Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 08:15:49 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những viên tướng ngã ngựa  (Đọc 55709 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #40 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 01:48:07 am »

Vào thời điểm gay cấn nhất, De Lattre De Tassigny bị bạo bệnh phải về nước và chết vào ngày 11 tháng 1 năm 1952. Vừa bị bao vây nghẹt thở ở Hòa Bình, vừa bị đánh tơi bời ở các mặt trận phối hợp tại đồng bằng Bắc Bộ, Salan lên thay De Lattre nắm quyền Tổng chỉ huy vội vã ra lệnh rút khỏi Hòa Bình, kết thúc thảm hại chiến dịch phản công do De Lattre chủ trương. Cuộc rút lui mang tên Amarante bát đầu từ 19 giờ ngày 22 tháng 2 năm 1952. Dọc đường chúng thiết lập 10 điểm tựa gồm 1 tiểu đoàn bộ binh, 2 liên đoàn thiết giáp, một số đơn vị công bính, tăng cường hoạt động phi pháo lên gấp nhiều lần mà phải mất hai ngày trầy vẩy năng mới tới Xuân Mai.
Bọn từ Hà Nội lên đón và bọn từ Hòa Bình về gặp nhau đều thở phào vì thoát chung số phận 2 binh đoàn Charton Lepage ở Cao - Bắc - Lạng. Một sĩ quan cao cấp của địch đã nói: "Thống chế De Lattre đã chết đúng thời điểm để khỏi chứng kiến cuộc rút lui này”.
Kết cục chiến dịch Hòa Bình địch bị loại gần 7.000 tên, kể cả các mặt trận phối hợp là 15.000 tên. Ta giải phóng thêm 1.000 km2 đất và 20 vạn dân. Địch bị động càng lún sâu vào thế bị động.
Jules Roy, nhà báo Pháp đã mô tả tâm trạng ngao ngán của Navarre trước một di sản mà De Lattre và ê kíp của ông ta để lại cho người kế nhiệm: "Đó là một đội quân đã quá mệt mỏi trước một đối thủ mềm dẻo, khó nắm bắt đến độ nguy hiểm, có mặt khắp nơi và có tất cả. Không ở đâu là hậu phương, tất cả đều bị đe dọa và chết người. Hầu hết các cú đánh của quân viễn chinh như đấm vào không khí".
Có người còn hạ một câu xanh rờn: "Thời Thống chế De Lattre chỉ còn lại một phòng tuyến lô cốt đúc bàng bê tông nhằm phá vỡ các đợt tiến công của đối phương ở châu thổ. Người ta tống đến các lô cốt ấy bọn xuẩn ngốc và bọn đầu óc lạc hậu” (ám chỉ nó giống như tòa nhà Katignon xây năm 1721 ở phố Varenne Paris dành làm nơi họp Hội đồng bộ trưởng Pháp).
Bốn năm sau khi De Lattre chết, Điện Biên Phủ thất thủ, người ta cho rằng De Lattre có trách nhiệm vì ông đã đưa De Castrie - một đại tá gắn với chiến tranh cộng đàn bà và ngựa vào ê kíp của mình, đưa sang Đông Dương với những huyền thoại: ông tổ là Thống chế Pháp, bộ trưởng hải quân dưới thời Louis 15, dòng dõi một Thống chế, 4 đô đốc, 4 phó toàn quyền, 8 trung tướng, 5 lần được tặng Bắc đẩu bội tinh v.v..
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #41 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 01:48:48 am »

RAOUL SALAN



- 45 năm gồng mình tìm lại "những ngày sung sướng nhất" của cuộc đời thực dân bằng hàng vạn sinh mạng của binh sĩ dưới quyền.
- Liên tục thảm bại từ chiến dịch này đến chiến dịch khác. Cuối đời nhạn bản án tử hình, 76 tháng tù giam và được tha ở tuổi 70.
Tám đời Tổng tư lệnh Quân đội viễn chinh Pháp tái chiếm Việt Nam, đại tướng Raoul Salan là người có thâm niên lâu nhất ở Việt Nam.
Hai mươi tư tuổi đời, với quân hàm Trung uý ông ta đã có mặt ở các đạo quan binh xứ Bắc Kỳ hoạt động từ Nguyên Bình (Cao Bằng), Lạng Sơn, Đình Lập (Móng Cái) rồi Mường Sinh tận Thượng Lào suốt 13 năm liên tục.
Trở về Pháp một thời gian, từ năm 1945 đến năm 1953 lại thường xuyên có mặt tại Việt Nam. Salan rất hài lòng về những tháng năm từ 1924 đến 1987 và cho đó là "quãng đời sung sướng nhất" của đời ông.
Bắt nguồn từ chính sách thống trị bằng biện pháp quân sự nhằm đàn áp hữu hiệu các cuộc khởi nghĩa và nổi dậy của nhân dân Việt Nam vùng thượng du, ngày 6/8/1891 Toàn quyền Đông Dương đã ra nghị định tổ chức trên lãnh thổ Bắc Kỳ 4 đạo quan binh: đạo thứ nhất: phả lại; đạo thứ hai: Lạng Sơn; đạo thứ 3: Yên Bái; đạo thứ 4: Sơn La; một phần lãnh thổ Lai Châu thuộc đạo quan binh thứ 5: Thượng Lào.
Mỗi đạo quan binh do một sĩ quan cấp tá người Pháp làm tư lệnh, có quyền dân sự ngang thống sứ Bắc Kỳ, có quyền mở các cuộc hành quân đánh phá trong phạm vi cai quản, chỉ chịu sự chỉ đạo của Tổng tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương. Mãi tới ngày 18/4/1oJ08 mới quy định lại: Về dân sự, người đứng đầu đạo ngang quyền công sứ (quan cai trị đứng đầu một tỉnh) về quân sự chịu sự chỉ huy của tư lệnh chiếm đóng Bắc Kỳ; Bãi bỏ tiểu khu, thay bằng đại lý do một sĩ quan cấp uý đứng đầu.
Vì vậy, là sĩ quan cấp thấp nhưng Salan nắng trong tay quyền sinh, quyền sát như một "bạo chúa” tha hồ làm mưa, làm gió ở các địa phương thuộc quyên cai quan.
Do môi trường sống và hoạt động Salan đã thông thạo tiếng Việt, tiếng Quảng Đông, tiếng Lào. Sau này trở về Pháp làm ở phòng nhì thuộc Bộ thuộc địa nơi có đến 8 chi nhánh đóng ở khắp nơi từ Hà Nội, Thượng Hải đến Noumea, Dibuti... chuyên ăn cắp thông tin tình báo và do thám các nước trong vùng, ông ta thông thạo và thi đậu bằng ngôn ngữ Thái Lan. Một nhà báo Pháp đã viết "ông sài thuốc phiện như một dân bản địa, mọi sáng kiến kế hoạch của Salan đều hình thành trong khói thuốc phiện".
Tháng 1 năm 1940, Salan rời Bộ thuộc địa xuống làm tiểu đoàn trưởng một tiểu đoàn Sénégal ở gần Bordeau. Trong Chiến tranh thế giới lần thứ II, thời gian đầu Salan phục vụ chính phủ Vichy sau đó theo De Gaulle sang Châu Phi, làm trung đoàn trưởng thuộc đạo quân của Tassigny chiến đấu trên các mặt trận phía Nam nước Pháp.
Kết thúc chiến tranh Pháp - Đức, Salan mang quân hàm đại tá. Ngày 12/2/1945 Tassigny gọi "bé con" Salan tới, giao tổ chức chỉ huy sư đoàn 14 và gắn cho 2 sao cấp tướng.
Tháng 6 năm 1945, Le Clerc nhận chức Tổng tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Đang thiếu cán bộ khung để hình thành CEFEO (Corps Expedionnaire Francaise Extrême Orient) ngày 28/6 Le Clerc gửi thư đề nghị Salan sang Đông Dương với mình, Salan không muốn đi vì muốn nghỉ ngơi, vợ sắp đẻ nhưng ngày 15/9 Diethelm gọi đến nói: đô đốc D'Argenheu và tướng Le Clerc rất muốn tướng quân trở lại Bắc Kỳ nơi đang diễn ra nhiều sự kiện. Salan đành phải chấp nhận. Le Clerc được Salan nhận lời, giao luôn cho Salan làm đại diện Bộ Tổng tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương cạnh tướng Lư Hán- người sắp sửa đưa quân Tàu Tưởng vào tước khí giới quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở ra, đồng thời làm tư lệnh quân đội Pháp ở Trung Quốc và Bắc Kỳ thực chất là thu nhặt bọn tàn quân chạy sang nương náu Tàu Tưởng sau ngày 9/3/1945 và tô chức lại những quân nhân cởi áo lính trà trộn trong kiều dân Pháp tá túc ở các tỉnh từ Huế trở ra thành một lực lượng sẵn sàng hỗ trợ cho đại quân Le Clerc khi đổ bộ ra miền Bắc.
Ngày 7/11/1945 Salan sang Côn Minh nắm được khoảng trên 5000 quân của các trung đoàn thuộc địa, lính Rađê, lính khố xanh được Tưởng cho tạm trú dọc tuyến đường sắt từ Mông Tự đến giáp giới Lào Cai trong tình trạng thiếu vũ khí, thiếu quân trang quân dụng, thiếu tiền. Salan trở về báo cáo và được Le Clerc đáp ứng mọi nhu cầu. Khi Salan đề nghị Lư Hán cho bọn này trở về Bắc Kỳ, Lư Hán chỉ ầm ừ không dám chấp nhận măc dầu Salan đưa cả Thống đốc ngân hàng Đông Dương sang để gạ gẫm vì Lư Hán sợ sẽ trở thành lực lượng cản trở mưu đồ biến Đông Dương thành thuộc quốc của Trung Hoa dân quốc. Nhờ sự can thiệp của chính quốc, Tưởng đồng ý cho bọn này chuyển về Bắc Lào. Nhưng trên thực tế những cánh quân của Droniou Gaucher, Quilichini, Lepage đã vượt sông Hồng đánh chiếm Lai Châu, Phong Thổ, Tuần Giáo, Điện Biên tháng 2 năm 1946.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Giêng, 2009, 01:50:31 am gửi bởi TimeBreak » Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #42 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 01:49:13 am »

Salan cũng đã nắm được số người Pháp còn ở lại ở Bắc Đông Dương là 17.611 người gồm đàn ông, đàn bà, trẻ con. Riêng ở Hà Nội ông ta đã phân loại được 582 sĩ quan, 1.468 hạ sĩ quan cộng cả binh sĩ là 4.411 người đủ phục hồi một tiểu đoàn của 9e RIC, một tiểu đoàn của 19e RIC, một tiểu đoàn của 5e REI, trung đoàn pháo binh thuộc địa thứ 4, một đại đội vận tải và một số thuộc các binh chủng hải quân, không quân. Ở Hải Phòng cũng tìm được 30 sĩ quan, 96 hạ sĩ quan, 106 lính cộng 232 trong số 1160 người pháp. Ở Huế là 7 sĩ quan, 28 hạ sĩ quan, 33 lính cộng 68 trong số 1892 người có mặt v.v... Đây có thê coi là lực lượng nằm vùng rất lợi hại vì quan thung thổ - sau ngày 6/3/ 1946 bọn chúng được tái vũ trang trở nên rất hung hăng trong những hành vi khiêu khích làm mất trật tự an mình của thủ đô, châm ngòi cho ngọn lửa chiến tranh.
Có thể nói Salan đã hoàn thành 2 nhiệm vụ quan trọng mà Le Clerc giao.
Sau khi Hiệp định sơ bộ 6/3 được ký kết ngày 24 tháng 3 Hồ Chủ Tịch tới Vịnh Hạ Long theo lời mời mời của cao uỷ Pháp D'Argenlieu. D'Argenlieu đề nghị nên có một cuộc họp trù bị tiếp đó là một cuộc họp chính thức hai bên Việt - Pháp tại Đà Lạt đế chính thức hóa Hiệp định sơ bộ 6/3.
Hồ Chủ Tịch muốn đưa vấn đề khỏi tầm tay với của một tên thày tu phá giới hiếu chiến nên yêu cầu cuộc họp được tiến hành tại Paris. D'Argenlieu sợ vai trò của Hồ Chủ Tịch với tư cách là nguyên thủ quốc gia sang nước Pháp sẽ gây ảnh hưởng tới dư luận Pháp vốn giao động một cách thất thường sau Chiến tranh thế giới lần thứ II nên không tán thành. Y kiến của Hồ Chủ Tịch đã tranh thủ được sự nhất trí của Le Clerc và Sainteny nên D'Argenlieu phải miễn cưỡng chấp thuận.
Sáng 30/5 lễ tiễn Bác đi Pháp được tổ chức với trên 5 vạn người tham dự. Sáng 31/5 sau khi cùng Valluy hướng dẫn Bác duyệt đội quân danh dự, Salan đã tháp tùng Hồ Chủ Tịch đi Pháp với tư cách là khách mời danh dự của chính phủ Pháp (không phải là đại biểu chính thức trong phái đoàn đành phán giữa 2 chính phủ Việt - Pháp).
Ở Pháp đang tiến hành tổng tuyển cử, không có chính phủ chính thức đứng ra đón Hồ Chủ Tịch nên chuyến đi Pháp của Hồ Chủ Tịch bị trì hoãn nhiều lần. Để đảm bảo cho tổng tuyển cử kết thúc trước khi đoàn đến Paris, Bác đã dừng lại Myanma, Calcuta, ngày 4/6 tới Agra, rồi Carachi, Ai Cập.
Đã từng ở Châu Phi, Salan đóng vai một hướng dẫn viên du lịch rất đắc lực. Ngày 6/7 hội nghị Fontainebleau khai mạc, trong đoàn của Pháp có Mac Angdre, Pignon, Toren, Mesme và cả Salan. Hôm sau, 12 giờ Salan dẫn vợ con đến thăm chào Hồ Chủ Tịch. Cho đến ngày 16/9 khi Hồ Chủ Tịch rời Tulon lên tàu Dumon Durville về Hải Phòng, Salan mới kết thúc công việc tháp tùng mặc dầu trong quyết định ngày 29/5/1946 D'Argenlieu chỉ giao cho ông nhiệm vụ đại diện cao uỷ Pháp và Tổng tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương dự Hội nghị Paris, ký các thoả thuận về quân sự trong khuôn khổ của Hội nghị giữa hai bên.
Nhiều năm sau ông còn giữ được tấm ảnh Hồ Chủ Tịch tặng có dòng chữ: A monsieur le Général Salan Meilleurs amitiés 7/4/1946 (Tặng ngày đại tướng Salan vì tình bạn). Tấm ảnh được in trang trọng trong cuốn hồi ký của Salan xuất bản năm 1970.
Tất nhiên lập trường của Salan vẫn là lập trường thực dân. Mục tiêu của ông ta không ngoài việc phục vụ cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Việt Nam.
Tháng 12/1946 nội các Pháp họp bàn giải đề nghị của D'Argenlieu cao uỷ Pháp ở Đông Dương: Tăng viện và dùng hành động quân sự đánh chiếm Việt Nam. Cuộc họp chưa đi đến kết luận ngã ngũ thì ở Việt Nam, Valluy nguyên tư lệnh sư đoàn 9 bộ binh thuộc địa lên thay Le Clerc làm Tổng tư lệnh quân đội viễn chinh, đồng loã với quyết tâm của D'argenheu là cần phải duy trì sự có mặt của Pháp ở Đông Dương, quyết định tiến hành khiêu khích nhôm tạo ra một sự đổ vỡ để bắt đầu cuộc chiến và đưa Pháp vào việc đã rồi.
Hắn liên tiếp chỉ thị cho Morliere đưa ra những tối hậu thư rất láo xược đòi ta phải giải tán lực lượng bán vũ trang, chấm dứt mọi hành động chuẩn bị đối phó với âm mưu gây hấn, đòi bàn giao vấn đề an ninh cho Pháp, tung bọn lính lê dương nghênh ngang trên đương phố, vô cớ xả súng bắn giết đồng bào ta khiến cuộc kháng chiến toàn quốc đã nổ ra trong đêm 19/12/1946.
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #43 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 01:49:54 am »

Thu đông 1947, Valluy chủ trương tấn công chiến khu Việt Bắc - căn cứ địa thần thánh của cả nước, nhằm bắt sống Chủ tịch Hồ Chí Minh đè bẹp quân chủ lực của ta coi đó là tiền đề tiến hành một cuộc đàm phán. Để đạt mục đích, Valluy cho rằng phải tăng thêm 10 vạn quân nhưng chính quốc đang vướng vào cuộc nổi dậy của nhân dân Madagascar không đáp ứng được yêu cầu Valluy buộc phải tấn công trên quy mô hẹp đánh thẳng vào trung tâm căn cứ của ta ở Việt Bắc trọng điểm là Bắc Cạn - Chợ Mới - Chợ Đồn hòng bắt sống cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến.
Ngày 20/10/1947, hai mươi tiểu đoàn gồm 12.000 quân do Salan chỉ huy hình thành hai gọng kìm: Một theo đường số 4 tiến thẳng xuống đường số 3 kết hợp với quân nhảy dù ở Bắc Cạn; một theo Sông Lô và đường số 2 tiến lên Tuyên Quang, Chiêm Hoá. Cả hai cánh hợp kích tại Đại Thí.
Lúc đầu ta phán đoán không đúng âm mưu địch nhưng sau bắt được toàn bộ kế hoạch chiến dịch của địch ta điều chỉnh lại lực lượng, đánh địch ở mọi hướng, bẻ gãy gọng kìm của chúng khiến chúng thất bại nặng buộc phải rút quân.
Chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của Valluy bị phá sản lại mâu thuẫn với Bolaerc cao uỷ Pháp ở Đông Dương, Valluy bị triệu hồi (10/2/1948), Salan tạm thời được giao Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp. Trước hoạt động mạnh của Quân Giải Phóng Trung Quốc dọe biên giới Việt Trung, Salan đòi chính phủ pháp phải có hành động mạnh mẽ để giữ vững quyền kiểm soát của Pháp ở biên giới. Trong thư Salan ngầm chỉ trích sự thiếu tích cực của chính phủ.
Người ta cho Salan còn quá trẻ, thiếu kinh nghiệm về quân sự, đã đưa tướng 4 sao Blaizot thay thế ngày 15/5/1948, rút Salan về Pháp làm nhiệm vụ theo dõi quân đội thuộc địa.
Mùa xuân 1949, trước sự uy hiếp của ta ở biên giới, Blaizot kêu gọi chính phủ Pháp rút khỏi những vị trí từ Cao Bằng đến Lạng Sơn, chỉ kiểm soát từ Lạng Sơn đến Vịnh Bắc Bộ. Tháng 5/1949, Revers, Tổng tham mưu trưởng Pháp sang kiểm tra thấy cần phải cải thiện tình hình quân sự mới thuyết phục được Mỹ tăng viện trợ. Với khả năng thực tế, Revers đồng ý với giải pháp tình thế của Blaizot, rút từ Thất Khê đến Cao Bằng. Nhưng cho đến năm 1950 kế hoạch Blaizot không được thực hiện, Cacpentier lên thay đột ngột hạ lệnh rút toàn bộ đường số 4 chỉ để lại Móng Cái, khi toàn bộ đường số 4 bị đánh tơi bời.
Tâm lý hoảng hốt lan truyền sang cả người Mỹ. Donan Heth công sứ Mỹ tại Việt Nam cảnh báo: Tình hình Bắc Bộ đang nguy hiểm cần bỏ khu vực phía Bắc trừ hành lang Hà Nội, Hải Phòng ngay cả khi không có sự can thiệp của Tàu. Nhiều người Việt Nam cho rằng thắng lợi ở Biên giới là bệ phóng cho cuộc Tổng tiến công vào trung tâm đồng bằng Bắc Bộ và dự đoán quân ta có thể về Thủ đô ăn Tết vào 1951.
Chính phủ Pháp vội cử Thống chế Tassigny sang làm Tổng tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương để cứu vãn tình thế. Biết Salan từ những trận đánh ở Tulon khi ông ta đang làm trung đoàn trưởng, với 3.200 quân bị chết 635, bị thương 1.659, hàng mấy trăm đào ngũ, bỏ ngũ, Salan vẫn giữ được ý chí chiến đấu, nên Tassigny đã kéo Salan sang Đông Dương làm phụ tá hành quân cho mình.
Trong chiến dịch Trung du 1951 - 1952, Vĩnh Yên nằm trong tầm súng của quân đội ta, trước sự uy hiếp của đối phương, Salan đã kịp lập một cầu hàng không đưa 4 tiểu đoàn từ phía Nam ra phía Bắc cứu nguy Vĩnh Yên đỡ đòn cho Tassigny.
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #44 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 01:50:54 am »

Sau những đợt hoạt động của ta ở đường 18 và đồng bằng Hà Nam Ninh tuy hiệu suất không cao đã chiến cho các tướng lĩnh Pháp hình thành 2 quan điểm: Một phía thấy cần tập trung lực lượng giữ cho được đồng bằng Bắc Bộ, phía khác đòi phải đánh ra vùng căn cứ địa của ta giành lấy chủ động. Tassigny đã chọn biện pháp "cứng" tiến công vào thị xã Hoà Bình nhằm cắt khu 3, khu 4 với Việt Bắc, thu hút và bẻ gãy chủ lực của ta. âm mưu lâu dài là lập xứ Mường tự trị.
Được giao nhiệm vụ chỉ huy chiến dịch, biết Hòa Bình không có tổ chức phòng ngự từ trước, Salan vẫn thốt lên "Tôi thật sự kinh ngạc nếu không nói là hoảng hốt". Thấy ta đánh mạnh ở Nghĩa Lộ, tưởng chủ lực ta hoạt động chủ yếu ở Tây Bắc, Tassigny ra lệnh bắt đầu chiến dịch Tulip. Salan đưa 12 tiểu đoàn, 5 đơn vị pháo nống ra Chợ Bến. Không gặp phản ứng của chủ lực ta Salan mở tiếp chiến dịch lấy tên Lotus, tập kết 18 tiểu đoàn trong đó có 8 đơn vị pháo, 2 đơn vị chiến xa, 2 tiểu đoàn công binh chia hai ngả: một theo đường sông Đà tiến lên thị xã Hoà Bình, một theo đường số 6 kết hợp với 3 tiểu đoàn dù được ném xuống Hoà Bình ngày 14 tháng 11 năm 1951.
Tassigny bị ung thư đến giai đoạn cuối lết trên chiếc gậy có hai người xốc hai bên mở cuộc họp báo đêm 15/11 thông tin chiến thắng. Ông ta tuyên bố "Với trận tiến công Hoà Bình, ta đã gây khó khăn lớn cho đối phương. Tiến công Hoà Bình có nghĩa là ta đã bắt buộc đối phương phải xuất trận. Trận Hoà bình có ảnh hưởng quốc tế lớn". Ngày 19/11 gắng gượng cưỡi máy bay cùng Bảo Đại lên Hòa Bình khoe khoang chiến tích, chỉ thị cuối cùng cho thuộc hạ trước khi về chết trên đất mẹ. Toàn bộ gánh nặng đè lên vai Salan. Trên mặt trận chính, mở màn chiến dịch, ta diệt gọn một tiểu đoàn Âu Phi được xe tăng và pháo binh yểm trợ tối đa tại Tu Vũ bên sông Đà. (Trận này địch bắn 5.000 phát đại bác trong 5 giờ liền để ngăn chặn các mũi tiến công của ta), các đại đoàn 308, 304, 312 đã "biến đường số 6 thành đường số 4 năm xưa", "biến sông Đà thành Sông Lô lịch sử" khiến quân Pháp ở Hoà Bình nằm trong thế bị bao vây chặt. Quân lính của Salan kêu là bị đẩy vào "đống phân" và sa xuống địa ngục vì vừa thiếu thốn mọi thứ trong sinh hoạt, cả ngày lẫn đêm bị các cỡ đạn dội xuống đầu có thể thương vong bất cứ lúc nào.
Địch liều đưa 5 tàu từ Hoà Bình xuôi sông Đà lấy hàng tiếp tế. Đến Lạc Song sa vào trận địa phục kích của trung đoàn 36, cả đoàn tàu bị diệt cùng một đại đội lính đi áp tải. Ta thu 3 khẩu pháo, 3 súng 12,7. Bắn rơi tại chỗ một máy bay. Sau trận này địch không dám xuất hiện trên sông Đà.
Trên đường số 6, dưới những triền núi hiểm trở các xe các loại của địch bị các đơn vị của sư đoàn 304 tiêu diệt nằm ngổn ngang. Phía sau lưng bị các đại đoàn 316, 320 đánh sập từng mảng, phong trào du kích phát triển rộng khắp các tỉnh đồng bằng.
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #45 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 01:51:21 am »

Đêm 7/1/1952, năm cứ điểm ngoại vi thị xã bị diệt, trận địa pháo 105 ở trung tâm bị phá huỷ. Phía hữu ngạn sông Đà, vị trí Pheo bị tấn công chỉ còn mấy tên lê dương sống sót. Tiếp tục chiếm giữ Hoà Bình thì đói khát, tổn thất ngày càng nhiều. Rút lui là một cuộc phiêu lưu. Nhưng trước sự áp đảo của đối phương, sáng 23/ 2 Salan ra lệnh rút quân. Trên đường rút then kiểu cuốn chiếu, địch bắn đến 3 vạn phát đại bác mà ba ngày sau về đến Xuân Mai còn run vì vừa thoát khỏi tình trạng bị bắt sống cả lũ như Charton - Lepage ở biên giới. Lại một lần Salan mất 6.000 quân, 9 máy bay, 18 tàu xuồng, 12 xe tăng, 24 pháo.
Đánh giá thất bại lần này, các nhà sử học Pháp Jean Lacouture và Philippe Devillers cho rằng: "từ đây nước Pháp hoàn toàn mất quyền chủ động, buộc phải quay về phòng ngự". Người Pháp còn nói: "De Lattre chết kịp thời để không phải trông thấy sự phá sản và thất bại hoàn toàn".
Cuối năm 1952 do ta tổ chức nghi binh bằng nhiều hình thức, làm đường, lập kho tàng bến bãi, điều chỉnh lực lượng v.v... Salan đoán chắc ta sẽ tấu công vào đồng bằng Bắc Bộ.
Ở vùng núi Tây Bắc nơi dễ bị uy hiếp, ông ta có tính đến và đã bố trí 8 tiểu đoàn, 43 đại đội, thiết lập 144 cứ điểm với 4 phân khu: Lai Châu, Sông Đà, Nghĩa Lộ, Sơn La và ba tiểu khu độc lập: Thuận Châu, Phù Yên, Tuần Giáo đủ để đối phó nếu ta đánh vào Tây Bắc.
Bị bất ngờ đến mức 6 vạn bộ đội và dân công của ta chia làm bốn mũi vượt sông Thao trong hai đêm tiến vào giải phóng Tây Bắc mà địch vẫn không hay biết. Từ ngày 14 đến 23 tháng 10 ta đánh Nghĩa Lộ và tiểu khu Phù Yên. Toàn bộ phòng tuyến vòng ngoài từ hữu ngạn sông Thao đến tả ngạn sông Đà bi đập tan.
Lúc này Salan mới vội vàng tăng viện cho Tây Bắc 8 tiểu đoàn bộ binh và dù âu Phi, 3 tiểu đoàn Nguy, 4 tiểu đoàn biệt kích hỗn hợp, một tiểu đoàn pháo lập thành tập đoàn cứ điểm tại Nà Sản ngăn chặn ta vượt sông Đà sang cao nguyên Châu Mộc. Để giảm bớt áp lực của ta. Salan lệnh cho De Linares Trung tướng tư lệnh quân Pháp ở Bắc Bộ thực hiện kế hoạch Loraine huy động ba vạn thuỷ, lục, không quân - một lực lượng lớn nhất trên chiến trường Đông Dương tính đến thời điểm đó đánh lên Phú Thọ nhằm phá hậu phương trực tiếp của chiến dịch Tây Bắc, thu hút chủ lực ta về.
Ngày 20/10 địch lập đầu cầu tại Việt Trì đưa ba tiểu đoàn công binh sửa chữa gấp đường số 2 cho hai binh đoàn cơ động số 1 và 4 tiến lên Đoan Hùng vào ngày 4/11. Mặt khác địch đổ quân từ Trung Hà sang Thanh Thuỷ lên Tam Nông, Thanh Sơn. Sau khi Bonichon, đại tá dẫn quân chiếm lĩnh Ngọc Tháp, viên đại tá già Dodiher đã thiết lập bản doanh tại đây để chỉ huy hai cánh quân.
Ngày 9/11, Trung tá Ducournan đưa ba tiểu đoàn dù nhảy xuống Đoan Hùng. Được tiếp sức, binh đoàn cơ động của địch nống lên chợ Hiên lùng sục đốt phá làng mạc, kho xưởng của ta.
Lường trước âm mưu địch, ta đã sơ tán từ khi có chủ trương mở chiến dịch. Địch không thu được gì ngoài 2 chiếc Mônôtôva hỏng và một kho vũ khí cũ đang chờ sửa chữa lại bị lực lượng chủ lực ém sẵn của ta phối hợp cùng quân dân địa phương ngăn chặn từng bước tiến. Thiệt hại không lớn nhưng chúng luôn nơm nớp lo sợ vì bị đánh khắp nơi.
Bernard Fall, nhà báo, trong cuốn Chiên tranh Đông Dương đã viết "Xét tình hình năm 1962, thì Loraine ngay từ đầu đã là một sự mạo hiểm vượt khá xa khả năng tấn công của quân đội viễn chinh Pháp. Giả thiết là nó thành công cũng chỉ là sự "đánh bạc" một cách nguy hiểm các chiến dịch khác đang diễn ra ở Đông Dương".
Trên chiến trường chính Tây Bắc từ 7 đến 22/11 ta tiếp tục vượt sông Đà tấn công cao nguyên Mộc Châu, giải phóng Tuần Giao Điện Biên, Sơn La truy kích đến Nà Sản.
Đưa quân vào sâu hậu phương ta, phương tiện vận chuyển tiếp tế khó khăn, lực lượng cơ động tại đồng bằng trống rỗng không đủ ứng phó với các đại đoàn chủ lực của ta, đang luồn sâu vào hoạt động tại các tỉnh Ninh Bình, Bắc Ninh, Hải Dương. Ngày 14 tháng 11 Salan vội vàng ra lệnh triệt thoái các binh đoàn cơ động trên mặt trận Phú Thọ từ bỏ tham vọng sẽ chiếm đóng lâu dài không những Phú Thọ mà cả một phần đất Yên Bái. Được tổ chức chặt chẽ, với sự yểm trợ tối đa của không quân, pháo binh và xe tăng thiết giáp, các binh đoàn cơ động của địch đã không rút lui trót lọt.
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #46 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 01:52:04 am »

Từ ngày 11/11, trung đoàn 36 thuộc đại đoàn 308 được lệnh tách khỏi đội hình chiến dịch tại Tây Bắc thực hiện một cuộc hành quân thần tốc, vượt ookm đường rừng núi hiểm trở trong 4 ngày đêm kịp đón đánh địch trên đường số 2 tại Chân Mộng và Trạm Thản (Phú Thọ) trong ngày 17/11 bằng một trận phục kích, diệt gọn 400 tên giặc phá huỷ và phá hong trên 40 xe cơ giới, bắt sống cả xe tăng, đập tan kế hoạch Lorraine góp phần quan trọng vào thắng lợi chiến dịch.
Xét khả năng phát triển không còn, ta chủ động kết thúc chiến dịch nhưng nửa tháng sau, Salan vẫn chưa xác định được ý đồ của ta trên chiến trường. Tính chung chiến dịch của ta đã diệt 10.000 quân địch, giải phóng 300.000 km2 và 250.000 dân, nối vùng Tây Bắc với Việt Bắc và thượng Lào làm phá sản âm mưu lập xứ "Thái tự trị" của địch.
Sau chiến dịch này, Rafford chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Mỹ đã xếp Salan vào loại "chờ thời nhút nhát". Năm 1954 Ely, Tổng tham mưu trưởng Pháp sang cầu viện Mỹ, Raffort đã phán: "các anh đã thua cuộc chiến tranh Đông Dương từ năm 1952 khi Salan không dám đi tái chiếm Lào Cai".
Khốn nỗi mới mạo hiểm đi một phần đoạn đường, Salan đã hụt hơi còn sức đâu mà đi tiếp lên tận Lào Cai.
Như vậy là trải qua 3 chiến dịch, Salan trực tiếp chỉ huy từ Thu Đông 1947 đến Hoà Bình và Tây Bắc, ông ta đã nướng gọn 22.000 quân trên chiến trường chính ở phía Bắc đến mức ngày 24/4/1953 chính phủ Pháp đã phải chỉ thị cho Salan: "Thà chịu mất đất hơn là lao vào những cuộc hành quân không an toàn cho quân viễn chinh".
Liên tiếp thất bại, Salan và các tướng lĩnh cao cấp dưới quyền ông ta ở Đông Dương đã phải "rương hòm” nối gót nhau về Pháp. Trước khi ra đi, trong bữa tiệc đón Navarre do Cao uỷ Le Tourneau tổ chức, Salan nhắc Navarre "phải coi chừng các sư đoàn chủ lực của Việt Minh đã được tổ chức theo mô hình các nước Phương Tây", còn De Linares tướng bộ sậu của Salan vẫn thường gọi là "Bác Ly" luôn cập kè với cô bồ nhí người Hoa thì vắt vẻo ngồi trên tay ghế, với tư cách đồng môn với Navarre đã hỏi Navarre "Hăng ri, cậu chui vào "đống cứt" này làm gì? Tớ thì tớ chuồn” (Jule Roy - Điện Biên Phủ dưới con mắt người Pháp).
Ngày 28/5/1953 ông trở về Pháp. Sang năm 1954 ngày 3/6 ông lại theo tướng Ely (1897 - 1975) Tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp, được phong Cao uỷ kiêm Tổng tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp ở Đông trương, làm tư lệnh hành quân như thời De Lattre. Thực chất cuộc đi này là đề chứng kiến thất bại thảm hại trên chiến trường Điện Biên Phủ mà ông là ruột trong những người có trách nhiệm đưa tới hậu quả nặng nề cho nước Pháp.
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới vùng lên tự giải phóng khỏi ách thống trị của chữ nghĩa thực dân. Tháng 11-1954 nhân dân tỉnh Onen của Algieri nổi dậy và nhanh chóng lan tới Alger, Cônbơtăngti... Salan lại được điều sang Algieri tiến hành cuộc chiến tranh chống lại phong trào giai phóng dân tộc của nhân dân Algieri.
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #47 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 01:52:50 am »

Ở chính quốc cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam khiến chính trường luôn lâm vào tình trạng khủng hoảng. Liên tiếp 20 lần thay đổi chính phủ. Kết thúc chiến tranh nước Pháp mất 3.000 tỷ franc tương đương 7 tỷ đô la, 56 vạn 1.900 binh lính bỏ mạng trong đó 142.900 Âu Phi. Cuộc chiến tranh của Pháp chống nhân dân Algieri tuy có gây cho nhân dân Algieri những tổn thất nhưng phong trào kháng chiến ngày càng phát triển. Năm 1958 Algieri đã có 60.000 quân chính quy và 70.000 quân du kích đương đầu với Pháp. Cuộc khủng hoảng ở chính quốc ngày càng thêm trầm trọng.
De Gaulle được đưa trở lại chính trường, ngày 28/9/1958, ông ta đưa ra quốc hội thông qua hiến pháp mới xác lập nền cộng hoà thứ và chế độ độc tài De Gaulle. Hiến pháp được 80% phiếu thuận. Tiếp đó ông được bầu làm Tổng thống với 78. 5% số phiếu bầu của 80 ngàn nghị sĩ và cử tri các địa phương.
Lên cầm quyền, De Gaulle thi hành chính sách ngoại giao độc lập, tự chủ, rút khỏi khối NATO và yêu cầu quân đội Mỹ cùng các căn cứ quân sự Mỹ rút khỏi Pháp, ký hiệp nghị 18/3/1962 trao quyền tự quyết cho nhân dân Algieri và tiếp đó, tháng 7/1962 công nhận nền độc lập của Algien.
Bám lấy chủ nghĩa thực dân kiểu cũ và lời dặn của De Gaulle trong thư tay viết cho Salan từ ngày 24/10/1958: "Không được bỏ Algieri - chỉ ngừng bắn khi đối phương nộp vũ khi”, Salan đã chống lại chính sách mới của De Gaulle và bị bắt vào năm 1962.
"Một ông tướng được tặng thưởng rất nhiều huân chương của nước Pháp, trải qua bao nhiêu là chiến trận, luôn đi theo một con đường, giữ lời đã hứa coi đó là danh dự đã câm lặng nhận bản án tử hình. Sau 76 tháng trong tù, được tha vào đúng tuổi 70". Đó chính là Đại tướng Raoul Salan.
Trong hồi ký của mình ông ta ngậrn ngùi than thở: "45 năm tôi đã chiến đấu cho Tổ quốc trên những miền đất xa xôi, luôn gồng mình giương cao ngọn cờ ba sắc. Dù không muốn nhưng khốn thay tôi đã nhìn thấy cái chết của triều đại đế quốc Pháp. Cuốn hồi ký được xuất bản vào năm 1970 mang tên “Kết thúc một đế chế”. Salan mất năm 1984.
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #48 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 01:53:23 am »

DE LINARÈS



- Mở cuộc hành binh lớn nhân Đông Dương tính đền thời điểm đó "Tiến thì lo, rút thì rên"
- Chưa đến 10 ngày không đạt được bâí kỳ mục tiêu nào đã phải chạy tuổi về phòng tuyên bê tông
- Thượng sách là "chuồn" về nước mẹ.
1952
Suốt chiều dài hữu ngạn sông Thao thuộc ba tỉnh Yên Bái - Sơn La - Lai Châu là vùng tạm chiếm của giặc Pháp với ba quân khu: Nghĩa Lộ - Sông Đà - Sơn La và tiểu khu độc lập Tuần Giáo. Địch cắm chốt 140 vị trí lớn nhỏ gồm 8 tiểu đoàn và 40 đại đội chiếm đóng. Bộ chính trị quyết định mở chiến dịch Tây Bắc để tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, giải phóng đồng bào các dân tộc thoát ách kìm kẹp của giặc.
Ngày 9/9/1952, trong Hội nghị phổ biến kế hoạch chiến dịch, Hồ Chủ Tịch chỉ thị: Chiến dịch này gian khổ, có nhiều khó khăn nhưng vẫn phải đánh cho thắng.
Do khéo nghi binh lừa địch, đồng bào có ý thức giữ bí mật, 6 vạn bộ đội và dân công dắt theo cả trâu bò làm thực phẩm dự trữ, vượt sông Thao trong 2 đêm trên 4 bến bằng cầu phao, bằng thuyền nan, tiến vào vùng địch tạm chiếm mà chúng không hay biết.
Đêm 14/10 tiếng súng mở màn chiến dịch bắt đầu nổ. Trung đoàn 174 thuộc đại đoàn 316 đánh Ca Vịnh, trung đoàn 141 thuộc đại đoàn 312 đánh Sài Lương. Ngày 17/10 hai trung đoàn 88 và 102 thuộc đại đoàn 308 với ưu thế tuyệt đối binh hoả lực, mở cuộc tấn công vào sở chỉ huy phân khu Nghĩa Lộ do ngót 800 quân địch chiếm đóng. Mặc dầu địch chống trả điên cuồng, trước khi mở được đột phá khẩu, tiểu đoàn trưởng Vũ Phương cùng 34 chiến sĩ bị máy bay địch ném bom sát thương nhưng cả hai đơn vị đã san băng Nghĩa Lộ đồn (Pú Chạng) và làm chủ hoàn toàn Nghĩa Lộ phố, bắt sống chỉ huy phân khu vào 5 giờ 30 sáng 18/10. Điều rất thú vị là người chỉ huy trận thắng Nghĩa Lộ lần này chính là người tù cũ của căng Nghĩa Lộ: đại đoàn trưởng Vương Thừa Vũ.
Cùng lúc đơn vị bạn công kích Nghĩa Lộ, trung đoàn 36 cũng áp sát bao vây đồn Cửa Nhì do một đại đội địch chiếm đóng trên một điểm cao. Thực hiện chính sách nhân đạo, ta gọi hàng nhưng chiều 18/10 địch thả thêm quân tăng viện, dùng máy bay bắn phá, ném bom napan vào các vị trí nghi có quân ta và lợi dụng đêm tối chuẩn bị rút chạy. Bám sát hành động của địch, đại đội trưởng Dương Thế Minh nắng quyền tiểu đoàn trưởng thay đồng chí Cao Lưu bị ốm và tiểu đoàn phó Tường Kính vừa hy sinh đã ra lệnh nổ súng diệt ngót 100 tên, bắt sống cả đồn trưởng, đồn phó và 80 tên khác.
Trên các hướng, các đồn Nậm Mười, Gia Hội, Tú Lệ, Bản Trại, Bản Mơ lần lượt bị tiêu diệt. Chỉ trong mười ba ngày đêm, toàn bộ quân giặc ở Nghĩa Lộ và Phù Yên bị quét sạch. Sáng 16/10 từ 11 giờ 20 đến 14 giờ 30, hai đợt, mỗi đợt 15 chiếc Dakota đổ tiểu đoàn dù số ảo (6e BPC) do Bigeard chỉ huy xuống Tú Lệ cứu nguy bị đánh tơi tả phải chay tít về Ít Ong, Mường Chén, chín ngày sau (5/11) mới tới bờ sông Đà.
Sau khi nghe Pleven thông báo về thảm bại Nghĩa Lộ trước Hội đồng chính phủ, chính giới và bọn chóp bu quân sự trong chính phủ Pháp đòi Salan, tổng chỉ huy quân đội viễn chinh ở Việt Nam phải làm "cái gì đó" để rửa nhục, cứu vãn tinh thế mất Thượng Lào, biến cuộc chiến tranh thành chiến tranh Đông Dương.
Theo lệnh của Salan, 8 tiểu đoàn đã được tung xuống Nà Sản, hình thành một cụm cứ điểm hòng ngăn chặn quân ta vượt sông Đà tiến sang ca nguyên Châu Mộc uy hiếp chúng không chỉ ở Sơn La, Lai Châu mà cả Thượng Lào. De Linares, tư lệnh Bắc Bộ đã tổ chức triển khai kế hoạch Lorraine với 3 vạn thuỷ lục không quân số quân được huy động lớn nhất trên chiến trường Đông Dương tính đến thời điểm đó - đánh lên Phú Thuyên Bái, nhằm phá kho tàng hậu phương trực tiếp lực lượng chủ lực của ta ở chiến trường chính Tây Bắc và trong điều kiện thuận lợi cho phép chúng sẽ chiếm đóng lâu dài Phú Thọ và một phần đất Yên Bái.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Giêng, 2009, 01:54:59 am gửi bởi TimeBreak » Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #49 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 01:53:52 am »

Từ 29 tháng 10 chúng thiết lập đầu cầu đổ quân tại Việt Trì đồng thời từ Hà Nội tiến lên Trung Hà, vượt sông Đà đánh chiếm các huyện Thanh Thuỷ, Tam Nông, Thanh Sơn chốt 2 điểm chính là Hưng Hoá và Đồn Vàng.
Ngày 4/11, ba tiểu đoàn công binh với các phương tiện cơ giới ra sức san lấp đứng số 2 vốn bị phá hoại nặng từ ngày đầu kháng chiến toàn quốc để binh đoàn cơ động số 1 do trung tá Bastiani chỉ huy và binh đoàn cơ động số 4 do đại tá Kergaravat chỉ huy tiến lên Đoan Hùng. Trên dọc đường chúng rải quân chiếm đóng Đồi Trò - Núi Khuyết - Phú Hộ - Năng Yên - Chân Mộng - Vân Mộng tạo thành một hệ thống đồn bốt cách nhau 5 - 7 km. Ngày 5/11 cánh quân của đại tá Bonichon chiếm Ngọc Tháp để 7/11 viên đại tá già Dodelie thiết lập hành dinh chỉ huy chung các cánh quân tiến đánh Phú Thọ.
10 giờ 30 đến 15 giờ ngày 9/11, trung tá Ducournean chỉ huy các tiểu đoàn dù nhảy xuống Đoan Hùng. Có quân dù tiếp sức, lực lượng thiết giáp của binh đoàn số 1 do Marion chỉ huy đã nống ngay lên Tây Cốc rồi Phủ Yên Bình.
Các cánh quân vừa tổ chức phòng ngự đề phòng những cuộc tấn công của ta, vừa tiến hành lùng sục triệt phá các kho tàng công xưởng ở sâu hai bên đường giao thông nhất là các khu vực chúng coi là căn cứ hậu phương.
Rút kinh nghiệm chiến dịch Biên giới, khi ta tấn công địch trên đường số 4 thì chúng đánh lên Thái Nguyên để đỡ đòn, buộc ta bị động đối phó, nên trước khi mở chiến dịch Tây Bắc, ta đã ém sẵn các đơn y! chủ lực với nhiệm vụ phối hợp với bộ đội địa phương và dân quân tự vệ sẵn sàng đánh địch bảo vệ hậu phương nên địch tiến đến đâu đều bị quân ta ngăn chạn không thực hiện được âm mưu phá hoại kho tàng, công xưởng. Địch bị thiệt hại không lớn nhưng nơm nớp lo sợ bị giết bất ngờ không dám hung hăng lùng sục.
Sau khi kết thúc đợt I chiến dịch Tây Bắc, một bộ phận quân ta đi vào vùng sâu, vùng xa tiễu phỉ trừ gian, cùng các cán bộ dân chính đảng địa phương xây dựng chính quyền và các đoàn thể góp phần củng cố vùng giải phóng còn đại bộ phận chuẩn bị vượt sông Đà tiến hành đợt II chiến dịch.
Do không tận dụng khai thác ngay con đường 13 từ Âu Lâu vào để tổ chức vận chuyển đạn dược gạo nước bằng xe cơ giới, vẫn duy trì hình thức vận chuyển bằng đôi vai theo đường mòn qua những đèo cao như Khau Vác nên ta không đủ gạo dự trữ. Kế hoạch đợt II chiến dịch phải lùi lại. Tất cả mọi lực lượng đều dồn vào việc vận chuyển lương thực từ nữu ngạn sông Thao về tập trung tại các kho bên tả ngạn sông Đà. Trong lúc đang làm nhiệm vụ này thì được tin địch đánh lên Phú Thọ -nơi cán bộ chiến sĩ trung đoàn 36 (Bắc Bắc) coi như quê hương thứ 2. Người muốn sớm mở đợt II chiến dịch vượt sông Đà chia lửa với đồng bào Phú Thọ, người muốn trở về đánh địch ngay trên quê hương để nhân dân phú Thọ giảm bớt những tổn thất, đau thương và cũng là để đền ơn đáp nghĩa đồng bào ruột thịt đã nuôi dưỡng, cưu mang nhất là những ngày dừng chân giữa hai mùa chiến dịch.
Giống như truyện "cầu được ước thấy" trong cổ tích, ngày 10/11 đồng chí Tổng tư lệnh đã gọi đồng chí Phạm Hồng Sơn, Trung đoàn trưởng trung đoàn 36 lên Sở chỉ huy chiến dịch giao nhiệm vụ đưa trung đoàn về cùng nhân dân Phú Thọ đập tan kế hoạch Lorraine của địch.
Các cán bộ quân sự từ cấp đại đội trưởng trở lên đã lập tức cùng trung đoàn trưởng lên đường về Phú Thọ chuẩn bị chiến trường để kịp thời đánh địch không cho chúng chạy thoát khi nghe tin có chủ lực ta từ Tây Bắc trở về.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM