địch. Đánh địch ở ngoài công sự sẽ ăn to vì có nhiều thuận lợi hơn công đồn. Vấn đề là phải rất khẩn trương, dám vượt qua tầm kiểm soát của các đồn Chân Mộng - Năng Yên và hoả lực địch để chiếm lĩnh vị trí phục kích, tuyệt đối giữ bí mật, giữ nghiêm kỷ luật chiến trường, thống nhất giờ nổ súng đã tạo thế bất ngờ.
Vì khá quen thuộc đường số 2 trong những ngày trú quân và luyện quân tại Phú Thọ, trung đoàn chọn điểm quyết chiến ở Chân Mộng, Trạm Thản nằm giữa quãng đường từ ngã ba Hạ Hoà đến gầu Phú Hộ.
Đây là một thung lũng dài khoảng 8 km, hai bên có những thành vại cao từ 2m đến 20m, cây cối bụi rậm phú kín. Sau này báo chí phương Tây gọi đây là cái "bẫy chuột" chui vào không có đường chạy, xe cơ giới quay đầu rất khó khăn Súng các cỡ đặt trên xe không phát huy được hết tính năng tác dụng. Ta có thể ém quân trên thành vại ném lựu đạn xuống sát thương địch dưới mặt đường.
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #51 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 01:55:34 am »

Trung đoàn không có nhiều thì giờ trao đổi bàn bạc và cũng không có điều kiện tập hợp bộ đội để phổ biến nhiệm vụ như thường lệ. Ngoài đường số 2 trước mũi súng của các đơn vị trú quân dưới rừng cọ, bọn địch cảnh giới cho toán quân rút lui vẫn lởn vởn đi lại Các đơn vị chỉ kịp phổ biến nhiệm vụ và quán triệt những yêu cầu về tổ chức chỉ huy về chiến thuật kỹ thuật cho từng bộ phận đang ở các vị trí sẵn sàng chiến đấu để mọi người chấp hành.
Mặt trời vừa xuống núi, trung đoàn trưởng đã dẫn cán bộ các cấp băng qua rừng ra thực địa phân giao nhiệm vụ cho từng tiểu đoàn và đại đội tại khu vực phục kích để sau đó cán bộ kịp quay trở lại đón bộ đội dẫn vào vị trí chiến đấu. Lối qua Năng Yên ra đường số 2 địch đang đóng chốt, đoàn cán bộ phải mở Itlột lối khác. Cây cối mọc rậm rạp đang phải định hướng thì có một ông già xuất hiện. Cả đoàn chột dạ. ông tự giới thiệu tên là Kính quê gốc Nam Định làm nghề đốt than ở ngay Năng Yên hàng chục năm nên quen thuộc thung thổ, xin được dẫn đường cho bộ đội. Nhờ ông, đoàn cán bộ nhanh chóng ra tới đường và cũng nhanh chóng tìm được vị trí giấu quân khá tốt Trung đoàn trưởng giao nhiệm vụ chặn đầu cho tiểu đoàn 80, bố trí hoả lực kiềm chế đồn Năng Yên không cho chúng ra ứng cứu, đại đội 61 và 62 triển khai bên phía Đông, sở chỉ huy tiểu đoàn và các đơn vị còn lại bố trí bên hướng Tây, chốt chặt buộc địch phải co lại, từ trên các điểm cao thả lựu đạn xuống tiêu diệt. Tiểu đoàn 89 khoá đuôi chia cắt bọn địch đã lọt vào trận địa với Chân Mộng bố trí đại đội 395 sang phía Đông còn đại bộ phận ém ở phía Tây cùng dồn địch vào điểm quyết chiến để tiêu diệt. Sở chỉ huy của trung đoàn ơ ngay Lán Than thuộc địa phận xã Chân Mộng, cách mặt đường 200 m sát tiểu đoàn bộ 80 có thể ra lệnh trực tiếp cho tiểu đoàn không cần điện thoại.
Hơn 4 giờ sáng các đơn vị đã chiếm lĩnh xong trận địa. Những dấu vết trên đường được xoá sạch.
Cuộc rút lui của địch được tổ chức khá chặt chẽ. Đi đầu là binh đoàn cơ động số 4 được tăng cường một đại đội xe tăng của trung đoàn bộ binh thuộc địa Maroc (RICM) do đại tá Kergaravat trực tiếp nắng đồng thời chỉ huy chung cuộc hành quân. Tiếp sau là binh đoàn cơ động số 1 do trung tá Battiani chỉ huy có một tiểu đoàn thiết giáp hộ tống. Các binh đoàn đều có pháo binh riêng. Ngoài ra còn có pháo của GM3 và một khẩu 155 mm phối thuộc.
Ba tiểu đoàn trong các binh đoàn được chúng xếp vào loại mạnh nhất Đông Dương là tiểu đoàn khinh binh Đông Dương, tiểu đoàn 2 của trung đoàn lê dương số 2 và tiểu đoàn 4 của trung đoàn bộ binh Algérie số 7 (RTA) . Trên đường rút có sự yểm trợ của các cứ điểm Vân Mộng, Cầu Hai, Chân Mộng Năng Yên, Phú Hộ. Bọn này sẽ rút cuốn chiếu theo khi các binh đoàn đã đi qua hết. Ngoài ra còn pháo tầm xa và máy bay sẵn sàng chi viện.
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #52 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 01:56:05 am »

So sánh tương quan lực lượng trận đánh thì địch có 8 tiểu đoàn, ta chỉ có 2. Một đơn vị còn đang ở phía hữu ngạn sông Hồng không kịp tham gia. Không không quân số họ đông hơn gấp 4 lần mà hoả lực còn mạnh hơn ta nhiều lần những ở đây địch ở thế bị động ta ở thế chủ động. Địch là kẻ rút chạy ta là người đón đánh. Lực của địch đông nhưng yếu. Lực của ta yếu thành mạnh.
7 giờ sáng 17 tháng 11 năm 1952 địch từ Đoan Hùng rút về Chân Mộng. Cả đoàn dừng lại. Tên chỉ huy đồn Chân Mộng ra báo cáo tình hình trong đêm với Kergaravat: "Có nhiều tiếng động phát ra trong đênl trên đường số 2. không có đụng độ. Có thể là dân chúng đi tản cư. Kergaravat sinh nghi lệnh cho tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn Algerie cho quân đi sục sạo Tiểu đoàn trưởng đích thân dẫn 2 đại đội theo hàng dọc tiến xuống. Đến khu vực ém quân của đại đội 395 tên cai Abderrahman thấy mấy khúc gỗ và mấy hòn đá lổn nhổn trên mặt đường và một số lỗ mới đào. Nghi là có mìn chúng cho một tổ sục lên phía rừng đúng chỗ tiểu đội trưởng Trần Văn Chương và chiến sĩ Lê Văn Hiến làm nhiệm vụ tiền tiêu đang ẩn nấp. Để giữ bí mật trận địa đến phút chót, cả hai không nổ súng. Địch phát hiện được mục tiêu xả súng bắn Trần Văn Chương bị thương vào chân và xông vào bắt sống Lê Văn Hiến đưa cả hai xuống mặt đường tra khảo. Câu hỏi duy nhất chúng muốn tìm hiểu là thuộc đơn vị nào. Một tình huống khá căng thẳng đối với cán bộ chỉ huy và lãnh đạo của đơn vị. Hiến là chiến sĩ mới. Cuộc chiến đấu có thể không thành nếu Chương và Hiến không giữ được khí tiết. Y đồ trận đánh sẽ bị lộ ngay khi địch chưa lọt vào trận địa phục kích và đơn vị có thể chịu nhiều thương vong do phi pháo địch.
Nhưng rất đáng mừng là Chương đã giả vờ chết ngất không nói một lời còn Hiến thì một mực nhậu mình là dân quân du kích không phải là bộ đội. Chúng ném Chương lên xe, còn tiến chúng buộc theo xe kéo trên đường. Căm thù tràn ngập trận địa, anh em muốn nổ súng để giải cứu đồng đội, chính trị viên Mai Thuận phải nhắc nhở đơn vị nén lòng, vì mục tiêu của cả trận đánh nên họ đành kiên trì chờ.
Cảnh giác đề phòng, địch nã pháo và đạn các cỡ vào khu vực ngờ có quân mai phục. Ta có thương vong nhưng tất cả nghiến răng chịu đựng, không một tiếng kêu và không ai chạy lung tung. Chờ không thấy động tĩnh, Kergaravat ra lệnh tiếp tục cuộc hành quân.
Đoàn xe của địch đã tới đơn vị chặn đầu. Tiểu đoàn 80 đề nghị được nổ súng nhưng trên xe, địch chở theo nhiều thường dân. Trung đoàn ra lệnh chờ đoàn xe chở sinh lực địch tiến vào điểm quyết chiến sẽ nô súng.
9 giờ 30 đội tiền vệ của địch vừa đi thoát, tiểu đoàn trưởng Mai Xuân Tần cho nổi kèn hiệu. Bazoka của đại đội 61 phát hoả bắn trúng chiếc xe Half track, xe quay ngang ra mặt đường chặn gọn lối đi. Chiếc xe tăng phía sau chạy lên tìm cách gạt chiếc xe trúng đạn sang bên đường nhưng không được. Toàn bộ xe của địch ùn lại trước mũi súng, trong tầng ném lựu đạn của quân ta. Đạn của các cỡ súng bố trì hai bên sườn nã xối xả vào kẻ địch, đường số 2 trở thành một biển lửa. Trên tà-luy lựu đạn của trung đội Nguyễn Thuận ném xuống rào rào. Địch hoảng loạn kêu la không kịp ứng phó. Quân ta ào xuống mặt đường. Nhiều tên vứt súng vái ha lịa xin tha mạng. Địch ở Năng Yên -  Chân Mộng nằm im, sau hơn nửa giờ cận chiến bằng lưỡi lê, báng súng địch hoàn toàn mất sức phản kháng. Đại đội trưởng Trương Anh Dũng hướng dẫn cho chiến sĩ cách phá huỷ những xe còn lại, thu súng ống, đạn dược, bắt tù binh đưa về hậu cứ. Lúc này máy bay của địch ào ào bay tới nhưng chỉ gầm rú, hù doạ không dám bắn. Pháo tầm xa của địch nã vu vơ vào chỗ không người. Không chặn được đường rút của ta.
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #53 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 01:56:56 am »

Cho đến 15 giờ 30 Battiani từ Chân Mộng mới dám cho xe ủi xuống dọn đường để số quân còn lại tiếp tục rút. Tên nào tên nấy nhớn nhác không còn vẻ ngông nghênh như khi ngồi trên xe lúc sáng. Chúng chỉ thu lượm số bị thương còn bọn chết chúng gạt sang hai bên đường cùng xác của các xe bị đốt cháy hoặc phá huỷ.
17 giờ đoàn xe tiếp tục tiến vào thung lũng đằng sau có sự yểm trợ của tiểu đoàn thiết giáp. Chúng tưởng sẽ thoát chết song một đòn sấm sét tiếp tục giáng xuống binh đoàn Battiani.
Số là tiểu đoàn 84 được lệnh tiến về Đồn Vàng. Ở đây địch đã rút. Trung đoàn ra lệnh cho tiểu đoàn về ngay Khải Xuân làm đội dự bị của trung đoàn. Tiểu đoàn lập tức vượt sông ở bến Chủ Chè để kịp chiến đấu cùng các đơn vị trong trung đoàn. Đến nơi được chỉ định thì tiếng súng đã ngừng, trận đánh vừa kết thúc. Cán bộ chiến sĩ trong tiểu đoàn đang tiếc rẻ vì không có dịp lập công thì thấy đạn pháo địch bay sàn sạt qua đầu. Phán đoán địch tiếp tục rút, tiểu đoàn trưởng xin trung đoàn cho xuất kích.
Được trung đoàn đồng ý, tiểu đoàn lệnh cho đại đội 41 tiến ra đánh chiếm đồn Chân Mộng, tiêu diệt bọn đang yểm trợ cho đội hình rút lui của chúng. Các đại đội khác bám theo đoàn xe đang rút không để chúng thoát. Do trời tối, chướng ngại vật còn đầy bên đường, tốc độ vận chuyển của địch bị hạn chế. Các đơn vị chạy đầu tiểu đoàn đã bám kịp xe địch. Tổ trưởng Diêu ném một quả lựu đạn về phía địch. Lựu đạn nổ trên xe văng mảnh về phía sau. Diêu ngã xuống đúng lúc tiểu đoàn trưởng Sơn Mã xông tới Địch phía trước bàn lại Sơn Mã hy sinh tay còn nắm chặt khẩu súng ngắn.
Trả thù cho tiểu đoàn trưởng, đại đội 43 ào lên bất chấp đạn địch bắn chặn, bám xe, tương lựu đạn vào các thùng xe của chúng. Riêng Trần Văn Thoa đã diệt 4 xe địch. Bọn địch trên một tăng 18 tấn vội nhao khỏi xe bỏ lại chiếc xe còn đang nổ máy. Quân ta tiếp tục truy đuổi đến gần Phú Hộ mới dừng lại.
Bị hai trận đòn, De Linaes mất 400 quân để lại xác tại trận, 44 xe cơ giới trong đó có 17 xe tăng, xe bọc thép, 80 tên bị bắt sống cùng một xe tăng 18 tấn, chưa kể 180 tên bị diệt và 100 tên bị bắt trong trận Đồi Chò, Núi Khuyết đêm 23/11/1952. Chúng kêu trận Chân Mộng - Trạm Thản là "1 cuộc tàn sát thực sự”. Nhưng nếu đó là một cuộc tàn sát thì làm sao có đến 250 tên bị thương mà chúng đã công bố trong tư liệu lịch sử.
Đưa ba vạn quân được trang bị đến tận răng hùng hổ tiến sâu vào hậu phương ta nhưng các mục tiêu đề ra trong kế hoạch Lorraine đều không đạt. Vẻn vẹn chúng chỉ đốt được ba kho gạo ở Tam Nông, phá huỷ một kho vũ khí bên bờ sông Chảy trong đó có 70% là vũ khí hư hỏng chờ sửa chữa, thu được 2 xe vận tải Molotova 2 tấn 5 và một một xe jeep mang về triển lãm để khoe chiến tích.
Ngay đêm diễn ra trận Chân Mộng - Trạm Thản, đại quân ta ở Tây Bắc đã vượt sông Đà, tiến đánh Bản Hoa, Mường Lúm tiếp tục đợt II chiến dịch. Ở tả ngạn sông Hồng, vùng đồng bằng, 34 vị trí bị tiêu diệt, 16 đồn phải rút chạy, 26 đồn bị bao vây. Ngày 14/11 ta đánh Phát Diệm diệt gọn ba đại đội, bắn chìm ba tàu địch.
Tinh thần địch sa sút đến mức những tên tiểu đoàn trưởng của các tiểu đoàn sừng sỏ nhất của chúng sau trận đánh "chỉ còn những con mắt tuyệt vọng". Sau 18 giờ vật lộn trong hoảng loạn, Kergaravat không dám cho quân dừng lại, bất chấp những bất trắc trong những cuộc hành quân đêm, Kergaravat tiếp tục cho quân chạy tiếp đến 23 giờ mới dám dừng chân ở Ngọc Tháp, "hắn sợ bị bao vây và trong trường hợp đó, hắn không thể mở đường bằng sức mạnh".
Ngày 17 - 18 tháng 11 địch buộc phải rút khỏi Tam Nông - Hưng Hóa và ngày 1/12 chúng phá huỷ các cơ sở thường trực ở Việt Trì chuồn về sau cái gọi là "chiến tuyến De Lattre".
De Linares, trung tướng, tư lệnh quân đội Pháp ở Bắc Kỳ - đồng đội vẫn gọi hắn là "Bác Ly" - người đích thân vạch và điều hành kế hoạch Lorraine thì ngao ngán giao động đến tận não. Trong bữa tiệc cao uỷ Letourneau tổ chức chào đón tân Tổng tư lệnh Navarre sang thay đại tướng Salan về vườn, với tư cách bạn đồng môn với Navarre hắn ngồi vát vẻo trên tay ghế hỏi Navarre: "Cậu chui vào đống cứt này làm gì? Tớ thì tớ chuồn (!)”. Không phải là hắn tự nguyện rời bỏ cuộc sống xa hoa của một tên tướng thực dân trong thời loạn lạc, luôn cập kè bên cô bồ nhí người Hoa mà người ta bắt hắn phải chuồn sau những thất bại thảm hại.
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #54 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 01:57:22 am »

Chân Mộng - Trạm Thản không phải là trận quyết chiến chiến lược, cũng không phải là mũi điểm của chiến dịch. Nó không phải là nguyên nhân chính buộc địch phải rút khỏi Phú Thọ ngay sau chín ngày mở cuộc hành quân nhưng rõ ràng nó mang tính quyết định chiến trường góp phần quan trọng làm phá sản toàn bộ kế hoạch Lorraine. Ảo mộng chiếm đóng Phú Thọ và Yên Bái mà kẻ địch ôm ấp tiêu tan vĩnh viễn.
Sau trận này, Trần Vàn Chương được truy tặng Huân chương chiến công hạng hai vì tinh thần bất khuất nhưng đến ngày hoà bình lập lại, anh đã trở về sau đợt trao đổi tù binh giữa ta và địch. Lê Văn Hiến được đồng đội cứu thoát, đơn vị cho đi học trở thành bác sĩ phụ trách một trung tâm y tế huyện của Thanh Hóa nay đã nghỉ hưu. Anh vẫn khỏe, vẫn có mặt trong những dịp đồng đội tổ chức đi thăm chiến trường xưa, thăm những người thân vĩnh viễn nằn lại trên mảnh đất Chân Mộng - Trạm Thản trong đó có Sơn Mã - một tiểu đoàn trưởng đầy triển vọng.
Hồ Chủ Tịch rất vui về chiến thắng Tây Bắc trong đó có Chân Mộng - Trạm Thản. Một chiến dịch mà ta đã diệt được vạn 8 ngàn tên địch (riêng chiến trường chính diệt 6000 tên) giải phóng 2 vạn 800 km2 đất, 25 vạn dân các dân tộc. Bác đã tặng cho Trung đoàn 36 lá cờ Quyết chiến quyết thắng để biểu dương thành tích chiến đấu của trung đoàn và giành cả buổi cùng các thành viên Hội đồng chính phủ gặp gỡ những cán bộ chiến sĩ đã lập công trong trận như ông già Kính, như Trần Văn Thoa - do đồng chí Lê Linh chính uỷ trung đoàn dẫn đầu.
Trong niềm vui, Lê Kim, cán bộ tuyên huấn đi theo đoàn, đã đọc bài vè về chiến dịch Lorraine do anh sáng tác để Bác nghe:
"Tây thua Tây Bắc, Tây lo "
Đặt ra kế hoạch gọi là Lo-ren
Tiến quân thì những lo phiền
Lui quân thất bại thì rên như bò
Đờ-li-na-rét chạy co
Phát sốt, phát rét mặt mo càng đờ”.
Nghe xong, Bác và các thành viên chính phủ có nhặt đều cả cười.
Tháng 11 năm 2002, nhân 50 năm chiến thắng Chân Mộng - Trạm Thản, đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam đã viết:
… "Chiến thắng Sông Lô (1947)
Chiến thắng Tô Vũ (1955)
Chiến thắng Chân Mộng - Trạm Thản (1952)
Chứng tỏ mỗi lần giặc Pháp xâm phạm vùng đất Tổ, chúng đều bị quân và dân Phú Thọ đánh cho thất bại thảm hại".
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Giêng, 2009, 02:00:58 am gửi bởi TimeBreak » Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #55 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 01:57:50 am »

HENRI NAVARRE



- Tìm một "lối thoát danh dự" bằng những kế hoạch phiêu lưu dẫn đến một thất bại kinh  hoàng của bọn thực dân xâm lược: Trận Điện Biên Phủ
Từ sau thất bại ở biên giới Việt Trung năm 1950, trên chiến trường Việt Nam, thực dân Pháp ngày càng lún sâu vào thế bị động. Viện trợ Mỹ mỗi năm một tăng, viên Thống chế kiệt xuất nhất của lị nước Pháp De Lattre de Tassigny được tôn là "Vua Jean" đã xuất chinh đảm nhiệm vai trò Tổng tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp ở Việt Nam cũng không cải biến được tình hình.
Nhân dân Pháp từ chỗ thờ ở không hiểu gì nhiều về cuộc chiến tranh diễn ra ở cách nước Pháp hàng vạn dặm do bị bưng bít chuyển sang thái độ hồ nghi và bất bình với nhà cầm quyền về mục đích của cuộc chiến ngày càng hao tiền tốn của khiến nước Pháp ngày càng lệ thuộc vào Mỹ. Những người trực tiếp cầm súng ngày càng mất tin tưởng vào chiến thắng.
Không trông mong ở giải pháp quân sự có thê đánh gục đối phương, Pháp cần một lối thoát danh dự, nói cách khác là muốn tạo được cho mình một cái thế cho cuộc thương lượng và chấm dứt chiến tranh1 (Họ muốn một "issue honorable" và muốn "sortir honorablement de cette sa le guerre"). Vấn đề là phải tìm được người thay thế Salan viên tướng đã từng ở Đông Dương lâu năm nhưng liên tục đưa đến những thất bại từ Việt Bắc thu đông 1947 đến Hoà Bình và mới nhất là Tây Bắc.
Sau một thời gian tìm hiểu khá lâu danh sách các tướng lĩnh, René Mayer, chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Pháp đã chấm Henri Navarre. Navarre từng là đại uý ở đội kỵ binh Saint Germain số 16, chỉ huy đội kỵ binh Maroc số 3, trung đoàn mà sĩ quan và thiếc khăn đỏ khiến De Lattre ghét cay ghét đắng. Trong chiến tranh giải phóng Navarre chỉ huy sư đoàn Constantine ở Algerie. Lúc này Navarre đang là Tổng tham mưu trưởng của Thống chế Juin chỉ huy lực lượng Pháp thuộc khối NATO ở Trung Âu. Mayer cho đây có thể là một minh chứng đối với Mỹ rằng họ có cách giải quyết mạnh dạn hơn và có thể là con bài để thuyết phục Nhà Trắng tăng thêm viện trợ.
Ngày 7/5/1953, Navarre vừa đi thanh tra ở Đức về, Ren Mayer đã gọi ông ta đến Văn phòng Hội đồng bộ trưởng giao cho ông ta làm Tổng tư lệnh quân đội Viễn chinh Pháp ở Việt Nam. Vốn là một sĩ quan tình báo có thâm mến ở Bộ Tổng tham mưu, không hiểu gì nhiều về Đông Dương nhưng Navarre thừa biết Tassigny rồi đến Salan đã để lại ở Việt Nam một gia tài nghèo nàn, một đội quân viễn chinh với trang bị kỹ thuật cũ kỹ, lạc hậu, cùng một đội quân đông đảo gọi là quân đội quốc gia thực chất chỉ là một lũ ô hợp, nhiều lắm cũng chỉ dùng vào việc diễu binh. Trong khi đó đối phương ngày càng mạnh, họ đã có những đại đoàn được tổ chức như quân đội các nước phương Tây, chiến đấu có lý tưởng và ngày càng dạn dày kinh nghiệm nên Navarre ra sức khước từ việc bổ nhiệm với lý do chưa từng phục vụ ở Đông Dương và không hề có chuyên môn trong lĩnh vực này.
René Mayer đã gạt phắt những lý lẽ mà Navarre biện minh chống lại việc đề bạt. Mayer nói: "tưởng quân có thể thấy hết mọi vấn đề vì có cái nhìn mới và có thể tự học những điều cần thiết". Ra khỏi điện Matignon, Navarre lẩm bẩm: "Ren Mayer điên rồi". Ông ta đã tường thuật buổi gặp và ý định của Ren Mayer với Thống chế Juin, đề nghị tướng Juin giữ mình tại Châu Âu ít nhất hai năm nữa. Nhưng Navarre chưng hửng vì tướng Juin đã được Ren Mayer trao đổi trước việc này và đã trả lời: "ông có nghĩa vụ nhận lời. Phải có người hy sinh chứ". Với thái độ lạc quan, Thống chế Juin động viên thêm: "Để giải quyết vấn đề Việt Nam chỉ cần thêm vài tiểu đoàn trong vài tháng nhưng phải đề phòng một cuộc tấn công ở vùng châu thổ sông Hồng. Bọn Việt không có phương tiện tiến hành vận động chiến và chúng sẽ thất thế nếu bị dồn ép". Navarre tự biết mình không phải là người được Watshington ưa vì có tiếng là người quá thận trọng, thiếu quyết đoán. Được cử làm Tổng tư lệnh, ông ta sẽ cố làm giảm bớt nghi ngờ của Mỹ về mình bằng cách đưa ra một chiến lược đầy tham vọng để giành thế chủ động trong chiến tranh Việt Nam.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Giêng, 2009, 02:00:10 am gửi bởi TimeBreak » Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #56 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 01:58:19 am »

Ông mang theo một bộ sậu mới gồm tướng không quân ba sao Bodet (cùng ở Fontaineblau) làm phó tướng Gambier làm tham mưu trưởng và Lauzin làm tư lệnh không quân thay Chassin.
Ngày 19/5/1953 Navarre xuất hiện tại phi trường Tân Sơn Nhất trong sự nghênh đón trọng thị của các tướng lĩnh và cá nhân vật dân sự cấp cao cùng hai tiểu đoàn quân dàn chào với tiếng quân nhạc ồn ã.
Xuất thân từ một gia đình nhiều đời làm chưởng lý quan toà và luật sư ở Normandie, niềm nở, thân mật, có tư cách của con người có tính nhân văn. Một trong những nhược điểm lớn của Navarre là quá thận trọng. Có thể do tính dè dặt khiến ông ta mang bộ mặt bí hiểm và lạnh lùng trước mọi người. Ông ta không có vẻ lôi cuốn hấp dẫn như anh chàng Cogny. Không thích những cuộc chiêu đãi, không ưa các nhà báo và luôn nghi ngờ họ. Gương mặt "cáo già" khi cười thường cau lại. Hình ảnh ông ta trở nên khó chịu. Gần suốt trọn tuổi nghề làm tình báo và ở cơ quan nghiên cứu, Navarre thường dày công tìm hiểu thấu đáo vấn đề để mỗi khi chọn giải pháp thì không còn gì cản trở1 (Dựa theo hồi ký "Thời điểm của những sự thật" của Navarre - NXB Plong-Paris 1979, thì Navarre phân biệt được sự khác nhau trong điều hành chiến tranh của hai bên, có những nhận xét khá chính xác về cục diện chiến trường, am hiểu qui luật chiến tranh qui ước).
Đặt chân đến Việt Nam, ông ta đến thăm tất cả các tư lệnh các quân binh chủng tại nhà riêng, đi thanh tra các đơn vị của quân viễn chinh kể cả ở các đồn lẻ, các đơn vị của đội quân Bảo Đại, tính toán quân số, lật đi lật lại vấn đề trong óc, ghi lên bản đồ. Navarre đề nghị với Salan một chương trình thăm địa bàn chiến sự ở Bắc Kỳ trước hết là Nà Sản. Đại tá Berteil, tư lệnh cụm Nà Sản đã đưa ông ta đến các cứ điểm với vẻ cứng nhắc kính cẩn.
Trước khi sang Đông Dương, Navarre nói với Chevigné, bộ trưởng Bộ Chiến tranh: "Rút quân khỏi Nà Sản sẽ là một trong những hành động đầu tiên của tôi trong công tác chỉ huy và tôi sẽ không tái diễn những cuộc hành quân kiểu đó". Ông ta cho rằng khuyết điểm lớn nhất của quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương là không có một lực lượng chủ lực cơ động tác chiến để chống chọi với lực lượng này của Việt Minh. Ngoài 6 binh đoàn cơ động (G.M: Groupement Mobile có 4 đến 5 tiểu đoàn) do De Lattre xây dựng đang bị phân tán hoàn toàn và 8 tiểu đoàn dù được coi là cơ động nhất, số còn lại là những đơn vị dự bị chôn chân tại khu vực chiếm đóng. Một vài lực lượng dự bị ở địa phương cũng phải chiếm giữ và bảo vệ rất nhiều địa điểm.
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #57 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 01:58:44 am »

Thăm Nà Sản, đã thai nghén trong Navarre một tập đoàn cứ điểm và ông ta muốn xây dựng nó ở Điện Biên Phủ để cùng với Lai Châu và Nà Sản/hình thành một hệ thống kiểm soát toàn vùng Tây Bắc.
Gần bốn tuần sau, ngày 16/6/1953 ông ta trình bày biện pháp sẽ áp dụng để tìm đáp số cho bài toán của cuộc chiến tranh ở Việt Nam - mà người ta thường gọi là kế hoạch Navarre - trước các tướng lĩnh, các quân binh chủng.
Những tư tưởng mà ông trình bày thực chất dựa trên di sản kế hoạch Sa lan từ 30 tháng (4/1953 đến 1/1955) rút còn 20 tháng, (từ 8/1953 đến 3/1955) gồm 2 bước:
1/ Trong mùa chiến dịch tới, trước hết giữ thái độ thận trọng, chủ yếu nhằm khôi phục quân đội viễn chinh trả lại cho nó tinh thần và nhiệt tình chiến đấu, tránh đụng độ với chủ lực đối phương. Phía Bắc là địa bàn nghiêm trọng, phải tiếp tục bình định ngăn ngừa bằng cách bẻ gây các cuộc tấn công của đối phương trước khi nó nổ ra.
Ở vĩ tuyến 18, địa bàn chia cắt với Bắc Kỳ bằng một dãy núi hình thành một ranh giới tự nhiên sẽ vây chặt, bằng một cuộc tấn công tương đối dễ dàng mang tên Atlante để thanh toán gọn các đơn vị thuộc khu 5 của Việt Minh không để các mối đe doạ trở nên trầm trọng khiến tình hình có thể xấu đi.
2/ Đến mùa chiến dịch sau sẽ chủ động. Gây chiến. Trước hết sẽ tấn công các vựa thóc lúa của lùng đông dân cư và cuối cùng là tiêu diệt chính chủ lực của đối phương.
Với quân đội quốc gia của Bảo Đại, một quân đội không thích đánh nhau sẽ từng bước giao nhiệm vụ chiếm đóng để cho phép ta tăng cường tiềm lực tấn công.
Navarre trưng cầu ý kiến của các tướng lĩnh, Cogny - mới được phong trung tướng và được đề bạt làm tư lệnh Bắc Kỳ thay De Linares, là người đầu tiên phản bác chiến lược của Navarre. Cogny sợ lực lượng chiếm đóng của ông ta có thể bị tràn ngập nếu xảy ra một cuộc tiến công của đối phương. ông còn sợ Tổng tư lệnh sẽ rút những lực lượng cơ động từ quân số Bắc Kỳ để tập trung cho chiến dịch Atlante vì chiến dịch này sẽ ngốn nhiều quân. Cogny đề nghị vùng cao nên tránh các cuộc đụng độ mà kết quả không đảm bảo. Chỉ nên xây dựng ở đó những căn cứ dã chiến hay đưa lên đó những đơn vị chính quy có thể lẩn tránh dễ dàng. Ở đồng bằng, nơi quá trình ung thối đang phát triển cần giữ thế tiến công liên tục chống lực lượng đối phương và cuối cùng mở nhiều cuộc càn quét thường xuyên mạnh mẽ ở vùng ven để gây rối loạn trong hệ thống tiếp tế và trong việc mở rộng địa bàn kiểm soát của các binh đoàn Việt Minh.
Vừa mới nắm quyền, Navarre muốn tránh một sự va đụng nên đã trấn an Cogny, đề nghị Cogny cứ kiến nghị những hoạt động theo hướng đó và hứa sẽ bật đèn xanh cho Cogny. Ngày 17/7/1953 Navarre đồng ý để Cogny tổ chức một cuộc tập kích lên Lạng Sơn mang tên chiến dịch Con én (Hirondelle) do đại tá Ducour chỉ huy.
Với sự yểm trợ của máy bay B26, tiểu đoàn dù 6 của Bigeard, tiểu đoàn dù 8 của Tourret, một đơn vị công binh cùng 2 tiểu đoàn khác do Liesenfelt nắm được tung xuống Lạng Sơn, lùng sục các khu vực, hang động nơi nghi có cá kho tàng vũ khí trang bị của ta cất giấu. Sau 18 giờ phá phách chúng rút mang theo những tên tay sai người địa phương trước đây đã từng phục vụ chúng. Chúng khoe đã phá huỷ nhiều xe vận tải, hàng ngàn trung liên, hàng tấn thuốc nổ, hàng vạn lít xăng dầu. Chiến thắng trên khiến Navarre rạng rỡ.
Ngày 24/7/1953 ông ta trình bày kế hoạch mang tên mình tái điện Elyseés trước Tổng thống Vincent Auriol, Hội đồng bộ trưởng và các tham mưu trưởng trong đó có ý đồ lập một căn cứ không quân và bộ binh ở Điện Biên Phủ để bảo vệ Lào. Ông xin thêm 12 tiểu đoàn, một chi đội pháo 75 mm cho quân dù, một tiểu đoàn công binh, một phi đội vận tải, máy bay B26 và một hàng không mẫu hạm, những phương tiện vận tải đường biển và tàu đổ bộ.
Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng không giấu diễm tình hình kiệt quệ của đất nước, ý định của chính phủ là tiến hành thương lượng ngay với đối phương sau khi hiệp định đình chiến ở Triều Tiên được ký kết. Các tham mưu trưởng thì đề nghị không nên buộc Navarre phải bảo vệ Lào, tất nhiên, Navarre vẫn phải có trách nhiệm. Biên bản không nên ghi điều khoản này vì lý do tế nhị về mặt ngoại giao. Nói cách khác họ không muốn thiết lập một căn cứ không quân và bộ binh tại Điện Biên Phủ như Navarre đề nghị.
Bộ trưởng Bộ Tài chính thì tuyên bố thẳng thừng là không có thêm một xu cho kế hoạch Navarre vì ngân sách trống rỗng. Tướng Cornilion Molimer hàm bộ trưởng, nguyên là phi công đã từng đáp máy bay xuống Điện Biên Phủ cùng Le Clerc năm 1946 thì kêu lên: "Điện Biên Phủ là một sân bay nằm giữa khoảng đất rộng, trống trải như Champ de Mars bên sông Seine, xung quanh là đồi cao kẻ thù chiếm lĩnh. Cách Hà Nội - Hải Phòng đến mức chỉ đủ xăng cho máy bay đến đó và quay về."
René Pleven, bộ trưởng Quốc phòng chống lại việc gia tăng nỗ lực quân sự chừng nào quân đội quốc gia chưa được xây dựng thực sự và yêu cầu chính phủ giao nhiệm vụ rõ ràng cho Navarre.
Navarre không tin người ta chấp nhận hoàn toàn kế hoạch của mình nhưng ông ta chắc chắn sè không có sự phản đối. Ông ta không thay đổi và không từ bỏ ý đồ đã chuẩn bị: chiếm Điện Biên Phủ. Ông ta thừa nhận sẽ phải đánh một trận gay go và cũng thành thật nói trận đánh ấy có thể chứa đựng những thất bại quan trọng.
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #58 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 02:01:24 am »

Hội nghị hết lời ca ngợi ông ta và chỉ yêu cầu điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với nhiệm vụ duy nhất là tìm một lối thoát danh dự cho dân tộc và phù hợp với khả năng. Từ Paris, Navarre sửa lại mệnh lệnh với nội dung "Trong trường hợp kẻ thù tấn công ở thượng lưu sông Mêkông, phải nghiên cứu một hành động đón trước nhằm bất ngờ chiếm Điện Biên Phủ”. Ngày 25/7/1953 Navarre chuyển văn bản cho đô đốc Auboyneau, người thay ông ta khi vắng mặt tại Sài Gòn, ký gửi các thuộc cấp.
Mới hôm nào ông nói với De Chevigné "Tôi sẽ không phạm phải sai lầm như những người tiền nhiệm” nhưng thực tế ông đang phát động hoạt động ở Điện Biên Phủ như Salan đã gây ra ở Nà Sản trước đây.
Ngày 5/8 Navarre quyết định rút Nà Sản, 150 máy bay đã tham gia vào việc rút quân này. Hình dung thấy lực lượng tại đây sẽ được chuyển sang Điện Biên Phủ trong nay mai, Cogny đã viết cho Navarre "Tôi tuyệt đối không tin giá trị của một cứ điểm để chặn một hướng cách Luang Prabang 200 km. Chúng ta có nguy cơ tái diễn một Nà Sản mới trong điều kiện tệ hại hơn". Để yên lòng Cogny, cuối tháng chín Navarre cho mở chiến dịch Brochet càn quét vùng đồng bằng sông Hồng, tiếp đó là cuộc hành quân Pelican biệt kích vào bờ biển Thanh Hóa ngăn chặn chủ lực của ta tiến vào đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cũng là để thăm dò ý đồ của ta.
Đầu tháng 11, Navarre đã vơ vét được 480.000 quân gồm 267 tiểu đoàn, trong đó có 89 tiểu đoàn cơ động (ở Bắc Bộ có 44 tiểu đoàn tinh nhuệ). Kế hoạch đánh chiếm Điện Biên Phủ được triển khai. Ngày 11 tháng 11, đại tá Nicot, người chỉ huy vận tai hàng không được lệnh tập hợp máy bay đã thẳng thừng nói: “Hàng không không đủ sức đảm bảo tiếp tế cho Điện Biên Phủ thường xuyên"1 (Không lực Pháp thời đó có 530 máy bay, số sử dụng được chiếm 370 chiếc. Số máy bay vận tải có 80 chiếc, 70 máy bay chiến đấu (45 chiết B26) 30 máy bay tiệm kích, 40 máy bay liên lạc, 90 chiếc Morane, 17 trực thăng. Khả năng vận chuyển 70 đến 80 tấn/ngày. Thực tế yêu cầu ở Điện Hiên Phủ là 200 tấn/ngày).
Tham mưu trưởng Bắc Kỳ và chánh văn phòng của Cogny khi được trưng cầu ý kiến đã viết trả lời vào phiếu: Điện Biên Phủ không ngăn nổi Lai Châu thất thủ. Lúa gạo ở Điện Biên Phủ không cần thiết lắm đối với Việt Minh - 5 tiểu đoàn không đủ đối phó với đại đoàn 316 được tăng cường.
Các tướng Masson, Dechaux, Giues đều trả lời: Điện Biên Phủ không bỏ trống như người ta tưởng. Ba tiểu đoàn của trung đoàn 148 đang chiếm đóng. Không nên đánh Điện Biên Phủ vì lý do kỹ thuật và chiến thuật. Khoảng cách 300 km là quá lớn khiến điều kiện sử dụng không quân trở nên phức tạp và nghiêm trọng.
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #59 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 02:02:12 am »

Như vậy, việc đánh chiếm Điện Biên Phủ không phải hình thành một cách ngẫu nhiên. Người ta đã suy nghĩ, bàn luận, cân nhắc thậm chí đã cãi nhau tại hội nghị quyết định cuộc hành quân ngày 17/11/1953.
Navarre nghe tất cả các ý kiến phản bác một cách lễ độ. Câu hỏi cuối cùng của ông ta: Có thể làm được không?
Mọi người trả lời: Vâng, làm được.
- Thế thì không quân phải chịu đựng khó khăn ấy và tìm cách khắc phục, kỹ thuật phải phục tùng chiến thuật.
Cuối cuộc họp, Gilles, tư lệnh lữ đoàn dù, tự động đứng lên khẳng định sẽ làm tất cả để cuộc hành quân thắng lợi.
Cogny từ chỗ phản đối Navarre đánh chiếm Điện Biên Phủ, nay không tuyên bố chống nhưng vẫn muốn giữ ưu thế ở đồng bằng, sợ Điện Biên Phủ sẽ là thảm họa nhưng lại sợ mình lầm. Vốn nổi tiếng là người biết phục tùng, ông ta miễn cưỡng vâng lệnh.
Navarre luôn luôn nói về giữ quyền chủ động của ông ta, bây giờ ông ta mang sinh mệnh hàng ngàn con người vào canh bạc. Cuộc hành quân mang tên CASTOR đánh chiếm Điện Biên Phủ bắt đầu. (Castor là tên con trai thần Jupiter và nữ thần Le da- từ ngày 5/12 Castor được thay bằng GONO - binh đoàn tác chiến Tây Bắc).
Điện Biên Phủ là một thung lũng nằm theo hướng Bắc Nam dài gần 20 km, rộng từ 5 đến 7 km, xung quanh là những ngọn đồi, có ngọn thoai thoải, có ngọn là đá vôi lộ thiên nhọn hoắt hình thành một vòng cung có những mảng rừng bao phủ, nằm trên đường từ Tuần Giáo qua Lào. Điện Biên Phủ bị Pháp chiếm từ 1887, còn lại một cái đồn cũ kỹ. Thời Nhật thêm một sân bay.
5 giờ 45 phút sáng ngày 20/11/1953 chiếc máy bay privateer bốn động cơ thường được dùng thám hiểm vùng trời thuộc lực lượng không quân của hải quân chở Bodet, phụ tá của Navarre, Dechaux và Gilles bay lượn trên bầu trời Điện Biên Phủ kiểm tra thực địa và nắm tình hình khí tượng để đi đến quyết định cuối cùng của cuộc hành quân Castor.
8 giờ 15, 67 chiếc Dakota bắt đầu cất cánh từ Hà Nội bay theo hàng dọc cỡ 10 km có máy bay B26 hộ tống lên Điện Biên Phủ. Sau giờ ném bom bắn phá dọn bãi, khu trục đối phương, 10 giờ 35 các đơn vị lính dù và công binh lần lượt được ném xuống hai khu vực của Điện Biên Phủ: Tiểu đoàn 6 dù (BCP) và 1 đại đội công binh do Bigeard chỉ huy nhảy xuống Tây Bắc thị trấn. Khu vực thứ II nằm ở phía Nam là tiểu đoàn dù 11 (BCP) do Bréchignac chỉ huy. Ở Hồng Cúm địch không gặp sự đề kháng nhưng cách sân bay 500m địch bị bắn ngay khi chưa kịp chạm chân xuống đất. 50 tên chết và bị thương. Có tên cháy như ngọn đuốc sống lơ lửng trên không. Cho đến khi trời sập tối Begeard mới đặt được sở chỉ huy ở Điện Biên Phủ.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM