Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 06:44:43 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch Sử Quân Sự Việt Nam - Tập 2  (Đọc 106565 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #20 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2008, 07:39:01 pm »


2. Sự thành lập chính quyền tự chủ Trưng Vương

Dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng, cuộc khởi nghĩa địa phương đã phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng và nhanh chóng giành được thắng lợi. Các cuộc khởi nghĩa địa phương đã hoà nhập với nhau tạo thành một phong trào nổi dậy rộng lớn của quần chúng các thành phần Việt tộc ở phương Nam, đánh phá và lật đổ chính quyền đô hộ của đế chế Hán trên một vùng rộng lớn, bao gồm toàn bộ lãnh thổ Âu Lạc cũ.

Sách Thuỷ kinh chú cũng chép: “Con trai Lạc tướng Chu Diên tên là Thi (Sách) lấy con gái Lạc tướng Mê Linh tên là Trưng Trắc làm vợ. Trắc là người có can đảm dũng lược, cùng Thi khởi binh, đánh phá châu quận, hàng phục được các Lạc tướng; đều suy Tôn Trắc làm vua, đóng ở huyện Mê Linh, tha thuế hai năm cho dân hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân” (1).

Sự nổi dậy đồng loạt trong cuộc khởi nghĩa và chiến tranh do Hai Bà Trưng lãnh đạo phản ánh bước phát triển của tinh thần dân tộc của người Việt cổ, thể hiện sự thức tỉnh ý thức sống riêng theo lối riêng của các Lạc tướng và Lạc dân trong các bộ lạc hợp thành nước Âu Lạc cũ. Các Lạc tướng cùng con cái họ (tức là tầng lớp quý tộc Âu Lạc) và đại biểu của phong trào đã cùng nhau suy Tôn Trưng Trắc làm vua (Trưng Vương), đóng đô ở Mê Linh, giữa hai dãy núi hùng vĩ Ba Vì - Tam Đảo với sông Cái (Nhị hà) chảy ở trung tâm.

Đô Kỳ đóng cõi Mê Linh,
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta!

                                                                                                 (Đại Nam quốc sử diễn ca)

Kinh đô mới đóng tại Mê Linh, nghĩa là ở khu vực thuộc quyền cai trị trực tiếp của Hai Bà Trưng. Điều đáng chú ý là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng toả rộng và thành công ở trên 65 huyện thành, trong các vùng, không chỉ ở Giao Chỉ, Cửu Chân mà cả ở Nhật Nam, Hợp Phố, Nam Hải, Thương Ngô và Uất Lâm, tức là từ Quảng Đông, Quảng Tây đến tận Quảng Nam ngày nay, chính quyền đô hộ ở các quận huyện đều tan rã, các Lạc tướng Âu quân đều suy Tôn Trưng Trắc làm vua; thế nhưng Trưng Vương chỉ cai quản hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân, tức là chỉ trên lãnh thổ Âu Lạc cũ vốn là một liên minh các thủ lĩnh vùng miền Âu Việt - Lạc Việt.
 
Điều đó chứng tỏ kết cấu Âu Lạc là khá vững chắc trải qua nhiều thử thách gian nan của lịch sử, tinh thần cộng đồng của cư dân Âu Lạc là bền chặt, không chỉ trước đây, trong khởi nghĩa Hai Bà Trưng, mà cả mãi về sau cũng vậy.
 
Phong trào khởi nghĩa thành công, nhân dân suy Tôn Trưng Vương nắm quyền quản lý và lãnh đạo quốc gia độc lập Nhân dân Âu Lạc đã làm chủ vận mệnh đất nước, mong muốn đi theo một lối sống riêng của mình khác Hán. Đó là một niềm tự hào to lớn. Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết:

“Vua rất hùng dũng, đuổi Tô Định, dựng nước xưng vương”.  Sử gia Lê Văn Hưu cũng nói: “Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương vậy” (2).

 Hai Bà Trưng và hàng chục, hàng trăm nữ tướng, cả một đội ngũ đông đảo phụ nữ Việt Nam tham gia phong trào kháng Hán, góp phần tạo dựng truyền thống anh hùng bất khuất cho giới mình và cho cả dân tộc mình. Đó là một nét văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta đang được hình thành và phát triển trong lịch sử. Đó cũng là một biểu tượng hiếm có trong lịch sử thế giới cổ đại.


(1). Thủy kinh chú. Đoạn này Lịch Đạo Nguyên dẫn Giao châu ngoại vực ký để nói về huyện Mê Linh. Có ván bản chép là: “xá thuế” (tha thuê), cũng có văn bản chép là thu thuế được hai năm (?).
(2). Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, T. I, tr. 157.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #21 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2008, 07:44:21 pm »

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng vì vậy, trở thành một trang sử bất hủ của Việt Nam vào đầu công nguyên.  Sau hơn hai thế kỷ bị phong kiến phương Bắc đô hộ từ 179 TCN đến năm 40), nhân dân Âu Lạc đã giành lại độc lập, được sống trong tự do và làm chủ đất nước mình. Chính quyền Trưng Vương thành lập. “Cung điện” được xây dựng ở kinh đô Mê Linh (Vĩnh Phúc) (1).

Chính quyền Trưng Vương là  mầm mống đầu tiên của một chính quyền tự chủ, dựng lên trong quá trình đấu tranh chống ách thống trị của phong kiến Trung Hoa, trên cơ sở thắng lợi của phong trào dân chúng. Sử sách không cho ta rõ trong giai đoạn này Trưng Vương đã làm được những việc gì. Tuy nhiên, trong thời gian đó, các Lạc tướng vẫn cai quản nhân dân dưới quyền mình như cũ và toàn thể các Lạc tướng cũng phục tùng Trưng Vương.

Nếu như theo một số văn bản của Thuỷ kinh chú, Trưng Vương xá thuế hai năm cho nhân dân hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân thì Trưng Vương đã thực sự dựa vào dân để khôi phục lại sự nghiệp xưa của vua Hùng, vua Thục sau một thời kỳ dài bị bọn phong kiến ngoại bang Nô dịch và đồng hoá.

Thắng lợi to lớn của cuộc khởi nghĩa, việt Trưng Trắc xưng vương cùng với những chính sách của chính quyền mới là sự phủ định hiên ngang dối với những chính sách đồng hoá của chế độ đô hộ “Thiên triều’, đối với cái quyền uy “bình thiên hạ” của đế chế Hán.
 
Âu Lạc từ khi Triệu Đà thôn tính, bị sáp nhập vào lãnh thổ Nam Việt. Khi nhà Hán thống nhất Trung Quốc, chinh phục Nam Việt thì Âu Lạc bị chung số phận với các tộc Việt ở phương Nam. Sự phục tùng của các tộc “man di”, của các “phiên bang” đối với “Thiên tử” nhà Hán được người Hán coi là một việc dĩ nhiên. Bọn thống trị Hán tộc ra sức truyền bá tư tưởng “Tôn quân đại thống nhất’ nhằm mục tiêu làm cho các dân tộc ở vùng xa phải phục tùng “Thiên tử” và “Thiên triều’. Điều đó tưởng chừng như không ai dám làm trái lại?  Hai Bà Trưng đứng lên chống lại, đánh đuổi bọn thống trị Hán tộc. làm chủ cả cõi Nam. Đó là một sự kiện gây chấn động hết sức lớn.

Từ ngọn lửa của cuộc nổi dậy oanh liệt này, toả ra một chân lý lịch sử: Một dân tộc dù nhỏ nhưng tự mình đã dựng lên và làm chủ đất nước và số phận mình, là bất khuất và bất diệt. Nó có thể tạm thời bị thất bại, nhưng không một sức mạnh nào có thể tiêu diệt được nó.

Theo truyền thuyết dân gian, sau khi lên ngôi vua, Trưng Vương đã sai Thánh Thiên chỉ huy quân đội đề phòng mạn bắc, Đô Dương trấn giữ Cửu Chân đề phòng phía nam.  Bà Lê Chân được giao trọng trách “chưởng quản binh quyền nội bộ”, đóng bản doanh ở trung tâm Giao Chỉ. Truyền thuyết đó phản ánh một sự thật lịch sử là Trưng Vương đã có kế hoạch để bảo vệ vương quyền và bảo vệ nền độc lập của đất nước mới giành lại được.

Trên thực tế, Hai Bà Trưng đã xây dựng và giữ vững quyền tự chủ được ba năm, đó là thành quả tạm thời đầu tiên của cuộc chiến đấu chống xâm lược và xây dựng đất nước của nhân dân Âu Lạc sau bao năm mất nước, là thành quả rực rỡ đủ nói lên sức mạnh nổi dậy toàn dân và ý chí tự chủ của nhân dân cả nước.

III. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC
ĐÔNG HÁN (42 - 44). SỰ THẤT BẠI CỦA TRƯNG VƯƠNG

1. Cuộc tiến binh của phục ba tướng quân Mã Viện.

Trong thời gian Trưng Trắc khởi nghĩa, xưng vương ở phương Nam, thì ở phương Bắc, nhà Đông Hán dưới triều vua Hán Quang Vũ đang phải lo đối phó với một số biến cố ở Trung Nguyên. Năm 39, Quang Vũ Đế hạ lệnh cho các châu, quận đo ruộng đất nhằm tăng số thu về thuế, thực hiện quân bình mức thuế để phần nào đó xoa dịu bớt những mâu thuẫn xã hội. Bọn quan liêu - địa chủ ở các địa phương cấu kết với thái thú, thứ sử, gian dối trong việc đo đạc ruộng nương, dồn gánh nặng thuế má xuống vai nông dân, đến nỗi ‘trăm họ ta oán, đón đường kêu than” (Hậu Hán thư, Lưu Long truyện).
 
Năm 40, các “họ lớn” và binh lính nổi dậy khắp nơi, nhất là ở bốn châu Thanh, Từ, U, Ký (vùng Sơn Đông, Hà Bắc) (2).  Quang Vũ Đế phải điều động bọn quan lại địa phương đem quân đàn áp và dùng chính sách dụ lợi để phân hoá, giết thủ lĩnh, dời dân sang quận khác.


(1). Về vị trí kinh đô Mê Linh hiện nay còn tồn tại hai ý kiến: ý kiến thứ nhất cho rằng Mê Linh ở vùng Hạ Lôi (thuộc Yên Lãng, Vĩnh Phúc); ý kiến thứ hai cho rằng Mê Linh ở gần chân núi Ba Vì (Hà Tây). Xem thêm Đinh Văn Nhật trong các bài: Huyện Mê Linh về thời Hai Bà Trưng, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 172 (1977); Đất Mê Linh, trung tâm chính trị, quân sự... Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 196 và 191 (1980); Huyện Mê Linh qua thư tịch cổ, Tạp chí nghiên cứu lịch sù, số20 (1982); Thành cổ mê Linh..., Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 224 (1985). Theo Tôi lãnh địa Mê Linh trải dài từ Tản Viên tới Tam Đảo, là vùng đỉnh đầu tiên của tam giác châu sông Nhị - Hồng (TQV chú). 
(2). Hậu Hán thư, q.1, hạ, t.10a; Hậu Hán kỷ, q.7, t.12q.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #22 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2008, 08:00:50 pm »

Mùa thu năm 41, nông dân Hoãn Thành (An Huy) do Lý Quảng cầm đầu đã nổi dậy chiếm được thành. Đầu năm 42, miền Thục quận cũng có loạn. ở Ích Châu (Vân Nam), các dân tộc tây nam di cũng nổi dậy khởi nghĩa và sang năm 43, cướp được quận thành.

 Chính vì vậy, nhà Hán đã không thể phát quân đàn áp ngay cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng để chinh phục lại miền Âu Lạc.  Tuy nhiên, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã gây nên chấn động lớn, khiến triều đình Hán Quang Vũ rất lo lắng và đã tìm cách để đối phó. Vua Hán ra lệnh sửa soạn thật kỹ cho cuộc xâm lược mới ở phương Nam. Hậu Hán thư chép: “Quang Vũ Đế hạ chiếu cho các quận Trường Sa, Hợp Phố, Giao Chỉ sắm sửa xe thuyền, sửa sang cầu đường, thông miền khe núi, trữ sẵn thóc gạo” (1).

Điều ghi chép trên có mâu thuẫn, bởi Giao Chỉ và Hợp Phố đều đã được giải phóng, song qua đó cũng thấy được sự chuẩn bị của nhà Hán; có thể Hán Quang Vũ ra lệnh cho các thái thú còn sống sót làm việc đó.

Mùa hạ tháng tư năm Kiến Vũ thứ 18, tức năm 42, Hán Quang Vũ đưa tỉ thư, phong Mã Viện làm phục ba tướng quân, thống suất quân sĩ sang xâm lược đất nước của Trưng Vương. Đó cũng là danh hiệu mà Hán Vũ Đế, năm 112 TCN, đã phong cho Lộ Bác Đức đi chinh phục Nam Việt.

Mã Viện lúc này đã 58 tuổi, là một viên lão tướng có tài quân sự, đã từng đàn áp nhiều cuộc khởi nghĩa của người Thương (Tạng-Miến) và bàn tay y đang còn nhuốm máu nông dân Trung Quốc ở Hoãn Thành.

Phiêu kỵ tướng quân Đoàn Chí, kẻ đã cùng Mã Viện chém giết Lý Quảng và nông dân Hoãn Thành, được phong làm lâu thuyền tướng quân, cùng Mã Viện chỉ huy thuỷ quân Hán tiến sang Giao Chỉ.

Thái thú Nam Quận (Hồ Bắc) Lưu Long được cử làm trung lang tướng, tước phù lạc hương hầu làm phó tướng cho Mã Viện trong cuộc nam chinh. Ngoài ra còn nhiều tướng khác, trong đó có bình lạc hầu Hàn Vũ (2).

Số quân mà nhà Đông Hán huy động tham gia cuộc viễn chinh tái chiếm Âu Lạc là bao nhiêu? Cho đến nay chúng ta chưa biết được số liệu chính xác. Theo Hậu Hán thư, quân lính Mã Viện gồm hơn một vạn người, lấy từ các quận Trường Sa, Linh Lăng (Hồ Nam), Quế Dương, Thương Ngô - (bắc và đông Quảng Tây). Nhưng theo lời tâu của Mã Viện (tháng chín năm Kiến Vũ thứ 19, tức năm 43) lên Quang Vũ Đế, dẫn theo sách Thuỷ kinh chú của Lịch Đạo Nguyên thì Mã Viện đã cùng 12.000 quân tinh nhuệ của Giao Chỉ, hợp với đại binh là 20.000 người, thuyền xe lớn nhỏ 2.000 chiếc” (3).
 
Thế nghĩa là Mã Viện đã chuyển quân ở Trường Sa, Linh Lăng, Quế Dương và Thương Ngô làm đại binh, xuất phát từ Hồ Nam xuống Quảng Tây, Quảng Đông và ở đây Mã Viện lấy thêm 12.000 tinh binh Giao Chỉ nữa (số quân này có thể tuyển từ các quận phía bắc Giao Chỉ (như Thương Ngô chẳng hạn).
 
Như vậy là, trong tay Mã Viện và các tướng Đông Hán có 20.000 quân chủ lực, 2.000 thuyền xe, ngoài ra hẳn còn một số lượng lớn lính chèo thuyền và phu chiến đi theo để tải lương và phục dịch lính chiến.

Trước kia, nhà Tây Hán huy động 10 vạn quân do phục ba tướng quân Lộ Bác Đức chỉ huy chinh phục Nam Việt, trong số đó có cả quân lâu thuyền, những người Việt đầu hàng Hán và các tội nhân. Lần này, Đông Hán tiến đánh Giao Chỉ chỉ thấy nói đến nhà Hán điều quân lâu thuyền, các quân chủ lực thuỷ bộ, chứ không thấy tài liệu nói đến các tạp quân như trước.

Hai cánh quân thuỷ và bộ của Đông Hán từ phía bắc tiến xuống tập kết ở Hợp Phố để chuẩn bị, cùng tiến vào Giao Chỉ.  Nhưng vừa đến nơi thì lâu thuyền tướng quân Đoàn Chí bị bệnh chết, do đó vua Hán đã hạ chiếu cho Mã Viện thống suất luôn cả thuỷ quân của Đoàn Chí.
 
Thuyền ít, không đủ chở cả đại quân vượt biển. Mã Viện phải tổ chức hành quân cả theo đường bộ và đường thuỷ, vừa dùng thuyền đi đường biển vừa đi theo đường núi ven biển, men núi, phát cây rừng mở đường hơn ngàn dặm. Sách Hậu Hán kỷ chép: “Viện phải vượt biển vào Giao Chỉ thuyền ít, không đủ vượt biển, theo núi mở đường hơn ngàn dặm” (4).

Như thế, quân Đông Hán đã tiến vào Âu Lạc theo hướng đông bắc, trục đường đi của những là ven theo bờ biển, cả đường bộ và đường thuỷ cách nhau không xa lắm để hai cánh quân có thể thường xuyên liên hệ, phối hợp với nhau. Từ vùng biển Bái Tử Long và Hạ Long, Mã Viện tất đưa quân thuỷ, bộ của mình ngược sông Bạch Đằng tới sông Lục Đầu rồi tiến sâu vào nội địa Giao Chỉ (5).


(1). Hậu Hán thư, Nam man truyện, q.116, t.6a.   
(2). Hậu Hán thư, Lưu Long truyện, q.52, t.8a.
(3).Thủy kinh chú, q.37, t.7a.
(4). Hậu Hán kỷ,  7, T. 12a.   
(5). Từ sông Lục Đầu, quân thủy của Mã Viện có thể ngược sông Thiên Đức để vào vùng châu thổ Bắc Bộ. Cũng ở bờ tây sông Lục Đầu có con đường cổ - nay là đường liên tỉnh 182 - chạy thẳng về Luy lâu, thủ phủ Giao châu (Thuận Thành, Bắc Ninh). Ở Luy lâu có dòng sông dâu chảy ngang, nối hến với sông Thiên Đức. Con đường đó tương truyền là “Đường quân xâm lược”. Quân bộ của Mã Viện có thể theo đường này tiến đến Luy lâu.  cả bộ và thuỷ từ Mê Linh đến Luy Lâu.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #23 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2008, 08:03:37 pm »

2. Trận Tây Vu

Sử sách không ghi chép cụ thể về trận Tây Vu. Trên thực tế đã diễn ra cuộc chiến đấu của quân đội của Trưng Vương với quân xâm lược Đông Hán do Mã Viện chỉ huy trên địa bàn huyện Tây Vu mà Cổ Loa - thành cổ của An Dương Vương là trung tâm.

Theo Hậu Hán thư, Cổ Loa thuộc huyện Tây Vu, quận Giao Chỉ. Dân số Tây Vu gần bằng số hộ của cả quận Cửu Chân. Vùng Tây Vu nói chung và Cổ Loa nói riêng có một vị trí khá đặc biệt trong khu vực châu thổ sông Hồng. Các nhà địa lý học phân tam giác sông Hồng thành ba vùng: vùng cao, vùng giữa và vùng thấp, thì Cổ Loa nằm trong vùng “đất cao Tây Bắc”.
 
Cổ Loa cách đỉnh tam giác châu Việt Trì 35km, cách biển khoảng 65 km, sườn đông của núi Tam Đảo chỉ cách Cổ Loa 18km. Quanh Cổ Loa có một hệ thống sông ngòi chằng chịt, nối liền với hai dòng sông lớn nhất của châu thổ là sông Hồng và sông Đống. Cổ Loa nằm trên trục đường cổ.
 
Thời An Dương Vương cũng như những thế kỷ sau đó, Cổ Loa nói riêng Tây Vu nói chung là một vị trí có ý nghĩa quân sự quan trọng.  Chính vì thế, trong cuộc tiến binh đánh Trưng Vương, Mã Viện tất phải hành quân qua Tây Vu và đã có cuộc đụng độ với quân đội của Trưng Vương trấn giữ ở đây.

Năm 40, trên đường kéo quân từ Mê Linh xuống Luy Lâu để đuổi đánh Tô Định, Hai Bà Trưng đã ghé qua thành Chủ (khu vực Cổ Loa) và nghỉ ở đó một đêm. Đến năm 42, khi phục ba tướng quân Mã Viện thống lĩnh quân đội sang đánh Trưng Vương, thì thành Chủ trở thành một căn cứ chống giặc, nơi quân của hai bà trấn giữ cản bước tiến của quân Đông Hán từ phía bắc tiến đến Mê Linh.

Ở quanh cổ Loa còn có nhiều đền thờ và thần tích ghi nhớ công lao đánh giặc của các tướng thời Trưng Vương, như làng Gia Lộc thờ Đông Bảng, làng Đại Vĩ thờ thần Thuý Hải và thần Đăng Giang. . . Truyền thuyết ở Gia Lộc, một làng ở đông bắc Cổ Loa (nay thuộc xã Việt Hùng, Đông Anh) có kể rằng, tại Gia Lộc có một đồn của nghĩa quân Hai Bà và là đồn ngoại vi Cổ Loa. Đông Bảng đã chỉ huy cuộc chiến đấu ở đây và hy sinh vào thời kỳ đầu khi quân Đông Hán tiến tới. “Ngày hoá” là mồng 10 tháng hai. Nếu đúng đó là ngày hy sinh của ông thì cũng vào khoảng nửa đầu tháng 3-42, ứng với thời gian Mã Viện đánh Tây Vu.
 
Hoặc như thần tích Đức Bà ở làng Dâu tức làng Cổ Chân (nay thuộc xã Vân Hà, Đông Anh, cũng ở phía đông bắc Cổ Loa) cho biết, Đức Bà tên là Vĩnh Huy cũng đã hy sinh ngay trên đất này trong một trận chiến đấu chống quân Mã Viện.

Theo Nam Việt Trưng nữ vương Trắc Nhị nhị ngọc phả cổ lục thì khi quân Mã Viện tiến sang, “nhận được tin báo cấp Trưng Vương cử tướng tuyển binh. Trên 30 danh tướng đã được phái đến các đạo ải quan cự chiến. . . Quân Hán thường thua, vừa chết trận vừa chết bệnh tới quá nửa, phải lùi về Giang Hán, dâng biểu lên vua Hán Quang Vũ cho thêm 15 vạn viện binh” và “Trưng Vương nghe tin quân Hán lại vào bờ cõi, vội cùng em là Bình Khôi công chúa thay đai giáp nam giới, cưỡi ngựa cầm gươm, hợp cùng các tướng tuỳ tòng 500 người cũng mặc áo quần nam giới và 1.000 tướng nam nghênh chiến. Qua vài tháng hai bên đánh dư 10 trận, không phân thắng bại”...
 
Nếu có yếu tố thực trong ngọc phả này thì điều đó cũng chứng tỏ, trước khi Mã Viện lui về Lãng Bạc đã có những trận giao chiến giữa quân của Trưng Vương và quân Đông Hán. Trong số đó có thể là trận Tây Vu - Cổ Loa.

Như vậy, có thể trước khi đến Lãng Bạc, Mã Viện đã tiến đánh huyện Tây Vu mà khi đó Cổ Loa là trung tâm, có thành trì kiên cố. Theo Thuỷ kinh chú (q.37): “Mã Viện thấy miền Lãng Bạc đất cao, bèn từ Tây Lý (tức Tây Vu) kéo quân đến đóng đồn ở đó”. Hậu Hán thư cũng ghi câu nói của Mã Viện rằng: “Lúc ta (tức Mã Viện) đang ở giữa miền Lãng Bạc và Tây Lý (Tây Vu), quân giặc chưa dẹp yên...”.

Có thể Mã Viện từ phía bắc đến đã tiến thẳng đến Tây Vu và chính y chỉ huy cuộc tiến công đánh chiếm Cổ Loa, nhưng đã thất bại, vì theo Mã Viện thú nhận: “quân giặc chưa dẹp yên...”.

Đào Duy Anh trong sách Cổ đại Việt Nam, tập IV, cũng phán đoán: “Có lẽ Mã Viện nhằm thẳng tới Mê Linh, kinh đô của ta lúc bấy giờ, nhưng đến Tây Vu là căn cứ của An Dương Vương xưa kia và bấy giờ hẳn cũng là căn cứ dụng binh quan trọng của nghĩa quân hai bà, Mã Viện bắt đầu gặp sự kháng cự quyết liệt nên phải lui quân về Lãng Bạc” (trang 64) . 

Ý kiến đó là hợp lý, bởi vì như phần trên đã nói, sau khi đánh đuổi Tô Định, giành lại đất nước, Hai Bà Trưng rất quan tâm đến việc giữ nước, đề phòng quân Hán trở lại, do đó đã phân phong cho các tướng đi trấn giữ các vùng xung yếu Cổ Loa, kinh đô của nước Âu Lạc, đất thánh của những chủ nhân xây Loa thành, chế nỏ Liên châu và những mũi tên đồng lợi hại, là một càn cứ quân sự thuỷ bộ rất kiên cố, kiểm soát cả một vùng rộng lớn, chắc chắn phải được hai bà chú ý và xây dựng thành một căn cứ chủ yếu trong kế hoạch phòng thủ Mê Linh ngay từ phía tả ngạn sông Hồng, sông Đống. 

Có thể coi trận Tây Vu, trận đánh phòng ngự ở Cổ Loa là một trận mở màn cho cuộc chiến mùa xuân năm 42 giữa quân đội của Trưng Vương với quân xâm lược Đông Hán. Sử sách không ghi chép, nhưng chắc chắn cuộc chiến đấu ở đây đã diễn ra rất ác liệt, quân hai bên đều tổn thất lớn. Ở trận này, Mã Viện bị thất bại, chịu bó tay sau một thời gian khá dài công phá. Rốt cuộc, quân Đông Hán đã phải rút sang Lãng Bạc. Lúc đó, vào khoảng tháng 4-42.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #24 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2008, 08:09:34 pm »

3. Trận Lãng Bạc

Mùa hạ năm 42, đại quân của Mã Viện tiến qua Long Biên và Tây Vu đến vùng Lãng Bạc ở phía đông Cổ Loa (1) .
 
Tây Vu là cả một vùng rộng lớn, có thể quân Hán đi qua miền Tiên Du đến Lãng Bạc. Lãng Bạc, nơi đóng quân của Mã Viện tất là nơi đất cao ở giữa Cổ Loa và Long Biên, có thể đó là vùng đồi phía nam thị trấn Từ Sơn ngày nay, khu vực Tam Sơn, Tiên Sơn, núi Bất Lự, núi Móng và núi Chè, tiếp giáp với vùng dồi núi Tiên Du (Lạn Khu, Bát Vạn, Long Khám, Vân Khám, đồi Lim...). Quanh đó là vùng đồng sâu, hồ nước mênh mông, với những cơn mơa mùa hè.
 
Khâm đinh Việt sử thông giám cương mục chép: “Mã Viện theo đường biển tiến quân, qua núi đốn cây, đi hơn ngàn dặm đến Lãng Bạc, đánh nhau với quân Trưng Vương” .  Hậu Hán thư, Mã Viện truyện, cũng nói là Mã Viện tiến quân đến Lãng Bạc. Vậy, Lãng Bạc thuộc miền đất nào? Tác giả Lịch Đạo Nguyên trong sách Thuỷ kinh chú - sách đầu tiên nói về vị trí Lãng Bạc, cho rằng, con sông Nam (trong hai sông phía bắc xuất phát từ Mê Linh) sau chảy qua phía bắc huyện Phong Khê “lại chảy về đông qua Lãng Bạc. Mã Viện cho đấy đất cao, từ Tây Lý (Tây Vu - TG) tiến quân đến đóng đồn ở đó. Sông ấy lại chảy về đông, qua phía nam thành cũ huyện Long Uyên (Long Biên)” (q.37, t.6a).
 
Như thế, Lãng Bạc tiếp giáp với huyện Phong Khê, Tây Vu và Long Biên.  Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm đinh Việt sử thông giám cương mục đều chép nhầm Lãng Bạc là ở miền Hà Nội, tức là Hồ Tây ngày nay (2).

Năm 1918, trong chuyên đề nghiên cứu về cuộc viễn chinh của Mã Viện, H.Maspéro đã nhận định về vị trí Lãng Bạc: “Theo Thuỷ kinh chú, con sông chảy về phía đông qua Lãng Bạc, vì nơi đây đất cao, Mã Viện từ Tây Lý đến, bèn đóng ở đó: Lãng Bạc ở phía bắc của con sông ở phía  nam nhất của hai con sông phía bắc... của Giao Chỉ, giữa thành của An Dương Vương, tức Cổ Loa ở phía tây và Long Uyên, hơi quá về phía Bắc Ninh. Như vậy, chắc chắn, đó là đồi Tiên Sơn”.

Năm 1957, Đào Duy Anh trong luận văn Giai đoạn quá độ sang chêm độ phong kiên đã dẫn thêm sách Hậu Hán thư (q 96) như sau : . . . Theo lời Mã Viện về sau nói với thuộc hạ thì chúng ta biết rằng khi Mã Viện đang đóng quân “ở giữa miền Lãng Bạc và Tây Lý (Tây Vu), quân giặc chưa dẹp yên, trời thì dưới nước lụt, trên mây mù, khí độc bốc lên ngùn ngụt, trông lên thì thấy diều hâu đương bay bỗng rơi xuống nước chết”.

Đào Duy Anh cho rằng: “Theo ông H.Maspéro thì Lãng Bạc là miền núi Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Ông đã dựa vào sách Thuỷ kinh chú mà chỉ định Lãng Bạc ở nơi ấy Chúng tôi tán thành ý kiến của H.Maspéro” (3).
 
Năm 1964, trong sách Đất nước Việt Nam qua các đời, Đào Duy Anh viết: “Thuỷ kinh chú nói rằng, trong khi đem quân đánh Trưng Trắc, Mã Viện thấy Lãng Bạc là đất cao, bèn từ Tây Vu lui quân đóng ở đây. Viện từ Tây Vu đến tất là đi theo con sông ấy (sông Cà Lồ - TG). Lãng Bạc hẳn là miền đồng sâu ở xung quanh huyện Từ Sơn ngày nay, xưa kia có lẽ còn sâu như hồ cho nên tên gọi như thế. Ở phía nam huyện lỵ Từ Sơn có nhiều đồi là miền cao ráo nhất trong cả vùng ấy, có lẽ Mã Viện đóng quân ở vùng đó” (4).


(1). Theo Hậu Hán thư, Mã Viện truyện, thì từ “mùa xuân năm Kiến Vũ thứ 18 (tức năm 42) quân) Mã Viện đến Lãng Bạc”. Có thể thời điểm này không chính xác vì mùa hè năm ấy (tháng 4) Mã Viện mới được Hán Quang Vũ phong chức phục ba tướng quân để đi đánh Giao Chỉ. Nam Man truyện và Đế kỷ (q.1, hạ) đều ghi chép mùa hạ tháng 4 năm Kiến Vũ thứ 19 (tức năm 43) Viện phá được Giao Chỉ. Theo sách Thuỷ kinh chú và Di vật chí, Trưng Trắc chạy về Kim Khê Cứu, 2-3 năm sau Mã Viện mới bắt được. Như vậy, có thể trận Lãng Bạc diễn ra vào mùa hè năm 43 và sau đó Hai Bà Trưng rút về Kim Khê Cứu (?).
(2). Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.1, tr.156.
(3). Dẫn và tham khảo Đinh Văn Nhật: Vùng Lãng Bạc về thời Hai Bà Trưng, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 155 và 156, 1974.
(4). Đào Duy Anh, Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1964, tr.35-36.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #25 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2008, 08:16:11 pm »


Như vậy, căn cứ vào Thuỷ kinh chú, các ông H.Maspéro (1918) và Đào Duy Anh (1957 và  1964) đều thống nhất nhận định “các nơi đất cao vùng Lãng Bạc” mà Mã Viện đã đóng quân là các đồi thấp thuộc huyện Tiên Du, Bắc Ninh.

Đinh Văn Nhật, trong chuyên khảo Vùng Lãng Bạc về thời Hai Bà Trưng, sau khi vận dụng phương pháp khảo sát địa hình của khoa học địa lý vào việc nghiên cứu địa danh lịch sử, đã đưa ra kết luận: “Chúng Tôi đã bước đầu chứng minh rằng hồ Lãng Bạc từ xưa ở vào vùng hai bên bờ sông Cầu, ngang thị xã Bắc Ninh ngày nay và mô tả những nét lớn của vùng địa hình bậc thềm bao quanh vùng địa hình trũng Lãng Bạc (trong đó có hồ Lãng Bạc, tức vùng Bắc Ninh - Bắc Giang ngày nay.

Chúng Tôi gọi vùng bậc thềm này là vùng “bậc thềm Tây Vu” và “Các truyền thuyết dân gian, các thần tích các vị tướng của Hai Bà Trưng và các trang sử còn lại chỉ rõ rằng chiến trường Lãng Bạc gồm tới ba khu vực: một là vùng đồi thấp và bãi sông mà sau này ta gọi là vùng bãi Tiên Du; hai là vùng đồi thấp bậc thềm có tên là Lãng Sơn, nằm giữa ngã ba sông Thương, sông Lục Nam; ba là vùng bậc thềm Cổ Loa, nơi có thành luỹ kiên cố nhất của toàn khu phòng ngự Lãng Bạc; trận đánh có tính chất quyết định có lẽ đã xảy ra ở vùng Tiên Du” (1).

Tác giả Đinh Văn Nhật cho Lãng Bạc là một vùng hồ rộng lớn nằm trên đất năm huyện giáp giới giữa Bắc Giang và Bắc Ninh với trung tâm là các vùng trũng Trung Đồng và Đẩu Hàn, quanh các địa danh Kiếp Bạc, Lãng Sơn, Lãng Ngâm, Yên Lãng, Phù Lãng.

Hoàng Hữu Lượng, trong Vấn đề chiến trường Lãng Bạc và cuộc kháng chiến của Hai Bà Trưng (Luận văn tốt nghiệp Khoa Lịch sử Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1982) cho rằng, Lãng Bạc là vùng Lục Đầu Giang ở cửa sông Đống. Từ đó đến núi Thiên Thai có nhiều đền thờ Hai Bà Trưng và các tướng, có huyền tích về “bãi xác giặc Mã Viện”.

Những ý kiến trên tuy có khác nhau về việc xác định vị trí Lãng Bạc, nhưng đều có điểm chung giống nhau rằng, phục ba tướng quân Mã Viện đã tiến quân đến Lãng Bạc và đóng trên một miền đất cao ở gần Tây Vu (Cổ Loa), có thể là miền đồi núi Tiên Du, Bắc Ninh. Đó là một vị trí chiến lược nằm trên trục đường tiến công của Mã Viện.
 
Như trên đã nói, đạo quân xâm lược của Mã Viện là một đạo quân rất mạnh, gồm cả thuỷ binh và bộ binh đông tới 20.000 người và 2.000 chiến thuyền. Đó là chưa kể đến số phu chiến, những người lính hậu cần, chèo thuyền, v.v..  Quân bộ của giặc đi đến đâu thì ngay sau đó các chiến thuyền cùng đến. Khi binh thuyền nhà Hán tập kết ở hồ Lãng Bạc thì số binh cả thuỷ và bộ đã đóng trại quân ở những khu đất cao. Và, bản doanh của chủ tướng Mã Viện cũng là một vị trí trung tâm để Mã Viện dễ dàng nắm, chỉ huy toàn bộ cả quân thuỷ và quân bộ đóng ở vùng Lãng Bạc, đặc biệt là đối với thuỷ quân.

Ở cửa sông Bạch Đằng và dọc sông Kinh Thầy, ở Lục Đầu Giang và dọc bờ nam sông Đồng đều có di tích đền thờ và huyền tích về việc các tướng của Hai Bà Trưng chống trả quân Mã Viện. Điều đó chứng tỏ, ngay từ khi quân Hán xâm phạm lãnh thổ Âu Lạc, các tướng của Trưng Vương đã tích cực đánh chặn làm chậm bước tiến của quân giặc.
 
Hai Bà Trưng (sách Hậu Hán thư chỉ chép Trưng Nhị) đã tiến quân từ Mê Linh qua Cổ Loa xuống Lãng Bạc để đánh quân Hán, nhằm chặn đánh từ xa bảo vệ quốc đô Mê Linh.  Một trận chiến đấu rất ác liệt, có tính chất quyết định của toàn bộ cuộc chiến đã diễn ra vào mùa hè năm 42 (2) ở Lãng Bạc mà sử sách đã ghi bằng tên chung là “trận Lãng Bạc”.

Khu vực trận đánh lớn nhất diễn ra có thể là vùng đồi, chân đồi và bãi sông thuộc đất Tiên Du. Quân ta đã chiến đấu ngoan cường, cầm cự vời định nhiều ngày. Tình cảnh quân tướng giặc có nhiều gian nan, nao núng, một phần do Hai Bà Trưng liên tiếp tung quân đánh trả, phần nữa do thời tiết đầu hè nóng bức, quân xâm lược phương Bắc “bất phục thuỷ thổ” phương Nam. Viên tướng bình lạc hầu Hàn Vũ lại “bị bệnh” chết. Về sau, Mã Viện nói với bọn tướng sĩ dưới quyền rằng: “Lúc ta đang ở giữa miền Lãng Bạc và Tây Lý (Tây Vu) quân giặc chưa dẹp yên, trời thì dưới nước lụt, trên mây mù, khí độc bốc lên ngùn ngụt, trông lên thì thấy diều hâu đương bay bỗng rơi xuống nước chết” (3).

Trong tình cảnh đó, Mã Viện đã chợt nhớ đến lời khuyên của người em họ (4) : Kẻ sĩ sinh ra ở đời chỉ cần ăn mặc vừa đủ, đi cái xe thấp, cưỡi con ngựa gầy, làm một chức quan nhỏ, song được ở gần nhà chăm sóc mồ mả tổ tiên, làng mạc, được khen là người tốt, thế là đủ rồi? Rõ ràng lúc ấy tâm lý của viên lão tướng có phần buồn chán.

Cùng với những khó khăn do thời tiết đang chuyển từ cuối xuân sang đầu hạ - oi bức và ẩm ướt, là sự lúng túng về phương lược tiến đánh. Mã Viện chưa hẳn tìm ra được một cách đánh có hiệu quả.


(1). Đinh Văn Nhật: Vùng Lãng Bạc về thời Hai Bà Trưng, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 156, 1974, tr.56-57.
(2). Có tài liệu cho rằng trận Lãng Bạc xảy ra vào mùa hè năm 43.
(3). Hậu Hán thư, Mã Viện truyện, q.54. Đông quan Hán ký, q.12. 
(4). Có tài liệu nói là anh. 
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #26 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2008, 11:52:43 pm »

Giữa lúc đó, nghĩa quân kéo đến tiến công. Đây là một sai lầm về chiến lược của Hai Bà Trưng? Vì quân Hán sang đánh Giao Chỉ với phương châm đánh nhanh thắng nhanh, phương thức quen thuộc của những đạo quân viễn chinh xâm lược.

Với ưu thế về kỹ thuật chiến đấu, quen với lối đánh lớn, tập trung, chúng rất mong sớm gặp được đối phương để tác chiến, nếu không nói là phải tìm cho ra ngay đối phương để thực hiện những trận đánh lớn. Bấy giờ, để chống lại một đạo quân mà phần lớn là quân nhà nghề chính quy đã từng trải chinh chiến lâu năm ở phương Bắc, lại có một đội ngũ tướng lĩnh chỉ huy dày dạn, có nhiều kinh nghiệm tác chiến như đạo quân của Mã Viện, thì việc Hai Bà Trưng dàn quân bày trận là một thất sách. Có thể nói rằng, cách đánh đó đã gỡ thế bí về chiến lược cho Mã Viện.

Dù hai bà cùng nghĩa quân chiến đấu hết sức dũng cảm với quyết tâm rất lớn, nhưng thực tế khi đó quân Đông Hán còn rất mạnh, quân số đông, có lực lượng thuỷ, bộ phối hợp, quen trận mạc, thành thạo đánh tập trung theo cách đánh trận địa. Mã Viện là một lão tướng già dặn kinh nghiệm chiến trường, từng lập nhiều chiến công trong các cuộc đàn áp các phong trào nổi dậy chống nhà Hán.

Hai Bà Trưng đem đội quân mới được tổ chức, còn ô hợp, thiếu nhiều vũ khí trang bị và thiếu kinh nghiệm chiến đấu trong những trận đánh lớn, lại không có thành luỹ bảo vệ, vì thế đã bị thiệt hại nặng.
 
Theo Mã Viện truyện trong Hậu Hán thư, quân Đông Hán đã chém hơn ngàn đầu và bắt được hơn một vạn người.  Bấy giờ, nếu hai bà không mang quân chủ lực đến Lãng Bạc mà chủ trương đánh du kích lâu dài, tránh cuộc tiến công của Mã Viện, không chủ trương đánh lớn với giặc, chờ cho quân Đông Hán rải ra chiếm đóng các nơi, nhất là khi chúng phải chia quân ra để bảo vệ đường liên lạc tiếp tế từ phương Bắc sang, để cho chúng bị sa lầy trong cuộc chiến tranh du kích, ngày càng bị hao mòn, mệt mỏi, mất hết ý chí chiến đấu, tiến thoái lưỡng nan, rồi chớp thời cơ phản công tiêu diệt thì hai bà có thể giành được thắng lợi.
 
Một khi cuộc chiến tranh kéo dài thì quân xâm lược chắc chắn sẽ bị tổn thất và cuối cùng sẽ bị thất bại. Nhưng trong chiến tranh, đã sai lầm về chiến lược thì sẽ bị trả giá. Hai Bà Trưng và nghĩa quân bị tổn thất lớn. Dẫu sao thì trận Lãng Bạc, một trận đánh rất lớn so với điều kiện lịch sử bấy giờ cũng đã khẳng định bản lĩnh của Hai Bà Trưng và làm sáng tỏ truyền thống của dân tộc là thà chết chứ quyết không làm nô lệ, không chịu khom lưng, quỳ gồi trước quân xâm lược, tất cả vì nền độc lập tự chủ.

4. Cuộc chiến ở căn cứ Cấm Khê

Hai Bà Trưng buộc phải lui binh. Có lẽ sau một thời gian ngắn cầm chân địch ở thành Cổ Loa, Mê Linh và ở một số nơi khác, lực lượng của Hai Bà Trưng phải lùi hẳn về Cấm Khê.  Thuỷ kinh chú viết: “... Mã Viện đem quân đánh, Trắc, Thi chạy vào khe Kim Khê, ba năm mới bắt được” (1). Sách Việt điện u linh soạn đời Trần chép: “... Quân Hán kéo đến Lãng Bạc, bà đánh lại, quân ít không địch nổi, rút về giữ Cấm Khê(2). Lĩnh Nam chích quái soạn khoảng cuối thế kỷ XV (thời Lê) cũng ghi: “... Quân địch đến Lãng Bạc, bà chống cự; qua năm bà thấy binh thế Mã Viện cường thịnh..., bèn lui về giữ đất Cấm Khê” (3). Như thế, sử sách cổ của Trung Quốc cũng như sử sách thời phong kiến ở nước ta đều thống nhất cho rằng, sau khi Hai Bà Trưng thất trận ở Lãng Bạc đã lui về Cấm Khê.

Cấm Khê hay Kim Khê Cứu nói trên, trước đây có nhà nghiên cứu cho là thuộc huyện liên Lạc (nay là huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc) . Nhưng kết quả nghiên cứu mới về địa lý học lịch sử cho rằng, Cấm Khê có thể là vùng thung lũng Suối Vàng, ở chân ngọn núi Vua Bà cao 525m, trong dãy Ba Vì thuộc Hà Tây. Đó là vùng đồi núi và bậc thềm Sơn Tây - Ba Vì, xưa cũng thuộc đất Mê Linh. Đây là một vùng đất có thế thiên hiểm. Lưng tựa vào miền núi rừng hiểm trở (Hoà Bình) và có đường thượng đạo thông vào Cửu Chân (Thanh Hoá), ba mặt nhìn ra ba dòng sông lớn (là sông Đà, sông Hồng và sông Đáy).(4).
 
Căn cứ cấm Khê, tức căn cứ Sơn Tây - Ba Vì có nhưng điểm thuận lợi về mặt phòng ngự: Căn cứ đó được ba con sông lớn bảo vệ về ba mặt tây, bắc và đông; thời đó, sông Đáy còn là một phân lưu lớn của sông Hồng, lòng sông và bãi sông cũng rộng. Nếu mặt tây, sườn núi Tản Viên - Ba Vì dốc tuột về phía sông Đà, thì về mặt bắc và mặt đông, sườn núi rất thoải về đồng bằng vì eo bậc thềm phù sa cũ là vùng Xuân Mai; nhưng ngay ở hai mặt này, căn cứ Cấm Khê vẫn còn được bảo vệ bằng một con sông thứ hai là sông Tích Giang hay sông Con. Đây là con đường giao thông thuận lợi, kín đáo chạy dọc suốt khu căn cứ và còn ăn thông về phía nam với sông Bùi, vào ngã ba Thá và sông Đáy. Con sông Tích Giang này có điểm đặc biệt là không chảy hoàn toàn trên đồng ruộng Sơn Tây mà lại chảy ngay trên mép của bậc thềm, do đó có khúc thì sông Con chảy trên đồng bằng, nhưng cũng có khúc thì hai bên sông lại là những đồi thấp hay có vách thẳng đứng, rất có lợi cho việc bố phòng.

Ở trong lòng căn cứ là vùng bậc thềm Xuân Mai, đất phù sa cũ, tương đối bằng phẳng, trong đó có nhiều suối nước to nhỏ, nên vùng này là nơi định cơ ổn định, an toàn, và trở thành một trung tâm có vị trí quan trọng của toàn huyện Mê Linh. Từ Cấrn Khê có thể giao lưu với các vùng khác nhờ hệ thống sông ngòi và đường bộ; ngoài đường đi về phía nam là sông Con, cửa ngõ quan trọng nhất của khu căn cứ, ăn thông vào đất Cửu Chân, là đường hành lang núi đá vôi Xuân Mai, Miếu Môn, Nho Quan, tức con đường “thượng đạo từ Bắc Bộ vào Thanh Nghệ, qua cửa sông Tlạch Thành, Phố Cát sau này.

Với giá trị chiến lược nổi bật như vậy, căn cứ Cấm Khê thực sự đã trở thành một chỗ dựa khá an toàn để Hai Bà Trưng tiếp tục kháng chiến và đã gây nhiều khó khăn cho quân xâm lược Đông Hán. Mã Viện thắng trận Lãng Bạc vào mùa hè năm 42, nhưng mãi một năm sau, vào mùa xuân năm 43 (theo Mã Viện truyện) y mới thắng được trận Cấm Khê. Nếu chỉ tính riêng mùa khô năm 42-43, thì cuộc chiến ở Cấm Khê đã kéo dài trên sáu tháng.


(1). Thủy kinh chú, q.37, t 5a.
(2). Lý Tế Xuyên: Việt điện u linh, bản dịch của Đinh Gia Khánh, Nxb. Văn học, Hà NộI, 1972, tr.48. 
(3). Lĩnh Nam chích quái, bản dịch, Nxb. Văn hoá Hà Nội, 1960, tr.63.
(4). Về vị trí Cấm Khê, xin tham khảo Đinh Văn Nhật: Đất Cấm Khê, căn cứ cuối cùng của Hai Bà Trung trong cuộc khởi. nghĩa Mê Linh năm 40-43, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 193, 1980. 
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười Hai, 2008, 11:55:57 pm gửi bởi UyenNhi05 » Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #27 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2008, 12:00:08 am »


Ngoài vùng núi Vua Bà và thung lũng Suối Vàng ở giữa khu căn cứ, còn có một số cứ điểm bảo vệ vòng ngoài. Hai di tích vòng ngoài của Cấm Khê còn lại, một ở mặt bắc và một ở mặt nam, đó là “vết tích một thành cũ nay đã gần bằng địa”, nơi bà Man Thiện, mẹ Hai Bà Trưng đóng quân, ở xã Nam Nguyễn, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây; hai là vết tích thành Miếu Môn do bà Chu Thước, nữ tướng của Hai Bà Trưng đóng giữ, “vết thành còn từng khúc khá cao, gần như thành Cổ Loa”, ở xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây.  Ngoài ra còn có thành cổ Mê Linh đã được phản ánh trong Đại Nam nhất thông chí (1).

Tóm lại, Cấm Khê - căn cứ kháng chiến của Hai Bà Trưng là vùng đồi núi bậc thềm Sơn Tây - Ba Vì, nằm giữa ba con sông lớn là sông Đà, sông Hồng và sông Đáy, thuộc địa hạt hai tỉnh Hà Tây và Hoà Bình. Đất Cấm Khê là trung tâm của huyện Mê Linh vào đầu công nguyên và Cấm Khê có giá trị chiến lược giúp Hai Bà Trưng trong quá trình phòng ngự chống lại cuộc tiến công của Mã Viện.

Căn cứ Cấm Khê, Kim Khê (hay Suối Vàng) có thể nằm trong vùng chân núi Ba Vì tiếp liền với miền núi rừng hiểm trở chạy dài cho đến Tam Điệp, ngăn cách châu thổ Bắc Bộ với vùng châu thổ Thanh Hoá.

Đó là một vị trí tập kết, phòng ngự tốt của quân dội Trưng Vương sau thất bại Lãng Bạc.  Sách Trung Quốc, Việt chí và Thuỷ kinh chú cho rằng Hai Bà Trưng dựa vào Cấm Khê cầm cự trong 2-3 năm mới bị thất bại. Chắc chắn đấy là một cõi chiến trường đẫm máu, nơi đã diễn ra nhiều trận chiến đấu gay go, quyết liệt trong thời gian dài giữa quân ta với quân xâm lược. Tại đây Hai Bà Trưng đã hy sinh anh dũng trong trận chiến đấu cuối cùng với lũ giặc (2) việc này xảy ra vào mùa hè tháng tư năm Kiến Vũ thứ 19, tức khoảng tháng 5-43 theo sử nhà Hán.
 
Theo sử cũ của ta, hoặc theo truyền thuyết dân gian thì Hai Bà Trưng hoá vào ngày mồng tám tháng ba năm Quý Sửu (24-4-43). Ngày đó hằng năm trở thành ngày hội chính ở đền Hát Môn. Còn tại đền Đồng Nhân (Hà Nội) thì mở hội vào ngày mồng sáu tháng hai: ngày tắm tượng. Vì đền Đồng Nhân tại thủ đô Hà Nội nên ngày mồng sáu tháng hai đã được lịch ghi là ngày kỷ niệm chính thức Hai Bà Trưng.

 Truyền thuyết và sử diễn ca thời Nguyễn cũng cho rằng hai bà đã tự vẫn ở Hát Giang.

“Cấm Khê đến lúc hiểm nghèo,
Chị em thất thế phải liều với sông”.
                                                             
                                                                                                (Đại Nam quốc sử diễn ca)

Theo Thủy kinh chú, bấy giờ Tây Thục (ở Vân Nam, có thể là một nhánh dòng dõi vua Thục cũ) cũng phát binh tiến sang cùng Mã Viện đánh Trưng Vương. Như thế, Mã Viện từ lãng Bạc tiến lên Mê Linh, Tây Thục từ Vân Nam tiến xuống. Hai Bà Trưng và quân đội của mình buộc phải lui về hữu ngạn sông Hồng và vùng núi Ba Vì - vùng Cấm Khê, dựa vào địa hình hiểm trở và nhân dân ở đây để chống lại sự tiến công của giặc.

Cuộc chiến ở Cấm Khê đã diễn ra gay go, quyết liệt và lâu dài. Sử cũ của ta không cho biết nhiều về cuộc chiến đấu của Hai Bà Trưng ở đây. Sử cũ Trung Quốc nói rằng, trong trận Cấm Khê, Mã Viện đã “đánh bại họ (tức Hai Bà Trưng - TG) mấy lần, họ mới bỏ chạy tản đi” và đã “giết hơn ngàn, bắt hơn hai vạn” (theo Lưu Long truyện). Mãi đến cuối mùa nước năm 43, vào tháng chín âm lịch, Mã Viện mới tâu về triều Hán rằng: “... Kẻ hạ thần đã cùng một vạn hai ngàn tinh binh hợp với đại binh thành hai vạn người và thuyền xe lớn nhỏ 2.000 cỗ, tự vào đất Giao Chỉ đến nay đã thành công” (3).

Đối với Mã Viện, Cấm Khê là một trận bao vây tiêu diệt khu căn cứ và quân đội của Trưng Trắc, kéo dài sáu tháng mùa khô và cuối cùng đã tiêu diệt được một phần lực lượng của Trưng Vương. Hai Bà Trưng hy sinh, một bộ phận khá lớn quân đội còn lại do tướng ĐÔ Dương chỉ huy đã kịp thời rút lui về Cửu Chân qua con đường hành lang Miếu Môn, Nho Quan và cửa Thạch Thành để tiếp tục cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Đông Hán.


(1). Xem Đại Nam nhất thông chí, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971, T. IV, tr.216. 
(2). Về cái chết của Hai Bà Trưng - cũng như cái chết của chồng Bà Trưng Trắc thì giữa sử Trung Quốc và sử nước ta phản ánh có khác nhau. Sử sách phong kiến Trung Quốc tuy chép gần với thời điểm sự kiện, nhưng thường có lối khoa trương đề cao uy danh Thiên tử nhà Hán và uy thế bình thiên hạ của chúng, do đó đã thổi phồng các võ công của các cuộc chiến tranh chinh phục. Sử ký Việt Nam ra đời muộn hơn, lại theo một tập truyện dân gian, tuân theo tình cảm - lịch sử của người Việt là không muốn hạ thấp cái chết oanh liệt của người anh hùng dân tộc. Vì thế cả hai bên đều chép theo một ước lệ tượng trưng. Hậu Hán thư, Lưu Long truyện thì chép, từ Lãng Bạc, Lưu Long đuổi đánh Trưng Vương, đến cửa Cấm Khê, bắt được Trưng Nhị, chém giết hơn ngàn người, bắt hàng hơn hai vạn người ( Hậu Hán thư, Mã Viện truyện thì chép, Mã Viện mang quân đuổi theo Trưng Trắc đến Cấm Khê, hai bên giao chiến nhiều lần, quân hai bà bị thua luôn, về sau Mã Viện giết được Trưng Trắc, Trưng Nhị, đưa đầu hai bà về kinh đô Lạc Dương. Theo thần tích của ta thì hai bà “lên núi”, “xuống nước” và “hoá” ... Thần tích Hạ Lôi chép Trưng Nhị tử trận, còn Trưng Trắc lên núi Mi Sơn, v.v..
(3). Thủy kinh chú, q.14. 
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #28 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2008, 12:03:42 am »

5. Cuộc chiến trên đất Cửu Chân

Chính quyền của Trưng Vương mới được xây dựng hai năm, chưa có cơ sở và tổ chức vừng chắc và trước sức tiến công của xâm lược ngoại bang với quân hùng tướng mạnh, đã không thể chống đỡ nổi. Sau thất bại ở căn cứ Cấm Khê, lực lượng chủ lực của Hai Bà Trưng tan vỡ, một bộ phận rút vào Cửu Chân và phong trào kháng chiến còn duy trì ở một số vùng xa. Vì thế Mã Viện còn phải tung quân đi lần lượt tiến đánh và tiêu diệt các đội quân kháng chiến khác còn lại ở các huyện thành Giao Chỉ.

Trước sức chiến đấu ngoan cường, quyết liệt của quân đội Trưng Vương, quân Đông Hán gặp nhiều khó khăn và bị tổn thất không nhỏ. Quân giặc đã tàn sát rất nhiều tướng sĩ và binh lính của Hai Bà Trưng.

Sau khi đàn áp một cách dã man các đội quân kháng chiến của nhân dân Giao Chỉ, Mã Viện được phong tước tân tức hầu, ăn thực ấp 3.000 hộ. Lưu Long được phong làm Trường Bình hầu (huyện Trường Bình thuộc quận Nhừ Nam). Mã Viện cho giết trâu bò, bày tiệc rượu khao thưởng quân sĩ.

Lúc bấy giờ, theo sử nhà Hán, các tộc tây nam Di cũng nổi dậy khởi nghĩa. Năm Kiến Vũ thứ 18 (42), “cừ suý người Di là Đống Tàm cùng các giống người ở Cô Phục, Diệp Du, Lộng Đống, Liên Nhiên, Điền Trì, Kiến Linh, Côn Minh làm phản, giết trưởng lại. Thái thú Ích Châu là Phồn Thắng chiến đấu với họ nhưng bị thua; lui giữ Thù Thi (1). Năm Kiến Vũ thứ 19 (43), “tây nam Di cướp quận Ích Châu” (2) Viên lão tướng Mã Viện hiếu chiến và tham công đã tâu xin vua Hán được đưa lính từ Mê Linh đi ngược sông Nhị (sông Hồng) lên Ích Châu để đàn áp phong trào nổi dậy của nhân dân các dân tộc vùng này.

Mã Viện đã tâu lên vua Hán rằng: “Đi từ Mê Linh (Bạch Hạc) ra Bôn Cổ (nay là huyện Kiến Thuỷ, tỉnh Vân Nam) để đánh Ích Châu, thần đem hơn 10 vạn người Lạc Việt, có hơn hai ngàn người tập quen chiến đấu, cung có tên độc, bắn một lần mấy phát, tên bắn ra như mưa, trúng ai nấy chết. Thần cho hành binh đường ấy rất tiện, nhờ thuỷ lợi mà dùng được mau chóng như thần” (3).

Mã Viện lại nói: “Theo con đường thuỷ ở huyện Mê Linh ra cửa Tiến Tang (huyện Nguyên Giang, Vân Nam - cửa Tiền Tang nay là Hà Khẩu), đến huyện Bôn Cổ, ích châu, sự chuyển vận tiện lợi, đó là con đường binh xa vận tải” (4). Mã Viện định dùng người Giao Chỉ đánh các tộc tây nam Di để lập công, cầu lợi cho mình. Y đã khuếch đại tác dụng của đường thông thương dọc theo thung lũng sông Thao - Nhị từ Bắc Bộ sang Vân Nam... 
 
Tuy vậy, Hán Quang Vũ cho việc đó không quan trọng bằng việc điều quân đánh dẹp “dư đảng” của Hai Bà Trưng ở Cửu Chân, cho nên đã xuống chiếu cử tướng Lưu Thương đi đánh tây nam Di, còn Mã Viện được lệnh điều quân tiến vào Cửu Chân.

Theo Thuỷ kinh chú thì “quận Cửu Chân mở năm Nguyên Đinh thứ sáu (111 TCN), đời Hán Vũ Đế, trụ sở là huyện Tư Phố...”. Như vậy, tính đến thời Trưng Vương thì quận Cửu Chân đã thành lập được trên 150 năm. Theo Tiền Hán thư thì quận Cửu Chân có bảy huyện: Tư Phố, Cư Phong, Đô Lung, Dư Phát, Hàm Hoan, Vô Thiết và Vô Biên, với quận trị là Tư Phố và đô uý trị là Vô Thiết (Vô Công) (5).  Tháng 10 năm Kiến Vũ thứ 19 (tháng 11-48), Mã Viện đem 20.000 binh và 2.000 lâu thuyền lớn nhỏ, chia hai đường thuỷ bộ tiến vào Cửu Chân.

Từ Giao Chỉ vào Cửu Chân, đầu tiên Mã Viện phải qua vùng Thần Phù là dải đất hẹp bậc thềm ở chân dải núi đá vôi Ninh Bình - Thanh Hoá. Thời đó, đi thuyền từ Giao Chỉ vào Cửu Chân bắt buộc phải vòng xa qua các mỏm núi đá vôi cuối cùng, rồi mới vòng trở vào các đảo hoặc các cửa sông của Thanh Hoá. Từ vùng Thần Phù ra đến mỏm đá vôi rồi vào Hà Trung cũng đã phải vòng mất khoảng 17 km. Mã Viện muốn tránh đi đường bộ qua hai đèo Phố Cát và Đồng Giao vì dễ bị phục kích, nên trong hành quân chuyên dùng lối thuỷ bộ dựa vào nhau và song song cùng tiến. Vì thế, quân Đông Hán bắt buộc phải đi theo đường biển ở đoạn này rồi vào hành lang Chính Đại - Hoàng Cương - Bạch ác. Mã Viện đã phải rải quân chiếm đất đầu cầu là vùng Thần Phù, phải cho đục sâu rộng thêm một khe núi đá cho thuyền đi qua, phải xếp đá làm đê ngăn sóng ở Chính Đại và ở một vài chỗ nông, phải đào thành kênh cho thông đường thuỷ. Sách Nam Việt chí, dẫn trong sách SƠ học ký (q.8, t.40b) nói rằng:

‘Mã Viện đã đào một lối ngang qua những núi của Cửu Chân” và “Mã Viện đã xếp đá thành một con đê để ngăn sóng biển. Từ đó người ta không bị bắt buộc phải đi ra biển nữa”. Sách Thái Bình hoàn vũ ký và Quảng châu ký đều  phản ánh việc Mã Viện cho đục đá gọi là “tạc khẩu” (6), để mở rộng khe núi.


(1). Hậu Hán thư, q.116, t.18a.
(2). Hậu Hán thư, q.1, t.12b.
(3) Thủy kinh chú, q.37, t.3b.[/i]
(4). Theo Đào Duy Anh: Đất nước Việt Nam qua các đời, Sđd,  
(5) ]“Công” và “Thiết” hai chữ Hán tự dạng gần giống nhau.
(6).  Hiện nay ở vùng Thần Phù - Tạc Khẩu (huyện Yên Mô, Ninh Bình) vẫn còn di tích Mã Viện thời Đông Hán.
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Mười Hai, 2008, 11:33:01 am gửi bởi UyenNhi05 » Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #29 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2009, 12:11:27 am »


Như vậy, có thể Mã Viện đã dẫn quân đi dọc theo lưu vực sông Đáy, qua Tạc Khẩu (Thần Phù, Yên Mô, Ninh Bình).  Đến đây, để tránh đường biển có sóng to gió lớn Mã Viện đã sai quân đào sông thông qua dải núi đá (có thể là sông Chính Đại nối với sông Tống Sơn, Thanh Hoá), đem quân thuỷ bộ dựa vào nhau song song cùng tiến vào Cửu Chân.
 
Dọc đường tiến quân của Mã Viện, có nơi thủ lĩnh người Việt đầu hàng, có nơi thủ lĩnh không địch nổi đã rút lui vào rừng núi không chịu hàng giặc và có nơi quân dân ta đã chiến đấu chặn giặc đến cùng.

Vì Vô Thiết (Vô Công) là một cửa ngõ vào Cửu Chân nên trận đánh đầu tiên của Mã Viện trên đường vào Cửu Chân đã xảy ra ở đây, tức ở vùng Thần Phù - Nga Sơn sau này.  Theo truyền thuyết và thần phả thì vị thành hoàng ở làng Vĩnh Ninh (Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội) là Nàng Tía, một tướng giỏi của Hai Bà Trưng, đã tham gia nhiều trận chiến đấu và sau khi hai bà hy sinh, Nàng Tía rút quân về Cửu Chân. Nàng Tía đã hoá trong một trận ác chiến ở Thần Phù ngày 13 tháng 11 âm lịch (tháng 12-43).
 
Để mở đường qua Tạc Khẩu và qua hành lang đá vôi Chính Đại - Hoàng Cương - Bạch Ác, Mã Viện đã mất nhiều ngày và quân Đông Hán phải vất vả đục đá, xếp đá làm đê và đào kênh. Mùa xuân năm 44, quân giặc mới ra khỏi hành lang Bạch ác và đi thẳng vào cửa Tâm Khẩu để đánh vào vùng Dư Phát ở sâu trong vùng đồi Hà Trung và thung lũng Phố Cát là Tâm Khẩu, vì nơi đây có một trang lớn thời xưa là trang Tâm Quy.

Ở đây có thể đã diễn ra trận chiến đấu. Vì truyền thuyết và thần phả vị thành hoàng Nguyễn Thành Công của xã Cổ Linh (Gia Lâm, Hà Nội) nói rằng, ông là một trong số các vị tướng của Hai Bà Trưng trấn giữ vùng Lãng Sơn, phía đông hồ Lãng Bạc; sau khi Hai Bà Trưng hy sinh, ông đã rút vào Cửu Chân và bị hại trong trận Tâm Quy vùng Hà Trung. Ở đó còn có đền thờ ông (1).

Đối với Cửu Chân thời xưa, vùng thung lũng Phố Cát và cửa thung lũng này có địa danh Tâm Quy - Dư Phát cùng với dải đất chạy sát chân núi phía Bỉm Sơn là vùng có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Khảo cổ học đã phát hiện một số mộ Hán ở Bỉm Sơn (2).

Truyền thuyết dân gian cho biết, tại Dư Phát, tướng của Trưng Vương là Chu Bá cùng quân sĩ của mình đã cự chiến với giặc, nhưng thế yếu phải rút vào rừng sâu, chằm rộng, sống cùng tê, voi, trâu rừng, không chịu khuất phục.

Tài liệu khảo cổ học cũng cho biết có thể có trận chiến giữa quân của Đô Dương với quân Hán đã diễn ra ở núi Trịnh (Thiệu Hoá). Những mũi tên đồng, những di cốt và tàn tích chiến tranh tìm được cùng với việc xác định niên đại là mạt kỳ thời đại đồng thau, tương ứng thời kỳ Hai Bà Trưng đã cho phép kết luận về một di tích chiến trường thời ấy (3). 
 
Sau trận núi Trịnh, Mã Viện đã chia quân đi đánh dẹp các huyện Vô Biên và Cư Phong. Huyện Cư Phong thời Hán là một huyện lớn ở miền núi gồm Thường Xuân, Như Xuân, Nông Cống, Triệu Sơn và một phần Thọ Xuân ngày nay.

Tại đây quân Đông Hán đã vấp phải sức kháng cự mãnh liệt của thủ lĩnh và nhân dân địa phương. Nhiều thủ lĩnh, hàng ngàn quân sĩ và dân binh của ta đã anh dũng hy sinh trong chiến đấu.

Sử cũ chép, sau khi dẹp tan được lực lượng kháng chiến của Đô Dương, chiếm Cư Phong, Mã Viện lập cột đồng để ghi địa giới tận cùng của nhà Hán. Mã Viện còn thề rằng: “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt”, nghĩa là “cột đồng ấy gãy thì Giao Chỉ bị diệt” .

Sách Thuỷ kinh chú viết: “... Viện lại chia quân vào huyện Vô Biên là Cửu Chân đình ở đồi Vương Mãng. Đến huyện Cư Phong, tướng giặc không hàng, đều bị chém từ mấy chục đến trăm người. Cửu Chân bèn yên” (4). Như vậy, thủ lĩnh và quân dân ở đây đã kháng chiến chống Mã Viện đến cùng, không chịu đầu hàng.

Huyện Vô Biên tức vùng nam thị xã Thanh Hoá, khu vực Tĩnh Gia và Diễn châu (Nghệ An) ngày nay. Theo sự ghi chép của Thuỷ kinh chú thì quân của Mã Viện đã dừng cuộc tiến công tại đây, chúng không vượt quá biên giới phía nam Cửu Chân. Trong cuộc hành quân đàn áp ở Cửu Chân, sử nhà Hán (Mã Viện truyện) khoe là, Viện đã giết được hơn 5.000 người. Đến đây cuộc kháng chiến của nhân dân Giao châu đã bị dập tắt.



(1). Theo Vũ Tuấn Sán: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ở thủ đô Hà Nội Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 149, 1973 tr.44. 
(2). Lê Văn Lan, Phạm Văn Kỉnh, Nguyễn Linh: Những dấu vệt đầu tiên của thời đại đồng thau Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội Hà Nộì, 1963, tr.37.
(3). Lê Văn Lan: Tài liệu khảo cổ học và việc nghiên cứu thời kỳ Hai Bà Trưng, Tạp chí Nghiên cửu lịch sử, số 148.
(4). Thủy kinh chú.    
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM