Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:17:00 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những viên tướng ngã ngựa  (Đọc 55546 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 01:12:58 am »

Tên sách: Những viên tướng ngã ngựa

Tác giả: Nguyễn Phương Nam

Nhà xuất bản: Lao động
Năm xuất bản: 2004

Số hoá: ptlinh, nhinrathegioi



CÁC BẠN THÂN MẾN

Chúng ta đang hướng tới ngày kỷ niệm 60 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, 50 năm kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và 50 năm giải phóng Thủ Đô.
Để các bạn có thêm chút tư liệu tìm hiểu sâu về những sự kiện lịch sử trọng đại này, tôi xin gửi tới các bạn đôi nét về những viên tướng của phía bên kia đã một thời dính líu vào cuộc chiến xâm lược nước ta với vai trò là Tổng tư lệnh quân đội viễn chinh hoặc với trọng trách là Tư lệnh chiến trường mà tôi đã thu lượm được qua sách báo xuất bản trong và ngoài nước.
Họ hầu hết là những “con ông cháu cha” được đào tạo có bài bản, kinh qua các chiến trường chấu Âu, châu Á, châu Phi trong Chiến tranh thế giới thứ hai với phương thức tác chiến hiện đại. Họ đã từng được một lớp người nào đó suy tôn là anh hùng, là vĩ nhân, là sĩ quan chỉ huy giỏi nhất thậm chí tôn họ là “vua”, là “cứu tinh” của một dân tộc.
Nhưng một thực tế hiển nhiên: tất cả đều ngã ngựa trên đấu trường Việt Nam.
Sao vậy?
Tìm ra nguyên nhân đích thực, đánh giá đúng cái mạnh cái yếu về quan điểm, năng lực, sở trường, trình độ tổ chức chỉ huy của họ liên quan đến những vấn đề về bản chất và quy luật của cuộc chiến tranh, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, tương quan lực lượng của hai phía, những vấn đề về chỉ đạo chiến lược, chiến thuật với những mâu thuẫn tất yếu nẩy sinh không thể giản đơn cảm tính. Phần này xin dành cho các bạn.
Tôi không phải là nhà nghiên cứu lịch sử, không phải là nhà quân sự mang tầm cỡ, cũng không phải là nhà văn, lại không thông thạo tiếng mẹ đẻ của nhân vật, chỉ có một may mắn duy nhất là đã sống cùng thời với họ, được chứng kiến những biến cố của một qúa trình lịch sử mà trong đó có họ thủ vai, nên sự phản ánh về nội dung và chuyển tải những thông tin chắc chắn có những hạn chế, thậm chí những sai sót. Nhà xuất bản đưa tập sách này đến tay các bạn ít nhiều có sự chiếu cố đối với một người cầm bút tay trái.
Rất mong được sự đồng cảm và những bổ khuyết của các bạn. Xin chân thành tỏ lòng biết ơn các bạn chiến đấu đã cung cấp tư liệu và nhiệt tình cổ vũ tôi việt những trang này.


Nguyễn Phương Nam
Cán bộ lão thành cách mạng, huy hiệu 50 năm tuổi Đảng
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #1 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 01:13:38 am »

A. TERAUCHL COUNT SEIKI

- Một thời "nam chinh, bắc chiến", làm mưa làm gió ở Thái Bình Dương.
- Một đạo quân tinh nhuệ, sản phẩm của chủ nghĩa quân phiệt hạ súng, Tổng tư lệnh - Thống chế bá tước dâng gươm của tổ phụ đầu hàng. Tất cả "án binh bâí động" trước khí thế của quần chúng trong cách mạng Tháng Tám 1945.
- Chết cùng sự cáo chung của chế độ phát xít và thuyết Đại Đông Á.
Từ sau khi Minh Trị (Meiji) lên cầm quyền, nước Nhật đã bước vào thời kỳ phát triển mạnh mẽ. Sản xuất thép và dầu lửa đứng thứ ba thế giới nhưng nguồn khoáng sản lại không đáng kể, trữ lượng dầu mỏ ít, năng lượng thiếu, gần như phải nhập toàn bộ từ nước ngoài.
Nhật rất cần thị trường để đầu tư, đầu hóa, vơ vét nguyên liệu, bóc lột nhân công. Năm 1904 - 1905, Nhật tiến hành cuộc chiến tranh đế quốc qui mô lớn, đầu tiên trên thế giới là với Nga Sa hoàng (được Anh, Mỹ ủng hộ) nhàm giành quyền bá chủ ở Đông Bắc Trung Quốc (Mãn Châu và Triều Tiên) phân chia khu vực ảnh hưởng ở Viễn Đông.
Không tuyên chiến, ngày 9-1904, Nhật tập trung ưu thế binh hỏa lực (sinh lực gấp 3 lần, tàu chiến gấp 1,8 lần, pháo binh gấp 8, súng máy gấp 18 lần) bất ngờ tấn công hạm đội Nga ở cảng Lữ Thuận và ngoài khơi cảng Nhân Xuyên. Nga bị thua nặng nhiều trận, thiệt nhại 27 vạn quân, vài chục tàu chiến, buộc phải ký hoà ước Pooc Mao (9/1905) thừa nhận Triều Tiên thuộc phạm vi ảnh hưởng của Nhật, để cho Nhật chiếm bán đảo Liêu Đông, Lữ Thuận, nam đảo Sa kha lin và nhánh nam đường sắt Đông Bắc Trung Quốc.
Để chuẩn bị Chiến tranh thế giới thứ hai, năm 1937 Nhật xâm lược Trung Quốc, chiếm vùng Đông Bắc và một dải hẹp ven biển vào 1941.
Nhằm độc chiếm Đông Dương thuộc Pháp làm bàn đạp chia Đông Nam A và Thái Bình Dương, Nhật không ngừng gậy sức ép với Pháp về quân sự, chính trị, ngoại giao, buộc Pháp để Nhật thay chân ở Đông Dương. Sau khi ký hiệp ước Berlin (1940) cam kết liên minh quân sự chính trị với Đức - Ý để mở rộng Chiến tranh thế giới, mở rộng khu vực ảnh hưởng, tháng 6/1940 Nhật gửi tối hậu thư đòi Pháp đóng cửa biên giới Việt Trung, đặt các cửa khẩu Móng Cái, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang và cửa biển Hải Phòng dưới sự giám sát của phái viên Nhật.
Tiếp sau khi Pháp đầu hàng Đức 22/6/1940, Nhật tăng cường sức ép buộc Pháp ký hiệp ước 80/8/1940 thừa nhận đặc quyền của Nhật ở Đông Dương và thỏa thuận quân sự 22/9/1940 cho phép Nhật đóng quân, chuyển quân và sử dụng 3 sân bay quân sự ở Bắc Kỳ1 (Nội dung thỏa ước: Pháp nhường cho Nhật sử dụng ba sân bay: Gia Lâm, Lao Cay, Phủ Lạng Thương và cảng Hải Phòng. Nhật có quyền đồn trú 6000 quân Bắc sông Hồng, có thể đi qua Bắc Việt sang tham chiến ở Vân Nam nhưng không được quá 2.500 người và ở Quảng Đông có thể rút về nước qua Bắc Việt).
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Giêng, 2009, 01:33:55 am gửi bởi TimeBreak » Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #2 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 01:14:04 am »

Thoả ước ký chưa ráo mực, chiều 22 tháng 9, quân Nhật từ Quảng Tây vượt biên giới Việt Trung đánh chiếm Lạng Sơn (22 - 25/9), đổ bộ lên Đồ Sơn, ném bom đánh chiếm Hải Phòng (26/9) và lần lượt chiếm đóng Hà Nội, Phú Thọ, Bắc Ninh.
Trước thái độ khuất phục của chính phủ Petain, Nhật lấn thêm, đòi Pháp ký hiệp ước 23/7/1941 và hiệp ước 27/9/41 chấp nhận cho Nhật đóng quân trên toàn Đông Dương với số quân không hạn định và cam kết "tương trợ" nhau trong phòng thủ Đông Dương.
Chính quyền và quân đội Pháp tuy tồn tại ở Đông Dương nhưng thực chất đã trở thành công cụ phục vụ lợi ích của Nhật. Nhân dân Đông Dương chịu hai tầng áp bức. Một tên thực dân vơ vét bóc lột nhân dân Đông Dương đã cực khổ lầm than nay lại thêm một tên phát xít đang cần mọi thứ phục vụ cho cuộc chiến tranh được mở rộng khắp Đông Nam Á và Thái Bình Dương nên càng điêu đứng kiệt quệ. Đến năm 1945 đã có hai triệu dân chết đói. Thêm vào đó hàng ngàn dân vô tội còn bị chết, bị thương do bom của Mỹ ném xuống1 (Ngày 10/12/1943 Mỹ ném bom Hà Nội, dân ta chết 128, bị thương 191. Ngày 22/12/1943 Mỹ ném bom Hà Nội, dân ta chết 373, bị thương 541. Ngày 4/8/1944 Mỹ ném bom Hà Nội, dân ta chết 65 người, bị thương 148 người).
Ngày 7/12/1941, Nhật tập kích vào căn cứ chính hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ ở Trân châu cảng thuộc quần đảo Hawai, mở đầu chiến tranh Nhật - Mỹ trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Kế hoạch trận đánh do đô đốc Jamamoto hoạch định1 (Một tư lệnh lỗi lạc về chiến lược chiến thuật trên biển, nhìn xa phán đoán đúng, táo bạo linh hoạt, chết trong trận máy bay Mỹ tập kích ngày 18/4/1943 khi đi thị sát căn cứ Nhật trên đảo Salomon) và do phó đô đốc Nagumô Chuchi trực tiếp chỉ huy thực hiện.
Hải quân Mỹ đóng tại cảng có 93 hạm tàu gồm 8 thiết giáp, 8 tuần dương, 29 khu trục, 5 tàu ngầm, 9 tàu rải mìn, 10 tàu quét mìn, 394 máy bay, 42.959 quân. Cảng được bố phòng bằng các loại chướng ngại nước, có tổ chức cảnh giới chặt chẽ bằng hạm tàu ở phía Nam và có máy bay trinh sát thường xuyên trên vùng trời, vậy mà đoàn tàu sân bay của Nhật và các loại tàu chiến đi cùng, vượt chặng đường biển dài 6.300 km trong vòng 10 ngày vào đến khu chiến Mỹ vẫn không hay biết.
Sau hai đợt công kích, từ 7 giờ 35 đến 9 giờ 15 của quân đội Nhật Bản, tuy chống trả mạnh mẽ, Hải quân Mỹ đã mất toàn bộ tàu thiết giáp (4 đắm, 4 hư hỏng nặng), 6 tuần dương hạm và khu trục, 270 máy bay, 4.498 người thương vong. Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ tê liệt cả năm sau chưa phục hồi nổi.
Thắng lợi trên tạo điều kiện cho Nhật giành quyền khống chế trên biển, mở rộng bành trướng trên Thái Bình Dương và Đông Nam Á.
Liên binh đoàn thực hiện những nhiệm vụ chiến dịch chiến lược của Nhật, đương đầu với quân Anh Mỹ trên chiến trường này là đạo quân Phương Nam gồm 4 tập đoàn quân do Thống chế Bá tước Terauchi làm tổng tư lệnh.
Terauchi (A. Terauchi Count Seiki) sinh năm 1879, con Bá tước Masataki thủ tướng Nhật Bản năm 1919, tốt nghiệp trường cao đẳng quân sự của Đức năm 1897, học viện hoàng gia Nhật năm 1900. Năm 1924 được phong hàm thiếu tướng. Năm 1932 chỉ huy quân Nhật ở Mãn Châu, Đài Loan, Triều Tiên. Năm 1937 chỉ huy tập đoàn quân đánh Hoa bắc Trung Quốc. Năm 1938 là uỷ viên hội đồng chiến tranh tối cao Nhật Bản.
Tổng hành dinh của Terauchi lúc đầu đặt tại Sài Gòn. Tháng 2/1942 dời sang Singapo, tháng 5 chuyển đến Malayxia để tiện chỉ huy các chiến dịch. Tháng 4/1944 lại trở về Sài Gòn vì ở đây, từ khi chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ đã trở thành một căn cứ đường biển giữa Đông Nam Á và Nhật Bản, đồng thời còn là một cơ sở hậu cần tiếp lương thực và các nguồn lợi khác rất thuận tiện, dồi dào cho quân đội Nhật Bản đang tác chiến hoặc chiếm đóng trong khu vực.
Ngày 6/11/1941 Bộ tổng tham mưu Nhật đã thành lập tại Sài Gòn quân khu Nam do Nanpogun chỉ huy, sau đó ngày 9/2/1942 tổ chức Quân khu Đông Dương dưới quyền tướng Kazumoto Machigin với quân số một sư đoàn và một lữ đoàn vừa làm nhiệm vụ chiếm đóng vừa làm nhiệm vụ hậu cần cho đạo quân Phương Nam của Thống chế Terauehi.
Từ tháng 12/1941 sau khi chiếm Hồng Công đạo quân Phương Nam của Terauchi đã liên tiếp mở những chiến dịch lớn đánh chiếm các thuộc địa của Anh, Hà Lan, Mỹ ở Thái Bình Dương: chiến dịch Malayxia 1940-1942, chiến dịch Java 14/2-15/3/1942, chiến dịch Philippine 1941 - 1942, chiến dịch Myanma 20/1 - 10/5/1942.
Malayxia là thuộc địa của Anh. Nhật đã sử dụng tập đoàn quân 25 gồm 70.000 quân, 25 tàu chiến, 16 tàu ngầm, 600 máy bay đánh bại 14.500 Quân Đồng minh, kiểm soát được Malayxia và căn cứ Hải quân Singapo làm chủ tuyến đường biển qua eo Malacca.
Trong chiến dịch Philippin, tập đoàn quân 14 của Nhật đã tiến hành một cuộc tập kích bất ngờ vào các sân bay và căn cứ hải quân Mỹ- Philippin, đổ bộ lên các đảo Lujon Miđanao, chiếm thủ đô Manille1 (Từ 1942 - 1945 Mỹ đã phải sử dụng lực lượng tàu ngầm để tiếp tế cho lực lượng chiến đấu trên quần đảo. Trong đó chuyến đầu tiên mạo hiểm là tàu Gớt Giôn). Quân Mỹ trên đảo Lujon có đến 79.500 nhưng chống cự không nổi phải đầu hàng.
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #3 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 01:14:28 am »

Trên đảo Java lúc này thuộc Hà Lan có đến 5 vạn quân của Mỹ, Anh, Hà Lan phòng thủ với 200 máy bay, 8 tuần dương hạm và 12 khu trục hạm. Sau khi chiếm xong Xumatra, Timor, Nhật tổ chức đổ bộ lên đảo Java bằng 2 cụm tàu ở cả phía đông và phía tây, ngày 5/3 chiếm Batavia, Giacacta. 12/3 chiếm được Java. Đến 15/3 chiếm hết các đảo thuộc Hà Lan kết thúc việt xâm chiếm toàn Đông Nam Á, củng cố thế đứng vững chắc ở Thái Bình Dương.
Myanma lúc đó là thuộc địa Anh, tập đoàn quân 15 của Nhật đã từ Thái Lan vu hồi và thọc sâu chiếm thủ đô Rangoun và tiến lên phía bắc kiểm soát toàn bộ Myanma và một phần đất đai Vân Nam, đánh tan 35.000 quân Anh và 50.000 quân Tưởng Giới Thạch, mở đường cho quân Nhật tiến vào Ấn Độ.
Thời điểm này Nhật triển khai ở Việt Nam khoảng 10 vạn quân1 (Theo Franchini trong "Những cuộc chiến tranh Đông Dương" tiếng Pháp - Nhà xuất bản Pygmalion; Paris; 1988 trang 230 thì quân số của Nhật khoảng 13 vạn. Theo Lê Kim trong Tạp chí Lịch sử quân sự số 4/2001 thì quân Nhật có 82.260 tên. - Theo Jean Maria de Baucorps trong cuốn Soldat de Jade do Kergour xuất bản thì quân đội Nhật ở Đông Dương gồm:
Sắc lính   Người Nhật   Người nước ngoài   Tổng
Bộ binh   30.086   26.354   64.170
Thuỷ quân   3.200   1.900   5.100
Không quân   1.000   2.000   3.000
Bản xứ   -   -   8.000
Tổng cộng   34.286   30.254   80.270
Trong các đơn vị quân Nhật có 42% là quân tình nguyện người nước ngoài: 40% người Cao Ly, 40% người đại lục Trung Quốc, 20% người Đài Loan.). Lực lượng bảo an như binh đoàn cơ động Chí Hoà (Brigade mobile Chí hòa), binh đoàn trợ chiến Sở sen đầm Chợ Lớn (Brigade auxiliaire de la Gendarmene Chợ Lớn) ra đời khi Nhật lập ngụy quyền thân Nhật.
Nòng cốt là quân đoàn 38 do thiếu tướng kiêm toàn quyền Đông Dương Tsuchihasshi chỉ huy. Đây là lực lượng tinh nhuệ của đạo quân Phương nam với quân số khoảng 2 sư đoàn, một lữ đoàn hỗn hợp: sư đoàn 21 ở phía Bắc, lữ đoàn 34 ở miền Trung, sư đoàn 2 ở phía Nam. (quân số của quân đoàn luôn biến động. Ngày 9/3 quân đoàn có 3 sư đoàn, 2 lữ đoàn hỗn hợp, sư đoàn 55 được tăng cường từ Myanma sang nhưng sau chiến tranh mới tới Đông Dương).
Lúc đầu sở chỉ huy quân đoàn đóng tại Sài Gòn nhưng trước sự uy hiếp của Quân Đồng minh, nhằm tăng cường phòng thủ Đông Dương chống một cuộc đổ bộ của Anh-Mỹ đồng thời đề phòng quân của Tưởng Giới Thạch ở phía Bắc, sở chỉ huy quân đoàn lược chuyển ra Hà Nội.
Tháng 6/1944 nước Pháp được giải phóng, chính phủ lâm thời Cộng hoà Pháp do De Gaulle đứng đầu được thành lập vào tháng 9/1944. Chưa ổn định tình hình, Pháp đã điều hai trung đoàn sang tăng cường cho Đông Dương để giữ lấy thuộc địa. Đến lúc Nhật phải hất cẳng Pháp.
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #4 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 01:15:30 am »

Chiến dịch Meigo được thực hiện vào ngày 9/3/1945. Có nơi Nhật tổ chức một bữa tiệc mời tất cả các quan chức quân sự, dân sự Pháp đến dự. Khi các “ông Tây", "bà Đầm" lễ phục chỉnh tề, son phấn loè loẹt tề tựu đông đủ, Nhật đứng lên tuyên bố "tất cả các ông, các bà đều đã trở thành tù binh”. Có nơi Nhật đưa xe bánh xích chạy lòng vòng quanh đồn binh của Pháp, quan lính trong đồn tưởng đại quân Nhật kéo tới vội vàng tháo chạy.
Cuộc đọ súng diễn ra ở Hà Nội, Lạng Sơn, Móng Cái. Ở Đồng Đăng cuộc chiến bắt đầu từ đêm, cho đến chiều Nhật chưa vào được đồn, bị thiệt hại nặng, khi Solie chỉ huy trưởng của đồn bị giết, Nhật mới chiếm được đồn.
Ở đạo quan binh 2, cho đến ngày 11/3 đại uý Anosse vẫn chỉ huy quân chống cự. Nhật phải tăng quân mới bắt được đồn trưởng buộc vào xe kéo lê trên đường.
Trên chín vạn quân Pháp ở Đông Dương1

(Cũng theo Jean Marie de Baucorps, quân Pháp ở Đông Dương ngày 1/3/1945 gồm:

Sắc lính   Người Âu   Người bản xứ   Cộng
Bộ binh   12.060   48.350   60.410
Lính khố xanh   600   23.900   24.200
Thuỷ quân   160   1.900   3.500
Không quân   500   2.000   2.500
Tổng cộng   13.320   76.150   90.610
         
) hoàn toàn mất sức đề kháng. Ngay từ phút đầu, Decoux2 (Đô đốc, đứng đầu hải quân Pháp ở Viễn Đông. Khi Catroux bị triệu hồi về Pháp, ông ta được bổ nhiệm làm toàn quyền Đông Dương ngày 2(]/7/1 940), toàn quyền Đông Dương bị giam chặt trong dinh tại Sài Gòn. Tướng Mordant Tổng tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương 20 giờ ngày 9/3 thấy tiếng súng, trong bộ đồ thường phục, trèo tường chạy sang nấp ở nhà bác sĩ Botreau Roussel nhưng đã bị bắt vào chiều 10/3/1945.
Tướng Delsue, tư lệnh quân Pháp ở phía Nam và Campuchia cũng chung số phận với Mordant3 (Ngày 1/10/45 Decoux, Delsue M.De Boisannger và chánh mật thám M.Armoux được rời Lộc Ninh về nước).
Alessandri tư lệnh bắc Đông Dương chỉ kịp tập hợp quân ở Tông, chạy ngược sông Hồng lên sông Đà qua Sơn La lên Điện Biên vào ngày 24/3/1945 và đến Phong Xa Lỳ ngày 31/3.
Tướng Sabachier, Tư lệnh Bắc Kỳ thu được một số đơn vị về Phủ Đoan, theo đường Yên Bái vào Nghĩa Lộ, Tú Lệ đến được Lai châu ngày 23/3/1945.
Lực lượng hai cánh tàn quân khoảng trên 5.000, nhờ sự can thiệp của Paris, tháng 5 họ được vào đất Trung Quốc và khoảng tháng 7 thì được đồn trú nhờ ở Mông Tự (Vân Nam) và các thị trấn dọc đường sắt Côn Minh - Lào Cai. Ngoài ra có một tiểu đoàn chạy thoát từ Móng Cái sang Thập vạn đại sơn của Tàu.
Lực lượng hải quân khoảng 6 đại đội, 920 binh sĩ do Commentry chỉ huy từ Hạ Long chạy trốn sang Calcuta. Lực lượng này sau do Lieutenant de Vaisseau Flichy và tiểu đoàn trưởng Carbonel cầm đầu trở về đổ bộ lên hải đảo Đông Bắc trước ngày có hiệp định sơ bộ 6/3/1946.
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #5 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 01:16:54 am »

Lúc đầu Nhật có ý định duy trì bộ máy thống trị Pháp, biến nó thành tay sai thuần tuý song cũng có người Pháp không chịu, vả lại làm như vậy thì thuyết "Đại Đông Á" sẽ thành mớ rẻ rách trước nhân dân Đông Dương. Nhật phải dùng đến bọn tay sai người Việt, dựng lên chính phủ Trần Trọng Kim vào ngày 11/3/1945. Ngày 11/6/1945, Toàn quyền Nhật tuyên bố với Bảo Đại: "Nhật không có tham vọng đất đai Việt Nam, sẽ trao trả Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Nam Bộ".
Bộ máy tuyên truyền của Nhật không ngớt hô hào "cùng máu dỏ, da vàng", bọn Trần Trọng Kim thì ra rả "phải biết ơn người Nhật đã giải phóng cho dân tộc Việt Nam" nhưng dưới cái ách của phát xít, với những vụ khủng bố điển hình, chém xả đôi người giữa chợ, và những cuộc vây ráp bắt bớ của bọn hiến binh (Kempei) dân ta càng ngột ngạt. Phong trào cách mạng của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương bột phát như sóng triều, chờ thời cơ bùng nổ. Các chiến khu Cao Bắc Lạng, Hà Tuyên Thái, Ngọc Trạo, Hà Ninh Thanh hình thành với những đội du kích chống Nhật được tổ chức, tạo chỗ đứng cho phong trào cách mạng.
Từ giữa năm 1944, ở Thái Bình Dương, Anh-Mỹ đã bắt đầu phản công chiến lược, giải phóng dần các đảo từ phía đông, đến hết 1944 giải phóng Nouvelle Guineé và các đảo của Phihppin, sau đó lần lượt giải phóng Myanma, Philippin (1945)1 (Cụm các tập đoàn quân 14 của Nhật phòng thủ vùng này có 45 vạn quân, 980 máy bay, 86 tàu chiến các loại. Mỹ sử dụng tập đoàn quân 6 (24 vạn quân) và 2 hạm đội 3 + 7 với 245 tàu chiến các loại trong đó có 35 tàu sân bay + 29 tàu ngầm, khoảng 2500 máy bay của lực lượng không quân Viễn đông, mở chiến dịch tiến công Nhật từ 20/11/1944 nhưng đến ngoại vi Manilla thì bị chặn lại. Các hoạt động chiến đấu ở Philippin về cơ bản chấm dứt vào tháng 7/1945) chiếm đảo Josima (3/1945) và Okinaoa (6/1945) của Nhật.
Theo hiệp định Crưm 4-11/2/194, ngày 8/8 Liên Xô tuyên chiến với Nhật. Có sự phối hợp của quân đội Mông Cổ, quân đội cách mạng Triều Tiên và Trung Quốc, Liên Xô đã mở 3 chiến dịch lớn: Chiến dịch Mãn Châu 9/8 đến 2/9/1945 nhằm giải phóng Đông Bắc Trung Quốc và Triều Tiên, chiến dịch Nam Xakhalin giải phóng vùng Nhật chiếm đóng của Nga từ 1905, chiến dịch Crưm từ 18/8 đến 1/9/1945.
Chiếm đóng Mãn Châu là đạo quân Quan Đông- liên binh đoàn chiến lược tinh nhuệ và thiện chiến nhất của Nhật (được thành lập từ năm 1919 ở Liêu Đông) gồm 3 phương diện quân 1 + 3 + 17, một tập đoàn quân độc lập, hai tập đoàn quân không quân 2 và 5, quân số trên 1 triệu cùng 1.000 xe tăng, 5000 pháo và 1800 máy bay do đại tướng Otodo Jamada chỉ huy.
Đập tan đạo quân Quan Đông sẽ có ý nghĩa quyết định đối với sự tiêu vong của chủ nghĩa phát xít Nhật Bản. Liên xô đã tập trung 1 triệu 50 vạn quân của 3 phương diện quân: Viễn Đông 1 + Viễn Đông 2 + Dabaican, hạm đội Thái Bình Dương, giang đội Amour cùng quân Mông Cổ với 2.600 pháo, 5.300 xe tăng và pháo tự hành, 5000 máy bay và 93 tàu chiến đặt dưới quyền nguyên soái Vaxilepki, mở cuộc tiến công trong 3 tuần tiêu diệt 100.000 quân Nhật, bắt sống 600.000 trong đó có 148 viên tướng khiến ý chí xâm lược của những tên trùm phát xít suy sụp.
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #6 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 01:17:32 am »

Từ tháng 3/1945 Mỹ thực hiện kế hoạch Curtiso Demay huy động 334 máy bay B29 ném bom cháy xuống Tokyo và sau đó oanh tạc 66 thành phố khác của Nhật gây thảm họa khủng khiếp đối với dân thường. Đến lúc này Mỹ thực hiện phương án mật "tàu tuần dương Agusta" bồi thêm 2 quả bom nguyên tử xuống đất Nhật. Ngày 6/8/1945 Hirôsima, một cảng ở tây nam Honsu bị ném một quả bom nguyên tử chứa chất nổ uraniom đương lượng 20KT nặng 6 tấn, lấy tên Thằng nhóc (The Little bay), khiến phần lớn thành phố bị phá huỷ, chết và bị thương 140.000 người. Tiếp đấy ngày 9/8 Nagasaki, thành phố cảng trên đảo Kiusu, trung tâm công nghiệp cũng bị Mỹ ném một trái bom nguyên tử 20KT chứa chất nổ plutonium có tên Lão béo (The Fat man) khiến 1/3 thành phố bị phá huỷ, chết và bị thương 75.000 người.
Trước những thất bại, Nhật hoàng có ý định đầu hàng. Với tư cách là uỷ viên hội đồng chiến tranh, Terauchi đã kiến nghị với vua Nhật tiếp tục chiến đấu đến cùng. Nhưng bằng những cái chết tự nguyện có sự điều hành chặt chẽ, theo kiểu Kamikađê (Thần phong) hình ảnh chủ nghĩa anh hùng kiểu Nhật cũng không cứu vãn nổi, 6 giờ 30 ngày 15/8/1945 (theo thời gian của nước Nhật)1 (Báo Asahi bản tin hãng đô mây) Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Văn bản đầu hàng của Nhật được ký vào 2/9/1945.
Thống chế bá tước Terauchi đã cay đắng ra lệnh cho tất cả quân nhân Nhật ở châu Á, Nam Á ngừng chiến đấu vào ngày 8/8/1945.
Không biết số phận ngày mai, sĩ quan, binh lính Nhật hoang mang giao động cực độ. Họ ở lỳ trong doanh trại uống rượu giải phiền. Có những người tìm đến cái chết theo kiểu "võ sĩ đạo".
Ngày 12/9/1945 Moutbatten, đô đốc hải quân Anh, nhân danh nhà vua Anh, tổ chức một buổi lễ tiếp nhận đầu hàng của quân Nhật ở Đông Dương có cả Cedile đại diện cho Pháp tới dự. Terauchi đã trao cho Moutbatten 2 thanh gươm trong đó có một thanh đúc từ năm 1280 là thanh kiếm thờ tổ tiên của Terauchi.
Chớp thời cơ "ngàn năm có một", Đảng Cộng sản Đông Dương đã phát động toàn dân vùng dậy cướp lấy chính quyền, xoá ách đô hộ của thực dân, đế quốc và tay sai. Trước một lực lượng vũ trang thù địch đông đảo hàng chục vạn, tuy mất ý chí xâm lược nhưng còn tổ chức chỉ huy từ trên xuống, còn thói quen chấp hành kỷ luật phát xít, trang bị đến tận răng, cuộc Tổng khởi nghĩa của nhân dân đã được kết hợp chặt chẽ hai hình thức bạo lực chính trị và bạo lực vũ trang đồng thời khéo léo vận dụng sách lược ra sức khoét sâu yếu tố tinh thần đã rêu rã của địch, thuyết phục họ không can thiệp để tránh những cuộc xung đột vũ trang đổ máu, giảm bớt những mất mát hy sinh.
Từ trung tuần tháng 8/1945, liên tiếp những cuộc mít tinh, biểu tình của quần chúng diễn ra trên quảng trường và đường phố hà Nội trước mũi súng của binh lính Nhật và ngay khi quần chúng cách mạng xông vào chiếm Phủ khâm sai, Tòa thị chính, cơ quan đầu não của chính quyền bù nhìn sát cạnh Tổng hành dinh quân đội Nhật (tại 33 Phạm Ngũ Lão) họ đều "án binh bất động". Đến lúc ta vào chiếm trại lính bảo an, thu phục người chỉ huy mở kho súng phân phát cho lực lượng tự vệ, Nhật mới cho một đơn vị có xe tăng rầm rập kéo ra bao vây và kiểm soát các phố bao quanh trại. Có thể đưa đến đàn áp, xung đột vũ trang.
Đại diện ủy ban khởi nghĩa đã lấy ô tô ở Phủ khâm sai, cắm cờ đỏ sao vàng tiến thẳng đến khu vực Nhật kiểm soát, gặp người chỉ huy quân đội Nhật trước cửa rạp Majestic1 (Rạp tháng Tám bây giờ), thuyết phục họ không nên can thiệp vì trại bảo an binh thuộc quyền Phủ khâm sai. Trước khí thế áp đảo của quần chúng xung quanh với sự thuyết phục mềm mỏng, viên sĩ quan không hung hăng sừng sộ như trước, chấp nhận rút quân về doanh trại và gợi ý ta nên đến gặp cấp trên của họ.
Sáng ngày 20/8, hai đồng chí Lê Trọng Nghĩa, Trần Đình Long bất chấp những bất trắc, mạo hiểm vào tổng hành dinh quân đội Nhật, trực tiếp gặp Tsuchihashi, tư lệnh quân đoàn 38, kiêm chức toàn quyền của Nhật, tỏ thái độ "xúc động được tin Thiên hoàng ban lệnh đình chiến", rằng "người Nhật và người Việt đều là người châu A không thù hằn nhau. Trong lúc này chúng tôi có trách nhiệm phải ra sức giúp đỡ cho người Nhật bằng mọi cách để các vị yên ổn, mong các vị cũng giúp đỡ chúng tôi để làm tốt công việc của mình". Ông ta đã nghiêm nghị, chậm rãi và rành rọt đáp lại "bây giờ công việc của người Việt thì các ông phải tự bàn lấy để giải quyết chỉ yêu cầu các ông đừng tổ chức mít tinh, biểu tình nữa. Nếu mất trật tự, rối rắm tình hình thì quân đội Nhật bắt buộc sẽ can thiệp". Ông ta đã chỉ định sĩ quan dưới quyền từ nay sẽ liên lạc với Việt Minh tại dinh khâm sai, mặc nhiên công nhận Việt Minh là nhà chức trách đương quyền. Tsukamoto, phụ tá tướng Tsuchihashi đã lập tức điện về Tokyo về cuộc gặp các nhà chức trách chính thức của Việt Minh.
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #7 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 01:18:03 am »

Ở Sài Gòn, chiều ngày 16/8, các đồng chí Phạm Ngọc Thạch, Ngô Tấn Nhơn theo chỉ thị của xứ ủy Nam kỳ đã đến tổng hành dinh quân đội Nhật ở Đông Nam Á hội kiến với Thống chế Terauchi, nhân danh lãnh tụ thanh niên tiền phong "phân ưu” với ông ta, thăm dò và yêu cầu quân Nhật không can thiệp vào nội tình Việt Nam khi nhân dân Việt Nam ngăn chặn không cho Pháp trở lại Đông Dương.
Cuộc hội kiến có kết quả tương đối như dự kiến. Từ ngày 17/8 Sài Gòn sôi sục, Việt Minh ra công khai. Chiều ngày 24/8, nông dân vũ trang ở các tỉnh Chợ Lớn, Gia Định, cả Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Tây Ninh kéo về cùng nhân dân Sài Gòn chiếm xong các công sở trước 10 giờ đêm. Ngày 25/8 hàng triệu người đã họp rít tinh, chào mừng Lâm ủy hành chính Nam bộ ra mắt, biểu thị tinh thần đại đoàn kết, bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ độc lập, tụ do của tổ quốc trước nguy cơ trở lại của thực dân.
Người Nhật đã tỏ thái độ không can thiệp. Những tổ chức thân Nhật tan rã như "nước đá để ngoài nắng". Bọn chỉ huy cấp cao thì kẻ chạy vạy thu thập thêm súng đạn kéo ra ngoài thành phố tìm nơi "hùng cứ", kẻ bắt liên lạc với Việt Minh xin gia nhập mặt trận.
Ở Thái Nguyên, khi Quân giải phóng từ Tân Trào tiến về giải phóng thị xã, lính Nhật đã chống cự lại. Có lẽ họ ở xa Tổng hành dinh, không am hiểu tình thế. Ngày 18/8, Tsuchihashi, tư lệnh quân đoàn 38 mới ra lệnh cho quân sĩ dưới quyền thực hiện ngừng bắn từ 8 giờ ngày 21/8/19451 (Lực lượng từ Tân Trào kéo về Thái Nguyên có sự phối hợp giữa Quân giai phóng và một số người Mỹ thuộc đội công tác Con Nai do thiếu úy Elixon K.Toát (E.Thomas) làm đội trưởng hoạt động ở Việt Bắc từ tháng 7 đến tháng 9/1945 gọi là bộ đội Việt-Mỹ).
Chấp hành mệnh lệnh số 1 của quân Đồng minh, quân Nhật ở Đông Dương đã sẵn sàng cho việc giải giáp. Ngày 2/9/1945 một đoàn đại biểu quân Nhật đã đến Vân Nam nhận chỉ thị của tướng Lư Hán: "phải giữ an ninh ở phía bắc cho đến khi quân đội Trung Quốc vào, thả ngay tù binh Đồng minh, chuyển giao quyền lực cho Trung Quốc". Lư Hán sợ quân đoàn 38 của Nhật sẽ liên hệ chặt chẽ với Pháp để Pháp vào Đông Dương, gạt quân đội Trung Quốc khỏi miền Bắc trong lúc họ muốn làm chủ Đông Dương.
Ngày 14/9 Lư Hán đến Hà Nội. Ngày 20/10, 15 sư đoàn binh lính Trung Quốc đã thay thế quân Nhật trên toàn lãnh thổ phía Bắc Đông Dương từ vĩ tuyến 16 trở ra.
Sỹ quan và binh lính Nhật bị tước khí giới và tập trung ở các trại gần Hải Phòng, Đà Nẵng trừ khoảng 3.000 người trong các đội vận tải đường sắt, công binh được tiếp tục hoạt động dưới sự kiểm soát của quân Lư Hán.
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #8 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 01:19:21 am »

Tháng 3/1946 khoảng 30.000 lính Nhật đã giải giáp được đưa về nước bằng 10 tàu biển. 189 người bị giữ lại tại Hải Phòng vì bị nghi là tội phạm chiến tranh.
Một chuyện như là hài hước: Tại sân vận động Vinh một tiểu đoàn quân Tàu tập hợp để tiếp nhận sự đầu hàng của một tiểu đoàn quân Nhật. Khi viên tiểu đoàn trưởng Nhật hô quân lắp lê chỉnh đốn hàng ngũ thì cả tiểu đoàn quân Tưởng ù té chạy. Hai ngày sau mới tổ chức lại buổi lễ.
Quân đội Nhật ở phía Bắc có 348 đào binh từ chối không trở về Nhật.
Ở phía Nam, tướng Gracey của Anh đã dung túng bọn Pháp gây hấn, chiếm các công sở của Việt Nam trong ngày 24/9 thúc bách quân đội Nhật tham gia tác chiến với quân Anh, Pháp. Họ đã gây cho ta những tổn thất ở Cần Thơ, Châu Đốc, Đà Lạt. Về phía họ cũng chịu những thương vong. Theo số liệu chưa đầy đủ từ 15/8/1945 đến 4/1946 có 109 quân nhân bị chết, 132 bị thương, 72 bị mất tích trong các trận đánh. Riêng cuộc rút lui từ Phan Rang lên Đà Lạt sau 12 ngày bị bao vây, 33 binh sĩ và cả ban chỉ huy đại đội bị chết trong tổng số 148 quân nhân. Số đào binh từ chối nhiệm vụ chiến đấu lên tới 478 người.
Số quân giải ngũ ở phía Nam kể cả những binh lính từ Thái Lan, Myanma về là 70.000. Phần lớn họ trở về Nhật vào tháng 4/1946 chỉ còn lại ở Đông Dương 600 người tình nghi là tội phạm chiến tranh và 728 đào binh.
Những người Nhật dân sự có chừng 1.400 ở phía Bắc được tập trung ở Quảng Yên và về nước cùng các quân nhân vào tháng 4/1946. Ở phía Nam có 5.500, bộ tư lệnh Anh tập trung họ trong nhà lao Chí Hoà và trả về Nhật vào tháng 5/1946.
Số người Nhật ở lại Việt Nam bởi nhiều lý do, phần thì bị ngược đãi, phần lo số phận bấp bênh khi về Nhật đang trên đống tro tàn, thất nghiệp đầy đường, phần thì sợ bị coi như tội phạm chiến tranh, hoặc vì cha mẹ đã chết không nơi nương tựa. Cũng có người có cảm tình với nhân dân Việt Nam, muốn tham gia vào những hoạt động cách mạng với người Việt Nam “Chống người da trắng".
Những người Nhật tự nguyện và được thu nhận vào hàng ngũ quân đội quốc gia Việt Nam đã giúp cho nhiều đơn vị nhanh chóng nắm được kỹ năng chiến thuật, kỹ thuật trong lúc đội ngũ cán bộ còn rất thiếu. Một số đã trực tiếp tham gia chiến đấu, trở thành cán bộ chỉ huy và đã lập nên những thành tích đáng ghi như Keochiro Iwai. Anh sang hàng ngũ ta khi phải giao nộp vũ khí cho quân Tưởng, lấy tên là Sáu. Anh em vẫn quen gọi là Sáu Nhật, trở thành đại đội trưởng trinh sát của Trung đoàn 174.
Ngày 14/12/1950, Trung đoàn đánh đồn Bình Liêu. Suốt một ngày đêm công kích chưa hạ được đồn. Đạn đại bác chỉ còn hai viên trong đó có một viên bẹp vỏ. Sáu Nhật đã cùng trung đoàn trưởng Đặng Văn Việt xuống sát trận địa xem xét tình hình. Anh nảy ra sáng kiến: "tháo rời khẩu sơn pháo đưa vào trại con gái cách đồn 30m, khoét lỗ hổng qua tường vừa lọt nòng pháo nhắm vào lỗ châu mai lô cốt chính mà bắn". Sáng kiến được áp dụng, phát đại bác cuối cùng của trung đoàn đã phá vỡ lô cốt, diệt toàn bộ bọn ngoan cố chống cự khiến đơn vị xung kích mở được đột phá khẩu, chiếm lĩnh toàn bộ đồn Bình Liêu.
Anh đã được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng Huân chương chiến công hạng nhất và Huân chương chiến thắng hạng hai.
Sau khi hoà bình lập lại, về nước cùng với những đồng hương, anh trở thành chủ tịch hội Nhật-Việt hữu nghị và thường xuyên trở lại Việt Nam, tìm mọi cách giúp đỡ trong khả năng có thể đối với tổ quốc thứ hai của mình.
Đạo quân Phương Nam của Terauchi, trải qua "Nam chinh, Bắc chiến" đã bị xóa sổ. Tư lệnh của nó, Thống chế Bá tước Terauchi chết vào năm 1946 cùng với nó.
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #9 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 01:20:00 am »

PHILIPPE DE HAUTECLOQUE LE CLERC


- Người mở đầu cuộc chiến tranh tái chiếm Việt Nam
- Tiên liệu: "không thể sử dụng vũ lực khuất phục một dân tộc có ý thức mạnh mẽ về bản sắc văn hóa"
- Từ chối chức Tổng tư lệnh quân đội viễn chinh để điều hòa mâu thuẫn giữa xu thế thời đại, thực tiễn cuộc sống với chủ nghĩa Sô-vanh nước lớn và chức trách cầm quân
Tháng 10 năm 1990 ở Pháp người ta đã tổ chức một cuộc hội thảo với đề tài tướng Le Clerc và Đông Dương. Những nhà sử học nổi tiếng như De Villers, Brocheux, các nhà hoạt động chính trị thời Le Clerc gồm các nguyên thủ tướng, các bộ trưởng, các giới báo chí đã tới dự.
Người Pháp xếp Thống chế Philippe de Hautecloque Le Clerc của họ là một trong những nhà chỉ huy quân sự giỏi nhất nước Pháp trong Chiến tranh thế giới lần thứ II.
Le Clerc sinh năm 1902 trong một gia đình quí tộc, tốt nghiệp trường võ bị Saint Cyr khoá 109 (1922-1924), gọi là khoá Metz et Strabourg. Năm 1936 chính phủ bình dân lên cầm quyền chấp nhận kiến nghị của De Gaulle phải xây dựng một đội quân nhà nghề và những binh đoàn thiết giáp để đảm bảo vị trí cường quốc của Pháp. Le Clerc được giao chỉ huy một trong hai sư đoàn thiết giáp mới hình thành và từ đó cuộc đời binh nghiệp của ông ta gắn với binh chủng này trong chiến tranh giải phóng và cả trong chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Rất tâm đắc quan điểm của De Gaulle trong tập sách được xuất bản năm 1924 "Có chiến tranh mới phân biệt được tướng tài giỏi, tướng yếu kém" nên khi phát xít Đức tấn công Ba Lan-đồng minh của Pháp, Anh-Pháp tuyên chiến với Đức (ngày 3/9/1939), Le Clerc coi đây là dịp tự khẳng định mình.
Nhưng từ 10/5 đến 24/6/1940, Đức huy động 136 sư đoàn (3,3 triệu quân, 2580 xe tăng, 7.378 pháo, 3.824 máy bay) mở chiến cục tiến công liên quân Anh-Pháp-Bỉ ở Tây Âu với lực lượng 147 sư đoàn (3 triệu 78 vạn 5 ngàn quân, 3.099 xe tăng, 14.544 pháo và 3.791 máy bay) nhằm thôn tính các nước Bắc và Tây Âu, loại Pháp khỏi chiến tranh, buộc Anh ký hoà ước có lợi cho Đức, trên hướng đột kích chủ yếu, Đức tập trung ưu thế áp đảo về binh lực 45/16 sư đoàn, đột phá Sephan qua Bắc Pháp tiến tới biển Manche, bao vây Doongkéc (ngày 20/5) một bộ phận quân Anh và Pháp phải vứt lại khí tài, theo đường biển về Anh.
Pháp còn lại 71 sư đoàn cùng hai binh đoàn Anh rút về phòng thủ tuyến sông Somme và sông Elbe. Ngày 5/6 Đức sử dụng 10 sư đoàn xe tăng, 6 sư đoàn cơ giới mở chiến dịch tiến công chọc thủng phòng tuyến, tiến sâu vào nội địa. Trong chiến cục Pháp bị chết, bị bắt 1.631.000 quân, Le Clerc và binh đoàn thiết giáp của ông ta không lập được chiến công nào đáng kể.
Ngày 10/6/1940, chính phủ Pháp rời Paris về Tour, ra lệnh bỏ ngỏ Paris (14/6). Ngày 17/6 Petain đứng ra thành lập chính phủ ký hiệp ước đầu hàng Đức tại Compieng ngày 22/6. Theo hiệp ước, Đức chiếm đóng trung tâm và Bắc Pháp, chính phủ Petain thân Đức được kiểm soát miền Nam nước Pháp, đặt trụ sở ở Vichy và chịu mọi phí tổn chiến tranh.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Giêng, 2009, 01:34:33 am gửi bởi TimeBreak » Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM