Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 05:56:04 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những viên tướng ngã ngựa  (Đọc 55672 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #10 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 01:20:41 am »

Không chịu khuất phục, De Gaulle, thiếu tướng, thứ trưởng quốc phòng trong chính phủ Reynaud từ Luân Đôn, ngày 18/6/40 ra lời kêu gọi nhân dân Pháp tiến hành cuộc kháng chiến chống phát xít Đức. Le Clerc theo De Gaulle đổi tên là Jean Hau te Cloque để tránh sự theo dõi, gây khó khăn của phát xít Đức và tay sai đối với gia đình đang Ơ lại nước Pháp.
Phong trào kháng chiến của nhân dân Pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Pháp cùng các tổ chức yêu nước Pháp hình thành do De Gaulle đứng đầu lấy tên là Nước Pháp tự do sau đổi là Uỷ ban kháng chiến Pháp phát triển ngày càng sâu rộng. Le Clerc được giao nắm một đội quân ở Tchad, nổi tiếng trong những trận ở Camerun và đặc biệt trong chiến dịch Bắc Phi (10/11/1942) cùng Quân Đồng minh đánh đuổi quân Đức và quân của chính quyền Vichy ở Maroc, Algerie, Tunisie (thuộc địa của Pháp) làm bàn đạp đổ bộ vào ý và phối hợp với tập đoàn quân Anh đang hoạt động ở Ai Cập-Li bi diệt quân Đức-Ý tại đại lục châu Phi chiếm toàn Bắc Phi, thông đường vận chuyển từ Đại Tây Dương sang Ấn Độ Dương qua kênh đào Suez.
Ngày 30/5/1943, De Gaulle sang Alger chuẩn bị thành lập Uỷ ban dân tộc giải phóng. Từ 28/11 đến 2/12/1943, nguyên thủ các nước Liên Xô, Mỹ, Anh họp ở Teheran tuyên bố hành động chung chống phát xít và sự hợp tác sau chiến tranh đã quyết đinh mở mặt trận thứ hai. Ngày 6/6/1944 liên quân Anh-Mỹ tiến hành chiến dịch đổ bộ đường biển mang mật danh Overlook vượt qua biển Manche vào Normandi nhằm chiếm bàn đạp chiến lược trên bờ biển Tây Bắc Pháp để phát triển tấn công đến biên giới Tây Đức. Le Clerc đã chỉ huy sư đoàn thiết giáp số 2 tham gia cuộc đổ bộ cùng 39 sư đoàn đồng minh (tập đoàn quân 1 + 3 của Mỹ; Tập đoàn quân 2 của Anh; tập đoàn quân 3 của Canađa). Với 38 sư đoàn, 361 hạm tàu, Đức không ngăn nổi thất bại.
Ngày 3/6/1944 Đệ tứ Cộng hòa ra đời, De Gaulle trở thành Tổng thống. Ngày 25/8/1944 Paris được giải phóng, sư đoàn thiết giáp số 2 clo Le Clerc dẫn đầu đã tiến vào Paris trong không khí đón chào nồng nhiệt của nhân dân.
Le Clerc được phong quân hàm đại tướng, thay mặt quân đội Pháp tiếp nhận đầu hàng của phát xít Nhật.
Tin rằng việc thiết lập lại các thuộc địa ở châu Á mới có thể đảm bảo sự tồn tại của nước Pháp như là một cường quốc, vừa lên cầm quyền, De Gaulle đã bộc lộ dã tâm tái chiếm Việt Nam mà trước đây Decoux toàn quyền Đông Dương đã quì gối dâng cho phát xít Nhật. Dựa vào những nguyên tắc được xác định và những thỏa thuận ngoài lề của các hội nghị những người đứng đầu các nước lớn chiến thắng phát xít gồm Mỹ, Anh, Liên Xô tại Teheran từ 28/11 đến 1/12/1943 và tại Crưm từ 4/11 đến 2/19451 (Tại hội nghị Teheran các nước lớn đều không lán thành để Pháp tiếp tục đô hộ Việt Nam. HỌ đều biết sau gần LO(J năm thống trị của Pháp, đời sống củ~l nhân dân Đông Dương rất tồi tệ. Tưởng và Roosevelt sẽ bàn riêng vấn đề độc lập của Đông Dương sau chiến tranh. Cuối cùng họ thống nhất là để Đông Dương dưới chế độ ủy trị từ 20 đến 30 nam. Stalin đồng ý quan điểm này (Bcrnard Fall trong cuốn Chiến tranh Đông dương dẫn nguồn tư liệu Foreingn Relation of the United States, The Conferennes er Cairo and Teheran 1943 Washington 1961)), ngày 24/3/1945 De Gaulle đã đọc một bài diễn văn ở Brazaville về "Qui chế mới cho các thuộc địa Pháp", hứa cho các quốc gia Đông Dương "hưởng quyền tự trị trong khối Liên hiệp Pháp".
Trước lúc tung ra "cái bả De Gaulle", ông ta đã tập trung chú ý vào việc chuẩn bị và tổ chức đội quân viễn chinh để tiến hành tái chiếm Việt Nam bằng vũ lực. Ở Đông Dương đội quân thuộc địa được hình thành từ năm 18t57. Trong cuộc đảo chính Nhật-Pháp năm 1945 quân số khoảng 38.000 không kể lính khố xanh, được tổ chức thành 12 trung đoàn và 2 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo dã chiến và pháo bờ biển, 60 máy bay cổ lỗ sĩ, 30 xe tăng sản xuất từ năm 1918. Sợ Nhật hất cẳng, chính quốc phái thêm sang Đông Dương một đạo quân khoảng 2 sư đoàn, thành phần chính gồm một phân đội của sư đoàn thiết giáp số 2 và lữ đoàn Viễn Đông. Tất cả đều tan rã sau ngày Nhật- Pháp bắn nhau. Một số tàn quân khoảng trên 5.000 chạy sang nương bóng Tàu Tưởng, một bộ phận chạy sang tận Calcuta của Ấn Độ, một phần trút áo nhà binh như những kiều dân bị nhốt trong các nhà giam của Nhật.
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #11 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 01:21:08 am »

Blaizot Rogert nguyên là thiếu tá tham mưu trưởng quân đội thuộc địa Pháp ở Bắc Đông Dương được giao thành lập Lực lượng viễn chinh Pháp ở Viễn Đông (FEFEO - Force expedionnaires Francaise d' Etrême Orient)2 (De Gaulle định thành lập hai sư đoàn 1 và 2 D.I.C.E.O (Division infanterie colonial Extrême Orient) gồm các trung đoàn người Phi, xin Mỹ trang bị vũ khí và phương tiện vận chuyển nhưng tổng thống Roosevelt không tán thành, Hội đồng tham mưu trưởng Mỹ từ chối đề nghị nên De Gaulle đã lại dựa vào Anh) trước mắt đặt dưới quyền Bộ tư lệnh Đông Nam Á của Anh (SEAC) hoạt động cùng quân Anh trên chiến trường châu Á. Tháng 4/1944 Blaizot dẫn đầu phái đoàn quân sự Pháp tới Candy (Xrilanca) đặt trụ sở bên cạnh Bộ tư lệnh Đông Nam Á của Moutbatten (Anh).
Trước những sự thất bại của phát xít Nhật trên mặt trận Thái Bình Dương mà lực lượng cơ động viễn chinh Pháp lại chưa sẵn sàng, ủy ban quốc phòng Pháp quyết định thành lập Quân đoàn viễn chinh Pháp ở Viễn Đông (CEFEO- Corps Experdionnaire Francaise d'extrême Orient). Vì muốn có một cộng sự tin cậy, De Gaulle giao nhiệm vụ này cho Le Clerc. Le Clerc không hào hứng nhưng cả đến ông trùm cánh tả nhân danh phó Thủ tướng chính phủ đương thời cũng đã vỗ vai động viên ông "Cognez, cognez fort" (Đánh đi, đánh mạnh vào). Yêu nước Pháp lúc này là phải khôi phục lại các thuộc địa, giữ nguyên sự hùng mạnh của đế chế Pháp. Le Clerc đã nhận lời "chiêu binh mãi mã" để hình thành đội quân viễn chinh. Trong thư ngày 28/6/1945 gửi Salan, Le Clerc viết: "tôi đang lập khung cho quân đoàn Viễn Đông. Rất mừng nếu anh đến chỉ huy 1er DICEO". Nhưng đến 16/8/1945 quân đoàn viễn chinh (CEFEO) mới ra đời trên cơ sở nhưng đơn vị đã có của FEFEO gồm sư đoàn bộ binh thuộc địa số 9 đang chiếm đóng Đức và một phần sư đoàn thiết giáp số 2.
Le Clerc được giao quyền Tổng tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Ngày 17/8, De Gaulle cử đô đốc Thiery D'Argenlieu viên thày tu phá giới làm cao ủy Pháp ở Đông Dương. Bạn bè hỏi Le Clerc: "anh là đại tướng 4 sao, vậy sao De Gaulle không giao cho anh làm toàn quyền mà lại giao cho D'Argenlieu?" Le Clerc không ưa gì viên thầy tu rởm và không đồng quan điểm với ông ta nhưng vì De Gaulle đã lựa chọn nên Le Clerc chỉ trả lời: "Vì ông ta là nhà chính trị mà nhà chính trị thì bao giờ cũng thống trị giới quân sự!”.
Để chứng tỏ chủ quyền của Pháp ở Đông Dương tồn tại là một thực tế, Pháp tổ chức cho Cedile nhân danh đại diện chính phủ Pháp tại Nam kỳ cùng đại úy Fregate de Riencourt nhảy dù xuống Sài Gòn vào ngày 21/8. Sainteny (trưởng phòng tình báo M5 của Pháp ở Côn Minh, con rể toàn quyền Albert Saraut, đại diện chính phủ Pháp ở Bắc Kỳ) theo chân phái đoàn của đồng minh Mỹ do Patti cầm đầu đến Hà Nội. Ở Huế, ngày 26/8/1944, quan tư Castella cùng một quan 3, hai quan 2 và một viên quản nhảy dù xuống Hiền Sỹ (Huế) mang theo một mật lệnh của De Gaulle bắt liên lạc với Ngô Đình Khôi, Phạm Quỳnh cùng các lực lượng Pháp ở hải ngoại và nội địa, tổ chức chiếm lĩnh các công sở và thành lập chính quyền thuộc địa ở miền Trung.
đồng sự: "đây là một sĩ quan của quân đội ấn độ một quận công- ông đã giúp tôi rất nhiều trong việc thực thi có hiệu quả nhiệm vụ được giao".
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #12 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 01:21:33 am »

Gracey đã ra lệnh thiết quân luật tại Sài Gòn, tịch thu vũ khí của người Việt Nam, dùng quân đội Nhật vào việc kiểm soát tình hình cùng với quân Anh với lý do thiếu quân, trang bị vũ khí cho 1600 lính cũ của trung đoàn bộ binh thuộc địa và kiều dân Pháp được các biệt đội của Gracey phóng thích từ các trại tù của Nhật. Bọn này đổ ra đường nấp sau quân Anh chè chén say sưa, tấn công người Việt, diễn ra trạng thái vô chính phủ.
Với lực lượng đổ bộ đợt đầu cộng với số tại chỗ được tái vũ trang, Le Clerc tung quân chiếm lĩnh các công sở trong đó có trụ sở Uỷ ban nhân dân Nam bộ, tự vệ quốc gia, đài phát thanh, bưu điện và một số bốt cảnh sát trong đêm 23/9/1945. Hắn hi vọng sau 48 giờ sẽ làm chủ Sài Gòn và sau bốn tuần sẽ bình định xong Nam bộ rồi đánh chiếm toàn bộ Việt Nam.
Để tránh khiêu khích và để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài, lực lượng vũ trang tập trung của ta vừa mới hình thành đã được lệnh rút ra ngoài. Ngay trong đêm Xứ ủy và Uỷ ban nhân dân Nam bộ họp tại Cây Mai với sự có mặt của đồng chí Hoàng Quốc Việt ủy viên thường vụ Trung ương Đảng đã quyết định động viên nhân dân Nam bộ đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược. Nhân dân Sài Gòn đã triệt để bất hợp tác với giặc, đình công, bãi thị, dựng chướng ngại vật khắp đô thành ngăn chặn địch. Lực lượng vũ trang công đoàn, công an xung phong kịp thời chống trả, gây cho định nhiều thiệt hại, bước đầu làm thất bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Le Clerc.
Trước sự phản đối của nhân dân dân ta, M.utbatten đã gọi Gracey tới Xingapo chỉ trích về việc áp đặt pháp luật trật tự một cách bừa bãi nhưng thái độ cơ bản vẫn là ủng hộ Pháp. Ngày 23/9 đã có cuộc gặp giữa Devey - đại tá Mỹ, Gracey - thiếu tướng Anh và Cedile - đại diện Pháp ở Cite Heyrand. Tiếp đó ngày đầu tháng 10, Gracey đã ký hiệp định bàn giao quyền chỉ huy của hắn cho người Pháp trên toàn cõi Đông Dương ở nam vĩ tuyến 16.
Từng trải qua một cuộc chiến tranh giải phóng, từng chứng kiến 55 vạn người dân Pháp vô tội chết dưới bom đạn phát xít và 7 triệu người phải ly tán, Le Clerc đã có những quan điểm khác biệt với các viên thực dân có nòi và những viên tướng khát máu về cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
Trước việc tổng thống Truman công nhận Phillppin là một quốc gia tự do ngày 4/7/1945 và chính sách cởi mở của Anh ở Myanma, Le Clerc suy nghĩ nhiều về tuyên bố ngày 8/6/1945 xác lập chủ quyền của Pháp ở Đông Dương của De Gaulle. Ông ta giao cho các sĩ quan thân cận nghiên cứu kỹ quan điểm của Mỹ và Anh đối với các thuộc địa.
Ngày 25/9 De Gaulle đã lại gửi thư cho Le Clerc: "Nhiệm vụ của anh là thiết lập lại chủ quyền của Pháp tại Hà Nội và tôi rất ngạc nhiên khi thấy anh vẫn ở đây, chưa làm được như vậy".
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #13 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 01:22:26 am »

Ngày 5/10 ở Tân Sơn Nhất, Le Clerc tuyên bố: Au travail pour reparer le dégats de la guerre et construire une Indochine “juste" dans la "communauté francais"1 (Tôi đang làm để chuẩn bị các yếu tố của cuộc chiến tranh đồng thời tôi xây dựng một Đông Dương "công bằng" trong “khối liên hợp Pháp”).
Trong bữa cơm thân mật tại nhà riêng ngày 25/10, Le Clerc hoàn toàn đồng ý với ý kiến của Dione - bạn mình: "... không thể dùng biện pháp quân sự đơn thuần, phải hết sức thông minh nhẹ nhàng và có lương tâm. Một đất nước đã bị vắt kiệt bởi những con đỉa Nhật Bản, phải mang đến cho họ một bầu không khí trong lành".
Thực tế Le Clerc cũng không có thực lực trong tay để thực hiện nhiệm vụ mà De Gaulle áp đặt. Ngay bản thân ông ta cũng không giữ được an toàn. Ngày 25/10 Le Clerc cùng Massu trên chiếc xe Jeep do đại uý Peschand lái trên đường đi Mỹ Tho đã bị liên thanh và súng cối của quân du kích tấn công, Mirabeau sĩ quan cận vệ Le Clerc bị tử thương, Péchand đã than vãn: "ở Tchat (Châu Phi) thì không có gì sờ tới, lại chết ở Đông Dương, thật tội nghiệp chàng trai!”.
Cho đến tháng 10/1945, hai tiểu đoàn bộ binh, một đơn vị com măng đô, một trung đoàn xe bọc thép Pháp được tăng viện đến Sài Gòn. Sang tháng 11, có thêm binh đoàn cơ động thuộc sư đoàn thiết giáp số 2 và trung đoàn bộ binh thuộc địa Maroc, Le Clerc mới cho quân nống ra các vùng ngoại vi, đánh phá các căn cứ của ta. Trong nội thành chúng tập hợp bọn Việt gian phản quốc cùng những đội biệt kích do tên đại tá Ghislain tổ chức và chỉ huy ra sức lùng sục, tiêu diệt các cơ sở cách mạng.
Do sự can thiệp của chính phủ Pháp, trung đoàn thuộc địa số 5 (5ẹr REI) chạy trốn quân Nhật sau 9/3 được đưa từ Tàu qua Lào về củng cố tại Sài Gòn đội lốt quân Anh với những trang bị ghi 2 chữ LEND LEASE (đồ cho mượn của chính phủ Mỹ) đã cùng hai trung đoàn lê dương thứ 2 vừa cập bến Sài Gòn tháng 2/1946 được Le Clerc cấp tốc điều động ra đánh chiếm Nam Trung Bộ. Còn ở phía Nam thì phải thực hiện chiến thuật "Vết dầu loang” bình định đến đâu thì dần thiết lập trật tự an ninh tới các vùng phụ cận.
Bọn 5er REI trước đây hèn nhát đầu hàng quân Nhật bao nhiêu thì giờ hung hãn tàn sát đồng bào ta bấy nhiêu.
Tuy nhiên các đơn vị Nam tiến1 (Chi đội Nam Long, chi đội Vi Dân, chi đội Bắc Bắc) gồm hàng ngàn thanh niên tình nguyện cùng các trung đoàn 79 (ở Đắc Lắc), Trung đoàn 80 (Khánh Hòa ), Trung đoàn 81 (Ninh Thuận), Trung đoàn 82 (Bình Thuận) được thành lập, mặc dù còn rất non trẻ, đã cùng quân dân miền Nam buộc Le Clerc phải chững lại.
Le Clerc đã gợi ý cho Paris về khả năng đưa ra một hình thức cai trị Đông Dương thời kỳ sau chiến tranh (ông ta dùng từ tiếng Pháp là tự trị) nhưng De Gaulle vẫn kiên quyết phản đối: "Nếu tôi nghe theo điều tầm bậy đó thì chẳng mấy chốc Pháp không còn là một đế chế nữa. Xin đọc lại tuyên bố của tôi ngày 24/3/1945 và tuân theo văn bản đó một cách triệt để".
De Gaulle đã nghiêm khắc trách phạt D'Argenlieu vì đã không khôi phục được trật tự trước khi đàm phán. Tháng 1/1946 De Gaulle từ chức. D'Argenlieu trở về Paris tham khảo ý kiến chính phủ. Trước khi đi ông ta dặn Le Clerc không được dùng từ độc lập trong các cuộc đàm phán, Le Clerc đã điện sang Paris gợi ý: "Nếu Pháp dùng từ độc lập thì vấn đề gần như được giải quyết xong. Có thể từ độc lập trên cơ sở hạn chế trong khuôn khổ liên hiệp Pháp". Nhưng D'Argenlieu-một kẻ kiêu ngạo và bảo thủ được mang chính hiệu "cái đầu thông minh nhất thế kỷ thứ 12" đã bác bỏ ý kiến đó.
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #14 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 01:22:57 am »

Ở Bắc vĩ tuyến 16, trong khi chính phủ Pháp tìm mọi cách ve vãn Tàu Tưởng, tranh thủ Anh, Mỹ gây áp lực để Pháp vào thế chân, ngày 29/10/1945, Le Clerc ra quyết định cử Salan, thiếu tướng tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp ở Bắc Kỳ (không có quân) làm đại diện Tổng tư lệnh quân viễn chinh Pháp bên cạnh tướng Lư Hán - tư lệnh quân Tàu Tưởng ở miền Bắc Đông Dương với nhiệm vụ thu thập bọn tàn quân đang đồn trú dọc tuyến đường xe lửa Vân Nam - Lào Cai biến nó thành đội quân xung kích thọc một mũi từ phía bắc xuống khi đại quân của hắn đổ vào miền Bắc.
Salan đã thu gom được trên 5.000 quân gồm 5e REI, 9e RIC, 4 tiểu đoàn bộ binh, một tiểu đoàn Rhadê, một tiểu đoàn của 4e RTT, một số đơn vị lính khố xanh, đơn vị vận tải. Ngày 13/11 từ Tàu về Sài Gòn báo cáo với Le Clerc, Le Clerc tỏ ra rất vui, hỏi Salan cần gì. Salan trả lời họ thiếu vũ khí, quân trang và tiền. Le Clerc đáp: "Được, tôi sẽ cho anh tất cả, Lư Hán không cho bọn này trở về Việt Nam sợ trở thành sức cản đối với âm mưu chiếm đóng lâu dài miền Bắc Việt Nam. Cuối cùng ngày 24/1/1946, Tưởng điện chấp thuận cho lực lượng trên được chuyển sang Lào.
Trong số 17.611 người Pháp có mặt rải rác ở Hải Phòng, Nam Định, Hòn Gai, Thanh Hóa, Vinh, Huế và Hà Nội, Salan đã phân loại các sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc từng đơn vị, từng binh chủng, tổ chức lại. Riêng ở Hà Nội có 502 sĩ quan, 1.468 hạ sĩ quan, 4.411 binh sĩ, Salan đã hình thành một tiểu đoàn của 9e RIC, một tiểu đoàn của 9e RIC, một tiểu đoàn của 5e REI, trung đoàn 4 bộ binh thuộc địa, một đại đội vận tải. Đây sẽ là lực lượng nằm vùng chống phá ta từ bên trong khi bên ngoài tấn công vào. Le Clerc bàn với Salan sẽ thực hiện cuộc đổ bộ từ đường biển với qui mô lớn do đích thân Le Clerc tổ chức, chỉ huy. Salan sẽ phối hợp với đội biệt kích của Ponchardier và Conner đưa một lực lượng nhảy dù vào thành Hà Nội. Salan cho đây là một hành động rất nguy hiểm, rất khó khăn. Quân đội Việt Nam không phải là con số 0. Họ đã có đến 6 vạn với 35.000 súng cá nhân 1.350 liên thanh, 200 súng cối 54 đại bác các cỡ từ 37 đến 75 ly và có cả chiến xa. Quân nhảy dù có thể bị tiêu diệt hoặc bị bắt sống như toán của Castenla khi nhảy dù xuống Hiền Sỹ cách Huế 25 km.
Cuộc đàm phán Pháp - Trung về việc Pháp thay thế quân Tưởng tại bắc vĩ tuyến 16 diễn ra không suôn sẻ. Ngay trong hội nghị Teheran khi bàn về số phận Đông Dương sau kết thúc Chiến tranh thế giới Tưởng đã tỏ thái độ không đồng tình việc Pháp trở lại với thuộc địa cũ. Hắn đã tính riêng với Roosevelt là hai bên Trung - Mỹ sẽ bàn bạc giành cho Việt Nam một qui chế ủy trị vào khoảng từ 20 đến 30 năm thực chất là chuyển Việt Nam vào vòng tay của hắn. Chính vì muốn dựng lên một chính phủ tay sai hắn đã đưa tới 16 vạn quân vào Việt Nam chỉ để tước khí giới 3 vạn quân Nhật đã đầu hàng.
Tham vọng của Tưởng như vậy song cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Hoa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đang đe dọa sự sống còn của chế độ Tưởng Giới Thạnh. Pháp nhân nhượng tới mức trả lại Tưởng các tô giới của Pháp trên đất Tàu, nhượng cho Tưởng đường hỏa xa Hà Nội - Vân Nam, hàng hoá của Tàu Tưởng được miễn thuế khi quá cảnh Hải Phòng kèm theo sự hối thúc của Anh, Mỹ, Tưởng đã chấp nhận ký hiệp định Trùng Khánh ngày 28/2/1946, chịu rút quân khỏi Việt Nam tháng 3/1946.
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #15 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 01:23:32 am »

Không thể qua mặt một nhà nước có chủ quyền tồn tại trên thực tế, Pháp đã cử Sainteny, nhân danh ủy viên Cộng hòa Pháp thương lượng với chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa về thỏa thuận trên.
Nhằm nhanh chóng đẩy ngót hai chục vạn quân Tưởng về nước, tránh tình trạng phải đối phó cùng một lúc với nhiều kẻ thù, đồng thời tranh thủ được thời gian chấn chỉnh đội ngũ, bổ sung cán bộ, bồi dưỡng và củng cố phong trào, chuẩn bị đầy đủ nhằm cơ hội tốt tiến lên giai đoạn cách mạng mới, ta chấp nhận tạm thời hòa hoãn với Pháp, ký hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 với ba nội dung chủ yếu:
- Nước Pháp công nhận Việt Nam là quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính của mình ở trong liên bang Đông Dương và khối liên hiệp Pháp.
- Việt Nam thỏa thuận cho quân đội Pháp vào thay quân đội Trung Hoa dân quốc trong thời hạn không quá 5 năm.
- Hai bên đình chỉ chiến sự để mở đàm phán chính thức. Trong khi chờ đàm phán thì quân đội hai bên đóng ở đâu vẫn giữ nguyên tại đó.
Hiệp định sơ bộ 6/3 được cụ thể hóa tại hiệp định quân sự ký ngày 3/4/1946 trong đó qui định lực lượng thay thế quân đội Tưởng gồm 15.000 quân Pháp và 1 vạn quân Việt Nam. Quân Pháp được triển khai tại Hà Nội là 5.000, Hải Phòng 1.750, Hòn Gai 1.925, Nam Định 825, Huế 825, Đà Nẵng 225, Hải Dương 650, Điện Biên 825, các vùng biên giới Móng Cái, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai châu 2.775. Bộ trưởng ngoại giao Mỹ Giêmxơbơn nói với ngoại giao Pháp: "Hiệp định 6/3 hoàn tất việc Pháp trở lại Đông Dương".
Chưa đợi đến lúc hiệp định được ký kết1 (Paris chỉ thị "hiệp định ký xong thì tàu có thể nhổ neo"), 7 giờ sáng ngày 2/3 Le Clerc đã cùng hạm đội rời Sài Gòn đi Hải Phòng. Ngày 5/3 hạm đội Le Clerc vào vịnh Bắc Bộ. Trung Quốc không thoả thuận để Pháp vào Hải Phòng trừ khi tiếp tục nhượng bộ. Vì an toàn cho quân đội, Le Clerc yêu cầu Sainteny làm tất cả để đạt được một hiệp định trong thời gian sớm nhất "thậm chí phải chấp nhận cả những điều khoản trong hiệp định cho dù sau này có thể bỏ”.
Sáng ngày 6/3 hạm đội Pháp cập cảng Hải Phòng. 8 giờ 30 chiếc tàu đổ bộ đầu tiên tiến vào cửa Cấm. Quân Tưởng ở hai bên bờ nổ súng. Sau 15 phút trì hoãn Pháp phản ứng lại. Chiến sự kéo dài đến 11 giờ trưa. Một số tàu Pháp hư hỏng nhẹ. Một kho quân nhu Tưởng bị cháy. Sau khi Tàu Tưởng rút khỏi Đông Dương ngày 18/3, 1.200 lính Pháp, trên 200 xe quân sự phần nhiều là của Mỹ do một đoàn xe thiết giáp đi đầu đã vượt cầu Long Biên tiến vào Hà Nội1 (Gồm 9e DIC và 2e DB đến Long biên lúc 12 giờ). Người Pháp vui mừng nhưng Le Clerc lại không tự tin vì với một sư đoàn không đủ để bình định. Theo ông ta "Đây không phải là một cuộc chiến tranh chống một quân đội mà là cuộc chiến tranh chống cả một dân tộc". Nhưng không vì thế mà kém vui Le Clerc nói với Sa lan: "tôi tìm lại được cảm giác khi binh đoàn thiết giáp số 2 tiến vào Paris", cùng với Jean Sainteny và Valluy, ông ta bước lên ban công toà nhà của đại diện cộng hoà Pháp đưa hai tay lên thành hình chữ V (chiến thắng) và hô lên: "Hà Nội, chặng cuối cùng của tự do!” (Le Clerc từng công khai bộc lộ: nhiệm vụ khó khăn nhất, phức tạp nhất là đưa quân Pháp ra miền Bắc Việt Nam đấu 1946").
Chiều ngày hôm đó Le Clerc, Sainteny và Pinhong tới Bắc Bộ Phủ gặp Hồ Chủ Tịch và các thành viên chính phủ, buổi tối họ dự bữa tiệc do Hồ Chủ Tịch chiêu đãi. Hai bên chúc mừng quan hệ Việt - Pháp nhưng không khí trong phủ cũng căng thẳng như ngoài đường phố. Sự có mặt của quân Pháp Chè chén say sưa gợi lại trong ký ức người Việt Nam những cay đắng trước đây. Thiếu tá Mỹ Waiter nhớ lại: "không khí bữa tiệc lạnh lẽo. Những vị khách Pháp hầu như không có gì để nói, còn những vị khách Trung Quốc do Lư Hán dẫn đầu thì say mèm.
Ngày 22/3 có một cuộc diễu binh chung. Trong đám đông họ chỉ hoan hô đoàn quân của họ, sáng hôm sau Le Clerc rời Hà Nội, trao quyền chỉ huy cho Valluy. Vừa nắm quyền, Valluy đã cho quân chiếm đóng trái phép một số địa điểm ngoài qui định của hiệp nghị. Phẫn nộ dâng cao dẫn đến cuộc tổng đình công, Pháp phải rút quân về vị trí cũ.
D'Argenlieu ngỏ ý muốn có một cuộc họp chính thức với Hồ Chủ Tịch để bàn về cuộc đàm phán chính thức nhằm phê duyệt hiệp định sơ bộ. Hồ Chủ Tịch đồng ý. Sáng 24/3 chiếc thuỷ phi cơ Catalina đã chở Hồ Chủ Tịch lên chiếc tàu chiến có tên là Emin Boctin đậu trên vịnh Hạ Long. D'Argenlieu và các quan chức Pháp đã chào mừng và mời Hồ Chủ Tịch duyệt đội tàu Pháp chậm rãi chạy qua tàu chỉ huy của đô đốc D'Argenlieu. Hồ Chủ Tịch muốn cuộc đàm phán càng sớm càng tốt. D'Argenlieu đã đề nghị nên có một cuộc họp trù bị tại Đà Lạt và cuộc đàm phán chính thức cũng tổ chức tại đó.
Hồ Chủ Tịch yêu cầu cuộc đàm phán chính thức được tổ chức ở Pháp. D'Argenlieu tỏ ý khó chịu vì vượt khỏi tầm kiểm soát của ông ta và với vai trò nguyên thủ quốc gia Hồ Chủ Tịch dễ gây ảnh hưởng đối với dư luận Pháp vốn dễ dao động, thất thường sau chiến tranh. Cả Le Clerc và Sainteny đồng ý với Hồ Chủ Tịch. Cuối cùng D'Argenheu đã thua cuộc.
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #16 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 01:23:59 am »

Trước sau D'Argenlieu luôn chủ trương dùng sức mạnh quân sự chiếm lại Đông Dương, không thừa nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, tách Đông Dương thành 5 xứ, lập ra chính phủ Nam kỳ tự trị nhằm duy trì chế độ thực dân kiểu cũ của Pháp ông ta phản đối mọi cuộc thương lượng. Ngay khi đến Hà Nội để bàn về cuộc đàm phán hoà bình ông ta không từ bỏ mục tiêu hối thúc quốc hội Pháp phê chuẩn nước cộng hoà Nam kỳ tự trị - con đẻ của ông ta.
D'Argenlieu rất bất bình khi thấy Le Clerc có những cuộc tiếp xúc với Hồ Chủ Tịch và đặt trước ông ta vấn đề thương lượng. Ông ta nói "tôi không muốn thấy một Muynich Đông Dương" ám chỉ việc tiếp xúc của Le Clerc giống như sự nhượng bộ của Daladier, Chamberlain đối với Hitle và Mussolini, một sự hoà hoãn không can thiệp để Đức tấn công Tiệp Khắc năm 1939.
Le Clerc cũng tỏ thái độ bất bình không kém. Ông ta nói với Salan: "ở đây chỉ có một mình tôi là chịu trách nhiệm". Khi Salan trình bày với ông ta những chỉ thị của D'Argenlieu về cuộc họp trù bị hai bên Việt - pháp tại Đà lạt, Le Clerc nhún vai phát biểu: "đấy là những thời gian vô ích".
Ngày 5/4 Le Clerc qua Salan gửi một bức thư tay viết ngày 27/3 đề nghị chính phủ Pháp cho ông thôi giữ chức Tổng tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương.
Bình luận về sự kiện này, trong cuốn "Giáp" do nhà xuất bản Perien Paris xuất bản bằng tiếng Pháp, Macdonald Peter viết: "Le Clerc là con người ngạo mạn, nhìn đối tác với thái độ kẻ cả, chỉ muốn mọi người phải nghe theo. Giáp đã được Sainteny hướng dẫn vào Sài Gòn gặp Le Clerc nhưng cuộc thương lượng không thành vì thái độ ngạo mạn của Le Clerc. Đó là sự sai lầm thô bạo về cách phán đoán và đưa lại hậu quả nặng nề. Le Clerc không thể ở lại Đông Dương lâu"1 (Perien, Paris- 1992. Bản dịch tiếng Pháp do Jean Cletin và Frank Slrachitz thực hiện từ thông Anh). Theo các nhân chứng lịch sử thì không hề có một cuộc gặp riêng nào của ông Võ Nguyên Giáp với Le Clerc tại Sài Gòn. Căn cứ vào tư liệu của Wilham J. Duiker thì ông Võ Nguyên Giáp và Le Clerc chỉ gặp nhau tại Hải Phòng để triển khai về mặt quân sự của Hiệp định sơ bộ 6/3/1946.
Ngày 31/5/1946 Hồ Chủ Tịch đi Pháp với tư cách là thượng khách nước Pháp. Trong khi đó ở Pháp xảy ra khủng hoảng chính phủ. Không có chính phủ nào của Pháp đứng ra đón chính thức đoàn. Ngày 22/6 chính phủ Bidaul được thành lập Hồ Chủ Tịch mới tới Paris. Trong bữa tiệc Sainteny tổ chức tạ nhà riêng chiêu đãi Hồ Chủ Tịch vắng mặt Le Cler. Người ta thắc mắc không hiểu sao khi ở Dông dương Le Clere đã có quan hệ tốt với Hồ Chủ Tịch mà nay vắng mặt. Sainteny đoán rằng ông ta bị giới quân si Pháp chỉ trích nhiều về những hành động ở Đông Dương nên không muốn xuất hiện.
Ngày 15/11/1946, D'Argenheu về Pháp xin tăng cường lực lượng để ngăn chặn Việt Minh. Bidaul hứa có thể tăng cường lực lượng được nhưng cảnh báo không thể bảo vệ đông Dương chỉ bằng vũ lực, ông ta nói phải đợi chính phủ mới thành lập mới có ích thị thêm. Blum lên cầm quyền tiếp tục sử dụng D'Argenheu làm cao ủy nhưng không quyết định cụ thể vấn đề tăng viện và hành động quân sự chống Việt Nam.
Valluy người đồng loã với quyết tâm của D’Argenlieu, quyết định cần phải khiêu khích Hà Nội nhằm tạo ra một sự đổ vỡ để bắt đầu chiến sự và đưa Pháp vào việc đã rồi.
Ngày 16/12 ông ta lệnh cho tướng Morliere người chỉ huy quân đội Pháp ở Miền Bắc phá huỷ các chướng ngại vật trên đường phố. Liên tiếp phía Pháp gửi 3 tối hậu thư yêu cầu chính phủ Việt Nam chấm dứt mọi hành động chuẩn bị chiến tranh, giải tán mọi lực lượng dân quân và bàn giao vấn đề an ninh thủ đô cho Pháp. Đêm 19/12/1946 cuộc Kháng chiến toàn quốc đã nổ ra.
Cuối tháng 12 năm 1946 Mutet Bộ trưởng Hải ngoại của Pháp sang Đông Dương xem xét tình hình theo đề nghị của Blum. Le Clerc đi cùng Mutet chia sẻ quan điểm với Mutet là phải có phản ứng quân sự mạnh mẽ đối với Việt Minh trước khi đàm phán. Tuy nhiên Le Clerc tin rằng giải pháp đàm phán là giải pháp cuối cùng và việc Mutet từ chối gặp Hồ Chí Minh làm ông phiền lòng.
Ngày 9/1 rời Đông Dương về Pháp báo cáo tình hình, ông nhận xét: "có quá nhiều người ở đây tin rằng chiếc cầu nối giữa Pháp và Việt Nam có thể được xây dựng trên đống xác”. Trong báo cáo riêng với chính phủ ông viết: "truớc mắt có thể chưa thực hiện được một giải pháp phức tạp, nhưng không thể có giải pháp nào khác ngoài giải pháp chính trị”. Ông kết luận: "Pháp không thể sử dụng vũ lực hòng khuất phục một dân tộc 24 triệu dân luôn có ý thức thạnh mẽ về bản sắc dân tộc". Tuy nhiên giải pháp cuối cùng theo Le Clerc vẫn phải trên cơ sở thế mạnh của quân đội Pháp trên chiến trường."
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #17 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 01:24:25 am »

Thấy quan điểm của Le Clerc giống mình, Blum đã đề nghị Le Clerc thay thế D'Argenlieu là người có quan điểm cứng rắn và làm cho tình hình trở nên bế tắc De Gaulle đã khuyên Le Clerc không nên nhận. Trước khi Le Clerc quyết định thì Ramadier người cùng đảng Xã hội lên thay Blum. Ramadier chủ trương dùng vũ lực thiết lập trật tự ở Đông Dương, thống nhất 3 kỳ thành quốc gia trong liên hiệp Pháp, chọn Emile Bolaerc - chính trị gia theo quan điểm tự do, có nhiệt tình và khả năng nhưng chưa có tiếng tăm thay D'Argenheu. Trước khi rời Pari, Bolaerc đã được lời khuyên của Le Clerc "Phải đàm phán bằng mọi giá".
Ít ngày sau Le Clerc được cử sang Bắc Phi, làm Tổng thanh tra quân đội Pháp, ông ta mất trong một tai nạn máy bay. Năm 1952 chính phủ Pháp truy tặng hàm Thống chế.
Ông ta may mắn hơn Tassigny không bị những cơn "đau đến vỡ tim" khi phải chứng kiến cái chết của đứa con trai trong cuộc chiến tranh bẩn thỉu. Trung uý Herri Le Clerc - con ông, chết sau ông 5 năm. Giá như giới cầm quyền Pháp thời đó thức thời chấp nhận quan điểm của Le Clerc thương lượng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam thì chắc chắn 50 vạn thanh niên Pháp và con ông không phải bỏ mạng trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Nhận thức của Le Clerc về bản chất và quy luật của chiến tranh còn có những hạn chế, chưa theo kịp sự vận động, phát triển của thực tiễn, chưa đạt tới chân lý và chưa đáp ứng xu thế của thời đại. Nhưng Le Clerc là một viên tướng độc nhất trong các tướng lĩnh pháp có những suy nghĩ và cách nhìn sáng suốt biết rõ dùng vũ lực tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược để áp đặt chủ nghĩa thực dân ở Việt Nam sẽ chuốc lấy sự thất bại. Nửa thế kỷ sau, thân nhân của trung uý Henri Le Clerc de Haute cloque đã nhờ những cựu chiến binh Việt Nam tìm kiếm giúp mộ phần của Henri Le Clerc. Căn cứ vào nhật ký chiến đấu và bài viết của tướng Massu cựu chiến binh sư đoàn thiết giáp số 2 ấn hành gửi kèm thì trung uý Le Clerc bị thương vào chân trong trận càn ở thôn Trung thuộc tiểu khu Yên Cư Hạ tại Yên Khánh, Ninh Bình ngày 4/1/1952. Được đồng đội là trung uý Đại cõng tới một nghĩa địa thì bị hoả lực đối phương bắn chặn lại. Biết là khó thoát cả hai, Henri Le Clerc đã giao bản đồ, mật mã cho Đại, yêu cầu Đại vượt nhanh khỏi vòng vây. Trận đánh kết thúc, phía Pháp trở lại trận địa nhưng tìm không thấy Henri Le Clerc.
Xuất phát từ mối quan hệ hữu nghị giữa hai dân tộc Việt - Pháp và truyền thống nhân đạo, những người cựu chiến binh Việt Nam đã lần tìm về quá khứ, biết trận đánh là do trung đoàn 48 sư đoàn 320 thực hiện, nhưng những báo cáo tổng kết còn được lưu trữ chỉ ghi là tiểu đoàn đã diệt 100 địch trong đó có 1 quan ba, 1 quan hai, làm bị thương 30 tên, nhưng không có tên cụ thể một sĩ quan, một binh sĩ nào của Pháp có nghĩa là không có tên Henri Le Clerc. Trong trận cũng không bắt được một tên tù binh nào và như vậy là Henri Le Clerc không bị bắt làm tù binh.
Tuy nhiên trong cuốn Chiến tranh Đông Dương do Bernard Fall viết có nói là trung uý Le Clerc con trai Thống chế Le Clerc chết trong trại tù. Như vậy rất có thể Bernard Fall có một nguồn thông tin nào đó.
Trải qua ba mươi năm chiến tranh, gần 30 vạn cán bộ chiến sĩ của chúng ta đã hy sinh chưa tìm được phần mộ hoặc không biết được tên người nằm dưới mộ, đây là một nỗi đau của dân tộc ta. Chúng ta thông cảm với nỗi đau của gia đình Le Clerc và mong họ sớm tìm được tin tức về cái chết của con em mình. Bao giờ chúng ta cũng coi nhân dân Pháp là bạn.

« Sửa lần cuối: 01 Tháng Giêng, 2009, 01:36:18 am gửi bởi TimeBreak » Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #18 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 01:25:00 am »

VALLUY JEAN ETIENNE


- Viên tướng lộng quyền, hung hăng, hiếu chiên, khiêu khích, gây hấn.
- Âm mưu đánh nhanh thắng nhanh phá sản.
- Mất chức Tổng tư lệnh quân đội viễn chinh
Trong quá trình tổ chức Quân đoàn viễn chinh tái chiếm Đông Dương (C.E.F.E.O - Corps Expedionnaire Francais d'extrême Onent), tháng 6/1945, Le Clerc đã dựa vào lực lượng viễn chinh Pháp ở Viễn Đông do Blaizot Roger - nguyên thiếu tá tham mưu trưởng quân đội thuộc địa của Pháp ở Bắc Đông Dương chiêu mộ và thành lập theo ý đồ của De Gaulle, đặt dưới quyền Bộ tư lệnh Đông Nam Á của Anh, hoạt động cùng quân Anh trên chiến trường châu Á (1944)1 (F.E.F.E.O: Force Expedionnaire Francaise d'extrême Orient lúc này Blaizol được giao tư lệnh quân đội thuộc địa Pháp ở Đông Dương. Năm 1948 Valluy bị triệu hồi, Salăng lên nắm quyền TTL nhưng bị chê là non nớt thiếu kinh nghiệm, Pháp đã đưa Blaizol lên làm Tổng tư lệnh quân đội viễn chinh).
Nhằm tăng cường sức mạnh chiến đấu của quân đoàn, Le Clerc đã đề nghị ủy ban quốc phòng đưa vào biên chế của quân đoàn một phần sư đoàn thiết giáp số 2, đơn vị cũ của ông ta - nay do Massu chỉ huy, và sư đoàn số 9 bộ binh thuộc địa (9eDIC) đang chiếm đóng Đức do Valluy chỉ huy.
Trong số các tỳ tướng thân cận như Massu - tư lệnh sư đoàn thiết giáp, Nyo - tư lệnh sư đoàn 3 bộ binh, Valluy - tư lệnh sư đoàn bộ binh thuộc địa số 9, Le Clerc luôn dành cho Valluy sự ưu ái, giữ vị trí tiền phong và là người thay thế số một.
Khi đổ bộ vào Nam Việt Nam, Valluy vừa là tư lệnh sư đoàn vừa kiêm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Nam Đông Dương. Khi đổ bộ vào Hải Phòng, Le Clerc chuyển Salan về phía Nam (tuy vẫn giữ vai trò là sĩ quan liên lạc với quân đội Tàu Tưởng và bộ Tổng chỉ huy quân đội quốc gia Việt Nam) giao quyền tư lệnh miền Bắc Đông Dương cho Valluy. Ngày 8/5/1946, Sainteny- uỷ viên Cộng hoà Pháp về nước, Valluy đảm nhiệm cả chức ủy viên Cộng hòa thay Sainteny. Lúc Le Clerc từ chức cũng bàn giao luôn quyền Tổng tư lệnh quân đội viễn chinh cho Valluy và trên cơ sở đó. Valluy được bổ nhiệm chức Tổng tư lệnh vào tháng 4/1946.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Giêng, 2009, 01:39:30 am gửi bởi TimeBreak » Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #19 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 01:25:34 am »

Ông ta được trọng vọng vì so với lớp Le Clerc, Salan, ông có tuổi đời lớn hơn. Salan sinh năm 1900, Le Clerc sinh năm 1902, Valluy sinh từ năm 1899. Salan vẫn gọi ông là "mon vieux camarade (ông bạn già)"' Valluy tốt nghiệp trường võ bị Saint Cyr khoá La Fayette năm 1917-1918. Năm 1937 đã phụ trách công tác tình báo của bộ thuộc địa tại vùng một ở Thượng Hải chuyên theo dõi đánh cắp tin tức ở khu vực Á của Nga, bắc Thái Bình Dương và các nước Nhật, Trung Hoa. Ngày 7/11/1940 người ta thấy ông ta đeo lon đại tá, sau đó thăng thiếu tướng tham mưu trưởng tập đoàn quân. Những ngày chiến đấu ở châu Phi ông ta là tham mưu trưởng quân đoàn B của tướng De Lattre De Tassigny. Ông đã trực tiếp chỉ huy đơn vị tác chiến trên chiến trường châu Âu và cùng Quân Đồng minh đánh đuổi phát xít Đức sang tận sào huyệt tại nước Đức.
Cuộc đời binh lửa đã hình thành ở ông ta "đức" hiếu chiến đến cực đoan, luôn coi hành động quân sự là biện pháp hàng đầu và duy nhất, luôn tìm cách khiêu khích gây hấn, tạo cớ thổi bùng ngọn lửa chiến tranh ở Việt Nam. Có chăng một lần duy nhất ông ta khuyên Sainteny không nên vội vàng chuyển trụ sở ủy viên cộng hoà từ ngân hàng Đông Dương về phủ Toàn quyền ngay khi quân Lư Hán rút khỏi Đông Dương (Chắc hẳn là vừa "chân ướt chân ráo” đưa quân lên Hà Nội, ông ta chưa kịp "bài binh bố trận sẵn sàng cho cuộc chiến).
Chiến tích ở Việt Nam gắn với tên Valluy là vụ khiêu khích, gây hấn ở Hải Phòng ngày 20 tháng 11 năm 1946. Sự kiện được nhen nhóm tử đầu tháng 3/1946 khi cuộc đàm phán giữa chính phủ ta và chính phủ Pháp về việc đưa quân đội Pháp vào thay thế quân đội Tưởng từ vĩ tuyến 16 trở ra đang được tiến hành. Paris đã chỉ thị cho quân đội Pháp ở Nam bộ: "Hiệp định giữa hai bên Việt - Pháp được ký xong thì có thể nhổ neo tiến ra Bắc”. Nhưng cuộc đàm phán đang ở hồi gay cấn chưa thỏa thuận được với nhau về các điều khoản thì 7 giờ sáng 2/3 Valluy đã dẫn hạm đội gồm tàu chiến và tàu vận tải chở quân ra phía Bác.
18 giờ 30 ngày 5/3, Salan gửi điện cho Lư Hán thông báo "tàu của Pháp tới Hải Phòng, không đổ bộ, đừng bắn”. 8 giờ 30 sáng ngày 6/3 Valluy cho tàu tiến vào Cửa Cấm. Quân Tưởng ở hai bên bờ sông nổ súng. Sau ít phút lưỡng lự Valluy ra lệnh bắn trả. Cuộc đọ súng kéo dài tới 10 giờ. Được cấp báo của Legendre từ Hải Phòng, Salan vội can thiệp với bộ chỉ huy Tàu Tưởng, tiếng súng mới ngừng1 (Tạp chí Lịch sử Quân sự số tháng 2/2002, Nguyễn Hùng Phong cho rằng chính quân Nhật bắn vào tàu Pháp. Thật ra quân Nhật đã bị giải giáp và tập trung vào một số địa điểm trước khi hiệp đinh Pháp - Trung được ký kết ở Trùng Khánh ngày 20/2/1946. Trung Hoa chấp nhận rút hết quân ở miền Bắc tháng 3. Từ tháng 3/1946 quân Nhật ở Bắc Đông Dương đã xuống tàu về nước. Nếu có quân Nhật tham gia thì chi là bọn bị đưa làm bia đỡ đạn cho Tưởng chứ không thể là đơn vị bố phòng ở cảng Hải Phòng).
Một số tàu Pháp bị hư hỏng. Trên 70 quân sĩ bị chết và bị thương trong đó có cả Valluy. Số bị chết được đưa ra chôn tại một cái hang trên một đảo nhỏ ở Vịnh Hạ Long. Tưởng bị cháy một kho đạn ở Sáu Kho.
Theo hiệp định phụ số 1 kèm theo hiệp định 6/3/1946 ký giữa Bộ Tổng tư lệnh quân đội Việt Nam và pháp ngày 3/4/1946, thì Pháp được đóng tại Hải Phòng 1.750 quân. Nhưng sau khi đến Hải Phòng, lợi dụng đường biển, Pháp đã tăng quân không hạn chế lên Đồ Sơn, Cát Bà. Thuế quan là nguồn thu lớn nhất của chính quyền thuộc địa trước đây nên trong các cuộc đàm phán, Pháp đã nhiều lần đề cập đến vấn đề này đòi quản lý thuế quan qua cảng. Ta kiên quyết gạt khỏi chương trình nghị sự bởi đây là vấn đề nhạy cảm thuộc chủ quyền đất nước. Trong tạm ước cũng bảo lưu: vấn đề này sẽ bàn sau.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM