Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 02:20:18 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968)  (Đọc 182442 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #50 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2008, 09:05:14 pm »

c) Tiểu khu Bình Dương:

- Ngày 31-1-68, lúc 4g15, VC pháo kích và tấn công Chi Khu Bến Cát.

- Ngày 1-2-68 lúc 5g30, VC tấn công thị xã Bình Dương, toà Hành Chánh, trường Công Binh, ty cảnh sát.

- Ngày 3-2, lúc 4g05, VC tấn công đồn Bố Lá và đồn Tân Hoà.

- Ngày 5-2, lúc 23g30, VC tấn công 1 tiểu đội CS gác cầu Thủ Ngữ.

- Ngày 6-2 lúc 3g20, VC bắn B40 vào vi trí đóng quân của tiểu đoàn 2/7.

- Ngày 7-2, lúc 0g, VC pháo kích và tấn công Chi Khu Trị Tâm.

- Ngày 7-2, lúc 2g45, VC bắn B40 và tấn công Tháp Canh Bà Bếp.

- Ngày 8-2, lúc 4g07, VC tấn công TĐ2/2 8BB/HK tại 12 km ĐB Lai-Khê.

- Ngày 9-2, lúc 22 giờ, VC bắn B40 vào đồn Ông Sơn.

- Ngày 10-2 lúc 22g25, VC tấn công tiền đồn TĐ 4/48.


d) Tiểu khu Tây Ninh:

- Ngày 31-1, lúc 2g30, VC pháo kích vào Chi Khu Phú Khương.

- Ngày 6-2, lúc 23g50, VC pháo kích vào TK/Tây Ninh do ĐĐ/ĐPQ trú đóng.

- Ngày 7-2, lúc 3g, VC pháo kích vào đồn Lâm Vồ, Phước Ninh và Chi Khu Phước Ninh.

- Ngày 9-2, lúc 12g, VC tấn công trại LLĐB/Thiên Ngôn do ĐĐ/DSCĐ trú đóng.


e) Tiểu khu Hậu Nghĩa:

- Ngày 31-1, lúc 8g30 VC pháo kích và tấn công Chi khu Đức Hoà và BTL/SĐ25.

- Ngày 2-2, lúc 20g20, VC pháo kích chi khu Trảng Bàng.

- Ngày 3-2, lúc 9g20, VC pháo kích vào BTL/SĐ25 Chi khu Đức Hoà. 

- Ngày 6-2, lúc 21g10, VC pháo kích Chi khu Củ Chi.

- Ngày 7-2, lúc 20g18, VC pháo kích vào căn cứ 4 do 1 ĐĐ/TĐ3/49 trú đóng.

- Ngày 8-2, lúc 20g20, VC pháo kích TTHL/BĐQ Trung Lập.

- Ngày 10-2, lúc 3g, VC pháo kích Chi Khu Trảng Bàng.


f) Tiểu khu Biên Hoà:

- Ngày 3-1, lúc 2g55, VC pháo kích BTL/QĐ3, sân bay Biên Hoà và căn cứ Long Bình.

- Ngày 10-2, lúc 3g, VC pháo kích phi trường Biên Hoà.

- Đêm 10 rạng ngày 11-2 VC pháo kích phi trường Biên Hoà.

- Ngày 13-2 lúc 3g, VC pháo kích phi trường Biên Hoà.


g) Tiểu khu Long An:

- Ngày 3-2 lúc 0g35, VC pháo kích vào chi khu Bến Lức.

- Ngày 3-2 lúc 3g30 VC tấn công đồn Bình Tâm do 1 trung đội NQ trú đóng và giật sập cầu tại đây.

- Ngày 10-2 lúc 3g30 VC pháo kích tỉnh lỵ Long An.

- Ngày 11-2 lúc 22g30, VC pháo kích vào tỉnh lỵ Long An .
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #51 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2008, 06:42:24 am »

RFA mới có bài này, tường thuật về tham luận của Merle Pribbenow, chuyên viên nghiên cứu các tài liệu của ta về KCCM, tại Hội nghị ba năm một lần về CTVN tại Lubbock 13-15/03/2008. Năm nay chủ đề chính của hội nghị là các sự kiện liên quan đến cuộc TTCvND năm 1968.

Trong khi chưa có nguyên bản báo cáo của Pribbenow, xin đăng lại bài này để các bác tham khảo. Tôi rất tò mò không biết Pribbenow đã đọc những tài liệu nào của ta để có những tin tức này.

Một số chuyện được đề cập đến trong bài này có lẽ không mới đối với những người quan tâm. Tuy nhiên, cá nhân tôi vẫn thấy "nó làm sao ấy" khi những vấn đề như thế này lại phải để cho người nước ngoài đem ra bàn công khai trước.

===
Các tranh luận trong nội bộ đảng CSVN về cuộc Tổng công kích Tết Mậu Thân
2008.03.16

Việt Long, phóng viên đài RFA

Trung Tâm Việt Nam của đại học Texas Tech tổ chức cuộc hội thảo lớn về nhiều khiá cạnh liên quan đến cuộc tổng công kích tết Mậu thân 1968, biến cố đem lại đau thương tang tóc cho hằng vạn gia đình ở cả hai miền Nam - Bắc.

Vì sao Hà Nội phải tung ra trận tổng công kích Mậu Thân? Ai trong bộ chính trị đảng Cộng sản Việt Nam ủng hộ và phản bác kế hoạch đó? Ông Hồ Chí Minh can dự ra sao? Các nhân vật khác có lập trường thế nào? Các tư lệnh và chỉ huy chiến trường Huế của Cộng sản đã điều động và thực hiện kế hoạch ra sao?

Đó là những đề tài đáng chú ý trong những cuộc thảo luận trong ngày thứ nhì của cuộc hội thảo. Việt-Long tường trình tiếp cùng quý vị trong bài sau đây, ý kiến của nhà nghiên cứu độc lập Merle Pribbenow, nguyên là chuyên viên ngôn ngữ của cơ quan tình báo Trung ương Mỹ CIA, làm việc tại Sài Gòn trước đây.

Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp phản đối

Nhiều người trong giới nghiên cứu của Hoa Kỳ cho rằng quan niệm về kế hoạch tổng công kích Mậu thân là của tướng Võ nguyên Giáp, tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang miền Bắc Việt Nam. Có người lại cho đó là của tướng Nguyễn Chí Thanh, tư lệnh quân sự các lực lượng Cộng sản chiến đấu ở miền Nam.

Tưởng chừng còn phải chờ nhiều năm nữa mới xác minh được sự thật, nhưng gần đây những nguồn thông tin từ Hà Nội cho thấy cả hai vị tướng kia đều không phải là tác giả kế hoạch tổng công kích tổng nổi dậy Mậu thân 1968.

Đó là lời của nhà nghiên cứu Merle Pribbenow trong bài thuyết trình về biến cố tết Mậu thân. Cựu chuyên viên ngôn ngữ của cục tình báo trung ương CIA cho biết tiếp, thực ra hai ông Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp là hai người bày tỏ quan điểm chống lại kế hoạch đó qua những cuộc bàn cãi sôi nổi trong bộ chính trị đảng Cộng sản Việt Nam.

Phần trình bày của sử gia Villard tiếp tục như sau:

Quan niệm về một cuộc tổng công kích tổng nổi dậy thực ra đã bắt nguồn từ những năm giữa thập niên 1960. Và kế hoạch đó sau cùng đã là sản phẩm chung của tướng Văn Tiến Dũng, thuộc cấp cao cấp nhất của tướng Giáp, và tổng bí thư Lê Duẩn, đối thủ lâu năm của vị tướng được cả quân dân miền Bắc ngưỡng mộ và thường gọi là anh Văn.

Tháng 12 năm 1963, Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam chấp thuận môt nghị quyết, nguyên văn có đoạn là “một cuộc tổng công kích, tổng nổi dậy là tối cần thiết để đạt đến chiến thắng hoàn toàn tại miền Nam”

Tuy nhiên nghị quyết này khẳng định rằng tổng công kích tổng nổi dậy chỉ có thể được thực hiện sau khi quân đội miền Nam đã tan rã, để lực lượng địch không còn sức đàn áp cuộc nổi dậy của nhân dân, là trung tâm của cuộc tổng công kích, tổng nổi dậy.

Tháng 9 năm 1964, bộ chính trị quyết tâm đạt chiến thắng toàn diện, điều động vào miền Nam một đại đơn vị thiện chiến đầu tiên, với nhiệm vụ chuẩn bị tổng công kích sau khi quân đội miền Nam bị đánh bại.

Kế hoạch của Lê Duẩn và Văn Tiến Dũng

Một kế hoạch quân sự gọi là kế hoạch X được soạn thảo, nhằm tấn công Sài Gòn từ năm hướng, sử dụng các đơn vị đặc công làm mũi tiến công tiền đạo, sách động dân chúng nổi dậy lật đổ chính quyền Sài Gòn. Kế hoạch này y hệt kế hoạch được sử dụng trong chiến cuộc Mậu thân 1968.

Bí thư thứ nhất Lê Duẩn là đồng tác giả và người chủ động nhất trong kế hoạch này, sau đó phải ngưng kế hoạch lại vì lực lượng Mỹ và Việt Nam Cộng Hoà vào mùa hè 1965 đã đánh tiêu tan mọi hy vọng về tổng công kích tổng nổi dậy vào năm đó.

Tướng Võ Nguyên Giáp không giữ vai trò chủ chốt trong cuộc chiến ở miền Nam như ông từng giữ trong chiến tranh chống Pháp. Tuy mang chức vụ tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang và Bộ trưởng quốc phòng, nhưng ông chỉ là một trong 5 uỷ viên của quân uỷ Trung ương, là cơ chế chỉ đạo chiến trường miền Nam.

Chính trị bộ thường tranh luận gay gắt về chiến lược chiến thuật cho chiến trường này, và tướng Giáp thường ở về phía thua cuộc. Không rõ chi tiết những cuộc tranh cãi, nhưng tin cho hay một bên là bí thư Lê Duẩn cùng những uỷ viên người miền Nam, bên kia là tướng Giáp và những người còn lại trong bộ chính trị.

Hai nhân vật này đã xung khắc từ lâu. Những sự kiện được biết chắc là năm 1956 tướng Giáp được toàn Đảng coi là ứng viên sáng giá nhất cho chức vụ bí thư thứ nhất, thay thế Trường Chinh. Nhưng cuối năm 1957 Lê Duẩn qua mặt ông Giáp, được bầu chọn làm quyền Tổng bí thư. Hai người cũng mâu thuẫn về vấn đề tái khởi phát chiến tranh ở miền Nam.

Cuộc tranh cãi kéo dài tới hai năm, cả giữa khi ra đời nghị quyết 15. Ông Giáp có nhiệm vụ soạn thảo nghị quyết, nhưng có tin cho là ông không đệ nạp dự thảo cho tổng bí thư Lê Duẩn trong nhiều tháng trời. Sau này khi nhận được, ông Duẩn đã sửa chữa nhiều điểm trước khi đưa ra Trung ương Đảng để chuẩn phê.

Mùa hè 1966, lực lượng Bắc Việt rơi vào chiến lược phòng vệ khi quân Mỹ đổ vào ngày càng đông. Giới lãnh đạo quân sự miền Bắc luôn luôn quan niệm rằng phải tiến công liên tục để giành thế chủ động chiến trường.

Tháng 6 năm 1966, bộ tổng tham mưu ở Hà Nội soạn thảo một kế hoạch cho chiến dịch Đông xuân 66-67, dự kiến đạt chiến thắng quyết định trong năm 1967. Chiến dịch nhắm tấn công một số tỉnh thành, đánh tan quân đội Việt Nam và gây tổn thất nặng nề cho lực lượng Mỹ.

Tướng Võ nguyên Giáp và tướng Nguyễn Chí Thanh ủng hộ kế hoạch này, nhưng cảnh giác rằng phải giành thắng lợi trong những trận chiến sắp tới khi lực lượng Mỹ của tướng Westmoreland tung ra hành quân lùng và diệt.

Những cuộc tấn công vào thành thị phải thực hiện ở quy mô nhỏ, và chỉ tiến tới giai đoạn tổng nổi dậy ở những địa phương chọn lựa vào khi lực lượng Cộng sản chiếm hoàn toàn ưu thế quân sự.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Ba, 2008, 06:48:10 am gửi bởi altus » Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #52 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2008, 06:43:40 am »

Thương lượng với Mỹ

Nhưng cũng cùng tháng đó bộ chính trị quyết định mở cuộc thương lượng với Hoa Kỳ.

Quyết định được chính thức hoá vào tháng giêng 1967 khi Trung ương Đảng chuẩn thụân nghị quyết 13, kêu gọi bàn thảo chiến lược thương lượng với Mỹ. Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Duy Trinh thuyết trình với Trung ương Đảng về nghị quyết 13, nói rằng cuộc chiến đi vào bế tắc.

Người Mỹ phải chọn giữa hai giải pháp, một là phải leo thang chiến sự trong một cuộc chiến lâu dài, hai là phải đạt một chiến thắng nhanh chóng tạm thời làm lợi khí thương thuyết dàn xếp và đòi hỏi những điều kịên có lợi hơn cho phía Mỹ, trước khi diễn ra cuộc tuyển cử Tổng thống Mỹ vào năm 1968.

Ngọai trưởng Việt Nam cho rằng phía Mỹ đang gặp sự chống đối chiến tranh từ trong nước, Tổng thống Johnson phải chọn phương cách khác để giữ ghế Tổng thống. Điều này là cơ hội tốt cho phía Cộng sản Việt Nam. Cộng sản sẽ đề nghị thương thuyết nhưng vẫn tiếp tục tấn công trên chiến trường để giành ưu thế trong lúc Tổng thống Johnson ở thế yếu vì phải đạt giải pháp trước bầu cử.

Tuy nhiên ông Trinh nhấn mạnh rằng trước khi khởi sự thương thuyết, lực lượng Cộng sản phải giành cho được một chiến thắng đáng kể về quân sự để làm lợi khí cho các nhà thương thuyết.

Nghị quýêt 13 cổ võ toàn quân tung hết nỗ lực giành một chiến thắng quyết định, là gây tổn thất nặng cho lực lượng Mỹ và đập tan quân đội Việt Nam Cộng Hoà. Mục đích là tạo dựng những điều kiện cần thiết cho một cuộc tổng công kích tổng nổi dậy, lật đổ chính quyền Việt Nam Cộng hoà. Sau đó một chính phủ liên hiệp sẽ cho người Mỹ rút quân khỏi Việt Nam mà không mất thể diện.

Nghị quyết nhấn mạnh rằng cuộc tổng công kích tổng nổi dậy lật đổ chính quyền là giai đoạn cuối cùng của kế hoạch, sau khi lực lượng vũ trang của Việt Nam Cộng Hoà đã bị đánh tan. Rõ ràng là quân miền Bắc bị cấm tổng công kích vào thành phố trước khi đánh tan quân đội miền Nam.

Chiến dịch Đông xuân 66-67 phải được tung ra ngay trước khi quân đội Mỹ thay đổi kế hoạch hành quân. Mục tiêu đặt ra là phải tiêu diệt từ 3 tới 5 lữ đoàn Hoa Kỳ, giết và làm bị thương 150 ngàn quân Mỹ, đánh tan từ 5 tới 7 sư đoàn Việt Nam Cộng Hoà, giải phóng, tức là chiếm giữ lãnh thổ với từ 5 triệu tới 8 triệu dân, chiếm Đông Hà, Quảng Trị, tấn công Huế, Đà Nẵng và Sài Gòn.

Kế hoạch còn được duyệt đi duyệt lại vào tháng tư, tháng sáu năm 1967. Tướng Văn Tiến Dũng, tổng tham mưu trưởng, không hài lòng với kế hoạch này. Ông phát biểu rằng càng xem xét càng thấy không ổn. Kế hoạch này cũng không khác gì kế hoạch trước đó, chỉ đặt mục tiêu cao hơn thôi. Thực tế chiến trường cho thấy không thể đạt được những mục tiêu này.

Bộ chính trị cũng không bằng lòng với kế hoạch trong nghị quyết. Tài liệu của Việt Nam cho biết bộ chính trị thấy không có cách nào đạt được chiến thắng quyết định trong năm 1968.

Bộ chính trị cho rằng sau hai năm chiến đấu, thực tế cho thấy việc tiêu diệt trọn một đơn vị Mỹ cấp đại đội hay tiểu đoàn cũng đã là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn.

Cái chết của Tướng Nguyễn Chí Thanh

Sáng sớm ngày mùng 6 tháng 7 năm 1967, trước giờ xuất phát để trở vào chiến trường miền Nam, tướng Nguyễn Chí Thanh bị triệu chứng tim tại nhà riêng, được đưa ngay vào quân y vịên 108, nhưng đến 9 giờ sáng hôm sau thì chết.

Cái chết của vị tướng tư lệnh chiến trường miền Nam khiến kế hoạch phải thay đổi, và người hăng hái nhận lãnh quyền chỉ huy đã sẵn sàng, đó là tướng Văn Tiến Dũng.

Tướng Dũng là cấp dưới trực tiếp của tướng Giáp trong cả chục năm, làm Tổng tham mưu trưởng duới quyền tổng tư lệnh của ông Giáp.

Hai người có nhiều khác biệt. Ông Giáp là người trí thức, xuất thân từ gia đình quan lại, trong khi ông Dũng thuộc gia đình nông dân, trình độ văn hoá chưa quá bậc tiểu học. Tướng Dũng có tham vọng thay thế tướng Giáp, và âm thầm thực hiện điều đó đã từ nhiều năm.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho một tờ báo Việt Nam năm 2004, ông Dũng cho biết lúc tướng Thanh chết ông đã tìm gặp riêng Tổng Bí thư Lê Duẩn, đề nghị thay đổi kế hoạch quân sự cho mìên Nam. Như vậy là ông Dũng đã qua mặt và hành động qua đầu ông Giáp, với người thích hợp nhất cho việc đó là ông Lê Duẩn.

Sau khi nghe ông Dũng trình bày, ông Duẩn bất ngờ phát biểu, vậy thì tại sao mình không đẩy thẳng kế hoạch lên giai đoạn tổng công kích tổng nổi dậy?

Ý kiến này đi nguợc với chỉ thị theo tình thần nghị quyết 13, đốt giai đoạn, nhảy qua hẳn mục tiêu đánh thiệt hại nặng quân Mỹ và đánh tan quân miền Nam, tiến ngay tới tổng công kích tổng nổi dậy. Nhưng tướng Dũng lập tức đồng ý, và ông Lê Duẩn soạn ngay chỉ thị quân uỷ Trung ương đệ trình ý kiến này cho bộ chính trị.

Ý kiến này cũng đề nghị tướng Dũng thay tướng Giáp trong chức vụ bí thư quân uỷ Trung ương.

Vì sao tướng Văn Tiến Dũng lại ủng hộ ý kiến đầy mạo hiểm ấy của ông Lê Duẩn? Tướng Giáp có mất quyền chỉ huy không? Ông Hồ Chí Minh quyết định ra sao? Trong một bài phát thanh sau này chúng tôi sẽ tường trình tiếp cùng quý vị bài thuyết trình của nhà nghiên cứu Merle Pribbenow, cựu chuyên viên của Cục tình báo Trung ương Hoa Kỳ. Mong quý vị đón nghe.
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #53 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2008, 06:44:58 am »

Đan vào đó là sự xung khắc giữa hai nhân vật cốt yếu của chế độ: Tổng Bí thư Lê Duẩn và tướng Võ Nguyên Giáp, với cái bóng mờ của chủ tịch Hồ Chí Minh thấp thoáng quanh đó, cùng bóng đen của tứơng Văn Tiến Dũng bên dưới ông Võ Nguyên Giáp nhưng lại ở sau lưng ông Lê Duẩn.

Bài thuyết trình của ông Merle Pribbenow tuần trước kể tới đoạn ông Dũng qua mặt ông Giáp, đi thẳng với ông Duẩn và đề nghị tung ra cuộc tổng công kích và tổng nổi dậy trong năm 1968, tuy ông Hồ và ông Giáp cùng nhiều uỷ viên Bộ Chính Trị đều khuyến cáo phải gây tổn thất nặng cho lực lượng Mỹ và đánh tê liệt phần lớn quân đội Việt Nam Cộng Hoà trước đã.

Ông Merle Pribbenow nguyên là chuyên viên của cơ quan tình báo Mỹ CIA, nay là một nhà nghiên cứu độc lập, tham dự cuộc hội thảo do Trung tâm Việt Nam tổ chức, về đề tài 40 năm cuộc tổng tấn công Tết Mậu thân. Nhà nghiên cứu nói tiếp:

Kế hoạch quân sự mạo hiểm

Tại sao tướng Văn Tiến Dũng lại chấp nhận một kế hoạch mạo hiểm như thế? Có thể là vì trước đây thì trách nhiệm thắng bại của kế hoạch nằm trọn trên vai các tướng lãnh, nhưng nay đã có giới lãnh đạo chính trị gánh vác phần lớn trách nhiệm ấy.

Thắng hay bại, mọi người sẽ nhìn vào tổng bí thư Lê Duẩn. Đây không phải lần đầu tiên mà giới tướng lãnh nhắm mắt nghe theo những gì giới chính trị đặt lên đầu họ. Kế hoạch liều lĩnh này đã gạt bỏ những hậu quả có thể gây ra do sự đốt giai đoạn, bỏ qua điều kiện tiên quyết về quân sự.

Quý vị đang nghe thuật lại bài thuyết trình của một nhà nghiên cứu, về những hoạt động của Bộ Chính Trị và quân uỷ Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam để chuẩn bị cho chiến dịch Tết Mậu thân 1968. Ngừơi cựu chuyên viên của CIA nói tiếp:

Bộ Chính Trị họp vào giữa tháng bảy 1967 để duyệt lại khung kế hoạch tổng công kích, tổng nổi dậy. Tướng Dũng không nói gì, trong khi ông Hồ Chí Minh nêu một số câu hỏi về tính khôn ngoan của kế hoạch này. Ông Hồ cho rằng đây là một kế họach không thực tế, và nhân dân không thể gánh vác nổi sự hy sinh quá lớn như vậy.

Những tài liệu có được, không viết gì về phản ứng của tướng Giáp, nhưng tin riêng cho hay tướng Giáp có phát biểu rằng không thể tung ra tổng công kích tổng nổi dậy khi mà lực lượng quân sự Mỹ Việt chưa bị tê liệt.

Nhưng bất chấp sự phản đối của ông Hồ, ông Giáp cùng một số uỷ viên khác, kế hoạch vẫn cứ tiến hành. Uỷ viên Phạm Hùng vào Nam thay tướng Nguyễn Chí Thanh mới từ trần. Ông Hùng đem theo kế hoạch của Lê Duẩn về cuộc tấn công vào các thành phố.

Những bất đồng trầm trọng

Cuối tháng 10 năm 1967, Bộ Chính Trị lại họp để duyệt kế hoạch đó. Cả ông Duẩn lẫn ông Giáp đều không dự họp, với lý do đang ở nước ngoài để chữa bệnh. Chữa bệnh có thể chỉ là cái cớ, thực ra thì hai người đã bất hoà trầm trọng, không muốn dự cùng hội nghị.

Trên thực tế thì tướng Giáp thấy là đã bị thua trong các cuộc tranh luận, ông ở lại Hungary đến mãi đầu tháng hai, lúc trận tổng công kích đã bắt đầu. Ông không công khai phản đối kế hoạch đó, nhưng chọn sự vắng mặt để tỏ mối bất đồng.

Sau năm ngày họp vào cuối tháng 10 đó, Bộ Chính Trị sửa một phần kế hoạch, không chấp thuận tiến hành cuộc tổng nổi dậy. Theo biên bản hội nghị thì Bộ Chính Trị quyết nghị hoãn việc đó lại, cho đến khi nào mà theo nguyên văn là “có thể lấy được ý kiến của các đồng chí lãnh đạo khác nữa”.

Điều này là muốn nói tới sự vắng mặt của các ông Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp và Hồ Chí Minh, ông Hồ cũng đang dưỡng bệnh tại Bắc Kinh. Ông Giáp thì không về để có thể nêu lại ý kiến, còn ông Hồ thì đã có ý kiến vào hội nghị tháng 7, nhưng không còn đủ quyền hạn để bác bỏ ý kiến của Lê Duẩn và quyết định khác đi.

Sau những cuộc họp để thảo luận và nghiên cứu thêm, Bộ Chính Trị họp lại vào tháng 12 năm 1967, chấp thuận kế hoạch, soạn nghị quyết để đưa ra Trung ương Đảng chuẩn thụân. Ông Hồ có về Hà Nội dự họp trong một thời gian ngắn ngủi, nhưng trở sang Trung Quốc ngay, tiếp tục chữa bệnh.

Những tác động của vụ Tết Mậu Thân

Tháng giêng 1968, chưa đầy một tháng trước khi cuộc tấn công Mậu thân nổ ra, Uỷ ban Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam họp hội nghị, chuẩn thuận nghị quyết của Bộ Chính Trị về kế hoạch tổng công kích tổng nổi dậy.

Trong diễn văn khai mạc hội nghị Trung ương Đảng, ông Lê Duẩn nói một số Uỷ viên không thể có mặt ngày hôm đó, và tướng Văn Tiến Dũng, chứ không phải tướng Giáp, sẽ trình bày kế hoạch.

Sau khi bàn luận, Hội nghị Trung ương đảng chấp thuận kế hoạch bằng nghị quyết số 14 Uỷ ban Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên một nguồn tin cho hay hôm đó ông Hồ Chí Minh bỏ phíếu trắng, để tỏ ý giữ lập trường phản đối như trước đây.

Nay, 40 năm sau, ta có thể nào xét xem quyết định của Lê Duẩn và Văn tiến Dũng về tổng công kích tổng nổi dậy năm 1968 là đúng hay sai? Hay tướng Giáp đã đúng khi phản đối quyết định ấy?

Ta được cái lợi về thời gian, là xem lại chuyện cũ với những diễn tiến và kết quả đã xong, có thể đưa kết luận về sự kiện. Trước hết, có thể nói ngay rằng sự ước tính tình hình của phe Cộng sản, và chiến lược chiến thuật được sử dụng khi tung ra cuộc tổng tấn công đó là hoàn toàn sai lầm.

Tuy nhiên Cộng sản Việt Nam cũng nhìn ra và tính toán được một số điều đúng. Họ kết luận đúng, là việc Hoa Kỳ sợ phải can thiệp quân sự lâu dài ở Việt Nam là điểm yếu lớn có thể khai thác được trong nỗ lực chiến tranh của phe đồng minh.

Kế tiếp, họ cũng tính toán chính xác rằng thời gian tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ trong năm 1968 là thời gian trọng yếu để quyết định cho chiến lược của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hoà trong tương lai.

Cái kết luận là chỉ có cách phải sử dụng một biện pháp khác thường mới có thể khai thác được cơ hội nỗ lực chiến tranh của đồng minh đang ở vào thời điểm bị chông chênh muốn lật, đã tỏ ra là vô cùng chính xác.

Tướng Văn Tiến Dũng cũng rất đúng khi cho rằng lực lượng Cộng sản không đủ khả năng mở những trận đánh lớn để gây thiệt hại nặng cho lực lượng đối phương, khi Bộ Chính Trị quyết định là phải nhanh chóng tìm thắng lợi.

Rốt cuộc, sau tất cả những thất bại về quân sự mà lực lượng Cộng sản phải gánh chịu trong trận tổng tấn công 1968, có một dữ kiện nổi bật. Đó là: trận Tết Mậu thân 1968 đã khiến Tổng thống Johnson và công luận Mỹ cho rằng không thể thắng cuộc chiến Việt Nam, mà đã đến lúc phải đàm phán tìm giải pháp để Hoa Kỳ rút quân.

Đó chính là khúc quanh của cuộc chiến, vào một thời điểm không thể quay lại.

Sau cùng, quan niệm của tướng Văn Tiến Dũng ít ra cũng có một điểm đúng. Đó là: đập tan ý chí chiến đấu của đối phương thì đối phương sẽ phải ngồi lại thương thuyết.
Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #54 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2008, 07:10:22 pm »

Cái chết của Tướng Nguyễn Chí Thanh

Trong cuộc phỏng vấn dành cho một tờ báo Việt Nam năm 2004, ông Dũng cho biết lúc tướng Thanh chết ông đã tìm gặp riêng Tổng Bí thư Lê Duẩn, đề nghị thay đổi kế hoạch quân sự cho mìên Nam. Như vậy là ông Dũng đã qua mặt và hành động qua đầu ông Giáp, với người thích hợp nhất cho việc đó là ông Lê Duẩn.
Tướng Dũng mất năm 2002? Tôi nhớ bên ttvn, topic về tướng lĩnh trong chiến tranh VN có nói mà???

Đại tướng Văn Tiến Dũng (2 tháng 5, 1917 – 17 tháng 3, 2002)
http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n_Ti%E1%BA%BFn_D%C5%A9ng

Hiểu cái này như thế nào đây?
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #55 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2008, 07:48:52 pm »

Cảm ơn bác rongxanh đã chỉ ra chi tiết này. Thông tin này chỉ là tường thuật lại của RFA. Tôi cũng muốn biết trong nguyên bản cái báo cáo kia thì chi tiết này viết thế nào. Trong khi chưa có nguyên bản thì tôi nghĩ có thể giả định là lỗi typo, hoặc tờ báo Việt Nam kia phỏng vấn ông Dũng từ trước nhưng đến năm 2004 mới đăng?
Logged
napoleongVI
Thành viên
*
Bài viết: 6


« Trả lời #56 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2008, 11:40:29 am »

Nói thật ,cuộc tổng tấn công mậu thân 68 của ta được nói nhiều rồi,mình thấy tóm tắt lại như sau:
( chúng ta ở đây là VC nha)
-Chúng ta giành thắng lợi lớn về mặt chính trị,ngoại giao ( gây tiếng vang lớn,làm Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán với ta,tranh thủ sự ủng hộ cuat nhân dân tiến bộ thế giới,phong trào phản đối chiến tranh VN ở Mỹ nói riêng và trên thế giới nói chung lên cao)
-Về quân sự :
  +Thắng lợi lớn về mặt chiến lược : Mỹ phải hạn chế rồi dẫn đến ngừng ném bom MB,phải rút dần quân về nước,phá sản chiến tranh cục bộ,tinh thần binh lính và sỹ quan Mỹ,VNCH xuống thấp
  +Tuy nhiên chúng ta cũng găpk những tổn thất ( có thể nói là thất bại ) nặng nề :
      .Các tổ chức cơ sở cách mạng trong lòng địch mà ta mất công gây dựng bị mất rất nhiều : hi sinh,bị   địch bắt ,ra hàng,sợ quá nên nằm im
      .Các đơn vị vũ trang bị thiệt hại nặng,nhiều căn cứ,khu vực đứng chân của ta bị địch chiếm ,sau mậu thân phần lớn các đơn vị chủ lực phải ra MB chỉnh đốn,xây dựng lại
      .Ảnh hưởng tâm lý lớn đến nhân dân,cán bộ chiến sỹ ( năm 75 ta tổng tiến công,nhiều ngườ dân vẫn không dám giúp đỡ bộ đội ta ( lúc đầu của cuộc tổng tiến công ) vì sợ ta chỉ đánh như năm mậu thân,sau đó phải rút lui thì họ bị VNCH trả thù)
     .Cách mạng miền nam VN đi vào thời kì gian khổ nhất :thời kì 68-71,nhiều nơi phải xây dựng lại từ đầu,trong thời kì này ta chủ yếu là chống địch tấn công,xây dựng lại lực lượng ( không thấy nói nhiều đến các trận đánh lớn cỡ trung đoàn trở lên trong thời kì này ( không tính đường 9 Nam Lào và chiến tranh Cam năm 70)
     .1 Tổn thất nặng nề nữa là vì chuyện mậu thân mà bệnh tình Hồ Chủ Tịch càng nặng và đã mất năm 69 ( cái này chính xác,thằng nào không biết thì im)
Nói chung mậu thân thì chắc chắn phải đánh ,nhưng cách đánh,phương châm chỉ đạo thì có vấn đề,ở đây là chủ quan,nóng vội ( đòi giải phóng miền nam trong khi vẫn còn quân Mỹ ở đây,lực lượng ít hơn mà đề ra mục tiêu đánh chiếm giữ luôn),theo e biết thì Bác Hồ mình với tướng Giáp chỉ muốn ta tống tấn công vào nội đô xong sẽ rút ra ngoại ô,nông thôn ,các căn cứ để bảo toàn lực lượng,bảo vệ các vùng nông thôn ta mới giải phóng ( vì chắc chắn dù quân có đông hơn gấp 3 lần lúc đó cũng không thể giải phóng được MN nếu Mỹ chưa rút về nước ,thế nên mới có câu : đánh cho Mỹ cút,đánh cho ngụy nhào ,Mỹ có cút thì ngụy nó mới nhào.Tuy chúng ta là người thắng nhưng cũng phải công nhận lính VNCH đánh nhau cũng ok,nhất là sư dù chiến lược của nó,năm 72 cứu An Lộc,chiếm lại Kom Tum,rồi lại ra Huế,Quảng Trị ( năm 75 khi ta đánh Buôn Ma Thuột,cũng phải nghiên cứu kĩ,tìm cách phân tán thằng này ,không cho nó có lực lượng lên cứu Tây Nguyên ( đưa lên được có 1-2 tiểu đoàn dù )
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Sáu, 2008, 08:59:42 am gửi bởi Tunguska » Logged
phuong nam
Thành viên
*
Bài viết: 90


« Trả lời #57 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2008, 01:22:11 pm »

Nói thật ,cuộc tổng tấn công mậu thân 68 của ta được nói nhiều rồi,mình thấy tóm tắt lại như sau:
( chúng ta ở đây là VC nha)
-Chúng ta giành thắng lợi lớn về mặt chính trị,ngoại giao ( gây tiếng vang lớn,làm Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán với ta,tranh thủ sự ủng hộ cuat nhân dân tiến bộ thế giới,phong trào phản đối chiến tranh VN ở Mỹ nói riêng và trên thế giới nói chung lên cao)
-Về quân sự :
  +Thắng lợi lớn về mặt chiến lược : Mỹ phải hạn chế rồi dẫn đến ngừng ném bom MB,phải rút dần quân về nước,phá sản chiến tranh cục bộ,tinh thần binh lính và sỹ quan Mỹ,ngụy xuống thấp
  +Tuy nhiên chúng ta cũng găpk những tổn thất ( có thể nói là thất bại ) nặng nề :
      .Các tổ chức cơ sở cách mạng trong lòng địch mà ta mất công gây dựng bị mất rất nhiều : hi sinh,bị   địch bắt ,ra hàng,sợ quá nên nằm im
      .Các đơn vị vũ trang bị thiệt hại nặng,nhiều căn cứ,khu vực đứng chân của ta bị địch chiếm ,sau mậu thân phần lớn các đơn vị chủ lực phải ra MB chỉnh đốn,xây dựng lại
      .Ảnh hưởng tâm lý lớn đến nhân dân,cán bộ chiến sỹ ( năm 75 ta tổng tiến công,nhiều ngườ dân vẫn không dám giúp đỡ bộ đội ta ( lúc đầu của cuộc tổng tiến công ) vì sợ ta chỉ đánh như năm mậu thân,sau đó phải rút lui thì họ bị ngụy trả thù)
     .Cách mạng miền nam VN đi vào thời kì gian khổ nhất :thời kì 68-71,nhiều nơi phải xây dựng lại từ đầu,trong thời kì này ta chủ yếu là chống địch tấn công,xây dựng lại lực lượng ( không thấy nói nhiều đến các trận đánh lớn cỡ trung đoàn trở lên trong thời kì này ( không tính đường 9 Nam Lào và chiến tranh Cam năm 70)
     .1 Tổn thất nặng nề nữa là vì chuyện mậu thân mà bệnh tình Hồ Chủ Tịch càng nặng và đã mất năm 69 ( cái này chính xác,thằng nào không biết thì im)
Nói chung mậu thân thì chắc chắn phải đánh ,nhưng cách đánh,phương châm chỉ đạo thì có vấn đề,ở đây là chủ quan,nóng vội ( đòi giải phóng miền nam trong khi vẫn còn quân Mỹ ở đây,lực lượng ít hơn mà đề ra mục tiêu đánh chiếm giữ luôn),theo e biết thì Bác Hồ mình với tướng Giáp chỉ muốn ta tống tấn công vào nội đô xong sẽ rút ra ngoại ô,nông thôn ,các căn cứ để bảo toàn lực lượng,bảo vệ các vùng nông thôn ta mới giải phóng ( vì chắc chắn dù quân có đông hơn gấp 3 lần lúc đó cũng không thể giải phóng được MN nếu Mỹ chưa rút về nước ,thế nên mới có câu : đánh cho Mỹ cút,đánh cho ngụy nhào ,Mỹ có cút thì ngụy nó mới nhào.Tuy chúng ta là người thắng nhưng cũng phải công nhận lính VNCH đánh nhau cũng ok,nhất là sư dù chiến lược của nó,năm 72 cứu An Lộc,chiếm lại Kom Tum,rồi lại ra Huế,Quảng Trị ( năm 75 khi ta đánh Buôn Ma Thuột,cũng phải nghiên cứu kĩ,tìm cách phân tán thằng này ,không cho nó có lực lượng lên cứu Tây Nguyên ( đưa lên được có 1-2 tiểu đoàn dù )
bác cho dẫn chứng đi, trừ khi bác là bác sĩ, thư ký riêng của Cụ Hồ, nhưng qua ngôn ngữ của bác em thấy bác chưa đủ tuổi làm cháu các cụ ấy
Logged
yeulichsu1982
Thành viên
*
Bài viết: 27


« Trả lời #58 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2008, 03:37:18 pm »

Đột nhập Sài Gòn
Trong những ngày này, cả nước đang chuẩn bị đón Xuân 2008, chúng tôi được về thăm vùng đất thép Củ Chi, gặp gỡ những người mà những ngày tết 40 năm về trước đã tham gia chuyển bộ đội, cán bộ ta vào thành phố Sài Gòn, trong Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968.


Bác Trần Trọng Tân, nguyên Trưởng ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương, một trong những người lãnh đạo một mũi tấn công của T.4 vào nội thành Sài Gòn trong mùa xuân 1968 kể lại: “Lúc đó Khu ủy Sài Gòn - Gia Định (T4) chỉ đạo mỗi cán bộ khi vào đến nội ô Sài Gòn phải nắm và hiểu cho được sự ủng hộ của nhân dân thành phố với cách mạng. Khi tôi được tổ chức bố trí vào ở trong nhà một công nhân cơ sở ta tại nội ô, hỏi các anh công nhân và nhiều người trong xóm mới thấy được sức sáng tạo của nhiều bà con ta khi được biết kế hoạch táo bạo này. Một anh công nhân cho biết cách đánh phá các đường dây điện của Mỹ là tạo tiếng nổ đơn giản, dễ làm, song tiếng vang lại rất lớn, nhất là lúc giao thừa đang về”.

Ở Sài Gòn-Gia Định, chiến dịch đợt 1 được phân thành hai cao điểm: cao điểm 1 từ 31-1-1968 đến 12-2-1968; cao điểm 2 từ 17-2-1968 đến 25-2-1968. Ngay giờ phút đầu, từ yếu tố bất ngờ, chúng đã bị ta đánh vào nhiều địa điểm và bị thiệt hại nặng. Từ nhiều hướng, các cánh quân bí mật của cách mạng đã áp sát vào đô thành Sài Gòn, nhất là bộ đội Biệt động thành, các tiểu đoàn vào ngay trước Tết, được bà con Sài Gòn hỗ trợ, đã bám ngay các nhà dân chờ giờ G. Các loại vũ khí được bố trí trên nhiều loại phương tiện do chính nhân dân Sài Gòn và các tỉnh xung quanh sáng tạo mọi cách để đưa vào nội đô. Đại tá Tư Chu, Tư lệnh Bộ đội Biệt động thành cho biết: “Có những đám ma, với đủ người, quan tài, chạy công khai từ ngoại ô vào trung tâm thành phố. Song trong quan tài không phải người chết, mà cũng có đủ người mặc áo tang đưa khóc. trong quan tài là súng, vũ khí cho bộ đội ta”.

Kế hoạch của từng mũi phải tính cho được sự an toàn cho nhân dân trong đêm đón Tết, lối đi lại, cách chuyên chở vũ khí, bảo đảm an toàn, nhanh chóng nhất. Nhân dân Sài Gòn đã sát cánh với lực lượng bảo vệ, đưa chuyển người, vũ khí, chỉ đường các mục tiêu nhanh chóng, an toàn và đúng kế hoạch nhất.

Anh Trần Trung Sơn, nguyên Phó văn phòng Ban Tư tưởng-Văn hóa Thành ủy, người được lãnh đạo Ban Tuyên huấn Khu ủy Sài Gòn – Gia Định cử vào tuyến nội ô từ trước Tết Mậu Thân cho biết: “Lãnh đạo Ban Tuyên huấn Khu ủy đã chuẩn bị rất kỹ cho các hướng của khối thông tấn, báo chí, tuyên truyền, văn nghệ sĩ… của Ban Tuyên huấn Khu ủy khi vào bí mật trong nội thành. Mọi cán bộ các khối của Ban Tuyên huấn Khu ủy vào nội thành được cơ sở của ta bố trí cho ăn nghỉ tại các nhà dân và được nhân dân nuôi chứa rất an toàn, bí mật tuyệt đối”.

Có một mũi chị em Biệt động Thành tranh thủ ngay đêm 30 Tết của ngày Tổng tiến công cùng bà con chợ Bến Thành ủng hộ, bắc một bàn nhỏ và đứng diễn thuyết, rồi đọc bài ca chúc Xuân Mậu Thân của Bác gửi cả nước và đồng bào miền Nam. Chị Hồng Nga, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Lê Thị Riêng trong đêm đó đã đọc cho bà con nghe bài chúc tết:

Xuân này hơn hẳn mấy

Xuân qua

Thắng trận tin vui khắp

nước nhà

Nam-Bắc thi đua đánh giặc Mỹ

Tiến lên!

Toàn thắng ắt về ta!

Có những nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, cán bộ của Ban Tuyên huấn Khu ủy Sài Gòn – Gia Định, bây giờ vẫn chưa quên hình ảnh nhân dân đã che chở họ và bộ đội vào thành phố yên tâm chờ giờ “G” để lao vào cuộc Tổng tiến công và nổi dậy cùng nhân dân Sài Gòn. Nhiều người đã nằm lại với Sài Gòn như nhà thơ Lê Anh Xuân, họa sĩ Dương Hoàng Anh… Tiến sĩ Trang Phượng, Bí thư Đảng đoàn Liên hiệp văn học-nghệ thuật thành phố, xúc động nói: “Khi chúng tôi về Sài Gòn, anh Hoàng Anh đang chuẩn bị cùng anh em họa sĩ, chiến sĩ của Ban tuyên huấn T4 vào cuộc, thì anh lại trúng đạn của địch ngay tại khúc sông bộ đội ta và anh em văn nghệ sĩ vừa vượt qua. Lấy tấm võng dù của mình đắp lên thi hài anh ngay trước khi xuân đang về, chúng tôi lòng ai cũng đau đớn…”.

Nhà văn Lê Văn Thảo, Tổng thư ký Hội nhà văn TP Hồ Chí Minh nhớ lại những trận đánh từ sáng tới chiều mà anh em văn nghệ sĩ của T4 không ai từ bỏ chiến trường. Nhà thơ Lê Anh Xuân, trong một trận chiến đấu tại ấp Phước Quảng, xã Phước Lợi (nay là Gò Đen) đã nằm lại cùng với mảnh đất quê hương anh, ngay khi xuân đang về trên đất Nam Bộ.

Những nhà văn, nhà thơ, cán bộ của Ban Tuyên huấn Khu ủy Sài Gòn - Gia Định tham gia Tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968, nay trẻ nhất tuổi cũng đã lục tuần, tóc đã bạc. Họ đã đi vào cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, sáng tác nên những áng văn, câu thơ bất hủ cho Tổ quốc và nhân dân.
Nguồn- Báo Quân đội nhân dân
Logged
yeulichsu1982
Thành viên
*
Bài viết: 27


« Trả lời #59 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2008, 03:40:03 pm »

Mùa xuân của lòng quả cảm, đức hy sinh anh dũng
Đến cuối năm 1967, đơn vị chúng tôi đã vượt sông Bến Hải vào chiến trường Trị Thiên, chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Khi đó, tôi là tiểu đội trưởng, tinh thần xung phong chiến đấu, ra mặt trận của bộ đội rất cao. Mặt trận Đường 9-Khe Sanh ác liệt, ta tổ chức vây ép Khe Sanh, phối hợp với đồng bằng và thành phố… Chúng tôi đã đánh nhiều trận, đã vượt qua rất nhiều cửa mở, mà cửa mở nào cũng có cán bộ, chiến sĩ ta ngã xuống. Nhiều đêm, hơn bảy mươi tay súng vào cứ điểm, trở về còn ba, bốn người… Có trận, chúng tôi bị “phơi áo” trước hỏa điểm của địch, nhưng vẫn không nao núng, tìm mọi cách tiến lên. Tôi còn nhớ rõ các chiến sĩ trong tiểu đội như Hoàng Văn Tu, Nguyễn Văn Những v.v.. đã vĩnh viễn nằm lại trên hàng rào dây thép gai. Anh Sự, cán bộ đại đội, anh Hồng, chính trị viên luôn theo sát bộ đội, chỉ huy từng trận đánh giành thắng lợi, nhưng rồi, các anh cũng đã nằm lại… Chúng tôi chiến đấu ở một hướng của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, đêm đêm lắng nghe tin tức qua radio, qua bản tin chiến sự của đài Tiếng nói Việt Nam, hướng về đồng bằng và thành phố, lòng như có lửa đốt…

Cuộc chiến đấu ở chiến trường Trị Thiên Xuân Mậu Thân đã làm tôi trưởng thành lên rất nhiều. Đến bây giờ, đã có nhiều đánh giá về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của các nhà nghiên cứu quân sự, chính trị trong và ngoài nước, riêng tôi cho rằng, Mậu Thân 1968 đã giáng cho Mỹ một đòn quân sự-chính trị đích đáng; nhiều thành phố, đô thị ta đã chiếm giữ được trong một thời gian; phong trào nhân dân nổi dậy thành lập chính quyền cách mạng rộng khắp v.v.. đã dẫn đến buộc Mỹ phải thay đổi chiến lược, phải ngồi vào bàn đàm phán hội nghị Pa-ri về vấn đề hòa bình ở Việt Nam… Thông qua cuộc tiến công này, ta đã có thêm nhiều kinh nghiệm tổ chức, chỉ đạo tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, chỉ huy quân đội và nghệ thuật chiến dịch, cũng như vấn đề huy động sức người, sức của cho chiến tranh giải phóng. Mậu Thân 1968 là cuộc tổng duyệt lớn để tiến đến mùa Xuân toàn thắng 1975.

Ấn tượng còn mãi trong tôi đến bây giờ, ký ức không bao giờ quên về mùa Xuân Mậu Thân 1968 là trong ác liệt, khói lửa chiến tranh ngút trời, tinh thần chiến đấu, lòng quả cảm, đức hy sinh của bộ đội và nhân dân luôn ngời sáng. Đó chính là nhân tố đã làm nên một mùa Xuân lịch sử…
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM