Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 05:16:42 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những viên tướng ngã ngựa  (Đọc 55677 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #20 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 01:26:00 am »

Đúng ngày tạm ước được ký tại Paris, D’Argenlieu, cao uỷ Pháp đã lệnh cho Morliere phải chiếm quyền kiểm soát hải quan trong thời gian nhanh nhất. Morliere chưa kịp thực hiện thì đầu tháng 11/1946, theo lệnh Valluy từ Sài Gòn, quân Pháp ở Hải Phòng đã chiếm cơ quan Hải quan, đuổi cán bộ hải quan của ta ra khỏi nhiệm sở. Ta cực lực phản đối, quân Pháp phải rút.
Ngày 20/11, một tàu chở hàng vào cảng, Pháp ngăn cản không cho vào. Trước hành vi khiêu khích của Pháp, tự vệ ta đã nổ súng. Cuộc đụng độ ngắn ngủi tạo thêm không khí căng thẳng. Hai ngày sau, Valluy lệnh cho tư lệnh quân Pháp ở Hải Phòng nắm lại quyền kiểm soát hải quan, “khôi phục trật tự” trong thành phố.
Ngày 23/11, Debes - đại tá, tư lệnh Pháp tại Giải Phòng ra tối hậu thư đòi ta phải sơ tán triệt để khỏi khu phố Khách và hạ vũ khí. Lính Pháp đã nổ súng vào công an và hải quan đang làm nhiệm vụ. Tiếp đó 2000 quân Pháp tiến vào các khu phố nã pháo vào thường dân1 (Lệnh nã pháo được phát từ Bidault - thủ tướng Pháp qua đô đốc D'Argenlieu- General Yves Gras- Lịch sửr chiến tranh Đông Dương) tiến công đánh chiếm nhiều vị trí, nhất là các khu vực ở quanh Nhà hát thành phố và nhà ga cố tình làm cho cuộc xung đột thêm nghiêm trọng nhằm chiếm cửa ngõ phía Đông trong kế hoạch mở rộng chiến tranh ra miền Bắc Việt Nam.
Các đội tự vệ vũ trang, công an xung phong cùng nhân dân Hải Phòng dựa vào chiến luỹ, dùng lựu đạn, súng trường, lưỡi lê, mã tấu đánh lui nhiều đợt tấn công của Pháp, gây cho chúng nhiều thương vong. Hành động của Pháp ngay cả đại sứ Mỹ Capheri ở paris cũng tỏ thái độ không đồng tình.
Ngày 25/11 quân ta đánh vào sân bay Cát bi phá huỷ kho xăng và kho đạn của địch. Ngày 28/11 các lực lượng vũ trang Hải Phòng rút khỏi nội thành sau khi tổ chức cho hàng vạn dân sơ tán đến nơi an toàn, lập phòng tuyến tại cầu Niệm, cầu Rào, An dương bao vây ngăn chặn địch.
Cùng sự kiện Lạng Sơn ngày 20/11/19461 (Lấy cớ đi tìm chứng tích tội ác chiến tranh của Nhật, đại tá Sizaire chi huy trung đoàn 21 bộ binh thuộc địa (21e RIC) đã xua quân vào khu vực kiểm soát của ta phá chướng ngại vật bắn giết gần 50 người cua ta) sự kiện Hải Phòng do đích thân Valluy châm ngòi đánh dấu sự mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở miền Bắc Việt Nam năm 1946.
Ngày 18/3/1946 Valluy, trong thái độ ngạo mạn dẫn đầu đoàn xe 200 chiếc chở sư đoàn 9 bộ binh thuộc địa cùng sư đoàn thiết giáp số 2 từ Hải Phòng theo đường số 5 tiến lên Hà Nội vào đóng trong thành cổ, Đồn Thủy, phủ Toàn quyền, ga Hà Nội, ngân hàng Đông Dương, cầu Long Biên và sân bay Gia Lâm. Valluy đã được Salan bàn giao thêm 3 tiểu đoàn bộ binh thuộc địa 9e RIC, 19ẹ RIC, 5e REI, 1 trung đoàn pháo, 4ẹ RAC cùng lực lượng phụ trợ hậu cần, quân y do Salan nắm trên đất Trung Quốc và tổ chức lại trong đám sĩ quan và binh lính tan vỡ lẩn quất sau chính biến Nhật - Pháp 9/3/1945. "Đó là một gia tài đẹp, - Salan nói, - Valluy đã đứng đầu một quân đoàn quan trọng và chất lượng”.
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #21 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 01:26:25 am »

Ngày 22/3/1946 Le Clerc gửi thư cho các cấp thuộc quyền từ giã Hà Nội. Sang tháng 4/1946 ông ta xin từ chức. Valluy chính thức đảm nhiệm chức Tổng tư lệnh quân đội viễn chinh.
Đầu tháng 12/1946 các đảng phái chính trị Pháp lao vào cuộc tranh giành quyền lực. Nhân lúc Bidaul từ chức, nội các mới của Blum chưa ổn định, mất phương hướng không nhận ra thiện chí hoà bình của Việt Nam, D'Argenlieu và Valluy được dịp lộng hành, ra sức bưng bít sự thật.
Trong lúc nội các Pháp họp bàn, chưa có ý kiến ngã ngũ về hai vấn đề tăng viện và tiến hành các hành động quân sự chống nước Việt Nam do D'Argenlieu đề nghị thì ở Việt Nam, Valluy- kẻ đồng loã với D’Argenlieu về chủ trương gắn hoạt động quân sự với lật đổ chính quyền do đối phương kiểm soát, khước từ thương lượng đã quyết định phải tiến hành khiêu khích Hà Nội, nhằm tạo sự đổ vỡ để bắt đầu cuộc chiến tranh, đặt chính phủ Pháp trước việc đã rồi.
Không những Valluy không chịu rút quân khỏi những điểm đóng trái phép trước ngày 20/11, ngày 16/12 còn ra lệnh cho Morliere chỉ huy quân đội Pháp ở miền Bắc phá huỷ các chướng ngại vật do ta dựng lên trong thành phố đề phòng địch tráo trở. Sáng 17/12, xe bọc thép của Pháp rầm rập kéo vào các đường phố san ủi các chướng ngại vật. Lính Lê dương mũ đỏ, mặt đỏ, tay súng lăm lăm nghênh ngang khắp đường, đập phá nhà thông tin Tràng Tiền, tước vũ khí của tự vệ, xả súng bắn vào thường dân ở hàng Bún, Yên Ninh. Sáng 18/12 Pháp ra tối hậu thư buộc ta không được dựng tiếp bất kỳ một chướng ngại vật nào trên đường phố. Chiều hôm đó lại thêm một tối hậu thư đòi để chúng đảm nhận vấn đề trật tự an ninh tại thủ đô.
Phản ứng lại, ta đã phong toả mọi ngả đường. Sáng 19/12 Pháp gửi tối hậu thư thứ 3 đòi chính phủ Việt Nam chấm dứt mọi hành động chiến tranh, giải tán lực lượng tự vệ, bàn giao vấn đề quản lý an ninh tại thủ đô cho Pháp1 (Từ những sự kiện này người Pháp đã gọi Morliere là "ông tướng tối hậu thư”).
Xuất phát từ nguyện vọng được sống trong hoà bình của nhân dân Việt Nam, trước thái độ và hành động ngang ngược của quân đội Pháp, Hồ Chủ Tịch đã gửi một bức điện cho Leon Blum đòi ông ta phải can thiệp. Bức điện đã bị dìm lại. Valluy còn viết thêm đề nghị chính phủ Pháp bật đèn xanh, có hành động quân sự cứng rắn, nếu để muộn đến sang năm thì đó sẽ là một thảm họa đối với nước Pháp ở Đông Dương.
E bức điện không tới tay Blum. Hồ Chủ Tịch lại trực tiếp gửi một bức điện nữa cho Paris đồng thời viết mấy chữ để ông Hoàng Minh Giám, trợ lý đối ngoại của Bác chuyển đến cho Sainteny, uỷ viên cộng hoà Pháp ở Bắc Đông Dương: Tình hình trở nên căng thẳng trong vài ngày qua. Rất đáng tiếc. Trong khi chờ đợi quyết định từ Paris, tôi hy vọng rằng ngài và ông Giám sẽ tìm ra một giải pháp nhằn cải thiện tình hình.
Sainteny là con rể Albert Sarraut, toàn quyền, Đông Dương bộ trưởng Bộ thuộc địa Pháp1 (Trong bữa tiệc Sainteny chiêu đãi Hồ Chủ Tịch khi người sang thăm nước Pháp, Albert Sarraut bố vợ Sainteny đã được mời tới dự. Gặp Hồ Chủ Tịch, ông ta reo to: “Ông đây rồi! Bây giờ ông đã ở trong 2 vòng tay tôi. Theo dõi ông là một niềm hạnh phúc của đời tôi!”), là thiếu tá trưởng phòng M5, cơ quan tình báo của Pháp đặt tại Trung Quốc2 (M.5. Denomination de la M.M.F-Kunming a’ pertiz Avril 1945) theo chân phái đoàn đồng minh do Patti (Mỹ) cầm đầu vào Việt Nam ngày 22/8/1945 với tư cách là ủy viên cộng hoà của Pháp ở Bắc Đông Dương. Ông ta đã thay mặt chính phủ Pháp tiến hành các cuộc đàm phán với Việt Nam để đi đến ký kết hiệp định sơ bộ 6/3/1946. ông luôn thừa nhận nhân cách vĩ đại của Hồ Chủ Tịch, tỏ lòng ngưỡng mộ của nước Pháp và sự kính trọng của bản thân ông đối với cụ Hồ, nhưng với lập trường thực dân, trong các cuộc đối thoại đều tỏ thái độ không khoan nhượng và không từ bất kỳ cơ hội nào để lập lại quyền thống trị của Pháp ở Đông Dương.
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #22 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 01:26:51 am »

Theo William J.Duiker trong cuốn Hồ Chí Minh do nhà xuất bản Hypenon ấn hành tại Newyork năm 2000 thì Sainteny đã được báo trước về những quyết định khiêu khích xung đột của Valluy nên đã từ chối không gặp ông Hoàng Minh Giám. Trước thái độ hung hăng hiếu chiến, ngày càng lấn tới của Pháp, ngày 18/12/1946 thường vụ Trung ương họp dưới sự chủ tọa của Hồ Chủ Tịch quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp. Thời gian nổ súng là tối 19/12/19461 (Theo đồng chí Hoàng Văn Thái, lúc này là Tổng tham mưu trưởng Quân đội ta trong Tạp chí Nghiên cứu lịch sử Quân sự số 3/1992, bức điện lịch sử về thời gian nổ súng của cuộc kháng chiến toàn quốc đã được Bộ Tổng tham mưu gửi các khu và mặt trận vào 9g30 ngày 19/12/1946).
Cũng theo William J. Duiker thì tối 19/12 vừa từ cơ quan về nhà riêng, Sainteny thấy tiếng súng nổ và điện thành phố tắt ngấm. Ông ta vội lao lên chiếc xe bọc thép do Morliere điều tới đưa ông ta vào thành thì bị trúng mìn trên đường. Sainteny bị thương nặng, suốt hai tiếng đồng hồ nằm lịm, máu me bê bết, xung quanh là các đồng sự đã chết hoặc đang hấp hối. Đây rõ là "kẻ gieo gió phải gặt bão”. Chắc hẳn tiếng mìn này làm cho ông ta tỉnh người nên tháng 7/1966 trở lại Hà Nội tìm kiếm khả năng người Pháp làm trung gian hòa giải cho cuộc xung đột Việt Mỹ, ông tỏ ra am hiểu tình hình Đông Dương, cho rằng Mỹ chỉ có thể đạt được giải pháp thương lượng, mức tối đa là Mỹ có thể lập được một chính phủ trung lập tại Sài Gòn.
Sáu mươi ngày đêm, từ 19/12/1946 đến 17/2/1947 cuộc chiến đấu của quân và dân Hà Nội diễn ra quyết liệt giành giật với địch từng căn nhà, từng góc phố dưới khẩu hiệu "Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh" với nhiều hình thức chiến thuật rất phong phú: phòng ngự dựa vào chiến luỹ đường phố, phòng ngự theo phương thức điểm tựa, tập kích, phục kích. Trung đội 5, tiểu đoàn thủ đô ở liên khu I đã bắn rơi cả máy bay địch.
Vấp phải cuộc chiến đấu mang tính chất toàn dân bao gồm từ phụ nữ đến em bé vị thành niên, Valluy đã định dùng máy bay tấn công từ trên không để đẩy ta ra khỏi Hà Nội nhưng Morliere đề nghị tiến từ từ để khôi phục sự kiểm soát từng bước và tránh thương vong cho quân Pháp trong thế cài răng lược giữa ta và địch.
Saliven - Tổng lãnh sự Mỹ ở Hà Nội đã báo cáo về Mỹ "người Việt Nam chiến đấu với lòng quả cảm và kiên cường chưa từng thấy". Với lực lượng có hạn, địch không nống được ra ngoại thành. Hai tháng bị giam chân, thiếu thốn từng lá rau xanh. Một máy bay "bà già" chắc là được phái đi trinh sát liều mạng hạ cánh trên đường số 1 ngoại vi thị xã Bắc Ninh nhổ vội những luống rau bên đường rồi chuồn.
Nhằm bảo toàn lực lượng, các đơn vị chiến đấu ở Hà Nội được lệnh rút ra vùng tự do. Được chuẩn bị chu đáo, với ý thức tổ chức kỷ luật cao, 1200 con người và vũ khí đã vượt vòng vây của địch trong một đêm an toàn. Cuộc bám trụt giam chân địch tại thủ đô đã cổ vũ động viên quân và dân cả nước, tạo điều kiện cho cả nước có thời gian chuẩn bị để bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ, toàn dân, toàn diện.
Valluy chắc không hình dung được tám năng sau, ngày 10/10/1954 đại tá Lephevre Dagiangxe chỉ huy đơn vị quân Pháp cuối cùng ở Hà Nội đã phải cuốn cờ, bàn giao quyền quản lý thành phố cho trung đoàn Thủ đô - những người chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ thủ đô và cũng là những người đầu tiên trở về tiếp quản thủ đô.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Giêng, 2009, 01:40:28 am gửi bởi TimeBreak » Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #23 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 01:27:25 am »

Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến tạm thời bị địch chiếm đóng nhưng đầu não của cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ vẫn tồn tại. Một thủ đô kháng chiến đã hình thành tại Việt Bắc, căn cứ địa thần thánh của cả nước.
Valluy muốn triệt tiêu căn cứ địa Việt Bắc, bắt bằng được chính phủ kháng chiến trước hết là Hồ Chủ Tịch, vị lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc, linh hồn của cuộc kháng chiến ngay trong thu đông 1947 bằng một cuộc bao vây toàn bộ thượng du Bắc Kỳ, khép chặt biên giới Việt - Trung từ hai phía Lạng Sơn, Lào Cai với hợp điểm là Hà Giang. Valluy cần 50 ngàn quân trong thời gian 3 tháng ở Bắc Kỳ nhưng khả năng tập trung tối đa chỉ được 35 ngàn. Ông ta xin được tăng viện từ chính quốc 10 vạn nhưng chính phủ Pháp đang muốn hồi hương 90 ngàn quân ở Đông Dương vào đầu 1948, mặt khác đang vướng vào cuộc nổi dậy của nhân dân Madagasca, có cố gắng thì phải chín tháng sau, chính phủ Pháp mới có thể tăng quân viễn chinh ở Đông Dương lên 195 ngàn. Vì còn phải chốt chiến lược để đối phó với 18.000 quân Việt Minh đang hoạt động ở Nam bộ, Valluy buộc phải chuẩn bị kế hoạch đánh Việt Bắc với số lượng quân ở mức tối thiểu, 12.000 (nhu cầu 20.000).
Ba binh đoàn: binh đoàn S do trung tá Sauvagnac chỉ huy, binh đoàn B do đại tá Bauffre chỉ huy và binh đoàn C do trung tá Communal cầm đầu hình thành hai gọng kìm, đặt trọng tâm vào tam giác Bắc Cạn - Chợ Mới - Chợ Đồn nơi địch cho là đại bản doanh của chính phủ kháng chiến.
Trong khi Valluy về Pháp để phản ánh những quan điểm bất đồng của mình đối với quan điểm của Bolaerc và xin tăng viện, đô đốc Battet chỉ huy hạm đội của Pháp ở Đông Dương tạm thay quyền Tổng tư lệnh. Ông ta không được các tướng lĩnh tin cậy nên toàn bộ chiến dịch mang tên LEA do Salan, tư lệnh quân đội Pháp ở Bắc Kỳ là người tổ chức và chỉ huy.
Ngày 7/10/1947, sương mù chưa tan hết, 1.137 quân dù thuộc binh đoàn S được tung xuống Bắc Cạn. Cùng lúc, binh đoàn B gồm 3 tiểu đoàn xe bọc thép, 3 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo theo đường số 4 tiến lên Đông Khê - Thất Khê - Cao Bằng. Ngày 12/10 trung đoàn Maroc có yểm trợ của thiết giáp tiến xuống Bắc Cạn hội quân với Sauvagnac.
Hướng Tây bắc, hai tiểu đoàn bộ binh của binh đoàn C được tàu và xà lan vận chuyển ngược sông Lô lên Tuyên Quang. Tiếp đó ngày 19/10, lực lượng thiết giáp tiến lên Chiêm Hoá. Để đánh lạc hướng phán đoán của ta và cũng để khép kín vòng vây, địch còn thả quân xuống Cù Vân - chợ Mới.
11 giờ ngày 17/10/1947, đang bay trên chiếc thuỷ phi cơ Catalina để thị sát cuộc chiến đấu, Salan được Sauvagnac điện báo bằng bộ đàm: "đã túm được chính phủ Việt Minh. 11 giờ 25 sẽ chuyển cho ngài bức điện của Hồ Chí Minh đề nghị 11 giờ 35 ngừng chiến".
Salan lập tức báo tin tốt đẹp của cuộc hành quân cho Bolaerc. Bolaerc điện ngay tin giật gân này cho Battet quyền Tổng chỉ huy, yêu cầu ông ra ngay Hà Nội và điều gấp một thông báo hạm đến Hạ Long nhận tù binh đặc biệt...
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #24 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 01:27:57 am »

Ngày 18/10/47 Battet đến Hà Nội và hoàn toàn hất vọng vì đây chỉ là một tin tình báo lếu láo không có sự kiểm tra, tên phụ trách điện đài bị tâm thần đã phát bức điện đó, Sauvagnac không hề phát  tin này1 (Truyện thật như đùa này của quân đội Pháp đã được Yves Gras thuật lại trong cuốn "Lịch sử Chiến tranh Đông Dương”. Nhà xuất bản Denoel 1992).
Ta đã lường trước âm mưu của địch sẽ mở cuộc iến công lên Việt Bắc thu đông 1947 nên các nẻo đường kháng chiến đây đó đều có những khẩu hiệu “kiên quyết phá tan cuộc tiến công thu đông của giặc" nhưng ta bị bất ngờ về qui mô và thủ đoạn hiến thuật của địch2 (Trần Long trong tạp chí Lịch sử quân sự, số tháng 7/1997 cho biết dịch đã nhảy dù trúng nóc hầm có đồng chí Trường Chinh đang ẩn 3 và đã giết cụ Nguyễn Văn Tố phó ban Thường trực Quốc hội). Rất may là trung đoàn 74 ở Cao Bằng đã bắn rơi chiếc máy bay chở viên đại tá Lambe, tham mưu trưởng quân đội Pháp ở Bắc Bộ, thu được chiếc cặp trong đó có toàn bộ kế hoạch chiến dịch của địch, ta mới kịp điều chỉnh kế hoạch phá tan cuộc tiến công lên Việt Bắc của chúng3 (Chiến sỹ liên lạc Nguyễn Danh Lộc đã chạy bộ 4 ngày 3 đêm từ Cao Bằng đưa cặp tài liệu về Bộ tổng tham mưu ở Yên Thông).
Mười trung đoàn bộ binh, 5 tiểu đoàn tập trung của Bộ và các quân khu cùng dân quân tự vệ các địa phương được tung vào 3 mặt trận: Sông Lô - Đường số 4- Đường số 3, đánh địch trên sông, trên bộ bẻ gãy từng gọng kìm của địch với các trận Bông Lau 30/10, chợ Mới 18/10, chợ Đồn 21/10, Tuyên - Hà 22/10, Sông Lô 23- 24/10 và 10 - 11/11/1947 khiến địch không thực hiện được việc hợp kích tại Đại Thi nhu kế hoạch. Địch buộc phải kết thúc chiến dịch LEA.
Không cam chịu thất bại, địch tiếp tục mở chiến dịch “Ceinture" với số quân còn lại khoảng 7.800, chia làm 7 cánh hướng mọi nỗ lực vào Thái Nguyên, trung tá Coste mở đầu đợt hoạt động bằng 2.200 quân từ Phả Lại tiến lên Phủ Lạng Thương làm bàn đạp đánh lên Yên Thế nhưng đến ngày 23/11 quân của Sauvagnac nhảy dù xuống Thái Nguyên, địch mới coi là ngày chính thức mở màn chiến dịch. Bọn Bauffre từ chợ Mới đánh vào chợ Chu, Đại Từ - Thái Nguyên. Bọn Communal từ Tuyên Quang theo sông Lô đánh về Tam Đảo. Vanuxem từ Hưng Hoá qua sông Hồng tiến lên Việt Trì xuống Tam Đảo. Sauvagnac tiến vào Ký Phú, Bá Vân, Sơn Cốt đông bắc Tam Đảo.
Thực chất chiến dịch Ceinture là một cuộc "giương đông kích tây" để đánh "bài chuồn" nhằm giảm tổn thất đến mức thấp nhất hay là một cuộc rút lui trong danh dự. Trên đường rút, Pháp đã vấp phải lực lượng ta. Cánh quân từ Thái Nguyên rút qua Sàn Rãnh trên đường 13 đã bị một đại đội gồm 45 tay súng chặn lại. Cả hai tiểu đoàn tổ chức hàng chục đợt phản kích từ sáng đến chiều không vượt qua được trận địa của ta. Nguyễn Quang Huy một mình sử dụng cả súng máy, súng trường, lựu đạn diệt 35 tên địch. Anh đã được tặng thưởng huân chương quân công hạng ba, một vinh dự Nhà nước rất đặc biệt thời đó. Không những thế, địch còn gặp nhiều khó khán về thời tiết, địa hình phải trèo đèo lội suối. Tốc độ hành quân, theo chúng chỉ đạt 300 m/giờ. Tuy nhiên, ta nắm tình hình không sát, thiếu kinh nghiệm đánh truy kích, nên chỉ thực hiện được một số trận ở Phan Lương, đèo Giàng, Phủ Thông. Không đạt được mục tiêu, địch phải kết thúc chiến dịch vào ngày 17/12/1947 chỉ chiếm đóng một số vị trí trên đường số 3 , số 4.
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #25 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 01:28:57 am »

Valluy mất 6000 quân và nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh. Cuộc tiến công qui mô lớn do ông ta chủ trương và Salan thực hiện đã bị đánh bại. Chiến lược đánh nhanh thắng nhanh bị phá sản. Ta bảo toàn và phát triển được chủ lực, bảo vệ được cơ quan đầu não và căn cứ địa, đưa cuộc kháng chiến sang một thời kỳ mới, đánh dấu bước hình thành rõ nét nghệ thuật chiến dịch Việt Nam.
Để giữ uy tín cho "ông bạn già" Valluy và cũng để tự bào chữa, Salan đã báo cáo: “Chiến dịch đã thành công, tuyến đường chính sang Trung Quốc qua Cao Bằng - cửa ngõ duy nhất của Việt Minh liên hệ với thế giới bên ngoài bị cắt đứt. Hồ Chí Minh hoàn toàn bị cô lập. Chỉ còn lại những toán quân lẻ tẻ có thể xử lý được bằng các hoạt động cảnh sát thông thường". Ông ta tuyên bố "căn cứ của Việt Minh thực chất không còn."
Những người am hiểu tình hình của Pháp cho rằng trong chiến tranh Đông Dương hiếm thấy một báo cáo nào sai như vậy. Theo họ trên thực tế chiến tranh chỉ mới bắt đầu.
Vừa thất bại đậm trong cuộc tiến công lên Việt Bắc, lại mâu thuẫn với cao ủy Bolaerc, Valluy bị triệu hồi về làm thanh tra các lực lượng bộ binh của Pháp ở hải ngoại. Năm 1952 ông ta là trưởng phái đoàn Pháp trong Bộ chỉ huy khối Nato rồi Tổng tư lệnh khối Nato tại Trung Âu. Năm 1960 mới nghỉ hưu.
Cũng do thất bại này, nội các Ramadier phải từ chức dẫn đến sự thay đổi nhân sự một loạt, địch buộc phải chuyển sang chiến lược đánh lâu dài.
Theo tướng Yves Gras trong Lịch sử chiến tranh Đông Dương, sau thất thủ đường số 4 năm 1950, ngày 18/11 Valluy cùng Le Tourneau và tướng Juin trở lại Đông Dương không biết Valluy nghĩ gì?
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Giêng, 2009, 01:42:01 am gửi bởi TimeBreak » Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #26 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 01:29:44 am »

BLAIZOT ROZET C' và MARCEL CARPENTIER



- Biên giới Việt-Trung 1950: Cả hai không kịp thực hiện ý đồ tháo chạy. Hai binh đoàn Charton và Lepage bị tiêu diệt.
- Toàn tuyến bao vây chiến lược của địch dọc biên giới bị đập tan. Pháp lâm vào thế bị động triền miên.
- Một cuộc khủng hoảng Tổng tư lệnh quân đội viễn chinh

Blaizot Rozet C' gắn với cuộc tái chiếm Việt Nam ngay từ khi ý đồ giành lại các thuộc địa đã mất nhằm giữ vai trò cường quốc Pháp manh nha trong đầu tướng De Gaulle.
Nguyên là thiếu tá, tham mưu trưởng quân đội thuộc địa của Pháp từ những năm 1937 - 1938 ở Bắc Đông Dương. Trước việc Decoux dâng Đông Dương cho phát xít Nhật, Blaizot đã dám vượt vòng kiềm toả của Mordant - Tổng tư lệnh quân đội thuộc địa Pháp tại Đông Dương liên lạc với phe kháng chiến của De Gaulle.
Chiến tranh thế giới lần thứ hai chưa kết thúc, De Gaulle đã nhắm giao cho Blaizot chức Tư lệnh quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương với nhiệm vụ tổ chức lực lượng, chuẩn bị cho quân Pháp trở lại Đông Không được Roosevelt - Tổng thống Mỹ viện trợ vũ khí trang bị và phương tiện để hình thành hai sư đoàn bộ binh thuộc địa Viễn Đông gồm các trung đoàn tuyển mộ từ người Phi, De Gaulle quay sang nhờ cậy sự giúp đỡ của Anh. Tháng 4 1944, Blaizot dẫn đầu phái bộ quân sự Pháp tới Candy (Srilanka) đặt trụ sở bên cạnh bộ Tư lệnh Đông Nam Á của Anh do đô đốc Moutbatten làm Tư lệnh, một binh đoàn do Blaizot tổ chức được thành lập và ra đời tại Ấn Độ năm 1946. Khi quân Pháp thảm bại trong chiến dịch tấn công lên Việt Bắc 1947, Salan đã được đưa lên nắm quyền Tổng tư lệnh quân đội viễn chinh thay Valluy bị triệu hồi. Vì đã chỉ trích chính phủ thiếu tích cực trong việc tiến hành chiến tranh ở Đông Dương, Salan bị chê là non nớt thiếu kinh nghiệm không được đề bạt chính thức.
Vị trí Tổng tư lệnh quân đội viễn chinh lọt vào tay Blaizot Rozet C'. Tình hình chiến trường tiến triển không mấy khả quan đối với Pháp. Một nửa số quân được để lại phía Nam và đã được huy động đến mức tối đa không đẩy được đối phương ra khỏi vùng sông nước và đầm lầy.
Ngày 1/3/1948 đã xuất hiện trận La Ngà. Tiếp đến ngày 18/4/1948 lại thêm trận Tầm Vu chứng tỏ lực lượng vũ trang của đối phương ngày càng lớn mạnh. Ở miền Trung, hoạt động bị hạn chế, tạo cơ hội cho Việt Minh xây dựng một vùng giải phóng kéo dài 200 dặm từ Hội An đến Mũi Né hình thành một hậu phương cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến. Trên biên giới phía Bắc, đường số 4 trở thành con đường máu lửa. Bên kia biên giới làn sóng thủy triều đỏ đang dâng tràn xuống phía nam, uy hiếp sự an toàn nếu ông bạn Tưởng Giới Thạch không còn khả năng chống đỡ.
Blaizot rất muốn làm một cuộc tấn công lên Việt Bắc lần thứ hai để ngăn chặn sự đổ vỡ nhưng sau thất bại thu đông 1947, lực lượng chưa kịp phục hồi. Blaizot xin tăng quân viễn chinh lên 131.000. Chính quốc đang trong khủng hoảng chính trị chỉ hứa với Bolaerc, cao ủy pháp, sẽ tăng thêm 18 tiểu đoàn nhưng đến sáu tháng sau, quân đội viễn chinh cũng chỉ dừng ở con số 108.000.
Với thực lực như vậy, Blaizot cho rằng phải mất 5 năm mới bình định được Việt Nam. Trong năm 1948-1949 hình thành trong ông ta một kế hoạch 4 bước: bước 1 và 2 sẽ bắt đầu vào mùa thu 1948 đánh thông đường bộ, đường thủy vùng đồng bằng sông Thái Bình, sông Hồng lên Việt Trì đến Lào Cai; bước 3, khi được tăng viện thêm 8 tiểu đoàn sẽ tiến hành trận quyết định quật ngã đối phương ở phía Bắc. Bước 4 đánh chiếm Thanh Hóa.
Alessandri, Tư lệnh Bắc kỳ cho đó là một kế hoạch khó thực hiện. Ông ta đề nghị đẩy mạnh hoạt động ở Bắc Kỳ nhất là đường số 5, Nam Định, Phát Diệm. Ngày 14/10 Ramadier Bộ trưởng quốc phòng Pháp lại đòi phải nống ra Thanh Hóa ngay trong mùa đông 1948. Chiến dịch Serene được thực hiện ngày 31/10. Các đơn vị thuỷ quân dưới sự yểm trợ của không quân đã đánh vào vùng biển Thanh Hóa nhưng đến ngày 6/11 đã kết thúc vì không mang lại hiệu quả.
Blaizot chuyển sang các cuộc bình định càn quét mở rộng vùng chiếm đóng ở Bắc Bộ. Ngày 19/10/1948 cho quân chiếm Bảo Hà. Ngày 7/11 mở chiến dịch Ordine do đại tá De Poutbnand chỉ huy đánh lên Việt Trì, đến 24/11 tiến lên Yên Bái, Lục Yên Châu. Ngày 8/11 Blaizot đôn quân lên Sơn Tây, từ 21/11 ngược Sông Đà và đường số 6 lên Xuân Mai- Hoà bình. Ngày 7/12 huy động bốn tiểu đoàn dù đánh vùng sông Đáy, Nho Quan.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Giêng, 2009, 01:41:33 am gửi bởi TimeBreak » Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #27 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 01:30:14 am »

Ở phía Nam, tướng de Latour triển khai 4 tiểu đoàn Âu Phi cùng 4.600 quân nguỵ xây dựng 18 đồn lớn, 460 bốt nhỏ hình thành thế bao vây đồng bằng sông Cửu Long để bình định khu vực sông nước.
Ngày 16/12/1948, từ Nam kinh, Đại sứ Pháp tại Trung Hoa dân quốc phát báo động về những nguy hiểm trước làn sóng tiến công của Hồng quân Trung Hoa, Blaizot hình thành một kế hoạch mới: giữ Hải Phòng, Hà Nội, Hưng Hóa, đánh chiếm Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái. Rút Bắc Cạn, Cao Bằng, Đông Khê Thất Khê đến Lạng Sơn để tăng cường lực lượng cơ động.
Mâu thuẫn giữa Pignon, người mới thay Bolaerc làm cao uỷ Đông Dương với Blaizot nảy sinh, Pignon muốn chuyển trọng tâm hoạt động quân sự về phía Nam, Blzaizot thì muốn hướng sự chú ý vào phía Bắc. Trong đội ngũ những chỉ huy cao cấp của Pháp ở Đông Dương cũng đẻ ra những lủng củng, Alessandri, Tư lệnh Bắc Kỳ tán thành phải tăng cường đối với Bắc Kỳ, tập trung vào tam giác đường 5, Nam Định, Phát Diệm, phản đối rút Cao Bằng, Đông Khê.
Chính phủ Pháp chần chừ chưa có thái độ vì Marshal, ngoại trưởng Mỹ vừa tuyên bố nếu Pháp cố gắng tăng cường lực lượng cho các nhóm dân tộc, Mỹ sẽ xem xét viện trợ cho Pháp. Quốc hội Pháp vừa phê chuẩn hiệp định Elyse ký giữa Pháp và Bảo Đại 29/1/1950, đầu tháng 2 Mỹ công nhận chính quyền Bảo Đại và ngày 10/3 Truman đã thông qua khoản viện trợ 15 triệu đô la cho Pháp Ơ Đông Dương.
Theo đề nghị của Ramadier, Bộ trưởng quốc phòng, Thủ tướng Queill đã cử tướng Revers - Tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp sang Đông Dương khảo sát tình hình và điều hòa mâu thuẫn của bọn chóp bu ở Đông Dương, có kế sách trước sự uy hiếp của Cộng sản Trung Hoa và sự phát triển của Việt Minh.
Ngày 13/5/1948 Revers tới Sài Gòn gặp Valluy và Tư lệnh các quân binh chủng, ngày 16 đến ngày 17/6 đã đi thăm các đơn vị, các khu vực từ Lào Cai đến Bắc Cạn và Cao Bằng tìm hiểu các giới chính trị. Revers chỉ trích chiến lược đang được áp dụng trong cả lĩnh vực chính trị và sống của chính quyền Bảo Đại thối nát, đề xuất quyền chỉ huy của Pháp phải được tập trung trong tay cao ủy cả về quân sự và chính trị. ông ta bi quan về giải pháp quân sự, cho rằng mức tối đa có thể đạt được là cải thiện tình hình nhằm tiến tới một giải pháp thương lượng. Ngày 29/6, Revers đã làm một bản báo cáo bao gồm cả những vấn đề quân sự, chính trị ở Đông Dương, quyết định thay đổi Tư lệnh 3 quân chủng, đưa tướng Bodet làm Tư lệnh không quân, Đô đốc Ortoli làm Tư lệnh Hải quân, đưa Alessandri làm Tư lệnh lục quân để điều hòa mâu thuẫn giữa Alessandri và Blaizot.
Nội dung kế hoạch Revers chuyển hướng kế hoạch 1948, bao gồm: 
- Củng cố chính quyền tay sai, lợi dụng tôn giáo, chia rẽ dân tộc, lập các xứ tự trị dùng người Việt đánh người Việt;
- Đặt kế hoạch phòng thủ Đông Dương của Pháp trong kế hoạch chống Cộng chung của phương Tây, tích cực tranh thủ viện trợ Mỹ.
- Tăng quân cho chiến trường chính Bắc Bộ. Mở rộng phạm vi chiếm đóng đồng bằng và trung du. Tăng cường phòng thủ tứ giác Lạng Sơn, Tiên Yên, Hải Phòng, Hà Nội. Rút ngắn phòng tuyến biên giới Việt Trung. Tập trung vào Thất Khê, Móng Cái.
- Phát triển quân đội bản xứ làm nhiệm vụ chiếm đóng, tập trung Âu Phi làm cơ động càn quét, đánh phá phong trào chiến tranh du kích. Mở rộng những cuộc tiến công lớn diệt bộ đội chủ lực của Việt Minh. Kế hoạch được Mỹ ủng hộ, đánh dấu sự can thiệp công khai của Mỹ vào chiến tranh Đông Dương.
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #28 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 01:30:43 am »

Có sự đồng tình của Revers, ngày 30/6 Blaizot vạch kế hoạch quân sự gồm 2 bước:
1/ Từ 1/6 đến 10/9 kiểm soát đồng bằng bắc sông Hồng, rút Bắc Cạn;
2/ Từ 10/9 đến 10/10 kiểm soát Thái Nguyên rút Cao Bằng và Đông Khê.
Alessandri chống lại việc rút Cao Bằng vì như vậy là mở cửa cho Tàu vào đến Thái Nguyên cách Hà Nội 60 km một cách tự do. Blaizot cho rằng tuyến biên giới chỉ có 2 tiểu đoàn dự trữ do đại tá Vicaire chỉ huy không đảm bảo cho việc vận chuyển, tiếp tế. Quân Cộng sản Trung ioa đang là một áp lực, không thể giừ được biên gíới, Cao Bằng giống như một cái túi mà ở đó quân Pháp không có đường chạy.
Ở các tuyến phòng thủ ông ta cho thay các đồn bốt vốn được xây dựng sơ sài bằng gạch, tre nứa và hàng rào lông nhím bằng những lô cốt kiên cố. Mùa hè 1949 được tăng cường thêm từ chính quốc sang 7 tiểu đoàn, Blaizot mở chiến dịch Bastille giao đại tá Lacroit chỉ huy đánh lên Đa Phúc, Đáp Cầu, Phủ Lạng Thương tiếp đến chiến dịch Carrigon và từ 18/8 đến 15/9 đánh Vĩnh Yên, Phúc Yên. Hai tiếu đoàn dù đã nhảy xuống Tĩnh Luyện do trung tá Carbonel chỉ huy, không gặp quân Việt Minh nhưng khi rút đã diễn ra một trận chiến kéo dài nhiều ngày. Các chiến dịch này số nguỵ binh được đưa vào chiến đấu lên đến 5.000 tên.
Ngày 24 - 26/7 Blaizot cho rút Phục Hoà; Ngày 9 - 21/8 rút Bắc Cạn; Ngày 24 - 25/8 rút Nguyên Bình. Cao Bằng, Đông Khê trở thành những vị trí gần như cô lập. Đến đây 8/1949 Blaizot không còn thời gian để thực hiện ý đồ rút tiếp Cao Bằng đến Thất Khê. Căn cứ vào báo cáo của Pignon, Thủ tướng Queill đã đưa tướng Carpentier thay Blaizot vào 2/9/1949.
Người ta cho rằng Blaizot phải về vườn liên quan đến kế hoạch Revers. Một văn kiện tuyệt mật mang tầm “quốc gia đại sự" được tung lên làn sóng của đài tiếng nói Việt Nam ngày 26/8 tức là trước ngày ông ta rời nhiệm sở gần một tuần. Nhưng việc rò rỉ thông tin dẫn tới một vụ bê bối chính trị liên quan đến nhiều vị tai to mặt lớn khiến chính phủ Queill bị đổ, Bidault lên thay, Floret mất chức Bộ trưởng pháp quốc hải ngoại bị Letournau thay, Pleven lên làm Bộ trưởng quốc phòng thay Ramadier, Revers tổng tham mưu trưởng bị tướng Blanc thế chân, sau ba tuần khủng hoảng chính phu với những tội danh được phanh phủi sau đó không thấy liên quan đến Blaizot.
Từng chiến đấu ở châu Phi và là Tổng tham mưu trưởng của tướng Juin ỏ Ý, nhận vai trò Tống tư lệnh quân đội viễn chinh, Carpentier đã cảnh báo tổng thống Orion: nhiều nhất thì Pháp cũng chỉ đạt được một giải pháp chính trị, ông ta đề nghị chỉ nên giữ lại 3 căn cứ: Hạ Long, Cam Ranh, Vũng Tàu ở Việt Nam. Nghe những ý kiến này, Pignon - cao uỷ Pháp ở Đông Dương đã nói với một nhà ngoại giao Mỹ: "Carpentier là con người thụ động phòng thủ đến mức phải đặt dấu hỏi về năng lực lãnh đạo quân đội của ông ta".
Đến Đông Dương Carpentier đã tiến hành một loạt thay đổi nhân sự. ông ta kiêm luôn chức Tư lệnh lục quân và điều Alessandri ra Hà Nội chỉ huy quân đội viên chinh Bắc Đông Dương. Đối với quân Nhật thì Alessandri sợ như cọp, chạy dài sang tận đất Tàu không dám nổ một phát súng nhưng đối với phong trào giải phóng dân tộc, Alessandri luôn tỏ ra là một cây đại đao có hạng. Vừa chuyển vị trí, ông ta yêu cầu phái có 40 tiểu đoàn bộ binh, 5 liên đội pháo, 11 đơn vị thiết giáp nhẹ để giữ đồng bằng nhưng sự tăng viện chỉ được thực hiện nhỏ giọt.
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #29 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 01:31:09 am »

Từ cuối 1949 đến đầu 1950 ông ta mở hàng loạt cuộc hành quân càn quét. Ngày 8/2 cuộc hành quân Tonneau ở Thái Bình, từ 20-28/4 mở chiến dịch David càn quét Hà Đông, Hưng Yên, Ninh Bình, ngày 17/4 đến 8/5 huy động 4 tiểu đoàn với lực lượng Hai quân mở chiến dịch Parpaing đánh Đông Triều. Chiến dịch Foudre gồm 3 binh đoàn mở vào 31/5 tấn công Phủ Lý. Các cuộc hành quân được tổ chức liên tục nhưng theo nhận xét của chính Alessandri thì chỉ đạt mục tiêu cơ bản.
Bước sang 1950 lực lượng ta bao gồm cả 3 thú quân ngày càng phát triển, càng được cải tiến, đã hình lực Sức chiến đấu đã được ở chiến dịch Lê Hồng Phong 1 và tiêu diệt đồu Đông Bằng Khê lần thứ lại được đối nhất, vấn đề giữ hay rút Cao phương đặt ra. Tháng 8/1950 Vincent Auriol (Tổng thống Pháp) chỉ thị không được bỏ Cao Bằng. Theo Carpentier, chỉ riêng bảo vệ Móng Cái đã mất 6 tiểu đoàn cơ động. Muốn bảo vệ Cao Bằng phải mất 12 tiểu đoàn trong khi đó khả năng dự trữ đáp ứng tối đa chỉ có 8 tiểu đoàn. Các tiểu đoàn dù bị căng khắp nơi: Tiểu đoàn 1 BEP Thất Khê, tiểu đoàn 2 Pakha, tiểu đoàn 10 Phát Diệm, tiểu đoàn 3 ở Lào, tiểu đoàn 6 ở Trung kỳ, tiểu đoàn 1 BCCP ở Nam kỳ còn tiểu đoàn 7 ở Hà Nội. Trong khi Pignon đi Paris, tướng Carpentier đã họp với các thành viên hội đồng quốc phòng của Pháp đến Sài Gòn ngày 18/8 về việc rút cao Bằng, Đông Khê và đánh chiếm Thái Nguyên, ông ta đã tính đến việc tổ chức rút Cao Bằng bằng đường không hoặc đường bộ theo đường số 3 hoặc số 4.
Đại tá Manourt chỉ huy lực lượng không quân cho rằng đường băng ở Cao Bằng có 900m rất khó tiếp nhận máy bay Zunker 52 và Dacota hạ cất cánh. Việc chuyên chở một tiểu đoàn lê dương, một tiểu đoàn Thổ và gia đình họ cùng mấy trăm nhà buôn Việt Nam, Hoa kiều và lực lượng dân sự sẽ mất rất nhiều thời gian, không che được mắt đối phương và không thể giữ được an toàn sân bãi. Theo đường số 3 thì quá xa, về tới Bắc Cạn mất 140km toàn đường rừng rậm, rất dễ bị phục kích, theo đường số 4 là đẹp nhất vì giáp biên giới, không gặp quân đột nhập từ biên giới sang. Hai bên đường cây thưa, núi đá, khó bị phục kích, con đường ngoằn ngoèo uốn khúc như con rắn, hỏa lực đối phương không phát huy theo kiểu xuyên táo. Về Đông Khê có 45km và từ đó về Thất Khê là 25km. Carpentier đã chọn phương án này.
Ngày 16/9 ông ta ra mệnh lệnh số 46 cho Tư lệnh quân khu biên giới: Triệt thoái Cao Bằng, Đông Khê và tiến công Thái Nguyên theo đường Kép - Bố Hạ - Nhã Nam - Thái Nguyên. Kết hợp với việc thả. tiểu đoàn dù số 7 xuống thị xã để thu hút chủ lực địch, chiến dịch sẽ được thực hiện vào khoảng một tháng (tháng 10). Từ nay đến lúc rút tăng cường cho Cao Bằng một tiểu đoàn bằng máy bay vận tải. Chuyến về sẽ chuyên chở theo đàn bà, trẻ con, người già và phương tiện kỹ thuật quý hiếm về Lạng Sơn.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM