Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:06:28 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sửa lỗi, đính chính các thông tin trong sách  (Đọc 39942 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #10 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2008, 02:37:36 pm »

Nhiều đơn vị thông tin được tặng thưởng huân chương; nhiều cán bộ, chiến sĩ thông tin được khen thưởng. Điển hình là tiểu đội trưởng thông tin sư đoàn 5 Nguyễn Thế Cự, trong trận Lộc Ninh, mặc dầu địch đánh phá rất ác liệt, đường dây bị đứt nhiều lần, đã vượt qua bom đạn đi nối chữa kịp thời. Có lần bị bom nổ gần, đất lấp kín người, đồng chí bị ngất đi nhưng khi tỉnh dậy lại đã tiếp tục làm nhiệm vụ, phục vụ cho chỉ huy chiến đấu đạt hiệu quả cao. Có lần ở sở chỉ huy một quả bom bi rơi trúng hầm, đồng chí đã nhanh chóng nằm đè lên quả bom để bảo vệ tính mạng cho cấp trên và đồng đội.

Qua phục vụ cho chỉ huy chiến dịch, cơ quan thông tin đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích và thiết thực. Những bài học đó là: quán triệt đầy đủ nhiệm vụ, phương châm và cách đánh chiến dịch, yêu cầu chỉ huy để tổ chức, sử dụng thông tin liên lạc cho sát hợp; tổ chức, sử dụng khéo léo các phương tiện thông tin hiện có, phát huy cao độ tính năng các phương tiện đó để bảo đảm cho chỉ huy thông suốt trong từng đợt chiến dịch; vừa phục vụ tác chiến vừa xây dựng lực lượng để bảo đảm chiến đấu liên tục vừa hết sức coi trọng công tác giáo dục, động viên chính trị, xây dựng và củng cố quyết tâm để hoàn thành nhiệm vụ trong bất cứ tình huống khó khăn nào.

Những bài học kinh nghiệm đó đã thực sự góp phần xây dựng các đơn vị thông tin Miền nhanh chóng trưởng thành, phục vụ tốt hơn cho các chiến dịch sau.

Phối hợp với các chiến trường Trị - Thiên và miền Đồng Nam Bộ, ngày 24 tháng 4 năm 1972, cuộc tiến công chiến lược ở chiến trường Tây Nguyên bắt đầu với trận trên chốt tiêu diệt địch ở Đắc Tô, Tân Cảnh, giải phóng phía bắc tỉnh Công Tum.

Cơ quan và phân đội thông tin Bộ Tư lệnh B3 đã có những phát triển mới (Chú thích: Cơ quan thông tin B3, sau khi đồng chí Phan Hoan - Chủ nhiệm thông tin chuyển công tác khác, đồng chí Lưu Phúc Thảo được chỉ định thay thế, đồng chí Hồ Trọng Tuyến làm phó chủ nhiệm và đồng chí Đào Phố cán bộ phái viên của Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc được chỉ định làm phó chủ nhiệm.). Được Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc tăng cường lực lượng (Chú thích: Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc tăng cường cho B3 một tiểu đoàn thông tin hỗn hợp gồm hai đại đội hữu tuyến điện, một đại đội vô tuyến điện, hai trung đội thông tin chuyển đạt), bộ đội thông tin liên lạc phục vụ ở sở chỉ huy chiến dịch có hai tiểu đoàn: tiểu đoàn 26 vô tuyến điện, tiểu đoàn 2 hữu tuyến điện và thông tin chuyển đạt. Trong chiến dịch này, lần đầu tiên cơ quan thông tin tổ chức, sử dụng hữu tuyến điện có thiết bị máy tải ba TCT1-2, đã bảo đảm cho chỉ huy thông suốt và vững chắc từ sở chỉ huy chiến dịch đến các đơn vị tiến công địch ở Đắc Tô.

Về vô tuyến điện, đã tổ chức 3 cụm điện đài: hai cụm mỗi cụm có 10 điện đài 15W và 1 máy thu) đảm nhiệm liên lạc giữa sở chỉ huy chiến dịch với các đơn vị tham gia chiến dịch và hiệp đồng chiến đấu; một cụm (có bốn điện đài) để chỉ huy các đơn vị pháo binh và các đội trinh sát. Nhờ tổ chức hệ thống thông tin liên lạc chặt chẽ, nên đã bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt từ đầu đến cuối chiến dịch, góp phần hoàn thành nhiệm vụ tác chiến ở Mặt trận B3 trong cuộc tiến công chiến lược 1972.

Ở chiến trường Lào, tháng 5 năm 1972 lần đầu tiên bộ đội tình nguyện Việt Nam cùng với lực lượng vũ trang cách mạng Lào tổ chức và thực hành phòng ngự quy mô chiến dịch trên địa bàn Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, giành được thắng lợi lớn. Cơ quan và phân đội thông tin chiến dịch do lực lượng thông tin Quân khu Tây Bắc phụ trách gồm cơ quan và tiểu đoàn thông tin 16 sư đoàn 316 được tăng cường một số phân đội của tiểu đoàn thông tin 26 trực thuộc Quân khu (Chú thích: Gồm tất cả là 2 đại đội vô tuyến điện, 2 đại đội hữu tuyến điện, 2 trung đội thông tin chuyển đạt, trang bị 22 điện đài 15W, 20 máy 2W, 3 máy thu P139, 22 đầu tải ba TCT 1-2, 2 tổng đài 40 số 2 tổng đài 20 số, 11 tổng đài 10 số, 250km dây bọc). Ngoài ra, Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc còn điều động một đại đội thuộc trung đoàn 132 thông tin hữu tuyến dây trần xây dựng một tuyến trục bằng cáp bọc cao su trong địa bàn chiến dịch và giao cho Bộ Tư lệnh chiến dịch sử dụng.

Cơ quan thông tin, lần đầu tiên tổ chức một hệ thống thông tin liên lạc cho chỉ huy chiến dịch phòng ngự, đã xác định lấy hữu tuyến điện là phương tiện thông tin chủ yếu, vô tuyến điện sóng ngắn và sóng cực ngắn là phương tiện rất quan trọng, kết hợp với sử dụng rộng rãi thông tin chuyển đạt để bảo đảm cho chỉ huy và hiệp đồng chiến đấu trong chiến dịch. Tuyến cáp do Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc xây dựng và bàn giao cho chiến dịch, kết hợp với các tuyến nhánh do phân đội thông tin chiến dịch triển khai đã hình thành một trục dọc và nhiều trục ngang từ sở chỉ huy phía sau ra sở chỉ huy cơ bản và ba vị trí đặt sở chỉ huy phía trước với sáu trạm cơ vụ dã chiến, thực sự trở thành tuyến xương sống của hệ thống thông tin liên lạc chiến dịch.

Về vô tuyến điện sóng ngắn, đã tổ chức liên lạc với Bộ Tổng Tham mưu và Quân khu Tây Bắc, với các đơn vị bộ binh (sư đoàn 316, sư đoàn 312, trung đoàn 148, trung đoàn 174, trung đoàn 866, tiểu đoàn 88, đại đội 335) với các đơn vị binh chủng (pháo binh, cao xạ, tăng - thiết giáp) và vượt cấp xuống các tiểu đoàn bộ binh. Hệ thống thông tin liên lạc đó đã bảo đảm cho chỉ huy thông suốt từ Bộ Tổng Tham mưu xuống Bộ Tư lệnh chiến dịch, từ Bộ Tư lệnh chiến dịch đến các đơn vị cũng như hiệp đồng với Bộ Tư lệnh quân khu của bạn trong suốt thời gian từ đầu đến cuối chiến dịch, góp phần đánh bại hoàn toàn cuộc tiến công quy mô lớn nhất của địch với công thức: quân ngụy Lào + quân đánh thuê Thái Lan + không quân và hậu cần Mỹ; bảo vệ vững chắc địa bàn chiến lược Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. (Chú thích: Kết quả là đã diệt trên 6.000 tên, bắt 179 tên, đánh thiệt hại nặng 3GM Mẹo Vàng Pao (21, 23, 26), 3 tiểu đoàn quân Thái Lan (BC18, 609, 619), đánh thiệt hại 5GM khác, thu trên 850 súng các loại trong đó có 4 khẩu pháo 105mm), bắn rơi 38 máy bay.)

Qua phục vụ cho chỉ huy chiến dịch, Bộ Tư lệnh Binh chủng cũng như cơ quan thông tin Quân khu Tây Bắc đã rút ra được nhiều kinh nghiệm về tổ chức, sử dụng thông tin liên lạc trong chiến dịch phòng ngự. Những kinh nghiệm đó là: nắm được chắc tính chất, đặc điểm, quyết tâm và kế hoạch tác chiến của chiến dịch phòng ngự để xây dựng kế hoạch bảo đảm thông tin liên lạc hợp lý, khoa học, đáp ứng yêu cầu không những cho chỉ huy giữ vững các trận địa, mà còn chỉ huy các đơn vị thực hành phản kích ở nhiều khu vực khác nhau trên địa bàn chiến dịch, phát huy cao độ tác dụng của hữu tuyến điện, tổ chức vững chắc nhưng lại hết sức cơ động để bảo đảm cho chỉ huy chiến đấu dài ngày, dưới hỏa lực ác liệt của phi pháo địch; tổ chức và sử dụng kết hợp các phương tiện thông tin với nhau để bảo đảm cho chỉ huy vượt cấp xuống các tiểu đoàn khi cần thiết.

Những kinh nghiệm đó đã được tổng kết, làm phong phú thêm nghệ thuật tổ chức, sử dụng thông tin liên lạc trong các loại hình chiến dịch ở Việt Nam và làm cơ sở để xây dựng lý luận về tổ chức, sử dụng thông tin liên lạc trong tác chiến phòng ngự của lực lượng vũ trang nhân dân ta.


Đây là đại đội 15 thuộc trung đoàn 134 chứ không phải trung đoàn 132. Đại đội đã được tuyên dương là Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân đầu năm 1976.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Mười Một, 2008, 02:40:46 pm gửi bởi linh thong tin » Logged
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #11 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2008, 02:49:19 pm »

@ Bác linh thong tin:
Đây là CAT thư viện nên chỉ dùng để số hoá các tài liệu được xuất bản chính thức. Các nội dung trong CAT này có thể có thông tin chưa chuẩn xác về mặt nội dung hay ngữ pháp. Đối với nội dung, các tác giả số hoá cố gắng đưa trung thực nội dung lấy từ tài liệu gốc. Nếu phát hiện các lỗi về nội dung hay ngữ pháp, bác có thể thông báo tại mục sau: Sửa lỗi đánh máy một số chủ đề trong CAT Thư viện (bác nhấn chuột vào tên mục để tới địa chỉ thông báo)

PS: Mod chuyển giúp 2 bài này vào mục phù hợp
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #12 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2008, 04:31:22 pm »

Cám ơn bác Buff.

Bác linhthongtin, em đã kiểm tra lại bản gốc, họ viết là trung đoàn 132 bác ạ. Có lẽ đây là lỗi của ban biên tập sách. Cám ơn bác đã phát hiện chỗ chưa chính xác của sách.

Mod xoá hộ bài này nhé, để em còn post tiếp.
Logged
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #13 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2008, 06:43:16 pm »

@SaoVang: Bác cứ post tiếp cuốn sách đó đi, việc sai sót là do lỗi của ban biên tập kia mà. Em ở cơ quan cũng hay nghe kêu sách dạo này nhiều lỗi quá, sách của Nhà xuất bản QĐND đã được biên tập rất cẩn thận rồi vậy mà vẫn bị lỗi đánh máy. Huh
Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
anh71
Thành viên

Bài viết: 3



« Trả lời #14 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2008, 12:02:35 pm »

Gửi bạn ptlinh:Theo tôi được biết,vào tháng 6-1974 Thiếu tướng Vũ Lăng Cục trưởng CTC-BTTM được bổ nhiệm làm Tư lệnh mặt trận Tây Nguyên thay Trung tướng Hoàng Minh Thảo về làm phó tư lệnh Quân khu 5.Bộ tư lệnh Tây Nguyên (B3) lúc đó bao gồm những người sau: Vũ Lăng - Tư lệnh
                                                                               Đặng Vũ Hiệp - Chính ủy
                                                                               Vương Tuấn Kiệt - Phó tư lệnh kiêm tham mưu trưởng
-Tư liệu này được trích từ cuốn sách Lịch sử Bộ đội chủ lực Mặt trận Tây Nguyên và Quân đoàn 3 (1964-2005)

Logged

Hòa bình cho nhân loại
tantrao
Thành viên
*
Bài viết: 29


« Trả lời #15 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2009, 05:19:20 pm »

Trong lịch sử sư đoàn 325 tập 2 có nói về trận chiến đấu của tiểu đoàn 14 cao xạ tại miền tây Quảng Bình  vào ngày 18tháng 11 năm 1961,trong trận này chính trị viên đại đội Nguyễn Viêt Xuân khi bị thương còn đông viên bộ đội "nhăm thẳng quân thù mà bắn" .Sự kiên là đúng nhưng ngày tháng năm chưa chính xác, thưc tế là sự kiện trên xảy ra vào chiều ngày 18 tháng 11 nă 1964 .
Logged
VTD e1f2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 211


« Trả lời #16 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2009, 09:56:25 am »

Bác Sao vàng ơi ,Tôi là lính e1 f2 ,khi về đơn vị có học truyền thống ,thì năm 1972 ,đánh trận Tân cảnh , d1 có bắt sống đại tá Vi văn Bình sư phó 22  ,bắn chết sư trưởng 22  Lê tất Đạt .(Lịch sử trung đoàn 1 Ba gia cũng có ghi như thế ) .Nay đọc trang 13 Re này lại thấy ghi là e66 mt Tây nguyên bắt sư phó Vi văn Bình ..
Bác có thể giải thích tý được không ?
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Năm, 2009, 10:33:15 am gửi bởi vutrieuduongE1F2 » Logged
Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #17 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2009, 04:44:20 am »

Cuốn sách ở ĐÂY

Trích lời nói đầu của ban biên tập :
Cuốn sách "Lịch sử chiến dịch Trị-Thiên và chiến dịch Đà Nẵng Xuân 1975" đã kế thừa thành quả của các công trình nghiên cứu trước, đồng thời bằng phương pháp lịch sử là chủ yếu, cuốn sách trình bày rõ hơn về bối cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa hai chiến dịch và những bài học kinh nghiệm chủ yếu về chỉ đạo, chỉ huy chiến dịch, về công tác tổ chức chuẩn bị, về hiệp đồng chiến đấu của bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương...   
           

Tôi đã đọc nhiều cuốn sách viết về chiến dịch Trị _ Thiên năm 1975 như :
_ Thừa Thiên Huế xuân 1975_ Nhà xuất bản Thuận Hóa_2005
_  Chiến trường mới ( Hồi ức của Thượng Tướng Nguyễn Hữu An)_Nhà xuất bản QĐND_1995
_  Bắc Hải Vân xuân 1975_Ký sự của nhà văn Xuân Thiêu_Nhà xuất bản QĐND_1977
   
Và hôm nay đọc Lịch sử chiến dịch Trị-Thiên và chiến dịch Đà Nẵng Xuân 1975. Thực sự rất bức xúc về sự hời hợt, thiếu khách quan và rất nhiều sai sót trong cuốn sách này. Có nhiều điều tôi đọc mà không làm sao hiểu được và có một số điều tôi hiểu tác giả cũng chả hiểu gì vì phần lớn là lược lại theo cuốn ký sự của nhà văn Xuân thiều rổi đảo dưới lên trên và nhiều khi thành rất ngớ ngẩn về câu chữ. Nói chung là rất sạn, tôi xin nhặt ra một số ý sau:

1_ Tác giả không nắm rõ về địa danh và hời hợt trong trong nghiên cứu bản đồ :
-   Khu vực Tây Bắc Huế (Cổ Bi, Núi Gió, Sơn Na, Chúc Mao, An Đô, Lại Bằng), gồm trung đoàn 51 thuộc sư đoàn 1 bộ binh, cùng lực lượng địa phương quân, chi khu Hương Trà.

* Cổ Bi : trong cuốn sách là đất Phong Điền
- Trung đoàn 4 chủ lực của Quân khu thọc thẳng xuống Lại Bằng để chuẩn bị vượt sông Bồ tiến đánh vào tuyến phòng thủ Bắc Bình

* Lại Bằng là bên kia sông là đất Hương Trà, nếu đã ở Lại Bằng  rồi còn vượt sông làm chi.

* Tác giả cũng không hiểu về địa danh “ Hương Điền” cho nên trong bản đồ “ Diễn biến chiến dịch Trị _Thiên_Huế ” đã thể hiện  Hương Điền nằm chính ngay vị trí thị trấn Tứ Hạ trên quốc lộ 1A.
   Hương Điền mà cuốn sách nói đến chính xác phải nằm ở doi đất bên kia phá Tam Giang. Gần với hai thôn Thế Chí Đông và Thế Chí Tây. Trước 1975 ở chính quyền cũ Hương Điền ( nhiều người vẫn gọi là Hướng Điền ) là quận lỵ riêng không thuộc Phong Điền .
`Nếu đọc và theo bản đồ này thì mọi người có thể hiểu : tiểu đoàn 3 Quảng Trị  đã có mặt ở (Tứ Hạ) từ sáng ngày 24/3, nếu được thế chắc lữ 147 TQLC hết của chạy về Thuận An.
   Cũng chính cái ngợ ngợ ấy nên tác giả viết :
Tại huyện Phong Điền, ngày 23 tháng 3 năm 1975, các đội vũ trang công tác Phú Thạnh phối hợp với bộ đội tỉnh tiến công quân địch ở quận Hương Điền, phát động quần chúng nổi dậy giành chính quyền; vận động nhân dân Quảng Trị bị địch dồn vào Thừa Thiên không theo địch, trở về quê cũ.

* “bộ đội tỉnh” người đọc bình thường chắc chắn sẽ nghĩ là bộ đội tỉnh Thừa Thiên bởi Phong Điền là đất Thừa Thiên, thực chất vẫn là tiểu đoàn 3 Quảng Trị.

(còn tiếp)_ Chưa biết viết vào đâu nên tạm viết ở đây, sau các xếp điều chỉnh hộ
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Sáu, 2009, 07:57:06 am gửi bởi dongadoan » Logged
Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #18 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2009, 05:03:01 am »

      2  Không tham khảo tài liệu về đường Trường Sơn mà viết một cách rất bừa bãi
(1) Phía Tây, vùng rừng núi có đường số 15A, 15N từ miền Bắc qua đường 9 vào A Sầu, A Lưới nối với đường 14.
……..
(2)Về chuẩn bị đường cơ động, trên địa bàn Trị-Thiên, các lực lượng của Bộ và Quân khu đã tổ chức sửa chữa, nâng cấp, bắc cầu thông suốt trục đường số 1, từ Vĩnh Linh đến sông Thạch Hãn, trục đường số 9, từ Đông Hà đến Khe Sanh, Lao Bảo; sửa chữa, khôi phục đường 74, 71, 75 vào Cùa, làm tuyến đường từ Đông Hà đến Triệu Phong, từ Khe Sanh vào Lìa và tuyến đường 15N từ Cùa đi Ba Lòng
* Đọc hai đoạn về đường xá thấy nó đá nhau quá :

_(1) Đoạn này sai trầm trọng, đường 15N là đường song song với đường 14 xuất phát từ Cùa_Ba Lòng và gặp đường 71 ở Tam Dần. Đoạn sau (2) đúng với trường hợp đường 15 nhưng “ khôi phục đường 74, 71, 75 vào Cùa” lại càng sai . Tác giả lơ mơ cứ cắt dán đại mà không phân biệt được đúng sai
 

3 Những sai sõt khác
-   Cụ thể, Quân khu Trị-Thiên có ba trung đoàn bộ binh chủ lực; ba tiểu đoàn bộ binh độc lập; một tiểu đoàn đặc công; bộ đội địa phương hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên có sáu tiểu đoàn bộ binh và hai tiểu đoàn đặc công, cùng các đội công tác vũ trang
………
-   Quân khu còn có một lực lượng chủ lực khá mạnh gồm: ba trung đoàn bộ binh (4, 6, 271), 1 trung đoàn pháo binh cơ giới, một trung đoàn cao xạ, một trung đoàn công binh, một tiểu đoàn đặc công, một tiểu đoàn bộ binh đánh giao thông và một tiểu đoàn vận tải cơ giới...

* Hai đoạn trên cũng không thống nhất khi trình bày về lực lượng, chưa nêu cụ thể phiên hiệu các đơn vị   

-   Ở khu vực Bắc Thừa Thiên gồm các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, gồm Trung đoàn bộ binh 4 chủ lực Quân khu, một số mũi đặc công của Đại đội đặc công 25; Tiểu đoàn 15 thuộc Trung đoàn 4 chủ lực Quân khu; Tiểu đoàn 10 chủ lực tỉnh, bộ đội các huyện và thành Huế cùng 41 đội vũ trang công tác.

* Theo tác giả thì e4 có thêm tiểu đoàn 15 trực thuộc có nghĩa e4 có bốn tiểu đoàn bộ binh. Sai to, giá ngày ấy mà thêm 1 tiểu đoàn bộ binh thì e4 không phải bỏ Phổ Lại.
Tôi giải thích thế này : tiểu đoàn 15 và tiểu đoàn 1 của trung đoàn 4 chỉ là một. Nguyên nhân là thường anh em ở dưới và bên địa phương họ vẫn gọi là K15, nhưng trong đội hình e4 và báo cáo tác chiến lên trên thì phải theo cách gọi là tiểu đoàn 1. Nhiều khi kể cả trên nghe là K15 cũng hiểu là thiểu đoàn 1 nên Bác Xuân Thiều có bị lộn chỗ đó. Tác giả chuyên cắt dán, ăn theo nên cũng nhầm mà còn nhầm nặng hơn bác Thiều.

-    Tiểu đoàn 10 và Tiểu đoàn 15 hoạt động theo phương thức đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung cơ động linh hoạt để đánh địch, hỗ trợ trực tiếp cho các đội vũ trang công tác vừa đánh địch vừa phát động quần chúng nổi dậy phá kìm kẹp của địch. Ngoài ra, còn có Đại đội 12 bộ đội địa phương và hơn 100 du kích vùng miền núi tỉnh Thừa Thiên hoạt động chiến đấu ở giáp ranh để hỗ trợ cho đồng bằng.

Riêng hình thức hoạt động của K15, K10 tôi đọc mãi chả  hiểu,  bác nào trong QSVN quen biết tác giả hỏi giùm và giải thích khái niệm này. Câu này tôi nghe rất quen, đâu như thời chống Pháp nhưng không hiểu.


Về tổ chức chỉ huy, Bộ Tư lệnh Quân khu Trị-Thiên tổ chức thành hai bộ phận: Sở chỉ huy tiền phương và Sở chỉ huy cơ bản. Sở chỉ huy cơ bản ở Cốc Ba Bó, trực tiếp chỉ đạo, chỉ huy cánh Bắc Huế và Quảng Trị, đồng thời lo giải quyết việc hậu phương, gồm: đồng chí Hồ Tú Nam, Dương Bá Nuôi, Trần Văn Ân và các đồng chí đại diện địa phương (Nguyễn Vạn-Khu uỷ viên Trưởng ban dân vận; Nguyễn Trung Chính- Uỷ viên Thường vụ Tỉnh uỷ; Trịnh Đình Phung- Tỉnh đội phó).

  Sở chỉ huy tiền phương ở hướng trọng điểm, chỉ huy toàn bộ Mặt trận Nam Thừa Thiên, bao gồm cả khu vực đường 12, thành phố Huế và trực tiếp hiệp đồng với Quân đoàn 2. Sở chỉ huy tiền phương có các đồng chí: Lê Tự Đồng-Bí thư Đảng uỷ Mặt trận, Tư lệnh Quân khu; Nguyễn Văn Thanh (Thanh Quảng) - Phó chính uỷ; Nguyễn Chi - Tham mưu trưởng; Nguyễn Mạnh Thoa - Tham mưu phó.


*Hồ Tú Nam và Thanh Quảng đều là phó chính ủy  “ nghe quen quen các bác ạ”. Tôi thì cho bác này có thêm một nick thôi. thế mà tác giả phân mỗi Nick đi một nơi. Tôi nghĩ Tác giả tự tìm hiểu lại.
(còn tiếp)
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Sáu, 2009, 07:54:29 am gửi bởi dongadoan » Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #19 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2009, 06:30:57 am »

Cuốn này ở đâu ra vậy, quê Huh
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Sáu, 2009, 07:34:38 am gửi bởi dongadoan » Logged
Trang: « 1 2 3 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM